Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY ĐỌC HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.55 KB, 16 trang )

TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY ĐỌC HIỂU
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Thế giới ngày nay tồn tại và phát triển trong nhiều mối quan hệ chồng chéo
giữa các quốc gia trong tất cả các lĩnh vực như chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại
giao, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, thông tin, bưu điện, du lịch... Trong bối
cảnh lịch sử đó, sự hiểu biết tiếng nói của nhau đã trở thành một điều kiện không thể
thiếu được để phát triển các mặt hoạt động của mỗi đất nước. Do đó việc dạy - học
ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trong chương trình giáo dục phổ thông
là một yêu cầu bức bách của mỗi nước. Song việc dạy - học ngoại ngữ từ trước đến
nay vẫn luôn gặp phải không ít khó khăn như vấn đề sách giáo khoa, thiết bị,
phương tiện dạy học và kể cả phương pháp. Đã từ lâu các nhà giáo dục, nhiều dự án
và đông đảo giáo viên quan tâm, nghiên cứu đưa ra nhiều ý kiến, kinh nghiệm, và
phương pháp thích hợp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong chương trình tiếng Anh THPT bốn kĩ năng đều được chú trọng; tuy
nhiên, để dạy một tiết đọc hiểu cho thật hiệu quả, gây được hứng thú và phát huy
được tính tích cực của học sinh quả thực là một vấn đề không đơn giản chút nào.
Thiết nghĩ, mỗi một giáo viên luôn phải tìm tòi, sáng tạo và luôn đổi mới phương
pháp dạy học, xây dựng các kỹ thuật, các dạng bài tập thích hợp cho từng bài, cho
từng đối tượng khác nhau. Nói như vậy không có nghĩa là bấy lâu nay chưa có các
kỹ thuật hay các dạng bài tập nào thích hợp. Ngược lại đã có rất nhiều dạng được
giáo viên sử dụng trong dạy đọc hiểu như True/False, Gap-filling, Matching,
Comprehension questions, Brainstorming, Mind-mapping, ..., song nhiều lúc gây
nhàm chán vì một số kỹ thuật và dạng bài tập được dùng lặp lại trong nhiều bài học.

1


Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi là một giáo viên giảng dạy môn Tiếng


Anh nhiều năm tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp các em có phương pháp làm các
bài đọc hiểu một cách hiệu quả và chính xác nhất trong khoảng thời gian cho phép.
Bài viết này là những kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình nghiên cứu và
thực nghiệm giảng dạy mà tôi mong muốn được chia sẻ với các thầy cô, các anh chị
đồng nghiệp về một số kỹ thuật cơ bản với những đổi mới nhằm góp phần làm
phong phú thêm cho sự lựa chọn của giáo viên khi dạy đọc hiểu và có cách nhìn mới
tích cực và hiệu quả hơn trong việc giảng dạy và rèn luyên kỹ năng đọc hiểu cho
học sinh.
Với những lí do trên tôi chọn đề tài “MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY ĐỌC HIỂU
TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG” để làm sáng
kiến kinh nghiệm.
1.2. Điểm mới của đề tài
Trong những năm vừa qua, việc dạy kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT đã
áp dụng các phương pháp dạy học còn chung chung vào giảng dạy kỹ năng đọc
hiểu; một số kỹ thuật cơ bản được sử dụng một cách máy móc, gây nhàm chán. Bên
cạnh đó người dạy mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu làm thế nào để học sinh có
thể hiểu được nội dung ở trong sách giáo khoa và làm các bài tập đơn giản, vì thế
chưa thu hút được sự đam mê học tập của học sinh, điều này càng được thể hiện rõ
trong các giờ dạy đọc Tiếng Anh. Hơn nữa chương trình Tiếng Anh hiện nay có
nhiều bài đọc với nhiều chủ đề khác nhau, học sinh khá lúng túng với khối lượng từ
mới do đó học sinh luôn tìm cách lẩn tránh việc phải đọc các bài văn dài với những
dòng chữ dày đặc từ mới.
Vì thế tôi mạnh dạn đổi mới, sáng tạo các kỹ thuật dạy kỹ năng đọc hiểu để
giúp giáo viên linh hoạt trong dạy học, sáng tạo, gây hứng thú cho học sinh khi học
và làm bài tập đọc hiểu. Giúp học sinh vận dụng cách đọc như thế nào cho phù hợp
với các dạng bài khác nhau, đồng thời có những thủ thuật làm các dạng bài tập đọc

2



hiểu một cách hiệu quả nhất, góp phần nâng cao chất lượng việc dạy đọc hiểu môn
Tiếng Anh.
Sau thời gian áp dụng các kỹ thuật dạy đọc hiểu này bản thân tôi giảng dạy
cho học sinh trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả rất tốt. Học sinh hứng thú hơn
trong môn học, đặc biệt qua phương pháp này học sinh không những làm tốt phần
đọc hiểu trong sách giáo khoa mà còn vận dụng tốt trong các đề luyện thi đại học,
cao đẳng và đề thi học sinh giỏi tỉnh.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng việc dạy và học kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh THPT
Mặc dù tiếng Anh đã trở thành môn học chính thức ở trong trường học.
Nhưng việc phát huy lợi ích của nó vẫn chưa được quan tâm nhiều. Một phần do
hạn chế về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học ở trường phổ thông nhưng mặt quan
trọng nữa là do chất lượng dạy học chưa cao, phương pháp truyền đạt chưa thu hút
được sự đam mê học tập của học sinh điều này càng được thể hiện rõ trong các tiết
dạy đọc hiểu, học sinh luôn tìm cách lẩn tránh việc phải đọc các bài văn dài khó
hiểu với nhiều từ khóa . Mặt khác học sinh chỉ quan tâm đến nghĩa của từ mà
không đi sâu tìm hiểu nội dung của bài đọc, kết quả các em không thể trả lời hoàn
chỉnh các câu hỏi về bài đọc. Chất lượng dạy học vì thế giảm xuống, không đáp
ứng được yêu cầu mà mình đã đặt ra .
Để tìm hiểu thực trạng dạy và học kĩ năng đọc hiểu Tiếng Anh, tôi đã tiến
hành một cuộc khảo sát 125 học sinh thuộc cả ba khối lớp 10, 11, 12. Tôi đã tiến
hành thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng phiếu điều tra và dự giờ các tiết dạy đọc
hiểu của giáo viên trong trường. Phiếu điều tra dành cho học sinh với nhận xét của
học sinh sau từng tiết học sẽ đem lại những dữ liệu chính xác. Những tiết dự giờ sẽ
giúp cho tôi có thêm những thông tin chính xác và bổ sung vào dữ liệu nghiên cứu.
Dựa trên kết quả các phiếu điều tra đối với đối tượng người học (125 học sinh
của 3 lớp 10, 11, 12 trong năm học 2013- 2014 (lúc chưa áp dụng đề tài), đồng thời
trên cơ sở đánh giá chủ quan của người nghiên cứu qua các buổi dự lớp có thể nhìn
3



nhận thực trạng về tiến trình dạy và học kỹ năng đọc cho đối tượng học THPT như
sau:
- Về phía người dạy:
Phải thừa nhận rằng trong những năm qua việc dạy đọc đã được cả giáo viên
và học sinh đầu tư và chú trọng rất nhiều trong quá trình giảng dạy. Giáo viên cũng
đã chuẩn bị bài hết sức chu đáo, thiết kế các dạng đọc phù hợp với trình độ của học
sinh. Tuy nhiên kết quả vẫn còn quá khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu là do những
thủ thuật dạy đọc của giáo viên chưa được rõ ràng, chưa cho học sinh nhận biết
được đối với mỗi bài tập đọc hiểu thì phải áp dụng một cách đọc khác nhau. Vẫn
còn quan niệm cho rằng đọc là kỹ năng rèn luyện và tiếp nhận ngôn ngữ (receptive
skill). Phần lớn thời gian cho môn đọc trong lớp dành cho việc dạy từ vựng và cấu
trúc. Kỹ năng hiểu của học sinh chỉ được kiểm tra thông qua các dạng bài tập tương
đối đơn giản, đôi khi không cần hiểu bài đọc học sinh vẫn có thể trả lời được. Ngoài
ra giáo viên vẫn chưa tạo cho học sinh một áp lực thời gian, do vậy mà trong các giờ
kiểm tra hoặc thi học kì, học sinh thường không đủ thời gian để hoàn tất bài test của
mình. Một số giáo viên vẫn chưa cho học sinh khái quát được có bao nhiêu loại bài
đọc hiểu cơ bản và mỗi loại thì phải dùng thủ thuật nào để làm. Do đó mà khi vào
phòng thi các em thường dễ bị “choáng” trước một khối lượng kiến thức mà mình
phải làm trong thời gian ngắn. Một số không ít giáo viên chưa tìm kiếm và sử dụng
nguồn tài liệu hiện có ở trên mạng Internet. Do đó chưa tiếp cận được với nguồn tài
liệu mới và cập nhật cho học sinh.
- Về phía học sinh:
Thói quen dịch sang tiếng Việt để hiểu từng câu, từng chữ, mong muốn đọc
và nhớ được 100% thông tin cũng làm không ít học sinh không phân biệt được đâu
là nội dung cốt lõi cần nắm bắt, đâu là thông tin thứ yếu trong quá trình đọc. Nhận
thức lệch lạc về môn học kiểu này thường làm người học mệt mỏi và có khuynh
hướng chán, nản, hoang mang trong các giờ học đọc tại lớp. Vốn từ vựng hạn chế,
kiến thức ngữ pháp chưa tốt và hiểu biết xã hội ít là trở ngại lớn nhất đối với quá
4



trình đọc hiểu của người đọc. Hạn chế này khiến người học phải dừng lại để suy
nghĩ khi gặp từ mới, cấu trúc lạ, mất nhiều thời gian, tuột mất thông tin cần nắm tiếp
theo. Học sinh thường không có thói quen tự học, tự luyện ở nhà, cách học vẫn đang
còn thụ động, ngồi chờ và ỉ lại cho thầy cô.
Từ thực tế trên việc tìm ra một phương pháp dạy đọc tối ưu luôn được tôi trăn
trở và tìm tòi. Bắt đầu năm học 2014-2015 tôi quyết định chọn đề tài: “MỘT SỐ KỸ
THUẬT DẠY ĐỌC HIỂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG” để thực nghiệm.
2.2. Nội dung đề tài
Qua thực tế giảng dạy và kết quả đánh giá trong học kì vừa qua, bản thân thấy
những thay đổi trong phương pháp và trong các kỹ thuật cũng như các bài tập đã
mang lại hiệu quả. Học sinh hứng thú hơn với bài học đọc hiểu, kết quả kiểm tra
đánh giá cũng tốt hơn. Dưới đây là một số kỹ thuật và ví dụ minh hoah bản thân tác
giả đã sử dụng có hiệu quả và muốn giới thiệu trong khuôn khổ sáng kiến kinh
nghiệm này.

* Anticipation Guides
+ “Anticipation Guides” gồm một số câu có liên quan đến chủ đề hoặc nội
dung bài đọc. Một số câu có thể rõ ràng đúng hay sai, song sẽ tốt hơn nếu một số
câu gây bất đồng và thách thức niềm tin của học sinh về chủ đề. Trước khi đọc, cho
học sinh thảo luận và nêu ý kiến của họ là đúng hay sai hoặc đồng ý hay không đồng
ý. Cho học sinh đọc bài và kiểm tra lại ý kiến của họ có đúng hay không. Giáo viên
là người đưa ra đáp án và lời giải thích cuối cùng.
+ Mục đích của “Anticipation Guides” là giúp học sinh gợi lại những kiến
thức và hiểu biết đã có và tạo cho học sinh mục tiêu đọc để lấy thông tin gì.
+ Vê duû 1: Unit 10 (English 11): Nature in danger

5



Work in groups. Which of the following sentences do you
agree with? If you believe the statement is false, place a check in
Disagree column. Be ready to explain your choices.

Agree

Disagree
1. The environment is affected mainly by human

beings.
2. The human race is one kind of endangered
species.
3. People should keep away from animals and
plants.
4. Human beings have made efforts to protect the
environment.
5. Endangered animals live in national parks.
+ Vê duû 2: Unit 11 (English 11): Sources of energy
Place a check next to any statement with which you
agree.

Agree

Disagree
1. Fossil fuels will be exhausted within a relatively
short time.
2.


Nuclear

power

can

only

provide

enough

electricity for us for a hundred years.
3. Wind power can be obtained at any time.
4. It is expensive to use water energy.
6


5. Solar energy is clean and safe but not plentiful.

+ Vờ duỷ 3:Unit 3 (English 12): Ways of socializing
In the column Me, place a check next any statement with which
you agree.
Check whether each statement is true or false while reading (in
the column Text).
Me

Text

___ ___ 1. Waving is popularly used to catch someones attention.

___ ___ 2. At the airport, we might jump up and down to attract the
person we want to see.
___ ___ 3. To call the waiter, we can whistle or clap our hands.
___ ___ 4. A brief raising hand is fine in informal places.
___ ___ 5. We should point at someone when we want to talk about
him/her
* Bng K-W-L
+ K (know): Giaùo vión õỷt cỏu hoới giuùp hoỹc sinh gồỹi laỷi
kióỳn thổùc cuợ.
+ W (want to know): hoỹc sinh dổỷ õoaùn vaỡ muọỳn bióỳt seợ
coù thọng tin gỗ trong baỡi õoỹc.
+ L (Learned and still need to learn): sau khi õoỹc xong hoỹc sinh
coù õổồỹc thọng tin, so saùnh vồùi nhổợng gỗ hoỹ õoaùn trổồùc õoù.
K

W

L

What I KNOW

What I WANT to know

What I LEARNED and still
need to learn
7


+ Vê duû 1: Unit 10 (English12): ENDANGERED SPECIES
K

What we know
(Pre-reading)

.Plants
.Animals
.Poaching
.Illegal hunting
.Wildlife trafficking
K
What we know

.Plants
.Animals
.Poaching
.Illegal hunting
.Wildlife trafficking

W
What we want to
learn
(Pre-reading)

L
What we learned and still need
to learn
(While-reading and
Post-reading)

.Numbers of species
.Habitats

.Possible causes
.Bad effects on life
.Responsibilities
W
L
What we want to learn What we learned and still need
to learn
.Numbers of species
.Habitats
.Possible causes
.Bad effects on life
.Responsibilities

.Habitat destruction
.Pollution
.Commercial exploitation
.Urbanization
.Toxic chemicals
.Contaminated water
.Loss of biodiversity

+ Vê duû 2: Unit 3 (English 10): People’s background
K
What we know
(Pre-reading)

W
What we want to
learn
(Pre-reading)


L
What we learned and still need
to learn
(While-reading and
Post-reading)

8


. a professor
. a scientist
. awarded the Nobel
Prize
.…

. Her education
. Her career
. Her ambition
. Her life
.…

* Venn Diagram
+ Được sử dụng cho các bài đọc có sự so sánh giống nhau và khác nhau giữa hai
nhân vật, hai sự kiện, câu truyện, bài thơ, bức tranh,..
+ Có thể được sử dụng cả trong ba giai đoạn của bài dạy đọc hiểu tùy theo ý đồ của
giáo viên.
+ Ví du 1: Unit 3 (English 11): A party
. Học sinh có thể dự đoán các hoạt động có trong hai bữa tiệc ở giai đoạn “Prereading”, sau đó đọc và kiểm tra thông tin. Sơ đồ này cũng có thể dùng để cũng cố
cuối bài học.

Birthday party

Sing a song

Both

Eat cake

…………………………………………………
…………………………………………………
…………………………………………………
………
…………………………

Wedding anniversary

Have dinner
…………………………
…………………………
…………………………
…………………………
……

+ Vê duû 2: Unit 11 (English 11): Sources of energy
Non-renewable

- Limited
- Polluted
- Exhausted
Dangerous

-…

Renewable

Necessary
resources

Similarities

clean
-

Plentiful
Safe and
Available
Unlimited
Expensive

9


* Semantic feature analysis
+ Bảng phân tích đặc điểm về ngữ nghĩa giúp học sinh có thể dự đoán được những
thông tin liên quan, so sánh các yếu tố trong bảng. Ngoài ra bảng này còn giúp học
sinh phát hiện ra những điều mình chưa biết và có mục tiêu đọc bài để lấy thông tin.
+ Để tạo được bảng này, giáo viên đưa ra chủ đề, tạo danh sách các từ, cụm từ có
liên quan ở cột bên trái. Liệt kê những đặc điểm lên phía trên bảng.
+ Dấu “+” tức là có đặc điểm đó; còn “-” là không có.
+ Bảng này có thể cho học sinh dự đoán trước khi đọc; sau đó cho học sinh đọc bài
và kiểm tra sự dự đoán của mình.

+ Vê duû: Unit 11 (English 11): Sources of energy
(Dáúu “+” vaì “-” hoüc sinh âiãön vaìo)

Alternative
sources of energy

renewable
Unlimited

dangerous

clean

expensive

Nuclear power

+

+

+

-

Solar energy
Water
Water power

+


-

+

+

+

-

+

+

Wind power

+

-

+

+

-

Geothermal heat

+


-

+

+

+

Yes: +

+

always
available

+
-

+

-

No: -

10


* Semantic mapping
+ Là một kỹ thuật quen thuộc giúp khuyến khích học sinh suy nghĩ, dự đoán, đọc

hiểu và tóm tắt nội dung bài đọc.
+ Giáo viên chọn một từ hoặc cụm từ ngắn nêu lên được chủ đề của bài đọc; học
sinh thêm các từ có liên quan đến chủ đề và vẽ thành một sơ đồ.
+ Nên sắp xếp gọn, đẹp, khoa học và dễ nhìn.

+ Vê duû 1: Unit 14 (English 11): Recreation
Places

Activities

home

reading

cinema

watching TV

RECREATION
reduce stress

Benefit

after work

Time

11



+ Vê duû 2: Unit 3 (English 10): People’s background

Education

Career

Background

Ambition

Personal life

+ Vê duû 3: Unit 11 (English 11): Sources of energy
Required equipment

ALTERNATIVE
SOURCES OF
ENERGY

Wind power

Windmills

Nuclear power

Plants

Water power

Dams

Solar Panels

Solar energy
……..
Geothermal
heat
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Trong quá trình giảng dạy tại trường, tôi luôn suy nghĩ để lựa chọn các dạng
bài tập và kỹ thuật dạy đọc hiểu thích hợp cho mỗi bài cũng như cho mỗi đối tượng
12


học sinh khác nhau. Những dạng bài tập và kỹ thuật truyền thống luôn được lồng
ghép với những cái mới hoặc được thay đổi, làm mới nhằm tạo hứng thú cho học
sinh, góp phần mang lại những tiết dạy hiệu quả.
Trên đây chỉ là một số dạng bài tập và kỹ thuật dạy đọc hiểu mà bản thân tác
giả đã tìm tòi, đổi mới và ứng dụng khá hiệu quả trong thời gian qua. Có thể còn rất
nhiều dạng và kỹ thuật khác tốt hơn nữa, song trong khuôn khổ của một sáng kiến
kinh nghiệm cá nhân không thể đề cập hết được. Mong rằng quý thầy cô giáo và các
bạn đồng nghiệp góp ý để đề tài ngày một hoàn thiện hơn, có tính ứng dụng cao
hơn. Chúng tôi cũng hy vọng quý thầy cô có thêm sự lựa chọn từ đề tài này.
Qua một năm áp dụng đề tài vào giảng dạy, tôi cảm thấy có một sự tiến bộ rõ
rệt trong cách học cũng như kết quả đạt được của các em trong các bài kiểm tra và
thi học kì. Trong năm học qua 2014-2015 tôi đã áp dụng các kỹ năng dạy đọc hiểu
và mang lại kết quả rất khả quan, học sinh đã có hứng thú tập trung vào các tiết dạy
đọc hiểu. Năm học 2014-2015 tổng kết điểm trung bình môn Tiếng Anh của ba lớp
tôi khảo sát có kết quả như sau: lớp 10A1: Giỏi 22/40, Khá 11/40, TB 7/40; lớp
11B2: Giỏi 12/42, Khá 20/42, TB 10/42; lớp 12B3: Giỏi 8/43, Khá 22/43, TB 13/43.
So với kết quả năm trước cao hơn và vượt chỉ tiêu nhà trường đã đưa ra.

Thực ra không có phương pháp nào là tốt nhất và cũng không có kỹ thuật nào
hay dạng bài tập nào là tối ưu cả. Nếu chúng ta biết phối hợp, biết cách tân chúng và
vận dụng cho đúng kiểu bài, đúng đối tượng học sinh thì hiệu quả sẽ cao.
3.2. Kiến nghị đề xuất
Từ thực tiễn giảng dạy với suy nghĩ và mong muốn học sinh của mình luôn
đạt kết quả cao trong quá trình học tập và các kỳ thi, tôi mạnh dạn có một số đề
xuất, kiến nghị như sau:
Đối với học sinh:
Để trở thành người đọc hiệu quả thì các em phải:
- Xác định mục đích đọc.
13


- Nắm vững các kỹ thuật làm các dạng đọc khác nhau.
- Luyện tập thói quen đọc Tiếng Anh hàng ngày
Đối với giáo viên:
- Tăng cường trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau để có thể nâng cao chất lượng giảng
dạy.
- Bên cạnh đó giáo viên tăng cường việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống
giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 cũng như chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Tiếng Anh trường THCS và THPT.
- Linh hoạt trong từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh để có hiệu quả cao nhất, tạo
hứng thú cho học sinh, làm cho học sinh yêu thích bộ môn tiếng Anh hơn.
- Luôn cập nhật tài liệu chuyên môn thông qua các kênh như: sách, đài báo, internet
và giữa đồng nghiệp với nhau.
Đối với các cấp lãnh đạo:
- Tạo điều kiên thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới PPDH thông qua các cuộc
hội thảo, bồi dưỡng thường xuyên.
- Kiểm tra đánh giá các hoạt động dạy và học một cách chính xác, khách quan.

- Động viên, khen thưởng kịp thời những giáo viên và học sinh có thành tích dạy tốt,
học tốt.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tích lũy được trong quá
trình giảng dạy. Các kỹ thuật mà tôi đưa ra đều áp dụng được cho các đối tượng học
sinh. Tôi hy vọng rằng những kinh nghiệm và những đề xuất trên đây có thể được
các bạn đồng nghiệp ở trường bạn nghiên cứu và xem xét để cùng áp dụng.
Với vốn hiểu biết của cá nhân còn ít ỏi, sách tham khảo còn hạn chế, việc trao
đổi kiến thức với đồng nghiệp còn chưa nhiều, kinh nghiệm này chắc chắn còn có

14


nhiều thiếu sót. Tôi rất mong bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh góp ý cho tôi
để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Tiếng Anh (Thực hiện chương trình, sách giáo

khoa lớp 10, 11 và 12). Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Kennett, P. 20022. Teaching The Skills. Methodology course 1. English Language

Teacher Training Project.
3. Cambridge English Ielts 9, Cambridge University Press
4. Brumfil, C.J; Johnson, K. 1979. The Communicative Approach To Language


Teaching. Oxford University Press.
5. Canh, L.V; Phuoc, T.V 2002. Appropriate Methodology: Working With Teaching

Methods. A course for MA students.
6. Littlewood, W.1981.Communicative Language Teaching. Cambridge Universiry

Press.
7. Lynch, T. 1996. Communicative In The Classroom. Oxford University Press.

16



×