Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

giáo trình bao bi gốm sứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.56 KB, 26 trang )

Mở đầu
Thực phẩm là nhu cầu cần thiết cho sự sống và phát triển
của loài người. Thời kì sơ khai, thực phẩm đơn giản cả về
phương pháp chế biến và bảo quản. Khi khoa học kĩ thuật phát
triển nhanh chóng thì việc chế biến lương thực, thực phẩm cũng
tiến những bước khá nhanh, cách xa so với trình độ chế biến cổ
xưa.
Cho đến khi xuất hiện sự bổ sung những kĩ thuật chế biến
để ổn định sản phẩm trong thời gian lưu trữ thì một ngành công
nghiệp mới đời công nghiệp thực phẩm.
Những thành tựu mới nhất của các ngành khoa học đã
được con người áp dụng vào sản xuất và chế biến lương thực,
thực phẩm. Hầu hết các loại thực phẩm đều bị ảnh hưởng bởi
các yếu tố bên ngoài như nước, đất, bụi, oxi, vi sinh vật...Vì vậy
chúng phải được chứa đựng trong bao bì kín.
Theo xu hướng đi lên của xã hội, con người ngày càng có
nhu cầu cao hơn về giá trị cảm quan và đòi hỏi về tính thẩm mĩ.
Do đó, mẫu mã bao bì cũng dần trở thành yếu tố quan trọng
trong cạnh tranh.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó bao bì ra đời không chỉ
với chức năng đơn thuần là bao gói và bảo vệ sản phẩm mà đã
trở thành công cụ chiến lược trong quảng bá sản phẩm và gây
dựng thương hiệu.
Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành gốm sứ, chất dẻo,
cơng nghệ vật liệu, bao bì gốm sứ ra đời.Chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu về bao bì gốm sứ.

Chương I: Giới thiệu về bao bì thực phẩm
Bao bì của thực phẩm đóng vai trị quan trọng trong việc tạo
ra sự sẵn có cho sản phẩm và giữ cho sản phẩm không bị mất đi
2




thành phần dinh dưỡng của nó. Nó cũng giúp cho việc vận chuyển
các loại thực phẩm trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn từ nơi sản
xuất đến tay người tiêu dùng.Trên bao bì khách hàng cũng có thể
nắm được các thông tin về thành phần dinh dưỡng của sản phẩm
cũng như các thông tin khác.
1.1 Lịch sử phát triển của bao bì
-Thời kỳ đồ đá, vật chứa đựng thức ăn thức uống chính là
những khúc gỗ rỗng, những quả bầu bí đã để khô, vỏ sò, ốc hoặc
những bộ phận của thú rừng như da, xương, sừng...Họ cũng đã biết
dệt túi chứa từ cỏ hoặc lông thú...
-Đến thời kỳ đồ đá mới, con người đã biết chế tạo đồ chứa
bằng kim loại và phát hiện ra đất sét chế tạo đồ gốm.Chủ yếu đồ
gốm thời kỳ này dựng chứa lương thực, nước uống, rượu...
-Hơn 1500 năm trước công nguyên con người đã biết chế tạo
ra loại thủy tinh chứa chất lỏng.
-Theo thời gian nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hóa giữa các
tộc người phát triển; nhiều loại hàng hóa như rượu vang, dầu
oliu...được xuất khẩu chứa trong các bình gốm nung. Gốm sứ đã
trở thành bao bì thực phẩm.
- Cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng
phát triển nhiều loại bao bì khác nhau mang nhiều tính chất ưu việt
hơn. Bao bì gốm sứ không còn ứng dụng nhiều trong thực phẩm.
- Ngành bao bì gốm sứ đạt đỉnh cao vào thế kỉ 18-19 sau đó
nhường chỗ cho các loại vật liệu và bao bì khác.
Đồ gốm: Đồ gốm được sản xuất lần đầu tiên vào thế kỷ 15.
-Vào thế kỷ 15, triều đại nhà Minh ở Trung Quốc đã thiết lập trung
tâm trao đổi thương mại đồ gốm sứ với vùng Nam, Tây Á và Ai
Cập.Đồ gốm trở thành đồ gia dụng để chứa đựng thực phẩm, dùng

làm chén đĩa ăn uống lâu đời và phổ biến nhất khắp thế giới.Theo
thời gian nhu cầu trao đổi bôn bán hàng hóa giữa các tộc người
phát triển. Nhiều loại hàng hóa như rượu vang, dầu oliu được xuất
khẩu chứa trong các bình gốm nung.Gốm sứ trở thành bao gói thực
phẩm.
Tuy nhiên cùng sự phát triển của xã hội kéo theo sự ra đời
các vật liệu chế tạo bao bì ưu việt hơn như chất dẻo, giấy,kim
3


loại,thủy tinh...Nhưng không phải vì vậy mà nó mất tầm quan
trọng trong ngành công nghệ thực phẩm.
1.2. Định nghĩa
Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị lẻ
để bán. Bao bì có thể bao gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín
hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm.
Bao bì gồm 2 loại:
.Bao bì kín
.Bao bì hở
-Bao bì kín:
Bao bì kín chứa đựng sản phẩm làm nhiệm vụ ngăn cách môi
trường bên ngoài không thể xâm nhập vào môi trường bên trong
chứa thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm không bị
biến đổi trong suốt thời gian bảo quản.
-Bao bì hở:
gồm 2 dạng:
+ Bao bì hở bao gói trực tiếp các loại rau quả hoặc hàng hóa tươi
sống, các loại thực phẩm không bảo quản lâu, chế biến ăn ngay.
+ Bao bì bọc bên ngoài lớp bao bì chứa đựng trực tiếp thực
phẩm, tạo sự xếp khối sản phẩm để thuận tiện, an toàn trong vận

chuyển hoặc lưu kho.
1.3. Mối quan hệ giữa bao bì và chất lượng sản phẩm
Mỗi loại thực phẩm có 1 đặc tính riêng và luôn được thể hiện
bởi các mặt sau đây:
-Dinh dưỡng
-An toàn vệ sinh
-Cảm quan
1.3.1 Dinh dưỡng:
- Tùy theo nguồn nguyên liệu, phương pháp chế biến mà thực
phẩm chứa thành phần dinh dưỡng khác nhau.
- Thực phẩm đạt tiêu chuẩn dinh dưỡng là thực phẩm có chứa
phần lớn các thành phần dinh dưỡng từ nguồn nguyên liệu. Các
thành phần này không bị biến đổi đặc tính hoặc chỉ biến đổi 1
lượng nhỏ trong quá trình chế biến.
1.3.2 An toàn vệ sinh
4


- Các độc tố có nguồn gốc hóa học hoặc vi sinh từ nguyên liệu
ban đầu hay được tạo ra trong quá trình chế biến đều phải được
loại trừ đến mức thấp hơn giới hạn cho phép tương ứng với từng
loại sản phẩm.
- Sản phẩm thực phẩm có thể bị hư hỏng, giảm chất lượng làm
mất đi sự an toàn đối với người tiêu dùng do nhiều nguyên nhân:
+ VSV nhiễm vào thực phẩm trong quá trình chế biến,
đóng gói, từ bao bì nhiễm vào thực phẩm hoặc từ môi trường thông
qua bao bì đi vào sản
phẩm.
+ Các thành phần hóa học như kim loại nặng, vật liệu
polime, mực in bao bì, các phụ gia trong quá trình chế tạo plastic

từ bao bì nhiễm vào thực phẩm đều có thể gây ngộ độc mãn tính
cho người sử dụng.
1.3.3 Cảm quan
Tính chất cảm quan bao gồm cấu trúc, trạng thái, màu sắc, mùi
vị sản phẩm. Nó tạo nên một dáng vẻ, mỹ quan cho thực phẩm,
đồng thời nó cũng tạo nên khẩu vị đặc trưng cho sản phẩm đó.
Thực phẩm đạt chất lượng là sản phẩm thực phẩm đạt được
các mức tiêu chuẩn về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh và cảm quan
1.4. Mối quan hệ giữa bao bì và sự phát triển của xã hội
- Sự phát triển của XH CN hóa đồng thời với sự phát triển
của đô thị  gia tăng dân số trong khu vực thành thị  các đại gia
đình ở nông thôn thành các gia đình nhỏ  thay đổi việc bán từng
khối lớn hàng hóa trước kia thành từng đơn vị nhỏ để cung cấp hợp
lý cho người tiêu dùng.
- Bên cạnh đó, XH phát triển, mức sống của người dân ngày
càng được nâng cao. Do đó, yêu cầu về hàng hóa thực phẩm cũng
tăng, bên cạnh đó người tiêu dùng còn đòi hỏi thực phẩm phải thay
đổi về kiểu dáng, mẫu mã cho phù hợp và đạt chất lượng an toàn
vệ sinh thực phẩm.
- Ngày nay, bao bì được sử dụng như là công cụ tiếp thị để
đạt được giá trị gia tăng cho sản phẩm. Riêng đối với ngành CNTP
thì tỷ lệ chi phí cho bao bì ngày càng cao so với tổng chi phí sản
xuất thực phẩm.Từ đó đưa đến sự cạnh tranh cao độ nhằm giảm giá
5


thành sản phẩm và yêu cầu vật liệu bao bì đạt tính năng cao. Sự
chuyển biến có tính chiến lược của công nghệ thực phẩm đã yêu
cầu ngành bao bì phát triển mạnh mẽ về lượng cũng như về chất
với màng nguyên liệu plastic đơn, màng phức hợp, lon thép tráng

thiếc, chai lọ nhựa, chai lọ thủy tinh, bìa cứng các loại...
Bao bì thực phẩm nói lên điều gì?
Khi đứng trước một thực phẩm, bạn sẽ quan tâm tới điều gì để
chọn được thực phẩm tốt, an toàn và phù hợp?
Đọc nhãn bao bì chính là một giải pháp đơn giản mà hiệu quả
giúp bạn lựa chọn thực phẩm hữu ích. Bao bì không chỉ là nơi chứa
đựng và làm cho sản phẩm thêm bắt mắt mà qua đó nhà sản xuất
còn muốn cung cấp toàn bộ thông tin về sản phẩm và hướng dẫn
cách sử dụng tốt nhất.
-Những thông tin:
+Tên và nhãn hiệu sản phẩm.
+Nhà sản xuất hoặc nơi đóng gói là người chịu
+Trách nhiệm về sản phẩm mà bạn sử dụng.
+ Ngày sản xuất và ngày hết hạn
-Chất lượng sản phẩm:
+ Thành phần nguyên liệu và phụ gia thực phẩm.
+ Giá trị dinh dưỡng
-Phương thức chế biến:
+ Các phương pháp chế biến đặc biệt cũng thường được chỉ
rõ trên bao bì.

Chương II: Sơ lược về bao bì gốm sứ
Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để
bán. Bao bì có thể bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao
bọc một phần sản phẩm.
2.1. Lịch sử bao bì gốm sứ

6



- Vào thời kì đồ đá mới, con người đã biết cách sử dụng đất
sét để chế tạo đồ gốm. Chủ yếu đồ gốm trong thời kì này được
dựng chứa đựng các loại lương thực, nước uống, rượu…
- Cùng với sự phát triển của xã hội, con người ngày càng phát
triển nhiều loại bao bì khác nhau mang nhiều tính chất ưu việt hơn.
Bao bì gốm sứ không còn ứng dụng nhiều trong sản xuất thực
phẩm nữa.
-Đồ gốm được sản xuất lần đầu tiên vào thế kỷ 15. Vào thế
kỷ 15, triều đại nhà Minh ở Trung Quốc đã thiết lập trung tâm trao
đổi thương mại đồ gốm sứ với vùng Nam, Tây Á và Ai Cập.Đồ
gốm trở thành đồ gia dụng để chứa đựng thực phẩm, dùng làm
chén đĩa ăn uống lâu đời và phổ biến nhất khắp thế giới.
-Theo thời gian nhu cầu trao đổi bôn bán hàng hóa giữa các
tộc người phát triển. Nhiều loại hàng hóa như rượu vang, dầu oliu
được xuất khẩu chứa trong các bình gốm nung.Gốm sứ trở thành
bao gói thực phẩm.
- Ngành bao bì gốm sứ đạt đỉnh cao vào thế kỷ 18 – 19, sau
đó nhường chỗ cho các loại vật liệu và bao bì khác.

7


2.2.Cấu tạo
Bao bì gốm sứ bao gồm:
2.2.1. Men gốm
Là một lớp thuỷ tinh có chiều dày từ 0.15 -0.4mm phủ lên bề
mặt xương gốm.Lớp thuỷ tinh này hình thành trong quá trình nung
và có tác dụng làm cho bề mặt sản phẩm trở nên sít đặc
,nhẵn,búng.
- Công thức Seger :

1.RO x.Al2O3 y.SiO2 z.B2O3
Trong đó:
+R: Pb, K, Na, Ca, Mg, Ba, Li, Zn. Men màu: Co, Ni, Cu,
Mn, Fe

8


+ Oxide lưỡng tính nằm xen kẽ giữa oxide base và oxide
acid, nhóm này chủ yếu là Al2O3. Oxide acid bao gồm SiO2 là
chính, ngoài ra có thể có thêm B2O3.

Cao lanh
- Chúng có thành phần chính là
(Na,Ca)0,33(Al,Mg)2Si4O10(OH)2.nH2O , nhưng thành phần của
nó thay đổi theo pH:
+ Khi độ pH của môi trường là 3-4 thì khoáng chính hình thành
là caolinit
+ Khi độ pH của môi trường là 8-9 thì khoáng chính hình thành
là môntmôrilônit
Men gốm là một hệ phức tạp gồm nhiều oxide như
li20,Na20,K20,Cao,Zn0,Mg0,Al203,Si02,.....
2.2.2 Nguyên liệu dẻo (plastic):cao lanh(kaolin), đất sét(clay),bột
talc(steatit),betonit....
Cao lanh và đất sét là sản phẩm phong hóa tàn dư của các loại
đá gốc chứa tràng thạch như pegmatit, granit,gabro, bazan.Ngoài

9



ra nó còn có thể được hình thành do quá trình biến chất trao đổi
các đá gốc như quặng phiphya.
Cao lanh nguyên sinh (tức cao lanh thụ) là cao lanh hình thành
ngay tại mỏ đá gốc.Nếu sản phẩm phong hóa tàn dư nhưng bị
nước, băng hà, gió cuốn đi rồi lắng đọng lại tại các chỗ trũng hình
thành nên các mỏ cao lanh hay đất sét trầm tích còn gọi là cao lanh
thứ sinh.
2.2.2.1 Thành phần hóa và khoáng vật
Cao lanh và đất sét xét theo thành phần hóa và thành phần khoáng
cũng như cấu trúc bao gồm 28 loại đơn quang khác nhau chia
thành các nhóm khoáng.
3 nhóm khoáng quan trọng nhất đối với ngành công nghiệp gốm sứ
là:
+Caolinit: Al2O3.2SiO2.2H2O. Thành phần hóa của khoáng này là
SiO2(46,54%) ; Al2O3(39,5%) ; H2O(13,96%)
+Nhóm montmorilonit Al2O3.4SiO2.H2O + n H2O
Mạng lưới tinh thể khoáng này gồm 3 lớp( 2 tứ diện SiO4 và 1 bát
diện AlO6).So với caolinit thì khoáng này có lực liên kết yếu hơn,
ở đây các nhóm OH nằm bên trong 3 lớp trên tạo thành gói kiểu
kín.
+Nhóm khoáng chứa alkili( còn gọi là illit hay mi ca)
Illit hay mica ngậm nước là những khoáng chính trong nhiều loại
đất sét.Các dạng mica ngậm nước thường gặp là:
.Muscovit: K2O.3Al2O3.6SiO2.2H2O
.Biotit: K2O.4MgO.2Al2O3.6SiO2.2H2O
2.2.2.2. Độ dẻo và khả năng tạo hình
Độ dẻo của đất sét và cao lanh khi trộn với nước là khả năng
giữ nguyên hình dạng mới khi chịu tác dụng của lực bên ngoài mà
không bị nứt.
Nguyên nhân: -Khả năng trượt lên nhau của các hạt sét.

-Hiện tượng dính kết các hạt sét với nhau thành một
khối.
-Thành phần ,kích thước và hình dạng của hạt sét,cấu
trúc của khoáng sét là những yếu tố chính ảnh hưởng tới độ dẻo.

10


Nói chung nếu hàm lượng nước khoáng 16% đất sét đã nắm được
thành nắm.Từ 21-26% hỗn hợp đã rất dẻo có khả năng tạo hình
bằng phương pháp dẻo.Độ dẻo đạt cực đại khi lượng nước vừa đủ
để thực hiện quá trình hydrate hoá hoàn toàn,cho phép tạo hình
dẻo.
Khi lượng nước đủ lớn thì hồ cao lanh, đất sét lại chảy ở t =
900-10000C thành dòng liên tục, cho phép tạo hình bằng phương
pháp hồ đổ rút.
2.2.2.3 Sự biến đổi của đất sét và cao lanh khi nung
Khoáng chính và phổ biến nhất trong đất sét và cao lanh là
caolinit
Khi nung nóng xảy ra hiện tượng sau đây:
-Biến đổi thể tích kèm theo mất nước.
-Biến đổi thành phần khoáng bao gồm mất nước hóa học,biến đổi
cấu trúc tinh thể khoáng ban đầu.
-Các cấu tử phẩn ứng với nhau tạo ra pha mới.
-Hiện tượng kết khối.
Để quan sát biến đổi của sét trong lúc nung có nhiều phương
pháp như sau:
-Phương pháp nhiệt vi sai.
-Phương pháp nhiễu xạ Rơnghen.
-Phương pháp xác định đường cong co và dãn nở liên tục qua kính

hiển vi nhiệt độ cao hoặc bàng dilatomet.
-Phương pháp thạch học dựng các loại kính hiển vi để quan sát sự
thay đổi cấu trúc của mẫu nung
Một đặc điểm của cao lanh và đất sét khi nung ở nhiệt độ cao
là hiện tượng kết khối.Đó là quá trình sít đặc và rắn chắc lạ của các
phần tử khoáng vật(sản phẩm) dạng bột tơi dưới tác dụng cảu nhiệt
độ và áp suất,hoặc tác dụng đồng thời của 2 yếu tố đó.
Vật thể đã kết khối có cường độ cơ học cao,độ xốp và khả
năng hút nước nhỏ,mật độ hay khối lượng thể tích sẽ lớn nhất.
Hiện tượng kết khối có mặt pha lỏng bao giờ cũng xảy ra
mãnh liệt hơn.Sản phẩm muốn kết khối tốt trong điều kiệ thông
thường phải nung tới nhiệt độ >= 0,8T( T: đọ chịu lửa hay nhiệt đọ
nóng chảy)
11


Khoảng kết khối là hiệu số nhiệt độ giữa nhiệt độ kết thúc
quá trình và nhiệt độ bắt đầu kết khối.Đó là nhiệt độ ứng với nó
các tính chất bắt đầu thay đổi đột ngột.
2.2.3.Nguyên liệu gầy
2.2.3.1 Tràng thạch và các hợp chất chứa nó
Tràng thạch là những aluminosilicat K,,Na,Ca tức K[alSi3O8]
hay Na[AlSi3O8], K+ có thể thay thế bởi Ba2+ ,Sr2+ nhưng rất hiếm.
Trong thực tế ít khi chúng tồn tại ở dạng đơn khoáng riêng
biệt mà phổ biến là các hỗn hợp đồng hình.
Tác dụng của tràng thạch:có tác dụng tạo pha lỏng trong quá
trình nung,hạ nhiệt độ nung và thúc đẩy quá trình kết khối sản
phẩm gốm.Tràng thạch kali có tác dụng tốt trong xương sứ vì cho
hộp hạ thấp nhiệt độ nung song khoảng nung rộng,sứ ít bị biến
hình.Tràng thạch natri lại thích hợp cho men sứ:độ nhớt của men

bộ,dễ chảy,men bóng loáng hơn .
Trong thực tế tràng thạch tồn tại ở dạng dung dịch rắn.Đối với
xương sứ khi hỗn hợp đó chiếm 60% tràng thạch kali và 40% tràng
thạch natri vẫn dùng rất tốt.
Tác dụng của tràng thạch đối với xương sứ còn ở chỗ khi nó
nóng chảy có thể hòa tan thạch anh hay sản phẩm phân hủy cao
lanh khi dung dịch đó đạt tới bão hòa sẽ kết tinh mullit dạng hình
kim.
Vai trò của tràng thạch trong công nghiệp: gốm sứ rất quan
trọng vì chẳng những nó quyết định điều kiện công nghệ nhiệt độ
nung mà còn ảnh hưởng lớn tới các tính chất kĩ thuật của sứ.Sứ
muốn có độ trong cao ngoài việc hạn chế các oxit gây màu phải
đưa vào một lượng tràng thạch đủ lớn 29-30%.ĐỐi với sứ cách
điện cao thế muốn có độ bền điện cao,hàm lượng tràng thạch
>=30%.
2.2.3.2 Thạch anh
Công thức hóa học của thạch anh là SiO2,nó rất phổ biến
trong quả đất.
Trong thiên nhiên thạch anh tồn tại dưới 2 dạng chính:

12


-Dạng tinh thể bao gồm các thạch anh quaczit và sa
thạch.Các sạch chứa chủ yếu là SiO2 là nguyên liệu chính cho
công nghiệp thủy tinh và men sứ.
-Dạng vô định hình bao gồm đá cuội và điatomit.Đá cuội
nếu loại có độ cứng cao,độ bào mòn nhỏ,bề mặt ngoài nhẵn thì làm
bi nghiền để nghiền nguyên liệu, phối liệu gốm sứ rất tốt.
2.2.4 Các loại nguyên liệu khác

Công nghiệp gốm sứ còn dựng nhiều loại nguyên liệu khác
như:hoạt thạch3MgO.4SiO2.2H2O,đá vôiCaCO3,dolomit
CaCO3..Mg CO3 (trong đó CaCO3 chiếm 54,27% , Mg CO3 chiếm
45,73%),các hợp chất chứa BaO,TiO2,Zr2O3,Al2O3;ngoài ra còn
dựng các oxit thuộc họ đất hiếm La2O3,BeO,ThO2 hay các oxit
thuộc nhóm oxit thuộc nhóm chuyển tiếp như CoO,Cr2O3 thường
dùng để sản xuất chất màu.
2.2.5. Nguyên liệu làm khuôn
Phổ biến nhất người ta hay dựng là khuôn thạch cao.Ngày
xưa người ta dựng khuôn gỗ.
Trong thiên nhiên thạch cao tồn tại dưới dạng
hydratesunphatcanxi CaSO4.2H2O,với 21% nước kết tinh.Lúc sản
xuất khuôn thạch cao chứa 0,5 phân tử nước(CaSO4.0,5H2O),dạng
thạch cao này nhận được bằng cách sấy bột thạch cao sống
CaSO4.2H2O ở 17000C.
2.3.Quy trình sản xuất gốm sứ
Sơ đồ quy trình :

13


14


Quy trình sản xuất gốm sứ bao gồm các giai đoạn như sau:
2.3.1 Tạo cốt gốm
15


+ Chọn đất

- Loại đất sét trắng
- Thành phần hóa học
Al203:27,07; Si02:55,87; Fe203:1,2; Na2O:0,7; CaO:2,57;
MgO:0,78; K2O:2,01;Ti02:0,81
yêu cầu : Độ dẻo cao,khó tan trong nước,chịu lửa ở khoảng 1650
o
C
+Xử lý đất
-Phương pháp xử lý đất truyền thống là xử lý thông qua
ngâm nước trong hệ thống 4 bể chứa
. Bể đánh
. Bể lắng
. Bể phơi
. Bể ủ
Tùy theo từng loại đất mà có thể pha thêm cao lanh ở nhiều mức
độ khác nhau
+Phơi sấy
-Yêu cầu: khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình
dáng sản phẩm
-Phương pháp cổ truyền: hong khô hiện vật trên giá và để nơi
thoáng mát
-Ngày nay sử dụng biện phấp tăng nhiệt độ từ từ để cho nước
bốc hơi dần dần

16


Phơi thủ công
+Tạo dáng
Phương pháp tạo dáng cổ truyền là làm bằng tay trên bàn xoay


17


-Đắp nặn một sản phẩm gốm hoàn chỉnh, nhưng cũng có khi
đắp nặn từng bộ phận riêng rẽ của một sản phẩm và sau đó tiến
hành chắp ghép lại.
-Ngày nay người ta sử dụng phổ biến phương pháp “đúc hiện
vật”.Muốn có hiện vật gốm theo kỹ thuật đúc trước hết phải chế
tạo khuôn bằng thạch cao.

18


Tạo dáng cho sản phẩm
+Sửa hàng mộc
-Sản phẩm mộc đã định hình cần đem "ủ vúc" và sửa lại cho
hoàn chỉnh.
-Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa, bồi
đắp chỗ khuyết, chắp các bộ phận, khoan lỗ, tỉa lại đường nét hoa
văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm.
-Theo yêu cầu trang trí có thể đắp phù điêu, khắc họa tiết trang
trí trên mặt sản phẩm.
2.3.2 Trang trí hoa văn và phủ men
+Trang trí
-Dựng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn họa tiết
-Gần đây, xuất hiện kỹ thuật vẽ trên nền xương gốm đã nung
sơ lần 1 hoặc kỹ thuật hấp hoa (một lối trang trí hình in sẵn trên
giấy decal)
-Hoa văn học tiết phải hài hòa với dáng gốm,các họa tiết

trang trí này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi sản phẩm
là 1 tác phẩm nghệ thuật

19


20


Trang trí hoa văn

+Tráng men
-Có thể nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp rồi sau đó mới
đem tráng men hoặc dựng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh trực tiếp
tráng men lên trên rồi mới nung.
-Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng
men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm.
-Hình thức: phun và dội men lên bề mặt cốt gốm cỡ lớn và
nhúng men đối với loại gốm nhỏ.
2.3.3 Sửa hàng men:
-Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối
trước khi đưa vào lò nung.
-Trước hết phải xem kỹ từng sản phẩm một xem có chỗ nào
khuyết men thì phải đấp men vào các vị trí ấy.
-Sau đó tiến hành “cát dò”, tức cạo bỏ những chỗ dư thừa
men.
2.3.4 Nung
- Có các loại lò nung như: lò ếch, lò đàn, lò bầu, lò hộp, lò con
thoi, lò tuynen
- Các loại kiểu nung :

+ Chồng đáy: xếp bao nung và sản phẩm ba lớp từ đáy lên
+ Chồng giữa: xếp ba lớp giữa
+ Gọi mặt: xếp ba lớp cuối cùng ở vị trí cao nhất trong lò
- Thời gian đốt lò: khoảng 3 ngày 3 đêm.
- Sau khi lò nguội, sản phẩm ra lò được đánh giá phân loại và sửa
chữa lại các khuyết tật trước khi đem ra phân phối sử dụng.

Chương IV: Các chức năng của bao bì gốm sứ
Bao bì thực phẩm nói chung và bao bì gốm sứ nói riêng là
yếu tố quan trọng cấu thành sản phẩm thực phẩm hoàn chỉnh. Ta sẽ
tìm hiểu về sản phẩm rượu Bàu Đá để thấy được tầm quan trọng
bao bì gốm sứ được thể hiện qua các chức năng của nó.

21


Rượu Bàu đá
4.1. Chức năng bảo vệ
Trong quá trình bảo quản và lưu thông hàng hóa, thực phẩm
luôn luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau nên dễ bị hư
hỏng. Với bao bì của thực phẩm đóng hộp bằng gốm sứ nó có chức
năng bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi tác động của các yếu tố:
- Nhiệt độ môi trường, không khí ẩm, bụi và các chất gây hại ở thể
khí dễ xâm nhập.
- Tác động cơ học trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản để
sản phẩm không bị trào ra ngoài (với loại sản phẩm lỏng như rượu
Bầu Đá, Rượu Cần) và không bị rơi ra ngoài đối với thực phẩm
thịt, cá…nhưng dễ vỡ, vì loại bao bì này có tính cơ học thấp.
Vì thế bao bì bằng gốm sứ bảo vệ sản phẩm tránh bị hư hỏng và
bảo quản được trong một thời gian dài.

4.2. Chức năng thông tin:
22


Trên bao bì của tất cả các sản phẩm đóng hộp đều có cung
cấp đầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm đó, bao gồm:
- Tên sản phẩm: Rượu Bàu Đá
- Tân công ty: …………………
- Nơi sản xuất: Xóm Tân Long, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện
An Nhơn, tỉnh Bình Định
- Thành phần và hàm lượng các chất trong sản phẩm: 100% gạo
nguyên chất
- Thời điểm sản xuất:
- Hạn sử dụng: không thời hạn,để càng lâu uống càng ngon
- Cách bảo quản: Bảo quản nơi khô mát.
- Cách sử dụng: Dựng ngay
- Các kí hiệu quy ước: khuyến khích tái sử dụng, giữ gìn vệ sinh
môi trường.
- Mã vạch các loại sản phẩm
Hình ảnh thiết kế trên bao bì được pháp luật bảo vệ, tránh trường
hợp các đối thủ cạnh tranh sao chép hay làm giả sản phẩm. Các
thông tin ghi trên bao bì đều phải được viết bằng tiếng Việt do sản
phẩm đang được bán trên thị
trường Việt Nam, phục vụ người
Việt Nam. Ngoài ra còn có một
phần được dịch ra tiếng Anh. Đây
là yếu tố thể hiện mong muốn mở
rộng thị trường của nhà sản xuất,
hướng đến đối tượng là người
nước ngoài.

4.3. Chức năng maketting:
Bao bì không chỉ có tác
dụng bảo vệ sản phẩm mà còn
đóng vai trị quan trọng trong việc
xúc tiến sản phẩm, xét từ góc độ
kinh doanh. Các hình thức của
bao bì như : hình dáng, kích thước bao bì, màu sắc trang trí một
cách hài hòa và đầy đủ thông tin cần thiết sẽ tạo sức hút cho người
tiêu dùng.
23


4.4. Chức năng sử dụng:
- Dễ mở, chỉ cần giật nút trên miệng Rồng trên bao bì
- Dễ rót ra ngoài.
- Kích thước phù hợp với người sử dụng, có thể là 330ml và 750ml
- Khẳng định vai trò quan trọng đến sự phát triển của thực phẩm
- Bao bì ra đời với nhiều mẫu mã thoả mãn thị hiếu của người tiêu
dùng ,chất lượng bao bì ngày càng nâng cao
4.5. Chức năng phân phối:
Lượng sản phẩm được đựng trong bao bì phải phù hợp với
người tiêu dùng và thói quen.Dung tích và khối lượng của bao bì
không quá nhiều hoặc quá ít cho người sử dụng.Thực phẩm chứa
trong bao bì gốm sứ được sản xuất có kích cỡ và đa dạng nên nhiều
loại sản phẩm thực phẩm được phân bố rộng rãi trên toàn quốc như
rượu cần hồ bình,rượu bầu đá bình định.
4.6. Chức năng sản xuất
Trên dây chuyền sản xuất, bao bì gốm sứ thường bị tác động
bởi các yếu tố kĩ thuật vì thế bao bì phải vừa đảm bảo được hiệu
quả kinh tế vừa thỏa mãn các yêu cầu kĩ thuật, chủ yếu gia công

bằng tay, dung phương pháp thủ công.
- Có khả năng chịu được các yếu tố công nghệ như: tráng men, áp
suất, nhiệt độ, độ ẩm, sự ăn mịn…
4.7. Chức năng môi trường
Bao bì gốm sứ không phân huỷ được và không có khả năng
tái chế tuy nhiên nó không gây độc hại tới môi trường
Nó có khả năng tái sử dụng rất cao và dùng được trong thời
gian rất dài, ngoài ra những mảnh vỡ của bao bì gốm sứ ta có thể
tận dụng vào kê các nền sân,nhà...
8. Chức năng văn hóa
Chức năng văn hoá mang lại cho sản phẩm thực phẩm đặc
trưng riêng và tạo cho sản phẩm có khả năng thông tin và
marketing độc đáo.
Thông tin trên nhãn hàng được trình bày bằng ngôn ngữ dân tộc.
Trên bao bì có in những hình ảnh biểu tượng riêng của từng doanh
nghiệp, công ty sản xuất cũng có thể đó là những sản phẩm mang
đặc trưng riêng cho từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia.
24


Chương V : Ưu điểm, nhược điểm và ứng dụng của bao bì gốm
sứ của bao bì gốm sứ
6.1 Ưu điểm của bao bì gốm sứ
+Nguyên liệu chế tạo rẻ ,dễ chế tạo
+ Chịu lực tương đối tốt,chịu nhiệt tốt,khả năng ổn định
nhiệt cao,chịu nhiệt cao...
+Tạo ra nhiều hình dạng phong phú và mang tính truyền
thống cao.
+ Cú khả năng chống ăn mòn tốt ,chống xuyên thấm tốt.
+Không gây ô nhiễm môi trường.

6.2. Nhược điểm của bao bì gốm sứ
+ Giòn ,dễ vỡ khi chịu lực tác dụng lớn ,khối lượng bao
bì lớn ,trong quá trình chế biến có thể bị nhiễm kim loại nặng....
+ Khó tái chế , không phân huỷ được.
+Khó làm kín bao bì hoàn toàn.
6.3. Ứng dụng của bao bì gốm sứ
- Trước khi kỹ thuật bao bì phát triển đồ gốm được dựng để
chứa mọi thứ từ bơ thịt, muối đến rượu……
- Các thương nhân đã từng dựng các bình gốm để chứa đựng
nhựa thông, acid và các loại chất lỏng công nghiệp khác
- Hình thức đẹp nhưng dễ vỡ, và không kín nên ngày nay
gốm sứ thường dùng để chứa các sản phẩm thực phẩm mang tính
truyền thống, các loại rượu cao độ, dầu……..
- Ngoài ra bao bì gốm sứ còn kết hợp với một số loại bao bì
khác như bao bì nhựa, bao bì polime
- Một số hình ảnh về bao bì gốm sứ

Chương VI :Xu hướng phát triển của công nghiệp bao

Bao bì có tính động và thường xuyên thay đổi, vật liệu đòi
hỏi phương pháp sản xuất mới, và vì vậy cần có thiết bị mới. Chu
kỳ thay đổi sẽ ngày càng nhanh. Chất lượng bao bì sẽ ngày càng
tốt hơn.
Các nhà sản xuất bao bì luôn cân nhắc kỹ lưỡng để quyết
25


định làm như thế nào để bao bì là một thể thống nhất với sản phẩm
bên trong và góp phần để gia tăng giá trị của sản phẩm. Không
những thế, bao bì còn phải có tính kinh tế, nghĩa là với một lượng

vật liệu tối thiểu phải có số thành phẩm tối đa. Bao bì phải vừa
khít, quá trình đóng gói sản phẩm dễ dàng ít tốn thời gian, giảm
thiểu số màu in nhưng đạt hiệu quả trình bày...
Tuy vậy, tương lai công nghiệp bao bì sẽ phải đối đầu với
những thách thức lớn về công nghệ, đó là khuynh hướng bao bì
phải mỏng hơn, nhẹ hơn, an toàn hơn cho môi trường, năng suất
đóng gói cao hơn, in ấn đẹp hơn. Trong khi đó thì nguyên vật liệu
phục vụ cho ngành này ngày càng khan hiếm, yêu cầu của khách
hàng đối với nhà sản xuất bao bì ngày càng khắt khe và thường
xuyên đòi hỏi cao hơn, đồng thời sự quản lý của chính phủ ngày
càng nghiêm khắc.
Tất cả các doanh nghiệp bao bì đều đặt xu hướng cắt giảm
chi phí lên hàng đầu. Ngày nay chúng ta không thể mong đợi việc
giữ được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nếu nhưng
không liên tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong sản xuất và dịch
vụ, phải tìm ra các biện pháp phục vụ tốt nhất, mang lại nhiều lợi
ích nhất cho khách hàng.
Xem bao bì như một công cụ tiếp thị cũng là một xu hướng
quan trọng mà chúng ta cần quan tâm. Việc thay đổi thói quen tiêu
dùng từ mua hàng từ các cửa hiệu nhỏ đến mua hàng trong các siêu
thị cũng ảnh hưởng nhiều đến thiết kế bao bì.
Như vậy, hình dáng, vẻ bề ngoài của bao bì, thương hiệu sản
phẩm đã thực sự đóng vai trị quan trọng trong quyết định mua
hàng. Các nhà quản lý thương hiệu sản phẩm ngày càng nhận thức
được tầm quan trọng của nhãn hiệu mang tính quốc tế và nhãn hiệu
mang tính quốc gia. Điều này đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp sản
xuất bao bì phải áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất và
phân phối sản phẩm bao bì. Các khách hàng do đó trông đợi vào
các nhà sản xuất sẽ mở rộng bao bì cung cấp không chỉ tại chỗ mà
còn trong khu vực và toàn cầu. Thị trường mở rộng, phạm vi mở

rộng, sản phẩm đa dạng đòi hỏi kha năng phối hợp nhịp nhàng linh
hoạt thì ở đây yếu tố con người lại càng trở nên quan trọng và
26


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×