Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

quy trình bảo trì hệ thống điện trung tâm thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 17 trang )

QUY TR×NH B¶O TR×

QUY TRÌNH BẢO TRÌ
A. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN:
- Tên dự án

: Tổ hợp dịch vụ thương mại

- Địa điểm xây dựng

: Công viên Yên Hòa

- Chủ đầu tư

:

- Đơn vị tư vấn thiết kế

: Công ty cổ phần

- Người lập

:

B. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH.
1. Mục đích và cơ sở pháp lý.
1.1. Mục đích.
Công tác bảo trì, bảo dưỡng nhằm duy trì những đặc điểm về kiến trúc, duy trì khả
năng chịu lực của các kết cấu và sự hoạt động bình thường của các hệ thống kỹ thuật,
thiết bị, máy của công trình để công trình được vận hành, khai thác phù hợp với yêu cầu
của thiết kế đồng thời đảm bảo an toàn, bền vững trong suốt quá trình khai thác và sử


dụng.
Công tác bảo trì công trình xây dựng được xử dụng theo các cấp bảo trì như sau:
- Cấp duy tu, bảo dưỡng: được tiến hành thường xuyên đề phòng hư hỏng của từng
chi tiết, bộ phận của công trình.
- Cấp sửa chữa nhỏ: được tiến hành khi có hư hỏng ở một số chi tiết bộ phận của
công trình khôi phục chất lượng ban đầu của các chi tiết đó.
- Cấp sửa chữa vừa: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp ở một số bộ phận
của công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu của các bộ phận công trình đó.
- Cấp sửa chữa lớn: được tiến hành khi có hư hỏng hoặc xuống cấp của nhiều bộ phận
công trình nhằm khôi phục chất lượng ban đầu cho công trình.
1.2. Cơ sở pháp lý.
-

Luật Xây dựng số 16/2003/ QH11 được quốc hội thông qua ngày 26/11/2003.

-

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 6/2/2013 của chính phủ về Quản lý chất lượng
công trình xây dựng.

-

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình ngày 10/02/2009.

-

Căn cứ Nghị đinh số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày về việc Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;

1
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

-

Căn cứ Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24/11/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
hướng dẫn Công tác bảo trì công trình xây dựng.

-

Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành về Bảo trì công trình xây dựng .

2. Quyền và trách nhiệm của các bên.
Theo điều 06, Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06/12/2010 của Thủ tướng Chính
phủ ban hành về Bảo trì công trình xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình có
trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình, bộ phận công trình do mình thiết kế cùng
với hồ sơ thiết kế.
Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình có trách nhiệm lập và bàn giao cho
chủ đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công
trình;
3. Quy trình bảo trì.
3.1. Hồ sơ, tài liệu phục vụ bảo trì công trình.
Các hồ sơ tài liệu sau được lưu giữ và bổ sung kịp thời những thay đổi của công trình
-

Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng


-

Quy trình bảo trì công trình

- Hồ sơ kỹ thuật bảo trì công trình do nhà thầu xây dựng và nhà thầu cung ứng vật tư
thiết bi cung cấp, được chia thành 3 hạng mục cho kiến trúc, kết cấu, ME, nội dung
gồm 2 phần:
+ Liệt kê và hệ thống toàn bộ vật tư, trang thiết bị được xử dụng và lắp đặt trong
công trình ;
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình : các thông số kỹ thuật được quản lý
thông qua thông qua tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất (tên nhà sản xuất, kiểu dáng, màu
sắc, chủng loại, số serie, công suất thiết kế…) những thông tin cần thiết cho việc đặt
hàng hay thay thế);
+ Hướng dẫn vận hành và bảo trì vật tư, trang thiết bị công trình ;
+ Giấy chứng nhận bảo hành của nhà sản xuất, giấy chứng nhận sản phẩm;
+ Lịch bảo trì trong thời hạn bảo hành;
- Hồ sơ tài liệu kiểm tra định kỳ công trình trong thời gian khai thác sử dụng công
trình
- Sổ theo dõi quá trình vận hành công trình do chủ sở hữu hoặc do chủ quản lý công
trình lập, cùng lịch bảo trì công trình và danh bạ công ty, cơ quan bảo trì công trình.

2
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

4.2. Quy trình.
Công trình cần được thực hiện chế độ bảo trì đúng mức trong suốt quá trình tuổi thọ

thiết kế. Các vật tư, thiết bị M&E được bắt đầu công tác bảo trì ngay sau khi lắp đặt
xong.
Thời hạn bảo hành công tác bảo trì được tính từ ngày chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng
ký biên bản nghiệm thu công tác bảo trì để đưa vào sử dụng và được quy định thời gian
như sau:
+ Không ít hơn 06 hàng năm đối với bảo trì cấp duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ;
+ Không ít hơn 24 hàng năm đối với bảo trì cấp sửa chữa vừa, sửa chữa lớn;
Công tác bảo trì được chia ra làm 3 giai đoạn: thu thập thông tin, lập và triển khai kế
hoạch, thẩm định kết quả.
a) Giai đoạn 1: Thu thập thông tin
-

Bước 1: Kiểm tra

+ Kiểm tra ban đầu: Là quá trình khảo sát kết cấu bằng trực quan(nhìn, gõ, nghe)
hoặc bằng các phương tiện đơn giản và xem xét hồ sơ hoàn công để phát hiện những
sai sót chất lượng sau thi công so với yêu cầu thiết kế. Từ đó tiến hành khắc phục ngay
để đảm bảo công trình đưa vào sử dụng đúng với yêu cầu thiết kế. kiểm tra ban đầu đối
với công trình xây mới, công trình đang tồn tại và công trình mới sửa chữa xong .
+ Kiểm tra thường xuyên: Là quá trình thường ngày xem xét công trình, bằng mắt
hoặc bằng các phương tiện đơn giản để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp do chủ sở
hữu, chủ quản lý sử dụng thực hiện để phát hiện kịp thời dấu hiệu xuống cấp.
+ Kiểm tra định kỳ : là quá trình khảo sát công trình theo chu kỳ để phát hiện các
dấu hiệu xuống cấp cần khắc phục sớm, được chủ công trình quy định tùy theo tầm
quan trọng, tuổi thọ thiết kế và điều kiện làm việc của công trình.
Kiểm tra định kỳ do các tổ chức và chuyên gia chuyên nghành có năng lực phù hợp với
loại và cấp công trình thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư.
+ Kiểm tra đột xuất( kiểm tra bất thường): được tiến hành sau kho có sự cố bất
thường như lũ bão, hỏa hoạn, động đất, va chạm lớn. công việc này do các chuyên gia
và các tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

+ Theo dõi : là quá trình ghi chép thường xuyên về tình trạng công trình bằng hệ
thống theo dõi đã đặt sẵn từ lúc thi công.
+ Kiểm tra chi tiết : là quá trình khảo sát , đánh giá mức độ hư hỏng công trình nhằm
đáp ứng yêu cầu của mức độ yêu cầu của loại hình kiểm tra trên. Kiểm tra chi tiết cần đi
liền với cơ chế xuống cấp , đánh giá mức độ xuống cấp và đi đến giải pháp sửa chữa cụ
thể.
-

Bước 2: Xác định tình trạng công trình, nguyên nhân hư hỏng, sự cố.

-

Bước 3: Đánh giá hư hỏng, sự cố.
3
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

b) Giai đoạn 2: Lập và triển khai kế hoạch bảo trì.
-

Bước 1: Lập kế hoạch bảo trì

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, tiến hành lập kế hoạch bảo trì. Xác định giải pháp
sửa chữa, nhà thầu sửa chữa và nhà cung ứng thiết bị thay thế, lập lịch trình cho công
tác sửa chữa.
-

Bước 2: Dự toán chi phí bảo trì


Dựa trên kế hoạch bảo trì, lập bảng dự toán chi phí bảo trì
-

Bước 3: Tiến hành bảo trì theo kế hoạch.

c) Giai đoạn 3: Thẩm tra kết quả bảo trì.
-

Bước 1: Đánh giá và báo cáo kết quả bảo trì

Lập bảng đánh giá và báo cáo công việc bảo trì
- Bước 2: Lưu hồ sơ, lưu giữ tất cả các giấy tờ liên quan đến công việc bảo trì hiện
tại vào hồ sơ bảo trì và sổ theo dõi, làm tài liệu cho những lần bảo trì sau.

4
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

4.3. Sơ đồ quy trình bảo trì.
Vận hành, khai thác và sử dụng công trình

Kiểm tra ban đầu



Dấu hiệu sai sót


Không

Kiểm tra
Thường xuyên

Không

Dấu hiệu xuống cấp

Kiểm tra
Định kỳ


Kiểm tra
Bất thường
Kiểm tra chi tiết

Sửa chữa, kiểm tra
SƠ ĐỒ:
Giai
đoạn

Trách nhiệm

Lưu đồ

Xác định tình trạng công
Thầu tích
xâycơdựng
,Nhà

trình, phân
chế xuống
Thu
cung ứng
cấpthiết bị
thập
P.QLTC-CLCT
thông
Chủ đầu tư nếu có
tin
lực độ hư hỏng,
Đánhnăng
giá mức
sự cố
Lập
Thầu xây dựng, Nhà

cung ứng thiết bị
Lập
bảng
kế hoạch bảo trì
triển P.QLTC-CLCT
khai Chủ đầu tư, chủ quản
kế


Ghi chú

Tài liệu, biểu
mẫu liên quan

Hồ sơ hoàn công,
sổ theo dõi, các
tiêu chuẩn kỹ
thuật
Hồ sơ hoàn công,
bảng kế hoạch
bảo trì

5
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

Dự toán kinh phí bảo trì
hoạch

Tiến hành bảo trì theo kế
hoạch
Đánh giá báo báo và kết quả
Thầu xây dựng, Nhà
Thẩm
cung ứng thiết bị
tra
P.QLTC-CLCT
kết
Chủ đầu tư, chủ quản
quả



Bản kế hoạch bảo
trì, các tiêu chuẩn
kỹ thuật, loại và
giá trị vật tư, nhà
thầu cung ứng,
bảng dự toán
Bảng kế hoạch
bảo trì, cung cấp
kinh phí, biên
bản bảo trì
Văn bản báo cáo
kết quả bảo trì

Sổ theo dõi

Lưu hồ sơ

C. NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH.
I. BẢO TRÌ PHẦN ĐIỆN, CHIẾU SÁNG, CHỐNG SÉT VÀ NỐI ĐẤT.
I.1.

Giới thiệu chung:

I.1.1. Mục đích của công tác bảo trì:
Công tác bảo trì nhằm duy trì, đảm bảo các đặc tính kỹ thuật, công năng sử dụng
của thiết bị, hệ thống nhằm đảm bảo cho công trình được vận hành và khai thác phù
hợp yêu cầu của thiết kế trong suốt quá trình sử dụng.
I.1.2. Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì:
- Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng (hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất
lượng);

- Sổ theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình;
- Quy trình bảo trì công trình xây dựng;
- Hồ sơ, tài liệu kiểm tra định kỳ công trình hoặc bộ phận, hạng mục công trình
trong thời gian khai thác sử dụng công trình;
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình.

I.1.3. Các tiêu chuẩn và qui định áp dụng:
6
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

- Luật Xây dựng Việt Nam
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam
- TCXD 16 : 1986 – Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng
- TCXD 27 : 1991 – Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng
- TCXD 25 : 1991 – Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng
- TCVN 9385:2012– Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,
kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống.
- TCXDVN 333 : 2005 - Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các công trình công cộng
và kỹ thuật hạ tầng đô thị – Tiêu chuẩn thiết kế.
- Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24 hàng năm 11 năm 2006 của Bộ Xây
dựng. Hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng.
- Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ Về
bảo trì công trình xây dựng.
- Thông tư số 11/2012/TT-BXD ngày 25 hàng năm 12 năm 2012 của Bộ Xây
dựng. Hướng dẫn lập và quản lý chi phí bảo trì công trình xây dựng.

I.3.


Mô tả chung hệ thống điện
a) Tủ trung thế và nguồn cấp đến

Tủ trung thế là loại tủ 22kV, cách điện bằng khí SF6. Tủ được bố trí tại phòng
trung thế đặt tại tầng hầm.
Nguồn cung cấp điện chính cho công trình được lấy từ lưới điện trung thế 22 kV
của khu vực đến. Nguồn điện 22 Kv từ điểm đấu điện đi ngầm đất vào công trình, sau
đó được đi trong thang cáp treo trên trần, dẫn đến tủ mạch vòng trung thế 22kV.
b) Trạm biến áp
Trạm biến áp được bố trí tại tầng hầm của công trình. Trạm bao gồm 1 máy biến
áp 1600kVA 22/0,4kV. Máy biến áp là loại máy khô.
c) Trạm máy phát điện dự phòng:
Trạm máy phát điện dự phòng bao gồm 1 máy phát điện 1250kVA, cung cấp điện
cho các phụ tải ưu tiên: máy bơm nước chữa cháy, chiếu sáng sự cố, thang máy… và
chiếu sáng, ổ cắm trong các khu sảnh .
Trong trường hợp có sự cố mất điện lưới toàn bộ phụ tải điện ưu tiên của công
trình được cung cấp điện từ máy phát điện dự phòng qua bộ chuyển mạch tự động
(ATS).
d) Hệ thống phân phối điện:
Từ tủ điện hạ thế của Trạm biến áp và máy phát điện dự phòng, cấp điện đến cho
các tủ phân phối điện tầng bằng hệ thống đường cáp đồng, đi theo hệ thống thang cáp.
7
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

Tại mỗi tầng bố trí tủ điện tầng trong phòng kỹ thuật điện của tầng để phân phối
điện cho các tủ điện gian hàng. Công tơ điện cho các gian hàng cũng được lắp đặt tại tủ

điện tầng.
Dây dẫn từ công tơ đến các tủ điện của từng gian hàngdùng cáp lõi đồng, cách
điện XLPE/ PVC, đi trong máng cáp trên trần giả dọc theo hành lang tầng.
e) Hệ thống chiếu sáng thường và chiếu sáng sự cố:
Chiếu sáng trong các khu vực gian sử dụng đèn led downlight, lắp âm trần tùy
từng gian hàng sẽ có phương án bố trí khác nhau theo điều kiện sử dụng của người thuê.
Phần này sẽ không thể hiện trong hồ sơ bản vẽ
Các đèn chiếu sáng sự cố và các đèn báo lối ra sẽ được bố trí tại tất cả các lối ra
vào như: sảnh chính, hành lang, cầu thang và một số khu vực công cộng khác.
Chiếu sáng các khu vực công cộng như: lối thoát nạn, phòng điều khiển, phòng an
ninh, phòng điều khiển trung tâm… sử dụng các loại đèn chiếu sáng có kèm bộ ắc qui
có thời gian làm việc tối thiểu 2 giờ, khi mà nguồn điện lưới bị gián đoạn.
I.4.

Qui trình bảo trì

1.5.1. Các bước thực hiện công tác bảo trì
1.5.2.
Công tác bảo trì được tiến hành thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Theo dõi, kiểm tra các thiết bị trong hệ thống. Xác định tình trạng của
thiết bị. Đánh giá nguyên nhân hư hỏng và sự cố. Các công việc cụ thể
được thực hiện theo các hướng dẫn trong mục 3.5.2. Nội dung bảo trì
các hệ thống.
Bước 2: Trên cơ sở đánh giá nguyên nhân hư hỏng và sự cố của thiết bị, lập và
triển khai công tác bảo trì, thay thế, sửa chữa các thiết bị bị hư hỏng.
Bao gồm các nội dung như sau:
-

Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng.


-

Lập dự toán kinh phí cho các công tác bảo trì, bảo dưỡng và thay
thế các thiết bị

-

Tiến hành thực hiện theo kế hoạch đã lập.

Bước 3: Thẩm tra kết quả bảo trì:

1.5.3.
1.5.2.1.

-

Đánh giá và báo cáo kết quả bảo trì

-

Lưu hồ sơ, lưu giữ tất cả các giấy tờ liên quan đến công việc bảo trì
hiện tại vào hồ sơ bảo trì và sổ theo dõi, làm tài liệu cho những lần
bảo trì sau.

Nội dung bảo trì các hệ thống:
Tủ trung thế 22kV:
8
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -



QUY TR×NH B¶O TR×

STT

Danh mục bảo trì

Tần suất

1

Kiểm tra tình trạng bụi bẩn, ăn mòn, hư hỏng của vỏ tủ.
Làm sạch bằng máy hút bụi và lau bằng cồn

hàng năm

2

Kiểm tra vận hành đóng/cắt, cho cả bằng điện và bằng tay

hàng năm

3

Kiểm tra các đầu nối cáp. Lau sạch bụi bẩn và siết lại nếu
cần thiết.

hàng năm

4


Kiểm tra độ cách điện của thanh cái bằng máy đo điện trở.
Lau sạch bụi bẩn và siết lại nếu cần thiết.

hàng năm

5

Kiểm tra các cơ cấu cơ khí, làm sạch và tra dầu mỡ

hàng năm

6

Kiểm tra tính liền mạch của hệ thống nối đất. Kiểm tra các
mối nối và siết chặt lại nếu cần thiết

hàng năm

7

Kiểm tra các tiếp điểm phụ và các liên động: kiểm tra các
thiết bị hiển thị và các liên động theo đúng yêu cầu vận
hành

hàng năm

8

Kiểm tra cầu dao nối đất: kiểm tra chức năng liên động
giữa máy cắt, cầu dao cách ly, cửa và dao nối đất


hàng năm

9

Kiểm tra máy cắt: kiểm tra đóng/cắt, làm sạch bụi bẩn và
tra dầu mỡ; kiểm tra điện trở tiếp xúc của tiếp điểm chính;
kiểm tra cách điện của tiếp điểm chính;

hàng năm

10

Kiểm tra máy biến điện áp: đo điện trở cách điện của các
cuộn dây; kiểm tra tỉ số của máy biến áp.

hàng năm

11

Kiểm tra máy biến dòng: đo điện trở cách điện của các
cuộn dây; kiểm tra tỉ số biến dòng.

hàng năm

12

Kiểm tra các cầu chì bảo vệ.

hàng năm


13

Kiểm tra điều kiện hoạt động và chắc năng của mạch điều
khiển phải đảm bảo điều kiện vận hành

hàng năm

14

Làm sạch phòng đặt tủ trung thế.

hàng năm

15

Kiểm tra nhiệt độ, điều kiện thông thoáng của phòng đặt tủ
điện

hàng năm

Ngoài các công việc trên, cần phải thực hiện theo các yêu cầu bắt buộc khác của
Công ty điện lực và của Nhà sản xuất.
1.5.2.2.

Máy biến áp 22/0,4kV:

9
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -



QUY TR×NH B¶O TR×

STT

Danh mục bảo trì

Tần suất

1

Kiểm tra chức năng hoạt động của hệ thống gió cấp và gió
thải được lắp đặt cho phòng máy biến áp

hàng năm

2

Kiểm tra chức năng chiếu sáng được lắp đặt

hàng năm

3

Kiểm tra nhiệt độ cuộn dây và phòng đặt máy biến áp

hàng năm

4


Kiểm tra bụi bẩn, hư hỏng, lực siết và lớp sơn bảo vệ

hàng năm

5

Kiểm tra các điểm đấu nối, siết lại nếu cần thiết.

hàng năm

6

Vệ sinh các điểm đấu nối, thanh dẫn đảm bảo tiêu chuẩn
vận hành

hàng năm

7

Kiểm tra các tính năng của các thiết bị an toàn

hàng năm

8

Kiểm tra trực quan lực siết của đầu cực cao và hạ thế

hàng năm

9


Kiểm tra tổng quan các bộ hút ẩm máy biến áp. Thay thế
nếu cần thiết

hàng năm

10

Kiểm tra dầu máy biến áp, sự rò rỉ. Thay thế nếu cần thiết

hàng năm

11

Kiểm tra thông số kỹ thuật của máy biến áp, điện áp đầu
vào / đầu ra, tần số, dòng điện, tải, điện trở cách điện, điện
trở một chiều của cuộn dây cho cả thế và hạ thế, tỷ số máy
biến áp

hàng năm

12

Kiểm tra các rơle bảo vệ máy biến áp (Gaz, áp suất và nhiệt
độ), điện trở cách điện, kiểm tra điện áp cao, chống sét

hàng năm

13


Kiểm tra hệ thống nối đất trung tính, nối vỏ máy biến áp

hàng năm

14

Kiểm tra và thí nghiệm cách điện cuộn dây của máy biến áp
bằng đồng hồ đo

hàng năm

15

Kiểm tra độ ồn, chống rung, quá nhiệt của máy, nhiệt độ
phòng đặt máy biến áp

hàng năm

16

Kiểm tra cách điện các cáp kết nối bằng cách đo điện trở
cách điện, các đầu phân thế (chuyển đầu phân thế nếu cần
thiết)

hàng năm

17

Kiểm tra các thiết bị đo. Hiệu chỉnh và thay thế nếu cần
thiết


hàng năm

Ngoài các công việc trên, cần phải thực hiện theo các yêu cầu bắt buộc khác của
Công ty điện lực và của Nhà sản xuất.
1.5.2.3.

Máy phát điện dự phòng:

Máy phát điện dự phòng là thiết bị đặc biệt, ngoài việc theo dõi, kiểm tra và bảo
dưỡng định kỳ như các nội dung dưới đây, công tác bảo trì, bảo dưỡng định kỳ cần phải
10
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

tuân theo các yêu cầu, hướng dẫn của Nhà sản xuất và do đội ngũ cán bộ kỹ thuật bảo
trì, bảo dưỡng chuyên nghiệp thực hiện.
STT

Danh mục bảo trì

Tần suất

A

Hệ thống bôi trơn và chất bôi trơn

1


Kiểm tra sự rò rỉ

Hàng năm

2

Kiểm tra mức dầu bôi trơn

Hàng năm

3

Thay phin lọc

Hàng năm

4

Thay dầu máy phát và bộ điều tốc

Hàng năm

B

Thiết bị làm mát

1

Kiểm tra sự rò rỉ


Hàng năm

2

Kiểm tra sự tắc nghẽn đường gió của bộ trao đổi nhiệt

Hàng năm

3

Kiểm tra các ống dẫn và các kết nối

Hàng năm

4

Kiểm tra mức nước làm mát

Hàng năm

5

Kiểm tra tình trạng chống đóng băng của môi chất làm mát

Hàng năm

6

Kiểm tra điều kiện hoạt động của dây đai


Hàng năm

7

Bôi trơn các cơ cấu truyền động của quạt

Hàng năm

8

Thay nước làm mát

Hàng năm

9

Vệ sinh hệ thống làm mát

Hàng năm

C

Hệ thống gió vào

1

Kiểm tra sự rò rỉ

Hàng năm


2

Kiểm tra độ bẩn của bộ lọc gió

Hàng năm

3

Kiểm tra đường ống và mối nối

Hàng năm

4

Thay các phin lọc khí

Hàng năm

D

Tank dầu và hệ thống nhiên liệu

1

Kiểm tra rò rỉ của tank chứa nhiên liệu

Hàng năm

2


Kiểm tra mức dầu

Hàng năm

3

Kiểm tra bơm dầu

Hàng năm

4

Kiểm tra phin lọc dầu

Hàng năm

5

Kiểm tra đầu phun

Hàng năm

6

Xả cáu cặn đáy bồn

7

Kiểm tra tình trạng liên kết các đầu phun


Hàng năm
Hàng năm

8

Kiểm tra đường dẫn dầu và các liên kết

Hàng năm

E

Hệ thống xả

1

Kiểm tra sự rò rỉ

Hàng năm
11
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

STT

Danh mục bảo trì

Tần suất


2

Kiểm tra các rung động bất thường

Hàng năm

3

Kiểm tra hoạt động của bộ tubocharger

Hàng năm

F

Phần điện

1

Kiểm tra bộ phát điện - dây đai truyền động

Hàng năm

2

Kiểm tra bộ cảm biến tốc độ

Hàng năm

3


Kiểm tra các đấu nối và giá đỡ bộ khởi động

Hàng năm

4

Kiểm tra bộ điều tiết nhiên liệu

Hàng năm

5

Vệ sinh cuận dây, siết lại các đầu nối

Hàng năm

6

Kiểm tra sự làm việc của bộ tự động điều chỉnh điện áp

Hàng năm

7

Thử tải

Hàng năm

8


Điều chỉnh bộ điều tốc nếu cần

Hàng năm

G

Phần liên quan đến động cơ

1

Kiểm tra các rung động bất thường

Hàng năm

2

Siết lại khung giá đỡ

Hàng năm

3

Vệ sinh cầu nối và van động cơ chính

Hàng năm

H

Tủ điều khiển đầu phát


1

Vệ sinh cuận dây, siết lại các đầu nối

Hàng năm

2

Thử tải và điều chỉnh AVR nếu cần thiết

Hàng năm

3

Kiểm tra và tra mỡ ổ bi

Hàng năm

4

Kiểm tra cầu diot, tụ cắt xung, cuận dây kích từ

Hàng năm

I

Hộp điều khiển và phần phụ trợ

1


Kiểm tra hoạt động của các đồng hồ đo, thiết bị chỉ thị và
các thiết bị liên quan

Hàng năm

2

Vệ sinh tủ điều khiển

Hàng năm

3

Kiểm tra mạch điện và siết lại các cầu nối

Hàng năm

4

Thử tải và điều chỉnh bộ điều tốc nếu cần thiết

Hàng năm

5

Test các chức năng bảo vệ

Hàng năm


J

Máy cắt bảo vệ và tủ điều khiển

1

Vệ sinh tủ điều khiển

Hàng năm

2

Kiểm tra tình trạng quá nhiệt của máy cắt

Hàng năm

3

Siết lại các đầu nối nếu cần thiết

Hàng năm

4

Tháo máy cắt, kiểm tra bề mắt tiếp xúc nếu cần thiết

Hàng năm

K


Bồn cấp dầu chính
12
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

STT

Danh mục bảo trì

Tần suất

1

Kiểm tra rò rỉ

Hàng năm

2

Kiểm tra tín hiệu báo mức đưa tới bộ chỉ thị

Hàng năm

3

Kiểm tra hoạt động của bộ báo mức trong quả trình bơm
nhiên liệu hoạt động


Hàng năm

4

Vệ sinh bồn dầu bằng máy hút chân không

Hàng năm

N

Thu thập dữ liệu trong thời gian máy phát hoạt động

1

Kiểm tra hoạt động của ATS

Hàng năm

2

Kiểm tra điện áp

Hàng năm

3

Kiểm tra dòng điện và tần số

Hàng năm


4

Kiểm tra áp suất dầu

Hàng năm

5

Kiểm tra nhiệt độ dầu

Hàng năm

6

Kiểm tra nhiệt độ nước làm mát

Hàng năm

1.5.2.4. Hệ thống UPS:
STT

Danh mục bảo trì

Tần suất

1

Kiểm tra tình trạng của ắc quy luôn đảm bảo tình trạng
hoạt động tốt


hàng năm

2

Kiểm tra và ghi lại nguồn điện tiêu thụ

hàng năm

3

Kiểm tra nhiệt độ

hàng năm

4

Kiểm tra bụi bẩn, sự mài mòn, hư hỏng và lực siết

hàng năm

5

Kiểm tra và ghi lại thông số điện áp cung cấp

hàng năm

6

Vệ sinh để đảm bảo điều kiện vận hành


hàng năm

7

Kiểm tra hoạt động của hệ thống gió cấp và gió thải được
trang bị

hàng năm

8

Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng được trang bị

hàng năm

9

Kiểm tra điều kiện hoạt động và chắc năng của mạch điều
khiển phải đảm bảo điều kiện vận hành

hàng năm

10

Kiểm tra các mối nối và siết chặt lại nếu cần thiết

hàng năm

11


Kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị kiểm tra, chỉ
thị. Điều chỉnh nếu cần thiết

hàng năm

12

Kiểm tra độ chính xác của các tín hiệu điều khiển. Điều
chỉnh nếu cần thiết

hàng năm
13

- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

1.5.2.5.

Các tủ, bảng điện và các thiết bị đóng cắt:

STT

Danh mục bảo trì

A

Mạch tụ bù


1

Kiểm tra tình trạng bụi bẩn, ăn mòn, hư hỏng và lực siết

2

Vệ sinh để đảm bảo điều kiện vận hành

3

Kiểm tra chức năng của mạch

4

Kiểm tra chức năng của bộ chuyển mạch sao cho đảm bảo
điều kiện vận hành. Test chức năng

5

Kiểm tra các mối nối, siết lại nếu cần thiết

6

Kiểm tra điện trở xả

7

Kiểm tra chức năng, tình trạng của các thiết bị đo đếm,
điều khiển. Hiệu chỉnh nếu cần thiết


B

Tủ điện phân phối hạ thế chính

1

Kiểm tra tình trạng bụi bẩn, ăn mòn, hư hỏng và lực siết

2

Vệ sinh để đảm bảo điều kiện vận hành

3

Kiểm tra tình trạng an toàn của dây, cáp điện

4

Kiểm tra tình trạng của các thiết bị an toàn

5

Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống chiếu sáng
được trang bị

6

Kiểm tra các mối nối, siết lại nếu cần thiết

7


Kiểm tra tình trạng thông gió được trang bị

8

Kiểm tra chức năng của các bộ chuyển mạch, điều khiển
dựa theo tiêu chí của nhà sản xuất

9

Kiểm tra chức năng của các thiết bị đo đếm được lắp đặt

10

Kiểm tra hệ thống tiếp địa của tủ điện và tư phân phối
chính

11

Quét nhiệt tủ điện để phát hiện những điểm quá nhiệt bất
thường

C

Tủ điện phân phối tầng, phòng

1

Kiểm tra các thiết bị kiểm soát. Điều chỉnh nếu cần thiết


2

Kiểm tra tình trạng bụi bẩn, ăn mòn, hư hỏng và lực siết

3

Vệ sinh để đảm bảo điều kiện vận hành

4

Kiểm tra các thiết bị bảo vệ sao cho đảm bảo điều kiện an
toàn.Kiểm tra tình trạng các mối nối, siết chặt lại nếu cần
thiết

Tần suất
hàng năm

hàng năm

hàng năm

14
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

STT

Danh mục bảo trì


5

Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống chiếu sáng
được trang bị

6

Kiểm tra chức năng của các thiết bị đo đếm được lắp đặt

7

Kiểm tra chức năng các chuyển mạch điện được lắp đặt

8

Kiểm tra các mối nối, siết lại nếu cần thiết

9

Kiểm tra hệ thống tiếp địa của tủ điện và tư phân phối
chính

10

Quét nhiệt tủ điện để phát hiện những điểm quá nhiệt bất
thường

D


Cáp điện

1

Vệ sinh để đảm bảo điều kiện vận hành

2

Kiểm tra trực quan tình trạng để phát hiện các hư hỏng,
xuống cấp

3

Kiểm tra các kết nối, siết lại nếu cần thiết

4

Quét nhiệt thanh dẫn, dây dẫn để phát hiện những điểm quá
nhiệt bất thường

1.5.2.6.

Tần suất

hàng năm

Hệ thống chiếu sáng trong công trình:

STT


Danh mục bảo trì

A

Đèn thường

1

Kiểm tra độ rọi của hệ thống chiếu sáng chung

2

Vệ sinh để đảm bảo điều kiện hoạt động

3

Kiểm tra các chức năng của hệ thống đèn

4

Thay thế bóng đèn nếu cần thiết

B

Hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp

1

Kiểm tra chức năng hoạt động


2

Thay thế bóng đèn nếu cần thiết

3

Kiểm tra dòng nạp cho pin

4

Kiểm tra pin, bảng điểu khiển phải đảm bảo ở điều kiện
hoạt động tốt

5

Kiểm tra bụi bẩn, ăn mòn, hư hỏng và độ chắc chắn

6

Kiểm tra các kết nối, siết lại nếu cần thiết

7

Vệ sinh để đảm bảo điều kiện hoạt động

8

Kiểm tra các chức năng của hệ thống đèn

Tần suất

hàng năm

hàng năm

15
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

1.5.2.7.

Hệ thống chống sét và nối đất:

a. Kiểm tra định kỳ:
Trong quá trình sử dụng, hệ thống chống sét và nối đất của công trình phải được
kiểm tra định kỳ. Thời gian kiểm tra là một năm một lần.
b. Kiểm tra đột xuất:
- Sau khi công trình bị sét đánh.
- Sau các trận bão lớn gây hư hại cục bộ cho công trình.
- Sau khi sửa chữa công trình hoặc thay đổi thiết bị có liên quan đến bộ phận bảo
vệ chống sét công trình đó.
- Sau khi đào bới, lắp đặt đường ống hợc trông cây gần bộ phận nối đất.
c. Nội dung công tác kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra toàn bộ thiết bị chống sét có còn nguyên vẹn hay không?
- Kiểm tra các mối hàn, mối nối, các điểm kiểm tra.
- Kiểm tra tình trạng các lớp mạ hoặc sơn chống mòn, gỉ.
- Các bộ phận trên cao phải kiểm tra bằng ống nhòm, các bộ phận ngầm phải kiểm
tra bằng đo đạc.
- Kiểm tra các bộ phận hoặc các chi tiết cố định thiết bị chống sét.

- Kiểm tra tình trạng lớp đất tại nơi chôn bộ phận nối đất.
- Tiến hành đo điện trở của hệ thống nối đất.
d. Các công tác cần thực hiện sau khi kiểm tra:
- Sau khi kiểm tra nếu phát hiện chỗ nào hư hỏng thì phải sửa chữa ngay.
- Các bộ phận bị ăn mòn, gỉ chỉ còn 70% tiết diện quy định thì phải thay thế.
- Nếu trị số điện trở nối đất tăng quá 20% trị số đo được lúc ban đầu thì phải đóng
thêm cọc nối đất bổ sung. Trường hợp tăng gấp đôi thì phải đào lên, kiểm tra
toàn bộ và sửa chữa.
- Việc kiểm tra, tu sửa định kỳ phải làm xong trước mùa mưa bão.

16
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -


QUY TR×NH B¶O TR×

17
- Tổ hợp dịch vụ thương mại -



×