Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng từ thực tiễn thành phố đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.3 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyết định hình phạt là một trong những giai đoạn cơ bản và
quan trọng của quá trình áp dụng pháp luật hình sự vào thực tiễn xét
xử các vụ án hình sự do Tòa án thực hiện sau khi đã làm rõ các tình
tiết định tội, định khung hình phạt, tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
TNHS và nhân thân của người phạm tội. Quyết định hình phạt đúng
pháp luật, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, có sự cân nhắc các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
TNHS, nhân thân của người phạm tội là cơ sở để thực hiện các
nguyên tắc của luật hình sự, đặc biệt là nguyên tắc pháp chế, nguyên
tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng và nguyên tắc cá thể hóa hình
phạt trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự vào thực tiễn xét xử
của Tòa án.
Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
quy định của Bộ luật là một trường hợp đặc biệt của quyết định hình
phạt, tính đặc biệt của nó thể hiện ở mức độ giảm nhẹ hình phạt đặc
biệt so với trường hợp giảm nhẹ thông thường khác, thông thường khi
quyết định hình phạt thì Tòa án quyết định mức hình phạt trong giới
hạn của chế tài, còn khi áp dụng quy định về quyết định hình phạt nhẹ
hơn thì mức hình phạt xuống dưới mức tối thiểu của chế tài, phá vỡ
chế tài mà Nhà làm luật dự kiến áp dụng đối với người phạm tội.
QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định của
Bộ luật có vai trò hết sức quan trọng đối với thực tiễn xét xử là
phương tiện để đạt đến sự công bằng xã hội và là biểu hiện của chính
sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội. Do
1


vậy, khi áp dụng quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung


hình phạt đòi hỏi Tòa án phải hết sức thận trọng, hạn chế những sai
sót khi áp dụng quy định này, bởi lẽ nếu áp dụng đúng thì sẽ bảo đảm
bằng công bằng xã hội, bảo đảm hình phạt được áp dụng tương xứng
với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
đây cũng chính là cơ sở để đạt được mục đích của hình phạt và giảm
chi phí cho hoạt động thi hành hình phạt, ngược lại nếu lạm dụng quy
định này để QĐHP quá nhẹ, không nghiêm khắc sẽ làm giảm tính uy
nghiêm của hình phạt, hình phạt được áp dụng không tương xứng với
tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội làm cho mục đích của hình
phạt không đạt được và gây ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng,
chống tội phạm.
Như vậy, quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được các Tòa án áp dụng khá phổ biến và có vai trò quan
trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay việc áp
dụng quy định này vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc và thiếu sót
chẳng hạn như: QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt phải
tuân thủ điều kiện ít nhất có hai tình tiết giảm nhẹ TNHS tại khoản 1
Điều 46 BLHS thì vẫn còn nhiều bất cập nên chưa đáp ứng yêu cầu
của thực tiễn xét xử, thực tiễn cho thấy có rất nhiều vụ án người
phạm tội có một tình tiết giảm nhẹ theo khoản 1 Điều 46 BLHS
nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS theo khoản 2 Điều 46
BLHS và xét về trường hợp phạm tội này thì đáng được hưởng mức
án dưới mức tối thiểu của chế tài, nhưng do không có đủ hai tình tiết
giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS nên Tòa án
không thể QĐHP dưới mức tối thiểu của chế tài được; vẫn còn tình
trạng vi phạm giới hạn giảm nhẹ theo quy định nghĩa là xử mức án
dưới mức tối thiểu của khung hình phạt liền kề nhẹ hơn vì nhiều
2



nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ sự thiếu chỉ dẫn
thế nào là khung hình phạt nhẹ hơn liền kề đối với các điều luật có
cấu trúc khung hình phạt không theo trật tự thông thường; vướng mắc
trong việc áp dụng hình phạt dưới mức tối thiểu của chế tài khi người
phạm tội đủ điều kiện luật định nhưng lại có thêm tình tiết tăng nặng
TNHS; vướng mắc khi quyết định chuyển sang hình phạt khác thuộc
loại nhẹ hơn có phải tuân thủ các quy định chung của loại hình phạt
đó hay không; vướng mắc khi QĐHP dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
hoặc đối với người chưa thành niên phạm tội; vướng mắc trong việc
xác định các tình giảm nhẹ để làm căn cứ quyết định hình phạt nhẹ
hơn..v.v. Những bất cập, vướng mắc và thiếu sót khi QĐHP dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt là do nhiều nguyên nhân khác
nhau, có những nguyên nhân thuộc về chủ quan của Thẩm phán và
Hội thẩm nhân dân do không nghiên cứu toàn diện các quy định của
pháp luật hình sự, cũng có những nguyên nhân khách quan là do
những bất cập của pháp luật hình sự liên quan đến QĐHP dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quyết định hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng từ thực tiễn
thành phố Đà Nẵng” làm luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định của
Bộ luật là một trong những đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận và thực
tiễn được nhiều tác giả có nhiều uy tín trong lĩnh vực hình sự đề cập
trong nhiều công trình khoa học khác nhau, chẳng hạn như các
Chuyên khảo: “Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt trong
luật hình sự Việt Nam” củaThạc sĩ Đinh Văn Quế và Tiến sĩ Lê Văn
3



Đệ, “Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của Tiến sĩ
Dương Tuyết Miên, Dưới cấp độ luận văn cử nhân thì có luận văn:
“Quyết định hình phạt dưới mức tối thiểu của chế tài - những vấn đề
lý luận và thực tiễn” năm 2002 của tác giả Nguyễn Thị Khánh Ly,
trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn này cũng đã
nêu ra khái niệm QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, đề
cập những vấn đề pháp lý của quy định về QĐHP nhẹ hơn, đáng giá
thực tiễn áp dụng và đã đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện cũng
như nâng cao hiệu quả áp dụng của quy định này.
Tóm lại, QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy
định của Bộ luật tuy đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiều góc độ
khác nhau thể hiện một phần ở các công trình chuyên khảo, luận văn
cử nhân cho đến những bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nhưng
vẫn chưa làm rõ các vấn đề pháp lý của nó, chưa hệ thống những
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng và chưa đưa ra những giải pháp
toàn diện để hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả áp
dụng quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu một cách tuyên đối có hệ thống về các
vấn đề lý luận và thực tiễn QĐHP dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt, đồng thời đi sâu phân tích đánh giá thực tiễn của BLHS
trong giai đoạn 2012-2016, trên cơ sở đó chỉ ra một số vướng mắt,
tồn tại trong thực tiễn, từ đó đề xuất một số kiến nghị, giải pháp.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu để đạt được mục đích trên, luận
văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau:
+ Làm rõ những vấn đề thuộc về mặt pháp lý cơ bản của quy
4



định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt;
+ Nghiên cứu thực tiễn áp dụng của quy định về QĐHP dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt của Tòa án trong thời gian qua,
so sánh, đối chiếu để làm rõ những bất cập, vướng mắc và nguyên
nhân của nó;
+ Trên cơ sở phân tích những thiếu sót, bất cập và vướng mắc
trong thực tiễn xét xử, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy
định của BLHS cũng như hướng dẫn áp dụng và các giải pháp khác
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng về QĐHP dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực tiễn cho thấy rằng, QĐHP dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt liên quan rất nhiều đến các chế định khác của luật hình sự:
Hình phạt, quyết định hình phạt, căn cứ quyết định hình phạt, các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS.v.v, việc đề cập đến các vấn đề
trên cũng chỉ nhằm mục đích giải quyết một cách có hệ thống và làm
rõ hơn vấn đề của quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: là nghiên cứu quy định về QĐHP
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt dưới góc độ luật hình sự.
Trong quá trình nghiên cứu có đề cập đến sự hình thành và phát triển
của quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
nhưng chỉ để làm sáng tỏ vấn đề chứ không đi sâu các quy định đó,
luận văn chỉ tập trung nghiên cứu quy định này từ khi có BLHS năm
1985 và đặc biệt là BLHS năm 1999. Bên cạnh đó tập trung nghiên
cứu thực tiễn áp dụng quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt của Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.

5


5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
+ Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ
nghĩa Mác - LêNin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và Nhà nước pháp
quyền; Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về
phòng, chống tội phạm, xử lý người phạm tội; Chính sách hình sự,
chính sách nhân đạo, các nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam về
vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết của Đại
hội Đảng X, XI và các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02.01.2001,
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 26.5.2005 về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năn 2020 của Bộ Chính trị;
+ Cơ sở thực tiễn: Thực tiễn áp dụng căn cứ QĐHP trong hoạt
động QĐHP của TAND hai cấp TP Đà Nẵng từ khi BLHS năm 1999
đến nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu luận văn cũng bám sát việc sử dụng các
phương pháp nghiên cứu chính của khoa học hình sự để thấy rõ mức
độ hiệu quả của quy định QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam, đó là: phương pháp xã hội học,
phương pháp loogic hình thức, phương pháp luật học – lịch sử,
phương pháp luật học – so sánh và phương pháp biện chứng.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích,
tổng hợp, thống kê, quy nạp để phân tích cụ thể thực trạng áp dụng
QĐHP dưới mức thấp nhất của BLHS trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, cũng như nhằm làm rõ những nguyên nhân cơ bản của các bất
cập, tồn tại trong thực tiễn áp dụng.

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Xây dựng khái niệm QĐHP dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt theo quy định của BLHS, đảm bảo lý luận khoa học, thống,
đồng thời cũng có thể là cơ sở tham khảo cho việc hoàn thiện pháp
luật hình sự về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy
định của Bộ luật.
Dựa trên những nghiên cứu lý luận về QĐHP dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt, tìm hiểu quy định của pháp luật hình sự
Việt Nam về áp dụng và kết quả đánh giá thực tiễn áp dụng các căn
cứ QĐHP trong hoạt động xét xử VAHS của TAND hai cấp thành
phố Đà Nẵng nhằm góp phần nhận thức đúng các căn cứ QĐHP dưới
mức thấp nhất và tầm quan trọng của nó.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Điểm mới quan trọng nhất của luận văn là đưa ra các yêu cầu
và giải pháp bảo đảm áp dụng đúng các căn cứ quyết định hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, bao gồm: Yêu cầu thực
hiện đúng các nguyên tắc áp dụng; Yêu cầu của cải cách tư pháp;
Yêu cầu bảo vệ quyền con người; Yêu cầu phòng và chống tội phạm;
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đẩu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vẫn đề lý luận và pháp luật hình sự về quyết
định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt theo pháp
luật Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt được áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc
áp dụng hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.
7


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT DƢỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA
KHUNG HÌNH PHẠT THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.1. Khái niệm và ý nghĩa đƣợc áp dụng về quyết định hình phạt
dƣới mức thấp nhất của khung hình phạt theo pháp luật hình sự
Việt Nam
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của quyết định hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt (nhẹ hơn quy định của Bộ luật
hình sự) theo pháp luật hình sự Việt Nam
1.1.2. Ý nghĩa của quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất quy
định của Bộ luật
- Ý nghĩa về mặt xã hội
- Ý nghĩa về mặt pháp lý
1.2. Điều kiện của QĐHP dƣới mức thấp nhất của khung hình
phạt
1.2.1. Quy định của BLHS về điều kiện tình tiết giảm nhẹ để
áp dụng QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
Theo quy định tại Điều 47 BLHS, để QĐHP nhẹ hơn thì người
phạm tội phải có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1
Điều 46 Bộ luật hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS thì có các tình tiết
giảm nhẹ sau:
a. Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội
phạm

b. Người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại,
khắc phục hậu quả
8


c. Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ
chính đáng
d. Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế
cấp thiết
đ. Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do
hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra
e. Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình
gây ra
g. Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không
lớn
h. Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng
i. Phạm tội vì bị người khác đe dọa, cưỡng bức
k. Phạm tội do lạc hậu
l. Người phạm tội là phụ nữ có thai
m. Người phạm tội là người già
n. Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
o. Người phạm tội tự thú
p. Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
q. Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách
nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm
r. Người phạm tội đã lập công chuộc tội
s. Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản
xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác
1.2.2. Quy định của Bộ luật hình sự về giới hạn áp dụng

QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
Chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn
9


1.3. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của chế định
quyết QĐHP dƣới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định
của Bộ luật
1.3.1. QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy
định của Bộ luật trước BLHS 1985
1.3.2. QĐHP dưới mức thấp nhất quy định của Bộ luật từ
khi có BLHS 1985 đến nay
So với các quy định trước đó thì QĐHP dưới mức thấp nhất quy
định của Bộ luật ở BLHS năm 1985 có sự hoàn thiện hơn, nó được quy
định thành một quy định riêng trong phần chung của Bộ luật, điều kiện
áp dụng rõ ràng và hợp lý hơn so với các quy định trước đó. Tuy nhiên,
QĐHP dưới mức thấp nhất trong lần pháp điển hóa này vẫn bộc lộ
nhiều hạn chế nhất định thể hiện ở các khía cạnh sau:
+ QĐHP dưới mức thấp nhất
+ Về điều kiện để áp dụng quy định
+ Về giới hạn giảm nhẹ hình phạt
1.4. QĐHP dƣới mức thấp nhất quy định của bộ luật của một số
nƣớc ngoài
1.4.1. QĐHP dưới mức thấp nhất quy định của Bộ luật trong
BLHS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
1.4.2. QĐHP dưới mức thấp nhất quy định của Bộ luật trong
BLHS Liên Bang Nga
1.4.3. QĐHP dưới mức thấp nhất hơn quy định của BLHS
Nhật Bản

Kết luận chƣơng 1
Trong chương 1, học viên đã làm rõ khái niệm và bản chất và
đặc điểm của QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy
10


định của Bộ luật, trên cơ sở đó phân tích ý nghĩa xã hội và pháp lý
của QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Học viên đã làm
sáng tỏ những vấn đề pháp lý của quy định về QĐHP dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt như về điều kiện phải có tình tiết giảm nhẹ
luật định, yêu cầu của việc áp dụng quy định về QĐHP dưới mức
thấp nhất, giới hạn giảm nhẹ khi áp dụng quy định này. Học viên
cũng đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của quy định về
QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nhằm tìm hiểu lịch
sử hình thành, sự kế thừa và phát triển của quy định về QĐHP dưới
mức thấp nhất, ngoài ra còn đề cập đến quy định về QĐHP dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt của một số nước trên thế giới nhằm so
sánh, đối chiếu với quy định của luật hình sự Việt Nam.

11


CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ QUYẾT ĐỊNH
HÌNH PHẠT DƢỚI MỨC THẤP NHẤT CỦA KHUNG HÌNH
PHẠT ĐƢỢC ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về QĐHP dƣới mức
thấp nhất của khung hình phạt theo quy định của Bộ luật hình sự
2.1.1. Điều kiện và phạm vi áp dụng điều 47 Bộ luật hình sự

Bộ luật hình sự quy định phạm vi áp dụng điều 47 BLHS.
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều
46 BLHS, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định.
Điều luật quy định “Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy
định tại khoản 1 Điều 46”.
2.1.2. QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được
áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt (chuẩn bị phạm tội,
phạm tội chưa đạt, người chưa thành niên phạm tội)
Hiện nay, quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt thì ngoài những vướng mắc, sai sót đã nêu ở các phần trên
thì còn nảy sinh một số vấn đề liên quan giữa QĐHP dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt hơn với các trường hợp QĐHP đặc biệt
khác quy định trong BLHS.
2.1.3. QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạttrong
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt
Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt là các giai đoạn thực
hiện tội phạm trong quá trình thực hiện tội phạm, nếu như ở giai đoạn
chuẩn bị phạm tội người phạm tội chưa thực hiện hành vi thuộc mặt
khách quan của cấu thành tội phạm thì ở giai đoạn phạm tội chưa đạt
12


người phạm tội đã thực hiện hành vi thuộc mặt khách quan của cấu
thành tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những
nguyên nhân ngoài ý muốn.
Một vấn đề vướng mắc nữa khi QĐHP dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa
đạt là chưa có hướng dẫn về trình tự áp dụng hai trường hợp giảm
nhẹ đặc biệt này nên dẫn đến các Tòa án áp dụng khác nhau.

2.1.4. QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạtđối
với người phạm tội chưa thành niên
Theo quy định tại Điều 74 BLHS thì khi QĐHP tù có thời hạn
đối với người chưa thành niên phạm tội thì chia ra hai trường hợp
khác nhau:
Trường hợp thứ nhất: Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi khi phạm tội, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được
áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Trường hợp thứ hai: Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
khi phạm tội, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp
dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
2.2. Thực tiễn áp dụng QĐHP dƣới mức thấp nhất của khung
hình phạt tại thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Kết quả QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt tại Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng
Thực tiễn QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt tại
TAND hai cấp thành phố Đà Nẵng là một căn cứ khách quan để đánh
giá hiệu quả của hoạt động QĐHP trong công tác xét xử tại nơi này.
Thực tiễn đó đã cho thấy trong một số trường hợp, việc áp dụng các
tình tiết giảm nhẹ của HĐXX vẫn mắc phải những sai sót nhất định
nên đã làm cho việc QĐHP không chính xác.
13


Bảng 2.1. Tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm
của TAND hai cấp thành phố Đà Nẵng từ năm 2012 – 2016
Giải quyết
Vụ
Bị cáo
Vụ

Bị cáo
2012
608
1.253
597
1.236
2013
642
1.174
626
1.147
2014
620
1.106
616
1.088
2015
655
1.213
655
1.213
2016
767
1.383
764
1.380
Tổng cộng
3.292
6.129
3.258

6.064
(Báo cáo Tổng kết của TAND TP Đà Nẵng từ năm 2012 – 2016)
Năm

Thụ lý

Như vậy, qua số liệu ở trên thể hiện tình hình tội phạm trên địa
bàn TP Đà Nẵng có chiều hướng gia tăng. Điều này cũng có sự tác
động nhất định đến hoạt động áp dụng pháp luật TTHS nói chung và
QĐHP nói riêng của TAND hai cấp TP Đà Nẵng.
2.2.2. Đánh giá kết quả áp dụng QĐHP dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt tại Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.2. Tổng hợp xét xử của TAND hai cấp thành phố Đà Nẵng
từ năm 2012 – 2016
Các hình phạt được áp dụng
Số bị
Cải tạo
Tù có
Năm
cáo bị Cảnh Phạt
Trục
Chung
không
thời
xét xử cáo tiền
xuất
thân
giam giữ
hạn
2012

1.236 10
15
12
00 1.197 01
2013
1.147 12
22
19
00 1.092 01
2014
1.088 15
20
16
00 1.035 01
2015
1.213 11
18
21
00 1.161 02
2016
1.380 14
21
25
00 1.319 00
Tổng cộng 6.064 62
96
93
00 5.876 05

14


Tử
hình
01
01
01
00
01
04


Qua số liệu thực tế các bản án đã xét xử trong ngành Tòa án
nhân dân thành phố Đà Nẵng từ năm 2012-2016 thì việc Tòa án hai
cấp ra bản án áp dụng Điều 47 BLHS để xử mức án thấp nhất của
khung hình phạt của khung hình phạt của điều luật không bị kháng
nghị hoặc bị cấp trên hủy hay sửa.
Kết luận Chƣơng 2
Nhận thức và áp dụng đúng quy định của Điều 47 BLHS trong
thực tiễn xét xử để QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt là
hết sức quan trọng. Tuy các sai sót, tồn tại khi áp dụng Điều 47BLHS
không phải là nguyên nhân chính để xem xét hủy án, phần nhiều bản
án là điều kiện để HĐXX cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm nhưng chính
việc sai sót, thiếu thận trọng trong việc áp dụng Điều 47, ấn định mức
hình phạt cho bị cáo sẽ làm giảm hiệu quả mục đích mà điều luật
hướng tới, tạo nên những khoảng cách giữa các bản án tương tự, tạo
nên sự hoài nghi không đáng có trong nhìn nhận của nhân dân đối với
kết quả xét xử của Tòa án và cuối cùng là phát sinh tính tùy tiện
trong quá trình xét xử của người tiến hành tố tụng, nhất là thành viên
HĐXX.
Việc xem xét, cân nhắc để áp dụng chính xác các tình tiết giảm

nhẹ TNHS trong vụ án hình sự cụ thể và đối với mỗi người phạm tội
cụ thể chính là đảm bảo sự phù hợp giữa mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội so với mức hình phạt của khung hình phạt
tương ứng được quy định tại điều luật cụ thể của phần các tội phạm
BLHS, đồng thời còn phù hợp với các yếu tố khác như: phương thức,
thủ đoạn phạm tội, công cụ, phương tiện, động cơ, mục đích phạm
tội, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội. Ngoài ra, việc xem xét cân nhắc để
áp dụng chính xác các tình tiết giảm nhẹ TNHS trong vụ án hình sự
15


cùng chính là biểu hiện sự tôn trọng của các cơ quan tư pháp hình sự
và Tòa án đối với các nguyên tắc tiến bộ của luật hình sự Việt Nam
(như nguyên tắc pháp chế, công minh, bình đẳng… trước luật hình sự
trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung, cũng như đối
với nguyên tắc QĐHP nói riêng) trong thực tiễn xét xử.

16


CHƢƠNG 3
CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH
PHÁP LUẬT VỀ QUYẾT ĐỊNH HINH PHẠT DƢỚI MỨC
THẤP NHẤT CỦA KHUNG HÌNH PHẠT
3.1. Hoàn thiện các quy định của BLHS về QĐHP dƣới mức thấp
nhất của khung hình phạt
- Về điều kiện số lượng tình tiết giảm nhẹ
- Về giới hạn giảm nhẹ khi Tòa án quyết định chuyển sang hình
phạt thuộc loại nhẹ hơn
Về giới hạn giảm nhẹ quy định tại Điều 47 BLHS năm 1999 là

chặt chẽ hơn so với khoản 3 Điều 38 BLHS năm 1985 song vẫn còn
thiếu sót là chưa quy định giới hạn giảm nhẹ trong trường hợp
chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng qui định về QĐHP
dƣới mức thấp nhất của khung hình phạt qui định của Bộ luật
Kịp thời hướng dẫn áp dụng QĐHP dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt quy định của Bộ luật
+ Về quy tắc áp dụng quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất
của khung hình phạt khi bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ luật định
nhưng lại có tình tiết tăng nặng kèm theo
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa giảm nhẹ TNHS đối
với người phạm tội không chỉ trong giới hạn của chế tài mà còn vượt
qua giới hạn tối thiểu của chế tài khi Tòa án áp dụng Điều 47 BLHS.
Mỗi tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS thì
có giá trị giảm nhẹ khác nhau, có tình tiết có giá trị giảm nhẹ cao, có
tình tiết thì có giá trị giảm nhẹ thấp, có tình tiết thì có giá trị giảm nhẹ
cao trong trường hợp phạm tội này nhưng lại có giá trị giảm nhẹ thấp
17


hơn trong trường hợp phạm tội kia.
+ Về yều cầu “Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong
bản án”
- Tăng cường hướng dẫn áp dụng pháp luật có liên quan đến
QĐHP
Khi QĐHP dưới mức tối thiểu của chế tài thì Tòa án phải căn
cứ vào các qui định riêng của QĐHP dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt qui định của Bộ luật, ngoài ra Tòa án còn vận dụng những
quy định chung của QĐHP mà BLHS quy định.
+ Đối với tình tiết phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít

nghiêm trọng
+ Đối với tình tiết người phạm tội tự thú
Các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ảnh hưởng đến trách nhiệm
hình sự của người phạm tội theo hướng giảm nhẹ, các tình tiết giảm
nhẹ cũng có giá trị giảm nhẹ khác nhau, có tình tiết có giá trị giảm
nhẹ lớn, có tình tiết có giá trị giảm nhẹ ít hơn.
- Tăng cường vai trò kiểm sát, giám sát việc QĐHP dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt của BLHS
Trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, công tác giám
sát đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng ngành Tòa án nhân
dân nước ta vững mạnh về tổ chức và cán bộ, chất lượng phiên tòa,
áp dụng pháp luật trong các hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân Tòa án.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra,
Xây dựng cơ chế giám sát
Tăng cường hoạt động giám sát của Tòa án cấp trên đối với
Tòa án cấp dưới
- Xây dựng và củng cố các cơ quan, tổ chức hổ trợ tư pháp nhằm
18


nâng cao chất lượng áp dụng trong hoạt động xét xử của Tòa án.
- Nâng cao năng lực xét xử của đội ngũ Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân
Chất lượng xét xử các vụ án hình sự những năm gần đây của
ngành Tòa án ngày càng được cải thiện, số án bị hủy hoặc cải sửa
nghiêm trọng giảm đi đáng kể, các Tòa án đã vận dụng đúng các quy
định của QĐHP nói chung và QĐHP nói riêng để áp dụng hình phạt
đối với bị cáo, điều đó góp phần thực hiện chính sách hình sự của
Nhà nước ta đồng thời thực hiện tốt mục đích của hình phạt.

- Xây dựng đội ngũ Thẩm phán giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ
Việc xây dựng, đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ Thẩm phán vừa
“hồng” vừa “chuyên” không phải là việc có thể làm trong ngày một
ngày hai, người Thẩm phán phải luôn luôn có ý thức tự rèn luyện để
nâng cao bản lĩnh chính trị chính trị, trình độ nghề nghiệp và luôn
biết tích lũy vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn áp dụng pháp luật.
Kỹ năng xét xử của Thẩm phán được hình thành dần qua thực
tiễn và càng đối mặt với những vụ án khó khăn càng có cơ hội để tự
rèn luyện.
- Nâng cao năng lực tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân
Chế định “Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia” qui
định tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là nhằm bảo đảm
sự giám sát của nhân dân đối với hoạt động xét xử của Tòa án.
Đổi mới về tư duy để xác định rõ ràng vị trí, vai trò của Hội
thẩm nhân dân khi tham gia công tác xét xử được pháp luật quy định
ngang quyền với Thẩm phán.
Tăng cường phối hợp về nhân sự để lựa chọn được những Hội
thẩm đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật ưu tiên những người
có trình độ pháp lý, nhiệt huyết với công tác xét xử.
19


- Nâng cao hoạt động giám đốc kiểm tra để kịp thời giám đốc
thẩm, những bản án vi phạm nghiêm trọng để rút kinh nghiệm xét xử
Hoạt động giám đốc kiểm tra có vai trò rất quan trọng trong
việc phát hiện và kiến nghị khắc phục kịp thời những sai sót trong
quá trình áp dụng pháp luật hình sự vào thực tiễn xét xử, hoạt động
giám đốc kiểm tra còn giúp Chánh án nắm rõ tình hình xét xử toàn
ngành để kịp thời chỉ đạo công tác xét xử.
3.2.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn, tập huấn thi hành

Bộ luật hình sự năm 2015
Để thi hành đúng, thống nhất quy định về căn cứ QĐHP, học
viên đề nghị cần có hướng dẫn các căn cứ QĐHP, cụ thể:
a. Về quy định: Tòa án căn cứ vào quy định của BLHS, để có
căn cứ cho Tòa án khi QĐHP tiền đối với bị cáo theo quy định tại
Điều 50 BLHS 2015, CQĐT phải xác minh tình hình tài sản và khả
năng thi hành án của bị can;
b. Về quy định: cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội và nhân thân người phạm tội
c. Về quy định: Nhân thân người phạm tội, đối với các quy định
áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
d. Về quy định: Đối với các tình tiết giảm nhẹ TNHS thì cơ
quan điều tra phải làm rõ các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo
3.3. Xây dựng án lệ và phổ biến giáo dục pháp luật
Việc áp dụng án lệ có ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn
thiết lập ra một tiền lệ xử những vụ án tương tự sau này, do đó, sẽ tạo
bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được
kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán,
người tham gia tố tụng, CQTHTT, tạo ra sự công bằng trong xã hội.
3.4. Cập nhật BLHS năm 2015
20


Tóm lại, thực hiện được đồng bộ những giải pháp trên đây
không chỉ xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử có chất lượng
mà quan trọng hơn là góp phần nâng cao ý thức pháp luật, củng cố
niềm tin nội tâm của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi áp dụng
các căn cứ QĐHP vào hoạt động thực tiễn có hiệu quả.
Kết luận chƣơng 3
Trong chương 3, học viên đã nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy

định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt của các Tòa
án, nghiên cứu cho thấy các Tòa án đa phần thì áp dụng đúng quy định
về điều kiện các tình tiết giảm nhẹ, giới hạn giảm nhẹ hình phạt. Tuy
nhiên, vẫn còn một số trường hợp áp dụng sai về điều kiện tình tiết
giảm nhẹ và sai sót đó thường tập trung ở số lượng tình tiết giảm nhẹ
không bảo đảm; đánh giá sai lầm về tình tiết giảm nhẹ dẫn đến áp dụng
sai; một số bản án còn vi phạm giới hạn giảm nhẹ khi QĐHP dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt; không thực hiện đầy đủ yêu cầu “lý do
của việc giảm nhẹ phải ghi rõ trong bản án”; vướng mắc trong áp dụng
quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất cảu khung hình phạt khi bị cáo
có nhiều tình tiết giảm nhẹ nhưng lại có tình tiết tăng nặng; vướng mắc
khi QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt khi khung hình
phạt không theo trật tự thông thường; vướng mắc khi QĐHPtrong
trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt. Học viên cũng đánh
giá nguyên nhân của những thiếu sót, bất cập và vướng mắc là do bất
cập của quy định của pháp luật hình sự nói chung quy định về QĐHP
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nói riêng, thiếu các văn bản
hướng dẫn áp dụng về quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt, trên cơ sở đó đã đề xuất nhằm hoàn thiện các quy
định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng quy định này trong thực tiễn đáp ứng
yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay.
21


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ luật học: “Quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng” cho phép học viên đưa ra các kết luận
sau đây:

- Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt quy định của Bộ luật hình sự là một trường hợp QĐHP trong
trường hợp đặc biệt khi có những căn cứ, điều kiện nhất định theo
quy định của pháp luật hình sự. Là một “quy định mở” trong chế định
QĐHP, cho phép Tòa án có thể vận dụng quy định pháp luật hình sự
linh hoạt dơn để quyết định một hình phạt cụ thể để đảm bảo nguyên
tắc nhân đạo và công bằng, hợp lý và đúng mục đích của hình phạt
đối với bị cáo.
- Việc nghiên cứu toàn diện lý luận về khái niệm, ý nghĩa,
nguyên tắc của QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy
định tại BLHS, cũng như tổng hợp các quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam từ khi có BLHS Việt Nam 1985 đến nay liên quan đến
QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại BLHS
để làm rõ được bản chất, nội hàm đầy đủ của quy định này mà nhà
làm luật ban hành đến thời điểm hiện nay.
- Là quy định rất quan trọng thể hiện sự cá thể hóa trách nhiệm
hình sự ở mức độ cao trong luật hình sự Việt Nam, quy định này
nhằm tạo điều kiện cho Tòa án linh động trong việc áp dụng mức
hình phạt đối với từng người phạm tội trong những trường hợp phạm
tội cụ thể, bảo đảm sự công bằng trong xét xử, qua đó thể hiện chính
sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước ta đối với người phạm tội.
Tuy nhiên, quy định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình
22


phạt hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập và thiếu sót trong thực
tiễn áp dụng, chẳng hạn như: Về điều kiện “tình tiết giảm nhẹ luật
định” vẫn còn quá chặt chẽ dẫn đến khó áp dụng trong thực tiễn,
chưa quy định giới hạn chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ
hơn, thiếu văn bản hướng dẫn áp dụng quy định về QĐHP dưới mức

thấp nhất của khung hình phạt và các văn bản hướng dẫn liên
quan.v.v. tiến hành nghiên cứu quy định về QĐHP dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng để từ
đó xác định những hạn chế, bất cập và thiếu sót, đồng thời xác định
nguyên nhân của nó, thông qua đó tác giả cũng đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về QĐHP mức thấp nhất của khung
hình phạt quy định của Bộ luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng quy định này.
- Việc nghiên cứu về những lý luận và thực trạng “Quyết định
hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng từ
thực tiễn thành phố Đà Nẵng”, học viên cũng đã phân tích và làm rõ
những quy định về điều kiện số lượng tình tiết giảm nhẹ theo luật định,
yêu cầu về lý do giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án, phân tích
giới hạn giảm nhẹ khi QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
trong hai trường hợp đó là: QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình
phạt khi điều luật có nhiều khung hình phạt và khung hình đó không
phải là khung nhẹ nhất của điều luật và QĐHP dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt khi điều luật có khung hình phạt duy nhất hoặc khung
hình phạt nhẹ nhất của điều luật. Học viên đã tập trung phân tích
những nội dung trên cơ sở quy định của pháp luật hình sự hiện hành.
Bên cạnh đó cũng đề cập đến lịch sự hình thành và phát triển của quy
định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt để xem xét
tính kế thừa và mức độ hoàn thiện của quy định này còn nêu ra quy
23


định về QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt của một số
nước trên thế giới để tham khảo và học hỏi kinh nghiệm.
-Đề xuất quy định thêm các tình tiết giảm nhẹ quy định tại
khoản 2 Điều 46 BLHS được thực tiễn thừa nhận và được Tòa án

nhân dân tối cao hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP
vào khoản 1 Điều 46 BLHS nhằm tăng khả năng áp dụng quy định về
QĐHP dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, đề xuất quy định
điều kiện để Tòa án chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn. Bên cạnh đó
tác giả của đề xuất tăng cường hướng dẫn áp dụng quy định QĐHP
dưới mức thấp nhất của khung hình phạtvề qui tắc áp dụng khi có
tình tiết tăng nặng, về khung hình phạt nhẹ hơn liền kề, lý do giảm
nhẹ hình phạt, đề xuất hướng dẫn về các tình tiết giảm nhẹ lần đầu
phạm tội và thuộc trường hợp ít nghiêm trong và người phạm tội tự
thú; đề xuất hướng dẫn về mức hình phạt tối thiểu đối với QĐHP
trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đối với
người chưa thành niên phạm tội. Ngoài ra, cũng đề xuất giải pháp
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán và Hội
thẩm, tăng cường công tác giám đốc kiểm tra và kháng nghị các bản
án có vi phạm nghiêm trọng khi áp dụng chế định này nhằm nâng cao
hiệu quả áp dung trong thực tiễn.

24



×