Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.4 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
______________________________

TRẦN CÔNG TÚ

KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT
THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 60.38.01.07

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG VŨ HUÂN

Phản biện 1: TS. HỒ NGỌC HIỂN

Phản biện 2: TS. NGUYỄN AM HIỂU

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội 9 giờ 50 ngày 07 tháng 10 năm


2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kê biên tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế của
pháp luật thi hành án dân sự, là biện pháp mà chấp hành viên áp dụng
trong qua trình giải quyết thi hành án. Kê biên tài sản là biện pháp
quan trọng trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án, thể hiện quyền
lực nhà nước một cách rõ ràng nhất khi người phải thi hành án không
tự nguyện thi hành án các khoản nghĩa vụ của mình trong bản án,
quyết định của Toà án.
Từ thực trạng lý luận và thực tế áp dụng biện pháp kê biên tài
sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại theo pháp luật thi
hành án dân sự nêu trên, cần phải có những phân tích, đánh giá nhằm
khắc phục những bất cập và nâng cao hiệu quả công tác kê biên tài
sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại theo pháp luật thi
hành án dân sự. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Kê biên tài sản để
bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại theo pháp luật thi hành
án dân sự từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng” để làm Luận văn Thạc sĩ
luật học.
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan về cưỡng chế
thi hành án bằng biện pháp kê biên tài sản để thi hành bản án, quyết
định của Toà án được công bố đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
về thi hành án dân sự nói chung, kê biên thi hành án nói riêng nhưng
chưa có đề tài nào nghiên cứu dưới góc độ lý luận và thực tiễn áp

dụng biện pháp kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh,
thương mại theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố
Đà Nẵng.
1


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật
về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại
theo pháp luật thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, từ
đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và áp dụng hiệu
quả hơn công tác kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh,
thương mại trong thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn được xác
định là:
- Làm rõ các vấn đề lý luận chung về kê biên tài sản để bảo
đảm thi hành án kinh doanh, thương mại như khái niệm, đặc điểm và
trình tự, thủ tục áp dụng pháp luật để kê biên tài sản bảo đảm thi hành
án kinh doanh, thương mại trong thi hành án dân sự.
- Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng áp dụng pháp luật về
kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại trong
thi hành án dân sự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ đó, đi sâu phân
tích những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại, làm rõ
những nguyên nhân của thực trạng đó.
- Xây dựng quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả công tác kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh,
thương mại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận chung về kê biên tài sản
để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại; hệ thống các quy
định pháp luật liên quan đến kê biên tài sản để thi hành án và thực
2


trạng áp dụng pháp luật về vấn đề trên tại địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu công tác kê biên tài sản để bảo đảm thi
hành án kinh doanh, thương mại trong thi hành án dân sự trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2014, sau khi Luật Thi hành án
dân sự sửa đổi, bổ sung được ban hành đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và
pháp luật; Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thi hành án
dân sự, về bảo vệ quyền con người, quyền dân sự, là cơ sở lý luận làm
xuất phát điểm để nhận thức về vấn đề kê biên tài sản để thi hành án
kinh doanh thương mại của Toà án.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp
duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin theo quan điểm phát
triển, toàn diện, lịch sử và cụ thể kết hợp với các phương pháp phân
tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, mô tả và so sánh, thống kê.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm
một số vấn đề lý luận của việc thực hiện pháp luật thi hành án dân sự

nói chung và pháp luật kê biên trong thi hành án dân sự nói riêng.
Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho Cục Thi hành án dân sự
thành phố Đà Nẵng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác kê biên tài
sản bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại. Đối với các Cơ
quan có liên quan đến thi hành án dân sự, luận văn có thể là tài liệu
3


tham khảo trong việc thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định
của pháp luật, trong việc phối hợp trong hoạt động kê biên tài sản bảo
đảm thi hành án kinh doanh thương mại.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn, trong chừng mực cố gắng hệ thống hóa các vấn đề
lý luận gắn với thực tiễn vấn đề kê biên tài sản bảo đảm thi hành án
kinh doanh thương mại trong thi hành án dân sự từ thực tiễn thành
phố Đà Nẵng. Cung cấp một góc nhìn mới và để tạo cơ sở sau này có
thể phát triển lên các đề tài ở mức cao hơn.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn có kết cấu được chia thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về kê biên tài sản
để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại.
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về kê
biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại từ thực
tiễn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng.

4



CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ KÊ BIÊN
TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN KINH DOANH,
THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án
kinh doanh, thương mại
1.1.1. Khái niệm kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh
doanh, thương mại
1.1.1.1. Khái niệm về kê biên tài sản
Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa - Thông
tin, thì “kê” được hiểu là viết lần lượt vào từng tên, từng thứ một [35;
tr. 224], còn “biên” được hiểu là ghi chép, viết vào sổ, biên tên vào
sổ [35; tr. 38]. Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Thời đại
năm 2014, thì “kê” được hiểu là để đặt vào chỗ nào đó [36; tr. 235]
còn “biên” được hiểu là chép, biên ghi vào sổ [36; tr. 52]. Như vậy
có thể hiểu, kê biên là tính toán và ghi chép lại theo một thứ tự nhất
định.
1.1.1.2. Khái niệm về các loại án kinh doanh, thương mại
Khái niệm kinh doanh, thương mại hiện nay chưa có sự thống
nhất về cách hiểu cũng như có sự tách bạch giữa kinh doanh và
thương mại. Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011, thì các tranh chấp thuộc thẩm
quyền giải quyết của Toà án được liệt kê thành 4 nhóm chính. Tuy
nhiên, Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định các
tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo hướng mở
rộng hơn bao gồm:

5



(i) Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương
mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận.
(ii) Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
(iii) Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty
nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty,
thành viên công ty.
(iv) Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty;
tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm
hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc
trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên
quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia,
tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của
công ty.
(v) Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường
hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy
định của pháp luật.
1.1.1.3. Khái niệm kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh
doanh, thương mại
Thi hành án kinh doanh, thương mại là một hình thức cụ thể của
thi hành án dân sự. Với những phân tích ở trên, có thể hiểu, kê biên tài
sản để đảm bảo thi hành án kinh doanh, thương mại là một biện pháp
cưỡng chế thi hành án, hoặc biện pháp bảo đảm thi hành án do chấp
hành viên áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (người phải thi
hành án) phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án về
kinh doanh, thương mại đã có hiệu lực pháp luật.


6


1.1.2. Đặc điểm kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án kinh
doanh, thương mại
Thứ nhất, tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án kinh doanh,
thương mại thường có giá trị lớn
Thứ hai, hoạt động kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án
kinh doanh thương mại có tính độc lập tương đối
Thứ ba, hoạt động kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án kinh
doanh thương mại có tính chất cưỡng chế
Thứ tư, chủ thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản là chấp
hành viên của cơ quan thi hành án dân sự
Từ những căn cứ nêu trên có thể khẳng định, chấp hành viên
của cơ quan thi hành án dân sự là chủ thể áp dụng biện pháp kê biên
tài sản để thi hành án với sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn,
tổ chức và cá nhân khác.
1.1.3. Phân loại kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh
doanh, thương mại
Đây là cách phân chia tương đối rõ ràng hơn theo Luật Thi
hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014:
Thứ nhất, kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp
Thứ hai, kê biên tài sản không cầm cố, thế chấp
Với trường hợp này, thì khi tiến hành kê biên, chấp hành viên
cần tiến hành xác minh làm rõ thi hành án đối với tài sản như: tình
trạng pháp lý, có tranh chấp không, thuộc sở hữu chung hay riêng, tài
sản do ai quản lý... khi đã nắm rõ những thông tin đó mới tiến hành
những thủ tục bình thường như: Thông báo kê biên, lập kế hoạch kê
biên, ra quyết định kê biên và tiến hành kê biên để bảo đảm thi hành
án kinh doanh thương mại.


7


1.1.4. Vai trò của kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án
kinh doanh, thương mại
Một là, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và khôi phục
lại những quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ
Hai là, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân
Ba là, thước đo tính hiệu quả của quá trình xét xử của Tòa án
Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động thực thi phán quyết
của Tòa án liên quan đến các vấn đề về tài sản và nhân thân, trong các
bản án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia
đình...có thể nói hoạt động thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng
của hoạt động tố tụng. Để bản án, quyết định của Tòa án được thực thi
trên thực tế, đi vào đời sống dân sự một cách hiệu quả nhất thì công tác
thi hành án dân sự đóng vai trò rất quan trọng.
1.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về kê biên tài sản để
bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại
Quá trình tổ chức thi hành án dân sự nói chung nói chung và kê
biên tài sản để thi hành án nói riêng, Chấp hành viên phải căn cứ các
quy định pháp luật về thi hành án dân sự và các quy định pháp luật
khác như Luật sở hữu nhà ở, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại,
Luật các tổ chức tín dụng… và các văn bản hướng dẫn thi hành các
luật này để giải quyết việc thi hành đúng quy định của pháp luật, bảo
vệ lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân.
1.2.1. Các nguyên tắc cơ bản trong kê biên tài sản để bảo
đảm thi hành bản kinh doanh, thương mại
Để áp dụng biện pháp kê biên tài sản, chấp hành viên cần tuân
thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

- Chỉ áp dụng biện pháp kê biên tài sản khi đã hết thời hạn tự
nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không thi hành án, trừ
8


trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán,
huỷ hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án.
- Tài sản bị kê biên phải thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của
người phải thi hành án, trừ trường hợp tài sản chung gắn liền không
thể phân chia hoặc việc phân chia làm giảm đáng kể giá trị của tài
sản.
- Chỉ kê biên tài sản tương ứng đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi
hành án và thanh toán các chi phí cần thiết.
- Chỉ kê biên những tài sản được chuyển quyền sở hữu, sử
dụng theo quy định pháp luật; không được kê biên những tài sản
pháp luật quy định không được kê biên.
- Đảm bảo quyền được đề nghị kê biên tài sản cụ thể của người
phải thi hành án (trường hợp có nhiều tài sản) nếu việc đề nghị đó
không gây cản trở cho việc thi hành án và giá trị tài sản đó đủ để thi
hành án và thanh toán các chi phí liên quan.
- Áp dụng kê biên tài sản nếu người phải thi hành án có hành
vi tẩu tán tài sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án như chuyển đổi,
tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người
khác sau thời điểm bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật và không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án và không
còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ thi
hành án.
- Không tổ chức kê biên tài sản có huy động lực lượng trong
thời gian 15 ngày trước và sau tết Nguyên đán; các ngày truyền thống
đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án;

các trường hợp đặc biệt khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh,
chính trị, trật tự an toàn xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương.

9


- Đảm bảo các quyền con người, quyền cơ bản của công dân
của người phải thi hành án và những người có quyền lợi liên quan về
nhà ở, sinh hoạt, thu nhập… như chỉ kê biên tài sản chung là quyền
sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các tài sản
khác không đủ để thi hành án hoặc khi có đề nghị của người phải thi
hành án.
1.2.2. Thẩm quyền kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án
kinh doanh, thương mại
Theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện
hành, thì thẩm quyền, trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định
của Tòa án về dân sự; bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài;
quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương
mại trong nước; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh thuộc về hệ thống các cơ quan thi hành án dân
sự và thẩm quyền này được quy định cụ thể như sau:
1.2.2.1. Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh
1.2.2.2. Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự cấp
huyện
1.2.2.3. Thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự trong
quân đội (cấp quân khu)
1.2.2.4. Thẩm quyền của chấp hành viên thuộc cơ quan thi
hành án dân sự các cấp
Như vậy, thẩm quyền kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án

dân sự thuộc về các chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự
các cấp. Trong quá trình thi hành các bản án, quyết định về dân sự ở
cấp nào, thì chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân sự cấp đó
chính là người có thẩm quyền kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án
10


kinh doanh, thương mại và khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm
trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
1.2.3. Trình tự thủ tục kê biên tài sản để bảo đảm thi hành
án kinh doanh, thương mại
Có thể chia trình tự, thủ tục kê biên, xử lý tài sản để thi hành
án thành các giai đoạn sau:
* Giai đoạn trước khi kê biên
* Giai đoạn thực hiện việc kê biên tài sản
* Giai đoạn xử lý tài sản kê biên
Nhìn chung, giai đoạn xử lý tài sản sau khi kê biên là giai đoạn
chấp hành viên phải tiến hành nhiều thủ tục như thỏa thuận giá, thẩm
định giá, bán đấu giá, giao tài sản cấn trừ vào tiền được thi hành án…
nhằm đảm bảo tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự và người
có liên quan. So với quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008,
Luật Thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã có nhiều
quy định mới, một mặt để đảm bảo quyền lợi của đương sự, người có
liên quan, người mua trúng đấu giá tài sản kê biên, mặt khác đã quy
định rõ ràng, cụ thể hơn các trình tự thủ tục chấp hành viên phải tiến
hành, rút ngắn thời gian và loại bỏ nhiều thủ tục bất hợp lý không cần
thiết để việc thi hành án đạt hiệu quả [32].


11


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐÊ BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Thực trạng quy định pháp luật về kê biên tài sản để
bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại
2.1.1. Căn cứ áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản
Một là, về bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án
Hai là, quyết định thi hành án do Thủ trưởng cơ quan thi hành
án dân sự ban hành
Ba là, quyết định cưỡng chế thi hành án

2.1.2. Các trường hợp thực hiện kê biên tài sản để bảo đảm
thi hành án
Thứ nhất, áp dụng biện pháp kê biên tài sản
Thứ hai, kê biên tài sản chung của người phải thi hành với
người khác
Thứ ba, kê biên tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp
Thứ tư, kê biên tài sản do người phải thi hành án tự nguyện đề
nghị
Thứ năm, kê biên, xử lý quyền sử dụng đất
2.1.3. Thủ tục kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án
Trong quá trình thực hiện thủ tục kê biên tài sản của người
phải thi hành án, chấp hành viên chỉ có thể ra quyết định kê biên tài
sản sau khi có kết quả xác minh về tài sản của người phải thi hành án.
Chấp hành viên có nhiệm vụ thông báo cho những chủ thể liên quan

biết về việc tổ chức kê biên tài sản trong thời hạn 03 ngày làm việc
12


kể từ ngày ra quyết định kê biên trừ trường hợp cần ngăn chặn đương
sự tẩu tan, hủy hoại, trốn tránh việc thi hành án. Việc thông báo
cưỡng chế kê biên tài sản được quy định tại Luật Thi hành án dân sự.
Đối tượng được nhận thông báo không chỉ là các bên đương sự để
kịp thời giam gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình mà còn
là các cơ quan có liên quan để thực hiện chức năng do Nhà nước quy
định. Cụ thể, chấp hành viên phải thông báo trước và trực tiếp bằng
văn bản cho người phải thi hành án, người được thi hành án, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài
sản kê biên; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và tổ chức liên quan
tới việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án
2.1.4. Xử lý tài sản kê biên để bảo đảm thi hành án
Việc xử lý tài sản kê biên của người phải thi hành để bảo đảm
việc thi hành án có thể được thực hiện với các phương thức sau:
Thứ nhất, giao tài sản kê biên cho người được thi hành án
Thứ hai, bán tài sản đã kê biên để thự hiện việc thi hành án
2.2. Thực hiện pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi
hành án kinh doanh, thương mại từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Đà
Nẵng
Thành phố Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc
Trung ương, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,
giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu
vực miền Trung - Tây Nguyên.
2.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về kê biên tài sản để
bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại ở thành phố Đà

Nẵng
13


2.2.2.1. Vài nét về cơ quan thi hành án dân sự ở thành phố Đà
Nẵng
Cơ quan thi hành án dân sự ở thành phố Đà Nẵng bao gồm:
Cục Thi hành án dân sự thành phố Đà Nẵng và 7 Chi cục Thi hành án
dân sự cấp quận, huyện (bao gồm: Quận Liên Chiểu, quận Thanh
Khê, quận Hải Châu, quận Sơn Trà, quận Ngũ Hành Sơn, quận Cẩm
Lệ và huyện Hòa Vang). Các cơ quan thi hành án dân sự ở thành phố
Đà Nẵng ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của
mình trong đời sống xã hội.
2.2.2.2. Tình hình thực hiện kê biên tài sản để bảo đảm thi
hành án kinh doanh, thương mại thực tiễn thành phố Đà Nẵng (từ
2013 đến 2017)
Trên thực tế địa bàn thành phố Đà Nẵng, các chấp hành viên
thành phố Đà Nẵng đã áp dụng đúng, đầy đủ các quy định pháp luật
về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại. Số
liệu về biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại từ
năm 2013 đến năm 2017 cụ thể như sau:

14


Bảng 2.1. Kết quả về việc áp dụng biện pháp kê biên tài sản đối
với án kinh doanh thương mại trong thi hành án dân sự thành
phố Đà Nẵng từ năm 2013-2017
Tỷ lệ
% số

Số

việc

Số
Tổng
STT

Năm

số
việc thụ


việc có
điều
kiện

Tỷ lệ % số
việc

Số

chưa

việc



xong


điều

hoàn

thi

toàn

xong
Số
việc

việc kê biên

việc

trên tổng



số có điều

biên

kiện thi

tổng
xong


thi

Số
trên

số có
khác

điều

hành

hành
hành

kiện
thi
hành

1

2013

1.465

955

470

653


204

0,90

154

0,16

2

2014

1.588

955

633

631

200

0,87

179

0,19

3


2015

1.663

971

692

581

196

0,80

181

0,19

4

2016

1.537

1.039

498

515


216

0,70

151

0,15

5

2017

1.449

939

510

310

118

0,46

52

0,06

Nguồn báo cáo: Cục THADS thành phố Đà Nẵng năm

2013-2017

15


Bảng 2.2. Kết quả về tiền áp dụng biện pháp kê biên tài sản đối
với án kinh doanh thương mại trong thi hành án dân sự thành
phố Đà Nẵng từ năm 2013-2017
(ĐVT: 1.000 đồng)
Tỷ
Tỷ
lệ %
lệ %
số
số
tiền
tiền

xong
Số tiền
STT Năm

Tổng số
tiền thụ lý

có điều
kiện

Số tiền
chưa có

điều thi

biên
trên
Số tiền

Số tiền kê

trên

biên

tổng

tổng
thi hành xong
số

thi hành

hành

số



điều

điều


kiện
kiện
thi
thi
hành
hành
1

2013

968.493.031

567.002.115

401.436.916

511.228.606 0,90

75.632.458 0,13

2

2014 1.365.572.925

768.705.451

596.867.474

697.164.254 0,91


83.222.640 0,11

3

2015 2.584.153.454 1.113.764.473 1.470.388.981 1.034.218.703 0,93 544.338.964 0,49

4

2016 1.935.483.006 1.793.213.596

142.269.410

880.986.541 0,49 128.170.808 0,07

5

2017 1.980.745.081 1.771.616.777

209.128.304

545.597.515 0,31 400.558.505 0,23

Nguồn báo cáo: Cục THADS thành phố Đà Nẵng năm 2013-2017

16


Theo quy định của pháp luật thì tất cả các bản án, quyết định
của Tòa án có hiệu lực pháp luật và phần bản án, quyết định được thi
hành ngay nếu hết thời hạn tự nguyện thi hành án người phải thi hành

án có điều kiện mà không thi hành thì đều phải áp dụng biện pháp
cưỡng chế kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án. Song thực tiễn ở
thành phố Đà Nẵng cho thấy, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế kê
biên tài sản để bảo đảm thi hành án là rất ít, tỷ lệ việc cưỡng chế trên
số việc có điều kiện thi hành án rất thấp, chấp hành viên để thời gian
động viên, thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành án
kéo dài làm cho số việc có điều kiện thi hành án tồn đọng ngày càng
nhiều, tỷ lệ giải quyết việc thi hành án đáp ứng chỉ tiêu Quốc hội giao
nhưng không cao.
2.2.3. Đánh giá thực trạng pháp luật về kê biên tài sản để
bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại từ thực tiễn thành
phố Đà Nẵng
Bên cạnh những kết quả đạt được, từ thực tiễn thực hiện pháp
luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương
mại ở thành phố Đà Nẵng cho thấy còn rất nhiều hạn chế, bất cập, Cụ
thể là:
Thứ nhất, đối với biện pháp kê biên một phần quyền sử dụng
đất có diện tích đất nhỏ trong tổng diện tích đất của người phải thi
hành án
Thứ hai, vấn đề định giá tài sản kê biên phức tạp
Thứ ba, vướng mắc trong kê biên, xử lý tài sản của người phải
thi hành án gắn liền với tài sản của người khác
Thứ tư, vướng mắc trong việc cưỡng chế giao tài sản là quyền
sử dụng đất có trồng hoa màu, cây ăn trái

17


Bên cạnh đó, về nguyên nhân chủ quan, trong quá trình thực
hiện kê biên, xử lý tài sản để thi hành án, các chấp hành viên, cơ

quan thi hành án cũng còn có những thiếu sót, vi phạm. Bao gồm:
Một là, không tích cực, chậm xử lý tài sản đã được kê biên
Hai là, vi phạm về trình tự, thủ tục xử lý tài sản thi hành án
Ba là, thực hiện không đúng quy định của pháp luật về cưỡng
chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
Bốn là, lập biên bản kê biên không đúng với quy định của pháp
luật thi hành án dân sự

18


CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KÊ BIÊN TÀI SẢN ĐÊ BẢO ĐẢM THI HÀNH ÁN
KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản để
bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi
hành bản án kinh doanh thương mại phải trên cơ sở quán triện
quan điểm, đường lối của Đảng về chiến lược xây dựng pháp luật
và chiển lược cải cách tư pháp
Để hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nói chung và kê
biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại nói riêng
cần phải dựa trên quan điểm, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
và tình hình thực tiễn của đất nước
3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi
hành án kinh doanh thương mại phải trên cơ sở hoàn thiện pháp
luật về thi hành án dân sự

Pháp luật về thi hành án dân sự hiện còn tản mạn, hiệu lực
pháp lý chưa cao, việc tổ chức, quản lý thi hành án thuộc các lĩnh vực
khác nhau lại do nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh,
không đồng bộ dẫn đến việc không thống nhất trong sự phối hợp hoạt
động giữa các cơ quan quản lý và tổ chức thi hành án, không phát
huy hiệu quả thi hành án. Hoạt động thi hành án do nhiều cơ quan
thực hiện đã tạo ra sự thiếu thống nhất trong quản lý, thiếu sự phối
hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa cơ quan thi hành án và các cơ quan
19


hữu quan, hạn chế hiệu quả của hoạt động thi hành án. Hoàn thiện hệ
thống pháp luật về thi hành án dân sự chính là tạo hành lang pháp lý
thuận lợi cho công tác thi hành án dân sự
3.1.3. Cần phải phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tổ
chức trong hệ thống chính trị trong giáo dục thuyết phục, hoà giải
trong hoạt động kê biên tài sản để bảo đảm thi hành bản án kinh
doanh, thương mại
Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật thi hành án dân sự,
yều cầu cần đặt ra là thái độ của Nhà nước, của xã hội và đặc biệt là
của các chủ thể pháp luật thi hành án dân sự đối với công tác kê biên
tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại phải như thế
nào. Nếu như các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đoàn thể và nhân
dân có thái độ đúng đắn đối với hoạt kê biên tài sản để bảo đảm thi
hành án kinh doanh thương mại, thì họ sẽ quan tâm đến thi hành án
dân sự. Nhờ có sự quan tâm này, họ sẽ tích cực tham gia vào hoạt
động kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại,
tạo ra hiệu quả cao cho công tác kê biên tài sản.
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản để
bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại

Để hoàn hoàn thiện pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm
thi hành án kinh doanh thương mại, tác giả đưa ra các nhóm giải
pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự
và các văn bản pháp luật có liên quan
Thứ hai, hoàn thiện các quy phạm pháp luật về kê biên tài sản
để bảo đảm thi hành án kinh doanh thương mại trong Luật Thi hành
án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và các văn bản
hướng dẫn thi hành
20


Thứ ba, tăng cường bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ trong công
tác áp dụng và thực thi pháp luật về kê biên tài sản để bảo đảm thi
hành án
Thứ tư, kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan thi hành án và nâng
cao năng lực hoạt động của đội ngũ chấp hành viên, cán bộ giúp việc
ở các cơ quan thi hành án dân sự
Thứ năm, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan thi
hành án dân sự với các cơ quan hữu quan trong việc kê biên tài sản
Thứ sáu, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của
Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự các cấp
Thứ bảy, tăng cường công tác động viên thuyết phục đối với
người phải thi hành án trong quá trình kê biên

21


KẾT LUẬN
Kê biên tài sản để bảo đảm thi hành án kinh doanh, thương mại

được áp dụng khi người phải thi hành án có nghĩa vụ thanh toán tiền
hoặc nghĩa vụ tài sản có thể quy đổi thành tiền mà không tự nguyện
thi hành, có hành vi dây dưa, trốn tránh nghĩa vụ được ấn định trong
Bản án, Quyết định của Toà án. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng
nhằm đảm bảo cho các Bản án, Quyết định kinh doanh, thương mại
được đảm bảo thi hành trên thực tế. Luật thi hành án dân sự năm
2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định tương đối đầy đủ, chặt
chẽ và có tính hệ thống các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự thủ tục
tổ chức việc kê biên, xử lý tài sản để thi hành án.
Thực tế, pháp luật vẫn chưa bao quát hết được những vấn đề
phát sinh trong quá trình áp dụng biện pháp kê biên, xử lý tài sản để
thi hành dẫn đến còn nhiều bất cập không thể áp dụng hoặc quy định
thiếu rõ ràng dẫn đến những cách hiểu, áp dụng khác nhau gây tranh
cãi, khiếu kiện kéo dài làm cho kết quả đạt được chưa cao, tính
nghiêm minh của pháp luật chưa được đảm bảo. Mặt khác, trong quá
trình tổ chức thi hành án nói chung và áp dụng biện pháp kê biên tài
sản nói riêng thì Chấp hành viên ngoài tuân thủ các quy định pháp
luật về thi hành án dân sự còn phải áp dụng các quy định pháp luật tại
nhiều văn bản pháp luật khác nhau có liên quan đến chủ thể là người
phải thi hành án, đối tượng bị kê biên là tài sản, về nhiệm vụ, quyền
hạn của các cơ quan, tổ chức khi phối hợp kê biên mà giữa chúng
chưa có sự thống nhất, đồng bộ dẫn đến sự lúng túng trong cách xử,
giải quyết vụ việc kéo dài, gây bất bình trong xã hội.
Thực tiễn công tác thi hành án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
trong thời gian qua cho thấy, biện pháp kê biên tài sản để đảm bảo thi
22


hành án kinh doanh, thương mại đóng vai trò hết sức quan trọng, góp
phần rất lớn vào việc hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Nhìn chung, đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu về trình tự, thủ tục pháp
luật quy định, đạt hiệu quả; bên cạnh đó, quá trình kê biên, xử lý tài
sản vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định mà nguyên nhân một
phần do các bất cập trong quy định pháp luật về thi hành án dân sự và
các quy định pháp luật khác có liên quan, một phần từ nhận thức,
trình độ của các Chấp hành viên, cán bộ làm công tác thi hành án và
của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Những nguyên nhân này làm
ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết án, gây thiệt hại cho Nhà nước,
quyền lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm vai trò, ý nghĩa của
công tác thi hành án dân sự.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên cần phải thực hiện
nhiều giải pháp đồng bộ như:
Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền về công tác phối hợp trong giải quyết thi hành án dân sự nói
chung và kê biên tài sản để thi hành án kinh doanh, thương mại nói
riêng; Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự, về
biện pháp kê biên, xử lý tài sản để thi hành án và các quy định pháp
luật có liên quan, Kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ thống các cơ
quan thi hành án dân sự theo hướng tinh gọn, hiệu quả; Nâng cao
năng lực đội ngũ Chấp hành viên thông qua thực hiện các tiêu chí từ
tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, chế độ đãi ngộ; tăng thẩm quyền gắn
với trách nhiệm của Chấp hành viên trong thực hiện nhiệm vụ tổ
chức thi hành án; Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, cải cách
tư pháp trong thi hành án dân sự, xã hội hoá công tác thi hành án dân
sự;

23



×