Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Giao trinh bao bì thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.07 KB, 72 trang )

chương 1
tổng quan về môn học phát triển sản phẩm
1.1. Đối tượng của môn học
- Khái niệm về sản phẩm: Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất
hoặc cung ứng dịch vụ, nhằm mục đích kinh doanh hoặc tiêu thụ.
Khách hàng là mục tiêu của sản phẩm tới. Sản phẩm càng phát huy
được những lợi ích chức năng của nó, cũng nh cảm tình mà nó mang lại cho
khách hàng càng lớn, thì càng kích thích họ mua sản phẩm nhiều hơn.
Phát triển sản phẩm chính là mục tiêu tối quan trọng mà các nhà sản
xuất kinh doanh luôn hướng tới, là một quá trình lâu dài nhằm hoàn thiện sản
phẩm tới mức tối đa; Đó cũng là mục tiêu tăng thị phần của sản phẩm, tăng
trưởng kinh doanh và thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng.
Phát triển sản phẩm là một nội dung yêu cầu các nhà sản xuất kinh
doanh phải nghiên cứu một cách tổng hợp các yếu tố nh nguyên liệu, công
nghệ, chất lượng sản phẩm, bao bì, nhãn hiệu ... thị trường và các chính sách
khác phục vụ cho sản phẩm của mình.
Phát triển sản phẩm không có nghĩa chỉ dành cho sản phẩm đã có chỗ
đứng trên thị trường, mà có thể là cho một sản phẩm mới được nhen nhúm bởi
một ý tưởng có căn cứ từ nhu cầu của thị trường hoặc một ý tưởng sáng tạo từ
một nghiên cứu khoa học - công nghệ đã tạo ra sản phẩm mới có khả năng
tiêu thụ trên thị trường.
1.2. Nhiệm vụ và mối quan hệ với các môn học khác
Phát triển sản phẩm là một quá trình kết hợp các kiến thức chuyên môn,
cũng như kết quả nghiên cứu của các lĩnh vực kinh tế, thị trường, khoa học
công nghệ. Tuy nhiên để phát triển sản phẩm cũng có thể hướng vào phát
triển ở một mặt nào đó; Ví dụ hướng vào thị trường bao gồm việc phát huy
thương hiệu sản phẩm, quảng cáo, có các chính sách tiêu thụ sản phẩm phù

1



hợp ... hoặc hướng vào công nghệ sản xuất như: đầu tư trang thiết bị, công
nghệ hiện đại, tự động hoá, thay thế nguyên liệu, hướng vào sản phẩm mới ...
Bởi vậy, môn học phát triển sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với các
môn học khác nh:
- Kinh tế, thị trường (Marketing, tiêu thụ sản phẩm, thương hiệu ...)
- Công nghệ sản xuất, chế biến các sản phẩm, kỹ thuật bao bì, kỹ thuật
bảo quản ...
- Quản lý chất lượng sản phẩm, sở hữu công nghiệp ...
1.3. Nội dung của môn học phát triển sản phẩm
Nội dung của môn học sẽ đề cập đến các vấn đề sau:
- Bao bì sản phẩm, bảo quản và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nhãn hiệu sản ph¶m, mã số, mã vạch của sản phẩm.
- Thương hiệu sản phẩm, các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
- Thiết kế sản phẩm mới.
- Thị trường (Marketing, tiêu thụ sản phẩm và các chính sách phù hợp
cho tiêu thụ sản phẩm).

2


Chương 2
Giới thiệu về bao bì thực phẩm
2.1. Khái niệm và lịch sử phát triển của bao bì thực phẩm
- Khái niệm chung:
Bao bì thương phẩm của hàng hoá là bao bì chứa đựng hàng hoá và
cùng lưu thông với hàng hoá.
Bao bì hàng hoá gồm hai loại: bao bì trực tiếp và bao bì ngoài.
+ Bao bì trực tiếp là bao bì chứa đựng hàng hoá, tiếp xúc trực tiếp với
hàng hoá tạo ra hình khối bọc kín theo hình khối của hàng hoá.
+ Bao bì ngoài là bao bì dựng để gói một hoặc một số đơn vị hàng hoá

có bao bì trực tiếp.
- Lịch sử phát triển của bao bì:
Quá trình phát triển của bao bì thực phẩm (bao gồm từ chế tạo vật liệu,
thiết kế, chế tạo mẫu mã, hình dáng, công nghệ trang trí ...) luôn gắn liền với
quá trình phát triển của công nghệ sản xuất thực phẩm. Bao bì thực phẩm trở
nên rất đa dạng, phong phú theo hàng loạt sản phẩm mới, ngày càng nâng cao
được chất lượng cho thực phẩm, đảm bảo vệ sinh, an toàn, tăng thời hạn bảo
quản, đáp ứng việc lưu thông sản phẩm xa hơn, rộng hơn.
Các loại bao bì được dựng từ xa xa nh chai, lọ thủ tinh (dùng cho công
nghiệp sản xuất rượu bia hay đóng gói các sản phẩm qua chế biến), như các
loại hộp sắt tây được tráng véc ni trong và ngoài hộp (dung trong công nghiệp
đồ hộp rau quả, thịt cá).
Với tốc độ phát triển mạnh của công nghiệp hoá học đã xuất hiện nhiều
chủng loại bao bì làm từ các hợp chất trùng hợp có cấu tạo phức tạp (ví dụ:
hợp chất silicon, polyetylen, polypropylen ...). Những vật liệu hợp chất trùng
hợp có nhiều ưu điểm: chắc chắn, độ bền hoá học cao, đàn hồi tốt, hình thức
hấp dẫn, nhẹ, không thấm nước, không cho khí lọt qua ..., đồng thời chịu

3


được các chế độ thanh trùng nhiệt hoặc không bị biến chất trong điều kiện bảo
quản ở thâm độ (dưới 00C).
Đến nay chúng ta còn gặp nhiều loại bao bì nh: giấy (bìa) tráng màng
nhựa, giấy (màng) kim loại, các loại nhựa (plastic) ... phù hợp với mọi thực
phẩm, tiện lợi và gần thân thiện với môi trường.
Đặc biệt các loại bao bì ngoài cũng được quan tâm và phát triển mạnh
cả chủng loại, hình thức và chất lượng. Các bao bì ngoài bằng gỗ, kim loại
được thay thế dần bằng các loại tôn sóng nhiều lớp, chóng có nhiều ưu điểm
nhẹ, bền,cứng, chống thÂm lại đa dạng mẫu mã và trang trí đẹp, giá rẻ.

2.2. Bao bì với chất lượng và tiêu thụ sản phẩm
2.2.1. Bao bì và an toàn chất lượng thực phẩm
+ Các loại kiểu mẫu bao bì, vật liệu sản xuất bao bì phải phù hợp với
sản phẩm, bảo vệ được sản phẩm khái nhiễm bẩn, nhiễm vi sinh vật, ngăn
chặn hư hỏng và thuận tiện cho việc ghi nhãn đúng (cả nội dung, quy định).
+ Vật liệu làm bao bì không độc, không tạo mối đe doạ nào tới an toàn,
đảm bảo thời hạn bảo quản.
Ví dụ: Những dạng đồ uống giàu vitamin phải đựng trong các bao bì
kín hay chai thủy tinh mầu, để tránh sự phân huỷ bởi ánh sáng.
. Những sản phẩm đồ uống có ga (CO 2) phải được đựng trong các chai
thủ tinh hay lon (hộp) chịu áp lực.
+ Những bao bì trực tiếp phải thanh trùng cùng với sản phẩm yêu cầu
chịu nhiệt cao, không biến tính, biến dạng.
+ Những loại bao bì dùng lại (tái sử dụng) phải bền, dễ làm sạch và tẩy
trùng.
2.2.2. ảnh hưởng của hình thái bao bì đến tiêu thụ sản phẩm
Bao bì ngoài mục đích bao gói, bảo vệ sản phẩm ... thì hình thái bao bì
phải tạo được ấn tượng về thẩm mü, bắt mắt, có sức lôi cuốn ... như một tác
phẩm nghệ thuật. Đây là một yếu tố quan trọng tác động đến sự thích thú, lựa
chọn của khách hàng đối với sản phẩm.
4


Ngày nay bao bì trở thành công cụ đắc lực cho hoạt động Marketing vì:
- Hệ thống cửa hàng tự chọn ngày càng tăng
- Mức độ mua sắm ngày một tăng mạnh
- Bao bì góp phần tạo ra hình ảnh của Công ty và nhãn hiệu
- Bao bì tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm
Đặc biệt với một số sản phẩm thực phẩm còn được dùng làm quà biếu,
tặng trong các dịp lÔ tết, sinh nhật nh bánh, kẹo, rượu đóng chai ... thì hình

thức bao bì là rất quan trọng.
Bởi vậy chủng loại bao bì phải luôn phù hợp với loại hình của sản
phẩm. Ví dụ: bao bì phải phù hợp với việc bao gói các dạng sản phẩm là
nước, dạng sệt hay dạng rắn. Bao bì phải tương xứng với chất lượng và giá trị,
giá cả của từng loại sản phẩm.
Bao bì phải được quan tâm đến một số yếu tố sau:
+ Việc tạo hình cho bao bì
+ Chọn lựa hình ảnh, màu sắc, bố cục trang trí, chữ viết
+ Chọn vật liệu phù hợp với sản phẩm
+ Cũng phải quan tâm đến cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài
+ Tiện ích khi sử dụng hoặc tái sử dụng
2.3. Một vài yếu tố cần chú ý khi lựa chọn bao bì mới
Bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nên khi lựa chọn bao bì mới
cần nghiên cứu thận trọng mọi mặt:
+ Xác định nguồn gốc, công nghệ chế tạo vật liệu mới, xác định được
các dư lượng hoá chất độc, các nguy cơ độc hại khác có thể chuyển qua thực
phẩm.
+ Tìm hiểu các đặc tính hoá lý của vật liệu, phải đảm bảo các yêu cầu
của bao bì thực phẩm (vệ sinh, an toàn, thanh trùng, bảo quản ...).
+ Tính tiện tích trong sử dụng, lưu thông và mức độ thân thiện với môi
trường.
+ Giá thành phải phù hợp, rẻ.
5


2.4. ảnh hưởng của bao bì đến môi trường
Bao bì sau sử dụng thuộc loại rác thải sinh hoạt, không độc hại. Về mức
độ nguy hại với môi trường thì rác thải bao bì không bằng rác thải công
nghiệp, bệnh viện hay các loại khí thải khác. Trong bao bì sau sử dụng còn
chứa đựng một lượng thực phẩm sót lại, đây là các loại thực phẩm có chứa

các chất dinh dưỡng, nên là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây chua,
gây thối xâm nhập, hoạt động, phát triển. Với thói quen xả rác bừa bãi, các
loại bao bì sau sử dụng sẽ là nguy cơ phát tán vi sinh vật, mầm bệnh vào
không khí, nguồn nước, đất tác động xấu đến môi trường.
Những loại bao bì là vật liệu trùng hợp (Polime) thời gian phân huỷ rất
lâu (tới hàng chục năm), bởi vậy biện pháp chôn lấp là không hiệu quả, phải
bằng biện pháp thiêu đốt rất tốn phí. Loại bao bì này không tái chế hay tái sử
dụng được.
Hầu hết các loại bao bì là kim loại, thủ tinh, các tông, giấy, thì có tới
70% được thu hồi để tái sử dụng và tái chế. Đây là các loại bao bì thân thiện
với môi trường hơn.
2.5. Mối quan hệ giữa bao bì thực phẩm và sự phát triển xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, những đòi hỏi của con người về sản phẩm
thực phẩm càng cao, chăng hạn nh: những yêu cầu về chất lượng thực phẩm
(thực phẩm giàu dinh dưỡng, riêng cho các lứa tuổi ...), về vệ sinh an toàn
thực phẩm càng nghiêm ngặt, tiện ích sử dụng, tiết kiệm thời gian (thực phẩm
ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn ăn liền ...), giá thành rẻ ... do vậy sẽ có
nhiều mặt hàng thực phẩm mới ra đời.
Bao bì thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu cho sản phẩm thực phẩm về
các vấn đề trên, đồng thời tự nó lại phải luôn cải tiến về chất liệu, mẫu mã do
thị hiếu của xã hội ngày càng đòi hỏi cao hơn.
Nh vậy, bao bì thực phẩm là một loại sản phẩm phải luôn phát triển,
tiến bộ về các mặt để đáp ứng cho mọi yêu cầu của một xã hội phát triển.
2.6. Xu hướng thế giới hiệu nay ®èio với bao bì thực phẩm
6


Xu hướng chung của thế giới hiện nay đối với bao bì thực phẩm đang
tập trung vào các vấn đề sau:
+ Tìm kiếm thêm nhiều vật liệu để làm bao bì thực phẩm nh: việc

nghiên cứu kết hợp các vật liệu sinh khối và tổng hợp hữu cơ, các vật liệu
màng mỏng (nhựa, kim loại ...) kết hợp với Xellulo.
+ Nâng cao tính tiện ích của bao bì thực phẩm trong bảo quản, sử dụng
và bảo vệ môi trường.
+ Bao bì thực phẩm phục vụ cho các sản phẩm đặc sản của các dân tộc,
các vùng, còn phải mang đậm yếu tố văn hoá riêng.
+ Vấn đề giảm chi phí bao bì trong cơ cÂu giá thành 1 đơn vị sản
phẩm.

7


Chương 3
Các yếu tố gây hư hỏng thực phẩm
và cách lựa chọn bao bì có kích cỡ nhỏ
3.1. Các yếu tố gây hư hỏng thực phẩm
3.1.1. Vi sinh vật
Vi sinh vật bao gồm 5 nhóm: vi khuẩn, nấm men, nÊm mốc, vi rut và
ký sinh trùng là thủ phạm hàng đầu gây ra những hư hỏng thực phẩm.
Thực phẩm nói chung (bao gồm cả tươi sống và đã chế biến) bản chất
là những hợp chất hữu cơ giàu dinh dưỡng (Protein, gluxit, lipÝt), là môi
trường thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập và phá hỏng. Các dạng hư hỏng của
thực phẩm do vi sinh vật nh: bị thối rữa (do phân huỷ Protein), bị chua (do
phân huỷ gluxit), bị oxi hoá (các chất béo), tạo mùi, màu sắc hoặc biến đổi
trạng thái của sản phẩm. Nguy hại hơn là một số loài vi sinh vật gây bệnh
hoặc tiết ra độc tố, nhiễm vào thực phẩm là mối quy hại cực kỳ cho an toàn
thực phẩm.
a) Đối với thực phẩm tươi sống (nh rau quả, thịt, cá ...)
+ Nguồn gốc vi sinh vật trên thực phẩm tươi sống là chóng có sẵn trên
thực phẩm từ trước khi thu hoạch. Ví dụ: hệ vi sinh vật rau quả có sẵn trên bề

mặt rau, quả, củ, rễ ... hệ vi sinh vật cá có sẵn trên bề mặt thân cá, mang cá
hay trong ruột cá. Hoặc vi sinh vật bị nhiễm vào thực phẩm qua vận chuyển,
bảo quản, trao đổi.
+ Các dạng hỏng của thực phẩm tươi sống là tuỳ thuộc vào từng hệ vi
sinh vật của thực phẩm ấy, cấu trúc và thành phần hoá học của thực phẩm.
Ví dụ: Cá khi bị nhiễm vi sinh vật và hư hỏng thường có mùi tanh, thối,
ươn, bông trương to lên, mắt cá bị phá huỷ, có mầu đục, lâm vào ... Thịt có
các dạng hỏng sau: bị nhầy bề mặt, có mùi khó chịu (thối), mất màu hồng tự
nhiên, hoặc có các màu do nÊm mốc. Rau quả có các dạng hỏng sau: bị thối,
lên men chua, có màu sắc của nÊm mốc ...
8


b) Đối với thực phẩm đã chế biến (sản phẩm sấy khô, đồ hộp, bánh kẹo,
dăm bụng, xúc xích ...)
- Vi sinh vật bị nhiễm trong quá trình chế biến hoặc không đảm bảo
đúng các điều kiện kỹ thuật (như thanh trùng, sấy, nồng độ muối, pH, bao
bì...)
- Bị nhiễm do bảo quản, vận chuyển (nh nhiệt độ và thời gian không
đảm bảo, vận chuyển không đúng quy cách ...).
Những dạng hỏng loại sản phẩm này gồm có: bị mốc, bị phồng hộp,
sản phẩm bị kết tủa (đục) biến đổi màu sắc, trạng thái, mùi vị, ơi khét ...
3.1.2. Enzim
Ngoài những enzim do vi sinh vật sinh ra, trong quá trình nhiễm vào
thực phẩm, tạo nên những biến đổi làm hư hỏng thực phẩm thì có một số
enzim đã có sẵn trong thực phẩm tươi sống, trong điều kiện thích hợp (nhiệt
độ, pH ...) chóng sẽ tha gia chuyển hoá các thành phần trong thực phẩm theo
chiều hướng có hại.
Có hai loại enzim chủ yếu là thủ phân và oxi hoá. Chóng thường xúc
tác các quá trình thủ phân tạo ra những sản phẩm không có lợi, giảm dinh

dưỡng của thực phẩm. Còn các enzim oxi hoá tạo nên sự biến đổi về màu
sắc, mùi vị, làm giảm chất lượng. Bởi vậy người ta thường tiến hành khô các
enzim này trước khi chế biến.
Ví dụ: Trong sữa tươi có enzim lipaza thường hoạt động trong môi
trường dịch sữa trong quá trình làm lạnh hoặc khuÂy trộn hay đồng hoá sữa.
Nó có tác động tạo nên mùi hôi khét hay làm giảm chất lượng sữa. Hoặc một
số thực vật (cũ, quả, chÌ) có chứa các enzim oxi hoá thường tạo cho sản phẩm
bị thẫm màu hay vị thay đổi. Vitamin được dùng làm chất chống oxi hoá cho
các sản phẩm khoai tây và chất béo trong quá trình chế biến.
3.1.3. Các yếu tố làm thay đổi tính chất hoá học của thực phẩm

9


Sự thay đổi tính chất hoá học của thực phẩm là những biến đổi về cấu
trúc hoá học, thành phần hoá học, hệ enzim, về mùi vị, màu sắc dẫn đến thực
phẩm bị hư hỏng.
Nguyên nhân gồm các yếu tố sau:
a) Tác động của nhiệt độ, pH: Các tác động này luôn gặp trong môi
trường (thu hoạch, bảo quản, vận chuyển) hoặc trong các quy trình công nghệ
chế biến sản phẩm. Nếu không thực hiện đúng các thông số về nhiệt độ và giá
trị pH trong chế biến, bảo quản sẽ gây nên những biến đổi tính chất hoá học
của thực phẩm.
Ví dụ: Dưới tác động của nhiệt độ và pH thường gây nên sự đông tô
protein, bất hoạt các enzim, hoặc tạo các phản ứng màu (nh melanoidin).
b) Tác động của ánh sáng
Một số sản phẩm giàu vitamin, yêu cầu phải được bảo vệ, không chịu
tác động của ánh sáng. Hoặc ánh sáng có thể phân huỷ màu sắc của sản phẩm.
c) Các chất thêm vào sản phẩm (nh các phụ gia thực phẩm, chất độn,
chất màu, chất hương)

Những chất này khi thêm vào sản phẩm để tạo những mục đích riêng,
có quy định nghiêm ngặt về liều lượng cho từng loại sản phẩm cụ thể ... Vì
vậy không tuân thủ các yêu cầu trên cùng dẫn đến sự thay đổi hoá học của
thực phẩm.
3.1.4. Các chất bẩn
Các chất bẩn có thể chia thành 3 nhóm:
- Từ môi trường nhiễm vào nh đất, cát, bôi, rác, lụng, tre ...
- Từ nguồn chế biến làm nhiễm bẩn vào qua tay, quần áo, hay dụng cụ
chế biến.
- Từ bao bì nhiễm vào nh vẩy thủ tinh bị chóc ra (trong các chai đựng),
các vật liệu từ bao bì dính vào thực phẩm (các mảnh nhỏ, màu sắc, gio¨ng cao
su ...)

10


Các chất bẩn đóng vai trị nh một chất trung gian "mang" vi sinh vật
vào thực phẩm hoặc chÝnh các chất bẩn là những chất có hại gây hỏng thực
phẩm.
3.1.5. Các yếu tố làm thay đổi tính chất vật lý của thực phẩm
Các tính chất vật lý của thực phẩm gồm:
- Trạng thái sản phẩm (xốp, mềm, cứng, độ sánh, lỏng, sệt, đặc), độ bền
cơ học, độ sáng tối (màu) độ trong, đục, độ đàn hồi ...
Những yếu tố làm thay đổi tính chất vật lý của thực phẩm gồm:
a) Nguyên liệu không đảm bảo chất lượng hay thay thế không phù hợp
Ví dụ: Bánh mú là một sản phẩm yêu cầu chất lượng phải nở (xốp do
các túi khí được bọc bởi màng gluten) sau khi nướng bánh. Nếu chất lượng
bột mú kém, hàm lượng gluten thấp thì bánh kem nở, kém xốp.
Các sản phẩm mú sợi yêu cầu độ dai của sợi cao. Nếu thay thỊ một tư lệ
bột gạo cho bột mú, thì mú sợi sẽ có chất lượng kém đi về độ dai của sợi.

Nguyên nhân là hàm lượng amilo và amilopectin trong gạo kém so với bột
mú.
b) Không đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sản xuất trong quy trình công
nghệ
Ví dụ: Các sản phẩm đòi hỏi độ trong, nếu kỹ thuật lọc không đảm bảo
sẽ còn vẩn đục. Hoặc nước quả không xử lý hết chất pectin sẽ bị vẩn đục.
Nhưng sản phẩm thủ phân protein nếu quá trình thủ phân không triệt để, sẽ
còn lại các hợp chất trung gian (pÐptit) cũng tạo đục hoặc kết tủa lơ lửng cho
sản phẩm.
c) Có những sản phẩm đòi hỏi phải thêm chất phụ gia để tạo ra tính
chất vật lý riêng cho nó, nhưng nếu sử dụng các chất phụ gia không đúng
chủng loại, chất lượng, tư lệ hay phương thức chế biến cũng tạo nên sự biến
đổi tính chất vật lý của sản phẩm.
Ví dụ: Trong sản xuất mặt hàng bánh kẹo người ta thường sử dụng một
số phụ gia để tạo thể đông đặc, tạo dai ... cho sản phẩm.
11


d) Các yếu tố ảnh hưởng do bảo quản, vận chuyển và bao bì cũng gây
nên sự biến đổi tính chất vật lý của sản phẩm.
Ví dụ: Sữa bột bị vãn, đắng do bảo quản.
3.2. Sự lựa chọn bao bì chứa thực phẩm có kích cỡ nhỏ
Hiện nay có một số mặt hàng thực phẩm, các nhà sản xuất có xu hướng
lựa chọn bao bì chứa thực phẩm có kích cỡ nhỏ. Chẳng hạn các sản phẩm sữa
nước (sữa tươi, sữa pha chế) được đúng trong các hộp bằng bìa phí màng
nhựa, kích cỡ từ 100ml trở lên. Các loại: cà phê tan, chÌ tan ... loại gói nhỏ 18,
20 gam bao bì giấy nhựa tráng màng kim loại. Hoặc các mặt hàng gia vị cỡ
10ml (chai nhựa) hay cỡ 50 gam (tuýp nhựa, kim loại). Thậm chí các loại đồ
uống, nước khoáng, nước tinh lọc đóng chai nhựa từ 100ml.
Sở dĩ xu hướng lựa chọn này phát triển nhanh do hai nguyên nhân:

- Một là nhờ sự phát triển công nghiệp chế tạo thiết bị đóng gói sản
phẩm thực phẩm tự động và đa dạng được các mặt hàng.
- Hai là các sản phẩm thực phẩm phải đáp ứng được sự phát triển của
xã hội, thực phẩm ngoài việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn, dinh dưỡng
... còn phải đáp ứng việc tiết kiệm thời gian, giá rẻ và đa dạng cho mọi đối
tượng khách hàng.
Những ưu điểm nổi trội của bao bì kích cỡ nhỏ là:
+ Nhà sản xuất tính toán nhu cầu, mong muốn của thị trường sao cho
một đơn vị sản phẩm phù hợp tiện ích cho người dùng như với một lần ăn
(uống) tránh phải bảo quản, vừa với túi tiền người mua, tránh dự trữ cho
khách hàng.
+ Kích cỡ sản phẩm phù hợp từng loại hàng, phù hợp với thị hiếu, từng
lứa tuổi khách hàng (đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, hay công thức rất hạn
chế về thời gian ...)
+ Sản phẩm có kích cỡ nhỏ tạo điều kiện cho việc mở rộng mạng lưới
bán lẻ rộng khắp, tăng nhanh khả năng bán hàng.
+ Cuối cùng là giảm chi phí giá thành của sản phẩm.
12


+ Thuận tiện trong việc vận chuyển xa, chỉ cần sử dụng các loại màng
co, bao bì các tông máng để đóng thăng (tuỳ chọn số lượng đơn vị sản phẩm
phù hợp) với giá rẻ.

13


Chương 4
vật liệu làm bao bì
4.1. Các loại vật liệu cứng

4.1.1. Thủ tinh
Thủ tinh là một loại vật liệu cứng dựng để sản xuất các loại chai đựng
rượu, nước ngọt, nước giải khát, gia vị ... hoặc các loại lọ đựng sản phẩm đồ
hộp (rau quả).
Bao bì thủ tinh có ưu điểm sau:
+ Dễ tạo hình theo ý muốn, có nhiều kích cỡ, mẫu mã, màu sắc.
+ Sạch, đẹp, kín, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật như thanh trùng ở
nhiệt độ cao, chịu áp lực (Ví dụ: chai đựng bia, chai đựng rượu sâm banh, lọ
đựng sản phẩm đóng hộp ...).
+ Có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế được, do vậy chi phí bao bì
rong giá thành sản phẩm hạ.
Tuy vậy bao bì thủ tinh có các nhược điểm sau:
+ Cồng kềnh, dễ vỡ (giòn), rạn nứt ... nên tăng chi phí vận chuyển, kho
bãi hoặc vệ sinh bao bì ...
+ Những loại không đảm bảo chất lượng dễ gây nguy hại cho sản phẩm
như: có bọt khí, độ dày không đều ... hay bị vì, bị chóc vẩy thủ tinh lẫn vào
thực phẩm.
+ Luôn cần có bao bì ngoài hoặc thăng (két) để chứa, khi vận chuyển,
lưu kho.
Vì vậy xu hướng sử dụng bao bì thủ tinh chỉ dành cho các sản phẩm
rượu, bia hoặc đóng hộp các sản phẩm không qua thanh trùng.
Yêu cầu chất lượng của bao bì thủ tinh gồm:
Thủ tinh để sản xuất bao bì phải là loại trung tính, trong suốt, có độ bền
(không bọt khí, độ dày đều), đối với một số loại sản phẩm cần thanh trùng
phải chịu được nhiệt, chịu áp lực.
14


4.1.2. Vật liệu gốm sứ
Các loại đồ gốm sứ được sản xuất từ cao lanh, đất sét trắng, phụ gia,

men ... qua công đoạn định hình, rồi nung (khoảng 900 0C). Đồ gốm có thể
tráng men cả trong, ngoài, hoặc trong còn ngoài trang trí.
Các loại bao bì bằng sứ gốm có công dụng:
+ Đựng các sản phẩm thực phẩm khô: chÌ khô, hạt sấy khô, bột khô ...
+ Đựng sản phẩm lỏng: chủ yếu là rượu.
+ Ngoài công dụng bao gói sản phẩm, bao bì gốm sứ còn mang tính mü
thuật (đòi hỏi kiểu dáng, hoa văn, hay trang trí ngoài đẹp, hấp dẫn) như một
vật lưu niệm của khách hàng.
Những sản phẩm đựng bằng bao bì gốm sứ luôn phải có bao bì ngoài
hay kèm theo các phụ kiện khác như lẵng, làn (mây, tre) để tăng giá trị thẩm
mü.
Bởi vậy, bao bì gốm sứ có giá thành cao, khó vận chuyển xa, hạn chế
thị trường tiêu thụ (chỉ tập trung ở các siêu thị, thị trường lớn).
4.1.3. Vật liệu kim loại
Vật liệu kim loại để làm bao bì là các loại: nhôm, lá thép, lá sắt phí
thiếc (quen gọi là sắt tây). Để tránh sự xâm nhập các chất có hại từ vỏ bao là
kim loại (bị ăn mòn, rỉ ...) vào thực phẩm người ta phải tráng mặt trong bao bì
kim loại lớp vec ni, lớp màng chất trùng hợp hay phải thụ động hoá kim loại.
Bao bì bằng kim loại được ứng dụng nhiều để bao gói các sản phẩm
thực phẩm, dược phẩm, mü phẩm. Trong công nghiệp thực phẩm được dựng
để làm:
+ Các loại lon chịu áp lực (nhôm, sắt) đựng bia, nước ngọt có ga.
+ Các loại hộp đựng bánh, kẹo, sữa khô, chÌ khô, hạt, bột khô, đóng
hộp thịt, cá, rau quả ...
+ Làm bao bì ngoài cho các sản phẩm rượu chai.
+ Làm nắp đậy cho chai, lọ thủ tinh (nắp chai bia, nắp đồ hộp).
15


Bao bì kim loại có ưu điểm:

+ Mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, dễ lựa chọn, dễ trang trí bề mặt bao bì.
+ Độ bền cơ học cao, chịu nhiệt, chịu áp lực (cho các sản phẩm đồ
hộp).
+ Có khả năng tận dụng để tái chế, sử dụng lại.
Tuy nhiên cũng có các nhược điểm sau:
+ Phải có bao bì ngoài, màng co hay thăng các tông để đóng hàng vận
chuyển xa.
+ Hầu hết nguyên liệu lá kim loại (nhôm, thép, sắt) là phải nhập ngoại.
+ Giá thành bao bì cao.
4.1.4. Vật liệu trùng hợp (hay vật liệu polime)
Việc sản xuất những vật liệu bao bì trùng hợp do lợi ích về nhiều mặt
của nó nên đã trở thành một ngành sản xuất lớn nhất của công nghiệp hoá
học.
Những ưu biệt nổi trội của vật liệu trùng hợp là:
+ Chắc chắn, độ bền hoá học cao, đàn hồi tốt, hình thức hấp dẫn, nhẹ ...
+ Một chỉ tiêu quan trọng nhất của nó là độ bền nhiệt; không bị biến
tính trong trường hợp bảo quản thâm độ (dưới 00C) (được dùng trong đóng
gói các sản phẩm lạnh đông).
+ Ngoài ra nó có thể được dựng rộng rãi cho nhiều loại sản phẩm, dễ
thiết kế kiểu dáng, mẫu mã hay có thể đúng sản phẩm bằng các máy tự động.
+ Giá thành rẻ.
Công dụng của vật liệu trùng hợp trong công nghiệp thực phẩm:
+ Dùng trong công nghiệp đồ hộp - Một yêu cầu quan trọng của bao bì
dùng trong cơng nghiÖp đồ hộp là chịu nhiệt thanh trùng và độ kín tuyệt đối.
Vật liệu được dựng nhiều là polyetylen tư trọng cao (hay áp suất thấp),
polypropylen, màng bọc polyamit (nilon, rixan), polyetylen tereftalat,
polytrifloclo etylen.

16



+ Dùng cho các sản phẩm lỏng, bột nhão không thanh trùng như sữa,
các loại mứt (dẻo, mịn) ...
+ Dùng cho các sản phẩm đặc nh quả, hạt, mì ống, mì sợi (mỡ ăn liền),
sản phẩm từ ngô, khoai tây ...
+ Dựng để lót thăng - Vật liệu trùng hợp có tác dụng bọc kín sản phẩm,
kết hợp với tác dụng bảo vệ của thăng đựng bên ngoài tạo nên một loại bao bì
chứa được khối lượng hàng hoá và bảo quản tốt.
+ Dùng cho các sản phẩm lạnh đông. Ngoài tác dụng chịu được nhiệt
độ lạnh đông để giữ thực phẩm (đặc biệt các loại quả) thì quá trình làm tan giá
(tan băng) trước khi sử dụng, loại bao bì này giữ được nhiều đặc tính tự nhiên
của quả.
Vật liệu trùng hợp có thể được sản xuất dưới dạng các vật liệu cứng
(dựng chế tạo các loại bao bì cứng, cần có hình khối) và dạng vật liệu màng
(xem mục 4.2.3).
4.1.5. Bao bì bằng gỗ
Vật liệu gỗ thường để làm các bao bì ngoài hay thăng, hòm đựng một
số đơn vị sản phẩm nào đấy. Người ta có thể dựng các loại gỗ dán máng hay
gỗ thanh ghép thành thăng, hòm đựng. Do không trực tiếp tiếp xúc với sản
phẩm, nên yêu cầu chất lượng gỗ không cao (gỗ tạp), không cần qua xử lý ...
4.1.6. Bao bì bằng bìa cứng
Hiện nay xu hướng dựng các loại bao bì từ bìa cứng được phổ biến,
được làm bao bì ngoài và hòm, thăng đựng.
Các loại bìa cứng được sản xuất từ bột giấy, có hai loại bìa cứng:
+ Loại bìa dầy ép cứng, thường để làm bao bì ngoài.
+ Phổ biến nhất là loại bao bì các tông sóng nhiều lớp (3 hay 5 lớp),
loại này đảm bảo được nhiều đặc tính gần như gỗ dán: có độ dày tuỳ yêu cầu,
cứng, chống ẩm (được lỏng parafin hay một lớp keo chống ẩm), nhẹ, giá rẻ,
đáp ứng được nhiều kiểu dáng. Các nhà sản xuất chỉ mua các phôi bìa đã định
hình sẵn (có thể đã trang trí bên ngoài), tiện vận chuyển, không tốn kho, khi

17


đóng gói sản phẩm mới xếp (hay ghép) thành hộp. Loại vật liệu này đang dần
thay thế cho vật liệu gỗ.
4.2. Vật liệu mềm
4.2.1. Bao bì giấy
Giấy là vật liệu xellulo, được sản xuất từ bột giấy. Giấy dễ thấm ướt,
thÊm chất béo, dễ rách. Giấy chủ yếu dựng để gói hàng rời (gói hở).
Để dựng giấy làm bao bì (gói kín) hàng hoá, người ta thường kết hợp
tráng lên một mặt giấy lớp parafin, tráng keo bóng (chống thÊm) hay tráng
một lớp màng chất trùng hợp, màng kim loại. Nh vậy khi làm bao bì loại giấy
này dai, bền, chống thÊm, chống ẩm, nhưng chỉ dùng cho những sản phẩm
không thanh trùng.
- Nó được dựng để làm bao bì cho các sản phẩm nh mì sợi, mỡ ăn liền,
hạt sấy khô, quả sấy khô ... với khối lượng nhỏ, dễ trang trí, tạo hình.
- Dòng để gói riêng từng cái (kẹo, bánh, kem ...) tiếp xúc trực tiếp với
sản phẩm và được xếp trong một bao bì ngoài khác nữa.
- Dựng để bọc (dán) ngoài một loại bao bì khác, tạo vỏ trang trí đẹp,
hấp dẫn cho sản phẩm.
4.2.1. Màng vật liệu trùng hợp
Từ vật liệu trùng hợp (các polime) người ta sản xuất ra nhiều loại màng
bọc, màng polime có ưu điểm chung của vật liệu polime (xem mục 4.1.4),
ngoài ra màng mỏng polime có ưu thế:
- Chóng dễ gắn (hàn) với nhau bằng nhiệt.
- Có thể ghép hai, ba, hay nhiều màng bọc có tính chất khác nhau để
tạo ra một loại bao bì mới có những ưu điểm cao hơn, phù hợp với yêu cầu
của một sản phẩm nào đấy.
Đa số nó được ghép (phí, dán) với vật liệu xellulo (giấy, bìa máng) để
làm bao bì cho các sản phẩm sữa nước.

- Nó rất tiện lợi cho việc gói các sản phẩm riêng cái, thực hiện trên máy
đóng gói tự động, năng suất cao, đảm bảo vệ sinh ...
18


Vật liệu màng mỏng polime có thể dựng dưới dạng túi đựng để đóng
các sản phẩm ăn liền, không qua thanh trùng. Đảm bảo được độ kín, chống
ẩm, chống thÊm. Hoặc được thổi thành dạng ống, rất tiện lợi cho bao gói và
người dùng.
4.2.3. Màng kim loại
Màng kim loại là vật liệu nhôm được dàn (ép, cán) máng thành một
màng mỏng nó có đặc tính: mềm, dẻo, dai bền, chống thÊm, chống ẩm. Được
dựng nhiều trong các mặt hàng dược phẩm, thực phẩm, mü phẩm ...
Vật liệu này dựng dưới dạng túi đựng được hàn kín cho các sản phẩm
khô, viên rời, hạt hoặc bột khô ... Hoặc để gói từng sản phẩm riêng (kẹo,
bánh). Hay dạng túi ống, tuýp ...
Nó có thể được tráng với bìa hoặc giấy để làm các dạng bao bì gói nhỏ,
đựng các sản phẩm rán, chiên (có dầu béo).
4.2.4. Vải và các vật liệu tự nhiên khác
Người ta cũng còn dựng vải, dựng vải dệt từ sợi đay để làm bao bì bọc
ngoài cho các kiện hàng (như bông, vải ....), hoặc hàng khô, không có yêu cầu
bảo quản cao, hoặc các loại vải đẹp, có màu sắc ... để lót bao bì, bọc sản phẩm
... nhằm tăng giá trị thẩm mü.
Một số hàng hoá khác có thể được dựng từ các vật liệu tự nhiên như:
cãi, lá, sợi đay, gai ... để làm bao bì.

19


CHương 5

nhãn hiệu hàng hoá (NHHH)
5.1. Vai trò của nhãn hiệu hàng hoá
Nhãn hiệu hàng hoá có vai trò chính sau:
+ NHHH có vai trò liên quan trực tiếp tới ý đồ định vị hàng hoá của
doanh nghiệp trên thị trường.
+ Thể hiện lòng tin của người mua đối với nhà sản xuất, khi họ dám
khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường qua NHHH.
+ NHHH làm căn cứ cho người mua lựa chọn.
+ NHHH sẽ cho phép doanh nghiệp chú ý đến những lợi ích khác nhau
của khách hàng và tạo ra những khả năng hấp dẫn riêng cho từng loại hàng
hoá. Nhờ vậy mà mỗi loại hàng hoá có thể thu hút được cho mình một nhóm
khách hàng mục tiêu riêng.
5.2. Vật liệu làm NHHH
5.2.1. Một số loại nhãn hiệu thông thường
Theo định nghĩa về NHHH (trong nghị định về nhãn hàng hoá số
89/2006 N§.CP) thì:
"Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ
được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương
phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao
bì thương phẩm của hàng hoá."
Nh vậy, theo định nghĩa trên thì vật liệu làm nhãn hiệu hàng hoá là mọi
chất liệu khác nhau, như: giấy, bìa, Plastic, kim loại, gỗ ... tuỳ theo quyết định
của nhà sản xuất, để thoả mãn việc gắn trên hàng hoá hay bao bì thương phẩm
của hàng hoá.
Hiện nay thông dụng nhất là các loại nhãn hiệu hàng hoá làm từ giấy,
bìa, bìa tráng màng Plastic hay màng kim loại được in (gắn) trực tiếp trên

20



hàng hoá(ví dụ: nhãn hiệu hàng hoá các loại rượu đóng chai, các loại lon nước
uống...) hoặc in trên các bao bì hàng hoá (hộp bìa đựng thuốc, đựng bánh...)
5.2.2. vị trí nhãn hiệu hàng hoá
Trong nghị định về nhãn hàng hoá quy định cụ thể vị trí của nhãn hiệu
hàng hoá như sau:
1. Nhãn hiệu hàng hoá phải được gắn trên hàng hoá, bao bì thương
phẩm của hàng hoá ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ
các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần
của hàng hoá.
2. Trương hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao
bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
3. Trương hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn
thì:
a) Các nội dung: Tên hàng hoá, tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm
về hàng hoá: định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ hàng hoá phải
được ghi trên nhãn hàng hoá.
b) Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo
hàng hoá và trên nhãn hàng hoá phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
5.3. Thiết kế nhãn hàng hoá
5.3.1. Các thông tin thông thương ghi trên nhãn:
Điều 11 của nghị định về nhãn hàng hoá của Chính phủ quy định:
1. Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hoá.
b) Tên địa chỉ và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá.
c) Xuất xứ hàng hoá.
2. Ngoài nội dung quy định trên, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng
hoá phải thể hiện trên nhãn các nội dung bắt buộc khác như: Định lượng, ngày
sản xuất, hạn sử dụng, thành phần hoặc thành phần định lượng, thông tin cảnh

21



báo về vệ sinh, an toàn, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản ... (đối với
hàng hoá thực phẩm)
5.3.2. Nguyên lý thiết kế nhãn
Nhãn hiệu hàng hoá có các bộ phận cơ bản là:
- Tên nhãn hiệu: Là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được.
- Dấu hiệu của nhãn hiệu bao gồm biểu tượng, hình vẽ mầu sắc hay
kiểu chữ ... đó là bộ phË của nhãn mà ta có thể nhận biết được, mà không đọc
được.
Ngoài hai bộ phận trên cần quan tâm đến hai khái niệm có liên quan
đến phương diện quản lý được đó là: Dấu hiệu hàng hoá là dấu hiệu nhãn đã
được tác giả (đối với loại hàng hoá văn hoá phẩm).
Nguyên lý thiết kế nhãn hiệu hàng hoá gồm 5 nội dung sau:
a) Nhãn hiệu hàng hoá phải dễ nhớ
Đây là điều kiện hết sức cần thiết để tạo nhận thức của nhãn hiệu hàng
hoá với khách hàng. Các yếu tố cấu thành trên đó nh: Tên gọi, biểu tượng,
kiểu chữ ... phải đảm bảo hai yếu tố là dễ chấp nhận, dễ gợi nhớ. Do vậy cần
có thử nghiệm hai yếu tố trên dựa vào nhóm khách hàng mục tiêu đã dự kiến.
b) Nhãn hiệu hàng hoá phải có ý nghĩa
Nhãn hiệu hàng hoá phải chuyên chở được một ý nghĩa xác định để tạo
ấn tương và tác động vào tâm lý khách hàng. Muốn vậy thành phần của nhãn
hiệu vừa có tính mô tả, tính thuyết phục, cũng phải có nét vui vẻ, thú vị và có
tính tượng hình cao, gây cảm xúc thẩm mü.
c) Nhãn hiệu hàng hoá phải có tính dễ bảo hộ
Nguyên tắc này thể hiện hai khía cạnh: pháp luật và cạnh tranh. Bởi
vậy phải chọn các yếu tố thương hiệu dễ bảo hộ về mặt pháp luật, bảo vệ nhãn
hiệu chống xâm phạm, sử dụng bí quyết riêng trong thiết kế, tránh bắt chước.
d) Nhãn hiệu phải có tính dễ thích ứng:


22


Doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị cho những sự điều chỉnh cần thiết một
khi có sự thay đổi thị hiếu khách hàng hoặc chuyển hướng thị trường mục
tiêu. Do vậy tính dễ cải tiến, tình linh hoạt, dễ cập nhật của nhãn hiệu hàng
hoá là không thể bỏ qua.
e) Nhãn hiệu phải có tính dễ phát triển, dễ khuyÕch trương
Mở rộng thị trường ra những địa điểm khác, những khu vực văn hoá,
địa lý khác nhau, về cả thị trường thế giới là một xu hướng tất yếu. Nhãn hiệu
phải có khả năng đáp ứng được, do vậy lưu ý việc quốc tế ho¸t tên gọi, các
hình ảnh phù hợp với vung văn hoá khác.Ví dụ một tên Việt không dấu hay
một logo đơn giản sẽ dễ phát triển hơn.
5.4. Mã số mã vạch (MSMV)
5.4.1. Khái niệm chung
MSMV được gắn trên sản phẩm hay bao bì thương phẩm, mục đích để
khách hàng nhận ra sản phẩm và xuất xứ của sản phẩm, hay nói một cách
khác là để khách hàng truy tìm nguồn gốc của sản phẩm (nước sản xuất,
doanh nghiệp hay nơi sản xuất và loại sản phẩm), nhằm bảo vệ lợi ích của
người mua. MSMV không thể hiện các đặc tính của sản phẩm như: chất
lượng, giá bán và các đặc tính khác.
Những doanh nghiệp đăng ký và được gắn MSMV trên sản phẩm là
một minh chứng cho sản phẩm được sản xuất, lưu thông có chủ quyền. Có thể
nói nôm na MSMV chính là một loại giấy căn cước cho một loại sản phẩm
lưu hành trên thị trường.
Gắn MSMV lên sản phẩm không bắt buộc, mà doanh nghiệp hoặc
người bán hàng tự nhận biết lợi ích của nó mà đăng ký sử dụng MSMV cho
sản phẩm của mình.
5.4.2. Mã số mã vạch vật phẩm
5.4.2.1. Cấu tạo của MSMV

Cấu tạo của MSMV gồm 2 phần: mã số và mã vạch.
23


+ Mã số là một dãy các chữ số dựng để phân định vật phẩm (hàng hoá),
địa điểm (doanh nghiệp sản xuất), tổ chức (nước nào ?).
+ Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống song song, xen kÊ
được sắp xếp theo một quy tắc mã hoá nhất định để thỈ hiện mã số (hoặc các
dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét (scaner) có thể đọc được (Theo
TCVN - 6939 : 1996).
Các số trên mã số tương ứng với các vạch trên mã vạch. Các số trên
MSMV có ý nghĩa như sau:
+ 3 số đầu (tính từ trái) là mã quốc gia, do tổ chức mã số mã vạch quốc
tế (viết tắt GSI) cấp. Mã quốc gia của Việt Nam là: 893
+ Từ 4 đến 7 chữ số tiếp theo là số phân định doanh nghiệp. Tập hợp
dãy số gồm mã quốc gia và số phân định là mã doanh nghiệp.
+ Các số tiếp theo đến số thứ 13 hay 14 là mã số vật phẩm (sản phẩm,
hàng hoá); Tập hợp mã doanh nghiệp và mã số vật phẩm là mã số thương
phẩm toàn cầu (chữ viết tắt tiếng Anh là GTIN); loại mã số thương phẩm toàn
cầu gồm 13 số viết tắt chữ tiếng Anh là EAN-13, còn loại mã gồm 14 số là
EAN-14.
Ghi chỉ: Mã EAN (là chữ viết tắt tiếng Anh) chỉ mã số tiêu chuẩn do tổ
chức MSMV quốc tế quy định và áp dụng cho toàn thế giới.
Ví dụ: Mã số của Công ty X sản xuất thực phẩm được Tổng cục tiêu
chuẩn Đo lường chất lượng Việt Nam cấp như sau:
3 số đầu do tổ chức

Số phân định DN do tổ chức MSMV

MSMV quốc tế cấp


Việt Nam cấp cho DN

cho Việt Nam

893 8502995.......
Mã số vật phẩm do doanh nghiệp

Mã quốc gia

tự đăng ký (xây dựng)
Mã doanh nghiệp
Mã thương phẩm toàn cầu của DN (GTIN)

Ghi chú: Một số vật phẩm là dãy các chữ số để phân định vật phẩm.
24


5.4.2.2. Đọc MSMV và ứng dụng trong bán hàng
Người ta dựng một loại máy quét chuyên dùng để đọc được các dữ liệu
trong MSMV gắn trên vật phẩm. Để máy đọc chính xác, chú ý vị trí dán
MSMV phải ở chỗ có mặt phẳng của vật phẩm.
Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng là cơ quan quản lý thống
nhất các dữ liệu của MSMV đăng ký tại Việt Nam. Còn mạng GEPIR (Global
Electronic Party Information Registy) là mạng toàn cầu đăng ký điện tư các
thông tin về thành viên sử dụng hệ thống do tổ chức MSMV quốc tế (GSI)
thiết lập và quản lý.
5.4.2.3. Lợi ích của MSMV trong bán hàng
- MSMV là biểu thị dấu hiệu trung thực của sản phẩm được bán ra, vì
nó thể hiện được thông tin do tổ chức nào, địa điểm và loại sản phẩm gì của

doanh nghiệp.
- Người bán hàng yên tâm và sẵn sàng đối mặt với những khiếu nại của
khách hàng về sản phẩm bán ra, tạo niềm tin cho khách vào sản phẩm.
- Với những loại hàng xuất, nhập khẩu, mặc dù không đọc được tiếng
nước ngoài ghi trên sản phẩm, nhưng MSMV tạo ra sự yên tâm của khách
hàng với sự lựa chọn sản phẩm.
5.4.2.4. Làm thế nào để có MSMV trên sản phẩm
Doanh nghiệp muốn sử dụng MSMV phải đăng ký sử dụng MSMV tại
cơ quan được đóng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (TC§LCL) chỉ định
tiếp nhận hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Bản đăng ký sử dụng MSMV theo mẫu quy định
b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh.
c) Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng MSMV (mã GTIN) theo
quy định.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×