Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

DỰ ÁN 1 MARKETING QUẢN TRỊ KINH DOANH CÔNG TY VISSAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 41 trang )

FPT POLYTECHNIC



ASSIGNMENT

DỰ ÁN 1
CÔNG TY CỔ PHẦN

VISSAN
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Đăng Huy Vũ
Ngành: Marketing & Sales
Lớp: ------------------Nhóm:

__Tháng 7 – 2017__


NHẬN XÉT
Giảng viên 1:..............................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................


.....................................................................................................................
Giảng viên 2:..............................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................

22


YÊU CẦU 1:
PHÂN TÍCH TẦM NHÌN – SỨ MỆNH
CỦA DOANH NGHIỆP
1. Thông tin chung về doanh nghiệp:
− Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (VISSAN)
− Tên giao dịch: VISSAN
− Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần – có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật

hiện hành của Việt Nam (Trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn).
− Ngày thành lập: 20/11/1970 (bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 18/05/1974)
– Địa chỉ: 420 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

– Chuyên ngành chính: Buôn bán thực phẩm (kinh doanh thịt heo – bò – gia cầm – hải sản
tươi sống, thịt chế biến, thịt hộp, trứng gà – vịt, kinh doanh heo – bò giống, heo – bò thịt).
– Thị trường kinh doanh – xuất khẩu: Nội địa (Việt Nam) / Úc / Hàn Quốc / Đài Loan /
Singapore / Đức / Nga / Đông Âu / Châu Á / Bắc Mỹ /…
– Định hướng kinh doanh: Tham gia bình ổn – tiếp cận thị trường bằng chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm.
– Giá trị cốt lõi: Sự lành mạnh và an toàn vệ sinh thực phẩm / Tính tiện lợi / Tính chuyên
nghiệp / Tính đa dạng, phong phú và thỏa mãn nhu cầu / Tính thân thiện với cộng đồng và
môi trường / Tính văn hóa truyền thống ẩm thực / Tính ngon vị và dinh dưỡng / Niềm tự hào
tràn đầy sức sống.
– Vốn điều lệ: 809.143.000.000VNĐ (Tám trăm lẻ chín tỷ, một trăm bốn mươi ba triệu
đồng)
– Tổng số lao động bình quân: 3.870 người lao động (báo cáo năm 2016)
– Mệnh giá cổ phần: 10.000VNĐ / cổ phần (Vốn điều lệ được chia thành 80.914.300 cổ
phần)
− Điện thoại: +84 (8) 3553 3999

– Fax: +84 (8) 3553 3939

+84 (8) 3553 3888
− Email:

– Website: http:/www.vissan.com.vn/

23


2. Tầm nhìn của Doanh nghiệp:
– VISSAN với mục tiêu trở thành nhà sản xuất – chế biến – phân phối thực phẩm có tầm ảnh
hưởng lớn nhất cả nước và trong khu vực với chuỗi sản phẩm đa dạng – phong phú và đáp

ứng đủ các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Doanh nghiệp hướng đến sự hoàn chỉnh của các hệ thống chăn nuôi, cơ sở giết mổ – chế
biến – phân phối để có thể giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực thực phẩm của nước nhà.
– Khai thác nguồn lực vốn – công nghệ – kinh nghiệm từ mọi thành phần kinh tế trong và
ngoài nước dưới hình thức hợp tác – liên doanh – liên kết nhằm phát triển đồng bộ và xây
dựng chuỗi thực phẩm khép kín từ vùng nguyên liệu cho đến chế biến cung cấp thực phẩm an
toàn chất lượng cao, từ trang trại đến bàn ăn của mọi gia đình.

3. Sứ mệnh của Doanh nghiệp:
– Mục tiêu sứ mệnh của VISSAN là mang đến nguồn dinh dưỡng, sức khỏe và an toàn thực
phẩm cho thế hệ hiện tại và tương lai cũng như mang đến sự tiện ích cho mọi gia đình.
– Kết nối với cộng đồng, khách hàng cũng như với các đối tác bằng uy tín – chất lượng và
nguồn năng lượng dồi dào từ các thực phẩm của Công ty đem lại.
– Lợi ích của người tiêu dùng chính là kim chỉ nam trong việc tạo nên các giá trị cốt lõi – sứ
mệnh và phương châm hoạt động của Doanh nghiệp trên suốt chặn đường phát triển.

4. Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp:


Các thành viên của Hội đồng Quản trị gồm:
Ông Nguyễn Phúc Khoa : Chủ tịch HĐQT
Ông Nguyễn Ngọc An

: Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc

Ông Phạm Trung Lâm

: Phó Chủ tịch HĐQT

Ông Trần Ngọc Đăng


: Thành viên HĐQT
24


Ông Huỳnh Quang Giàu : Thành viên HĐQT


Các thành viên của Ban Điều hành gồm:
Ông Nguyễn Ngọc An

: Tổng Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch HĐQT

Ông Nguyễn Đăng Phú

: Phó Tổng Giám đốc

Bà Đặng Thị Phương Ninh : Phó Tổng Giám đốc
Bà Lâm Thị Ngọc Sương : Phó Tổng Giám đốc


Các thành viên của Ban Kiếm soát gồm:
Ông Phạm Hoàng Sơn

: Trưởng Ban Kiểm soát

Ông Lê Quang Liêm

: Thành viên Ban Kiểm soát


Ông Nguyễn Kim Khánh : Thành viên Ban Kiểm soát

25


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM KỸ NGHỆ SÚC SẢN

VISSAN
Đại hội đồng Cổ đông

Hội đồng Quản trị

Ban Kiểm soát

Ban Điều hành

Đơn vị chi nhánh
Khối sản xuất
Ban Các phòng chuyên môn
Văn phòng
quản lý 1. Tổ chức nhân sự
đại diện
1. Xưởng tồn trữ và 1. Các trung tâm KD
dự án 2. Hành chính
thực
phẩm
VISSAN
hạ thịt gia súc
Đặt tại Nga và

3. Thị trường
4. Điều hành sản xuất và
nghiên cứu phát triển SP
5. Quản lý chất lượng SP
6. Vật tư Kỹ thuật
7. KD thực phẩm tươi
sống
8. KD thực phẩm chế biến
9. Kế hoạch đầu tư
10. Công nghệ thông tin
11. Tài chính kế toán
Các quần hàng tươi sống

2. Xưởng sản xuất | 2. Tr.tâm KD chuỗi
cửa hàng VISSAN
chế biến thực phẩm
3. CNhánh Hà Nội
3. Xưởng Pha lóc
4. CNhánh Đà Nẵng
4. Xưởng bao bì
5. CNhánh Bình Dương
5. Khu trữ lạnh
6. XN CBKD thực phẩm
7. XNCN Bình Thuận
8. XNCN Bình Dương

Các cửa hàng GTSP

Campuchia


Các sạp chợ

26


4.1. Nhiệm vụ của Đại Hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ):
– Ban hành các nghị quyết, thảo luận và thông qua các Báo cáo tài chính năm được kiểm
toán, Báo cáo của Hội đồng Quản trị, Báo cáo của Ban Kiểm soát.
– Lựa chọn công ty kiểm toán; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm và thay thế thành viên Hội đồng
Quản trị và Ban Kiểm soát; Bổ sung và sửa đổi Điều lệ Công ty.
– Loại cổ phần và số lượng cổ phần mới được phát hành đối với mỗi loại cổ phần.
– Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, tổ chức lại hay giải thể (thanh lý) Công ty và
chỉ định người thanh lý.
– Kiểm tra và xử lý các vi phạm của Hội đồng Quản trị hoặc Ban Kiểm soát gây thiệt hại
cho Công ty và các cổ đông của Công ty.
– Đưa ra các quyết định giao dịch, lập kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của Công ty.
4.2. Nhiệm vụ của Hội đồng Quản trị (HĐQT):
– Có trách nhiệm giám sát và báo cáo cho ĐHĐCĐ các quyết định liên quan đến chức vụ
Tổng Giám đốc và các cấp cán bộ quản lý khác; Bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các Phó Tổng
Giám đốc, Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng theo đề nghị của Tổng Giám đốc.
– Đưa ra quyết định về cơ cấu tổ chức và lập kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và
ngân sách hằng năm; Xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược
ĐHĐCĐ đã thông qua.
– Quyết định mức lương, tiền thù lao, lợi ích và các điều khoản khác trong hợp đồng lao
động đối với các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc điều hành, Kế toán trưởng sau khi tham
khảo ý kiến của Tổng Giám đốc.
– Giải quyết khiếu nại của Công ty đối với các cán bộ quản lý, quyết định lựa chọn đại diện
để giải quyết các vấn đề liên quan tới các thủ tục pháp lý đối với cán bộ quản lý đó.
– Đề xuất phát hành các chứng quyền cho phép người sở hữu mua cổ phiếu theo mức giá
định trước, các trái phiếu chuyển đổi, các cổ phiếu có thể phát hành và tổng số cổ phiếu phát

hành theo từng loại.
– Quyết định giá trái phiếu, giá cổ phiếu, chứng khoán chuyển đổi trong trường hợp được
ĐHĐCĐ ủy quyền; Đề xuất mức cổ tức hằng năm, mức cổ tức tạm ứng; Phê chuẩn việc vay
nợ và thực hiện các khoản thế chấp – bảo đảm – bảo lãnh – bồi thường, việc thành lập chi
nhánh, văn phòng đại diện và các Công ty con của Công ty.
– Quyết định việc thực hiện, sửa đổi, hủy bỏ các hợp đồng mua bán – sáp nhập – thâu tóm
Công ty và liên doanh.
27


– Ông Nguyễn Phúc Khoa – Chủ tịch HĐQT phụ trách chung cho cả HĐQT, có nhiệm vụ tổ
chức bộ máy và ban quản lý các dự án của VISSAN.
– Ông Nguyễn Ngọc An – Phó Chủ tịch HĐQT (kiêm Tổng Giám đốc) phụ trách điều hành
Công ty, các hoạt động và thị trường kinh doanh.
– Ông Phạm Trung Lâm – Phó Chủ tịch HĐQT phụ trách hoạt động kế hoạch và chiến lược.
– Ông Trần Ngọc Đăng – Thành viên HĐQT phụ trách về tài chính và pháp chế của Công ty.
– Ông Huỳnh Quang Giàu – Thành viên HĐQT phụ trách mảng kỹ thuật, sản xuất, nghiên
cứu và phát triển sản phẩm.
4.3. Nhiệm vụ của Ban Điều hành (HĐH):
– Thực hiện các nghị quyết của HĐQT và ĐHĐCĐ, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư
của Công ty mà HĐQT và ĐHĐCĐ đã thông qua.
– Quyết định tất cả các vấn đề không cần phải có nghị quyết của HĐQT gồm việc thay mặt
Công ty ký kết hợp đồng tài chính và thương mại, tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh thường nhật của Công ty.
– Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm – miễn nhiệm – bãi nhiệm, mức lương, lợi ích và các
điều khoản khác trong hợp đồng lao động của các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc Điều hành,
Kế toán trưởng; Tuyển dụng cán bộ quản lý cần thiết phù hợp, bổ nhiệm – miễn nhiệm – bãi
nhiệm cán bộ quản lý trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT.
– Đưa quyết định số lượng, mức lương, trợ cấp, lợi ích của người lao động sau khi đã tham
khảo ý kiến của HĐQT; Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công

ty, các bản dự toán dài hạn hằng năm – hằng quý.
– Chịu trách nhiệm trước HĐQT và ĐHĐCĐ về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được
giao và phải báo cáo khi được yêu cầu.
4.4. Nhiệm vụ của Ban Kiểm soát (BKS):
– Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn đề có liên
quan; Thảo luận với kiểm toán viên độc lập về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt
đầu việc kiểm toán.
– Kiểm tra các báo cáo tài chính năm – nửa năm – quý; Thảo luận các vấn đề khó khăn tồn
tại từ kết quả kiểm toán giữa kỳ – cuối kỳ, những vấn đề kiểm toán viên độc lập muốn bàn
bạc.
– Xem xét thu quản lý của kiểm toán viên độc lập, báo cáo của Công ty về các hệ thống
kiểm soát nội bộ, những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phải hồi của ban quản lý Công ty.
28


– Ban hành các quy định về các cuộc họp của BKS và cách thức hoạt động của BKS.
4.5. Nhiệm vụ của các Phòng Ban chuyên môn:
– Ban quản lý dự án: Thực hiện các thủ tục về chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, bồi
thường, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán vốn đầu tư thuộc các dự án phát triển do Công ty
đầu tư.
– Phòng Tổ chức nhân sự: Giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự, tuyển dụng – điều
động và quản lý nhân lực, tổ chức bộ máy – quy chế – chức năng nhiệm vụ các phòng ban.
– Phòng Hành chính: Xử lý các thông tin, văn thư, soạn thảo văn bản, phát hành – lưu trữ –
bảo mật con dấu và tài liệu, lên lịch công tác, trình các giấy tờ cần ký kết lên cấp cao, tính
lương, quản lý vệ sinh – an ninh – an toàn, theo dõi công tác thi đua – khen thưởng và kỷ
luật.
– Phòng Thị trường: Tham mưu phát triển thị trường – thương hiệu, tìm hiểu nhu cầu khách
hàng và phân khúc thị trường – xác định mục tiêu, lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu.
– Phòng Điều hành sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm: Giám sát hoạt động sản
xuất, nghiên cứu tình hình môi trường kinh doanh và xây dựng chiến lược – chiến thuật phát

triển.
– Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm: Theo dõi – kiểm tra công tác quản lý chất lượng hệ
thống sản xuất và thực phẩm đầu vào – đầu ra trước khi đưa vào sản xuất – tiêu thụ.
– Phòng Vật tư kỹ thuật: Lập sổ sách theo dõi số lượng xe – thiết bị, lập kế hoạch mua sắm
trang thiết bị – máy móc phục vụ hoạt động sản xuất và kinh doanh.
– Phòng Kế hoạch đầu tư: xây dựng kế hoạch dài – trung – ngắn hạn, giám sát tiến độ thực
hiện kế hoạch, nghiên cứu – đề xuất – lựa chọn dự án đầu tư và đối tác liên doanh – liên kết.
– Phòng Công nghệ thông tin: Theo dõi và duy trì hoạt động liên tục các hoạt động trên
website hệ thống và cổng thông tin, lắp đặt – cài đặt – sửa chữa các thiết bị điện tử và mạng
trong phạm vi Công ty, quản lý cơ sở hạ tầng và kỹ thuật công nghệ thông tin.
– Phòng Tài chính kế toán: Quản lý chi phí – doanh thu – tiền – hành tồn kho – công nợ –
vật tư tài sản và các nguồn quỹ, thu thập thông tin chứng từ kế toán, lập báo cáo kế toán.
– Văn phòng Đại diện: Nghiên cứu tình hình kinh tế thương mại – tìm kiếm thị trường và
đối tác tại địa phương, thiết lập và tạo hình ảnh đẹp cho Công ty.

29


YÊU CẦU 2:
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỊNH VỊ KHÁCH HÀNG
CỦA DOANH NGHIỆP
1. Phân tích thị trường và định vị khách hàng của Doanh nghiệp:

1.1.
Phân tích thị trường:
 Quy mô thị trường:

– Thống kê dân số thế giới tính đến 16/01/2017, Việt Nam – quốc gia đông dân thứ 14 Thế
giới có tổng dân số gần 95 triệu người (94.970.597 người), độ tuổi trung bình là 30,8 – độ
tuổi lao động và số dân thành thị chiếm 34,7% tổng số. Do đó mà nhu cầu tiêu dùng của

người dân Việt càng cao, đặc biệt là về tiêu thụ thực phẩm.
– Theo ước tính của Tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU), các cá nhân –
hộ gia đình Việt Nam có tổng số tiêu dùng đạt đếm gần 128 tỷ USD (3 triệu tỷ đồng), riêng
chi tiêu cho nhóm hàng thực phẩm – đồ uống đạt 55,3 tỷ USD, chiếm 43,3% tỷ trọng.
– Việt Nam nằm trong Top 10 các nước sản xuất và tiêu thụ thịt heo nhiều nhất thế giới. Sản
lượng tiêu thụ thịt heo hiện nay bình quân là 33,5 kg/người nhưng đến năm 2020, dự kiến con
số này sẽ là 39 kg. Vì thế, thị trường còn tiềm năng rất lớn để khai thác.
– Những báo cáo thị trường trong những năm gần đây cho thấy nhu cầu tiêu thụ các loại thịt
tại Việt Nam gia tăng mạnh mẽ, bên cạnh thịt heo với gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt, dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả
quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới.
– Nước ta đang dần mở rộng xuất khẩu các mặt hàng nông sản – chăn nuôi đến hơn 100
quốc gia nhờ vào việc gia nhập sâu rộng trong thị trường chung thế giới. Tại thị trường tiêu
dùng Việt Nam, lĩnh vực chế biến sản xuất thực phẩm chưa bao giờ mất đi sự quan tâm, nhu
cầu sử dụng thực phẩm an toàn và chất lượng của người tiêu dùng cũng ngày càng tăng cao.
 Tiềm năng thị trường:
– Quy mô chi tiêu "trên bàn ăn" của người tiêu dùng Việt ước tính tăng trưởng với chi tiêu
cho thực phẩm trung bình hằng tháng tăng từ 28,1 USD (năm 2011) lên 61,3 USD (năm
2015).

210


– Một công ty nghiên cứu trong nước đã kết luận quy mô tiêu thụ của thị trường thực phẩm
chế biến tại Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ, từ 18,8 tỷ USD (năm 2011) lên 32,1 tỷ USD
(năm 2015) và ước tính mức tiêu thụ bình quân đầu người năm 2016 đạt 5,8 triệu đồng/năm.
– Thông qua ước tính về kết quả chăn nuôi tháng 02/2017 của Bộ Nông nghiệp – Phát triển
nông thông và Tổng cục thống kê : Tổng số bò cả nước tăng 1,9% – 2,1% ; Tổng số lợn tăng
4,5% – 5,2% ; Tổng số gia cầm tăng 4,3% – 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Các thông số
trên cho thấy việc chăn nuôi bò và gia cầm phát triển tương đối ổn định và đảm bảo nguồn
cung cho thị trường Tết nguyên đán, tuy nhiên chăn nuôi lợn vẫn gặp khó khăn về giá bán

khiến người nuôi phải chịu lỗ.
 Xu hướng thị trường:
– Qua một khảo sát cho thấy, các loại thực phẩm nội địa lại lấn át hàng ngoài do việc chế
biến hợp khẩu vị người dùng trong nước. Song, đời sống nước ta đang trong quá trình cải tiến
khiến cuộc sống của người dân cũng trở nên bận rộn hơn, đặc biệt là lối sống hiện đại ở các
thành phố lớn. Tiết kiệm thời gian và tiền bạc chính là những yếu tố đầu tiên cho thực đơn
bữa ăn gia đình, điều này cũng có nghĩa nhu cầu về các loại chế biến sẵn cũng ngày một gia
tăng.
– Có khoảng 86% người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua thịt tươi tại chợ thay vì trong siêu thị.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các chuỗi siêu thị, những thói quen này được dự báo là
sẽ dần bị thay đổi, đặc biệt là giới trẻ.
– Đối với những người có thu nhập cao, họ sẵn sàng chấp nhận chi trả nhiều hơn để đảm bảo
mua được các loại thịt có chất lượng cao. Đối với nhóm phân khúc khách hằng này, họ dành
nhiều thiện cảm hơn dành cho những sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài.
– Ý thức về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tốt hơn nên việc mua hàng tại siêu thị hay
cửa hàng chuyên doanh tăng cao, điều này làm cho thị trường thực phẩm chế biến Việt Nam
sôi động hơn. Ngoài ra, để đảm bảo hoàn toàn độ tươi ngon – giá trị dinh dưỡng của thực
phẩm thì các sản phẩm không chứa chất bảo quản hay yếu tố nhân tạo cũng đang trở thành xu
hướng.
⇒ Tuy nhiên, ngành thực phẩm vẫn còn khá hạn chế do các Doanh nghiệp nội chỉ xuất
khẩu nguyên liệu thô thay vì đầu tư sản xuất tinh. Song công nghệ sản xuất trong nước còn
khá kém, chất lượng thực phẩm bất ổn định và chưa kiểm soát chặt chẽ khâu an toàn vệ sinh
thực phẩm.

211


⇒ Ngoài ra do nhu cầu ăn uống ngày càng tăng, số Doanh nghiệp thuộc ngành chế biến
thực phẩm đã đông nay lại càng tăng ồ ạc. Điều này dẫn đến việc mức độ cạnh tranh sẽ cực
lớn và cũng tiềm ẩn khá nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh để chiếm lĩnh thị trường.

1.2.
Định vị khách hàng:
 Thị trường Người tiêu dùng:
– Các nhóm khách hàng: gia đình, công chức văn phòng – sinh viên học sinh, trẻ em,…
– Phù hợp với mọi độ tuổi.
 Thị trường Doanh nghiệp:
– Kinh doanh kết hợp phân phối ở các siêu thị – cửa hàng chuyên doanh.
– Triển khai hình thức nhượng quyền thương hiệu qua các sản phẩm thức ăn nhanh.

2. Phân tích SWOT của Doanh nghiệp:

2.1. Điểm mạnh:

– Thương hiệu VISSAN trải qua 46 năm hình thành và phát triển, sở hữu bề dày kinh
nghiệm lâu đời và có uy tín cao về việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho khách hàng.
– Chiếm 65% thị phần xúc xích và 75% thị phần lạp xưởng trên thị trường Việt Nam,
VISSAN đang dẫn đầu và được mệnh danh là kẻ “bất khả chiến bại” tại thị trường nội địa.
– Sở hữu hệ thống phân phối, siêu thị phủ rộng Bắc chí Nam, mạng lưới cửa hàng đa dạng
phong phú với hơn 130.000 điểm bán trên toàn quốc.
– Có hơn 100 sản phẩm với các mặt hàng phong phú đa dạng (tươi sống, chế biến đông lạnh,
đóng hộp,…) đáp ứng các nhu cầu phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.
– VISSAN hợp tác với các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn và theo dõi kiểm soát trực tiếp
chất lượng thực phẩm đầu vào, đồng thời phát triển hệ thống giết mổ tiên tiến và quy trình
sản xuất đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Công ty Kỹ nghệ Súc sản VISSAN đã và đang từng bước hoàn thiện các quy trình cung
ứng, đảm bảo việc chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như kiểm soát chặt chẽ khau vệ
sinh an toàn thực phẩm.
2.2. Điểm yếu:
– Các nhóm sản phẩm chưa được hoạch định rõ ràng, chưa có sản phẩm cho phân khúc cao
cấp cũng như việc định vị theo cấp độ nhãn hiệu – thương hiệu. Do đó hầu như tất cả các sản

phẩm của Chưa phân VISSAN đều có chung định vị.

212


– Khâu quảng cáo, marketing về sản phẩm và thương hiệu chưa được thường xuyên. Ngoài
ra việc thu thập thông tin thị trường cũng còn hạn chế, chính sách kinh doanh chưa thực sự
linh hoạt, chỉ phù hợp ở các khu thành thị.
– Trong khi mảng thực phẩm rất mạnh thì ở lĩnh vực chăn nuôi, các trang trại của Vissan khá
nhỏ, mới đáp ứng được 10% nhu cầu thịt heo.
2.3. Cơ hội:
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế đang gia tăng và ổn định, đời sống người dân được cải thiện và
chỉ số tiêu dùng tăng đặc biệt là nhu cầu ăn uống. Đây là một lợi thế về nguồn cung ứng cũng
nhu tiêu dùng cho các Công ty thuộc ngành thực phẩm như VISSAN.
– Sự hội nhập thông thương quốc tế dẫn đến vô vàng cơ hội tạo sự khác biệt cho sản phẩm
từ các nguyên liệu mới.
– Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế Đông Nam Á (AEC) mang đến cơ hội tiếp cận với
các nguồn cung cấp nguyên liệu với mức giá thấp nhưng chất lượng cao từ các nước bạn
trong khu vực, giảm được mức chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng thực phẩm chế biến.
– Doanh nghiệp trong nước và đặc biệt là Công ty thuộc ngành thực phẩm như VISSAN sẽ
có thêm cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu và hưởng các loại ưu đãi về thuế nhờ vào việc nước ta
đang chuẩn bị tham gia vào hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP).
– Nhận thức của người tiêu dùng trên toàn quốc ngày càng cao, ý thức về việc tiêu dùng các
sản phẩm thực phẩm an toàn phù hợp với sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà VISSAN luôn thực
hiện.
2.4. Thách thức:
– Trong số các quốc gia tham gia TPP thì Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất,
đây cũng chính là thách thức lớn cho các Doanh nghiệp về vấn đề sản xuất – chất lượng sản
phẩm và thương hiệu.

– Lối sống thay đổi dẫn đến việc dễ dàng thay đổi sản phẩm thương hiệu tiêu dùng của
người dân cũng là một trong những vấn đề nan giải để có thể giữ chân khách hàng. Ngoài ra
môi trường ô nhiễm và bệnh dịch hoành hành cũng làm hạn chế mức độ tiêu dùng.
– Các khoản ưu đãi thuế, cơ chế đầu tư của từ việc hội nhập kinh tế làm cho hàng hóa nhập
khẩu dễ dàng thâm nhập vào thị trường trong nước với giá cả cạnh tranh khiến VISSAN có
thêm các đối thủ tranh giành thị phần.

3. Phân tích môi trường cạnh tranh của Doanh nghiệp:
213


– Áp dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael E.Porter nhằm phân tích môi trường
vi mô – yếu tố ngoại cảnh của Doanh nghiệp, từ đó thấy được những yếu tố cạnh tranh có ảnh
hưởng trực tiếp đến Doanh nghiệp trong ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm như hiện tại.

3.1. Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại:
– Những Doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với VISSAN (Nam Phong, Hạ Long Canfoco)
có mức giá sản phẩm rẻ hơn nhờ chi phí thấp, đang chiếm được ưu thế hơn tại thị trường
miền Bắc và cũng đang mở rộng tại miền Nam.
– Không thể không nhắc đến CP – Công ty nhận vốn từ Thái Lan, đang đánh chiếm thị phần
với lợi thế về giá – các chương trình khuyến mãi lớn và nguồn tài chính ổn định. Tuy nhiên
lại chưa có kênh phân phối xuất khẩu, đặc biệt là bị giảm uy tín do sử dụng hàn the trong sản
xuất.
– Ngoài ra, hệ thống thương lái tư nhân cũng là 1 nhóm đối thủ cạnh tranh của VISSAN
trong việc kinh doanh thịt tươi sống. Xuất hiện hầu hết trên địa bàn thành phố – các tỉnh
thành, giá gia công giết mổ thấp hơn so với tại VISSAN, phương thức mua bán linh hoạt,…
Tuy nhiên những sản phẩm mà nơi đây cung cấp không đảm bảo nhu cầu vệ sinh an toàn thực
phẩm.
3.2. Nguy cơ từ các đối thủ trẻ tiềm năng:
– Như những phân tích thị trường nêu trên, ngành sản xuất kinh doanh thực phẩm đang ngày

càng trở nên đông đúc do số lượng lớn Doanh nghiệp mới trong nước tham gia kinh doanh.
Song thị trường Việt Nam cũng đang nhận được sự thu hút đầu tư từ nhiều Công ty nước
ngoài, điều này càng làm cho môi trường cạnh tranh trong ngành thêm phần gay gắt.
– Với mong muốn chiếm lĩnh thị phần và nguồn lực, các Doanh nghiệp mới có tiềm lực
mạnh không ngại đầu tư đẩy mạnh việc khai thác các năng lực sản xuất mới hiện đại và tiên
214


tiến. Những đối thủ mới tham gia kinh doanh này rất có khả năng trở thành yếu tố làm giảm
lợi nhuận của VISSAN.
3.3. Nguy cơ đến từ sản phẩm thay thế:
– Các sản phẩm thay thế trong ngành cũng tạo sức ép cho VISSAN, làm hạn chế tiềm năng
lợi nhuận vì mức giá cao bị khống chế. Những mặt hàng như thủy cầm và các dạng thức ăn
nhanh đang dần thay thế cho các mặt hàng tươi sống của Công ty. Song những hàng thay thế
này chỉ tồn tại ngắn hạn và không tạo áp lực lớn vì sản phẩm của VISSAN luôn vượt trội hơn
do chứa nhiều dưỡng chất và đảm bảo chất lượng. Dù vậy, Công ty cũng đã cho ra mắt các
sản phẩm dạng thức ăn nhanh, vừa là sản phẩm thay thế vừa đẩy mạnh tiêu thụ cho các mặt
hàng chế biến sẵn.
– Các sản phẩm đóng hộp chay của Công ty cũng bị đe dọa bởi sự xuất hiện của các thực
phẩm làm từ thực vật nhưng có mùi vị của thịt hay còn gọi là thịt nhân tạo – thịt chay. Loại
thực phẩm này hiện đang phát triển trên thị trường Việt Nam, có thể nói là sự lựa chọn hoàn
hảo cho những khách hàng đang có nhu cầu ăn chay cũng như giảm béo vì được làm từ các
nguyên liệu thực vật.
3.4. Quyền thương lượng của khách hàng:
– Lợi thế của VISSAN so với đối thủ cạnh tranh chính là thương hiệu mạnh và sự uy tín. Cả
2 mảng B2B (các siêu thị, đại lý, tiểu thương, …) và B2C của Công ty cũng luôn giữ vững
mạng lưới phân phối rộng rãi với số lượng lớn nhờ sản phẩm luôn được khách hàng tin
tưởng.
– Sự đòi hỏi của khách hàng về mức giá hay chất lượng sản phẩm có thể khiến lợi nhuận của
Doanh nghiệp cũng như ngành kinh doanh thực phẩm có phần giảm sút. Do đó để giữ chân

được khánh hàng, bên cạnh chất lượng an toàn thực phẩm và giá cả, VISSAN luôn kết hợp
thêm nhiều công việc dịch vụ khác (hình ảnh bao bì, chiết khấu, khuyến mãi, quà tặng, …).
– Các siêu thị, đại lý, tiểu thương luôn muốn đáp ứng đủ hàng (hay đổi lại hàng trong trường
hợp có sai sót) cách nhanh nhất, đòi hỏi chính sách chiết khấu cũng như hoa hồng phù hợp
nhưng lại kéo dài thời hạn thanh toán đơn hàng. Điều này tạo áp lực về mặt tài chính, đầu ra
và uy tín của Công ty.
3.5. Quyền thương lượng của nhà cung cấp (NCC):
– Ngoài việc trực tiếp chăn nuôi, VISSAN còn đầu tư vào các trại chăn nuôi uy tín tại các
tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, đợt khủng hoảng thịt heo vừa qua đã gây ảnh hưởng lớn
về giá và chi phí phát sinh cho Công ty.
215


– Về nguồn phụ liệu – phụ gia, Doanh nghiệp lựa chọn hợp tác với các NCC nước ngoài có
công nghệ tiên tiến và có uy tín (Úc, Nhật, Pháp, Đức, Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore, …).
Nhờ đó, Công ty tránh được việc phải đối mặt với áp lực lớn về giá cả và số lượng đặt hàng.
– Nhờ sự hỗ trợ của Công ty Mẹ là Tổng Công ty Thương mại Sàn Gòn, VISSAN được vay
vốn với tỉ số lãi suất bằng không. Bên cạnh đó, việc hoạt động kinh doanh hiệu quả cũng giúp
Doanh nghiệp dễ dàng thu hút sự huy động vốn đầu tư lớn từ các cá nhân – tổ chức bên
ngoài. Song việc vay vốn của Công ty cũng cực kì thuận lợi.
– Các NCC khác (Bao bì, Vật tư – thiết bị máy móc, …) có thể gây ảnh hưởng mạnh đến chi
phí và giá thành sản phẩm của Doanh nghiệp. Nguồn lao động cũng chưa đạt chất lượng do
thiếu kinh nghiệm cũng như không đạt được trình độ chuyên môn cao.

216


YÊU CẦU 3:
PHÂN TÍCH TỔ HỢP MARKETING 4Ps
CỦA DOANH NGHIỆP

1. Đánh giá sản phẩm:

217


1.1.

BẢNG TỔNG HỢP TẤT CẢ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY VISSAN
Thịt Nạc đùi / Nạc vai / Nạm bò / Bắp bò / Bắp hoa / Gầu bò / Thăn nội / Thăn ngoại / Thịt
THỰC bò xay / Xương ống / Cổ bò
PHẨM Thịt Nạc dăm / Nạc vai / Sườn non / Thịt vai / Thịt đùi / Cốt lết / Nạc vai / Thăn heo / Ba
TƯƠI heo rọi / Ba rọi rút sườn / Filê / Chân bắp giò / Nạc xay
SỐNG Thịt Cánh gà / Đùi 1 phần 4 / Đùi tỏi / Gà thả vườn nguyên con / Gà ta nguyên con / Gà thả


vườn không đầu chân / Gà công nghiệp không đầu chân

Xúc xích phô mai / Xúc xích bắp / Xúc xích tôm / Xúc xích bò hũ nhựa / Xúc xích heo
Xúc
hũ nhựa / Xúc xích dinh dưỡng heo/ Xúc xích dinh dưỡng bò / Xúc xích 3 bông mai bò /
xích
Xúc xích 3 bông mai heo / Xúc xích Dzô Dzô / Xúc xích Dzui Dzui / Xúc xích hộp
tiệt
nhựa / Xúc xích hộp giấy / Hola vị sườn nướng sốt cay / Hola vị thịt nướng xiên (gói, hũ
trùng
nhựa) / Hola vị bò hầm khoai tây (gói, hũ nhựa) / Hola ngũ vị cay
Lạp Lạp xưởng / Lạp xưởng tôm (gói, hộp) / Lạp xưởng Mai Quế Lộ (gói, hộp) / Lạp xưởng
THỰC
xưởng 3 bông mai /
PHẨM

Bò 2 lát / Bò 2 lát 3 bông mai / Pate bò 3 bông mai / Bò kho / Bò xay / Bò hầm / Bò nấu
CHẾ
đậu / Corned beef / Bò xốt cà / Ragu bò chay / Bò nấu đậu chay / Heo kho trứng / Nước
BIẾN
súp heo / Heo 2 lát / Heo 2 lát 3 bông mai / Heo hầm / Heo hầm chay / Heo hầm 3 bông
KHÔ Đồ
mai / Chả đùm / Sườn nấu đậu / Dăm bông / Dăm bông 3 bông mai / Xíu mại sốt cà /
hộp
Pate thịt đậu / Pate gan heo / Pate heo / Pate heo 3 bông mai / Gà hầm / Gà nấu đậu / Gà
hầm xíu muội / Pate gà / Cari gà / Cari gà cay / Gà kho sả 3 bông mai / Cá ngừ xốt dầu /
Cá kho thịt 3 bông mai / Cá xốt cà / Mắm chưng hột vịt muối / Xúc xích sốt cà
Khác

Cơm cháy / Cơm sấy chiên giòn / Chà bông giòn / Chà bông heo mặn ngọt / Chà bông
heo không đường / Chả giò ăn liền Ngon Ngon

Giò sống / Chân giò muối / Nem nướng / Chả nướng heo / Xôi chiên phồng / Lạp xưởng
tươi / Cá viên / Heo viên / Bò viên / Há cảo / Sủi cảo / Hoành thánh / Hoành thánh trẻ
Hàng em / Hoành thánh tôm thịt đặc biệt / Phô mai que / Chả giò cối / Chả cá đặc biệt / Cá ba
đông sa kho tộ / Nem gà lá chanh / Bắp cải gói thịt / Chà giò thịt / Chả giò rế thịt / Chả giò rế
lạnh chay / Chả giò chay cao cấp / Chả giò da xốp / Chả giò da xốp em bé / Chả giò hải sản /
THỰC
Chả giò hải sản kem bơ / Chả giò hải sản đặc biệt / Chả giò con tôm / Chả giò rế con
PHẨM
tôm / Chả giò tôm cua / Chả giò rế tôm cua / Chả giò cua biển
CHẾ
Nem chua / Dồi heo / Pate gan / Da bao / Thịt heo sấy thượng hạng / Đùi heo sấy / Ba
BIẾN
rọi xông khói / Thăn heo xông khói / Jambon xông khói / Jambon Da bao / Jambon
ĐÔNG

Thịt Standard / Jambon Choix / Jambon 3 bông mai / Xúc xích Đức / Xúc xích Việt / Xúc
LẠNH
nguội xích hồ lô / Xích xích khô / Xúc xích tỏi / Xúc xích Mortadelle / Xúc xích Francfort bò /
Xúc xích Francfort heo / Xúc xích Happy / Xúc xích Pecan / Xúc xích xá xíu / Xúc xích
phô mai / Xúc xích Cocktail /
Giò

Giò hoa / Giò bò / Giò bò đặc biệt / Giò lụa / Giò lụa bì / Giò lụa đặc biệt / Giò lụa
thủ / Giò thủ

Đặc trưng – lợi thế của sản phẩm:
218




Khi nhắc đến VISSAN người tiêu dùng luôn an tâm về chất lượng sản phẩm. Đây chính là

lợi thế rất lớn mà Công ty đạt được sau hơn 40 năm nổ lực. Với những sản phẩm chất lượng, đặc
trưng như dòng sản phẩm “3 Bông Mai” cho phân khúc thị trường nông thôn cũng là thị trường
tiềm năng rộng lớn, chiến 72% tổng lượng tiêu dùng.
– Thế mạnh của Công ty đến từ các sản phẩm thịt chế biến khô, chủ yếu ở thị trường nội
địa. Theo thống kê chung của Euromonitor về thị phần sản phẩm từ thịt và thủy sản chế biến
sẳn tháng 12/2015 thì VISSAN là thương hiệu lớn nhất tại Việt Nam với 23,6% thị phần.
– Sản phẩm của VISSAN phong phú (có trên 100 sản phẩm các loại) với nhiều loại kích cỡ,
đáp ứng được mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng cũng như từng phân khúc thị trường.
– Bên cạnh đó, VISSAN luôn nổ lực nghiên cứu để phát triển thêm sản phẩm mới phù hợp
với chuỗi sản phẩm đa dạng nhưng đầy đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Mục đích của việc
đưa ra thị trường các dòng sản phẩm mới này nhằm khai thác tối đa lợi thế về thương hiệu
của Công ty, không chỉ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước trong khu

vực.
– Thịt tươi sống luôn được kiểm soát từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra, thịt
chế biến luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng trọng lượng cũng như chủng loại, cộng với trang thiết
bị hiện đại và công nghệ khép kín nên VISSAN luôn đem đến cho khách hàng những sản
phẩm an toàn và dinh dưỡng tốt nhất.
1.2. Xây dựng thương hiệu:
– Bao bì sản phẩm của VISSAN thường được sử dụng 3 tone màu chủ đạo: Đỏ, Vàng và
Xanh, đây là 3 màu sắc khiến mắt con người dễ dàng bị thu hút nhất. Song logo bắt mắt với
hình ảnh 3 bông mai quen thuộc của Công ty luôn xuất hiện ngay bên cạnh tên sản phẩm.
– Thực phẩm có tác dụng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của người tiêu dùng, do đó
trong những năm qua Doanh nghiệp đã lựa chọn và làm rất tốt việc xây dựng thương hiệu
trên nền tảng chất lượng sản phẩm, đảm bảo cung cấp thực phẩm sạch và tốt nhất cho thị
trường.

2. Hoạt động phân phối:

Ch

2.1. Thị trường nội địa:

Nh

Đơ
n vị
VI
SS



Siê

u
Đại


Nh
Tiể

Nh
à

Ng
ười
219
tiêu

ng


– Trong thị trường cạnh tranh nội địa, kênh phân phối là yếu tố quyết định, có giá trị lớn với
tiềm năng tạo sức bật và là giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Doanh nghiệp đã
đưa ra quyết định tái cấu trúc bằng cách chuyển đổi 1000 đại lý thành 116 nhà phân phối trên
toàn quốc. Từ 116 nhà phân phối này đã tạo dựng hơn 130.000 điểm bán. Điều đó giúp sản
phẩm của VISSAN có thể lan tỏa và đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng.
– Công ty sở hữu mạng lưới phân phối lớn cả nước, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh
thông qua cả hai kênh tiêu thụ truyền thống và hiện đại:
12 đơn vị trung tâm trực thuộc tại các quận – huyện ;
174 điểm bán tại chợ truyền thống ;
233 điểm bán tại các siêu thị ;
706 điểm bán tại các cửa hàng tiện lợi…
– Có khoảng 20 cửa hàng giới thiệu sản phẩm, 800 đại lý mặt hàng chế biến, trường học –

nhà trẻ, nhà hàng – khách sạn trên toàn quốc và các chi nhánh VISSAN tại các thành phố lớn
như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ.
– Mạng lưới rộng tạo sự thuận lợi trong việc thu thập thông tin, nghiên cứu nhu cầu thị
trường và phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu của từng vùng khách hàng, giúp Công ty
khắc phục được những hạn chế của sản phẩm. Để giảm thiểu cạnh tranh, các đại lý của
VISSAN thường chỉ cách nhau 1km. Thông qua các đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm,
Công ty dễ dàng hơn trong việc triển khai thực hiện các chương trình quà tặng và khuyến mãi
cho khách hàng.
– Tuy nhiên, VISSAN chỉ chủ yếu tập trung hệ thống phân phối tại các thành phố lớn còn ở
những tỉnh thành khác trong nước thì vẫn còn khá nhiều hạn chế.
2.2. Thị trường xuất khẩu nước ngoài:
VI
SS

Nh
à


c

– Công ty đã và đang từng bước phát triển lại mối quan hệ với thị trường truyền thống của
Công ty tại Nga. VISSAN cũng đưa ra một số mặt hàng chế biến truyền thống xâm nhập vào
thị trường EU và Mỹ với mục đích thăm dò. Mặc dù đạt được kết quả rất khả quan nhưng
việc xâm nhập vào các thị trường này khá khó khăn do các nước trên đưa ra yêu cầu rất gắt
gao về tiêu chuẩn kỹ thuật.

220

Ng
ười

tiêu



– VISSAN cũng đang nổ lực xuất khẩu các mặt hàng heo – bò tươi sống, thịt đông lạnh, đồ
hộp, xúc xích tiệt trùng, các loại hải sản,… sang khu vực các nước thuộc ASEAN. Tuy nhiên
cũng gặp không ít trở ngại do cạnh tranh với các sản phẩm đến từ Trung Quốc, Thái Lan,…

3. Định giá:

3.1. Các mức giá và đặc tính của những chào bán cạnh tranh:
– Giá của hầu hết các sản phẩm tươi sống và chế biến của VISSAN thường nằm ở mức
tương đối cao. Tuy nhiên hiện nay có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh trong – ngoài nước ở mọi
loại mặt hàng và đa phần đều định giá thấp, gây khó khăn cho Công ty về khoảng cạnh tranh
về giá.
BẢNG GIÁ XÚC XÍCH TIỆT TRÙNG
VISSAN

CP

Loại sản phẩm

Giá

Loại sản phẩm

Giá

Xúc xích bò gói 5 x 35g


19.800VNĐ

Xúc xích Gold gói 5 x
40g

20.500VNĐ

Xúc xích heo gói 5 x 35g

19.800VNĐ

Xúc xích Red gói 5 x 40g

20.500VNĐ

Xúc xích heo gói 90g

10.000VNĐ

Xúc xích Red 100g

9.400VNĐ

Xúc xích heo 160g

18.000VNĐ

Xúc xích Red 200g

20.700VNĐ


3.2. Định vị giá cả:
– Cơ sở xác định giá bán VISSAN lựa chọn là giá thành – chất lượng sản phẩm và mức thu
nhập của phân khúc khách hàng mục tiêu. Đồng thời Công ty cũng đưa ra các quyết định điều
chỉnh giá theo biến động thị trường, nghiên cứu cung cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.
– Tuy nhiên, với phương châm là phục vụ cho nhiều loại đối tượng khách hàng, VISSAN
đang cần xem lại chiến lược định giá của mình.

4. Xúc tiến:

4.1. Quảng cáo:

– VISSAN quảng cáo trên các trang báo nổi tiếng và quen thuộc như Báo Người Lao Động,
Báo Tuổi Trẻ, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Sài Gòn Tiếp Thị, Báo Phụ Nữ,… Công ty còn
áp dụng quảng cáo trên các đài truyền hình của VTV1, HTV,…
– Tuy nhiên, việc quảng cáo của Công ty trên các phương tiện truyền thông trên vẫn chưa
thật sự thường xuyên do chỉ xuất hiện vào những dịp lễ tết, ngày hội lớn, chương trình
khuyến mãi ưu đãi đặc biệt hay các chương trình truyền hình có sự tham gia của VISSAN.
4.2. Xúc tiến bán hàng:
221


– VISSAN tham gia các chương trình hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Công ty
cũng tham gia các chương trình hội chợ quốc tế tại Phnôm Pênh (Campuchia), Viêng Chăn
(Lào), Côn Minh (Trung Quốc), Matcơva (Nga).
4.3. Quan hệ công chúng (PR):
– Công ty có sự tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng như:
Tài trợ cho Thành Đoàn TP.HCM qua chương trình “Sinh viên với thương hiệu Việt” ;
Xây dựng nhà tình nghĩa – nhà tình thương tại Cà Mau, Vĩnh Long ;
Phụng dưỡng trọn đời cho 7 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng ở tỉnh Bến Tre ;

Ủng hộ bộ đội tại Trường Sa ;
Xây quỹ vì người nghèo ;
Cấp học bổng cho các học sinh nghèo tại Bình Chánh ;
Tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng …

222


YÊU CẦU 4:
TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CHUNG
& HỆ THỐNG TÀI KHOẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1. Nguyên tắc cơ sở dồn tích:
– Mọi nghiệp vụ kinh tế - tài chính của Doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả,
nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi vào sổ kế toán tại thời điểm phát
sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc khoản tương đương
tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của Doanh nghiệp
trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
– Ví dụ: Công ty VISSAN đã giao hàng cho đại lý bán lẻ vào ngày 15/07, phía đại lý bán lẻ
hẹn một tháng sau tức ngày 15/08 sẽ thanh toán toàn bộ đơn hàng. Kế toán ghi nhận tại thời
điểm phát sinh nghiệp vụ mà không quan tâm đến thời điểm thu tiền hoặc chi tiền.

2. Nguyên tắc hoạt động liên tục:
– Lập BCTC trên cơ sở giả định là Doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt
động kinh doanh bình thường trong tương lai gần. Nghĩa là Doanh nghiệp không có ý định
cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hay thu hẹp quy mô hoạt động của mình. Trường
hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và
phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC.
– Ví dụ: Công ty VISSAN phải hoạt động liên tục, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến việc lập
báo cáo tài chính và giá tài sản đánh giá lại khi lập BCTC sẽ là giá thị trường


3. Nguyên tắc giá gốc:
– Tài sản được ghi nhận theo giá gốc, được hình thành theo số tiền hoặc khoản tương đương
tiền đã trả – phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm được ghi nhận.
Nguyên giá = [Giá mua tính trên hóa đơn] + [Chi phí lắp đặt] – [Chiếc khấu giảm giá]
– Ví dụ: Ngày 10/07/2017, Công ty mua 1 chiếc xe tải để phục vụ cho quá trình giao hàng
kinh doanh với giá là 850.000.000VNĐ (chưa bao gồm thuế GTGT 10%). Chi phí lắp đặt –
chạy thử tổng cộng là 33.000.000VNĐ (đã bao gồm thuế GTGT 10%). Vậy giá gốc của chiếc
xe tải (không bao gồm thuế GTGT được khấu trừ) sẽ bằng 880.000.000VNĐ.

223


Đến ngày 10/08/2017, giá của chiếc xe tải trên thị trường là 950.000.000VNĐ. Dù vậy, theo
nguyên tắc giá gốc thì vẫn được ghi nhận vào sổ theo dõi giá là 850.000.000VNĐ (giá tại
thời điểm Công ty mua chiếc xe tải).

4. Nguyên tắc phù hợp:
– Khi ghi nhận doanh thu phải ghi nhận khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra
doanh thu đó. Chi phí tương ứng doanh thu gồm các chi phí của kỳ trước và kỳ hiện tại tạo ra
doanh thu hoặc chi phí phải trả liên quan đến doanh thu kỳ đó.
– Ví dụ: Tổng số doanh thu của cửa hàng thực phẩm VISSAN tại Quận 10 trong 3 tháng
(Tháng 6 – Tháng 7 – Tháng 8) là 150.000.000VNĐ. Tuy theo nguyên tắc phù hợp thì doanh
thu phải được ghi nhận đúng kì. Do đó Tháng 6 sẽ được ghi nhận doanh thu là
50.000.000VNĐ, phần còn lại được ghi vào tài khoản “Doanh thu chưa thực hiện”.

5. Nguyên tắc nhất quán:
– Các chính sách – phương pháp kế toán phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong 1 kỳ kế
toán năm. Trường hợp thay đổi chính sách – phương pháp kế toán đã chọn phải giải trình lý
do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần Thuyết minh báo cáo tài chính.


6. Nguyên tắc thận trọng:
– Xem xét, cân nhắc những phân đọan cần thiết lập các ước tính kế toán trong các điều kiện
không chắc chắn. Việc ghi tăng vốn Chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng xác
thực, việc ghi giảm vốn thì phải được ghi nhận từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra.
– Ví dụ: VISSAN có nguồn vốn khoảng 5.000.000.000VNĐ. Ngày 25/07/2017, Doanh
nghiệp bán 500 thùng Xúc xích Heo tiệt trùng với giá 368.000.000VNĐ. Để đề phòng các
trường hợp đổi trả hàng hóa do sai sót khâu sản xuất, lỗi sản phẩm,… Công ty phải lập một
khoản dự phòng đúng bằng trị giá của 500 thùng Xúc xích trên.

7. Nguyên tắc trọng yếu:
– Thu nhập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có tính chất trọng yếu, còn những
thông tin không mang tính trọng yếu – ít có tác dụng hay có ảnh hưởng không đáng kể tới
quyết định của người sử dụng thì có thể được bỏ qua.
– Ví dụ: Doanh nghiệp A muốn đầu tư vào Công ty VISSAN. Tuy nhiên theo số liệu thống
kê năm ngoái, Công ty đã bị lỗ vốn do: Suy thoái kinh tế toàn cầu và yếu kém về quản lý. Do
vậy, thông tin về nguyên nhân là trọng yếu đối với Doanh nghiệp A, ảnh hưởng đến quyết
224


định của Doanh nghiệp A giữa 2 lựa chọn:

Đầu tư và hi vọng kinh tế năm sau sẽ khởi

sắc.
Sử dụng số tiền đầu tư vào các dự án khác khả quan hơn.

225



×