Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận Quy luật cấm mâu thuẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.93 KB, 15 trang )

MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

MỤC LỤC

A.PHẦN MỞ ĐẦU
Ta xét hai ví dụ suy luận:
“ Mọi người đều phải chết. Socrate là người. Vậy, Socrate phải chết”.
Và “ Vợ tôi là đàn bà. Em là đàn bà. Vậy, em là vợ tôi”.
Rõ ràng suy luận thứ nhất đúng, còn suy luận thứ hai thì sai. Nhưng căn
cứ vào cơ sở nào mà ta xác định được như vậy? Tất nhiên là có thể căn cứ trực
tiếp vào thực tiễn. Tuy nhiên thực hiện việc đó gặp phải rất nhiều khó khăn, vì ở
đây sau khi kiểm tra thấy kết luận đúng ta cũng không thể nói rằng chắc chắn
suy luận đúng. Một phương pháp khác thuận tiện và hiệu quả hơn nhiều là sử
dụng các quy luật của tư duy, tức là các quy luật mà môn logic nghiên cứu, để
làm cơ sở cho việc xét đoán. Suy luận nào tuân theo các quy luật đó thì hợp lý,
đúng; suy luận nào không tuân theo những quy luật đó thì vô lý, sai.
Như đã biết, quy luật của tư duy là những mối liên hệ bên trong, bản chất,
lặp đi lặp lại trong các quá trình tư duy. Con người phát hiện ra các quy luật của
tư duy thông qua hoạt động nhận thức trải nhiều thế kỷ chứ không phải bẩm sinh
đã biết đến chúng. Con người biết cách vận dụng các quy luật đó, biết suy luận
tuân theo các quy luật đó là nhờ quá trình học tập và rèn luyện chứ không phải
có tính chất bản năng.
NHÓM 3 + 4 _ K4C
1


MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Trong số các quy luật của tư duy có bốn quy luật cơ bản. Các quy luật này
được gọi là cơ bản vì: thứ nhất, chúng phản ánh những tính chất cơ bản nhất của
các quá trình tư duy; thứ hai, vì bất cứ quá trình tư duy nào cũng phải tuân theo
chúng; thứ ba, vì các quy luật khác có thể rút ra được từ chúng, nhưng không thể


rút ra chúng từ các quy luật khác. Các quy luật cơ bản đó là: quy luật đồng nhất,
quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật bài trung, quy luật lý do đầy đủ. Và tiếp sau
đây chúng ta sẽ đi tìm kĩ hơn về quy luật cấm mâu thuẫn.

B. NỘI DUNG

I. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CỦA QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN
Khi khẳng định về chất của các sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện tượng
khách quan thì cùng có nghĩa là về đối tượng đó ở một phần phẩm chất xác định
không thể đồng thời vừa là nó vừa không phải là nó. Nghĩa là những dấu hiệu
vốn có của đối tượng cũng như sự tồn tại của bản thân nó, không thể vừa thuộc
về nó vừa không thuộc về nó, vừa thế này lại vừa thế khác xét trong cùng thời
gian, cùng mối liên hệ. Hoặc là, một thuộc tính bất kỳ vốn có của sự vật không
thể đồng thời vừa tồn tại vừa không tồn tại, vừa nằm trong mối quan hệ này lại
không đồng thời nằm trong quan hệ đó. Thực tiễn này được phản ánh trong tư
duy là cơ sở cho nội dung của quy luật cấm mâu thuẫn trong tư duy. Chẳng hạn,
áo anh A đang mặc là màu đen thì không thể cùng một lúc vừa là màu đen vừa
không phải màu đen; hoặc hành vi nào đó được xem xét mà có người cho rằng
hành vi đó vừa phạm tội vừa không phạm tội, nói như vậy là mâu thuẫn. Tư
tưởng phù hợp với đối tượng phản ánh là không mâu thuẫn.
II.

NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN
Trong quá trình tư duy, hai tư tưởng mâu thuẫn hoặc đối lập toàn thể

nhau phản ánh về cùng một đối tượng ở cùng một phẩm chất xác định không
thể cùng chân thực. Một trong chúng phải là giả dối.

NHÓM 3 + 4 _ K4C
2



MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Quy luật này phản ánh tính chất không mâu thuẫn của quá trình tư duy.
Mâu thuẫn phá vỡ quá trình tư duy nên trong tư duy nhất định phải tránh nó. Tư
duy của chúng ta không được chứa mâu thuẫn vì tư duy phản ánh hiện thực
khách quan khi xem xét một đối tượng trong cùng thời gian, cùng mối liên hệ,
không thể tồn tại hai tư tưởng đối lập nhau và đều được cho là chân thực. Nếu
cho rằng hai tư tưởng đối lập như vậy cùng chân thực, tư duy đã có sự mâu
thuẫn, người khác không thể hiểu được tư tưởng của họ về đối tượng. Bởi vì, hai
tư tưởng đối lập, một tư tưởng là chân thực thì tư tưởng còn lại là giả dối, không
thể cả hai đều chân thực; không thể cùng một lúc vừa xác nhận đối tượng có
thuộc tính nào đó, lại vừa không thừa nhận nó không có thuộc tính đó.
Ví dụ 1: “ Đánh người đang thi hành công vụ là phạm pháp”.
“ Đánh người đang thi hành công vụ là không phạm pháp”.
Nếu cả hai phán đoán ( tư tưởng) đối lập trên đều được cho là chân thực
thì giá trị của tư tưởng đánh giá hành vi “ Đánh người đang thi hành công vụ” có
phạm pháp hay không là không xác định nên cả hai phán đoán đều không thực
hiện được chức năng, nhiệm vụ của phán đoán.
Hai phán đoán đối lập về cùng một đối tượng, mới được đặt trong quan hệ
xem xét của quy luật cấm mâu thuẫn. Còn hai phán đoán đối lập phản ánh hai
đối tượng khác nhau, giá trị của phán đoán này không phụ thuộc giá trị của phán
đoán kia nên không có chuyện mâu thuẫn.
Ví dụ 2: Một phán đoán nhận xét về hành vi của anh A: “ Hành vi đó
không vi phạm pháp luật”
Một phán đoán nhận xét về hành vi của anh B: “ Hành vi đó là vi
phạm pháp luật”.

NHÓM 3 + 4 _ K4C
3



MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Hai phán đoán nhận định về hành vi của anh A và anh B không hề
mâu thuẫn.
Hơn nữa, hai phán đoán đối lập phản ánh cùng một sự vật nhưng phải
cùng thời gian, nếu chúng phản ánh sự vật ở hai thời điểm khác nhau cũng có
thể không mâu thuẫn.
Ví dụ 3: K bị toàn án tỉnh T tuyên án sau nhiều ngày xét xử vụ án buôn
lậu qua biên giới với hình phạt 5 năm tù giam. Điều đó cũng có nghĩa nhận định:
“ K là người có tội” là chân thực nhưng trước đó, khi chưa bị bắt vẫn có thể nói:
“ K không phải là người có tội” cũng chân thực.
Đồng thời, hai phán đoán đối lập phản ánh sự vật trong cùng một thời
gian nhưng phải cùng mối quan hệ. Hai phán đoán phản ánh cùng sự vật nhưng
khác nhau về quan hệ có thể không mâu thuẫn.
Ví dụ 4: M và N là hai anh em ruột, khi thừa hưởng tài sản của bố mẹ thì
“ M và N cùng hàng thừa kế” nhưng nếu con của M ( đã trưởng thành và có tài
sản riêng) không may bị mất và để lại tài sản thì “ M và N không cùng hàng thừa
kế”.
Hai phán đoán này xét trong hai quan hệ khác nhau nên không mâu thuẫn.
Trong hai phán đoán đối lập, nếu một phán đoán là chân thực thì chắc
chắn phán đoán còn lại là giả dối nhưng có khi cả hai phán đoán đối lập đều là
giả dối ( xem quan hệ giá trị của 2 phán đoán đơn A và E trong hình vuông
logic).
Ví dụ 5: Tất cả chủ thể hành vi vi phạm pháp luật đều bị phạt tù (sai) .
Tất cả chủ thể hành vi vi phạm pháp luật không bị phạt tù (sai).

NHÓM 3 + 4 _ K4C
4



MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Như vậy, nếu có hai phán đoán đối lập, trong đó đã xác nhận 1 trong 2
phán đoán là giả dối thì phán đoán còn lại có thể giả dối hoặc có thể là chân
thực. Nói cách khác thừa nhận hai phán đoán đối lập cùng giả dối hoặc chỉ thừa
nhận giá trị chân thực của 1 trong 2 phán đoán thì chúng không mâu thuẫn.
Nhưng chắc chắn mâu thuẫn khi cho rằng hai phán đoán đối lập cùng chân thực.
III.

CÔNG THỨC QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN
Với cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ, nếu có hai tư tưởng trái

ngược nhau thì không thể đồng thời cùng đúng.
Khi sự vật vẫn đang là nó và nếu nó được xem xét trong cùng một thời
gian, cùng một quan hệ, thì không thể nói rằng nó vừa có vừa không có một
thuộc tính nào đó. Do đó, theo quy luật cấm mâu thuẫn, khi hai phán đoán nói về
cùng một đối tượng, trong cùng một thời gian, cùng mối quan hệ mà phán đoán
này khẳng định, phán đoán kia lại phủ định thì không thể đồng thời cùng đúng.
Nói cách khác; hai phán đoán, nhận định mâu thuẫn nhau, trái ngược nhau
không thể nào cùng đúng. Trong hai phán đoán, nhận định như vậy có ít nhất là
một phán đoán, nhận định sai.
Quy luật cấm mâu thuẫn được diễn đạt dưới hình thức sau:
1.

Công thức:
( a Ʌ aa̅ )hoặc a Ʌ aa̅ =0

a
1
0


aa̅
0
1

a ˄ aa̅
0
0

Ví dụ:
“Hà nội là thủ đô của nước Việt Nam”.
NHÓM 3 + 4 _ K4C
5

a ˄ aa̅
1
1


MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
“Hà Nội không phải là thủ đô của nước Việt Nam”.
Quy luật cấm mâu thuẫn chỉ ra rằng hai phán đoán trái ngược nhau trên
đây không thể đồng thời cùng đúng.
Thực chất của quy luật cấm mâu thuẫn, nghĩa là trong tư duy không được
mâu thuẫn. Tư duy có mâu thuẫn là tư duy sai lầm, không chính xác, thiếu nhất
quán. Chính vì vậy, quy luật cấm mâu thuẫn chủ trương gạt bỏ mâu thuẫn trong
tư duy, bảo đảm cho tư duy lành mạnh, chính xác.
Tư duy của chúng ta không được chứa mâu thuẫn vì tư duy phản ánh hiện
thực khách quan, mà trong hiện thực khách quan thì ở mỗi thời điểm nhất định,
không thể có trường hợp một đối tượng vừa có, lại vừa không có một tính chất

nhất định nào đó. Mâu thuẫn phá vỡ quá trình tư duy nên trong tư duy nhất định
phải tránh nó.
Cần lưu ý rằng, mâu thuẫn mà chúng ta nói đến ở đây là mâu thuẫn hình
thức, chứ không phải là mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn hình thức không thể
có được vì logic hình thức nghiên cứu tư duy với tư cách là sự phản ánh các sự
vật và hiện tượng của hiện thực khách quan trong sự đứng im của nó, nghĩa là
phản ánh hiện thực khách quan theo kiểu lý tưởng hóa. Còn mâu thuẫn biện
chứng là mâu thuẫn thực tế - mâu thuẫn nội tại, tồn tại bên trong mọi sự vật,
hiện tượng, trong quá trình vận động, biến đổi không ngừng của chúng. Vì vậy,
quy luật cấm mâu thuẫn chỉ tác động ở những nơi nào xuất hiện mâu thuẫn
logic. Tư duy sẽ là mâu thuẫn khi cùng một đối tượng, trong cùng một thời
gian, không gian và quan hệ xác định lại thừa nhận hai phán đoán đối lập nhau
cùng tồn tại.
Ở khía cạnh này, quy luật cấm mâu thuẫn được gọi là quy luật cấm mâu
thuẫn logic trong tư duy. Còn các trường hợp khác, tư duy hoàn toàn không mâu
thuẫn logic.
NHÓM 3 + 4 _ K4C
6


MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Ví dụ 1: “ Giếng thì sâu mà ao thì nông”( phản ánh các đối tượng khác
nhau).
Hay: “ Lan học giỏi khi ở phổ thông và học không giỏi khi học Đại học”
(phản ánh đối tượng trong những thời gian khác nhau).
Hay: “ 6 > 4 và 6 < 9” (phản ánh đối tượng trong mối quan hệ khác nhau).
Hay: “ Minh hát hay nhưng không học giỏi”(phản ánh đối tượng ở những
thuộc tính khác nhau).
Đó là những ví dụ phản ánh các đối tượng khác nhau, các đối tượng, trong
thời gian khác nhau nên tư duy trong những trường hợp này không mâu thuẫn

logic.
Tôn trọng quy luật cấm mâu thuẫn là điều kiện cần để tránh mâu thuẫn
trong tư duy. Lênin chỉ ra rằng “tính mâu thuẫn lôgíc”- tất nhiên, trong điều kiện
tư duy lôgíc đúng đắn – không được tồn tại cả trong việc phân tích kinh tế và
trong việc phân tích chính trị.
Thông thường, việc vi phạm luật phi mâu thuẫn biểu hiện ở các quá trình
tư duy mà “tiền hậu bất nhất”. Vừa khẳng định một thuộc tính nào đó lại vừa
phủ định chính thuộc tính đó của đối tượng, khi đối tượng vẫn đang là nó, chưa
thay đổi.
Ví dụ 2:
“Có anh chồng trẻ lần đầu tiên say rượu, khi tỉnh dậy, anh ta rất hối hận và
cầu xin vợ tha thứ. Người vợ nói rằng cô ta sẽ quên và tha thứ cho anh.
Sau một tháng, cứ cách vài ngày, cô vợ lại nhắc đến chuyện say rượu hôm
trước của anh chồng. Anh ta không chịu được nữa bèn nói :
- Em đã nói là sẽ quên và tha thứ cho anh, vậy mà sao em cứ nhắc đi nhắc
lại mãi thế ?
NHÓM 3 + 4 _ K4C
7


MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
- Vâng đúng thế ! Em chỉ muốn nhắc cho anh nhớ là em đã quên chuyện
đó và đã tha thứ cho anh”.
(Báo Tiền phong chủ nhật số 13/1995)


Cô vợ ở đây đã vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn vì nếu đã quên và tha
thứ cho hành động uống rượu say của chồng thì sẽ không nhắc lại , vì
nhắc lại tức là cô ta còn nhớ việc say rượu của chồng


Trong lập luận, người ta thường sử dụng quy luật cấm mâu thuẫn để
chứng minh, bác bỏ một luận đề nào đó. Chẳng hạn, để bác bỏ một luận đề nào
đó, ta phải chứng minh phản đề của nó là đúng đắn. Phản đề đúng thì theo luật
phi mâu thuẫn luận đề phải sai (Vì không thể có hai tư tưởng trái ngược nhau lại
cùng đúng).
Ví dụ 3: Trong tiểu thuyết Rudin của Tuốcgheniép, hai nhân vật đã tranh
luận với nhau về chuyện có lòng tin hay không như sau:
“Thôi được, vậy theo ông có tồn tại lòng tin hay không ?
- Không, không hề có.
- Ông tin chắc như vậy chứ ?
- Nhất định rồi !
- Ông vừa nói là ở con người ta không có lòng tin, nhưng chính ông tin
chắc rằng không có lòng tin, vậy là chính ông đã cho một thí dụ đầu tiên về sự
tồn tại lòng tin. Cả phòng đều cười…
2.

Một số biểu hiện vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn:
• Thứ nhất, S là P và S không phải là.
Ví dụ: “Dâu tây là một loại trái cây và dâu tây không phải là một loại trái

cây.”
NHÓM 3 + 4 _ K4C
8


MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG


Thứ hai, Ɐ S là P và Ɐ S không là P.


Ví dụ: “Mọi kim loại đều dẫn điện và mọi kim loại đều không dẫn điện”.
“Tất cả trẻ em đều là tương lai của đất nước và tất cả trẻ em không
phải là tương lai của đất nước”.


Thứ ba, Ɐ S không là P và ⱻ S là P.

Ví dụ: “Mọi số chẵn không là số lẻ và có những số chẵn là số lẻ”
“Mọi hình tam giác không là hình vuông và một số hình tam giác
là hình vuông”.
Trên đây là một số biểu hiện vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn, những vi
phạm thường xuất phát từ việc tư duy thiếu tính chặt chẽ, liên kết và mạch lạc.
Hoặc từ những mâu thuẫn trong tư tưởng. Chúng ta cần tránh những vi phạm
trên đây để có lối tư duy chính xác, rõ ràng, mạch lạc và khách quan.
IV.

CÁC YÊU CẦU CỦA QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN
Sự tác động của quy luật mâu thuẫn trong tư duy yêu cầu con người

không mâu thuẫn trong các lập luận, trong việc liên kết các ý nghĩa. Để chân
thực thì các ý nghĩ phải nhất quán, phi mâu thuẫn. Một ý nghĩ là giả dối khi có
chứa mâu thuẫn logic. Như vậy, ta có thể rút ra hai yêu cầu cơ bản của quy luật
cấm mâu thuẫn như sau.


Yêu cầu 1: Không được mâu thuẫn trực tiếp trong lập luận,

trong tư tưởng khi khẳng định một dấu hiệu hoặc một thuộc tính thuộc về
đối tượng, đồng thời lại phủ định chính ngay thuộc tính hoặc dấu hiệu đó.
Ta có một số ví dụ sau:


Trong tháng 6, ở Hà Nội, tất cả các mặt hàng đều ổn định giá,
chỉ có quạt điện, máy điều hòa là giá tăng tới 30% vì thời tiết nóng quá.

Đứa bé này giống bố nó như đúc, chỉ có cái mũi là giống mẹ.
NHÓM 3 + 4 _ K4C
9


MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG


Khẳng định rằng Liên minh châu Âu sẽ có được bản hiến

pháp của mình, lại vừa khẳng định rằng Liên minh châu Âu sẽ không thể
thông qua được một bản hiến pháp như thế.
Trong thực tế đôi khi ta gặp những câu nói có vẻ như chứa mâu thuẫn trực
tiếp nhưng vẫn thấy chấp nhận được. Ví dụ, câu “Giải vô địch bóng đá quốc gia
V-leage vừa qua vừa đạt, vừa chưa đạt” nhìn bề ngoài như chứa mâu thuẫn trực
tiếp, nhưng lại vẫn chấp nhận được. Vậy phải chăng ở đây ta đã bỏ qua yêu cầu
của quy luật không mâu thuẫn? Thật ra thì trong trường hợp này yêu cầu của
luật không mâu thuẫn vẫn được tôn trọng, vì từ “đạt” trong câu nói trên được
hiểu theo nhiều cách khác nhau, và vì vậy ở đây không có mâu thuẫn. Nếu tiếp
tục làm rõ ý kiến của mình thì người đưa ra câu nói đó sẽ giải thích đã đạt ở mặt
nào và không đạt ở mặt nào (đó là các mặt khác nhau). Nghĩa là anh ta sẽ cho
biết hiểu theo nghĩa nào thì giải bóng được coi là đạt và hiểu theo cách nào thì
không đạt.


Yêu cầu 2: Không được có mâu thuẫn gián tiếp trong tư duy


(khẳng định một dấu hiệu, một thuộc tính thuộc về đối tượng, nhưng
những hệ quả suy ra từ dấu hiệu, thuộc tính đó lại phủ định chính nó. Ta
có một số ví dụ sau đây:

Một người nói: “Hôm qua lúc tôi đang ngủ say, tôi nhìn thấy
tên trộm đi vào nhà tôi.”

Người lạ: (Gõ cửa) Có ai ở nhà không ạ?
Chủ nhà: Không có ai đâu.

Nếu khẳng định rằng lý thuyết tương đối hẹp của Einstein là
đúng thì không thể phủ nhận công thức E = mc2 thể hiện mối liên hệ giữa
năng lượng và khối lượng của ông.
Nếu như mâu thuẫn trực tiếp dễ được nhận thấy, và vì vậy dễ tránh, thì
mâu thuẫn gián tiếp khó nhận thấy hơn, và vì vậy khó tránh hơn nhiều. Khi rèn
luyện tư duy nhiều ta sẽ nâng cao được khả năng phát hiện mâu thuẫn trong các
suy luận của chính mình và của người khác, phát hiện thấy những cái không ổn
NHÓM 3 + 4 _ K4C
10


MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
trong các suy luận đó. Khi phát hiện rằng suy luận “có điều gì đó không ổn”,
nghĩa là phát hiện ra khả năng chứa mâu thuẫn gián tiếp của nó, ta có thể tiến
hành đặt liên tiếp các câu hỏi để người đưa ra suy luận trả lời và bằng cách đó
chỉ ra mâu thuẫn trực tiếp.
Ví dụ: Khi thấy lời khai của người bị tình nghi phạm tội có chứa điều gì
đó không ổn, cán bộ điều tra sẽ đặt ra cho người đó hàng loạt câu hỏi cho đến
khi người đó không trả lời được nữa, vì thấy mình đã gặp mâu thuẫn rõ ràng,

trực tiếp.
Hoặc: Trong câu chuyện tiếu lâm về con rắn vuông, khi nghe chồng kể về
một con rắn khổng lồ, chị vợ đã liên tục tỏ ý nghi ngờ về chiều dài của nó. Điều
này làm cho anh chồng liên tục rút ngắn chiều dài của con rắn, và cuối cùng là
có được con rắn vuông. Như vậy, mâu thuẫn chưa lộ rõ hẳn giữa sự tồn tại của
con rắn khổng lồ trong câu chuyện của người chồng với thực tế đến lúc này đã
trở thành mâu thuẫn rõ ràng giữa sự tồn tại của con rắn vuông với thực tế.


Ngoài hai yêu cầu cơ bản trên, từ nội dung và cơ sở khách quan của quy
luật cấm mâu thuẫn ta cần lưu ý thêm về một số yêu cầu khác cho quá
trình tư duy:



Thứ nhất, nếu đã thừa nhận một tiền đề là chân lý thì trong suốt quá trình
suy luận không được thừa nhận một tiền đề khác đối lập với nó cũng là
chân lý.
Ví dụ: Khi đã thừa nhận “ Buôn lậu là phạm pháp” thì trong suốt quá

trình tranh tụng không được cho rằng không những” Buôn lậu không phạm
pháp” mà còn có công làm cho giá cả hàng hóa thị trường nội địa rẻ => Đó là tự
mâu thuẫn.

NHÓM 3 + 4 _ K4C
11


MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
Trong bài phát biểu của một quan chức ngoại giao ở 1 nước, lúc đầu thừa

nhận nguyên tắc “ các quốc gia đều bình đẳng” nhưng sau đó lại đưa ra và bảo
vệ tư tưởng nước lớn có ý phủ định nguyên tắc trên. Như vậy vị quan chức
ngoại giao đó đã tự mâu thuẫn ngay trong quan điểm của mình.


Thứ hai, không được xuất phát từ tiền đề sai để khẳng định mệnh đề đối
lập với nó là đúng hay sai. Bởi vì, từ tiền đề sai thì mệnh đề đối lập với nó
có thể đúng có thể sai.
Ví dụ: Có người nói: “ anh A không là luật sư” là phán đoán sai thì không

thể nói: “Anh A là luật sư” là phán đoán đúng được.


Thứ ba, trong tư duy không được nhầm lẫn hoặc tự ý thay đổi quan hệ
của đối tượng khi đang xem xét về nó.
Ví dụ: Trong cùng một buổi đi làm muộn, anh X giải thích lý do việc đến

cơ quan muộn của mình, lúc thì do xe hỏng, lúc thì do tắc đường. Như vậy, trong
tư duy của anh X đã vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn là chuyển tù lý do này
sang lý do khác (từ quan hệ này sang quan hệ khác).
Có người nói: “ Cô gái mù nhưng nhìn được”. Nói như vậy là mâu thuẫn,
vì nhìn được thì không mù mà đã mù thì không nhìn được. Thực ra trong câu
này, người nói đã tự ý thay đổi quan hệ của đối tượng được đề cập trong câu nói
của mình, “ nhìn được” không phải thuộc tính về thị giác của cô gái mù mà
người đó đã chuyến sang bình xét về hình thức của cô gái nhưng không nói hết
ý.
V.

Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN
Việc tuân thủ quy luật mâu thuẫn chính là điều kiện cần để tránh mâu


thuẫn trong tư duy, đảm bảo tính chặt chẽ , mạch lạc của tư tưởng, giúp rèn
luyện tư duy rõ ràng , chính xác, phản ánh chân thực hiện thực khách quan. Quy
NHÓM 3 + 4 _ K4C
12


MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
luật mâu thuẫn không hề mâu thuẫn với việc thừa nhận mâu thuẫn biện chứng
mà chính là khi tư duy không mâu thuẫn thì mới phản ánh chính xác mâu thuẫn
biện chứng.
Không có mâu thuẫn logic trong tư duy là điều kiện cần thiết của nhận
thức chân lý. Quy luật cấm mâu thuẫn này biểu thị tính chất cơ bản của tư duy
đó là tính liên tục và không mâu thuẫn, tôn trọng các yêu cầu của quy luật là
điều kiện cần thiết để tránh mâu thuẫn trong tư duy khi phản ánh về đối tượng ở
cùng một phẩm chất, trong cùng một thời gian, một điều kiện và một mối quan
hệ nhất định.
Quy luật này phản ánh tính chất không mâu thuẫn trong quá trình tư duy.
Mâu thuẫn phá vỡ quá trình tư duy nên trong quá trình thực hiện thao tác tư duy,
cần phải tránh nó. Tư duy của chúng ta không được chứ mâu thuẫn vì tư duy
phản ánh hiện thực khách quan , mà trong hiện thực khách quan thì ở mỗi thời
điểm không thể có trường hợp một đối tượng vừa có lại vừa không có một tính
chất nhất định nào đó. Ví dụ, tại một thời điểm, một một bông hồng cụ thể
không thể nào vừa có màu đỏ, lại vừa không có màu đỏ. Cần lưu ý rằng, mâu
thuẫn mà chúng ta nói đến ở đây là mâu thuẫn hình thức, chứ không phải mâu
thuẫn biện chứng. Như đã biết, logic hình thức nghiên cứu tư duy với tư cách là
sự phản ánh các sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan trong sự đứng im
của nó, nghĩa là phản ánh hiện thực khách quan theo kiểu lý tưởng hóa.
Nắm vững nội dung và áp dụng thành thạo quy luật không mâu thuẫn giúp
ta trình bày tư tưởng nhất quán và dễ dàng phát hiện ra các biểu hiện ngụy biện

trong suy luận.

C. PHẦN KẾT LUẬN
Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn chính là vi phạm tính cân đối bên trong,
tính chân thực logic của tư duy. Vì vậy, nhận thức và vận dụng quy luật cấm
NHÓM 3 + 4 _ K4C
13


MÔN LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG
mâu thuẫn là điều kiện cần để nhận thức đúng đắn các sự vật, hiện tượng của thế
giới khách quan,trao đổi tư tưởng với nhau và hiểu nhau một cách đúng đắn,
phát huy được vai trò năng động sáng tạo của tư duy trong hoạt động thực tiễn.
Tuân thủ nghiêm quy luật cấm mâu thuẫn trình bày trên đây sẽ giúp chúng ta suy
nghĩ và trình bày tư tưởng của mình một cách rõ ràng, chính xác, ngắn gọn,
mạch lạc, dễ hiểu. Ứng dụng quy luật này chúng ta cũng dễ dàng phát hiện các
sai lầm trong suy luận của người khác và của chính mình để phản bác, để vạch
trần sự ngụy biện, hoặc để tránh sai lầm.

NHÓM 3 + 4 _ K4C
14



×