Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Phân chia tài sản không di chúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.39 KB, 8 trang )

Đề bài :Ông Quang và bà Hòa có 4 người con là anh Khải, anh Tài, anh Huân và chị
Mai. Tháng 5/2015 anh Tài chết để lại 2 con là cháu Hoàn và cháu Trinh do vợ anh là
chị Chi nuôi dưỡng. Ngày 16/6/2016 khi đang trên đường từ Hải Phòng về Hà Nội ,tại
Km số 66 thuộc địa phận tỉnh Bắc Ninh xe ô tô của chị Mai gặp tai nạn khiến ông
Quang và chị Mai chết tại chỗ. Ngày 19/9/2016 anh huân khởi kiện yêu cầu chia tài
sản thừa kế của ông Quang (chưa lập di chúc).Biết rằng ông Quang và bà Hòa có khối
tài sản chung là: 1 căn nhà 3 tầng tại tổ 8, phố X phường Thượng Thanh quận Long
Biên, Hà Nội,3 cuốn sổ tiết kiệm tổng giá trị là 2 tỷ đồng, 5 cây vàng 9999, ngoài ra
ông Quang còn được thừa kế riêng 1 mảnh đất vườn với diện tích 1000m2 tại quê nhà
do tổ tiên để lại (giấy CN QSD đất mang tên ông Quang) hiện đang do mẹ ruột của
ông trông coi.
Ông Quang

Chi

Tài

Hoàn

Trinh

Khải

Bà Hòa

Huân

Mai

Chồng


Hạnh (con nuôi)

Mai


Trích Bộ luật Dân sự 2015
Phần thứ tư: THỪA KẾ
Chương XXI: QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên
bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2
Điều 71 của Bộ luật này.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác
định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc
nơi có phần lớn di sản.
Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản
chung với người khác.
Chú thích :
Điều:613.
Còn Người
sống thừa kế
Người
thừa
kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh
: Đã
chết
ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di
sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào

thời điểm mở thừa kế.

Phần thứ tư: THỪA KẾ
Chương XXIII:THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:


a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền
hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có
quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc,
nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột,
em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội,
ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu
ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác
ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ
nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.


3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản.
Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người
để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng
nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di
sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn
sống.

Trích Luật hôn nhân và gia đình 2014
CHƯƠNG IV: CHẤM DỨT HÔN NHÂN
Mục 2: HÔN NHÂN CHẤM DỨT DO VỢ, CHỒNG CHẾT HOẶC BỊ TÒA ÁN
TUYÊN BỐ LÀ ĐÃ CHẾT
Điều 65. Thời điểm chấm dứt hôn nhân
Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân
chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị
Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống
quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người
khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di

sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ
trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết
hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ
hoặc chồng còn sống, gia đình thì vợ, chồng còn sống có quyền yêu cầu Tòa án hạn
chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật dân sự.


4. Tài sản của vợ chồng trong kinh doanh được giải quyết theo quy định tại các khoản
1, 2 và 3 Điều này, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Điều 73. Đại diện cho con
1. Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành
niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ
hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
2. Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không
có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền
sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã
thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.
Điều 75. Quyền có tài sản riêng của con
1. Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế
riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ
tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản
riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống
chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có
thu nhập.
3. Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của

gia đình theo quy định tại khoản 4 Điều 70 của Luật này.
Điều 76. Quản lý tài sản riêng của con
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ
quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ
quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài
sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con
từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ
trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.


3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người
khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài
sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó
hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con
đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ
thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của
Bộ luật dân sự.
Điều 77. Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng
lực hành vi dân sự
1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi
thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì
phải xem xét nguyện vọng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp
tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng
tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám
hộ.
3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt
tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện

Bài làm
Áp dụng điều 611 ta được:
-

Thời điểm mở thừa kế là ngày 16/6/2016 tức là thời điểm ông Quang chết
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của ông Quang là căn nhà 3 tầng
tại tổ 8, phố Thượng Thanh phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Hà Nội
Áp dụng điều 650 bộ luật dân sự 2015

Vì ông Quang chết không để lại di chúc nên di sản của ông Quang sẽ được chia theo
luật thừa kế.
Áp dụng khoản 2 điều 66 luật Hôn nhân và Gia đình 2014


Ngày 19/9/2016 anh huân khởi kiện yêu cầu chia tài sản thừa kế của ông Quang nên
tài sản chung của hai vợ chồng ông Quang bà Hòa gồm 1 căn nhà 3 tầng tại tổ 8, phố
Thượng Thanh phường Thượng Thanh quận Long Biên, Hà Nội, 3 cuốn sổ tiết kiệm
tổng giá trị là 2 tỷ đồng, 5 cây vàng 9999 sẽ đươc chia đôi
Tài sản của ông Quang bao gồm:
-

1 mảnh đất vườn(đất) với diện 1000m2 (Giấy CN QSD đất mang tên ông
Quang) mà ông Quang được thừa kế riêng.
½ phần tài sản chung của hai vợ chồng ông Quang bà Hòa gồm 1 căn nhà 3
tầng tại tổ 8, phố Thượng Thanh phường Thượng Thanh quận Long Biên, Hà
Nội, 3 cuốn sổ tiết kiệm tổng giá trị là 2 tỷ đồng, 5 cây vàng 9999.
Áp dụng khoản 1 điều 651 bộ luật dân sự 2015

Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Bà Hòa;anh Khải; anh Huân; anh Tài, chị Mai và mẹ
ruột của ông Quang

Toàn bộ tài sản của ông Quang sẽ chia đều cho người ở hàng thừa kế thứ nhất
Áp dụng điều 652 bộ luật dân sự 2015
Do anh Tài chết vào tháng 5/2015-trước thời điểm ông Quang chết và chị Mai chết
cùng thời điểm ông Quang chết nên số tài sản mà đáng ra anh Tài được hưởng nếu
không chết sẽ được chia đều cho 2 con của anh Tài là cháu Hoàn và cháu Trinh . Số
tài sản mà đáng ra chị Mai được hưởng nếu không chết sẽ được chia cho con nuôi của
chị là bé Hạnh
Áp dụng điều 73,75,76,77 luật hôn nhân và gia đình
-

-

Nếu cháu Hoàn và cháu Trinh chưa đủ 15 tuổi thì tài sản mà 2 cháu được thừa kế
riêng sẽ do chị Chi-vợ anh Tài,mẹ của hai cháu và cũng là người đại diện của 2 cháu
quản lý.Chị Chi cũng có quền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của 2 cháu Hoàng và
cháu Trinh và phải giao trả lại cho 2 cháu Hoàng và cháu Trinh khi 2 cháu đủ 15 tuổi.
Bé Hạnh vì mới có 6 tuổi nên tài sản được thừa kế riêng của bé sẽ được bố của béngười đại diện của bé quản lý, địn đoạt tài sản đó vì lợi ích của bé.Khi bé Hạnh đủ 15
tuổi thì bố của bé phải giao trả lại toàn bộ tài sản được thừa kế riêng của ông ngoại
cho bé
Tài sản sẽ được chia như sau:
-

Bà Hòa: 166,67m2 đất ;0,667 giá trị căn nhà 3 tầng ; 1,167 tỷ đồng ; 2,9167 cây
vàng


-

Anh Khải : 166,67m2 đất ; 0,167 giá trị căn nhà 3 tầng ; 0,167 tỷ đồng ; 0.4167
cây vàng

Anh Huân : 166,67m2 đất ; 0,167 giá trị căn nhà 3 tầng ; 0,167 tỷ đồng ; 0.4167
cây vàng
Bé Hạnh : 166,67m2 đất ; 0,167 giá trị căn nhà 3 tầng ; 0,167 tỷ đồng ; 0.4167
cây vàng
Mẹ ông Quang : 166,67m2 đất ; 0,167 giá trị căn nhà 3 tầng ; 0,167 tỷ đồng ;
0.4167 cây vàng
Cháu Hoàn : 83,335m2 đất ; 0,0835 giá trị căn nhà 3 tầng ; 0,0835 tỷ đồng ;
0.20835 cây vàng
Cháu Trinh : 83,335m2 đất ; 0,0835 giá trị căn nhà 3 tầng ; 0,0835 tỷ đồng ;
0.20835 cây vàng



×