Tải bản đầy đủ (.docx) (194 trang)

luận văn hành cung lỗ giang (thái bình) trong hệ thống hành cung thời trần, thế kỷ XIII XIV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 194 trang )

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

(cb)

Chủ biên

KHXH

Khoa học xã hội

NCLS

Nghiên cứu lịch sử

NPHMVKCH

Những phát hiện mới về khảo cổ học

Nxb

Nhà xuất bản

T/c

Tạp chí

Tr



Trang

VHDT

Văn hóa dân tộc

VHNT

Văn hóa nghệ thuật

VHTT

Văn hóa thông tin


MỤC LỤC
MỞ

ĐẦU…………………………………………………………………..….

….....1

NỘI

DUNG…………………………………………………………………....……8
Chương 1: TỔNG QUAN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
VỀ HÀNH CUNG …………………………………………………………………9
1.1. Khái niệm về hành cung………………………………………...........................9
1.2. Hành cung qua tư liệu lịch sử…………………………………..........................9

1.3 Đánh giá quá trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra………………...............18
1.4. Tiểu kết chương một…………………………………………………………..20
Chương 2: HÀNH CUNG LỖ GIANG QUA TƯ LIỆU LỊCH SỬ
VÀ KHẢO CỔ HỌC……………………………………………...........................22
2.1. Phát hiện hành cung Lỗ Giang………………………………………………...22
2.2. Những khám phá khảo cổ học về hành cung Lỗ Giang……….........................24
2.3. Tiểu kết chương hai…………………………………………………………....59
Chương 3: VỊ TRÍ CỦA HÀNH CUNG LỖ GIANG TRONG HỆ THỐNG
HÀNH CUNG THỜI TRẦN………………………………………………….….61
3.1. Hành cung Thiên Trường…………………………………………...................63
3.2. Hành cung Vũ Lâm……………………………………………………………65
3.3. Hành cung Lỗ Giang trong hệ thống các di tích nhà Trần ở Thái Bình….…....67
3.4. Tiểu kết chương ba…………………………………………….........................75
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Là một triều đại lớn trong lịch sử nước ta, trải qua 13 đời vua, 175 năm
trị vì, nhà Trần (1255-1400) đã đưa Đại Việt trở thành một quốc gia hùng cường từ
những chiến thắng in đậm trong lịch sử của dân tộc.
Kế nghiệp nhà Lý trong hòa bình, nhà Trần tiếp tục duy trì cải tạo và xây
dựng kinh đô Thăng Long hoa lệ và phát triển phồn thịnh. Những kết quả khai quật
nghiên cứu khảo cổ học tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long vào những năm
2002 - 2004, 2008 - 2009 và gần đây đã cho thấy rõ, dưới thời Trần, triều đình cơ
bản kế thừa các công trình kiến trúc cung điện, lầu gác của nhà Lý. Đồng thời bên
cạnh đó nhà Trần còn xây dựng mới nhiều cung điện bên ngoài kinh đô Thăng Long
để làm nơi nghỉ ngơi, làm việc của nhà vua mỗi khi đi tuần du đó là hành cung.

Những công trình đó qua thời gian và những biến cố của lịch sử đã bị vùi lấp, ngày
nay các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm kiếm và làm sáng tỏ loại hình di tích đó.
Trong lịch sử, nhà Trần cho xây dựng 5 hành cung, trong đó Lỗ Giang - Kiến
Xương là một trong những hành cung lớn được nhà Trần cho xây dựng trên đất phát
tích Long Hưng nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Qua những ghi chép của
tư liệu lịch sử, chúng ta có thể hình dung được vị trí của hành cung Lỗ Giang xưa
nằm ở khu vực đền Trần (Thái Lăng) tại xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái
Bình ngày nay. Tuy nhiên, tư liệu lịch sử không cho biết được diện mạo và quy mô,
vai trò của hành cung Lỗ Giang - Kiến Xương trong hệ thống kiến trúc cung
điện nhà Trần cho xây dựng tại Long Hưng, Kiến Xương với kinh đô Thăng Long
đương thời, với các di tích thời Trần ở Tức Mặc (Nam Định) và khu lăng mộ nhà
Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh). Vì vậy, để giúp chúng ta hiểu biết được cụ thể
và đầy đủ về di tích quan trọng này, vấn đề quan trọng và cốt yếu nhất là phải dựa
vào tư liệu điều tra, khai quật khảo cổ học. Theo đó, vào năm 2014, dựa trên manh
mối của sử cũ, Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành nay là Viện Nghiên cứu Kinh
thành đã tiến hành điều tra khu vực Đền Trần nay thuộc xã Hồng Minh, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình và sau đó đã tiến hành liên tiếp các cuộc khai quật ở
đây vào cuối năm


1


2014 đến đầu năm 2016. Kết quả khai quật đã tìm thấy dấu tích hành cung Lỗ
Giang thời Trần, minh chứng sinh động những ghi chép trong sử cũ, đồng thời làm
sáng rõ hơn diện mạo, quy mô cũng như tính chất của hành cung này trong lịch sử
nhà Trần nói chung và trong di sản văn hóa của nhà Trần ở Thái Bình nói riêng.
Kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học tại hành cung Lỗ Giang cũng đã
cung cấp rất nhiều tư liệu quan trọng và có ý nghĩa rất to lớn trong việc nghiên cứu
so sánh về kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, hình thái kiến trúc cũng như các loại hình

trang trí vật liệu kiến trúc thời Trần phát hiện được tại khu di tích Hoàng thành
Thăng Long.
1.2. Làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành nay là Viện Nghiên cứu
Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, tại Phòng Nghiên cứu Nghệ
thuật - Kiến trúc, tác giả được tham gia chỉnh lý, nghiên cứu các loại hình di vật
kiến trúc của Hoàng thành Thăng Long, đồng thời được may mắn trực tiếp tham gia
khai quật và chỉnh lý di vật của khu di tích hành cung Lỗ Giang năm 2014 - 2016.
Vì vậy, tác giả đã có những cơ sở hiểu biết về điểm tương đồng và kế thừa của kiến
trúc thời nhà Trần cũng như các triều đại khác trong lịch sử. Từ đó, với mong muốn
được tìm hiểu về lịch sử hành cung nói chung trong đó có hành cung Lỗ Giang
(Thái Bình) và hệ thống các hành cung nhà Trần, thế kỷ XIII-XIV, góp sức nhỏ bé
của mình vào nhiệm vụ chung của Viện là nghiên cứu, đánh giá giá trị và lập hồ sơ
khoa học khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Tác giả nhận thấy đây là một vấn đề rất hấp dẫn và lý thú, mặc dù rất khó,
nhưng tôi đã mạnh dạn chọn đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học, Chuyên ngành
Khảo cổ học là: Hành cung Lỗ Giang (Thái Bình) trong hệ thống hành cung thời
Trần, thế kỷ XIII - XIV.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Kiến trúc thời Trần đã có nhiều công trình nghiên cứu và hội thảo khoa học,
đặc biệt những năm 2002 - 2004, khi tiến hành khai quật tại 18 Hoàng Diệu, khu di
tích Hoàng thành Thăng Long các nhà khoa học mới có cái nhìn rõ ràng hơn về kiến
trúc của thời Lý - Trần qua các dấu tích móng trụ, nền gạch, đường lát gạch, tường

2


bao, cống thoát nước… thấy được phần nào quy mô hoành tráng của các kiến trúc
cung điện, lầu gác. Kết hợp với nghiên cứu so sánh các mô hình đất nung phát hiện
tại Thái Bình, Nam Định… Các nhà khoa học đã hình dung được phần nào mặt
bằng kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, trang trí kiến trúc của thời Lý - Trần.

Trong lịch sử nghiên cứu về nhà Trần, tuy đã có một số công trình đề cập
đến hành cung, nhưng chỉ nói về việc nhà Trần xây dựng hành cung không nói đến
cụ thể về quy mô, hình thái kiến trúc. Vì vậy, hiểu biết về hành cung thời Trần vẫn
còn là một đáp án lớn cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu có hệ thống.
Hành cung thời Lý, Trần từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học trong và ngoài nước. Năm 1979 - 1980, Nguyễn Mạnh Lợi đã công bố kết
quả cuộc khai quật ở Tức Mặc (Nam Định) trong bài viết Tìm hiểu di tích thời Trần
và khai quật khảo cổ ở Tức Mặc, trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm
1979, Viện khảo cổ học (1980), tr 216 - 218. Trong bài viết này, ông đã giới thiệu
một cách khái quát những hiện vật thời Trần tìm thấy trong khu vực Tức Mặc.
Bùi Minh Trí, Nguyễn Xuân Năm, Nguyễn Quốc Hội cũng đã có những
cuộc điều tra nghiên cứu khảo cổ học về di tích hành cung Tức Mặc vào cuối những
năm 80 của thể kỷ trước. Trong bài viết Trung tâm gốm Thiên Trường - Tức Mặc
(Nam Định) sau một chuyến điều tra ngắn (trong Những phát hiện mới về khảo cổ
học năm 1998, Viện khảo cổ học, tr 453 - 457), các tác giả đã phác họa đôi nét về
diện mạo kinh tế thủ công nghiệp của Thiên Trường với vị trí là một trung tâm sản
xuất gốm đặc biệt là gốm "Thiên Trường phủ chế" dưới thời Trần.
Năm 2006, Tống Trung Tín và Hà Văn Cẩn đã thông báo về kết quả các
cuộc khai quật năm 2006, 2008 tại khu di tích hành cung Thiên Trường trong
Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2006. Các tác giả bước đầu xác định mối
liên hệ cũng như chức năng cụ thể của các di tích kiến trúc đã phát hiện trong hệ
thống hành cung Thiên Trường xưa. Năm 2008, Hà Văn Cẩn, Hoàng Văn Cương
với bài Kết quả thám sát khảo cổ học tại khu văn hóa Trần - Tức Mặc (Nam Định)
(trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2008, Nxb Từ điển Bách khoa
(2009)) đã cho thấy giá trị các dấu tích kiến trúc. Đây là cơ sở để phác họa quy mô

3


của hành cung cũng như phạm vi của từng khu vực trong hành cung Thiên

Trường/Tức Mặc xưa. Kết quả các cuộc khai quật ở khu vực này đã góp phần to lớn
vào nghiên cứu cấu trúc cũng như quy mô của hành cung Thiên Trường, giúp chúng
ta có được cái nhìn tổng quát hơn về diện mạo, quy mô của các hành cung nhà Trần.
Trong ấn phẩm "Nam Định đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc", do sở VHTT
Nam Định xuất bản năm 2007, Nguyễn Xuân Năm đã khái quát về lịch sử xây dựng
hành đô Thiên Trường, đánh giá vai trò, vị trí quan trọng của Tức Mặc trong lịch sử
nhà Trần trong bài Hành đô Thiên Trường của thời đại nhà Trần, thế kỷ XIII - XIV
ở Nam Định.
Bài viết của Đỗ Đức Hùng - Thiên Trường trong quan hệ với Thăng Long
thời Trần, trong kỷ yếu hội thảo khoa học "Thời Trần và Hưng Đạo đại vương Trần
Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà", đề cập đến Tức Mặc như một kinh đô thứ 2
sau Thăng Long dưới thời Trần.
Một luận án Tiến sỹ bảo vệ năm 2012 ở Đại học Sư phạm Hà Nội của Trần
Thị Thái Hà - Từ hành cung Tức Mặc - Thiên Trường đến đô thị Vị Hoàng (thế kỷ
XIII- XIV), tác giả đã nghiên cứu về hành cung Tức Mặc - Thiên Trường, thành phố
Nam Định thế kỷ XIII - XIV và quá trình hình thành đô thị Vị Hoàng thế kỷ XV
-XIX với điều kiện lịch sử kinh tế, xã hội, văn hóa…
Ngoài ra cũng có không nhiều những nghiên cứu về các hành cung khác
như hành cung Vũ Lâm ở Hoa Lư, Ninh Bình. Trong tạp chí Xưa và Nay (8 - 2004),
Lã Đăng Bật đã có bài nghiên cứu về hành cung Vũ Lâm. Ông cũng đã khai thác tư
liệu lịch sử để tìm hiểu về thời điểm khởi dựng hành cung và cho rằng đây là nơi tu
hành của các vua Trần và là hậu cứ trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
Mông lần thứ hai (1285).
Đáng chú ý là các bài viết của nhà nghiên cứu sử học PGS.TS Nguyễn
Thị Phương Chi, người đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hành cung với một
loạt các bài viết như: "Thử tìm hiểu vị trí của một số thái ấp ở ngã ba sông"
(Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4 (1998)); Thái ấp điền trang thời Trần (thế kỷ
XIII- XIV), Nxb Khoa học xã hội (2002); Vai trò của đô thị Thiên Trường đối
với kinh đô



4


Thăng Long thời Trần (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 12 (2007)). Các công trình
nghiên cứu này đã đề cập đến vai trò, vị trí của một số thái ấp, điền trang thời Trần
và cho rằng, Thiên Trường như một kinh đô thứ 2 sau Thăng Long dưới Triều Trần.
Năm 2015, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi trong bài: "Hành cung thời Lý
- Trần qua tư liệu lịch sử" đã xác định vị trí các hành cung của thời Lý và thời Trần,
cung cấp những thông tin có giá trị giúp cho học viên rất nhiều trong quá trình
nghiên cứu.
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi là người đã đầu tư nghiên cứu về hành
cung và điền trang thái ấp nhà Trần. Là nhà nghiên cứu lịch sử nên các nghiên cứu
của Bà chủ yếu khai thác từ tư liệu lịch sử và kết quả các cuộc điều tra khảo cổ học.
Do bấy giờ chưa có các cuộc khai quật khảo cổ học quy mô lớn tại các di tích hành
cung hay các thái ấp điền trang nhà Trần, nên còn những hạn chế nhất định. Vì lẽ đó
sự kết hợp nghiên cứu giữa nguồn sử liệu và khảo cổ học là một vấn đề rất quan
trọng, khảo cổ học đóng vai trò cốt lõi để cho tác giả tập trung giải quyết về vấn đề
này.
Như trên đã nêu, cuối năm 2014, dựa trên kết quả điều tra khảo cổ học tại
khu di tích đền Thái Lăng (Hưng Hà, Thái Bình), Trung tâm Nghiên cứu Kinh
thành đã phát hiện ra những manh mối về hành cung Lỗ Giang và sau đó đã kết hợp
với Bảo tàng Thái Bình khai quật khu di tích này. Liên tiếp năm 2015 - 2016, Trung
tâm Nghiên cứu Kinh thành tiến hành khai quật khu di tích hành cung Lỗ Giang
nhằm làm rõ quy mô, kết cấu của các dấu tích kiến trúc thời Trần đã xuất lộ trong
các hố khai quật năm 2014. Kết quả các cuộc khai quật này đã cung cấp nhiều tư
liệu mới quan trọng giúp cho các nhà nghiên cứu nhận diện, hiểu biết rõ ràng hơn
về các loại hình di tích kiến trúc, các loại hình vật liệu kiến trúc, các loại đồ dùng
vật dụng trong hành cung cũng như cơ sở phân định các giai đoạn xây dựng của
hành cung Lỗ Giang trong lịch sử. Đây là nguồn tư liệu mới, phong phú và hết sức

quí giá để giúp tác giả có cơ sở xây dựng luận văn.

5


3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Thu thập và hệ thống hoá, phân tích, đánh giá tư liệu lịch sử và khảo cổ
học đầy đủ nhất từ trước đến nay về di tích hành cung Lỗ Giang.
3.2. Nghiên cứu so sánh làm rõ vị trí, quy mô, chức năng, tính chất, niên đại
và vai trò của hành cung Lỗ Giang trong hệ thống hành cung của nhà Trần.
3.3. Cung cấp tư liệu khoa học góp phần tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống
hành cung nhà Trần trong lịch sử.
3.4. Cung cấp nguồn tư liệu trung thực, chính xác nhằm nghiên cứu so sánh
và làm rõ tính chất, niên đại, nguồn gốc của các loại hình di tích, di vật cùng thời
phát hiện tại Hoàng thành Thăng Long. Đồng thời là cơ sở khoa học cho việc quy
hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích nhà Trần trên địa bàn huyện Hưng Hà nói
riêng và cả nước nói chung.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Tư liệu lịch sử, tư liệu khảo cổ học liên quan trực tiếp, gián tiếp đến hành
cung Lỗ Giang và các hành cung của nhà Trần bao gồm các di tích, di vật, sự kiện,
quá trình và nhân vật lịch sử liên quan đến nhà Trần, thế kỷ XIII - XIV.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Khu di tích hành cung Lỗ Giang xã Hồng Minh, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, kết hợp nghiên cứu so sánh với các di tích, di vật trong hệ
thống hành cung thời Trần ở Nam Định và Ninh Bình.
- Về thời Gian: Thời Trần (thế kỷ XIII - XIV) và liên hệ với các hành cung
thời Lý (thế kỷ XI - XIII).
5. Phương pháp nghiên cứu và các nguồn tư liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp khảo cổ học truyền thống như: phương
pháp điều tra, thăm dò và khai quật khảo cổ, phân loại loại hình học, miêu tả, đo vẽ,

6


chụp ảnh di tích, di vật khảo cổ... và kết hợp với các phương tiện, kỹ thuật hiện đại
trong nghiên cứu di tích kiến trúc.
Phương pháp nghiên cứu so sánh khảo cổ học được sử dụng nhằm làm rõ sự
tương đồng và khác biệt giữa di tích hành cung Lỗ Giang và những hành cung thời
Trần khác, từ đó làm rõ những đặc trưng riêng, nổi bật của hành cung Lỗ Giang
trong lịch sử.
Vận dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học có liên quan như: địa lý, địa
chất, ... để bổ sung vào phương pháp tiếp cận đánh giá tổng thể.
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử, toàn diện, cụ thể và biện chứng trong
luận giải các mối quan hệ giữa di tích, di vật và các hiện tượng tự nhiên, xã hội có
liên quan để minh chứng cho các nội dung khoa học cần giải quyết của luận văn.
5.2. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn
Các báo cáo điều tra, khai quật khảo cổ học, các bài nghiên cứu về di tích
hành cung Lỗ Giang nói riêng, các hành cung thời Trần nói chung đã được công bố
trên các sách, tạp chí chuyên ngành và trong các kỷ yếu hội thảo về khảo cổ học.
Luận văn tham khảo một số sách khoa học có liên quan như địa chất, địa mạo, địa
hình, khí hậu thuỷ văn, môi trường, dân tộc học... có liên quan đến tỉnh Thái Bình.
Các nguồn tư liệu lịch sử liên quan đến hành cung Lỗ Giang ở Hưng Hà,
các kiến trúc thời Trần ở Thái Bình và các hành cung thời Trần nói chung.
6. Những kết quả và đóng góp của luận văn
6.1. Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu và kết quả nghiên cứu về di tích hành cung
Lỗ Giang nói riêng, các di tích hành cung thời Trần nói chung.
6.2. Phân tích, nghiên cứu so sánh để xác định vị trí quy mô, tính chất, chức
năng và vai trò của hành cung Lỗ Giang trong lịch sử. Nêu bật các giá trị về kiến

trúc, trang trí kiến trúc của hành cung Lỗ Giang trong hệ thống các di tích nhà Trần
ở Thái Bình và các di tích hành cung thời Trần ở miền Bắc.
6.3. Cung cấp tư liệu, góp phần làm rõ giá trị lịch sử - văn hoá của di tích
hành cung Lỗ Giang, phục vụ trực tiếp nhiệm vụ lập hồ sơ khoa học khu di tích
Hoàng thành Thăng Long.

7


6.4. Cung cấp cơ sở khoa học tin cậy phục vụ cho công tác quy hoạch, bảo
tồn và phát huy giá trị di tích hành cung Lỗ Giang trong hệ thống các di tích thời
Trần ở Thái Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận văn sẽ gồm 03 chương.
- Chương 1: Tổng quan tư liệu nghiên cứu về hành cung
- Chương 2: Hành cung Lỗ Giang qua tư liệu lịch sử và khảo cổ học
- Chương 3: Vị trí hành cung Lỗ Giang trong hệ thống hành cung thời Trần.

8


Chương 1
TỔNG QUAN TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH CUNG
1.1. Khái niệm hành cung
Hành cung là nơi triều đình cho xây dựng những cung điện để vua nghỉ ngơi
mỗi khi xa giá rời kinh đô Thăng Long đi tuần du ở các địa phương.
Về khái niệm hành cung cũng có một số các tài liệu định nghĩa như sau:
Hành cung (行行) hoặc Vọng cung (行行) có thể tạm hiểu như “khách điếm”
dành cho bậc quốc chủ (hoàng đế, đại vương…) và một số hạng quan chức cao cấp

dừng chân trong chuyến kinh lý. Tại Việt Nam chẳng hạn, trung bình mỗi tỉnh đều
phải có một hành cung, thường nhật là nơi thờ tự tổ tông của đương triều và thỉnh
thoảng được đón rước hoàng đế nghỉ lại trong cuộc ngự giá tuần du, mỗi năm có
khoa cử thì những người đỗ đạt cũng phải đến đây hành lễ bái mạng thiên tử
(“mạng” tức là tấm bài vị viết niên hiệu của đương kim hoàng đế, có thêm nhang
khói nghi ngút). Ở mỗi tỉnh, đây là nơi bất khả xâm phạm đối với thứ dân, không
chỉ vì tính thiêng liêng mà còn do sự bảo hộ nghiêm ngặt của luật pháp [22].
Nói về hành cung có một số tài liệu ghi như sau: Từ điển Nguyễn Quốc
Hùng: Tòa nhà xây ở xa kinh đô, để vua đi ngang thì ghé đó nghỉ ngơi [6]; Thời Lý,
Trần triều đình đã cho xây dựng khá nhiều hành cung, trong đó có hành cung rất nổi
tiếng được ghi nhiều trong quốc sử như hành cung Ứng Phong, Lỵ Nhân thời Lý,
Thiên Trường hay Tức Mặc (Nam Định), Vũ Lâm (Ninh Bình), thời Trần.
1.2. Hành cung qua tư liệu lịch sử
Hành cung là cụm từ không được nhắc đến nhiều, chỉ bắt đầu xuất hiện từ
thời Lý và từ đó cho đến thời Nguyễn. Sau khi chế độ quân chủ kết thúc vào năm
1945, các hành cung Việt Nam hoặc bị bỏ hoang phế hoặc được tu sửa thành đền,
chùa. Do giới hạn của luận văn, tác giả chỉ xin giới thiệu tư liệu hành cung thời Lý
và thời Trần vì hai triều đại này với sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, sự
kế thừa là rất lớn và có thể các hành cung của nhà Lý vẫn được nhà Trần tiếp tục sử
dụng. 1.2.1. Hành cung thời Lý
1.2.1.1. Hành dinh ở châu Hoan (Nghệ An)

9


Hành dinh này mang tính chất là hành dinh đầu tiên dưới thời Lý được biết
đến. Hành dinh này được vua đến hai lần, một lần vào năm 1036, lần thứ hai vào
năm 1044. Hành dinh châu Hoan - Nghệ An được chép ngắn gọn trong Đại Việt sư
ký toàn thư, “Mùa hạ, tháng 4 năm Bình Tý (1036), đặt hành dinh ở châu Hoan,
nhân đó đổi tên châu ấy là Nghệ An” [18, tr.95].

Năm Giáp Thân (1044), trong lần đem quân đi đánh Chiêm Thành thắng lợi,
nhà vua đã dừng lại ở hành dinh Nghệ An úy lạo Lý Nhật Quang và phong tước
vương cho ông : “Mùa thu, tháng 7 năm Giáp Thân (1044), vua đem quân vào thành
Phật Thệ bắt vợ cả, vợ lẽ của Sạ Đẩu và các cung nữ giỏi hát múa khúc điệu Tây
Thiên. Sai sứ đi khắp các hương ấp phủ dụ dân chúng. Các quan chúc mừng thắng
lợi. Tháng 8, đem quân về. Đến hành dinh Nghệ An, gọi Uy Minh hầu Nhật Quang
đến úy lạo rồi trao cho tiết việt trấn thủ châu ấy, gia phong tước vương. Trước đây,
vua ủy cho Uy Minh thu tô hàng năm ở Nghệ An và sai lập trại Bà Hòa khiến cho
(trấn ấy) được vững chắc, lại đặt điếm canh các nơi cất chứa lương thực đầy đủ, cái
gì cũng vừa ý vua, cho nên được tước phong như thế” [18, tr.101].
1.2.1.2. Hành dinh Cổ Lãm
Hành dinh Cổ Lãm ở châu Cổ Pháp, nhà vua đến đây xuống chiếu trị tội
những kẻ trộm cướp lúa mạ và tài sản của dân. Trong Đại Việt sử ký toàn thư viết
“Tháng 12 năm Quý Mùi (1043), vua đến hành dinh Cổ Lãm xuống chiếu rằng
kẻ nào ăn cướp lúa mạ và tài vật của dân, nếu đã lấy rồi thì xử 100 trượng, nếu
chưa lấy được nhưng làm cho người bị thương thì xử tội lưu” [18, tr.100].
1.2.1.3. Hành cung Dâm Đàm
Hành cung cạnh hồ Dâm Đàm (tức Hồ Tây ngày nay) được xây dựng vào
năm 1060. Mặc dù sử không chép rõ tên hành cung là gì và kiểu cách kiến trúc xây
dựng ra sao nhưng địa điểm thì ở cạnh hồ Dâm Đàm. Nhà Lý xây dựng hành cung
này để cho vua ngự xem đánh cá. “Canh Tý, năm thứ 2 (1060). Tháng 8. “Làm hành
cung cạnh hồ Dâm Đàm để xem đánh cá” [18, tr.106], “Làm hành cung ở bên hồ
Dâm Đàm, để dùng khi ngự xem đánh cá” [34, tr.323].
1.2.1.4. Hành cung Ứng Phong

10


Đây là hành cung được vua ngự đến nhiều nhất và được quốc sử chép đến
nhiều hơn cả. Mục đích xây dựng hành cung này là để vua ngự xem cày ruộng, xem

gặt, làm lễ đảo vũ khi hạn hán. Và cũng giống như các hành cung khác, chúng ta
không biết thêm thông tin gì về năm xây dựng, kiến trúc cũng như vị trí cụ thể hiện
nay ở chỗ nào, chỉ biết Ứng Phong xưa, nay thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam
Định. Những sự kiện vua ngự đến hành cung Ứng Phong được ghi chép
trong quốc
sử nhiều hơn cả là vào khoảng nửa đầu thế kỷ 12. Đinh Dậu (1117), tháng 3. “Vua
lại ngự đến hành cung Ứng Phong xem cày ruộng công […]. Tháng 6, vua ngự
đến hành cung Ứng Phong xem cày ruộng. Khi ấy không mưa, cầu đảo ở hành
cung” [18, tr.117].
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục: “Đinh Dậu (1117). Tháng 3,
mùa Xuân. Nhà vua đi Ứng Phong xem xét việc cày ruộng. Mùa xuân, dân cày
ruộng công. Nhà vua đến hành cung Ứng Phong để xem xét. Từ đấy, xem cày, thăm
gặt là việc thường hàng năm”, “Tháng 6, mùa hạ. Không mưa. Làm lễ đảo vũ ở
hành cung Ứng Phong. Bấy giờ ngự giá đến Ứng Phong xem xét việc cày ruộng;
nhân tiện, làm lễ đảo vũ” [34, tr.350 - 351].
“Giáp Thìn, Thiên Phù Duệ Vũ, năm thứ 5 (1124), tháng giêng nhuận, Vua
ngự đến hành cung ở Ứng Phong xem cày ruộng. Khi vua ngự ở hành cung, người
nước Chiêm Thành là cụ ông và ba người em họ đến chầu” [18, tr.120 - 121].
Ất Tỵ, năm thứ 6 (1125). Tháng 6, mùa hạ. “Rồng vàng hiện ra ở hành cung
Lợi Nhân. Nhà vua đi Ứng Phong, ngự giá đến Lợi Nhân, có con rồng vàng hiện ở
nơi bí các nhà hành cung; cung nữ và hoạn quan đều trông thấy cả. Có chiếu chỉ
tuyên bảo cho bầy tôi biết” [34, tr.357]. Tháng 10 (1125), vua ngự đến hành cung
Ứng Phong xem gặt. Bính Ngọ, Thiên Phù Duệ Vũ năm thứ 7 (1126), Mùa đông,
tháng 11, vua ngự đến hành cung Ứng Phong xem gặt [34, tr.294).
Đinh Mùi, Thiên Phù Khánh Thọ năm thứ 1 (1127). Mùa hạ, tháng 4, vua
ngự đến hành cung Ứng Phong xem gặt [18, tr.122].


11



Sau đó đến thời Trần, một lần duy nhất vua ngự đến hành cung Ứng Phong
vào năm 1245. “Ất Tỵ, Thiên Ứng Chính Bình năm thứ 14 (1245). Mùa xuân, tháng
giêng, vua ngự hành cung Ứng Phong” [18, tr.168].
1.2.1.5. Hành cung Lỵ Nhân
Đinh Tỵ, Thiên Chương Bảo Tự năm thứ 5 (1137). Mùa đông, tháng 10,
ngày Nhâm Ngọ, vua ngự đến hành cung Lỵ Nhân xem gặt [18, tr.133].
Mậu Thìn, Đại Định năm thứ 9 (1148). Mùa xuân, tháng 2, vua ngự đến hành
cung Lỵ Nhân cày ruộng tịch điền rồi đến hành cung Ứng Phong [18, tr.139].
Kỷ Tỵ, Đại Định năm thứ 10 (1149), Dựng hành cung ở Lỵ Nhân [18, tr.139
- 140]. Tân Mùi, (Đại Định) năm thứ 12 (1151), tháng 11, hoàng trưởng tử
Long
Xưởng sinh ở hành cung Ứng Phong, sau được sách phong là Hiển Trung Vương
[18, tr.141].
Giáp Tuất, Đại Định năm thứ 15 (1154). Dựng hành cung Ứng Phong, hành
cung Lỵ Nhân và đóng thuyền Vĩnh Chương [18, tr.142 - 143].
1.2.1.6. Hành cung Khải Thụy
Được Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục
chép một lần duy nhất vào tháng 10 năm Đinh Dậu (1117), “Mùa đông, tháng 10
(1117), vua ngự đến hành cung Khải Thuỵ xem gặt” [18, tr.117]. “Tháng 10, mùa
đông (1117). Nhà vua đi Khải Thụy xem xét việc gặt lúa” [34, tr.351].
1.2.1.7. Hành cung Ngự Thiên
Bính Tý, Đại Định năm thứ 17 (1156). Làm hành cung Ngự Thiên, điện
Thụy Quang, gác Ánh Vân, cửa Thanh Hòa, thềm Nghi Phượng, gác Diện Phú, đình
Thưởng Hoa, thềm Ngọc Hoa, hồ Kim Liên, cầu Minh Nguyệt và đóng thuyền to
bản của ngự trù, thuyền to bản của cung nội [18, tr.143].
Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục “Bính Tý, năm thứ 17
(1156). Tháng 12. Làm hành cung ở Ngự Thiên. Dựng hành cung ở Ngự Thiên: làm
điện Thụy Quang, gác Chiếu Vân, cửa Thanh Hòa, thềm Nghi Phượng, gác Diên
Phú, đình Thưởng Hoa, thềm Ngọc Hoa; lại đào ao Kim Liên, bắc cầu Minh Nguyệt,

để dùng trong những lúc nhà vua đi du ngoạn” [34, tr.389].


12


Có thể thấy, Ứng Phong là hành cung vua Lý ngự đến xem cày ruộng, xem
gặt nhiều nhất. Sử chép tới 8 lần vua đến Ứng Phong. Đặc biệt, đến hành cung Ứng
Phong, Lỵ Nhân xem cày ruộng và xem gặt nhiều nhất là triều vua Lý Nhân Tông
(ở ngôi 1072-1127). Những năm cuối đời, Ông đi xem cày, xem gặt liên tục, có năm
đi tới 2 lần và cách nhau 6 tháng như năm 1125. Từ thời vua Lý Thần Tông trở về
sau gần như không thấy sử chép đến một lần nào.
1.2.2. Hành cung thời Trần
1.2.2.1. Hành cung Tức Mặc
Thời Trần, Thăng Long và Thiên Trường là hai trung tâm chính trị quan
trọng và cao nhất nước Đại Việt. Thiên Trường vốn là hương Tức Mặc. Thời gian
đầu, Tức Mặc đơn thuần là quê cha đất tổ, nơi có Tiên miếu để các thế hệ con cháu
về đây hương khói. “Phú quí bất qui cố hương, như ý cẩm tư dạ hành” (Giữ sang
mà không trở về quê cũ thì như người mặc áo gấm đi đêm). Nhưng điều đặc biệt
của nhà Trần là Thượng hoàng sau khi đã nhường ngôi cho con nhưng vẫn chủ yếu
nắm quyền điều hành đất nước. Thượng hoàng rời Kinh đô Thăng Long về Thiên
Trường. Thiên Trường vừa là nơi ở của Thượng hoàng vừa là nơi điều hành chính
sự [14, tr.68]. Vì thế, Thiên Trường được triều đình đầu tư xây dựng theo quy mô
của bậc đế vương. Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Mùa xuân, tháng giêng, lại cho
Phùng Tá Chu chức Nhập nội Thái phó. Sai Chu về hương Tức Mặc xây dựng nhà
cửa, cung điện” [18, tr.166].
Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép tương tự như Đại Việt sử kí
toàn thư: Kỷ Hợi, năm thứ 8 (1239). Tháng giêng, mùa xuân. Dựng cung điện ở
làng Tức Mặc. “Nhà vua nghĩ Tức Mặc là nơi làng cũ của mình, nên hạ lệnh cho
Phùng Tá Chu làm quan Nhập nội thái phó, dựng hành cung ở đấy để thời thường

đến chơi thăm” [34, tr.440].
Trần thị gia huấn ghi chép rõ: “Phía đông dựng cung Thiên Trường kiểu
cách như Thăng Long để ở, phủ đệ của các vương hầu được xây dựng tu sửa lại xây
nội cung để cho các hậu ở, nội khố để cất giữ tiền cung cấp cho việc nội thị… Một

13


dải về phía trái dựng liền 4 hành cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ để cho các
quan ở Long Thành về triều kiến có nơi trú ngụ” [41].
Như vậy cả Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương
mục đều nhắc đến một sự kiện, đó là sự xuất hiện của hành cung Tức Mặc năm
1239. Có thể thấy rằng, vào thời điểm năm 1239, trước khi hương Tức Mặc được
nâng cấp lên thành phủ Thiên Trường (1262) thì ở Tức Mặc đã có một hành cung
được xây dựng. Hành cung này bao gồm một số nhà cửa, cung điện. Theo Trần
thị gia huấn thì trong số đó đã có cung Thiên Trường kiểu cách như Thăng
Long [14, tr.68].
Lê Tắc trong An Nam chí lược đã mô tả Thiên Trường đẹp giống như cảnh
tiên: “Thiên Trường phủ: Tên cũ là Tức Mặc hương, nơi phát tích họ Trần. Đến khi
họ Trần được nước, xây một hành cung tại đó, mỗi năm đến một lần, để tỏ ra là
không bỏ quên chỗ phát tích của ông bà, rồi đổi tên là Thiên Trường phủ, chỗ ấy có
nước thủy triều chảy quanh thành, hai bên bờ mọc nhiều cây hoa, khí thơm ngát
người, họa thuyền qua lại, giống như cảnh tiên vậy” [39, tr.56].
Về chức năng của hành cung Tức Mặc năm 1239, sử cũng đã nêu rõ, là nơi
để nhà vua “đến chơi thăm”.
Ngoài các công trình được xây mới như 4 hành cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ
Tam, Đệ Tứ để cho các quan ở Long Thành về triều kiến có nơi trú ngụ thì phủ đệ
của các vương hầu được sửa lại làm nội cung cho các hậu ở. Và, trước khi xây dựng
hành cung thì ở Tức Mặc: “Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7 (1231). Mùa thu, tháng
8, vua ngự đến hành cung Tức Mặc, dâng lễ hưởng ở Tiên miếu, thết yến và ban lụa

cho bô lão trong hương theo thứ bậc khác nhau [34, tr.13]. Sau đó, để xứng với đô
thị mang tầm cỡ quốc gia, Tức Mặc từ quy mô của một "hương" được chính thức
nâng cấp lên "phủ". Đại Việt sử kí toàn thư chép: Năm 1262, “Đổi hương Tức Mặc
làm phủ Thiên Trường”. Song không phải đến thời điểm này Thiên Trường mới
được gọi là "phủ" mà phủ Thiên Trường đã được gọi từ năm 1255: "Mùa Đông,
tháng 10, vua ngự đến hành cung phủ Thiên Trường” [18, tr.172]. Phủ Thiên
Trường bao gồm một vùng đất rộng lớn mà Tức Mặc là thủ phủ. Đến năm 1262 quy
mô kiến trúc phục vụ Hoàng gia ở phủ Thiên Trường về cơ bản đã có thể gần giống


14


như Thăng Long. Nếu như ở Thăng Long có cung Thánh Từ và Quan Triều cho
thượng hoàng và nhà vua ở (xây dựng từ năm 1230) thì ở Thiên Trường có cung
Trùng Quang và Trùng Hoa. "… cung gọi là Trùng Quang. Lại xây riêng một khu
cung khác cho vua nối ngôi ngự khi về chầu, gọi là cung Trùng Hoa. Lại làm chùa ở
phía Tây cung Trùng Quang gọi là chùa Phổ Minh. Từ đó về sau, các vua nhường
ngôi đều ngự ở cung này… lại đặt quan lưu thủ để trông coi" [18, tr.177]. Chức
quan quản lý toàn bộ Thiên Trường gọi là Lưu thủ. Sự kiện này cũng được Khâm
định Việt sử thông giám cương mục chép lại. Cũng trong năm 1262, mùa Xuân,
tháng 2, thượng hoàng ngự đến hành cung Tức Mặc, ban tiệc lớn. Các hương lão từ
60 tuổi trở lên, mỗi người được ban tước hai tư, đàn bà được hai tấm lụa [18, tr.177].
Quy mô của phủ Thiên Trường, đến thế kỷ 15, Nguyễn Trãi trong Dư địa chí
cho biết gồm 4 huyện: “Phủ Thiên Trường xưa là Tức Mặc, triều Trần đổi làm
Thiên Trường, có 4 huyện (Giao Thuỷ, Nam Chân, Mỹ Lộc, Thượng Nguyên), 317
xã”.
Những ghi chép trong quốc sử liên quan đến những lần các vua ngự đến hành
cung Thiên Trường có thể kể như sau:
Canh Ngọ, Thiệu Long năm thứ 13 (1270). Tháng 9, “Vua ngự đến hành

cung Thiên Trường [18, tr.181]; “Nhà vua đi du lịch, đến hành cung phủ Thiên
Trường” [34, tr.480].
Kỷ Sửu, Trùng Hưng năm thứ 5 (1289), tháng 5. “Thượng hoàng ngự đến
hành cung Thiên Trường, có làm bài thơ rằng:
行行行行行 行行行行行行行行

Hạnh Thiên Trường hành cung

行行行行行行行行 行行行行行

Cảnh thanh u, vật diệc thanh u,

行行行 行行行行行行行行 行行

Thập nhất tiên châu, thử nhất châu.

行行行行行行 行行行行行行行行
行行行行行行行行
行行行行行行行行

Bách bộ sênh ca, cầm bách thiệt,
Thiên hàng nô bộc,quất thiên đầu
Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự,
Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu.
Tứ hải dĩ thanh trần dĩ tính,
Kim niên du thắng tích niên du


15



Dịch nghĩa: Cảnh thanh u, vật cũng thanh u, Mười một tiên châu, đây một
châu. Trăm giọng chim ca, trăm bộ sáo, Ngàn hàng cây quýt ngàn tên nô Trăng vô
sự soi người vô sự, Nước vẻ thu ngậm trời vẻ thu. Bốn biển đã quang, trần đã lặng.
Chuyến đi nay thắng chuyến đi xưa. Vì là xúc cảm về hai lần đánh giặc đã qua mà
phát thành thơ vậy” [18, tr.200-201].
Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: Kỷ Tỵ, năm thứ 6 (1329).
Tháng 2, mùa Xuân. Lập con là Vượng làm Hoàng thái tử và hạ chiếu truyền
ngôi; thái tử lên ngôi vua. Thái tử đã lên ngôi vua, xưng là Triết Hoàng, bầy tôi
dâng tôn hiệu là Thể Thiên Ngự Cực Duệ Thánh Chí Hiếu hoàng đế (tức là Hiến
Tông). Tôn vua cha làm Chương Nghiêu Văn Triết thái thượng hoàng đế và
tôn Lệ Thánh hoàng hậu làm Huệ Từ thái thượng hoàng hậu. Sau khi đã
nhường ngôi, Thượng hoàng lui về ở hành cung phủ Thiên Trường, mỗi khi
các hoàng tử vào chầu, Thượng hoàng thường bình luận đến nhân vật bản triều”
[34, tr.578].
Các vị vua Trần Thái Tông đến Trần Hiến Tông đã có một số lần ngự đến
hành cung Thiên Trường. Đến đời các vị vua Trần Dụ Tông đến Trần Thiếu Đế đều
không thấy quốc sử chép đến.
1.2.2.2. Hành cung Vũ Lâm
Tại Đền Thái Vi (nay thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), có
bản “Thái Vi quốc tế ngọc ký”, nội dung của nó cho biết nơi đây khi xưa là điền
trang của vua Trần Nhân Tông: “Lại nói ấp Ô Lâm, xưa vốn là một thôn của Vũ
Lâm, vì cư trú thành từng nhóm nên có tên là Ô Lâm. Đến khi vua (Trần Nhân
Tông) tới lập chùa, dựng ấp chiêu tập các chi họ ở các khu trở thành ấp mới đặt bốn
giáp... Vua lại dụ các phụ lão... phụ lão vâng mệnh khai khẩn từng khu thành ruộng
được 155 mẫu”. Ở đây, còn một tấm bia đá: “Thánh ân tự tam bảo điền”, nội dung
văn bia cho biết tham gia khẩn hoang còn có cả quân lính. Sau đó, nhà vua đã chia
cho họ một số đất để cày cấy: “Nguyên đây là ruộng đất ao đầm tam bảo của chùa
Thánh Ân do Điều Ngự Trần Nhân Tông để lại cho hoành nô và quân nhân 7 người
tên là Phạm Đinh, Phạm Dự, Phạm Đội, Phạm Sao, Phạm Đa... ở, cày cấy phụng sự,

lưu truyền cho con cháu cày cấy ở các xứ ... cộng là 70 mẫu” [36, tr.160]. Nhà vua


16


×