Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Bài tập môn phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.52 KB, 14 trang )

Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

BÀI TẬP CÁ NHÂN
PHẦN I. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Hoàn thiện quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Kon
Tum”
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách lớn của Đảng và
Nhà Nước, nhằm bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở sự đóng
phần nào của người lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội. Hay nói một cách đơn
giản, BHXH là loại hình bảo hiểm dành cho tất cả mọi người trong xã hội, có
việc làm, có thu nhập, đem một phần thu nhập bình thường để dành cho những
lúc gặp khó khăn thì đem ra sử dụng.
Mục đích chính của BHXH là góp phần ổn định cuốc sống của người lao
động và gia đình họ khi gặp những rủi ro xã hội, góp phần và sự an toàn chung
và sự ổn định kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước.
Từ khi Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945. Tháng
12 năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ
nhân dân. Trong hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và
người già. Ngày 12 tháng 3 năm 1947 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số
29/SL quy định chế độ trợ cấp cho công nhân. Ngày 20 tháng 5 năm 1950 Hồ
Chủ Tịch ký 2 sắc lệnh là 76 và 77 quy định thực hiện các chế độ ốm đau, thai
sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ công nhân viên chức. Đặc điểm của
chính sách pháp luật BHXH ở thời kỳ này là do trong hoàn cảnh kháng chiến
gian khổ nên việc thực hiện BHXH còn hạn chế, đây cũng là thời kỳ đánh dấu
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH. Đồng thời cũng là
những quy định về BHXH của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát triển


BHXH sau này.

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 1


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra đời theo
Quyết định số:19/QĐ - TTg ngày 16 tháng 02 năm 1995 của Thủ tướng Chính
phủ, thời kỳ này BHXH cũng được mở rộng đối tượng và đã thành lập quỹ
BHXH độc lập với ngân sách Nhà nước do sự đóng góp của người lao động, chủ
sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước. Thành lập cơ quan chuyên trách để
quản lý quỹ và giải quyết các chế độ BHXH. Từ năm 1995 đến năm 2009 Bảo
hiểm xã hội Việt Nam đã giải quyết kịp thời, đúng chế độ chính sách cho 1,2
triệu người hưởng bảo hiểm xã hội thường xuyên, trong đó có gần 850 nghìn
người hưởng chế độ hưu trí. Số người hưởng bảo hiểm xã hội thường xuyên tăng
nhanh qua các năm như năm 1996 gần 22 nghìn người, năm 2009 tăng gần gấp 6
lần với 130 nghìn người. Giải quyết chế độ trợ cấp 1 lần cho 2,9 triệu người; chế
độ ốm đau cho 21,6 triệu người, thai sản 3,5 triệu người và dưỡng sức phục hồi
sức khỏe cho 5,7 triệu người (Điều Bá Được, 2015).
Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy nếu không có sự can thiệp của Nhà nước,
thì mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động sẽ không được
duy trì bền vững. Nhà nước phải quản lý toàn bộ quy trình một cách chặt chẽ và
thống nhất. Trước hết phải khảng định rằng việc hoạch định chính sách BHXH là
khâu đầu tiên và quan trọng nhất. Sự quản lý này của Nhà nước về BHXH thể hiện
ở việc xây dựng các Luật, các văn bản pháp quy về BHXH, sau đó là hướng dẫn,

kiểm tra, thanh tra các tổ chức cá nhân thực hiện chính sách. Để quản lý BHXH,
Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu như luật pháp và bộ máy tổ chức để thực
hiện chính sách BHXH.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum là một tổ chức thuộc hệ thống của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam. Trong nhiều năm qua đã thực hiện chính sách BHXH trên
điạ bàn toàn tỉnh với 09 huyện, 01 thành phố, đã góp phần không nhỏ vào thành
tựu đạt được của BHXH Việt Nam. Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum với chức
năng và nhiệm vụ của mình, đã nỗ lực cố gắng thực hiện chính sách BHXH trên
địa bàn tỉnh và đạt được những kết quả rất khả quan. Nhưng bên cạnh đó vẫn
còn một số những hạn chế trong quá trình thực hiện như: Việc giải quyết trợ
cấp BHXH cho đối tượng còn chậm; công tác tuyên truyên, phổ biến chính sách
chưa sâu; việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH còn chưa nghiêm
và chưa nhiều; công tác thanh tra, kiểm tra chưa được trú trọng và chuyên sâu,
nhiều người lao động không được tham gia BHXH, sử dụng lao động chưa
thành niên, tham gia BHXH thấp hơn nhiều so với số tiền thực tế.

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 2


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Với những gì quy định trong Luật BHXH rất rõ ràng và chặt chẽ, thế
nhưng vẫn có một số Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân chây ỳ không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ. Hơn nữa, chế tài xử phạt thì ngành BHXH không
chưa đủ mạnh và chưa đủ sức răn đe, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều
khó khăn và thách thức. Chính vì vậy mà ngành BHXH nói chung và BHXH

tỉnh Kon Tum nói riêng rất cần có sự phối hợp của cơ quan hữu quan, đặc biệt là
cơ quan quản lý nhà nước về BHXH.
Các nghiên cứu trước đây về Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam đã có nhưng
chưa nhiều, thường tiến hành ở tỉnh, thành phố khác. Hiện nay, những tồn tại
vẫn đang tồn tại và diễn ra tại BHXH tỉnh Kon Tum. Trước những tồn tại đó,
BHXH tỉnh Kon Tum cũng như các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH cần
phải làm gì? Cần nghiên cứu những giải pháp nào để quản lý tốt chính sách
BHXH của tỉnh nhà nhằm ổn định chính trị - xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển
kinh tế. Để góp phần giải quyết những vấn đề bất cập và tồn tại nêu trên, chúng
tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
tại tỉnh Kon Tum”.
2. Chủ thể nghiên cứu
Học viên Nguyễn Thị Mỹ Sen, lớp K31.QLK.KT.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung, chức năng, công cụ quản lý
nhà nước về BHXH, các khoản thu, chi của BHXH bắt buộc và BHXH tự
nguyện.
4. Khách thể nghiên cứu
Tỉnh Kon Tum.
5. Đối tượng khảo sát
- Đối tượng đang tham gia BHXH là người sử dụng lao động và người
lao động.
- Đối tượng thụ hưởng BHXH là những người lao động và gia đình họ.
- Các đối tượng có liên quan: Đài phát thanh và truyền hình; Báo chí;
Internet, cơ quan quản lý BHXH.
6. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
a. Mục tiêu chung

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT


Trang 3


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng mà đề xuất
các giải pháp hoàn thiện Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Kon
Tum, góp phần ổn định chính trị xã hội, kinh tế của tỉnh nhà.
b. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá lý luận và thực tiễn Quản lý nhà nước về bảo
hiểm xã hội;
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý nhà nước về
BHXH tại tỉnh Kon Tum trong những năm qua;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH tại
tỉnh Kon Tum cho các năm tiếptheo.
c. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu
trong đề tài này cần thực hiện là:
- Nội dung, nguyên tắc, chức năng và công cụ quản lý nhà nước về BHXH
là gì?
- Những bài học kinh nghiệm Quản lý nhà nước về BHXH trên thế giới và
ở Việt Nam là gì?
- Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum được tổ chức, thực hiện những năm qua
như thế nào?
- Những tồn tại và vướng mắc cần nghiên cứu giải quyết trong bảo hiểm
xã hội tỉnh Kon Tum là gì?
- Để hoàn thiện Quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Kon Tum
cần thực hiện các giải pháp nào?

7. Phạm vi nghiên cứu
a. Về không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên phạm vi toàn tỉnh Hải Dương. Một
số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại một số Doanh nghiệp, người lao động
và chuyên gia quản lý.
b. Về thời gian
Dữ liệu thứ cấp sử dụng cho đánh giá thực trạng Quản lý nhà nước về bảo
hiểm xã hội được thu thập chủ yếu trong 3 năm (từ 2013 đến 2015);

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 4


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Dữ liệu sơ cấp cần thu thập ở một số phòng nghiệp vụ, chức năng
được tiến hành năm 2015;
Giải pháp tăng cường Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội trên địa bàn
tỉnh Hải Dương sẽ áp dụng từ năm 2016 đến 2020.
8. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp; kết
hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn.
9. Sản phẩm của nghiên cứu
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về quản lý nhà nước về
Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Kon Tum. Luận văn tập trung vào nghiên cứu các nội
dung sau: Quản lý thu BHXH; Lập và xét duyệt dự toán thu chi BHXH; Quản lý
quy trình thu, chi BHXH; Lập và báo cáo quyết toán thu, chi BHXH; Kiểm tra,

thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm. Đồng thời đánh giá những thực trạng, tìm
ra các ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại trong Quản lý nhà nước về
bảo hiểm xã hội. Từ đó đề xuất các giải pháp và khắc phục tồn tại trong Quản lý
nhà nước về bảo hiểm xã hội tại tỉnh Kon Tum cho các năm 2016 - 2020, góp
phần hoàn thiện quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam, góp phần đảm bảo
thực hiện an sinh xã hội, ổn định tình hình kinh tế - chính trị của đất nước.
10. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Luận văn bao gồm 05 phần, cụ thể như sau:
- Phần I. Mở đầu
- Phần II. Cơ sở lý luận và thực tiễn
- Phần III. Phương pháp nghiên cứu
- Phần IV. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Phần V. Kết luận và kiến nghị

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 5


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

PHẦN II. PHÂN TÍCH HỒI QUY TRÊN SPSS
1. Số liệu:
Ta có bảng số liệu sau:
Bảng 1: Số liệu thu BHXH tự nguyện thời kỳ 2008-2015

Năm


Tổng thu
BHXH tự
nguyện (triệu
đồng)

Dân số (người)

Thu nhập bình
quân (triệu đồng)

Năm 2008

109.101

420.500

30.816

Năm 2009

111.114

431.800

33.876

Năm 2010

151.216


442.100

33.168

Năm 2011

185.863

453.200

40.416

Năm 2012

267.976

462.700

44.796

Năm 2013

323.002

473.300

47.556

Năm 2014


387.350

484.200

49.440

Năm 2015

399.056

496.680

50.580

Ta sẽ đi xem xét hồi qui giữa các biến dân số, thu nhập bình quân đầu
người đối với tổng thu BHXH. Lưu ý có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng
thu BHXH nhưng ở đây ta chỉ xét 2 biến dân số, thu nhập bình quân đầu người
mà thôi.
Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 6


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Các biến:
- Biến phụ thuộc:
TT: tổng số tiền thu BHXH tự nguyện của tỉnh thời kỳ 2008-2015 (triệu

đồng).
- Biến độc lập:
DS: Dân số của tỉnh thời kỳ 2008-2015 (người).
TNBQ: thu nhập bình quân của 1 lao động trong tỉnh thời kỳ 2008-2015
(triệu đồng).
Ta có mô hình hồi qui cần tìm có dạng:
TT=β0+ β1 DS+ β2 TNBQ+ei
2. Kết quả hồi qui:
Sau khi chạy hồi qui trên SPSS ta thu được kết quả sau:
Bảng 2: Model Summaryb
Model

R

R

Adjusted R

Std. Error

Square

Square

of the
Estimate

1

.983a


.966

.952

Change Statistics
R Square

F

Change

Change

26034.940

.966

70.687

df1

Durbin-

df2

Sig. F

Watson


Change
2

5

.000

1.863

a. Predictors: (Constant), TNBQ, DS
b. Dependent Variable: TT
Bảng 3: ANOVAa
Model

Sum of Squares
Regression

1

Residual
Total

95826363805.154

df

Mean Square
2 47913181902.577

3389090572.346


5

99215454377.500

7

F
70.687

Sig.
.000b

677818114.469

a. Dependent Variable: TT
b. Predictors: (Constant), TNBQ, DS
Bảng 4: Coefficientsa
Model

Unstandardized Coefficients

Standardized

t

Sig.

Coefficients


Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 7


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế
B
(Constant)
1

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Std. Error

-1259337.891

514605.924

DS

2.756

1.577

TNBQ

5.779

5.237


Beta
-2.447

.058

.607

1.748

.141

.383

1.103

.320

a. Dependent Variable: TT

Bảng 5: Residuals Statisticsa
Minimum
Predicted Value

Maximum

Mean

Std. Deviation

N


77561.67

401712.94

241834.75

117002.054

8

-37290.844

31539.330

.000

22003.541

8

Std. Predicted Value

-1.404

1.366

.000

1.000


8

Std. Residual

-1.432

1.211

.000

.845

8

Residual

a. Dependent Variable: TT

- Dựa vào kết quả ở bảng 4 ta có:
β1=2.756 => Trong điều kiện tất cả mọi thứ không thay đổi thì nếu Dân số
tăng (giảm) 2.756 người thì tổng thu BHXH tự nguyện sẽ tăng (giảm) 1 triệu
đồng.
β2= 5.779 => Trong điều kiện tất cả mọi thứ không thay đổi thì nếu thu
nhập bình quân đầu người tăng (giảm) 5.779 triệu đồng thì tổng thu BHXH tự
nguyện sẽ tăng (giảm) 1 triệu đồng.
Phương trình hồi qui cần tìm:
TT=-1259337.891+ 2.756 DS+ 5.779TNBQ
Căn cứ kết quả hồi quy ở bảng 2 ta có R 2 = 0.966, cho biết rằng các yếu tố
dân số, thu nhập bình quân đầu người đã giải thích được 96.6% sự biến động về

tổng thu BHXH tự nguyện của tỉnh Kon Tum.
3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình với mức ý nghĩa α = 5% :
Giả thiết:

H0: R2 = 0
H1: R2 ≠ 0

Dựa vào kết quả tại bảng 2 ta thấy sig= 0.000<α=0.05.
Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 8


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Suy ra bác bỏ H0 chấp nhận H1
Kết luận: các biến đưa vào mô hình phù hợp với mức ý nghĩa α = 5%.
4. Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số:
* Kiểm định β1
H0: β1 = 0: Không có mối liên hệ tuyến tính giữa biến DS của hệ số β 1 và
TT
H1: β1 ≠ 0: Có mối liên hệ tuyến tính giữa biến DS của hệ số β1 và TT
Từ kết quả hồi quy ở bảng 3 ta thấy sig = 0,607>0,05 -> Chấp nhận H0
Vậy với mức ý nghĩa α = 5% thì biến DS không có ý nghĩa thống kê trong
mô hình
* Kiểm định β2
H0: β2 = 0: Không có mối liên hệ tuyến tính giữa biến TNBQ của hệ số β 2
và TT

H1: β2 ≠ 0: Có mối liên hệ tuyến tính giữa biến TNBQ của hệ số β2 và TT
Từ kết quả hồi quy ở Phụ lục số 3 ta thấy sig = 0, 383>0,05 -> Chấp nhận
H0
Vậy với mức ý nghĩa α = 5% thì biến DT không có ý nghĩa thống kê trong
mô hình.
Theo như phân tích kết quả khảo sát thì các biến dân số, thu nhập bình
quân đầu người không có ý nghĩa thống kê trong mô hình, tức là tổng thu
BHXH tự nguyện của tỉnh Kon Tum không bị ảnh hưởng bởi yếu tố dân số, thu
nhập bình quân đầu người.

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 9


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

PHẦN III. VẼ BIỂU ĐỒ TRÊN EXCEL VỀ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH BHXH TỰ NGUYỆN
1. Tình hình tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Trong những năm qua, công tác triển khai BHXH tự nguyện tại tỉnh Kon
Tum đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả khả quan,
góp phần phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt,
dù mới đi vào thực hiện nhưng số lượng người tham gia BHXH tự nguyện ngày
càng tăng, diện bao phủ nhanh chóng được mở rộng.
Ta có các bảng số liệu sau:
Bảng 1. Số người tham gia BHXH tự nguyện trong tổng dân số trên địa bàn
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2015

ĐVT: Người
Chỉ
Năm
Năm
Năm
tiêu
2008
2009
2010
Các chỉ tiêu về dân số địa phương [1]
Dân số

420.500

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

431.800 442.100 453.200 462.700 473.300 484.200 496.680


Tổng số người tham gia BHXH [2]
BHXN
bắt
26.944
28.225 30.715
buộc
BHXH
tự
20
78
126
nguyện

32.753

34.336

35.575

36.399

36.513

165

258

338


397

585

Nguồn: [1] Số liệu do Cục thống kê tỉnh Kon Tum công bố
[2] Báo cáo tổng kết công tác của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2008-2015

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 10


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Hình 1. Số người tham gia BHXH tự nguyện trong tổng dân số trên địa
bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2015
Nhìn vào bảng 1 và hình 1 ta thấy số người tham gia loại hình bảo hiểm
này trên địa bàn đã tăng khoảng 29 lần sau 7 năm triển khai. Tại thời điểm bắt
đầu triển khai thực hiện BHXH tự nguyện vẫn còn là chính sách mới, công tác
giới thiệu chưa được chú trọng nên rất ít người biết đến loại hình bảo hiểm này,
bằng chứng là năm 2008, toàn tỉnh chỉ có 20 người tham gia. Nhưng chỉ sau một
năm, với việc tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về BHXH nói
chung và đặc biệt là BHXH tự nguyện đã đưa đến những chuyển biến tích cực
trong nhận thức của người lao động và nhân dân về BHXH tự nguyện, điều này
thể hiện ở số lượng người đăng ký tham gia BHXH tự nguyện năm 2009 đã tăng
58 người so với năm 2008, tương ứng tăng khoảng 290%. Số người tham gia
BHXH tự nguyện tiếp tục tăng nhanh trong các năm sau đó, với tốc độ tăng bình
quân năm đạt 176%, đưa tổng lượng người đăng ký BHXH tự nguyện lên 585

người vào năm 2015. Trong đó, số người tham gia BHXH tự nguyện năm 2015
tăng vọt lên đến con số 585 người, tăng 188 người so với năm 2014, tương ứng
tăng 147%.
2. Tình hình tổ chức thực hiện thu BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh
Phân tích tổng thu BHXH trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2015 cho
thấy, cùng với sự gia tăng về số lượng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện thì
tổng thu từ loại hình bảo hiểm này cũng tăng qua các năm, với tốc độ tăng
trưởng tổng thu bình quân năm là 137%.
Bảng 2. Số thu BHXH tự nguyện tại tỉnh Kon Tum giai đoạn 2008 - 2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ
tiêu

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

Năm
2011

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Năm
2012


Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Trang 11


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Tổng
thu
BHXH

109.10
1

BHXH
bắt
buộc

109.065 110.956 150.871 185.400 267.200 321.715 385.479 396.624

BHXH

tự
nguyện

36

111.114

158

151.21
6

345

185.863

463

267.97
6

776

323.002 387.350 399.056

1.287

1.871

2.432


Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2008-2015

Hình 2. Tỷ trọng BHXH tự nguyện so với tổng thu BHXH
giai đoạn 2008 - 2015
Bảng 2 và hình 2 cho thấy, số thu BHXH tự nguyện đã tăng 24 lần trong 7
năm, vào thời điểm mới bắt đầu triển khai số thu BHXH tự nguyện trong toàn
tỉnh là 36 triệu đồng, nhưng đến năm 2015 con số này đã tăng 2.432 triệu đồng.
Tuy vậy, số thu BHXH tự nguyện vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu
BHXH. Năm 2015, tỷ trọng số thu BHXH tự nguyện trong tổng thu BHXH đạt
lớn nhất trong các năm vẫn chỉ ở mức 0,609%, với tổng số thu BHXH toàn tỉnh
Kon Tum là 399.056 triệu đồng, trong khi đó số thu từ BHXH tự nguyện chỉ đạt
2.432 triệu đồng.

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 12


Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

3. Tình hình tổ chức thực hiện chi trả, giải quyết chế độ, chính sách BHXH
tự nguyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Trong giai đoạn 2008 - 2014 có nhiều chế độ BHXH mới phát sinh
nhưng toàn hệ thống BHXH tỉnh Kon Tum đã giải quyết kịp thời, đúng quy
định, đồng thời thực hiện chi trả theo nhiều hình thức khác nhau như: chi trả trực
tiếp bằng tiền mặt, qua hệ thống bưu điện, qua tài khoản thẻ ATM đảm bảo kịp
thời, an toàn, thuận tiện cho người hưởng chế độ. Nguồn kinh phí sử dụng để chi

trả các chế độ BHXH được trích từ hai nguồn chính là Ngân sách Nhà nước và
Quỹ BHXH, riêng các khoản chi trả BHXH tự nguyện thì luôn được trích từ
Quỹ BHXH.
Bảng 3. Số chi trả BHXH tự nguyện từ Quỹ BHXH trên địa bàn tỉnh Kon
Tum
Năm
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Số tiền (triệu đồng)

82.297

108.232

154.673


183.081

219.617

267.313

Người được chi trả
(người)

9.010

10.234

11.765

12.268

13.371

15.249

Chỉ tiêu
Tổng chi từ Quỹ BHXH

Chi BHXH tự nguyện từ Quỹ BHXH
Số tiền (triệu đồng)

81


58

228

178

458

729

Người được chi trả
(người)

5

5

11

15

26

58

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác của BHXH tỉnh Kon Tum qua các năm 2008-2015

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 13



Bài tập môn: PP NCKH trong kinh tế

GVHD: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Toàn

Hình 3. Tỷ trọng chi BHXH tự nguyện so với tổng chi BHXH
giai đoạn 2008 - 2015
Bảng 3 và hình 3 cho thấy, mặc dù đã được triển khai từ năm 2008 nhưng
đến 2010 mới phát sinh các khoản chi trả cho BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh
Kon Tum, với tổng số tiền gần 80 triệu đồng được chi cho 05 đối tượng được
hưởng chế độ. Năm 2012 số người được hưởng chế độ từ BHXH tự nguyện vẫn
không đổi nhưng mức chi tăng là do thực hiện mức lương tối thiểu chung, mức
tăng lương hưu, trợ cấp BHXH theo Nghị định số 31 và 35/2012/NĐ-CP. Có thể
thấy, mặc dù đối tượng và mức chi trả BHXH tự nguyện tăng qua các năm
nhưng tỷ lệ chi BHXH tự nguyện vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi từ
Quỹ BHXH. Cụ thể, năm 2015 có 267.313 triệu đồng từ Quỹ BHXH đã được sử
dụng để chi cho 15.249 đối tượng được hưởng chế độ, trong đó chỉ có 58 đối
tượng tham gia BHXH tự nguyện với tổng mức chi khoảng 729 triệu đồng
(tương ứng chiếm 26%).

Học viên: Nguyễn Thị Mỹ Sen - Lớp QLK31KT

Trang 14



×