Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

Bài dự thi tìm hiểu về tình hữu nghị Việt Lào năm 2017 đạt giải 3 cấp huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.51 MB, 113 trang )

Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

1


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

LỜI MỞ ĐẦU
Được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Kayson Phomvihan
kính yêu đặt nền móng gây dựng, mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn
kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào là mối quan
hệ thủy chung, trong sáng, hiếm có trên thế giới, là nguồn sức mạnh, là tài
sản vô giá, nhân tố quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển của hai
nước.
Chủ tịch Kayson Phomvihan (Cay- xỏn Phôm-vi-hản) cũng từng nói:
“Trong lịch sử cách mạng thế giới đã có nhiều tấm gương sáng chói về tinh
thần quốc tế vô sản, nhưng chưa ở đâu và chưa bao giờ có sự đoàn kết liên
minh chiến đấu đặc biệt lâu dài và toàn diện như vậy.”
Mối tình hữu nghị Việt - Lào đã ăn sâu vào tình cảm của nhân dân 2
nước từ nửa thế kỷ qua. Thật vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
Thương nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua
Việt-Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu long.
Tôi chưa từng sang Lào nhưng được nghe bố kể cho tôi nghe rất nhiều
về những kỷ niệm trong những năm bố công tác bên nước bạn Lào. Nhờ có
bố nên tôi phần nào hiểu rõ hơn về nền văn hóa, đất nước và con người Lào,
ở đó không có sự ồn ào, vồ vập, tấp nập nơi đô hội. Mà nó thực sự mềm mại,
êm đềm như dòng sông MêKong mùa khô lặng lẽ và thơ mộng. Ấn tượng


đọng lại trong tôi là bài hát “Hoa Chăm Pa”, một bài hát với giai điệu trữ
tình, nhẹ nhàng, mang đậm bản sắc đất nước bởi nhiều ngôi đền, chùa này và
tôi lại càng cảm nhận rõ nét hơn sự nhẹ nhàng, khoáng đạt trong cách giao
tiếp, ứng xử, tình cảm của con người nước bạn.
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

2


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017
Điều hết sức cảm động và thiêng liêng là nhân dân Lào từ người lớn
đến các em thiếu nhi đều hát vang bài Quốc ca của Việt Nam trong lễ đón
chính thức Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Sinh Hùng tại Thủ đô Viêng Chăn tươi đẹp và thân thiện. Cảm động biết bao,
người dân Lào hát Quốc ca Việt Nam say sưa, da diết như hát Quốc ca của
chính dân tộc mình.
Là hai nước láng giềng rất mực thân thiết, gần gũi, quan hệ gắn kết
nghĩa tình anh em giữa hai dân tộc được hình thành và hun đúc trong lịch sử
hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Đặc biệt, trong hơn tám thập kỷ
qua, kể từ thời kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời và lãnh đạo phong trào
cách mạng chung, mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, sự gắn bó thủy chung
giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Lào được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ
tịch Cayxon Phomvihan đặt nền móng, được Chủ tịch Kayson Phomvihan và
các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước
dày công vun đắp đã trở thành tài sản vô giá của cả hai dân tộc và là quy luật
phát triển chung của cách mạng hai nước trên con đường phát triển đất nước
phồn vinh, nhân dân ấm no, hạnh phúc. Càng hiểu rõ hơn khi ta tìm hiểu về
những kỷ niệm mà ông cha đã từng chiến đấu và tham gia tình nguyện tại đất
nước Lào. Điều đó càng khẳng định mối quan hệ đặc biệt hiếm có Việt Nam
– Lào, Lào - Việt Nam là tài sản chung vô giá của hai Đảng, hai dân tộc, là

quy luật tồn tại và phát triển, là quan hệ sống còn và là nguồn lực quan trọng
đối với sự nghiệp bảo vệ, phát triển ở mỗi nước.

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

3


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017
Bố tôi là chuyên gia cơ khí làm việc tại tỉnh Xiêng khoảng nước bạn
Lào từ năm 1979 đến năm 1990. Suốt 11 năm sống bên nước bạn đã in sâu
vào tâm trí bố từng con đường, từng lối xóm và tình cảm của người dân Lào.
Ngày còn bé, mỗi khi về, bố thường mang về cho anh em tôi những
hương vị của món ăn Lào. Tôi nhớ nhất là món Xôi nếp Lào. Xôi nếp Lào
được đựng trong ống nứa và nấu bằng nước suối. Bỏ nếp và ít nước vào ống
nứa rồi nướng nguyên cái ống nứa này trên lửa than. Khi ống nứa cháy sém
cũng là lúc xôi cạn nước, sau đó ủ xôi cho chín. Khi ăn, gọt lớp vỏ nứa bên
ngoài là lộ ra phần xôi nếp màu trắng được bọc bằng lớp vỏ lụa của ống nứa.
Khối xôi nếp lúc này có hình dáng như một cái ống, thơm mùi nứa, chỉ việc
dùng tay bốc ăn. Nếp Lào dẻo, ráo nên không dính vào tay. Cái ngon đặc
trưng của hạt nếp Lào là dẻo và thơm. Thoạt nhìn dĩa xôi thấy hạt gạo nếp
còn nguyên hình dáng, dễ lầm tưởng là xôi bị khô, cứng. Tuy nhiên, ăn vào
mới cảm nhận được độ dẻo, ngọt và hơi có chút vị béo giống như là xôi có
nước dừa nhưng hoàn toàn không phải! Cái ngon từ miếng xôi mềm, vị béo
do nếp và đậu phộng hòa lẫn tạo nên vị ngon đặc trưng của xôi nếp Lào. Có
cảm giác như chưa kịp nhai thì xôi đã rã trong miệng…

Món xôi Lào (nguồn: />
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá


4


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017
Tôi vẫn chưa một lần được đến thăm nước bạn Lào anh em. Nhưng
những gì được tìm hiểu, được học, được biết và được nghe bố kể về đất nước
nhỏ bé này vẫn luôn in đậm trong tâm trí tôi. Ngay cả đến những câu thơ
thuộc lòng từ thuở ấy, đến giờ tôi vẫn chưa quên:

Nguồn ảnh : />
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Thongloun Sisoulith phát động năm Đoàn kết
hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2017 (nguồn: />
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

5


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Qua những hồi ức của bố và với sự quan tâm sâu sắc về mối quan hệ
đặc biệt Việt Nam – Lào. Tôi đã cảm nhận được sự gắn kết, tình cảm đặc biệt
của ông cha ta với nước bạn Lào. Và nhất là khi đọc cuốn “Bên kia biên
giới”, “Trước giờ nổ súng” của nhà văn Lê Khâm ( Phan Tứ) nói về bộ đội
tình nguyện Việt nam chiến đấu tại Lào và nghe các bài dân ca Lào: Hoa
Champa, Lăm tơi có giai điệu cuốn hút, tôi đã muốn biết về đất nước và con
người nơi này. Tôi chỉ biết nước Lào có tổng diện tích 236.800 km2. Lào có
17 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có 10 tỉnh chung đường
biên giới với Việt Nam với chiều dài 2.337,459 km. Điểm khởi đầu là giao
điểm đường biên giới 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc (tiếp giáp giữa
các tỉnh Điện Biên - Phông Xa Lỳ - Vân Nam), điểm kết thúc là giao điểm

đường biên giới 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia (tiếp giáp giữa các tỉnh
Kon Tum - Áttapư - Ratanakiri)

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

6


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017
Bản đồ nước Lào (Nguồn: vitourssaigon.com)

Có dòng Mê-công chảy từ bắc xuống nam dài 1865 km. Có núi Phubia cao 2820m so với mặt nước biển, là đỉnh cao nhất nước Lào. Có cố đô
Luông-pha-ra-băng là di sản văn hoá thế giới, hàng năm thu hút rất nhiều
khách du lịch.

Chùa Xieng Thong ở Luông Pha Băng (nguồn: />
Tuy không biết nhiều nhưng trong tôi cũng có những cảm nhận thật là
đặc biệt về sự đoàn kết hữu nghị Việt Nam – Lào trong quá trình đấu tranh
giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phát triển …
Đầu năm 1946, Pháp quay trở lại xâm lược Lào. Năm 1949, quốc gia
này nằm dưới sự lãnh đạo của Vua SisavangVong và mang tên Vương quốc
Lào. Tháng 7 năm 1954, Pháp ký hiệp định Giơnevơ công nhận nền độc lập
và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

7


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017


Liên quân Việt - Lào trước giờ xuất trận năm 1946 (nguồn: />
Liên quân Việt - Lào phối hợp chiến đấu tại Lao Bảo (Quảng Trị) năm 1946.
(nguồn: )

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

8


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt
Nam – Lào là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết
bền chặt, thủy chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh
vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội. Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào phát
triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng
và chính Người cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông
và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công
vun đắp.

Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Đoàn Giải phóng quân ở Việt Bắc về duyệt binh
ở Quảng trường Nhà hát Lớn. (nguồn: />
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh mời Hoàng thân Xuphanuvông đang ở Vinh ra Hà Nội và tiếp
Hoàng thân vào ngày 4-9-1945. Cuộc gặp gỡ đã có tác động mạnh mẽ, quyết
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

9



Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017
định đối với Hoàng thân trong việc chọn lựa con đường làm cách mạng.
Ngày 3-10-1945 tại cuộc mít tinh của hàng vạn nhân dân tỉnh Savẳnnàkhẹt
đón chào Hoàng thân Xuphanuvông trở về tham gia chính phủ Lào, Hoàng
thân tuyên bố: “Quan hệ Lào - Việt từ nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới…”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Xuphanuvông (nguồn ảnh : tennguoidepnhat.net)

Được sự giúp đỡ của Ban chỉ đạo khởi nghĩa ở Viêng Chăn, sau một
thời gian hiệp thương, hai tổ chức yêu nước là Hội “Lào pên Lào” và tổ chức
“Lào Ítxalạ” đã hợp nhất thành lập Ủy ban khởi sự (Khanạ Phu co kan), gấp
rút tiến hành thành lập Chính phủ Trung ương và dự thảo Hiến pháp tạm thời.
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

10


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Một đơn vị liên quân Việt Nam - Lào trước giờ lên đường chiến đấu tại chiến
trường Xiêng Khoảng - Sầm Ché trong kháng chiến chống Pháp, tháng 2-1950
(nguồn: baosonla.org.vn)

Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương,
Đại hội Quốc dân Lào (Mặt trận Lào kháng chiến) họp từ ngày 13 đến ngày
15-8-1950, tại Tuyên Quang (Việt Nam) quyết định thành lập Chính phủ
Kháng chiến Lào, lập Mặt trận dân tộc thống nhất Lào, tức Neo Lào Ítxalạ,
do Hoàng thân Xuphanuvông làm Chủ tịch kiêm Thủ tướng Chính phủ.
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá


11


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Đại hội liên minh Việt - Miên - Lào tại chiến khu Việt Bắc năm 1951.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Hoàng thân Souphanouvong tại chiến khu Việt Bắc năm 1951.

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

12


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017
Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và cùng với sự đoàn kết và phối
hợp của Việt Nam, trong hai năm 1951-1952 cuộc kháng chiến của nhân dân
Lào đã giành được kết quả quan trọng về mọi mặt chính trị, quân sự, văn hóa
- xã hội, ngoại giao. Tháng 4-1953, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
và Chính phủ Kháng chiến Lào quyết định mở chiến dịch Thượng Lào. Quân
đội Việt Nam phối hợp với quân đội Lào Ítxalạ giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm
Nưa, một phần Xiêng Khoảng và Phôngxalỳ. Sau chiến thắng Thượng Lào,
Ban Cán sự Đảng Lao động Việt Nam ở Lào đã phối hợp và giúp bạn thành
lập “Ban Vận động thành lập Đảng Nhân dân Lào”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người thứ 3 từ trái sang) và Hoàng thân
Souphanuovong (người thứ tư từ trái sang) cùng các cán bộ quân đội Việt – Lào
bàn kế hoạch mở chiến dịch Thượng Lào năm 1953

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá


13


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Lực lượng Pa-thét Lào vào giải phóng Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn tháng 4-1953.
(Ảnh chụp lại tại Bảo tàng lịch sử Quân đội nhân dân Lào)

Tháng 12-1953, một bộ phận quân chủ lực Việt Nam phối hợp với bộ
đội Lào Ítxalạ và quân tình nguyện Việt Nam tại Lào mở chiến dịch Trung,
Hạ Lào. Chiến thắng của Liên quân Việt - Lào góp phần làm phá sản kế
hoạch tập trung quân của Nava, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó
trên nhiều chiến trường, tạo điều kiện củng cố, phát triển thế phối hợp chiến
lược giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh Đông Dương khai mạc tại
Giơnevơ. Ngày 21-7-1954, đối phương buộc phải cùng các bên đàm phán ký
tuyên bố chung và các hiệp định về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.
Nước Pháp và các nước tham gia hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Campuchia. Đó là
cơ sở pháp lý quốc tế rất quan trọng để nhân dân ba nước Đông Dương tiến
lên giành độc lập, hoàn thành thống nhất đất nước ở mỗi nước.
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

14


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Hội nghị Genève.


Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến
Thụy Sỹ dự hội nghị Genève về Đông Dương năm 1954 (nguồn: />
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

15


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Với việc ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954, cách mạng hai nước Việt Nam,
Lào bước vào thời kỳ mới: thời kỳ tập trung xây dựng lực lượng, đẩy mạnh đấu
tranh để giữ vững hòa bình và giành độc lập, thống nhất ở mỗi nước. Song, đế
quốc Mỹ vẫn nuôi tham vọng xâm lược, ra sức can thiệp vào miền Nam Việt
Nam và Lào, âm mưu biến nơi đây thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự,
để làm bàn đạp tiến công các nước xã hội chủ nghĩa.

Bệnh viện Hồng Thập Tự của Việt Nam tại Xiêng Khoảng (Lào) được xây dựng theo hiệp
định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Lào năm 1960.

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

16


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Nhân dân Lào biểu tình phản đối đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, tháng 8-1964.
(Ảnh tư liệu. Nguồn: />
Giữa năm 1965, đế quốc Mỹ thực hiện bước leo thang chiến tranh mới,

đưa lực lượng không quân Mỹ vào tham chiến ở Lào, đẩy chiến tranh đặc
biệt ở Lào phát triển đến cao độ; đồng thời tiến hành chiến lược “chiến tranh
cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không
quân, hải quân ra miền Bắc Việt Nam.

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

17


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Chiến thuật Trực thăng vận lần đầu tiên được Mỹ sử dụng trong chiến tranh
(nguồn: )

Một đơn vị tên lửa SA-2 của QĐNDVN trước giờ chiến đấu
(nguồn: )

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

18


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Nhân dân Khăng Khay (tỉnh Xiêng Khoảng, Lào) mít tinh phản đối
đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, ngày 23/5/1965

Ngày 22-6-1965, Đảng Lao động Việt Nam hội đàm với Đảng Nhân
dân Lào thống nhất các nội dung phối hợp và giúp đỡ lẫn nhau, trong đó tập

trung giúp Lào xây dựng vùng giải phóng về mọi mặt với quy mô một quốc
gia, xây dựng lực lượng vũ trang. Tiếp đó, ngày 3-7-1965, Bộ Chính trị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra Nghị quyết khẳng định:
“Việt Nam cần phải nỗ lực đáp ứng đến mức cao nhất mọi yêu cầu đối với
công cuộc phát triển cách mạng của Lào”.

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

19


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh trao đổi với Chủ tịch Kaysone Phomvihane tại Hà Nội năm 1966.

Đầu năm 1968, bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp với Quân giải
phóng Lào mở chiến dịch tiến công Nặm Bạc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn
khu vực Nặm Bạc - Khăm Đeng với trên một vạn dân, nối liền vùng giải
phóng Thượng Lào thành khu vực liên hoàn, tạo thế vững chắc cho hậu
phương cách mạng Lào và hỗ trợ thiết thực cho cuộc kháng chiến của nhân
dân Việt Nam và Campuchia.
Trước âm mưu và thủ đoạn chiến tranh mới của đế quốc Mỹ, Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Lào đã ra chỉ
thị khẳng định tăng cường đoàn kết giữa nhân dân hai nước, quyết tâm đánh
bại đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai trong bất cứ tình huống nào.

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

20



Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Tổng bí thư Kaysone Phomvihane thăm một đơn vị quân tình nguyện
Việt Nam ở Lào năm 1970.

Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên báo cáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp kế hoạch tác chiến chuẩn bị
cho chiến dịch đường 9 Nam Lào, năm 1971. (nguồn: />
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

21


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017
Với sự nỗ lực vượt bậc của bản thân và cùng với sự đoàn kết, giúp đỡ
vô tư, trong sáng của Việt Nam, đến cuối năm 1972, cách mạng Lào đã giành
được nhiều thắng lợi quan trọng, nhất là Đảng Nhân dân Lào đã tổ chức
thành công Đại hội đƯại biểu toàn quốc lần thứ hai: quyết định đổi tên Đảng
thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào và suy tôn đồng chí Hồ Chí Minh là
lãnh tụ của Đảng; thông qua Nghị quyết: tăng cường đoàn kết Lào - Việt,
trong đó khẳng định tình đoàn kết Lào - Việt trên cơ sở chủ nghĩa Mác Lênin và tinh thần quốc tế vô sản là mối quan hệ đặc biệt, đã đánh dấu sự
trưởng thành về chính trị và tổ chức của Đảng Nhân dân cách mạng Lào,
nhân tố trọng yếu, có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quan hệ đặc biệt, liên minh
chiến đấu Lào - Việt Nam lên bước phát triển mới.

Chuyên gia quân sự Việt Nam huấn luyện kỹ thuật sử dụng pháo 12 nòng cho đơn vị nữ
pháo binh của bộ đội Phathet (Lào) chống Mỹ, năm 1972.
(nguồn: />
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá


22


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Bộ đội Việt Nam tiến công trên mặt trận đường 9 Nam Lào, đập tan hoàn toàn âm mưu
của Mỹ ngụy chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh (nguồn: />
Chiến thắng vang dội khắp thế giới "Điện Biên Phủ trên không"
(nguồn: o/)

Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

23


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017

Trước những thắng lợi to lớn về mọi mặt của cách mạng 3 nước Đông
Dương, đặc biệt là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” đập tan cuộc tập
kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ tháng 12-1972 vào Hà Nội,
Hải phòng, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (27-1-1973) chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Đoàn
đại biểu Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
sang thăm vùng giải phóng Lào từ ngày 2 - 6/11/1973 (nguồn: />
Sau khi ký Hiệp định Viêng Chăn năm 1973, cục diện nước Lào hình
thành 3 vùng, với hai chính quyền song song tồn tại, đó là: vùng giải phóng
với 4/5 đất đai và hơn một nửa dân số do Pathét Lào quản lý; vùng do chính
quyền phái hữu chiếm đóng và vùng “trung lập hóa” gồm đô thị Viêng Chăn

và Luông Pha Băng, có lực lượng của cả hai bên cùng tham gia quản lý bảo
vệ. Chính phủ liên hiệp lâm thời lần thứ 3 và Hội đồng Chính trị liên hiệp
được thành lập với thành phần đại biểu của hai bên ngang nhau.
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

24


Cuộc thi tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào 2017
Thực hiện chủ trương trên, Việt Nam từng bước rút chuyên gia ở tỉnh
và huyện về nước (rút trước tháng 5-1974), đồng thời điều chỉnh các lực
lượng chuyên gia và quân tình nguyện còn lại để phối hợp và giúp Lào thực
hiện nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.

Nhân dân Sài Gòn đón chào quân Giải phóng tiến vào giải phóng thành phố, ngày
30/4/1975. (Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN)

Trước thắng lợi dồn dập, to lớn của nhân dân Việt Nam, Campuchia
trong tháng 4-1975, nhất là chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam (304-1975) của nhân dân Việt Nam, ngày 5-5-1975, Bộ Chính trị Trung ương
Đảng nhân dân cách mạng Lào tổ chức Hội nghị mở rộng, quyết định phát
động toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong cả nước nổi dậy đoạt lấy chính
quyền và giành thắng lợi hoàn toàn.
Việc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ra đời (tháng 12-1975) là
thắng lợi to lớn triệt để của nhân dân các bộ tộc Lào, đồng thời cũng là thắng
lợi quan trọng của mối quan hệ đặc biệt, liên minh đoàn kết chiến đấu, thủy
chung, son sắt giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào.
Họ Tên: Nguyễn Thị Thu - huyện Đông Sơn - Thanh Hoá

25



×