Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

một vài loại sâu gây hại trên nhãn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.38 KB, 5 trang )

SÂU HẠI NHÃN VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
Ts. Nguyễn Văn Hòa
Viện CAQ miền Nam

1. Sâu đục gân lá Acrocercops hierocosma Meyr
+ Hình thái: Thành trùng màu xám nâu, kích thước sải cánh khoảng 4 mm, cánh trước dài
và hẹp, trên cánh có những vân màu trắng bạc, cánh sau hình dùi có nhiều lông tơ mịn dài.
Ấu trùng dài khoảng 5mm có màu xanh nhạt. Sâu chui ra khỏi gân lá để hoá nhộng, nhộng
dài khoảng 5 mm được che phủ bên ngoài bằng một màng mỏng đính trên mặt lá nhãn.

Hình 1: Triệu chứng sâu đục gân
lá nhãn

Hình 2: Sâu và nhộng sâu đục gân
lá nhãn

+ Cách gây hại: Bướm cái thường đẻ trứng trên các cành, lá nhãn non. Sâu nở ra ăn phá
bằng cách đục vào gân chính của lá, làm đứt nghẽn mạch nhựa của lá, lá không phát triển được hoặc
bị méo mó. Triệu chứng lá bị cháy khô đầu trông rất giống lá bị bệnh. Khi các đợt lộc bị gây hại
nặng ảnh hưởng đến sự phát triển bộ lá, làm giảm khả năng ra hoa hoặc quả bị rụng (Hình 1 và 2).
+ Phòng trị: Tỉa cành để các đợt ra lộc tập trung dễ kiểm soát.
Phun thuốc trong giai đoạn cây ra đọt non bằng các loại thuốc như: Fenbis, Sagomycin,
Cymbus, Applaud hoặc các loại thuốc gốc cúc tổng hợp khác.
2. Sâu đục quả Conogethes punctiferalis (Guenée)
+ Hình thái: Thành trùng là một loại bướm có chiều dài sải cánh 20- 23mm, toàn thân màu
vàng, trên cánh có nhiều chấm nhỏ màu đen. Trứng có hình elip dài khoảng 2- 2,5mm, trứng lúc mới
đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở có màu vàng nhạt (Hình 3).
Ấu trùng mới nở có màu trắng sữa, đầu màu nâu, về sau chuyển thành màu trắng hơi ửng
hồng, trên lưng mỗi đốt cơ thể có 4 chấm màu nâu nhạt, trên các đốm có mang 1 sợi lông cứng nhỏ.
ấu trùng trải qua 5 tuổi, ấu trùng phát triển đầy đủ dài 17 – 20 mm.
Nhộng dài khoảng 12 - 13 mm nằm trong một cái kén bằng tơ, ban đầu có màu nâu nhạt khi


sắp vũ hóa có màu nâu đậm và có thể thấy rõ các chấm đen trên cánh.


Hình 3: Thành trùng sâu đục quả Conogethes punctiferalis

+ Cách gây hại: Thành trùng hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng nấp ở nơi tối hoặc
mặt dưới lá cây ký chủ. Cả thành trùng đực và cái đều ăn mật hoa. Trưởng thành cái đẻ trứng trên
quả, đặc biệt là nơi tiếp giáp giữa các quả. Sâu có thể gây hại từ khi quả còn nhỏ đến sắp thu hoạch,
nặng nhất là khi quả bắt đầu có cơm. Quả non bị sâu đục thường biến dạng, khô và rụng, quả lớn
nếu bị hại sẽ ảnh hưởng đến phẩm chất. Sâu thường hóa nhộng ở nơi tiếp giáp giữa các quả hoặc
trên bề mặt quả. Trong tự nhiên, nhộng thường bị ký sinh bởi 2 loài ong Brachymeria lasus (Walker)
và Brachymeria nosatoi Habu.
+ Phòng trị:
- Vệ sinh vườn bằng cách thu gom những quả bị nhiễm đem tiêu hủy.
- Cắt tỉa cành sau khi thu hoạch cho vườn thông thoáng.
- Dùng bẫy đèn với ánh sáng đen (Black light) để bẫy trưởng thành.
- Có thể sử dụng bao quả để giảm thiệt hại.
Phun thuốc nếu có 1% số quả trong vườn bị tấn công, có thể dùng các loại thuốc như
Vovinam, Fenbis, Karate, Polytrin, Baythroid, Fenbis, Cymbush. Chú ý thời gian cách ly của mỗi
loại thuốc để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
3. Bọ xít Tessaratoma papillosa (Drury)
+ Hình thái và cách gây hại: Thành trùng có màu nâu nhạt, cơ thể to, chiều dài thân khoảng
25- 30 mm có dạng hình 5 cạnh, cánh trước có dạng cánh nửa cứng. Trứng dạng hình cầu, kích
thước khoảng 2mm, màu nâu nhạt, được đẻ thành từng ổ xếp cạnh nhau trên mặt lá. Ấu trùng cũng
có dạng như thành trùng tuy nhiên cánh chưa phát triển hoàn chỉnh, kích thước nhỏ hơn và có màu
vàng nâu, khả năng di chuyển kém linh hoạt hơn thành trùng (H. 4, 5).
Bọ xít là đối tượng gây hại quan trọng trên nhãn vùng ĐBSCL, gây hại chủ yếu vào giai
đoạn cây ra đọt non, rụng hoa, rụng quả, làm chết các cành của phát hoa ảnh hưởng rất lớn đến năng
suất và sinh trưởng của cây.
+ Phòng trị:

- Tỉa cành để các đợt hoa và đọt non ra tập trung.
- Dùng vợt bắt trưởng thành vào sáng sớm.


Trong tự nhiên có các loài thiên địch như kiến vàng, ong ký sinh có thể tấn công trứng bọ xít,
do vậy nên tạo điều kiện thuận lợi cho thiên địch tự nhiên phát triển nhằm hạn chế bớt sự gây hại
của bọ xít. Phun thuốc khi thấy mật số bọ xít cao, có thể dùng cá loại thuốc như Vovinam,
Secsaigon, Confidor, Fastac, Sherpa...

Hình 4: Thành trùng bọ xít
Tessaratoma papillosa

Hình 5: Bọ xít chích hút trên chùm nhãn

4. Rệp sáp Pseudococus sp., Aleurodicus dispersus, Nipaecoccus sp.
+ Hình thái và cách gây hại: Rệp sáp gồm rất nhiều loài gây hại trên nhãn. Khả năng sinh
sản của rệp sáp rất cao, con cái có thể đẻ trứng hoặc đẻ trực tiếp ra con.
Ấu trùng tuổi nhỏ ít có khả năng di chuyển, chúng thường kết hợp với các loại kiến để phân
tán sang nơi khác. Rệp sáp có thể gây hại trên các bộ phận của cây như cành, lá, hoa quả. Cả ấu
trùng và trưởng thành đều chích hút nhựa cây, trong quá trình gây hại chúng thải ra mật thu hút nấm
bồ hóng đến phát triển, sự phát triển của nấm bồ hóng trên tán lá làm giảm khả năng quang hợp của
cây, trên quả làm giảm giá trị thương phẩm. Ngoài ra vết thương do rệp gây ra giúp các loại nấm
bệnh khác dễ dàng xâm nhập vào cây (Hình 6 và 7).
+ Phòng trị:
- Phun nước vào tán cây để rửa trôi rệp.
- Nên tỉa bỏ những quả bị nhiễm ở giai đoạn đầu để tránh sự nhân mật số rệp sáp.
- Tìm diệt các loại kiến có hại để hạn chế sự lây lan.
- Hạn chế trồng xen với những cây dễ nhiễm rệp sáp như đu đủ, mãng cầu,...
Phun thuốc khi thấy mật số cao bằng các loại thuốc như: Pyrinex, Fenbis, Supracide,
Pyrinex, Admire, D-C tron plus,... Khi phun có thể kết hợp các chất bám dính để tăng hiệu quả của

thuốc.

Hình 6: Rệp sáp gây hại trên cành nhãn

Hình 7: Rệp sáp gây hại trên quả nhãn


5. Sâu đục quả Acrocercops cramerella Snellen
+ Hình thái và cách gây hại: Thành trùng là một loại ngài nhỏ có chiều dài sãi cánh 12 mm,
toàn thân màu nâu nhạt, râu và chân rất dài, cánh trước có hình lá liễu thon dài có những vân trắng,
cánh sau hình dùi rìa, cánh mang nhiều lông tơ. Thời gian sống của trưởng thành khoảng 7 ngày.

Hình 8: Thành trùng sâu đục quả Acrocercops cramerella
Thành trùng cái đẻ từng trứng trên cuống quả, trứng có hình bầu dục dẹp kích thước 0,5 mm,
thời gian trứng 6-7 ngày. Ấu trùng có 4-6 tuổi, khi mới nở ấu trùng có màu trắng sữa, đầu màu vàng
và không chân. Khi phát triển đầy đủ ấu trùng chuyển sang màu vàng nhạt kích thước 12 mm, giai
đoạn ấu trùng kéo dài 14-18 ngày. Sâu thường hóa nhộng ở kẻ quả, nơi tiếp giáp giữa các quả hoặc
trên lá khô, thời gian nhộng khoảng 6-8 ngày.
Thành trùng hoạt động vào ban đêm, ban ngày chúng nấp dưới lá hoặc cành cây. Trưởng
thành đẻ trứng trên cuống quả, ấu trùng sau khi nở đục vào phần cuống quả làm cho quả bị rụng, đôi
khi vào giai đoạn quả còn rất nhỏ (Hình 8).
Sâu đục quả Acrocercops cramerella không gây thiệt hại nhiều đến năng suất quả so với sâu
đục quả Conogethes punctiferalis. Tuy nhiên, theo một số ghi nhận gần đây cho biết, loài sâu hại
này đang có chiều hướng gia tăng trên nhãn. Thiệt hại do loài này gây ra thông thường khoảng 1015%. Điều đáng chú ý là loài này rất khó phát hiện nếu chỉ quan sát triệu chứng bên ngoài, khi điều
tra trên vườn phải lột vỏ quả ra mới phát hiện được.
+ Phòng trị
- Có thể sử dụng bao quả để giảm thiệt hại.
- Trong tự nhiên trứng sâu đục quả Acrocercops cramerella bị ký sinh bởi ong ký sinh họ
Trichogrammatidae và kiến, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho các loài này phát triển cũng giảm
được thiệt hại do sâu gây ra.

- Có thể phun thuốc để phòng trị bằng các loại thuốc như: Fenbis, Sago-Super, Karate,
Polytrin, Baythroid, Fenbis, Cymbush... Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để bảo đảm an
toàn cho nguời sử dụng.
6. Nhện lông nhung (Eriophyes dimocarpi Kuang)
+ Đặc điểm:
- Kích thước: dài 0.13 – 0.17mm, rộng 0.035 – 0.04mm (xem trên kính phóng đại 20 lần)


- Tầm quan trọng: Quan trọng
- Phân bố: Khắp nơi trên thế giới
- Thế hệ trên năm: 13 - 15 thế hệ
Cách gây hại:
Nhện xâm nhập đẻ trứng vào mặt dưới lá búp, chúng
tiết ra chất có tác dụng làm biểu bì lá phát triển thành nhiều
lông nhỏ mịn như nhung.
Các giống bị tấn công: Chủ yếu giống nhãn da bò, nhãn lông,
nhãn Ido, v.v. nhưng giống nhãn xuồng không bị nhiễm.

Hình 9 :Trưởng thành nhện lông nhung
Eriophyes dimocarpi

+ Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng giống kháng: Giống Nhãn xuồng cơm vàng chống chịu tốt đối với nhện
- Sử dụng các loại thuốc trừ nhện nhóm Abamectin, Confidor, Pegasus, .... đều mang lại hiệu
quả phòng trị.
- Sử dụng dầu khoáng kết hợp với một trong những loại thuốc trên mang lại hiệu quả cao.
- Trong mùa nắng có thể áp dụng biện pháp phun nước thường xuyên có thể làm giảm mật số
và khả năng gây hại của nhện lông nhung.
- Không nên để cây bồ ngót, cây bóng nẻ trên vườn, vì đây là những cây ký chủ của nhện
lông nhung.




×