Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

MĐ BD và SC hệ THỐNG CUNG cấp điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.87 KB, 33 trang )

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cung cấp điện
Mã mô đun: MĐ25
Thời gian thực hiện mô đun: 60 giờ; (Lý thuyết: 4 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo
luận, bài tập: 52 giờ; Kiểm tra: 4 giờ )
I. Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí:
+ Được bố trí học sau các môn học/ mô đun: MH12; MH17; MH24; Môn
học cơ sở bắt buộc.
+ Được bố trí học trước các môn học/ mô đun: MĐ26.
- Tính chất của môn học: là mô đun chuyên môn bắt buộc.
II. Mục tiêu của mô đun:
- Về kiến thức: Trình bày được trình tự bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống cung
cấp điện trên ô tô.
- Về kỹ năng:
+ Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình,
quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa;
+ Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo
chính xác và an toàn.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên.
+ Có tinh thần trách nhiệm cao và tự chủ cũng như tự chịu trách nhiệm trong
học, như thực hành.
III. Nội dung của mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:


Thời gian (giờ)


Số
TT

1.

2.

3.

4.

Tổng
số

LT
liên
quan

Thực
hành, thí
nghiệm,
thảo
luận, bài
tập

Bài 1. Bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy

8

1


7

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng và
sửa chữa ắc quy.

1

1

2. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy.

7

Bài 2. Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều.

16

1

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng
máy phát điện xoay chiều.

1

1

2. Thực hành bảo dưỡng máy phát điện xoay
chiều.


15

Bài 3. Sửa chữa máy phát điện xoay chiều.

20

1

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa máy
phát điện xoay chiều.

1

1

2. Thực hành sửa chữa máy phát điện xoay
chiều

19

Bài 4. Bảo dưỡng và sửa chữa bộ tiết chế

16

1

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng và
sửa chữa bộ tiết chế.

1


1

Tiêu đề/Tiểu tiêu đề

2. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa bộ tiết
chế

7
15

15
19

19
11

60

2. Nội dung chi tiết

Bài 1. Bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy
* Mục tiêu của bài:

4

11

15


4

* Kiểm tra định kỳ
Tổng

Kiểm
tra

4

52

4


- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy;
- Bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận tỉ mỉ trong quá trình luyện tập.
* Nội dung bài:
1.1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy.
-Tháo ắc quy khỏi xe :
Dùng clê tháo đai ốc hãm sau đó dùng tay xoay nhẹ tháo dây cáp bình điện
ra. Chú ý: khi tháo, bao giờ cũng phải tháo dây mát trước, không dùng tuốc nơ vít
hoặc búa để đóng đầu nối cọc bình điện, sẽ làm rụng các tấm cực của ắc quy. Không
để các vật dụng bằng kim loại lên bề mặt ắc quy sẽ gây chạm chập các ngăn của ắc
quy.
Dùng máy nén khí, giẻ sạch, thổi sạch, lau khô bên ngoài ắc quy.
a) Kiểm tra vỏ bình ắc quy:
Trực quan kiểm tra vỏ bình ắc quy xem có bị nứt vỡ không. Nếu bị nứt vỡ thì

hàn lại. trước khi hàn phải mài vát vết nứt một góc 60º hoặc 90º sau đó đun chảy
hỗn hợp hàn rồi gắn vào vết nứt. Nếu vết nứt quá dài hoặc quá lớn thì thay mới vỏ
bình ắc quy
b) Kiểm tra, phục hồi mức dung dịch điện phân:
- Mở nắp bình ắc quy, dùng ống thuỷ tinh đặt vào bình, sát tấm lưới bảo vệ,
dùng ngón tay trỏ bịt đầu ống lại nhấc ra ngoài kiểm tra, mức dung dịch trong ống
phải có độ cao 10 ữ 15 mm. Nếu thấp hơn phải đổ bổ xung bằng nước cất hoặc
dung dịch tuỳ theo tỷ trọng hiện tại của dung dịch điện phân hiện có trong bình ắc
quy. Chú ý phải kiểm tra mức dung dịch của tất cả các ngăn của ắc quy.
c) Kiểm tra tỷ trọng dung dịch điện phân:
- Mở nắp bình ắc quy, dùng tỷ trọng kế đo tỷ trọng của dung dịch phải nằm
trong khoảng 1,17ữ 1,29 g/cm3 . Trong đó ?=1,17g/cm3 là tỷ trọng của dung dịch
điện phân khi ắc quy đã phóng hết điện, ?=1,29g/cm3 là tỷ trọng của dung dịch điện
phân khi ắc quy được nạp đầy điện. Trong quá trình sử dụng, hơi nước bốc đi làm
cho tỷ trọng dung dịch tăng lên, khi đó chỉ được phép bổ xung thêm nước cất.
Trường hợp bị đổ thì phải bổ xung dung dịch có cùng nồng độ.
d) Phương pháp pha chế dung dịch điện phân:


- Lau sạch dụng cụ pha chế .
- Mang mặc đầy đủ trang bị phòng hộ lao động: quần, áo bảo hộ, ủng cao su,
găng tay cao su, đeo khẩu trang, đội mũ, đeo kính bảo hộ lao động .
- Đổ nước cất vào dụng cụ trước, sau đó đổ từ từ Axit sun fu ric vào nước cất
( không được làm ngược lại, sẽ rất nguy hiểm). Nếu không có nước cất, có thể dùng
nước mưa tinh khiết hứng ở nơi quang đãng, rồi dùng giẻ mịn lọc sạch.
- Dùng đũa thuỷ tinh khuấy liên tục, chờ cho nhiệt độ dung dịch giảm dần rồi
tiến hành đo tỷ trọng của dung dịch.
- Tỷ trọng của dung dịch phải quy đổi về tỷ trọng ở 15 ºC theo công thức
sau :
γ tºC =γ 15ºC - 0,0007(tºC-15ºC). Trong đó :

- γ tºC là tỷ trọng dung dịch đo ở tºC.
- 0,0007 là hệ số thực nghiệm.
- Sau khi pha chế chính xác đạt tỷ trọng dung dịch theo yêu cầu, chờ cho
dung dịch nguội đến nhiệt độ của môi trường mới được đổ dung dịch vào ắc quy và
ngâm trong khoảng 4ữ6h. Sau khi các tấm cực đã ngấm đủ thì mức dung dịch phải
cao hơn các tấm cực từ 10 đến 15mm.
- Khi dung dịch trong bình nguội tới tº< 30ºC mới được đem bình đi nạp.
e) Kiểm tra, phục hồi điện áp ắc quy.
- Dùng kìm phụ tải đo điện áp từng ngăn của ắc quy phải >1,7V, nếu không
đạt phải mang bình đi nạp bổ xung ngay.(Nạp theo chế độ nạp bổ xung, cường độ
dòng điện nạp In=0,1Q, thời gian nạp là 10h)
- Khi ắc quy đang đấu trong mạch nạp, điện áp từng ngăn phải đạt 2,4V.(Khi
đã nạp đầy điện.)
- Khi nạp đầy để 3-4h điện áp ngăn phải đạt 1,9- 2,1V.
- Điện áp ngăn trong một ắc quy không được phép chênh nhau quá 0,1V.
Chú ý: Khi đo điện áp ngăn phải cắt hết phụ tải của ắc quy, để mạch hở. ấn
kìm phụ tải trong khoảng thời gian không quá 5s.
1.2. Thực hành bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy.
1.2.1. Chuẩn bị.
1.2.2. Tháo ắc quy.
Tháo ắc quy :


-Tháo ắc quy khỏi xe :
Dùng clê tháo đai ốc hãm sau đó dùng tay xoay nhẹ tháo dây cáp bình điện
ra. Chú ý: khi tháo, bao giờ cũng phải tháo dây mát trước, không dùng tuốc nơ vít
hoặc búa để đóng đầu nối cọc bình điện, sẽ làm rụng các tấm cực của ắc quy. Không
để các vật dụng bằng kim loại lên bề mặt ắc quy sẽ gây chạm chập các ngăn của ắc
quy.
1.2.3. Vệ sinh ắc quy.

Vệ sinh làm sạch chi tiết :
Dùng máy nén khí, giẻ sạch, thổi sạch, lau khô bên ngoài ắc quy.
1.2.4. Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ắc quy.
Kiểm tra, sửa chữa:
a) Kiểm tra sửa chữa vỏ bình ắc quy:
Trực quan kiểm tra vỏ bình ắc quy xem có bị nứt vỡ không. Nếu bị nứt vỡ thì
hàn lại. trước khi hàn phải mài vát vết nứt một góc 60º hoặc 90º sau đó đun chảy
hỗn hợp hàn rồi gắn vào vết nứt. Nếu vết nứt quá dài hoặc quá lớn thì thay mới vỏ
bình ắc quy
b) Kiểm tra, phục hồi mức dung dịch điện phân:
- Mở nắp bình ắc quy, dùng ống thuỷ tinh đặt vào bình, sát tấm lưới bảo vệ,
dùng ngón tay trỏ bịt đầu ống lại nhấc ra ngoài kiểm tra, mức dung dịch trong ống
phải có độ cao 10 - 15 mm. Nếu thấp hơn phải đổ bổ xung bằng nước cất hoặc dung
dịch tuỳ theo tỷ trọng hiện tại của dung dịch điện phân hiện có trong bình ắc quy.
Chú ý phải kiểm tra mức dung dịch của tất cả các ngăn của ắc quy.
c) Kiểm tra tỷ trọng dung dịch điện phân:
- Mở nắp bình ắc quy, dùng tỷ trọng kế đo tỷ trọng của dung dịch phải nằm
trong khoảng 1,17 - 1,29 g/cm3. Trong đó γ=1,17g/cm3 là tỷ trọng của dung dịch
điện phân khi ắc quy đã phóng hết điện, γ=1,29g/cm3 là tỷ trọng của dung dịch điện
phân khi ắc quy được nạp đầy điện. Trong quá trình sử dụng, hơi nước bốc đi làm
cho tỷ trọng dung dịch tăng lên, khi đó chỉ được phép bổ xung thêm nước cất.
Trường hợp bị đổ thì phải bổ xung dung dịch có cùng nồng độ.
- Phương pháp pha chế dung dịch điện phân:
- Lau sạch dụng cụ pha chế .
- Mang mặc đầy đủ trang bị phòng hộ lao động: quần, áo bảo hộ, ủng cao su,
găng tay cao su, đeo khẩu trang, đội mũ, đeo kính bảo hộ lao động .


- Đổ nước cất vào dụng cụ trước, sau đó đổ từ từ Axit sun fu ric vào nước cất
( không được làm ngược lại, sẽ rất nguy hiểm). Nếu không có nước cất, có thể dùng

nước mưa tinh khiết hứng ở nơi quang đãng, rồi dùng giẻ mịn lọc sạch.
- Dùng đũa thuỷ tinh khuấy liên tục, chờ cho nhiệt độ dung dịch giảm dần rồi
tiến hành đo tỷ trọng của dung dịch.
- Tỷ trọng của dung dịch phải quy đổi về tỷ trọng ở 15 ºC theo công thức
sau :
γtºC =γ15ºC - 0,0007(tºC-15ºC) . Trong đó :
- γtºC là tỷ trọng dung dịch đo ở tºC.
- 0,0007 là hệ số thực nghiệm.
- Sau khi pha chế chính xác đạt tỷ trọng dung dịch theo yêu cầu, chờ cho
dung dịch nguội đến nhiệt độ của môi trường mới được đổ dung dịch vào ắc quy và
ngâm trong khoảng 4ữ6h. Sau khi các tấm cực đã ngấm đủ thì mức dung dịch phải
cao hơn các tấm cực từ 10 đến 15mm.
- Khi dung dịch trong bình nguội tới tº< 30ºC mới được đem bình đi nạp .
d) Kiểm tra, phục hồi điện áp ắc quy.
- Dùng kìm phụ tải đo điện áp từng ngăn của ắc quy phải >1,7V, nếu không
đạt phải mang bình đi nạp bổ xung ngay.(Nạp theo chế độ nạp bổ xung, cường độ
dòng điện nạp In=0,1Q, thời gian nạp là 10h)
- Khi ắc quy đang đấu trong mạch nạp, điện áp từng ngăn phải đạt 2,4V.(Khi
đã nạp đầy điện.)
- Khi nạp đầy để 3 ÷ 4h điện áp ngăn phải đạt 1,9 ÷ 2,1V.
- Điện áp ngăn trong một ắc quy không được phép chênh nhau quá 0,1V.
Chú ý: Khi đo điện áp ngăn phải cắt hết phụ tải của ắc quy, để mạch hở. ấn
kìm phụ tải trong khoảng thời gian không quá 5s.
Quy trình sửa chữa ắc quy
*. Quy trình đúc ghép cầu nối, cọc bình ắc quy
TT

Tên nguyên công

I.


Chuẩn bị.

1.

Chuẩn bị nơi làm việc.

Dụng cụ

Yêu cầu kỹ thuật
Bố trí, sắp xếp khoa
học


TT
2.

Tên nguyên công
Chuẩn bị dụng cụ:

Dụng cụ

Yêu cầu kỹ thuật

Đồ gá giữ các tấm cực,
lá cách, kìm rèn, dụng cụ
đúc…

Thiết bị:


Chuẩn bị đầy đủ, đúng
Máy nén khí, thiết bị, lò
quy định.
đúc, khuôn đúc, mẫu…

4.

Vật tư:

Chì nguyên chất, than
đá, giẻ lau, xăng, giấy
ráp, nhựa đường.

II.

Làm sạch, vệ sinh chi tiết

1.

Vệ sinh vỏ bình ắc quy

3.

2.
III.

Đảm bảo an toàn cho
người và thiết bị.

Làm sạch các tạp chất

Máy nén khí và trang bị trong vỏ bình.
Vệ sinh các tấm cực, các lá kèm theo, giẻ lau
Các tấm cực, lá cách
cách
sạch sẽ
Thực hành công nghệ
đúc
Lò và thiết bị đúc

Chì phải nóng chảy
hoàn toàn.

1.

Nấu chì nóng chảy

2.

Gá kẹp các tấm cực dương,
Khoảng cách giữa các
Kìm nguội, đồ gá
cực âm cùng với khuôn
tấm cực phải chính
chuyên dùng …
đúc cọc bình điện
xác

3.

Đúc các cụm cực dương,

Khuôn đúc, thiết bị đúc.
cực âm

4.

Gá kẹp các cụm tấm cực,
lá cách vào trong vỏ bình
Các cụm tấm cực, lá
Kìm nguội, đồ gá chuyên
ắc quy cùng với các nắp
cách được gá đặt chắc
dùng …
ngăn và khuôn đúc đầu
chắn, đúng vị trí.
nối.

5.

Đúc các đầu nối

Không để chì lỏng
chảy vào các ngăn
bình ắc quy.

6.

Bịt kín các ngăn bình ắc Thiết bị đúc, hắc ín.
quy

Khuôn đúc, thiết bị đúc.


đảm bảo dung sai các
kích thước.

Các ngăn phải kín,
không rò dung dịch ra


TT

Tên nguyên công

Dụng cụ

Yêu cầu kỹ thuật
ngoài.

7.

Đưa bình ắc quy đến bộ
phận nạp điện hoặc nhập Thiết bị vận chuyển
kho thành phẩm.

nhẹ nhàng, không làm
vỡ bình ắc quy.

V

Vệ sinh công nghiệp


Sạch sẽ gọn gàng

Dụng cụ vệ sinh

1.2.5. Đấu nạp điện ắc quy.
a. Phương pháp nạp điện với điện áp không đổi.
Phương pháp này các ắc quy được ghép song song với nhau, có điện áp bằng
nhau và đấu song song với nguồn nạp.
I n = Un -

E aq
Raq

- In là cường đọ dòng điện nạp
- Un-Điện áp của máy nạp
- Eaq –sức điện động của ắc quy
- Raq -điện trở trong của ắc quy.
- Phương pháp này thời gian nạp ngắn, hiệu suất cao, phù hợp với phương
pháp nạp điện bổ xung.
b. Phương pháp nạp điện với cường độ dòng điện không đổi.
Phương pháp này trong mạch đấu thêm một biến trở, trong quá trình nạp phải
thường xuyên điều chỉnh biến trở để đảm bảo cường độ dòng điện không thay đổi.
Phương pháp này chủ yếu sử dụng để nạp điện lần đầu.
Im =

U n − ΣE aq
ΣRaq + Rbt

Eaq-tổng sức điện động của các ắc quy
Raq-tổng điện trở trong của các ắc quy

Rbt-điện trở của biến trở.
Phương pháp đấu ghép bình điện khi nạp.
a) Đấu ghép song song .
Các ắc quy đấu song song phải có cùng điện áp. khi đấu các cực cùng tên
đấu với nhau rồi đấu với cực cùng tên của nguồn nạp. trong mạch này :


Um =U1 =U2 = Un
Qm =Q1+ Q2 + Qn
Unguồn = Um +

1
Um
3

Lưu ý; Dung lượng các bình không nên chênh nhau quá nhiều.
b) Đấu ghép nối tiếp.
Phương pháp này cực dương của bình nọ được đấu với cực âm của bình kia,
sau đó cực dương của mạch đấu với dương nguồn và âm mạch đấu với cực âm của
nguồn
Um =U1 + U2 +...Un.
Qm = Qbình nhỏ nhất.
1
3

Unguồn = Um + Um
c) Đấu ghép hỗn hợp.
Phương pháp này kết hợp giữa hai phương pháp trên. Lưu ý khi ghép phải
căn cứ vào dung lượng và số lượng ắc quy, công suất của máy nạp để chọn ra
phương án phù hợp nhất.

1.2.6. Lắp ắc quy.
Trước khi lắp ắc quy lên xe phải dùng giấy ráp mịn đánh sạch đầu cọc bình
điện, sau đó bôi một lớp mỡ va dơ lin mỏng lên đầu cọc rồi mới lắp dây cáp bình
điện. Khi lắp dùng tay xoay nhẹ nhàng, xiết chặt bulon, không dùng búa hoặc các
vật cứng gõ vào đầu bọc.
1.2.7. Vệ sinh công nghiệp.
Thực hiện các công việc vệ sinh, sắp xếp lại thiết bị, dụng cụ đồ nghề sau
mỗi nội dung thực hành và luyện tập.
Vệ sinh không gian, vị trí thực hành sạch sẽ, ngăn nắp.
Đảm bảo an toàn đối với nơi bảo quản dung dịch, a xít, ắc qui đang nạp và an
toàn PCCN.

Bài 2. Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều.
* Mục tiêu của bài:


- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng máy phát điện xoay
chiều;
- Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận tỉ mỉ trong quá trình luyện tập.
* Nội dung bài:
2.1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều.
a. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của máy phát xoay chiều.
TT

Hiện tuợng

Nguyên nhân


Tác hại

1

Máy phát làm
việc có tiếng rít,
ồn.

Dây đai chùng, pu ly, cánh
quạt lỏng, bi máy phát bị
khô dầu, mỡ bôi trơn, vỡ
bi, sát cốt.

Điện áp phát ra thấp, gây nóng
hoặc có thể dẫn đến cháy máy
phát.

2

Điện áp máy
phát không ổn
định

Dây đai chùng, chổi than,
cổ đồng bẩn, lò xo chổi
than yếu, giàn điôt không
tin cậy

Làm hỏng các thiết bị điện trên

ôtô.

3

Điện áp máy
phát thấp.

Cuộn kích từ bị chạm mát,
dây đai chùng, các cuộn
dây stato bị ngắn mạch,
chổi than mòn, lò xo chổi
than yếu, gẫy

Các trang bị điện trên ô tô
thường xuyên trong trạng thái
quá tải, dễ gây hỏng hóc..

4

Các cuộn dây rô to, stato bị
đoản mạch, các điôt thủng,
Máy phát không
Gây nhanh hết điện ắc quy, dẫn
chổi than mòn quá giới
phát điện.
đến phá hỏng ắc quy.
hạn, lò xo chổi than yếu,
gẫy.

b. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và cách kiểm tra của máy phát xoay

chiều.

Stt

Hư hỏng

Nguyên nhân

Kiểm tra


1

Động cơ không
khởi động được.

- Do ắcquy hỏng

- Kiểm tra ắc quy, thay thế nếu cần

- Dây đai máy phát hỏng

- Điều chỉnh, thay đổi dây đai mới

- Máy phát hỏng

- Kiểm tra, thay thế

- Bộ điều chỉnh điện áp
hỏng


- Kiểm tra, thay thế
- Kiểm tra, thay thế

- Mạch điện bị hở
2

Máy phát hoạt
động gây tiếng ồn.

- Do ắc quy hỏng
- Dây đai máy phát bị hỏng
hoặc bị mòn
- Mép Puly bị cong

- Điều chỉnh lực căng hoặc thay
dây đai mới
- Thay puly mới
- Sửa chữa hoặc thay thế

- Máy phát bị trục trặc
3

4

Các bóng đèn hoặc
cầu chì bị đứt
thường xuyên.

Đèn báo nạp nhấp

nháy sau khi động
cơ khởi động.

- Máy phát hoặc bộ điều
chỉnh điện áp bị mòn

-Kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi
cần thiết

- Ắc quy bị hỏng

- Kiểm tra, thay thế

- Dây dẫn bị hỏng

- Kiểm tra, sửa chữa, thay thế

- Dây đai máy phát bị hỏng
hoặc bị mòn

- Điều chỉnh lực căng hoặc thay thế
nếu cần

- Máy phát bị hỏng

- Kiểm tra, sửa chữa, thay thế

- Bộ điều chỉnh điện áp bị
hỏng


- Kiểm tra, sửa chữa,

- Dây dẫn và các chỗ nối bị
hỏng.

- Kiểm tra sửa chữa

thay mới


5

Thiết bị chỉ báo
nạp điện không
hoạt động.

- Dây đai máy phát bị hỏng
hoặc mòn.

- Điều chỉnh lực căng hoặc thay
mới nếu cần

- Dây dẫn từ ắc quy đến
máy phát bị chạm mát hoặc
hở mạch

- Kiểm tra, sửa chữa thay mới nếu
cần.

- Mạch nối mát của cuộn

dây kích từ bị hỏng
- Bộ điều chỉnh điện áp
hỏng

- Kiểm tra, sửa chữa thay mới nếu
cần
- Kiểm tra, sửa chữa thay mới
- Sửa chữa hoặc thay mới
- Sửa chữa hoặc thay mới

- Dây dẫn thiết bị báo bị
hỏng
- Những hư hỏng khác
2.2. Thực hành bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều.
2.2.1. Chuẩn bị.
2.2.2. Thực hành kiểm tra, sửa chữa máy phát điện: (máy phát xoay
chiều Γ -250)
Tháo máy phát điện:
a) Tháo máy phát điện khỏi xe :
+ Dùng clê tháo đai ốc hãm sau đó dùng tay xoay nhẹ tháo dây cáp bình điện
ra. Chú ý: khi tháo bao giờ cũng phải tháo dây mát trước, không dùng tuốc nơ vít
hoặc búa để đóng đầu nối cọc bình điện sẽ làm rụng các tấm cực của ắc quy. Không
để các vật dụng bằng kim loại lên bề mặt ắc quy sẽ gây chạm chập các ngăn của ắc
quy.
+ Tháo các dây nối điện đến máy phát ( dây mát, dây dương, dây kích từ).
+ Dùng clê 17 tháo đai ốc lắp máy phát với thân động cơ, tháo dây đai máy
phát rồi nhấc máy phát ra khỏi xe mang về vị trí sửa chữa.
b) Tháo rời máy phát điện :
+ Dùng khí nén, giẻ lau làm sạch sơ bộ bên ngoài máy phát.
+ Dùng tuốc nơ vít hoặc clê 10 tháo vít hãm lấy chổi than và giá chổi than ra.

+ Dùng kìm chết xích kẹp chặt pu ly máy phát, dùng clê 19-22 tháo đai ốc
hãm đầu trục, rồi dùng vam chuyên dùng tháo, lấy pu ly, cánh quạt gió và then bán
nguyệt ra.


+ Dùng tuốc nơ vít tháo ba bu lon suốt ghép hai nửa vỏ máy phát điện ra.
+ Dùng búa cao su hoặc búa gỗ, gõ nhẹ lên mối ghép giữa vỏ máy phát với
stato ( gõ đều trên khắp chu vi).
+ Dùng vam ba chấu, vam tháo nắp trước vỏ máy phát ra, lấy rô to ra.
+ Dùng tuốc nơ vít tháo ba đầu dây nối với cầu đi ốt, lấy stato ra.
+ Dùng tuốc nơ vít hoặc clê 10 tháo bulon lấy giàn di ốt ra khỏi vỏ sau của
máy phát .
2.2.3. Vệ sinh, bảo dưỡng chi tiết.
Vệ sinh làm sạch chi tiết :
+ Dùng xăng rửa sạch stato, rôto, rơ le khởi động giá chổi than và cổ đồng
rồi dùng giẻ sạch lau thật khô các chi tiết.
+ Dùng dầu dizen rửa sạch các ổ bi, vỏ máy phát và bánh răng khởi động rồi
dùng khí nén xì khô và lau sạch bằng giẻ sạch
2.2.4. Lắp chi tiết.
2.2.5. Đấu mạch điện, kiểm thử.
Kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng:
a) Kiểm tra sửa chữa vỏ máy phát điện :
+ Trực quan, kiểm tra vỏ máy phát điện xem có bị nứt vỡ không. Nếu bị nứt
vỡ những chỗ không chịu lực, không quan trọng thì hàn lại, ngược lại, ở những vị
trí quan trọng thì phải thay vỏ mới.
+ Dùng thước cặp kiểm tra lỗ lắp ổ bi nếu mòn rộng thì có thể doa lên cos,
đóng bạc, các lỗ ren nếu chờn hỏng có thể ta rô lên cos. Nếu hỏng quá 30% thì thay
mới. Khi sửa chữa lỗ lắp ổ bi, chú ý độ đồng tâm giữa lỗ lắp vòng bi với đường tâm
của stato, nếu không đảm bảo sẽ bị sát côs rô to, khi làm việc sẽ làm cháy máy phát.
b) Kiểm tra, sửa chữa rôto:

+ Kiểm tra sửa chữa phần cơ:
- Dùng pan me và trực quan kiểm tra độ mòn, méo, xước. Vị trí cổ trục lắp
vòng bi không được mòn, méo quá quy định. Nếu méo, xước ít dùng giấy ráp mịn
xoa hết vết xước. Nếu mòn, méo, xước nhiều, có thể hàn đắp lên rồi gia công lại,
nếu nhiều quá thì thay thế. Khi hàn đắp cần chú ý, có biện pháp công nghệ chống
biến dạng cho trục, khi gia công cơ phải đảm bảo độ đồng tâm giữa trục rô to với rô
to.


*Phương pháp kiểm tra:
Gá, kẹp chi tiết lên đồ gá, tay trái cầm pan me sao cho ngón tay cái và ngón
chỏ cầm vào phía đầu đo tĩnh, ngón giữa và ngón đeo nhẫn lần lượt đỡ vào thân và
đầu đo di động, đặt pan me vuông góc với trục của chi tiết, các đầu đo chặn vào hai
đầu đường kính cần đo, mặt ghi số thang đo hướng lên trên. Tay phải thao tác đo
(dùng ngón chỏ và ngón cái vặn núm đo, sau ba lần trượt cá là được). Sau đó có thể
đọc trị số kích thước trên thân thước hoặc khóa đầu đo động lại, đưa thước ra khỏi
chi tiết để đọc trị số kích thước cần đo.
Kiểm tra độ mòn: đo ở 3-4 vị trí và chọn giá trị lớ nhất, sau đó so sánh với
kích thước tiêu chuẩn .
Kiểm tra độ méo: đo và tính hiệu số từng cặp kích thước ở hai vị trí đường
kính vuông góc với nhau trên cùng một mặt cắt, đo ở 3-4 vị trí và sau đó cũng chọn
giá trị lớn nhất.
- Dùng thiết bị chuyên dùng, đồng hồ so kiểm tra độ cong của trục, nếu cong
thì nắn lại đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.( Nắn bằng lực tĩnh trên máy ép thuỷ lực).
*Phương pháp kiểm tra:
Điều chỉnh thiết bị, gá kẹp chi tiết vào thiết bị cho chắc chắn.
Điều chỉnh đầu đo của đồng hồ so sao cho tỳ đúng vào đường sinh cao nhất
của chi tiết.
Quay chi tiết một vòng, quan sát kim đồng hồ để xác định vị trí dao động gần
nhất và xa nhất của kim, tương ứng với các trị số trên đồng hồ. Nửa giá trị giữa các

trị số trên đồng hồ chính là độ cong của chi tiết.
- Dùng dưỡng đo ren kiểm tra ren đầu trục, các vòng ren không được mòn
quá quy định, không được chờn, hỏng quá ba vòng ren. Nếu ren đầu trục hỏng có
thể hàn đắp lên rồi gia công ren mới.
- Dùng pan me kiểm tra độ mòn, méo, xước của vành góp điện. Nếu mòn,
méo, xước ít thì đánh giấy ráp, hoặc tiện láng lại. Nếu nhiều thì tiện láng lại các
vành góp điện trên máy tiện, trường hợp nếu vành góp mòn quá giới hạn quy định
thì thay thế vành góp mới.
*Phương pháp kiểm tra tương tự như xác định độ mòn, méo của rô to.
+Kiểm tra sửa chữa phần điện:
- Dùng đồng hồ vạn năng để ở thang đo thông mạch, kiểm tra sự thông mạch
và chạm chập của cuộn dây kích từ. Sau đó chuyển về thang đo điện trở để kiểm tra
sự ngắn mạch của nó (so sánh điện trở đo được với điện trở thiết kế). Nếu chạm


chập nhẹ thì tẩm sấy lại, nếu đứt hoặc chập nặng thì phải tháo ra quấn lại .(lưu ý:
dây quấn phải đúng đường kính và số vòng theo thiết kế, quấn xong phải tẩm sấy
theo đúng quy trình kỹ thuật).
- Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra sự cách điện của hai vành góp điện, yêu
cầu không được chạm chập với nhau và với trục. Nếu chạm phải tháo vành góp ra
rồi cách điện lại. Nếu đứt dây thì hàn nối lại bằng phương pháp hàn thiếc.
*Phương pháp kiểm tra: Để thang đo đồng hồ ở nấc đo thông mạch, một đầu
đo đặt cố định vào một vành góp, đầu còn lại lần lượt đặt vào trục, khung từ rô to.
Yêu cầu không được thông mạch (kim đồng hồ không dịch chuyển). Khi đo thông
mạch thì các đầu đo đặt vào hai đầu cuộn dây, kim đồng hồ dịch chuyển là cuộn dây
thông mạch.
c) Kiểm tra, sửa chữa stato:
+ Phương pháp kiểm tra sửa chữa stato cũng tương tự như kiểm tra sửa chữa
rô to:
- Phần cơ: chú ý kiểm tra không được sát cos, phần điện, các cuộn dây không

được đứt hoặc chạm chập, chạm ra vỏ. Nếu sát cos ít thì dùng giấy ráp đánh kỹ, nếu
sát nhiều có thể tiện láng lại hoặc kiểm tra, điều chỉnh và sửa chữa lại các ổ đỡ trục
rô to. Các cuộn dây nếu chạm nhẹ thì tẩm sấy lại, nếu chạm nặng hoặc đứt thì tháo
ra quấn lại rồi tẩm sấy theo yêu cầu.
d) Kiểm tra sửa chữa giàn đi ốt .
+ Dùng đồng hồ vạn năng hoặc bóng đèn và bình điện kiểm tra sự đứt mạch
hoặc thủng đi ốt. Phương pháp đo như sau:
- Đưa hai đầu que đo vào hai đầu đi ốt (hai giá đi ốt) thấy thông mạch, đảo
chiều que đo nếu không thông mạch là các điốt còn tốt. Nếu đo hai chiều đều thông
là các điốt bị thủng, nếu đo hai chiều đều không thông là các điốt bị đoản mạch.
Trong hai trường hợp đó đều phải thay điốt mới. Trường hợp dùng bóng đèn và ắc
quy cũng đo tương tự, thông mạch thì bóng đèn sáng, ngược lại thì bóng đèn tắt,
điốt thủng thì đèn luôn sáng, đi ốt bị đoản mạch thì bóng đèn luôn luôn tắt.
e) Kiểm tra sửa chữa chổi than, lò xo:
+ Dùng thước cặp kiểm tra chiều dài chổi than, không được mòn quá 50%
kích thước ban đầu (tiêu chuẩn). nếu không đạt phải thay thế chổi than mới.
+ Lò xo chổi than phải đủ đàn tính, không được biến dạng cong vênh. Nếu
không đảm bảo phải thay thế mới hoặc quấn lại lò xo mới. (khi quấn mới cần lưu ý
đường kính dây, đường kính lò xo và bước của lò xo phải phù hợp theo thiết kế)


+ Phương pháp mài rà chổi than:
- Quấn một lớp giấy ráp 00 có chiều rộng bằng chiều rộng của hai vành đồng
lên cổ đồng, dùng băng dính hai mặt, dính chặt giấy ráp với cổ đồng .
- Lắp rôto, cụm chổi than vào nửa sau vỏ máy phát .
- Quay rôto theo chiều làm việc, bao giờ thấy chổi than tiếp xúc đều là được.
+ Phương pháp đánh bóng cổ đồng (vành góp điện):
Dùng giấy ráp 00 có chiều rộng bằng chiều rộng của hai cổ đồng, quấn lên cổ
đồng. Lấy một khổ nhựa platic có khổ rộng tương tự dày khoảng 1- 1,5 mm ốp bên
ngoài, dùng tay bóp nhẹ và xoay đều, bao giờ thấy hai vành đồng sáng bóng và đều

là được
2.2.6. Vệ sinh công nghiệp.
Thực hiện các công việc vệ sinh, sắp xếp lại thiết bị, dụng cụ đồ nghề sau
mỗi nội dung thực hành và luyện tập.
Vệ sinh không gian, vị trí thực hành sạch sẽ, ngăn nắp.
Đảm bảo an toàn đối với nơi bảo quản dung dịch, a xít, ắc qui đang nạp và an
toàn PCCN.


Bài 3. Sửa chữa máy phát điện xoay chiều.
* Mục tiêu của bài:
- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa máy phát điện xoay
chiều;
- Sửa chữa máy phát điện xoay chiều đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật;
- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô;
- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận tỉ mỉ trong quá trình luyện tập.
* Nội dung bài:
3.1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật sửa chữa máy phát điện xoay chiều.
a. Quy trình kiểm tra sửa chữa máy phát điện xoay chiều toyota

TT

Tên nguyên công

I.

Chuẩn bị.

1.


Chuẩn bị nơi làm việc.

Dụng cụ

Yêu cầu kỹ thuật

Bố trí, sắp xếp khoa
học

2.

Chuẩn bị dụng cụ:

Vam hai chấu,
Clê10,
12,14, 24, tuýp 10, tô vít,
khay đựng, rửa, thước cặp
1/50, đồng hồ so, búa,
thanh gỗ 40 x 40 x 200,
chổi rửa, đồng hồ vạn
năng, tô vít, kìm điện, kìm
chết xích, bàn thử máy
phát, băng dính, tay công

3.

Thiết bị:

Máy nén khí, thiết bị kiểm

thử máy phát, ắc quy
Mỡ, giẻ lau, xăng, giấy ráp,

4.

Vật tư:

dây điện ( φ1,5: 5 m và φ
2,5: 5 m)

II.

Tháo, vệ sinh chi tiết

Đảm bảo an toàn cho


TT

Tên nguyên công

Dụng cụ

Yêu cầu kỹ thuật
người và thiết bị.

1.

Thao tác nhẹ nhàng,
Vệ sinh sơ bộ, tháo máy Clê 14, 17, tô vít, khay đựng,

đúng thứ tự, không
phát từ trên xe xuống
giẻ lau
làm hỏng các chi tiết.
Tháo rời chi tiết:
- Tháo buly;
- Tháo tiết chế IC

2.

- Tháo giá chổi than;
- Tháo nắp trước, rô to;
- Tháo nắp sau, sta to,
cầu đi ốt.

3.

Vệ sinh chi tiết

Vam hai chấu, Clê 24, tay
vặn, nối, tuýp 10, tô vít,
khay đựng, rửa, búa, thanh Sạch sẽ
gỗ 40 x 40 x 200, tô vít,
kìm điện, kìm chết xích.

Xăng, khay rửa, khí nén,
giẻ lau, chổi rửa
Cổ đồng mòn côn,
ôvan ≤ 0,05mm. Độ


III.

Kiểm tra, sửa chữa

đảo không quá 0,1.
Khi sửa chữa tiện
không quá 5mm.

1.

Đồng hồ vạn năng, pan
Đảm bảo không chạm
Kiểm tra, sửa chữa rô to me, thước cặp 1/50, mỡ,
chập, ngắn mạch.
mỏ hàn thiếc

2.

Kiểm tra, sửa chữa stato

3.

Đồng hồ vạn năng,băng Cầu đi ốt hoạt động
dính, mỏ hàn thiếc
tốt.

Chổi than không mòn
ngắn quá 1/2 kích thước
Kiểm tra, sửa chữa cầu Đồng hồ vạn năng, mỏ hàn ban đầu. Vết tiếp xúc của
chổi than với vành đồng ≥

đi ốt
thiếc
75% diện tích của chổi
than

4.

Các thiết bị, dây dẫn
Kiểm tra, sửa chữa chổi Trực quan, thước cặp 1/50,
của mạch điện phải
than
giấy ráp
làm việc bình thường.


TT

Tên nguyên công

Dụng cụ

Yêu cầu kỹ thuật

5.

Bảo dưỡng, sửa chữa
Đồng hồ vạn năng, ắc quy,
các thiết bị, dây dẫn của
mỏ hàn thiếc
mạch điện.


IV.

Lắp ráp, thử và đấu dây

1.

Clê10, 12,14, 24, tuýp 10,
Lắp ráp (ngược lại với tô vít, khay đựng, rửa, búa, Máy phát làm việc tốt
quy trình tháo)
thanh gỗ 40 x 40 x 200, tô ở mọi chế độ.
vít, kìm chết xích

2.

Thử máy phát

Khi ấn 1 lực khoảng 4
KG vào đoạn giữa dây
đai của pu ly máy phát
thì dây đai chùng
xuống 5 ÷ 8mm là đạt

3.

Lắp máy phát lên xe,
Clê 12,14, tuýp 10, tô vít, Hệ thống phải hoạt
điều chỉnh độ căng dây
tay công
động tốt

đai

4

Kiểm tra hoạt động của Thiết bị kiểm thử máy phát
hệ thống
điện.

V

Vệ sinh công nghiệp

Thao tác nhẹ nhàng,
đúng thứ tự,

Băng thử, ắc quy

Dụng cụ vệ sinh

3.2. Thực hành sửa chữa máy phát điện xoay chiều.
3.2.1. Chuẩn bị.
3.2.2. Tháo rời chi tiết.

Sạch sẽ gọn gàng


Hình 3.1. Sơ đồ tháo rời chi tiết máy phát
a. Tháo puli
Dùng máy siết hơi tháo đai ốc. Dùng giẻ giữ chặt puli không cho nó xoay.


Hình 3.2. Tháo Puli

Hình 3.3. Tháo nắp sau

b. Tháo nắp sau
Tháo đai ốc và phiến cách điện ra khỏi chân B. Tháo 3 đai ốc và chân mát,
sau đó lấy nắp sau ra ngoài.
c. Tháo vòng kẹp chổi than
Tháo 2 con vít và lấy vòng kẹp chổi than ra ngoài.


d. Tháo rã tiết chế vi mạch
Tháo 3 con vít và lấy tiết chế vi mạch ra ngoài.
đ. Tháo bộ chỉnh lưu
Tháo 4 con vít và lấy bộ chỉnh lưu ra ngoài. Tháo miếng đệm.

Hình 3.4. Tháo bộ chỉnh lưu
Tháo rotor

Hình 3.5. Tháo nắp sau

Hình 3.6.


e. Tháo rã nắp sau
Tháo 4 con đai ốc. Dùng bộ cảo tháo rời nắp sau.
f. Tháo rotor
Chú ý: đừng làm mất các miếng đệm
3.2.3. Vệ sinh, sửa chữa chi tiết.
3.2.3. Kiểm tra các chi tiết

* Kiểm tra điện trở cuộn dây rotor
Dùng VOM kiểm tra điện trở giữa hai vòng tiếp điện. Ghi nhận rồi sau đó so
sánh với giá trị cho phép.

Hình 3.7. Kiểm tra Rotor
* Kiểm tra cách điện cuộn rotor
Dùng VOM đo điện trở giữa trục (mát) và vòng tiếp điện. Chúng phải không
thông nhau.
* Đo đường kính ngoài và kiểm tra vòng tiếp điện
Dùng thước kẹp đo đường kính ngoài rồi so sánh với giá trị cho phép.
Làm nhẵn bề mặt vòng tiếp điện nếu bề mặt gồ ghề bằng giấy nhám nhuyễn.


Hình 3.8. Kiểm tra vòng tiếp điện
Hình 3.9. Kiểm tra thông mạch Stator
* Kiểm tra thông mạch cuộn dây stator
Dùng VOM kiểm tra thông mạch giữa các đầu cuộn dây. Mỗi cặp đầu dây
phải thông nhau.
* Kiểm tra cách điện cuộn stator
Dùng VOM kiểm tra cách điện giữa các đầu cuộn dây và má cực. Chúng
phải cách điện với nhau.

Hình 3.10. Kiểm tra cách điện Stator Hình 3.11. Kiểm tra diode chỉnh lưu
* Kiểm tra các diode chỉnh lưu
Dùng VOM kiểm tra diode cực dương và diode cực âm. Nếu dùng đồng hồ
số thì bật sang thang đo diode.
- Kiểm tra diode cực âm: Để kiểm tra, ta đo các đầu E (mát) với các điểm từ P1 đến
P4.
- Kiểm tra diode cực dương: Để kiểm tra, ta đo đầu B (dương) với các điểm từ P1
đến P4.

* Kiểm tra chổi than


Dùng thước kẹp đo phần nhô ra của chổi than rồi so sánh với giá trị tiêu
chuẩn. Nếu nhỏ hơn, ta phải thay thế chổi than. Kiểm tra chổi than có bị nứt hay vỡ
không.

Hình 3.12. Kiểm tra chổi than

Hình 3.13. Kiểm tra ổ bi

* Kiểm tra ổ bi
Xoay ổ bi bằng tay và cảm nhận có tiếng ồn và chặt khít hay không.
3.2.4. Lắp chi tiết.
* Qui trình lắp.
TT

Bước công việc

1

Lắp Rôto vào nắp trước
(đầu có bánh đai dẫn đông)
máy phát điện.

2

3

Lắp nắp trước máy phát


Lắp bánh đai

Hình minh hoạ

Dụng cụ

Yêu cầu
kỹ thuật
Đúng vị trí

-Clê, mỏ
lết, Tuốc
nơ vít dẹt
Đúng vị trí
-Dùng vam
SST
3 Tuýp
chuyên
Đúng vị trí,
dùng SST:
chắc chắn
A,B,C, ê tô


4

Lắp giá đỡ bộ nắn dòng.

-Dùng tuốc

nơ vít 4
cạnh

Đúng vị trí,
chắc chắn

-Kìm uốn
5

Lắp giá đỡ chổi than, tiết chế
IC

6

Lắp nắp điện sau máy phát
điện

7

Kiểm tra

Dùng tuốc Đúng vị trí,
nơ vít
chắc chắn
Dùng tuốc
Đúng vị trí,
nơ vít hoặc
chắc chắn
chòng
Đúng yêu

cầu kỹ
thuật

*. Bảo dưỡng máy phát điện xoay chiều.
-. Bảo dưỡng, sửa chữa.
+ Nếu rôto máy phát bị hở mạch, chập mạch hoặc chạm mát thì phải thay mới
hoặc cuốn lại rôto.
+ Các cuộn dây stato nếu bị chập ít thì có thể tẩm cách điện mới, nếu bị chập
nhiều thì thay dây mới.
+ Vòng tiếp điện nếu bị mòn méo phải tiện lại cho tròn, và đánh bóng bằng
giấy nháp mịn. Chú ý đến bề dày của vòng tiếp điện.
+ Chổi than nếu bị mòn, vỡ phải rà lại với vòng tiếp điện để tiếp xúc tốt, nếu
mòn nhiều phải thay mới. Lò xo chổi than yếu, gẫy thay mới.
+ Các chỉnh lưu điốt bị hỏng phải thay thế.
+ Vòng bi bị mòn, dơ lỏng phải thay thế.
* Kiểm tra máy phát sau sửa chữa.
− Kiểm tra sau khi lắp ráp:
Kiểm tra quay trơn nhẹ nhàng không bị vướng kẹt.
Dùng đèn thử hoặc ôm kế để kiểm tra.
+ Nối cọc âm ắc quy 12v với vỏ máy phát.
+ Nối tiếp bóng đèn thử 12 v với cọc dương ắc quy.


×