Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.77 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ DU LỊCH


ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ BỘI CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
NHÓM: 01
01. Nguyễn Quang Minh

MSSV: 3013130176

02. Phạm Thái Dùng

MSSV: 2013150256

03. Trần Thị Thu Thảo

MSSV: 2007130049

04. Lê Thị Bảo Yến

MSSV: 2007150062

05. Võ Lê Duy Phước

MSSV: 2007150034

06. Nguyễn Huỳnh Việt Định



MSSV: 3013130137

GV: Trần Thị Thanh Phương
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 03 năm 2017


MỤC LỤC
Phần 1: Cơ sở lý thuyết...................................................................................Trang 01.
1.
2.
3.

Ngân sách nhà nước.................................................................................Trang 01.
Thu-chi ngân sách nhà nước....................................................................Trang 01.
Bội chi Ngân sách nhà nước.....................................................................Trang 02.

Phần 2: Thực trạng..........................................................................................Trang 05.
Phần 3: Giải pháp............................................................................................Trang 08.
1. Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách...............................................Trang
2. Vay để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước............................................Trang
3. Bù đắp sự thiếu hụt ngân sách bằng biện pháp tăng thuế..........................Trang
4. Cắt giảm chi tiêu nhằm làm giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước...............Trang

08.
08.
09.
10.



PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước (NSNN) là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự
toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy quản lý chi
ngân sách nhà nước cũng là một phần quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước. Theo
cách hiểu đơn thuần thì quản lý chi ngân sách nhà nước là quản lý những khoản chi tiêu
của nhà nước, và nó được thực hiện bởi chủ thể là những cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, tổ chức cá nhân được nhà nước trao quyền.
2. Thu chi Ngân sách nhà nước:
2.1: Thu Ngân sách nhà nước:
Thu NSNN là quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính những để hình
thành nên quỹ tiền tệ tập trung nhằm thoả mãn các nhu cầu chi tiêu của quốc gia. Thu
NSNN bao gồm các khoản thu chủ yếu từ Thuế, phí, lệ phí và các khoản thu từ hoạt động
kinh tế của Nhà Nước, các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ
của nước ngoài, …
2.2: Chi Ngân sách nhà nước:
Chi NSNN là quá trình Nhà nước phân bổ và sử dụng các quỹ tiền tệ đã được tập
trung vào ngân sách để đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các chức
năng nhiệm vụ của Nhà Nước.
Chi ngân sách nhà nước luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà
nước phải đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào
nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ.
Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và
mang tính toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao. Các khoản chi ngân
sách nhà nước đều là các khoản cấp phát mang tính không hoàn trả trực tiếp.
Chi ngân sách nhà nước thường liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, tạo việc
làm mới, thu nhập, giá cả và lạm phát.
Nhiệm vụ chi Ngân sách nhà nước bao gồm:


Trang 3


+ Chi thường xuyên: gồm các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội,
văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp
khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội; hoạt động
của các cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội; trợ giá theo
chính sách của nhà nước, các chương trình quốc gia; hỗ trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho
các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề
nghiệp; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi đầu tư phát triển: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội; đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của
nhà nước; mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước, chi bổ sung dự trữ nhà nước; các khoản chi
khác theo quy định của nhà nước; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay.
+ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính.
+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.
2.3 Những nguyên tắc cơ bản đối với quản lý chi ngân sách nhà nước:
Nguyên tắc phân bố hiệu quả: nguyên tắc này đòi hỏi kế hoạch chi tiêu phải phù
hợp với thứ tự ưu tiên trong chính sách và giới hạn trần của ngân sách. Từ đó có khả năng
lựa chọn giữa các chương trình mang tính cạnh tranh trong khi nguồn lực có hạn dựa trên
các mục tiêu chiến lược.
Nguyên tắc sử dụng có hiệu quả: để có thể biết được các khoản chi tiêu sử dụng có
hiệu quả hay không đòi hỏi phải thực hiện việc đánh giá dựa vào kết quả công việc.
Nguyên tắc này cũng xem xét các khía cạnh về tính linh hoạt trong quản lý và cả khả năng
dự đoán được kết quả và mục tiêu đã định.
3. Bội chi Ngân sách nhà nước:
Bội chi NSNN (hay còn gọi là thâm hụt NSNN) là tình trạng chi NSNN vượt quá
thu NSNN trong một năm tài khoá, là hiện tượng NSNN không cân đối thể hiện trong sự
thiếu hụt giữa cung và cầu về nguồn lực tài chính của nhà nước.

Có thể minh họa Bội chi Ngân sách nhà nước theo công thức sau:

BCNSNN = Tổng chi –Tổng thu= (D+E+F) – (A+B)
Trong đó:
Trang 4


A: Thu thường xuyên (gồm thuế, phí, lệ phí).
B: Thu về vốn.
C: Khoản bù đắp thâm hụt từ viện trợ, nguồn dự trữ, vay thuần (vay mới và trả nợ
gốc).
D: Chi thường xuyên.
E: Chi đầu tư.
F: Cho vay thuần.
3.1. Phân loại Bội chi ngân sách nhà nước:
Thâm hụt ngân sách hay Bội chi ngân sách (BCNS) được chia ra thành hai loại:
thâm hụt cơ cấu và thâm hụt chu kỳ.
Thâm hụt cơ cấu: là các khoản thâm hụt được quyết định bởi những chính sách tuỳ
biến của chính phủ như quy định thuế suất, trợ cấp bảo hiểm xã hội hay quy mô chi tiêu
cho giáo dục, quốc phòng.
Thâm hụt chu kỳ: là các khoản thâm hụt gây ra bở tình trạng của chu kỳ kinh tế,
nghĩa là bởi mức độ cao hay thấp của sản lượng và thu nhập quốc dân. Vì dụ khi nền kinh
tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng sẽ dẫn đến thu ngân sách từ thuế giảm xuống trong khi
chi ngân sách cho trợ cấp thất nghiệp tăng lên.
3.2. Nguyên nhân Bội chi ngân sách nhà nước:

Các nguyên nhân khách quan:
Do kinh tế suy thoái mang tính chu kỳ. Kinh tế suy thoái sẽ làm cho nguồn thu
NSNN sút giảm, nhu cầu chi tiêu gia tăng ( trợ cấp xã hội, những khoản chi để phục hồi
nền kinh tế), kết quả NSNN có thể bị bội chi.

Thiên tai, tình hình bất ổn của an ninh thế giới. Tình hình bất ổn của an ninh thế
giới và diễn biến phức tạp của thiên tai sẽ làm gia tăng nhu cầu chi cho quốc phòng an
ninh trật tư xã hội, gia tăng nhu cầu chi NSNN để khắc phục hậu quả của thiên tai.

Các nguyên nhân chủ quan:
Do quản lý và điều hành NSNN bất hợp lý. Quản lý và điều hành NSNN bất hợp lý
được thể hiện qua việc đánh giá và khai thác nguồn thu chưa tốt; phân bổ và sự dụng
NSNN còn nhiều bất cập, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực tài chính nhà nước; phân cấp
Trang 5


quản lý NSNN chưa khuyến khích địa phương nỗ lực trong khai thác nguồn thu và phân
bổ chi tiêu hiệu quả. Kết quả là thu NSNN không đủ để trang trải nhu cầu chi tiêu.
Do nhà nước chủ động sử dụng bội chi như một công cụ của chính sách tài khoá để
kích cầu, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế.
Chính vì vậy mà đòi hỏi Nhà nước ta cần phải có những biện pháp thực sự hiệu
quả trong quản lí thu chi ngân sách để từ đó hạn chế rồi dần dần tiến tới xoá bỏ tình trạng
bội chi ngân sách Nhà nước.

Trang 6


PHẦN 2: THỰC TRẠNG
Trong 20 năm đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới cho đến nay thì năm 1993
là năm ngân sách Việt Nam có mức bội chi cao nhất, lên tới 6,5% GDP. Lí do chủ yếu là
Nhà nước tập trung xây dựng đường dây tải điện 500KV Bắc-Nam. Những năm sau đó thì
bội chi được kiềm chế ở mức thấp hơn.
Trong những năm 2011-2015, tỉ lệ thâm hụt ngân sách ở Việt Nam luôn nằm ở
ngưỡng trên dưới 5.5% GDP và có xu hướng không ổn định. Đây là một tỉ lệ rất cao.Theo
kinh nghiệm quốc tế thì trong điều kiện bình thường, thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP

được coi là đáng lo ngại, còn ở mức 5.5% GDP thì bị xem là đáng báo động.
Năm 2011 được xem là năm nhà nước thay đổi công tác điều hành, ngay từ đầu
năm Chính phủ đã ban hành và triển khai quyết liệt Nghị quyết 11 nên kết quả thu ngân
sách năm 2011 vượt kế hoạch 21,3%. Về chi, theo báo cáo của Chính phủ, tổng số chi
1.034.244 tỷ đồng. Nhờ tăng thu NSNN nên đã giảm bội chi từ 5,3% GDP theo Nghị
quyết của Quốc hội xuống còn 4,4%, đây là một động thái tích cực. Tuy nhiên, mặc dù
giảm bội chi song các khoản chi ứng trước, nợ tạm ứng, thiếu hụt nguồn hoàn thuế đã làm
cho kết quả giảm bội chi không có nhiều ý nghĩa về tài khoá.
Bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012 theo báo cáo quyết toán là 173.815
tỷ đồng (5,36% GDP). Theo đó, tổng thu NSNN năm 2012 là 1.038.451 tỷ đồng, tăng
1,9% so với dự toán, Tổng chi NSNN năm 2012 là 1.170.924 tỷ đồng, tăng 8,3% so với
dự toán. Chi thường xuyên vẫn còn lãng phí, chi sai chế độ quy định, không đúng mục
đích đang có dấu hiệu gia tăng tại các địa phương.
Mức bội chi ngân sách năm 2013 là 236.769 tỷ đồng, bằng 6,6% tổng sản phẩm
trong nước (GDP). Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.084.064 tỷ đồng, bao gồm
cả số thu chuyển nguồn từ năm 2012 sang năm 2013, thu kết dư ngân sách địa phương
năm 2012, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính
theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, năm 2013 chính phủ thực hiện các chính sách miễn giảm thuế để tháo
gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nên cũng góp phần làm giảm số thu NSNN. Thêm
vào đó, mức tăng trưởng kinh tế tuy cao hơn hẳn năm 2012 nhưng vẫn chưa đạt kế
Trang 7


hoạch; việc hoàn thiện thể chế chính sách về thâm hụt NSNN còn có chỗ chưa chặt
chẽ.Việc quản lý điều hành cũng có lúc chưa hiệu quả nên một số đối tượng lợi dụng,
gian lận và trốn lậu thuế.
Năm 2014 dự toán bội chi ngân sách do Bộ Tài chính đưa ra là 224.000 tỷ đồng,
bằng 5,3% GDP. Tổng thu cân đối ngân sách năm 2014 là 782.700 tỷ đồng. Trong đó, thu
nội địa chiếm 539.000 tỷ, từ dầu thô 85.200 tỷ, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu

154.000 tỷ và thu viện trợ là 4.500 tỷ. Bên cạnh đó, mức chi dự toán được đưa ra là
1,0067 triệu tỷ đồng, bao gồm: chi đầu tư phát triển là 163.000 tỷ, chi trả nợ và viên trợ là
120.000 tỷ, chi phát triển sự nghiệp là 704.400 tỷ. Dự toán bội chi ước đạt 5.3%GDP.
Năm 2015, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) dự tính sẽ vào khoảng 921 nghìn tỷ
đồng, chi NSNN khoảng 1,147 triệu tỷ đồng và theo đó bội chi NSNN vào khoảng 226
nghìn tỷ đồng, tương đương 5% GDP.
Có thể nói, theo giới hạn mà Quốc hội đề ra, bội chi NSNN tối đa được phép là
5% GDP/năm. Nhưng trên thực tế rất khó để thực hiện đúng được quy định đó.Vấn đề
thực sự là với nền tài khóa quốc gia như hiện nay, nếu bội chi ngân sách cứ luôn vượt
quá 5% GDP trong một thời gian dài sẽ nguy hiểm. Điều này có khiến cho thị trường
hiểu rằng đang không có sự thống nhất giữa chủ trương và thực thi chính sách của Chính
phủ, làm giảm niềm tin của thị trường, gây sức ép rất lớn lên việc điều hành kinh tế vĩ
mô.
Thu ngân sách gặp nhiều khó khăn nhưng nhu cầu chi lại quá lớn, dẫn đến bội
chi NSNN tiếp tục tăng. Tỷ lệ bội chi NSNN năm 2015 vẫn ở mức dưới 5,0% GDP
theo dự toán song cao hơn so với mức 4,9% của giai đoạn 2006-2010. Tính đến
31/12/2015, mức dư nợ công dự kiến khoảng 61,3% GDP, nợ Chính phủ khoảng
48,9% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 41,5% GDP, tỷ lệ này nằm trong
phạm vi quy định. Tuy nhiên, dư nợ công từ năm 2011 đến năm 2015 tăng thêm
khoảng 7% GDP do yêu cầu phải tăng vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
Nhu cầu vay và trả nợ tăng nhanh (ước tính chi trả nợ lãi năm 2015 bằng khoảng
7,7% tổng chi cân đối NSNN, cao hơn nhiều so với mức trung bình 3,8% của giai
đoạn 2006-2010) là một lý do dẫn đến việc Bộ Tài chính trình Chính phủ xin ý kiến
Quốc hội cho phép phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để đảo nợ
Bình quân trong giai đoạn này bội chi ngân sách Nhà nước đạt khoảng 4%GDP.
Trong những năm qua tình hình ngân sách Nhà nước ta đã có những bước cải tiến và đã
Trang 8


đạt được một số thành tựu đáng khích lệ, Theo Báo cáo số liệu thống kê về tình hình thu,

chi ngân sách Nhà nước năm 2016, Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến ngày 15/12, bội
chi ngân sách ước tính đã khoảng 190.200 tỷ đồng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm
2015. Cụ thể, tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2016 ước tính
đạt 943,3 nghìn tỷ đồng, bằng 93% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 744,9 nghìn tỷ
đồng, bằng 94,9%; thu từ dầu thô đạt 37,7 nghìn tỷ đồng, bằng 69,2%; thu cân đối ngân
sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 156,2 nghìn tỷ đồng 90,8%. Trong thu nội địa, thu
tiền sử dụng đất đạt 77,9 nghìn tỷ đồng, bằng 155,8% dự toán năm; thu thuế công, thương
nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 144,7 nghìn tỷ đồng, bằng 100,8%; thuế bảo vệ môi
trường 38,7 nghìn tỷ đồng, bằng 100,7%; thuế thu nhập cá nhân 61,7 nghìn tỷ đồng, bằng
97%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 147,7 nghìn tỷ
đồng, bằng 92,9%. Riêng thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 193,7 nghìn tỷ
đồng, chỉ bằng 75,6% dự toán năm. Bộ Tài chính đang tích cực chỉ đạo các cơ quan Thuế,
Hải quan quyết liệt thực hiện thu hồi nợ đọng thuế và các khoản phải thu qua công tác
thanh tra, kiểm toán; đôn đốc thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước từ bán vốn, cổ phần
hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2016 ước tính đạt
1.135,5 nghìn tỷ đồng, bằng 89,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 190,5
nghìn tỷ đồng, bằng 74,7%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
quản lý hành chính đạt 786 nghìn tỷ đồng, bằng 95,4%; chi trả nợ và viện trợ đạt 150,3
nghìn tỷ đồng, bằng 96,9%.
Như vậy, bội chi ngân sách nhà nước tính đến ngày 15/12/2016 là 192.200 tỷ đồng.
Con số bội chi này thấp hơn so với mức bội chi 256.000 tỷ đồng năm 2015.
Trước đó, theo số liệu dự toán ngân sách nhà nước năm 2016 được Bộ Tài chính
công bố, năm nay, dự kiến thu ngân sách đạt 1.014.500 tỷ đồng; chi ngân sách 1.273.200
tỷ đồng; Bội chi ngân sách 254.000 tỷ đồng và tương đương tỷ lệ bội chi là 4,95% GDP.
Nguồn số liệu: kinhtevadubao.vn

Trang 9



PHẨN 3: GIẢI PHÁP
1.

Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách:

Phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách có nhược điểm lớn là chứa đựng nguy cơ
lạm phát, tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Thực tế đã
cho chúng ta những bài quý giá về việc phát hành tiền quá dễ dãi để bù đắp bội chi ngân
sách gây ra lạm phát cao trong thập niên 80. Từ 1-4-1990 chúng ta đã thành lập hệ thống
kho bac Nhà nước trực thuộc bộ tài chính (người chịu trách nhiệm về bội chi ngân sách
Nhà nước) độc lập với ngân hàng Nhà nước (người chịu trách nhiệm về việc phát hành
tiền vào trong lưu thông) được xem là một cuộc cách mạng cơ cấu nhằm tách chức năng
quản lí quỹ ngân sách Nhà nước ra khỏi chức năng phát hành tiền, tranh được tình trạng”
mang tiền túi nọ bỏ vào tui kia”. Cơ chế đó đã góp phần tích cực trong việc kiềm chế bội
chi và lạm phát trong những năm qua. Thực tế thì trong những năm qua thì Nhà nước ta
đã không phát hành tiền để trang trải thâm hụt ngân sách nữa mà thay vào đó là việc phát
hành tín phiếu, trái phiếu kho bạc Nhà nước và vay nợ nước ngoài để bù đắp bội chi,
những việc làm này cũng gốp phần tích cực trong việc kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế ở vào trạng thái suy thoái, mức độ lạm phát
không cao, vật giá không leo thang, thì khi đó việc phát hành tiền cần phải được chủ động
tiến hành nhằm mục tiêu trước mắt là có tiền để trang trải các chương trình đầu tư phát
triển, có tiền để tăng lương theo đúng kế hoạch, bù đặp bội chi ngân sách.Sau nữa việc
phát hành tiền ở mức độ và thời điểm hợp lí sẽ tạo ra mức lạm phát nhẹ, từ đó kích tiêu
dùng, giảm gánh nặng về nghĩa vụ trả nợ của Nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhất
là nếu chủ động một phần(15-20%) nguồn vốn phát hành cho đầu tư hạ tầng sẽ có tác
dụng rất tốt đối với nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế đang bị suy giảm.
+ Ưu Điểm: Nhu cầu tiền để bù đắp NSNN một cách nhanh chóng, không phải trả lãi,
không phải gánh thêm các khoản nợ nần.
+ Nhược Điểm: của biện pháp này lớn hơn rất nhiều lần. Việc in thêm và phát hành
thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt quá lượng cầu tiền, nó đẩy cho việc lạm phát trở

nên không thể kiểm soát được.
2.

Vay để bù đắp thâm hụt ngân sách Nhà nước:

Vay để bù đắp thâm hụt ngân sách bao gồm có vay trong nước và vay nước ngoài.
a.

Vay nợ trong nước:

Vay trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái, trái
phiếu. Công trái, trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước, là một loại
Trang 10


chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay các cá nhân, các tổ chức
kinh tế xã hội và các ngân hàng. Ở Việt Nam, chính phủ thường ủy nhiệm cho kho bạc
nhà nước phát hành trái phiếu dước các hình thức tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho
bạc, trái phiếu công trình.
+ Ưu Điểm : Đây là biện pháp cho phép chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách
mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dự trữ quốc tế. Vì vậy, biện pháp này
được coi là biện pháp hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
+ Nhược Điểm: Việc khắc phục bội chi ngân sách bằng nợ tuy không gây ra lạm
phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ
lệ nợ trong GDP liên tục tăng. Thứ nữa, việc vay từ dân trực tiếp sẽ làm giảm khả
năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất
trong nước.
b.

Vay nước ngoài:


Chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua
việc nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài tư các chính phủ nước ngoài,
các định chế tài chính thế giới như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tế quốc tế
( IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), các tổ chức liên chính phủ, tổ chức quốc
tế…. Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức nhằm
thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là
nguồn vốn phát triển chính thức ODA.
+ Ưu Điểm: Đây là một biện pháp giảm bội chi ngân sách hữu hiệu, có thể bù đắp
được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm phát cho nền kinh tế. Đây cũng là
một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
+ Nhược Điểm: Nó sẽ khiến chính phủ gánh nặng nợ nần, nghĩa vụ trả nợ tăng lên,
giảm khả năng chi tiêu cho chính phủ. Đồng thời, nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở
nên bị phụ thuộc vào nước ngoài. Thậm chí, nhiều khoản vay, khoản viện trợ còn đòi
hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị, quân sự, kinh tế khiến cho các
nước đi vay bị phụ thuộc nhiều.
3.

Bù đắp sự thiếu hụt ngân sách bằng biện pháp tăng thuế:

Tăng thuế bằng biện pháp trực tiếp tăng thuế suất là giải pháp khó triển khai và tốn
kém. Mặc dù Nhà nước hoàn toàn có quyền tăng thuế hoặc ban hành thêm thuế mới để
tạo nguồn bù đắp bội chi ngân sách. Tuy nhiên cần tính đến tác động nhiều chiều của
Trang 11


giải pháp này. Trên thực tế, tăng thuế là giải pháp không mấy dễ áp dụng và tốn kém.
Tăng thuế có khả thi hay không còn phụ thuộc vào sức chịu đựng cuả nền kinh tế, sự
hiệu quả của hệ thống thu, phụ thuộc vào hiếu suất của từng sắc thuế. Trong thời kì

nền kinh tế suy thoái, hoạt động kinh tế mờ nhạt thì việc tăng thuế không những
không khả thi mà còn làm cản trở của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng số lượng
nợ đọng thuế của các doanh nghiệp, đẩy các doanh nghiệp lâm vào tình trạng tài chính
không lành mạnh và làm giảm nguồn thu ngân sách. Nếu tăng thuế chỉ nhằm vào các
giải pháp tăng thuế suất và ban hành thêm các sắc thuế mới, nhất là tăng thuế trực thu
thì về mặt lý thuyết là có thể tăng thu ngay nhưng trên thực tế rất khó được áp dụng
đúng đắn và khó có thể đạt được ngay kết quả. Hơn nữa nếu thuế suất quá cao còn dẫn
đến tình trạng trốn lậu thuế, tác động xấu đến môi trường kinh tế. Tình hình thực tiễn
ở nước ta cho thấy muốn tăng thu từ thuế cho ngân sách Nhà nước, cần triển khai
mạnh mẽ các giải pháp nhằm làm hợp lí hoá và nâng cao hiệu quả của hệ thống thuế,
mở rộng diện thu thuế sẽ phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao hơn các giải pháp
nhằm vào tăng thuế hoặc ban hành thêm các sắc thuế mới. Những giải pháp nâng cao
hiệu quả của hệ thống thuế bao gồm cải cách hành chính thuế(bộ máy, quy trình,
phương thức tổ chức thu thuế và hoàn thiện các sắc thuế).
4.

Cắt giảm chi tiêu nhằm làm giảm thâm hụt ngân sách Nhà nước:

Cắt giảm chi tiêu với hi vọng làm giảm tổng chi nhằm giảm bội chi ngân sách là
biện pháp “tiêu cực” xét dưới góc độ kinh tế học bởi vì Chính phủ sẽ cắt giảm chi tiêu
thường xuyên (chi lương, chi mua sắm trang thiết bị) thậm chí sẽ trì hoãn hoặc cắt
giảm chi đầu tư phát triển, như vậy sẽ thu hẹp khả năng tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ
của khu vực sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không tiêu thụ thì sản phẩm sẽ tồn
đọng, kinh tế sẽ gặp khó khăn, sản xuất đình đốn.Trong thực tế cần xuất phát từ bối
cảnh kinh tế - xã hội từngnăm, căn cứ mục tiêu các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung
hạn, dài hạn cũng như căn cứ tình hình tài chính, tiền tệ, tình hình nợ nước ngoài để
xác định các giải pháp khai thác nguồn tài chính bù đắp bội chi thích hợp. Ngoài ra
Nhà nước cần tích cực triển khai các chương trình cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện
mạng lưới giao thông, kích thích tiêu dùng nhằm tăng cường khả năng phát triển của
nền kinh tế.Tuy nhiên cần tách bạch phạm trù kích cầu với phạm trù kích cầu với

phạm trù tiết kiệm chống lãng phí. Trong điều kiện tiềm lực ngân sách Nhà nước có
hạn, thì kích cầu không để xảy ra tình trạng vung tiền bừa bãi, bỏ qua các quy định,
quy phạm tài chính về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tiến hành đầu tư có trọng
điểm, cải thiện thực chất chế độ tiện lương theo hướng tăng thu nhập cho người hưởng
lương nhưng không tăng biên chế để làm tăng tổng quỹ lương.

Trang 12


Như vậy, có nhiều cách để chính phủ bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, nhưng
phải sử dụng cách nào, nguồn nào thì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, chính
sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia, bởi mỗi giải pháp bù bắp
đều có những ưu nhược điểm làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô. Và hậu quả
của bội chi ngân sách nhà nước là ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế xã hội của đất
nước dù mức nào đi chăng nữa. Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải tính toán kỹ
lưỡng để đưa ra các giải pháp bù đắp phù hợp với thực trạng hiện nay, khi nền kinh tế
của Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, nền
tài chính quốc gia cũng được đổi mới. Bội chi ngân sách nhà nước là một vấn đề mà
các quốc gia đều phải gặp phải. Việc xử lý bội chi ngân sách nhà nước là một vấn đề
nhạy cảm, xử lý không chỉ tác động trước mắt tới nền kinh tế mà còn tác động đến sự
phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy mỗi quốc gia đều có những biện pháp
thích hợp nhằm khắc phục bội chi ngân sách đưa bội chi ngân sách nhà nước đến một
mức nhất định. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong bối cảnh kinh tế toàn
cầu đang có những biến động lớn như: giá xăng dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính
toàn cầu, tình trạng lạm phát diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề khiến cho lạm
phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ riêng ở Việt Nam mà của toàn thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.


Cổng thông tin điện tử Bộ Tài Chính mof.gov.vn.
Luanvan.co
Tài liệu môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ./

Trang 13



×