Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phân tích rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nhựa - bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (839.41 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ MỸ DUNG

PHÂN TÍCH
RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO PHÁ SẢN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM
NGÀNH NHỰA - BAO BÌ NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ MỸ DUNG

PHÂN TÍCH
RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO PHÁ SẢN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM
NGÀNH NHỰA - BAO BÌ NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.30


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lê Thị Mỹ Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Kết cấu luận văn.................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO
TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO PHÁ SẢN TRONG DOANH NGHIỆP ... 7
1.1. KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ PHÂN
TÍCH RỦI RO........................................................................................... 7

1.1.1. Khái niệm rủi ro .............................................................................. 7
1.1.2. Sự cần thiết của việc phân tích rủi ro trong doanh nghiệp ............. 9

1.2. NGUỒN THÔNG TIN ĐỂ THỰC HIỆN PHÂN TÍCH RỦI RO .. 10
1.2.1. Nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp ..................................... 10
1.2.2. Các nguồn thông tin khác ............................................................. 12

1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO PHÁ
SẢN......................................................................................................... 13
1.3.1 Phân tích rủi ro tài chính................................................................ 14
1.3.2. Phân tích rủi ro phá sản................................................................ 19
1.3.3 Mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và rủi ro phá sản....................... 28


CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO PHÁ
SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH
NHỰA - BAO BÌ NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................ 29
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH NHỰA - BAO BÌ VIỆT NAM............ 29
2.1.1. Tổng quan chung về ngành nhựa - bao bì Việt Nam.................... 29
2.1.2. Kết quả hoạt động qua các năm của ngành................................... 31
2.1.3. Triển vọng của ngành.................................................................... 32
2.1.4. Các nhân tố rủi ro trong ngành nhựa - bao bì Việt Nam ............. 33

2.2. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
VÀ RỦI RO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA - BAO BÌ ĐANG
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM..... 37
2.3. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO PHÁ SẢN CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NHỰA - BAO BÌ ĐANG NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................... 39

2.3.1. Phương pháp, nguồn số liệu dùng để thực hiện phân tích............ 39
2.3.2. Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành
nhựa - bao bì đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam......... 39
2.3.3. Phân tích rủi ro phá sản của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành
nhựa-bao bì đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam....... 54

2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO
PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH
NHỰA - BAO BÌ ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM.............................................................................. 69
2.4.1. Rủi ro tài chính của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nhựa bao bì....................................................................................................... 69


2.4.2. Rủi ro phá sản của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nhựa bao bì....................................................................................................... 70

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO
TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO PHÁ SẢN ĐỐI VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP NHỰA – BAO BÌ ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM......................................... 73
3.1. CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH NHỰA - BAO BÌ ......... 73
3.1.1. Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tài sản ........................................... 73
3.1.2. Lập quỹ dự phòng tài chính ......................................................... 74
3.1.3. Xác định cơ cấu vốn phù hợp ...................................................... 75

3.2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI RỦI RO PHÁ SẢN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM NGÀNH NHỰA - BAO BÌ ......... 77
3.2.1. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản của DN .............................. 77
3.2.2. Quản lý và sắp xếp các khoản nợ theo trật tự ưu tiên ................. 77
3.2.3. Tăng chỉ số Z để giảm thiểu khả năng phá sản ........................... 78

3.2.4. Kiểm soát chặt chẽ dòng tiền của doanh nghiệp ......................... 78

3.3. CÁC BIỆN PHÁP CHUNG ĐỐI VỚI RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ
RỦI RO PHÁ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NHÓM
NGÀNH NHỰA - BAO BÌ .................................................................... 84
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC......................................................... 85
KẾT LUẬN ............................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ gốc

ĐBTC

Đòn bẩy tài chính

ĐĐH

Đơn đặt hàng

ĐHĐCĐ

Đại hội đồng cổ đông

ĐTTM


Đầu tư thương mại

ĐVTT

Đơn vị trực thuộc

HĐQT

Hội đồng quản trị

KHKD

Kế hoạch kinh doanh

MFN

Nguyên tắc tối huệ quốc

PAKD

Phương án kinh doanh

RRTC

Rủi ro tài chính

RRPS

Rủi ro phá sản


TCKT

Tài chính kế toán

TKHQ

Tờ khai hải quan

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
1.1

Tên bảng
Bảng so sánh giữa chỉ số Z” và các chỉ số của

Trang
26

Standard and Poor
2.1

ROE và các chỉ tiêu liên quan - Nhóm ngành nhựa -

41


bao bì
2.2

Biến động các hệ số khả năng thanh toán của doanh

56

nghiệp
2.3

Tỷ trọng NPT dài hạn và tỷ suất NPT dài hạn / Vốn

63

CSH (2009 -2012)
2.4

Phân loại các doanh nghiệp theo khả năng thanh

64

toán lãi vay (2009 - 2012)
2.5

Z-score của các doanh nghiệp 2009 - 2012

67

3.1


Cấu trúc vốn, ROE và HSbt 2009 - 2012

76


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu biểu

Tên biểu đồ, hình vẽ

đồ, hình vẽ
2.1

Biến động của các chỉ tiêu liên quan đến ROE -

Trang
42

Nhóm ngành nhựa - bao bì
2.2

Biến thiên của ROE và các chỉ tiêu liên quan (2009

43

- 2012)
2.3

Biến thiên của ROE theo quy mô doanh nghiệp


45

2.4

Biến thiên của ROE theo quy mô doanh nghiệp

46

2.5

Biến thiên của ROE theo tác động tăng trưởng tài

47

sản của doanh nghiệp
2.6

Biến thiên của ROE theo tác động tăng trưởng tài

48

sản của doanh nghiệp
2.7

Biến thiên của ROE theo mức độ vay vốn ngắn hạn

49

của doanh nghiệp

2.8

Biến thiên của ROE theo mức độ vay vốn ngắn hạn

50

của doanh nghiệp
2.9

Biến thiên của ROE theo mức độ vay vốn dài hạn

51

của doanh nghiệp
2.10

Biến thiên của ROE theo mức độ vay vốn dài hạn

51

của doanh nghiệp
2.11

Biến thiên của ROE theo tỷ suất sinh lời kinh tế tài

52

sản của doanh nghiệp
2.12


Biến thiên của ROE theo tỷ suất sinh lời kinh tế tài

53

sản của doanh nghiệp
2.13

Biến động các hệ số khả năng thanh toán của doanh
nghiệp

56


Số hiệu biểu

Tên biểu đồ, hình vẽ

Trang

Ảnh hưởng của quy mô tài sản ngắn hạn đến các hệ

57

đồ, hình vẽ
2.14

số khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.15

Ảnh hưởng của tốc độ tăng tài sản ngắn hạn đến các


58

hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.16

Ảnh hưởng của vòng quay hàng tồn kho đến các hệ

59

số khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.17

Ảnh hưởng của vòng quay phải thu đến các hệ số

60

khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.18

Ảnh hưởng của tốc độ tăng doanh thu đến các hệ số

61

khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.19

Ảnh hưởng của tỷ suất sinh lời kinh tế trên tài sản

62


đến các hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp
2.20

Chỉ số Z-score của các doanh nghiệp nhóm ngành

66

nhựa - bao bì
2.21

Chỉ số Z-score bình quân của các doanh nghiệp

67

nhóm ngành nhựa - bao bì
3.1

Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng tài chính so với vốn

74

góp
3.2

Lưu chuyển tiền thuần của các doanh nghiệp nhựa -

79

bao bì

3.3

Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD của các doanh

79

nghiệp nhựa - bao bì
3.4

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của các

80

doanh nghiệp nhựa - bao bì
3.5

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của
các doanh nghiệp nhựa - bao bì

80


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thế giới đang phát triển trong bối cảnh mới, với hai xu hướng lớn
bao trùm là toàn cầu hóa và chuyển sang kinh tế tri thức. Và Việt Nam cũng
đang hòa mình vào dòng chảy chung đó, Việt Nam chúng ta đã và đang không
ngừng thực hiện công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đai hóa” để sớm cở bản

trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Trong xu thế phát triển đó
ngành nhựa nói chung và nhựa - bao bì nói riêng đang trở thành một ngành
công nghiệp đầy tiềm năng phát triển của nuớc ta.
Khi mà cánh cửa cơ hội ngày càng đuợc mở rộng ra chào đón doanh
nghiệp nhựa - bao bì phát triển thì song song bên cạnh đó doanh nghiệp cũng
phải đối mặt với nhiều thử thách và rủi ro. Đã có không ít vụ phá sản của các
doanh nghiệp lớn diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới xuất phát từ những
biến động bất thường trong các điều kiện của thị trường. Hàng tỷ dollar bị tổn
thất và nhiều bài học bổ ích được rút ra. Chúng ta đang chứng kiến hiện trạng
phá sản của nhiều doanh nghiệp trong nước trong cuộc đại khủng hoảng kinh
tế thế giới hiện nay.
Vì vậy phân tích rủi ro là một yêu cầu cấp thiết đối với doanh nghiệp, là
nguyên tắc cơ bản giúp doanh nghiệp vượt qua các rủi ro có thể gặp phải.
Theo quan điểm của nhiều nhà phân tích, rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh
chịu trên cơ sở nguồn gốc hình thành, có thể được phân thành 3 loại: đó là rủi
ro kinh doanh và rủi ro tài chính (RRTC) và rủi ro phá sản (RRPS). Trong đó
RRTC & RRPS thường có mối liên hệ với nhau, nhất là trong điều kiện sự
vay nợ kéo theo việc trả một khoản chi phí và như vậy sẽ làm tăng rủi ro phá
sản. Tuy nhiên việc đo lường và dự báo rủi ro tại Việt Nam hiện nay vừa yếu
lại vừa thiếu nên vẫn chưa tối ưu hóa nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực trạng này, nhằm mang lại những đánh giá và cái nhìn


2

tổng quát về các doanh nghiệp nhựa - bao bì đang niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài sau để làm đề tài nghiên cứu:
“Phân tích Rủi ro tài chính và Rủi ro phá sản của các Doanh nghiệp
thuộc nhóm ngành Nhựa-Bao bì niêm yết trên Thị trường chứng khoán
Việt Nam”.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích rủi ro tài chính
và rủi ro phá sản làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài.
- Làm rõ thực trạng rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh
nghiệp doanh nghiệp nhóm ngành nhựa - bao bì đang niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho những đề xuất nhằm làm giảm
thiểu rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh nghiệp nhóm ngành
nhựa - bao bì đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu này giúp cho nhà đầu tư, các nhà quản trị ngân
hàng có được tham khảo cần thiết để thực hiện những quyết định đúng đắn
liên quan đến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này.
* Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài đặt ra các vấn đề cần giải quyết như sau:
- Thực trạng rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh nghiệp
nhóm ngành nhựa - bao bì hiện nay như thế nào?
- Các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp ảnh hưởng đến rủi ro tài chính và
rủi ro phá sản của các doanh nghiệp nhóm ngành nhựa - bao bì như thế nào?
- Có những giải pháp nào có thể hạn chế và đối phó của hiệu quả với rủi
ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh nghiệp nhóm ngành nhựa - bao
bì?


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về rủi ro tài
chính và rủi ro phá sản của nhóm ngành nhựa - bao bì niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành nhựa - bao bì niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích rủi ro tài chính và rủi ro phá sản
của các doanh nghiệp trên cơ sở báo cáo tài chính.
- Vận dụng mô hình điểm số Z-score (Edward.I.Altman) để phân tích rủi
ro phá sản của các doanh nghiệp.
- Từ cách tiếp cận trên, luận văn thu thập số liệu của các doanh nghiệp
nhựa bao bì đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn từ
2009 – 2012 , sử dụng công cụ thống kê với sự hỗ trợ của phần mềm EXCEL
để tính toán các chỉ tiêu. Từ đó đưa ra các so sánh để rút ra kết luận.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục danh mục tài liệu tham khảo thì
luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận chung về phân tích rủi ro tài chính và phân tích
rủi ro phá sản trong doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh
nghiệp nhựa- bao bì đang niêm yết trên thi trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3: Tổng hợp đánh giá rủi ro và một số biện pháp nhằm hạn chế
rủi ro đối với các doanh nghiệp nhựa - bao bì đang niêm yết trên thi trường
chứng khoán Việt Nam
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Theo hiểu biết của tác giả, đến nay vẫn chưa có nhiều đề tài nào nghiên


4

cứu một cách đầy đủ về rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là với ngành
nhựa - bao bì. Do vậy, việc thực hiện đề tài một mặt có đóng góp thêm hiểu
biết về thực trạng rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh nghiệp niêm

yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp
nhóm ngành nhựa bao bì nói riêng. Từ đó, đề tài có thể giúp các chủ thể kinh
tế liên quan đến các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán như
nhà đầu tư, cổ đông, nhà quản lý, ngân hàng,… có được tham khảo nhất định
trong quá trình rủi ro và ra các quyết định kinh tế có liên quan đến doanh
nghiệp. Đề tài cũng đưa ra các đề xuất nhằm có thể hạn chế và đối phó của
hiệu quả với rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh nghiệp nhóm
ngành nhựa - bao bì.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Cho đến nay, theo hiểu biết và sự tìm kiếm của tác giả thì các luận văn
thạc sĩ, tiến sĩ và các bài nghiên cứu của các tác giả trong nước vẫn chưa đề
cập nhiều và trực tiếp đến vấn đề phân tích rủi ro tài chính và rủi ro phá sản
của các doanh nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt, việc phân tích rủi ro tài chính và
rủi ro phá sản của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam thì tác giả chưa có điều kiện để tìm được bất cứ bài nghiên cứu nào.
Sau đây là một số nghiên cứu có liên quan đến chủ để của đề tài.
Đề tài :"Phân tích rủi ro tài chính tại Công ty Cổ phần Vigracela Thăng
Long" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Duyên (2012) có nội dung như sau:
Đề tài tổng hợp các vấn đề lý luận về phân tích rủi ro tài chính trong
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, đề tài áp dụng các chỉ tiêu phân tích khác nhau
để phân tích rủi ro tài chính của Công ty Cổ phần Viglacera Thăng Long. Đề
tài phát hiện được một số vấn đề tồn tại về rủi ro tại doanh nghiệp Vigracela
Thăng Long và đưa ra các giải pháp nhằm:


5

-Hoàn thiện việc xác định công tác tài chính
-Hoàn thiện phương pháp đánh giá rủi ro tài chính
Nhìn chung, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 1 công ty và mặc dù chủ đề

là rủi ro tài chính nhưng tác giả quá tập trung vào các vấn đề của rủi ro kinh
doanh và rủi ro phá sản.
Đề tài :"Phân tích Rủi ro kinh doanh và Rủi ro tài chính tại Công ty Cổ
phần Lâm đặc sản Xuất Khẩu Quảng Nam" của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến
(2011) có nội dung như sau:
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phân tích rủi ro
doanh nghiệp trên hai lĩnh vực là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chinh, từ đó
áp dụng vào tình hình thực tế để tiến hành phân tích rủi ro kinh doanh và rủi
ro tài chính của Công ty Cổ phần Lâm đặc sản Xuất khẩu Quảng Nam và đưa
ra giải pháp nhằm kiểm soát rủi ro như:
-Lựa chọn chính sác tài trợ hợp lý để giảm bớt tỷ lệ nợ
-Hạn chế sự biến động của chi phí lãi vay
-Sử dụng hiệu quả nguồn vốn công ty
Đề tài :"Phân tích rủi ro của công ty Cổ phần Dệt may Vinatex Đà Nẵng"
của tác giả Bùi Thị Quy (2011) có nội dung sau:
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc phân tích rủi ro doanh nghiệp trên 3
lĩnh vực: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính và rủi ro mất khả năng thanh toán,
từ đó nêu lên tình hình thực tế của doanh nghiệp và kiến nghị giải pháp khắc
phục. Đề tài đã đi vào nhiều nội dung và do các nội dung chính của đề tài bao
quát hầu hết mọi hoạt động của công ty, nên phạm vi đề tài quá rộng so với
khuôn khổ của đề tài, do vậy mà các nội dung được trình bày chưa gắn kết với
nhau.
Do sự hạn chế thông tin và hiểu biết bản thân nên để đảm bảo tính đúng
đắn và khách quan của đề tài tác giả đã sử dụng hệ thống lý thuyết trong các


6

tài liệu sau: Trương Bá Thanh & Trần Đình Khôi Nguyên (Chủ biên), Phân
tích hoạt động kinh doanh, NXB Giáo Dục, 2001 TS. Nguyễn Thanh Liêm

(Chủ biên), Quản trị tài chính, NXB Thống Kê, 2007 Ngô Thị Cúc và các
cộng sự, Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Thanh Niên, 2000 PGS.TS.
Trương Bá Thanh (Chủ biên), Giáo trình kế toán quản trị, NXB Giáo dục,
2008 TS. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2006.
Tác giả cũng có vận dụng hệ số Z-score – hệ số nguy cơ phá sản do nhà
kinh tế học Koa kỳ Edward.I. Altman, giảng viên trường đại học New york
thiết lập để phân tích về rủi ro phá sản của các doanh nghiệp thuộc nhóm
ngành nhựa - bao bì. Hệ số này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp chứ không
áp dụng cho các định chế tài chính như ngân hàng hay là các công ty đầu tư
tài chính. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các
nước, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.
Trên cơ sở các tài liệu trên, tác giả đã cố gắng tổng hợp lý thuyết để trình
bày về các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích rủi ro tài chính và rủi ro phá sản
của các doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đã đi sâu, phân tích làm rõ thực trạng rủi
ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành nhựa bao bì niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cuối cùng, tác giả cố
gắng đưa ra các đề xuất nhằm góp phần hạn chế và đối phó các rủi ro tài
chính và rủi ro phá sản của các doanh nghiệp.


7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI
CHÍNH VÀ RỦI RO PHÁ SẢN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ PHÂN
TÍCH RỦI RO
1.1.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro xuất hiện khi có
các biến cố bất ngờ xảy ra, có thể có hoặc không kèm theo tổn thất. Có nhiều

định nghĩa về rủi ro được các nhà nghiên cứu đưa ra. Thường các định nghĩa
được phát biểu tuỳ theo cách tiếp cận cũng như quan điểm của từng người và
từng ngành. Có thể phân loại rủi ro tuỳ theo việc con người có thể dự đoán
được nó hay không như rủi ro thuần tuý và rủi ro suy đoán; hay phân loại rủi
ro theo tổn thất mà nó gây ra, phân loại theo đặc điểm của từng lĩnh vực…Ví
dụ, trong đầu tư tài chính, rủi ro đề cập đến sự không chắc chắn về lợi tức mà
nhà đầu tư nhận được từ việc đầu tư.
Theo xác suất thống kê, rủi ro là biến cố ngẫu nhiên có thể đo lường
được bằng xác suất. Đối với các doanh nghiệp, rủi ro là bất cứ điều gì có khả
năng ngăn cản sự phát triển của doanh nghiệp, có những rủi ro xâm nhập từ
bên ngoài doanh nghiệp, cũng như phát sinh bên trong doanh nghiệp. Hay nói
cách khác, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp là những biến động tiềm ẩn
trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khi có rủi ro doanh
nghiệp không thể dự đoán chính xác kết quả mà doanh nghiệp mong muốn.
Dù cho có nhiều quan niệm khác nhau về rủi ro, nhưng về cơ bản thì rủi ro
phản ánh sự không chắc chắn, sự bất ngờ trong đó có thể hoặc đem lại một
hậu quả có lợi, hoặc một tổn thất. Nhìn chung, rủi ro doanh nghiệp có thể xuất
phát từ các nhân tố như:
Rủi ro từ tác động của môi trường: sự thay đổi các yếu tố môi trường


8

như kinh tế, chính trị, pháp luật, cạnh tranh trên thị trường, thông tin, văn
hoá…có tác động mạnh mẽ đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp.
Mỗi một quyết định kinh doanh của doanh nghiệp đều có liên quan đên các
rủi ro này. Ví dụ:
• Rủi ro kinh tế hay rủi ro do biến động môi trường kinh doanh: doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh luôn phải chịu tác động từ môi trường kinh tế nói
chung và môi trường ngành mà mình đang hoạt động nói riêng. Mỗi sự biến

động về tình hình ổn định hay khủng hoảng đều là nhân tố ảnh hưởng đến sự
ổn định của doanh nghiệp. Ví dụ, khi có suy thoái kinh tế thì sức mua của
người tiêu dùng giảm và vì vậy doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận của doanh nghiệp
cũng giảm đi.
• Rủi ro công nghệ: là rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi công nghệ
sản xuất thay đổi mà doanh nghiệp không theo kịp, hay máy móc lạc hậu, cũ
kỹ, hư hỏng… làm giảm hiệu quả hoạt động và giảm khả năng cạnh tranh.
• Rủi ro thông tin: là việc thông tin nội bộ của doanh nghiệp bị rò rỉ ra
ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động, sự cạnh tranh của công ty, ví dụ như
chính sách giá, thông tin công nghệ, mẫu mã…hay là việc các thông tin mà
doanh nghiệp thu thập từ bên ngoài để hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh
doanh bị sai lệch và doanh nghiệp có thể bị tổn thất khi dựa trên các thông
tin đó.
Rủi ro do biến động giá yếu tố đầu vào, dù là doanh nghiệp thương mại
hay doanh nghiệp sản xuất đều bị ảnh hưởng bởi giá cả yếu tố đầu vào. Việc
thay đổi giá cả yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến giá thành sản phảm của doanh
nghiệp. Điều này buộc doanh nghiệp phải tính đến các phương án thay đổi giá
bán sao cho phù hợp. Nếu tăng giá bán lên cho phù hợp với giá thành thì doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và tiêu thụ. Nếu không tăng giá
bán thì công ty có thể giữ được thị phần nhưng sẽ có nguy cơ bị lỗ…


9

Rủi ro trong giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế: trong loại giao dịch
này người bán và người mua thường có trụ sở kinh doanh ở các nước khác
nhau. Do đó, doanh nghiệp thường gặp phải rủi ro khi lựa chọn sai đối tác
kinh doanh, đối tác không có khả năng cung cấp hàng hoá, không có khả năng
thanh toán, thiếu uy tín và kinh nghiệm; rủi ro về tỷ giá hối đoái…điều này dễ
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp hay doanh nghiệp dễ

đánh mất cơ hội kinh doanh.
Rủi ro nguồn nhân lực, yếu tố con người luôn luôn là nguồn lực vô
cùng quan trọng đối với công ty. Rủi ro nguồn nhân lực xảy ra có thể là việc
nhân viên của công ty ra đi mang theo kiến thức, bí quyết công nghệ của công
ty đi theo, hoặc rủi ro doanh nghiệp thiếu lao dộng có tay nghề cho hoạt động
sản xuất dẫn đến không đáp ứng nhu cầu sản xuất…
Những rủi ro khác: rủi ro về môi trường tự nhiên như thiên tai, lũ lụt,
hạn hán…rủi ro liên quan đến yếu tố chính trị như chiến tranh, biểu tình…hay
sự cạnh tranh trong nội bộ ngành, sự thâm nhập thị trường của các đối thủ
cạnh tranh mới…
1.1.2. Sự cần thiết của việc phân tích rủi ro trong doanh nghiệp
Hầu như mọi việc chúng ta đang làm nhằm mục đích kinh doanh đều có
liên quan đến một loại rủi ro nào đó: thói quen của khách hàng thay đổi, sự
xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới, những yếu tố mới nằm ngoài tầm kiểm
soát…Mặt khác, bản chất của các hoạt động kinh doanh luôn mang tính mạo
hiểm nên việc phân tích các rủi ro của một doanh nghiệp là vấn đề rất được
quan tâm không chỉ đối với các nhà đầu tư mà cũng vô cùng quan trọng đối
với các nhà quản trị công ty.
Nhà đầu tư phân tích rủi ro để đưa ra quyết định liệu có nên đầu tư vào
doanh nghiệp trong tình hình hiện tại với mức độ rủi ro như vậy không. Đối
với các nhà quản lý, cùng với việc phân tích hiệu quả doanh nghiệp, nếu biết


10

cách phân tích và quản trị rủi ro, doanh nghiệp có thể đưa ra các đánh giá đầy
đủ vè toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp, phát hiện những nguy
cơ tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh, trong huy động vốn và công tác thanh
toán…Từ đó, quyết định nên thực hiện những gì để giảm thiểu những nhân tố
gây xáo trộn kế hoạch kinh doanh, để hạn chế bớt những tổn thất có thể xảy ra

đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong sự tương ứng giữa rủi
ro với hiệu quả mong muốn nào đó.
Ngoài ra, thông qua việc phân tích rủi ro doanh nghiệp cũng đánh giá
được cách thức quản lý rủi ro của mình có hiệu quả hay không cũng như trình
độ, năng lực của ban quản trị doanh nghiệp.
1.2. NGUỒN THÔNG TIN ĐỂ THỰC HIỆN PHÂN TÍCH RỦI RO
1.2.1. Nguồn thông tin bên trong doanh nghiệp
a. Nguồn thông tin từ hệ thống kế toán
Phân tích tài chính nói chung và phân tích rủi ro doanh nghiệp nói riêng
thì nguồn thông tin quan trọng nhất được sử dụng là các báo cáo tài chính của
doanh nghiệp. Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Bảng cân đối kế toán là bản báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái giá trị tại một
thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ tài sản mà đơn vị
hiện có tại thời điểm báo cáo và tài sản đó từ đâu mà có, và cũng có ý nghĩa
pháp lý về nghĩa vụ thanh toán đối với người bán, nhà nước... Do vậy, căn cứ
vào số liệu trên BCĐKT ở nhiều thời điểm khác nhau có thể đánh giá biến
động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa đánh giá sơ bộ
về quy mô kinh doanh, đặc điểm chung về loại hình kinh doanh cũng như
năng lực của doanh nghiệp. Đồng thời bảng cân đối kế toán cung cấp số liệu
về tài sản và nguồn vốn để tính các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho việc phân


11

tích. Tuy nhiên, không thể chỉ ra bức tranh cụ thể về tình hình tài chính tại
doanh nghiệp vì số liệu trên BCĐKT là số liệu tổng hợp. Vì vậy để có những
phân tích chính xác, đầy đủ hơn cần có sự kết hợp với phân tích các báo cáo
tài chính khác.

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản
ánh tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một
thời kỳ (tháng, quý, năm) chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện
nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp
khác. Từ bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể đánh giá sơ bộ
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp qua doanh thu, giá vốn và lợi nhuận
trong kỳ của doanh nghiệp. Ngoài ra, số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở
đánh gía khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền và
dự báo hoạt động trong tương lai.
Thuyết minh báo cáo tài chính là bản báo cáo mô tả các phương pháp kế
toán, phương pháp tính giá, chế độ khấu hao…mà đơn vị đang sử dụng. Và
cung cấp thêm các thông tin chi tiết hơn cho các khoản mục quan trọng trên
bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như: tài sản cố
định, tiền và tương đương tiền, các khoản vay, khoản phải thu phải trả, tình
hình sử dụng nguồn vốn…phục vụ thêm cho công tác phân tích cho cụ thể và
xác thực.
Ngoài các báo cáo tài chính đơn vị còn sử dụng thêm các báo cáo quản
trị khác mang đặc thù của doanh nghiệp và nhu cầu quản lý để phân tích cụ
thể hơn.
b. Nguồn thông tin từ nội bộ khác
Thông tin nội bộ mà người phân tích có thể sử dụng cho công tác phân
tích như quyết định, chiến lược kinh doanh chung của hội đồng cổ đông, ban


12

quản trị để có thể nắm bắt được xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp, cũng
như có thể định hướng được những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Những thông tin mà nhà phân tích cũng cần chú ý đó là những thông tin
về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp như ngành nghề kinh doanh, loại

hình kinh doanh, quy mô kinh doanh, cơ cấu sản phẩm, thị trường, đặc điểm
từng bộ phận doanh nghiệp, chính sách kinh doanh cũng như chính sách tài
chính để có thể có hướng phân tích đúng đắn.
Ngoài ra, các báo cáo kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản xuất của phân
xưởng và các báo cáo của các bộ phận khác cũng là thông tin cần thiết cho
công tác phân tích.
1.2.2. Các nguồn thông tin khác
Ngoài thông tin từ các báo cáo kế toán ở doanh nghiệp, phân tích tài
chính doanh nghiệp còn sử dụng nhiều nguồn thông tin khác để các kết luận
trong phân tích tài chính nói chung có tính thuyết phục.
Nguồn thông tin từ kiểm toán viên
Nguồn thông tin từ kiểm toán viên mà nhà phân tích cần thu thập là
những báo cáo kiểm toán, hồ sơ kiểm toán. Những tài liệu đó chứng thực số
liệu doanh nghiệp báo cáo trên báo cáo tài chính là trung thực hợp lý, phản
ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, những báo cáo đó
còn cung cấp thêm thông tin chi tiết về đặc điểm hoạt động của đơn vị mà
người phân tích có thể tham khảo.
Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều tác động bởi nhân tố
môi trường vĩ mô nên phân tích tài chính cần đặt trong bối cảnh chung của
nền kinh tế trong nước và các nền kinh tế trong khu vực. Những thông tin
thường quan tâm bao gồm: thông tin tăng trưởng, suy thoái kinh tế; thông tin
lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ; thông tin về tỷ lệ lạm


13

phát; các chính sách lớn của chính phủ, chính sách chính trị ngoại giao của
nhà nước…
Thông tin ngành

Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động chuyên nghiệp trong một ngành nào
đó, và đặc trưng của từng ngành cũng rất ảnh hưởng đến đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các thông tin
ngành như là: mức độ và yêu cầu công nghệ ngành, mức độ cạnh tranh, quy
mô thị trường, tính chất cạnh tranh hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp với
nhà cung cấp và khách hàng, nhịp độ và xu hướng vận động của ngành, nguy
cơ xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng… những thông tin trên làm rõ
hơn nội dung các chỉ tiêu tài chính trong từng ngành, lĩnh vực kinh doanh,
đánh giá rủi ro của doanh nghiệp.
Đồng thời thông tin ngành dưới dạng các thông số trung bình ngành đã
được thống kê là nguồn dữ liệu quan trọng để người phân tích làm cơ sở so
sánh và đưa ra đánh giá về doanh nghiệp.
Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm riêng trong tổ chức sản xuất kinh
doanh và trong phương hướng hoạt động nên để đánh giá hợp lý tình hình tài
chính, cần nghiên cứu kỹ đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Những vấn
đề cần quan tâm bao gồm: mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh
nghiệp, bao gồm cả chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh; tính thời
vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh; mối liên hệ giữa doanh nghiệp
với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng và các tổ chức khác; các chính sách
hoạt động khác…
1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ RỦI RO PHÁ
SẢN
Để phân tích rủi ro trong doanh nghiệp cần xác định rõ những rủi ro


14

nào có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động của doanh nghiệp. Như đã phân
tích ở trên có nhiều loại rủi ro ảnh hưởng đến một doanh nghiệp nhưng trong

nội dung phân tích của đề tài, việc phân tích và xác định rủi ro của doanh
nghiệp được thực hiện dựa trên việc tính toán số liệu trên báo cáo tài chính
cho nên các rủi ro là đối tượng nghiên cứu cảu đề tài là rủi ro tài chính và rủi
ro phá sản .
1.3.1 Phân tích rủi ro tài chính
a. Khái niệm rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là loại rủi ro gắn liền với quyết định tài trợ hay nói cách
khác rủi ro tài chính là hậu quả của việc sử dụng đòn cân nợ trong cấu trúc
vốn, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính là loại rủi ro có thể
triệt tiêu bằng cách là sử dụng cấu trúc vốn không có đòn cân nợ. Tuy nhiên
đây không phải là biện pháp hay vì khi không sử dụng các nguồn vốn vay thì
công ty sẽ không có đủ vốn để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh của mình.
Một cách tổng quát, những doanh nghiệp mà bản thân phải chịu nhiều rủi ro
trong kinh doanh có khuynh hướng sử dụng nợ ít hơn các doanh nghiệp gặp ít
rủi ro trong kinh doanh hơn.
b. Các quan điểm về phân tích rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính có thể được xem xét trên hai quan điểm:
Quan điểm thứ nhất, xem hoạt động tại chính của doanh nghiệp như là
một hoạt động sản xuất kinh doanh thì ứng dụng các chỉ tiêu như phân tích rủi
ro kinh doanh để phân tích rủi ro tài chính. Theo đó ta chỉ cần thay đổi kết
quả kinh doanh bằng kết quả cuối cùng sau khi đã trừ đi chi phí tài chính của
doanh nghiệp.
Quan điểm thứ hai,tác giả cho rằng nếu xem việc vay nợ gắn liền với
hiệu quả của doanh nghiệp thì có thể xem xét một cách khác thông qua khả


15

năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Ta biết, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu
được xác định qua chỉ tiêu:

Khả năng sinh lời VCSH =

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu

x 100

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính ta phân tích
chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu như sau:
N 

ROE =  RE + ( RE − R )
(1 − T )
VCSH 

N 
Hay H TC =  H KD + ( H KD − r )
 (1 − T )


VCSH 

Trong đó:
ROE: lợi nhuận trên đồng vốn chủ sở hữu
VCSH: vốn chủ sở hữu
RE: tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản
T: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, được tính bằng tỷ lệ chi
phí thuế và lợi nhuận kế toán trước thuế.
r là lãi suất vay, được tính bằng tỷ lệ giữa chi phí lãi vay trên tổng nợ
HKD là hiệu quả kinh doanh, thể hiện qua chỉ tiêu RE là tỷ suất sinh

lời kinh tế của tài sản.
HTC là hiệu quả tài chính, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu.
Từ công thức trên ta thấy tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu tùy thuộc vào
một phần cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tức là tùy thuộc vào mức độ sử
dụng nợ. Cho nên rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến sử dụng nợ của
doanh nghiệp.
c. Các chỉ tiêu phân tích
Phân tích qua các chỉ tiêu xác suất
Để đánh giá tổng quan mức độ rủi ro tình hình tài chính của đơn vị trước


×