Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích đối thủ cạnh tranh và chiến lược marketing ngành chè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.21 KB, 14 trang )

Phân tích đối thủ cạnh tranh và chiến lược Marketing ngành Chè
Trong nhiều năm, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, vai trò của thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của các
chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước. Các doanh nghiệp Việt nam,
nhất là các doanh nghiệp nhà nước đã quen với sự áp đặt và kế hoạch của nhà
nước, hoạt động thiếu chủ động, lại càng ít kinh nghiệm trong công tác
Marketing. Thói quen đó đã trở thành nét văn hoá của các công ty nhà nước, và
vẫn in đậm dấu ấn kể cả ngày nay, khi các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ
phần hoá đã phải cạnh tranh hơn trước rất nhiều, cả trong nước và ngoài nước.
Ở việt nam trong giai đoạn hiện nay đang bước vào một thời kỳ phát triển
mới, những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp chưa từng có, trong
chiến lược phát triển có thành công được theo kế hoạch định ra của doanh
nghiệp công tác Maketing của từng doanh nghiệp cũng phù hợp với khách hàng
từng vùng miền.
Bản thân tôi sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hà Giang, một tỉnh miền núi biên
giới, là một trong những tỉnh nghèo bậc nhất của cả nước có tới 6/11 huyện thị
thuộc diện nghèo, do vậy hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn của tỉnh có phát
triển nhưng so với một số tỉnh thành phố miền đồng bằng thì mới chỉ là những
doanh nghiệp nhỏ.Trong số các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phát triển
trên địa bàn tỉnh có Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cường.
TÔI XIN THIỆU VỀ CÔNG TY

1


Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Cường.

1. Tổng quát:
Công ty TNHH Thương mại Hùng Cường được thành lập từ năm 1998
với ngành nghề sản xuất, kinh doanh chính là thu mua, chế biến chè xuất
khẩu…Qua hơn 10 năm hoạt động, Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn để


trưởng thành và phát triển, trở thành một trong những đơn vị hàng đầu của tỉnh

2


trong

lĩnh

vực

thu

mua,

chế

biến

chè

xuất

khẩu.

* Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh thương mại tổng hợp, thu mua chế
biến nông sản xuất khẩu; kinh doanh khách sạn du lịch; đại lý ký gửi; sản xuất
gia công các sản phẩm công nghiệp.
* Sản phẩm chính của Công ty: Với dây chuyền công nghệ hiện đại và
sản phẩm chè của công ty đã được cấp chứng chỉ ISO 9001:2001, hàng năm

công ty có thể cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn chè khô đạt chất lượng
cao. Các sản phẩm như trà xanh, trà đen, trà hương, trà vàng, trà túi lọc... được
sản xuất từ những cây chê Shan Tuyết cổ thụ sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên ở
những vùng núi cao 1.500m so với mực nước biển, mang một hương vị khá đặc
trưng và đã chinh phục được đông đảo khách hàng trong cũng như ngoài nước
Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng .Bằng chữ: Mười tỉ đồng chẵn.
*Công ty thực hiện theo tiêu chí:
Trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất và chế biến chè xuất khẩu, yếu tố
hàng đầu Công ty phải tuân thủ đó là thực hiện các tiêu chuẩn trong hệ thống
quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 và hệ thống an toàn thực phẩm HACCP.
Các tiêu chuẩn, hệ thống đó bao gồm: Chất lượng và an toàn sản phẩm, vệ sinh
môi trường và đảm bảo an toàn trong sản xuất. Để thực hiện tốt các tiêu chuẩn
3


trên, nhiệm vụ hàng năm của Công ty đó là phối hợp với Sở Lao động- Thương
binh và Xã hội, Đội Phòng cháy- chữa cháy (Công an tỉnh) tổ chức các lớp tập
huấn và hướng dẫn cho 100% cán bộ, công nhân về công tác VS, ATLĐ-PCCN.
Cùng với việc tổ chức các lớp tập huấn, Công ty đã thực hiện nghiêm túc công
tác vệ sinh, an toàn và bảo hộ lao động. Mỗi cán bộ, công nhân đều được tổ
chức khám sức khoẻ định kỳ hàng năm, được phân phát 2 bộ quần áo và các vật
dụng khác như giày, găng tay, khẩu trang, mũ. Để đảm bảo ATLĐ-PCCN, Công
ty đã thành lập Đội ISO và tổ HACCP bán chuyên trách. Hai đơn vị này có
nhiệm vụ hướng dẫn công nhân thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình
thao tác và những việc cần thiết khi vận hành các trang, thiết bị máy móc như:
Máy sao chè, băng tải, máy vò, máy lăn… nhằm giúp công nhân vận hành thiết
bị đạt hiệu quả cao, nâng cao năng suất lao động cũng như đảm bảo an toàn
trong quá trình làm việc. Định hướng phát triển, chính sách, kế hoạch phát triển
thương hiệu: Công ty TNHH Hùng Cường, là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh
vực sản xuất – chế biến - kinh doanh sản phẩm từ cây chè trên địa bàn tỉnh Hà

Giang.
- Có đội ngũ Cán bộ CNV tốt nghiệp chuyên ngành, được đào tạo bài bản
ở các trường trong nước, có đội ngũ Công nhân kỹ thuật lành nghề tích luỹ
nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất .
- Là Doanh nghiệp với các loại máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ sản
xuất, đáp ứng được nhu cầu sản lượng của thị trường. Duy trì sản xuất ổn định,
bảo đảm an toàn, tiết kiệm chi phí và chất lượng sản phẩm hoàn hảo theo tiêu
chuẩn đảm bảo chất lượng ISO 9001: 2000.Tất cả các nỗ lực của Công ty là để
làm

tốt

theo

thông

điệp:

Cam

kết

cải

tiến

chất

lượng.


Nuôi dưỡng mối quan hệ đối tác, thoả mãn khách hàng.
- Hiện tại Doanh nghiệp vẫn đang từng bước không ngừng nâng cao hơn
nữa vị thế của Công ty trên thương trường trong tỉnh và vươn ra các tỉnh thành
trong cả nước.
- Tài sản trí tuệ của doanh nghiệp gồm: Nguồn nhân lực, thương hiệu
doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ, uy tín phục vụ đã và đang được doanh nghiệp
4


củng cố, vun đắp để ngày càng hoàn thiện, tạo niềm tin cho khách hàng. Đồng
thời chú trọng đến công tác đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhiều kinh nhiệm,
có trình độ chuyên môn quản lý, giỏi tay nghề, nhiệt tình năng động... góp phần
củng cố và phát triển thương hiệu trên thương trường, thông qua các chính sách
đãi ngộ, các quyền lợi gắn bó - phát triển cùng doanh nghiệp.
- Thực hiện tốt công tác bảo đảm môi trường trong sản xuất, cam kết với
các cấp chính quyền về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
- Xây dựng, đào tạo đội ngũ công nhân về công tác quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất kinh doanh:
Với các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm
lâu năm trong công tác.
Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm:
Tiêu chuẩn chất lượng trong nước áp dụng cho sản phẩm: TCVN 6260 :
1997.
- Hệ thống ISO quản chất lượng: Công ty TNHH Hùng Cường thực hiện
công việc theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.
- Tính cạnh tranh của sản phẩm không ngừng được tăng cao, sản phẩm
của Công ty được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, đã đem
lại sự tín nhiệm của các khách hàng.
Công ty đã có một chiến lược kinh doanh gắn với chính sách về môi

trường, từ việc mua bán sản phẩm sạch đến việc quản lý môi trường làm việc,
đảm bảo vệ sinh an toàn và sức khoẻ người lao động, đáp ứng yêu cầu sản xuất
và cung ứng sản phẩm sạch. Tại các nhà máy sản xuất, công ty đã trang bị đầy
đủ các trang thiết bị về an toàn-vệ sinh lao động và yêu cầu công nhân thực hiện
đúng các qui định về bảo hộ lao động; các phòng ban, phân xưởng làm việc đủ
độ sáng, hạn chế tối đa bụi và tiếng ồn; nước thải sinh hoạt được thải đúng nơi
qui định; khuôn viên công ty và những diện tích đất trống (dự trữ cho xây dựng
và mở rộng nhà máy) được trồng nhiều cây xanh tạo vẻ đẹp cho môi trường
5


xung quanh và tạo ra không khí trong lành khu vực quanh nhà máy, với tổng trị
giá đầu tư trên 30 tỉ đồng.
Vùng chè nguyên liệu của Công ty đều ở các xã và thôn bản có độ cao
lớn so với mặt biển, khí hậu mát mẻ, trong lành và tinh khiết, dưới đất có nhiều
khoáng chất vi lượng... Vì thế, người dân nơi đây hầu như không sử dụng phân
bón hóa học và thuốc trừ sâu để chăm bón chè, nhờ vậy nguồn nguyên liệu chè
của công ty luôn đảm bảo sạch và tinh khiết. Ngoài yếu tố thuận lợi mang tính
tự nhiên, công ty còn chú trọng mời các cán bộ khoa học kỹ thuật từ Trung
ương lên mở các lớp hướng dẫn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, vận
chuyển và bảo quản chè và một số loại cây trồng khác cho người dân vùng
nguyên liệu nhằm tạo ra những sản phẩm chè sạch và giữ được hương vị tự
nhiên độc đáo. Cùng đó, qui trình sản xuất của công ty đã được cải tiến phù hợp
với nguyên liệu bằng những thiết bị trên dây chuyền và công nghệ hiện đại của
Ấn Độ, Đài Loan đã tạo nên những sản phẩm giữ được hương vị thơm ngon tự
nhiên của giống chè Shan tuyết. Sản phẩm của công ty được xuất bán cho các
nước Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanca, Canađa, Mỹ, Anh, Đức, Nga và một số
nước khác trong khối EU. Đây đều là những thị trường thuộc dạng "khó tính",
nên việc có mặt của sản phẩm chè Hùng Cường trên những thị trường này được
coi là một thành công. Năm 2003, công ty đã được cấp giấy chứng nhận tiêu

chuẩn ISO 9001: 2000 và năm 2005 đã áp dụng hệ thống quản lý an toàn thực
phẩm HACCP; hiện đang xây dựng kế hoạch cho năm tiếp theo thực hiện hệ
thống quản lý môi trường ISO 14.000. Việc tạo vùng nguyên liệu sạch, chất
lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển bền vững là một ưu tiên
trong định hướng phát triển lâu dài của Công ty, là yếu tố quan trọng để nâng
cao giá trị sản phẩm chè Shan tuyết của Hà Giang trên thị trường trong nước và
quốc tế. Chính sách về môi trường này bước đầu đã nâng cao được nhận thức
của người lao động về tầm quan trọng, ý nghĩa và lợi ích của môi trường trong
sạch đối với sức khỏe của chính người lao động và người tiêu dùng cũng như
của cộng đồng.

6


Ngoài ra, hàng năm, Công ty đều mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản
xuất, chế biến chè; về an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh lao động, cải thiện
điều kiện làm việc; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, chăm sóc sức khỏe cho
người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp; tuyên truyền huấn luyện giáo
dục về vệ sinh công nghiệp...
Những nỗ lực của Công ty trong công tác cải thiện sản xuất đã tạo việc
làm cho 200 lao động tại các nhà máy và hơn 1.000 lao động vệ tinh. Công ty
ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các vùng nguyên liệu chè theo một mức giá
hợp lý đã kích thích sản xuất phát triển, nâng cao thu nhập cho người dân, giúp
người dân địa phương xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống và là một động lực
để bà con phát triển cây chè - cây trồng mũi nhọn của tỉnh, góp phần phủ xanh
đất trống đồi trọc; hạn chế đáng kể việc phá rừng làm nương rẫy, giữ được rừng
đầu nguồn, chống được tình trạng sạt lở đất và các biến cố về tự nhiên và môi
trường...với 15 năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật liệu xây
dựng, cùng với sự nỗ lực cố gắng của mỗi cán bộ ,công nhân viên công ty đã
ngày càng không ngừng lớn mạnh. Sản phẩm sản xuất của công ty luôn đảm

bảo chất lượng được người tiêu dùng tin tưởng, chiếm lĩnh được thị trường, thị
phần trên địa bàn toàn tỉnh. Qua đó đã góp phần tăng thu ngân sách tại địa
phương, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh
ngày một phát triển.
2. Môi trường ngành.
1. Tổng quan ngành sản xuất chè
1.1 Ngành sản xuất chè trên Thế giới
Tại Mombasa (Kenya) giá 1 kg chè đen, vốn được giao dịch với giá dưới
2 USD trong 1/4 thế kỷ, đã bắt đầu tăng lên từ 2008. Từ 2010, giá chè đen dao
động trong khoảng từ 3-4 USD/kg. Xu hướng tương tự đang diễn ra tại Ấn Độ
và Sri Lanka. Đối với giá chè xanh, giá bán đã tăng gần 20% trong năm 2010.
Chè đen (80% tiêu dùng thế giới) được đánh giá cao tại Ai Cập và phía Nam
Xahara, chè xanh được tiêu thụ mạnh tại Marocco và Algeria.

7


Những tập đoàn lớn trong ngành chè như Unilever, chủ sở hữu của nhãn
hàng Lipton (chiếm 15% thị phần thế giới), Associated British Food (với nhãn
hiệu Twinings, chiềm 6% thị phần thế giới), hay Finlays cũng như McLeod
Russel (Ấn Độ) đang tìm cách đa dạng hoá nguồn cung vốn quá phụ thuộc vào
các nước sản xuất truyền thống. Ông Richard Darlington, Giám đốc phụ trách
bán buôn của tập đoàn Finlays (Anh), nói: "Chúng tôi không có dự định mở
rộng diện tích trồng chè tại Kenya", mà chuyển sang các nước Tây Phi láng
giềng như Ruanda, Burundi, Uganda vốn được xem là ít bị tác động hơn bởi nạn
hạn hán.
Sản lượng chè bên ngoài Ấn Độ từ 25% lên 50% từ nay đến 2015, tập
đoàn McLeod Russel đã tăng diện tích trồng chè tại Uganda. Ngày 1/4 vừa qua,
tập đoàn này đã ký hợp đồng mua của Gisovu Tea Garden (Ruanda) thêm
20.000 tấn chè, nâng sản lượng hiện nay lên 100.000 tấn ... Để đảm bảo nguồn

nguyên liệu ổn định với giá cả hợp lý, ngay từ giữa thập niên 1990, Unilevertập đoàn chế biến thực phẩm hàng đầu thế giới và là chủ sở hữu thương hiệu
chè Lipton – đã tập trung phát triển các đồn điền chè ở Kericho (Kenya) trên
tinh thần thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người
trồng chè. Sản phẩm chè của Unilever đã được công ty Rainforest Alliance,
chuyên về phát triển nông nghiệp bền vững, cấp giấy chứng nhận chất lượng
quốc tế. Trên 50% sản phẩm chè Lipton Vàng - sản phẩm được sử dụng nhiều
nhất trên thế giới - được sản xuất từ nguyên liệu chè của vùng này. Từ nay đến
2015, Unilever dự tính không chỉ phát triển mô hình này ở Kenya, mà cả ở
Tanzania, Malawi, Indonesia, Ấn Độ, Argentina, Sri Lanka (nguồn AFP).
1.2 Ngành sản xuất chè tại Việt Nam
1.2.1 Vị trí ngành sản xuất chè trong nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành sản xuất
kinh doanh chè. Cây chè đã được trồng ở Việt Nam từ lâu đời, và đã được phát
triển ở 34 tỉnh, thành phố trong cả nước, với diện tích trên 130.000 ha. Nhiều
vùng sản xuất chè tập trung, gắn với công nghiệp chế biến với các sản phẩm trà
nổi tiếng đã được hình thành. Sản phẩm trà ngày càng đa dạng, chất lượng được
8


nâng lên, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà còn được
xuất khẩu tới 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, với sản lượng trên 135 nghìn tấn,
kim ngạch gần 200 triệu đô la Mỹ, và Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về
sản lượng sản xuất và xuất khẩu. Đặc biệt, cây chè và ngành sản xuất, kinh
doanh chè còn tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng chục vạn hộ nông
dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, ổn
định và phát triển kinh tế xã hội của các địa phương
2. Thực trạng hoạt động của ngành sản xuất chè và các yếu tổ ảnh hưởng
tới sản xuất của doanh nghiệp trong ngành.
Trong những năm gần đây, một số nhà máy sản xuất chè lớn tập trung
nhiều vào thị trường trong nước do thị trường này đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Hiện nay các nhà máy chè đang phân bố không đều giữa các khu vực. Hầu hết
các nhà máy tập trung nhiều nơi có vùng nguyên liệu đầu vào lớn. Do đó nguồn
cung chỗ thì dư thừa trong khi chỗ lại thiếu hụt.
Những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp:


Các DN miền Bắc có vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác nguyên vật
liệu đầu vào do đó chủ động được về năng lực sản xuất. Doanh nghiệp
miền Nam thì ngược lại.



Việc trồng và sản xuất, chế biến chè vẫn đang còn nhiều vấn đề bất cập,
năng suất vẫn ở mức thấp so với bình quân trên thế giới, kỹ thuật canh
tác, chăm sóc, thu hái đang còn lạc hậu, chưa đúng kỹ thuật, giống chè
chưa mang lại hiệu quả, chất lượng cao. Tỷ lệ chế biến công nghiệp đang
còn quá thấp, công nghệ chế biến đang còn lạc hậu, năng suất chất lượng
chế biến thấp, sản phẩm chế biến đơn điệu, không đa dạng . Ảnh hưởng
tiêu cực đến sản xuất và kết quả hoạt động của ngành.

Thị trường, thị phần và các yếu tố ảnh hưởng:


Hiện nay trên thị trường giá bán các sản phẩm của các doanh nghiệp
thường cao thấp khác nhau. Tại sao có mức khác biệt này: như đã nêu ở
trên, các doanh nghiệp phân bố không đều giữa các miền, giá đầu vào của

9



nguyên vật liệu, cước phí vận chuyển, tổng nhu cầu về chè tại các vùng
miền cũng khác nhau.
3. Chiến lược ngành và Dự báo tăng trưởng Chiến lược ngành:


Tiết kiệm chi phí do giá nguyên liệu đầu vào ngày càng đắt đỏ, phấn đấu
đủ năng lực cạnh tranh với chè nhập khẩu khi không còn được bảo hộ về
thuế (chất lượng sản phẩm, giá)



Phấn đấu tự chế biến và sản xuất , không phải nhập khẩu.



Đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu sang các nước khác.



Trở thành nước có công suất và sản lượng chè lớn nhất trong khu vực
đông nam á.

Ngắn hạn:
- Giá nguyên vật liệu đầu vào(nhân công, thiết bị) tăng cao làm ảnh
hưởng tới giá thành sản phẩm tăng cao.
- Mặc dù chè đã trở thành thức uống quen thuộc của đa phần người dân
nhưng trên thực tế, số người hiểu về chè chưa nhiều, ngay cả các doanh nghiệp
nước ngoài khi đến tìm cơ hội làm ăn trong lĩnh vực này cũng ít quan tâm tới
văn hoá trà vô cùng độc đáo của Việt Nam, do đó việc đầu tư còn hạn chế.
- Hiện nay, cả nước có khoảng 650 đơn vị sản xuất chè nhưng nền công

nghiệp chè vẫn bị cho là manh mún, nhỏ lẻ và lạc hậu. Nhiều đơn vị ít đầu tư
máy móc, cải tiến dây chuyền thiết bị, thậm chí có nơi còn không tuân thủ các
quy định về chế biến chè an toàn, nhất là tại các cơ sở chế biến thủ công nên
chất lượng chè không đồng nhất, giá bán thấp. Bà Salwa Dogheim, chuyên gia
về tiêu chuẩn chất lượng chè của Cơ quan phát triển Pháp (AFD) cho biết, kiểm
tra tại một nhà máy chế biến chè xuất khẩu của Việt Nam từ đầu năm 2009 đến
nay thấy trong 38 mẫu chè xuất khẩu được kiểm nghiệm, có tới 27 mẫu còn tồn
dư thuốc trừ sâu (Nguồn: kinhtenongthon.com.vn).
Trung và dài hạn:

10


Trước mắt, ngành chè Việt Nam còn rất nhiều thách thức, nhưng theo
Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng, để đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ chè, chúng ta cần
chú trọng khâu giống đầu tiên. Thực tế, Việt Nam có bộ giống khá đa dạng với
173 loại giống cho chất lượng và năng suất cao, nhưng diện tích còn thấp.
Nhiều nơi, bà con vẫn giữ những vườn chè cũ, nhiều sâu bệnh, năng suất thấp,
dẫn tới khả năng cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến rất hạn chế.
Đặc biệt là vấn đề dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trên chè cần
được giải quyết một cách nhanh chóng. Bởi đó là nguyên nhân chính làm cho
chè Việt Nam chưa có uy tín trên thị trường thế giới. Giải quyết được vấn đề
trên cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng, giá trị của chè Việt cũng
như đảm bảo được quyền lợi của người tiêu dùng trong và ngoài nước. “Phát
triển chè hữu cơ, chè an toàn, đẩy mạnh thâm canh các giống chè đặc sản là con
đường duy nhất để đạt được những mục tiêu đó. Và đó cũng là một trong những
mục tiêu cần hướng tới để tạo nên nền nông nghiệp bền vững”.
4. Phân tích chiến lược marketing của 2 đối thủ canh tranh mạnh
nhất trong ngành.
Tỉnh Hà Giang giáp với tỉnh Tuyên Quang, hàng hoá lưu thông chủ yếu

bằng vận chuyển đường bộ, hai tỉnh cùng có các công ty sản xuất chế biến chè
có công suất tương đương nhau, sản phẩm chè của hai công ty đều được bán
trên thị trường của hai tỉnh.
Trước dự báo của ngành Chè năm 2011 cung có thể vượt cầu trên 2 triệu
tấn, nhưng đối với 2 Công ty Chè Tân Trào Tuyên Quang và Công ty chè Hùng
Cường Hà Giang có kế hoạch sản xuất và xúc tiến bán hàng.
Công ty cổ phần Chè Tân Trào, bắt đầu vào vụ sản xuất chính từ ngày 205, lượng chè tươi mỗi ngày chở về công ty từ 25-30 tấn. Ông Hoàng Thanh Tân,
Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty chè Tân Trào cho biết: Mấy năm gần
đây sản phẩm chè xanh, chè đen của công ty đã và đang khẳng định được tên
tuổi tại thị trường Đông Âu, Trung Á nên công ty đã đầu tư thêm 9 tỷ đồng để
đổi mới công nghệ sản xuất, mua máy lăn viên, tạo hình, máy tách cẫng
SOTEX, dây truyền sản xuất chè xanh GP của Trung Quốc nhằm nâng cao chất
11


lượng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Nhờ đổi mới công
nghệ, cùng với nỗ lực thay thế, đưa các giống chè chất lượng cao vào trồng,
năm 2009, công ty đã sản xuất tiêu thụ được 2.381,54 tấn sản phẩm chè, doanh
thu đạt 49,7 tỷ đồng, tăng 11 tỷ đồng so với năm 2008, tạo việc làm thường
xuyên cho 321 lao động và 327 lao động thời vụ với mức thu nhập 1,6 triệu
đồng/người/tháng. Công ty phấn đấu hoàn thành mục tiêu sản xuất, tiêu thụ
2.700 tấn sản phẩm chè trong năm 2010, trong đó 700 tấn chè đen, 2.000 tấn
chè xanh, doanh thu đạt hơn 50 tỷ đồng, tạo thêm công ăn việc làm cho 60 lao
động;

thu

nhập

bình


quân

1.750.000

đồng/người/tháng.

( />- Thực hiện chính sách chất lượng hướng đến người tiêu dùng, công ty đã
áp dụng cùng lúc năm hệ thống quản lý vào sản xuất kinh doanh, nhằm tạo ra
sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, thỏa mãn nhu cầu ngày càng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng.
- Cũng cố và giữ vững các khách hàng và thị trường truyền thống. Đồng
thời, từng bước mở rộng thị trường tiềm năng. Tạo mối quan hệ bền chặt giữa
công ty với các khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu trong việc
đề ra các chính sách - chiến lược kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu
và nguyện vọng của khách hàng, từ đó tạo thêm uy tín cho công ty, thu hút thêm
các khách hàng mới.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, dịch vụ trước
và sau bán hàng cho phù hợp với đặc điểm của từng thị trường. Linh hoạt đưa ra
giá bán và các hình thức khuyến mại cho khách hàng phù hợp với từng thời
điểm và từng thị trường.
- Nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của Công ty đối với cộng đồng
nhằm quảng bá thương hiệu và hình ảnh của Công ty, thông qua việc hỗ trợ và
tư vấn chương trình bảo vệ môi trường cho các tầng lớp xã hội; Tài trợ kinh phí
cho các lễ hội truyền thống dân tộc; Tài trợ xây dựng nhà tình nghĩa, tình
thương, triển khai thực hiện chương trình quan hệ cộng đồng. Điển hình nhất là
việc thực hiện trách nhiệm xã hội đền ơn đáp nghĩa và hoạt động vì người
nghèo. Các chương trình tài trợ xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương, cấp học
12



bổng cho học sinh nghèo hiếu học… được thực hiện đều khắp trên địa bàn tỉnh
mang lại lợi ích cho cộng đồng là mang lại lợi ích cho chính mình.
* Chiến lược Marketing của Công ty TNHH Hùng Cường - Hà giang.
- Sau khi chuyển đổi sang mô hình mới Công ty TNHH Hùng Cường -Hà
Giang đã tiến hành thành lập Phòng Marketing xây dựng và phát triển thương
hiệu một cách vững chắc và toàn diện, kịp thời nắm bắt thông tin, yêu cầu của
thị trường, khách hàng để đưa ra những chiến lược phù hợp với nhu cầu của thị
trường mới và khách hàng mới. Thông tin đến khách hàng những dịch vụ, công
nghệ mới - chế độ hậu mãi đến khách hàng để nâng cao tầm cạnh tranh trong thị
trường.
- Kế hoạch phát triển và mở rộng thương hiệu ra thị trường ngoài tỉnh.
- Tham gia các hoạt động quảng bá hình ảnh và các giải thưởng có quy
mô và uy tín lớn hàng năm. Đồng thời tham dự các hội thảo, triển lãm chuyên
ngành trong lĩnh vực sản xuất chế biến chè, nhằm tham khảo thêm công nghệ và
giới thiệu quảng bá hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp một cách hiệu quả
nhất

đến

với

thị

trường

các

tỉnh


lân

cận



cả

nước...

Thu hút và duy trì khách hàng, chiến lược, chính sách và chất lượng hàng hoá,
dịch vụ:
Thị phần trong tỉnh: Sản phẩm của Công ty được trải khắp trong toàn tỉnh
với hệ thống phân phối thông qua các Đại lý chính tập trung ở thị xã Hà Giang.
- Chính sách chăm sóc khách hàng: Theo tiêu chuẩn Quản lý chất lượng
ISO 9001:2000, Công ty có chế độ chăm sóc khách hàng thành lập văn phòng
đại diện và chi nhánh tại các huyện thị; và hợp tác chặt chẽ với các doanh
nghiệp ngành xây dựng, cung cấp hàng đến tận nơi tiêu thụ...., khuyến mại: giới
thiệu sản phẩm thông qua các hội nghị khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm ổn định bởi áp dụng công nghệ tiên tiến.
Nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ đúng chế độ quy định, để được sự
quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương.
* Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng:
- Đóng góp thường xuyên hàng năm vào các quỹ như: Quỹ Người nghèo;
Quỹ nạn nhân chất độc Da cam DIOXIN…
13


-


Hỗ

trợ

nhân

dân

địa

phương

nơi

đơn

vị



trụ

sở.

- Phụ trách, giúp đỡ một xã khu vực III của huyện Vị Xuyên – Hà
giang,Tuân thủ quy định về môi trường
Kết luận:
Marketing là một trong những chức năng cần thiết trong quản lý kinh
doanh. Nó là công cụ hàng đầu của các doanh nghiệp để phát hiện và đáp ứng
nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, nhờ tiếp thị, doanh nghiệp xác định những

người khách hàng của mình đang có, những gì là nhu cầu của họ và làm thế nào
để đáp ứng nhu cầu của họ. Doanh nghiệp cần biết làm thế nào để xác định thị
trường, giải pháp tạo hấp dẫn cho khách hàng, vị trí và xây dựng một thương
hiệu mạnh, lựa chọn, quản lý các kênh phân phối và sử dụng có hiệu quả, chiến
lược kinh doanh tiếp cận quản lý phù hợp với một thị trường công nghệ, hội
nhập và toàn cầu hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tài liệu môn học maketing .
2. Trên mạng internet.

14



×