Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

giao an dia ly 8 bai thuc hanh ve khi hau thuy van viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.44 KB, 3 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

BÀI 35: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU – THỦY VĂN
VIỆT NAM

I. Mục tiêu bài học:
Qua bài học nhằm giúp học sinh:
- Rèn luyện về kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng xử lý và phân tích số liệu khí hậu – thuỷ
văn.
- Củng cố các kiến thức về khí hậu – thuỷ văn Việt Nam thông qua hai lưu vực
sông: Lưu vực sông Hồng (Bắc Bộ), lưu vực sông Gianh (Trung Bộ).
- Nhận rõ mối quan hệ của các hợp phần trong cảnh quan tự nhiên. Cụ thể là mối
quan hệ nhân quả mùa mưa, mùa lũ trên các lưu vực sông.
II. Trọng tâm: vẽ biểu đồ chế độ mưa – dòng chảy của một lưu vực sông.
III. Các thiết bị dạy học cần thiết:
- Bản đồ sông ngòi Việt Nam treo tường.
- Biểu đồ khí hậu - thuỷ văn giáo viên vẽ trước theo số liệu trong sách.
- Học sinh chuẩn bị dụng cụ đo vẽ: Thước, bút chì, màu …
IV. Các tiến trình thực hiện bài học:
1. Kiểm tra bài cũ
- Xác định – đọc tên chín sông lớn ở nước ta trên bản đồ tự nhiên Việt Nam?
- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nằm trên bờ những con sông nào?
- Thuỷ chế giữa sông Hồng và sông Cửu Long khác – giống nhau như thế nào?
Biện pháp chống lũ ở hệ thống sông này.
2. Dạy bài mới
* Hoat động 1:
- GV treo bảng lượng mưa (mm) và lưu lượng (m3/s) theo các tháng trong năm
được phóng to(H 35.1): Lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây) và lưu vực sông
Gianh (trạm Đồng Tâm).



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây):
Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng 19,5 25,6 34,5 104, 222, 262, 315, 335,2 271, 170,1 59,9 17,8

mưa
2
0
8
7
9
(mm)
Lưu
lượng

131
8

110
0

914

107
1

189
3

469
2

798
6


9246

669
0

4122

281
3

174
6

6

7

8

9

10

11

12

(m3/s)

Lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm):

Tháng

1

2

3

4

5

Lượng 50 34.9 47.3 66 104.7 170 136. 209.5 530. 582.0 231.0 67.9
mưa
.7
.0
.0
1
1
(mm)
Lưu
lượng

27 19.3 17.5 10
.7
.7

28.7

36.

7

40.6

58.4

185. 178.0
0

94.1

(m3/s)

* Hoạt động 2:
Phát phiếu thực hành với sự phân công cho 3 nhóm học sinh trong lớp:
+ Nhóm 1: Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa, chế độ dòng chảy trên từng lưu vực
sông Hồng – Sông Gianh, theo bảng số liệu (H 35.1)
+ Nhóm 2: Xác định mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt trung bình.

43.7


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Mùa mưa bao gồm các tháng liên tục trong năm có lượng mưa tháng lớn hơn hay
bằng 1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Mùa lũ bao gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng dòng chảy lớn hơn
hay bằng 1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm.
- Từ chỉ tiêu trên, tính giá trị trung bình các tháng mùa mưa, mùa lũ trên từng lưu
vực sông. Xác định thời gian, độ dài của mùa mưa, mùa lũ trên các lưu vực sông

đó.
+ Nhóm 3: Nhận xét về quan hệ giữa mùa mưa – mùa lũ trên từng lưu vực sông:
- Các tháng nào của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa?
- Các tháng nào của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa?
* Hoạt động 3: Cho học sinh thảo luận theo nội dung đã phân công.
* Hoạt động 4: Sau khi thảo luận, giáo viên cho các nhóm quay về vị trí cũ.
Nhóm 1: Vẽ biểu đồ – cho học sinh các nhóm nhận xét – đánh giá khi nhóm 1 vẽ
xong và giáo viên treo biểu đồ đã vẽ trước.
Nhóm 2: Xác định mùa mưa – mùa lũ → các nhóm đánh giá - nhận xét.
Nhóm 3: Nhận xét mối quan hệ giữa hai mùa trên lưu vực sông → học sinh nhận
xét.
Trong khi mỗi nhóm lên trình bày – xây dựng bài, GV kết lại ý chính, HS ở dưới
lớp phải ghi bài vào vở hay phiếu thực hành.
GV nhận xét, đánh giá xếp loại cho nhóm học sinh.
4. Củng cố:
- Học sinh chép vào vở hay phiếu thực hành.
5. Dặn dò:
- Xem thên sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài 36 “Đặc điểm đất Việt Nam”.
- Đem theo Atlat VN.



×