ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Họ và tên: Trần Sĩ Trọng Khanh
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
PHẢN ỨNG LÊN CẤU TRÚC NANO CỦA
GRAPHITE NHIỆT PHÂN (PG) TỔNG HỢP BẰNG
PHƯƠNG PHÁP CVD
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VẬT LIỆU VÀ LINH
KIỆN NANO
HÀ NỘI - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Trần Sĩ Trọng Khanh
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ
PHẢN ỨNG LÊN CẤU TRÚC NANO CỦA
GRAPHITE NHIỆT PHÂN (PG) TỔNG HỢP BẰNG
PHƯƠNG PHÁP CVD
Chuyên ngành: Vật liệu và linh kiện nano
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH VẬT LIỆU VÀ LINH
KIỆN NANO
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS.Nguyễn Năng Định
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS.TS.
Nguyễn Năng Định. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm
người thầy kính yêu của mình về sự hướng dẫn tận tình trong thời gian thực hiện luận
văn thạc sĩ này. Hơn nữa, trong những năm học tập tại khoa Vật lý kĩ thuật - Công
nghệ nano (trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN), thầy đã luôn giảng giải, truyền
đạt cho em những kiến thức bổ ích, hướng dẫn chúng em phương pháp tư duy trong
khoa học cũng như trong và cuộc sống thực tế.
Em chân thành cảm ơn tập thể cán bộ của phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu ứng
dụng và chuyển giao công nghệ cao (IHT) – thuộc Liên Hiệp các hội KH KT Việt
Nam đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn em thực hiện các công nghệ chế tạo vật liệu
graphite nhiệt phân (PG).
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban chủ nhiệm khoa, thư kí văn phòng
khoa, ThS. Nguyễn Thị Hạnh cùng toàn thể các thày cô giáo, các cán bộ của khoa Vật
lý kỹ thuật và Công nghệ nano, PTN công nghệ nano đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ
em trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đặc biệt, em xin cảm ơn chị Trần
Thị Thao, đã nhiệt tình chỉ bảo cho em biết cách tiến hành các thực nghiệm và phân
tích kết quả.
Với lòng biết ơn và kính yêu sâu sắc, con xin gửi tới cha mẹ - chỗ dựa tinh thần
vững chắc cho chúng con. Cha mẹ đã không quản khó khăn, sắn sàng quên bản thân
mình để lo cho chúng con điều kiện học tập và sinh sống tốt nhất trong suốt những
năm tháng học tập ở trường ĐHCN.
Học Viên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan không sao chép các tài liệu, công trình nghiên cứu của những
tác giả khác mà không chú thích rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu
mọi trách nhiệm nếu trích dẫn kết quả của tác giả khác mà không chú thích rõ ràng!
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2016
Học viên cao học
Trần Sĩ Trọng Khanh
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 – PHẦN TỔNG QUAN ............................................................................ 2
1.1. Tổng quan về vật liệu Graphite ........................................................................... 2
1.1.1. Carbon ........................................................................................................... 2
1.1.2. Graphite ......................................................................................................... 4
1.1.3.Graphite nhiệt phân (PG) ............................................................................. 10
1.2. Phương pháp Lắng đọng pha hơi hóa học (CVD) ............................................. 12
1.2.1. Định nghĩa CVD .......................................................................................... 12
1.2.2.Các quá trình trong phương pháp CVD ....................................................... 13
1.2.3. Ưu nhược điểm của phương pháp CVD ...................................................... 16
1.2.4. Ứng dụng của phương pháp CVD ............................................................... 16
1.2.5. Phân loại các phương pháp CVD ................................................................ 16
CHƯƠNG 2. PHẦN THỰC NGHIỆM ....................................................................... 18
2.1. Tổng hợp vật liệu Graphite nhiệt phân (PG) bằng phương pháp CVD ............. 18
2.1.1. Những thiết bị dùng trong quá trình CVD để tổng hợp PG. ....................... 18
2.1.2. Quá trình tổng hợp Graphite nhiệt phân bằng phương pháp CVD ............. 20
2.2. Khảo sát các tính chất của PG ........................................................................... 23
2.2.1. Khảo sát cấu trúc tinh thể bằng nhiễu xạ tia X ........................................... 23
2.2.2. Khảo sát cấu trúc tinh thể bằng hiển vi điện tử quét SEM .......................... 26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 29
3.1. Nghiên cứu công nghệ chế tạo PG ở vùng nhiệt độ từ 900 đến 11000C. .......... 29
3.2. Nghiên cứu cấu trúc tinh thể dị hướng và nano của PG phụ thuộc vào nhiệt độ
CVD .......................................................................................................................... 34
3.3. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ CVD lên cơ chế hình thành tinh thể vi
mô của PG và tốc độ phát triển của chúng trên nền thạch anh. ................................ 38
3.4. Tính chất điện .................................................................................................... 49
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 52
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ 53
PHỤ LỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ..................................................................... 56
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Ar
C
CN
CVD
FE-SEM
KH
Mn
SEM
PG
PP
XDR
VL
Argon
Cacbon
Công Nghệ
Phương pháp Lắng đọng pha hơi hóa học
Kính hiển vi phát xạ trường
Khoa học
Mangan
Kính hiển vi điện tử quét
Graphite nhiệt phân (Pyrolytic Graphtie)
Phương Pháp
Giản đồ nhiễu xạ tia X
Vật liệu
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
STT
Hình 1.1
Hình 1.2
Nội dung
Trang
Mạng tinh thể của graphite
4
Graphite nguyên khai của mỏ graphite tự nhiên Yên Bái đã xử
5
lý tạp
Hình 1.3 Giãn nở nhiệt của graphite
6
Hình 1.4 Giãn nở nhiệt của graphite
7
Hình 1.5 Sự phụ thuộc của độ dẫn nhiệt theo nhiệt độ của graphite.
8
Hình 1.6 Các cơ chế hình thành vật liệu trong phương pháp CVD
15
Hình 1.7 Sơ đồ các quá trình tạo vật liệu trên đế của phương pháp CVD
16
Hình 2.1 Sơ đồ lò thí nghiệm CVD-01 để tổng hợp PG
18
Hình 2.2 Ống thép bảo vệ buồng CVD
19
Hình 2.3 a Thiết bị CVD (phần lò dùng để gia nhiệt và buồng CVD nằm
19
trong lò)
Hình 2.3 b Thiết bị CVD của Viện IHT. Đồ gá dùng để giữ thanh thép
20
không gỉ thông ống dẫn khí khi trên miệng ống bị PG kết tinh
làm bịt miệng ống không cho khí đi vào buồng CVD.
Hình 2.4 Bình chứa chất màng carbon và các lưu lượng kế dùng để
20
kiểm soát lưu lượng carbon CMC và Ar.
Hình 2.5 Ống thạch anh dùng để kết tinh PG.
22
Hình 2.6 Buồng CVD (chi tiết bên trái), nắp dưới có ống bảo vệ can
22
nhiệt (chi tiết bên phái).
Hình 2.7 Nhiễu xạ Rơnghen của PG trong U.S. Patent 4,968,527.
23
Hình 2.8 Phản xạ của tia X trên các mặt phẳng Bragg
24
Hình 2.9 Cấu tạo thiết bị XRD
25
Hình 2.10 Cấu tạo của kính hiển vi điện tử quét (SEM)
26
Hình 2.11 Tương tác giữa chùm tia điện tử với vật liệu
27
Hình 2.12 Máy JANDEL AM3-AR tại Phòng thí nghiệm nano của
28
trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN.
Hình 3.1 Kích thước và cách treo tấm để bằng thạch anh để nhận màng
30
mỏng PG có cấu trúc nano
Hình 3.2 Cách bố trí các tấm thạch anh trong ống thạch anh. PG được
30
kết tinh lên các tấm đế đó và lên cả thành ống thạch anh.
Hình 3.3 Các mẫu PG bố trí trong bình phản ứng bằng thạch anh ở
31
0
nhiệt độ 1000 C. Các tấm đế thạch anh đặt trong ống thạch
anh đã được CVD để nhận PG.
Hình 3.4 Các mẫu PG bố trí trong bình phản ứng bằng thạch anh ở
31
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.20
nhiệt độ 9500C. Các tấm đế thạch anh đặt trong ống thạch anh
đã được CVD để nhận PG.
Các mẫu PG bố trí trong bình phản ứng bằng thạch anh ở
nhiệt độ 9000C. Các tấm đế thạch anh đặt trong ống thạch anh
đã được CVD để nhận PG.
Cách đánh dấu mẫu theo thứ tự trên chiều dọc của ống thạch
anh
Các mẫu PG trên các đế thạch anh được CVD ở 10000C
Các mẫu PG trên các đế thạch anh được CVD ở 9500C
Các mẫu PG trên các đế thạch anh được CVD ở 9000C
nhiễu xạ rơnghen của mẫu màng mỏng PG1 nhận bằng phương pháp CVD trên nền thạch anh ở nhiệt độ 10000C
nhiễu xạ rơnghen của mẫu màng mỏng PG2 nhận bằng phương pháp CVD trên nền thạch anh ở nhiệt độ 9500C
nhiễu xạ rơnghen của mẫu màng mỏng PG3 nhận bằng phương pháp CVD trên nền thạch anh ở nhiệt độ 9000C
Đồ thị nhiễu xạ rơnghen của 3 mẫu màng mỏng PG13,14,15
nhận bằng phương pháp CVD trên nền thạch anh
Cấu trúc dị hướng của PG nhận được ở nhiệt độ CVD 10000C
với thời gian 100 h.
Một số hình ảnh SEM của mẫu thí nghiệm PG1 được tổng hợp
tại nhiệt độ phản ứng là 10000C
Một số hình ảnh SEM của mẫu thí nghiệm PG2 được tổng hợp
tại nhiệt độ phản ứng là 9500C.
Một số hình ảnh SEM của mẫu thí nghiệm PG3 được tổng hợp
tại nhiệt độ phản ứng là 9000C
Một số hình ảnh SEM của mặt cắt lớp mẫu PG đã trải qua thí
nghiệm CVD trong 100h
Một số hình ảnh SEM của mẫu PG đã trải qua thí nghiệm
CVD trong 100h
Chỉ số điện trở vuông của các mẫu PG1,2,3 được đo bằng máy
JANDEL AM3-AR tại Phòng thí nghiệm nano của trường Đại
học Công nghệ - ĐHQGHN với các dòng đo khác nhau
32
32
33
33
34
35
35
35
36
37
38-40
40-42
42-44
45
46-48
49-50
LỜI NÓI ĐẦU
Graphite nhiệt phân tên quốc tế là Pyrolytic Graphite, viết tắt là PG. Vật liệu PG
có cấu trúc đặc biệt nên có một số đặc tính dị hướng khác thường do đó nó là vật liệu
rất quan trọng trong công nghiệp nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng.
Trong công nghiệp nói chung, PG không thể thiếu trong các nhà máy hóa chất,
nhất là trong nhà máy sản xuất Clor và xút. Chúng được làm điện cực để điện phân
muối thu được Clor và xút. Trong lò nhiệt độ cao từ 16000C đến 30000C chúng làm
màn phản nhiệt và cách nhiệt. Không có màn phản nhiệt này sẽ không bao giờ đạt
được nhiệt độ trên 20000C trong lò chân không. PG còn được sử dụng chế tạo màn lọc
đơn sắc cho neutron và nghiên cứu tán xạ Xray. Graphite nhiệt phân có trật tự cao
(HOPG) được sử dụng như một yếu tố hòa tan trong quang phổ kế HOPG được sử
dụng cho quang phổ Xray. Trong y học, PG còn được dùng như những lớp phủ lên
van tim hoặc khớp thay thế trong tiểu phẫu chỉnh hình ...
Trong công nghiệp quốc phòng. Tất cả các loa phụt của động cơ tên lửa từ loại tên
lửa chống tăng đến tên lửa tầm xa đều phải dùng đến PG. Nói chính xác hơn, không
có PG sẽ không có sở hữu công nghệ tên lửa, dù là tầm gần loại vác vai như IGLA
hay tên lửa vượt đại châu. Đây là loại vật liệu đặc biệt quan trọng trong công nghiệp
chế tạo thiết bị công nghệ cao (các loại lò trên 2000oC) và công nghiệp sản xuất tên
lửa nên liên quan trực tiếp đến quốc phòng của các nước. Do đó những thiết bị công
nghệ chế tạo và công nghệ tổng hợp PG hiện được Mỹ và các nước sở hữu tên lửa
cấm chuyển giao trên toàn thế giới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất ra một công
nghệ chế tạo PG của luận văn này có thể sẽ là bước tiến mới với nền khoa học kĩ
thuật, công nghiệp cũng như quốc phòng của nước ta. Vấn đề này đã được đưa ra thực
hiện trước đây ở nước ta trong các công trình [1,11] chỉ mới là những đề tài khảo sát
thăm dò mà thôi.
Luận văn đặt ra mục tiêu là khảo sát rõ hơn sự ảnh hưởng của thông số nhiệt độ
lên cấu trúc nano của tinh thể PG dựa trên những nghiên cứu đã có về việc tổng hợp
Graphite nhiệt phân (PG) bằng phương pháp Lắng đọng pha hơi hóa học (CVD) tại
Việt Nam.
1
CHƯƠNG 1 – PHẦN TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về vật liệu Graphite
1.1.1. Carbon
Carbon là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu là C và số nguyên
tử bằng 6, nguyên tử khối bằng 12. Là một nguyên tố phi kim có hóa trị 4 phổ biến,
carbon có nhiều dạng thù hình khác nhau, phổ biến nhất là 3 dạng thù hình
gồm carbon vô định hình, graphite và kim cương. Carbon là nguyên tố đáng chú ý vì
nhiều lý do. Các dạng khác nhau của nó bao gồm một trong những chất mềm nhất
(graphite) và hai trong những chất cứng nhất (graphene và kim cương) cũng như
là chất bán dẫn tốt nhất, hơn cả silic (graphene). Ngoài ra, nó có ái lực lớn để tạo
ra liên kết với cácnguyên tử nhỏ khác, bao gồm cả các nguyên tử carbon khác, và kích
thước nhỏ của nó làm cho nó có khả năng tạo ra liên kết phức tạp. Vì các thuộc tính
này, carbon được biết đến như là nguyên tố có thể tạo ra cỡ 10 triệu loại hợp chất khác
nhau, chiếm phần lớn trong các hợp chất hóa học. Các hợp chất của carbon tạo ra nền
tảng cho mọi loại hình sự sống trên Trái Đất và chu trình carbon-nitơ dự trữ và tái
cung cấp một số năng lượng được sản sinh từ Mặt Trời và các ngôi sao. Carbon cũng
có điểm thăng hoa cao nhất trong tất cả các nguyên tố. Trong điều kiện áp suất khí
quyển nó không có điểm nóng chảy vì điểm ba trạng thái của nó ở tại 10,8 ± 0,2 MPa
và 4.600 ± 300K(~4.330 °C hay 7.820 °F),[5,10] do đó nhiệt độ thăng hoa của nó
trong trường hợp này vào khoảng 3.900 K [3,12]
Carbon tồn tại trong mọi sự sống hữu cơ và nó là nền tảng của hóa hữu cơ. Phi
kim này còn có thuộc tính hóa học đáng chú ý là có khả năng tự liên kết với nó và liên
kết với một loạt các nguyên tố khác, tạo ra gần 10 triệu hợp chất đã biết. Khi liên kết
với ôxy nó tạo ra carbon điôxít là rất thiết yếu đối với sự sinh trưởng của thực vật. Khi
liên kết với hiđrô, nó tạo ra một loạt các hợp chất gọi là các hiđrôcarbon là rất quan
trọng đối với công nghiệp trong dạng của các nhiên liệu hóa thạch. Khi liên kết với cả
ôxy và hiđrô nó có thể tạo ra rất nhiều nhóm các hợp chất bao gồm các axít béo, là cần
thiết cho sự sống, và este, tạo ra hương vị của nhiều loại hoa quả.
Carbon là nguyên tố phổ biến thứ 4 trong vũ trụ về khối lượng sau hydro, heli,
và ôxy. Carbon có rất nhiều trong Mặt Trời, các ngôi sao, sao chổi và bầu khí quyển
của phần lớn các hành tinh. Một số thiên thạch chứa các kim cương vi tinh thể, loại
được hình thành khi hệ Mặt Trời vẫn còn là một đĩa tiền hành tinh. Các kim cương vi
tinh thể này có thể đã được tạo ra bằng áp lực rất mạnh và nhiệt độ cao tại những nơi
mà thiên thạch đó va chạm.[8]
Có khoảng 10 triệu hợp chất khác nhau của carbon mà khoa học đã biết và hàng
nghìn trong số đó là tối quan trọng cho các quá trình của sự sống và cho các phản ứng
trên cơ sở hữu cơ rất quan trọng về kinh tế. Trong tổ hợp với các nguyên tố khác,
carbon được tìm thấy trong bầu khí quyển Trái Đất và hòa tan trong mọi thực thể có
2
chứa nước. Với một lượng nhỏ hơn của canxi, magiê và sắt, nó tạo ra thành phần chủ
yếu của một lượng rất lớn đá carbonat (đá vôi, đôlômit, đá cẩm thạch v.v.). Khi tổ hợp
với hiđrô, carbon tạo thành than, dầu mỏ và khí tự nhiên, còn được gọi là
các hiđrôcarbon.
Các dạng thù hình của carbon
Các thù hình của carbon là sự khác nhau về cấu trúc mạng nguyên tử mà các
nguyên tử tinh khiết có thể tạo ra. Ba dạng được biết nhiều nhất là carbon vô định
hình, graphite và kim cương. Một số thù hình kỳ dị khác cũng đã được tạo ra hay phát
hiện ra, bao gồm các fullerene, ống nano carbon và Lonsdaleit. Muội đèn bao gồm các
bề mặt dạng graphite nhỏ. Các bề mặt này phân bổ ngẫu nhiên, vì thế cấu trúc tổng thể
là đẳng hướng. Carbon thủy tinh là đẳng hướng và có tỷ lệ độ xốp cao. Không giống
như graphite thông thường, các lớp graphite không xếp lên nhau giống như các trang
sách, mà chúng có sự sắp xếp ngẫu nhiên.
Ở dạng vô định hình, carbon chủ yếu có cấu trúc tinh thể của graphite nhưng
không liên kết lại trong dạng tinh thể lớn. Trái lại, chúng chủ yếu nằm ở dạng bột và
là thành phần chính của than, muội, bồ hóng, nhọ nồi và than hoạt tính.
Ở áp suất bình thường carbon có dạng của graphite, trong đó mỗi nguyên tử liên
kết với 3 nguyên tử khác trong mặt phẳng tạo ra các vòng lục giác, giống như các
vòng trong các hiđrôcarbon thơm. Có hai dạng của graphite đã biết, là alpha (lục giác)
và beta (rhombohedral), cả hai có các thuộc tính vật lý giống nhau, ngoại trừ về cấu
trúc tinh thể. Các loại graphite có nguồn gốc tự nhiên có thể chứa tới 30% dạng beta,
trong khi graphite tổng hợp chỉ có dạng alpha. Dạng alpha có thể chuyển thành dạng
beta thông qua xử lý cơ học và dạng beta chuyển ngược thành dạng alpha khi bị nung
nóng trên 1000°C.
Vì sự phi tập trung hóa của các đám mây π, graphite có tính dẫn điện. Vật liệu vì
thế là mềm và hình thành các lớp, thường xuyên bị tách ra bởi các nguyên tử khác,
được giữ cùng nhau chỉ bằng các lực Van-der-Waal, vì thế chúng dễ dàng trượt trên
nhau.
Ở áp suất cực kỳ cao các nguyên tử carbon tạo thành thù hình gọi là kim cương,
trong đó mỗi nguyên tử được liên kết với 4 nguyên tử khác. Kim cương có cấu trúc
lập phương như silic và gecmani và vì độ bền của các liên kết carbon-carbon, cùng với
chất đẳng điện nitrua bo (BN) là những chất cứng nhất trong việc chống lại sự mài
mòn. Kim cương nhân tạo và vật liệu siêu cứng boron nitride BN được tổng hợp dưới
áp suất cao và nhiệt độ cao (Trên 50.000at và 15000C) trong phòng thí nghiệm bằng
phương pháp ép nóng. Sự chuyển hóa thành graphite ở nhiệt độ phòng là rất chậm và
không thể nhận thấy. Dưới các điều kiện khác, carbon kết tinh như là Lonsdaleit, một
dạng giống như kim cương nhưng có cấu trúc lục giác. Kim cương và BN ở dạng thù
hình Lonsdaleit được tổng hợp dưới áp suất siêu cao và nhiệt độ cao (Từ 400 at trở lên
3
và nhiệt độ trên 10000C) bằng phương pháp dùng năng lượng của sóng xung kích
(Thuốc nổ)
Các fulleren có cấu trúc giống như graphite, nhưng thay vì có cấu trúc lục giác
thuần túy, chúng có thể chứa 5 (hay 7) nguyên tử carbon, nó uốn cong các lớp thành
các dạng hình cầu, elip hay hình trụ. Các thuộc tính của các fulleren vẫn chưa được
phân tích đầy đủ. Tất cả các tên gọi của các fulleren lấy theo tên gọi của Buckminster
Fuller, nhà phát triển của kiến trúc mái vòm, nó bắt chước cấu trúc của các
"buckyball".
1.1.2. Graphite
a). Cấu trúc mạng graphite
Graphite được định nghĩa như một lớp các vật liệu có nồng độ carbon graphite
cao [2]. Dạng graphite của carbon được chỉ ra trên Hình 1.1. Trong mạng lục giác mỗi
nguyên tử carbon có 4 điện tử hóa trị ; 3 điện tử trong đó tạo thành liên kết cộng hóa
trị bền vững với các nguyên tử xung quanh, nguyên tử thứ 4 liên kết yếu hơn. Lớp
hình thành bởi các nguyên tử liên kết với nhau bởi lực Van-der-Waal yếu hơn nhiều.
Như vậy, các nguyên tử lân cận trong một lớp bất kì xếp sít (1,142AO) hơn khoảng
cách giữa các lớp (3,35AO). Cấu hình nguyên tử này dẫn đến tính dị hướng rất mạnh
trong mạng tinh thể. Chú ý rằng, sự sắp xếp nguyên tử lặp lại ở mỗi lớp tiếp theo và
tồn tại một nguyên tử phía trên tâm của mỗi hình lục giác trong mặt phẳng ngay sát
trên.
Hình 1.1. Mạng tinh thể của graphite
Tính dị hướng ảnh hưởng rất mạnh đến tính chất của graphite tinh thể và
graphite được chế tạo. Chẳng hạn, độ dẫn điện và nhiệt rất cao trong hướng song song
với mặt phẳng nguyên tử carbon (hướng a) nhưng thấp hơn hướng vuông góc với các
mặt phẳng đó (hướng c). Giãn nở nhiệt thấp theo hướng song song nhưng cao theo
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Trần Sỹ Kháng, Nghiên cứu thăm dò công nghệ chế tạo Pyrolytic Graphite làm tuy
e tên lửa tầm thấp, tên lửa chống tăng, Báo cáo tổng kết đề tài Trung tâm Công nghệ Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, tháng 4 - 2006
Tiếng nước ngoài
[2] Delhaes, P.. Graphite and Precursors. CRC Press,2001.
[3] Greenville Whittaker, A. (1978). “The controversial carbon solid−liquid−vapour
triple point”. Nature 276(5689): 695–696.
[4] Goodfellow. Metals, Alloys, Compounds, Ceramics, Polymers, Composites.
Catalogues 1993/9
[5] Haaland, D (1976). “Graphite-liquid-vapor triple point pressure and the density of
liquid carbon”. Carbon 14: 357
[6] H. G. J. Moseley (1913), The high frequency spectra of the elements, Phil. Mag.,
p. 1024.
[7] Lipson, H.; Stokes, A. R. "A New Structure of Carbon". Nature , 1942,pp. 328.
[8] Mark, Kathleen (1987). Meteorite Craters. University of Arizona Press
[9] Patent US 4968527 A.Method for the manufacture of pyrolytic graphite with high
crystallinity and electrodes with the same for rechargeable batteries
[10] Savvatimskiy, A (2005). “Measurements of the melting point of graphite and the
properties of liquid carbon (a review for 1963–2003)”. Carbon 43: 1115
[11] Tran Sy Khang, Tran The Phuong, “A method for preparation of pyrolytic
graphite with high crystallinity”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện HLKH&CN
Việt Nam, 46 (1) (2008) 87-92
[12] Zazula, J. M. (1997). “On Graphite Transformations at High Temperature and
Pressure Induced by Absorption of the LHC Beam”
52