Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tiểu luận Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.08 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
Học phần: THI PHÁP TRONH VĂN HỌC THIẾU NHI

ĐỀ TÀI

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Dế
Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài

Giảng viên hướng dẫn
viên thực hiện


Lê Thị Hoài Nam
Oanh, Lớp TU3D

Sinh
Nguyễn Thị Hữu

Huế, 10/2016
1


2



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến Cô LÊ THỊ HOÀI NAM, đã tận tình hướng dẫn trong suốt
quá trình viết tiểu luận. Với vốn kiến thức đã nghiên cứu trong
quá trình làm bài nó không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên
cứu khóa luận sau này mà còn là hành trang quý báu để em
bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Do trình độ lý luận cũng như hiểu biết còn hạn chế nên bài
tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của cô để em học thêm được nhiều
kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài khóa luận sắp tới.

Sau cùng, em xin kính chúc cô thật dồi dào sức khỏe,
thành công trong sư nghiệp cao quý để tiếp tục thực hiện sứ
mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai
sau
Em xin
chân thành cám ơn!
Sinh viên
Nguyễn
Thị Hưu Oanh

3



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Mục
lục…………………………………………………………………….........1
Mở đầu
………………………………………………………………………….2
1. Lí do chọn đề
tài……………………………………………………………...4
2. Lịch sử nghiên cứu
………………………………………………………….4
3. Mục tiêu nghiên cứu

………………………………………………………...5
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên
cứu………………………………..5
5.
Phương
pháp
nghiên
cứu……………………………………………………...5
6. Cấu
trúc……………………………………………………………………….5
Nội
dung…………………………………………………………………………6

Chương I: Tác giả Tô Hoài và tìm hiểu chung về nhân
vật……………………..6
1.1. Tác giả Tô
Hoài…………………………………………………………….6
1.1.1.
Vài
nét
về
tiểu
sử………………………………………………………….6
1.1.2.
Sự

nghiệp
văn
chương…………………………………………………….6
1.1.3
Quan
niệm
tác……………………………………………………......7

sáng

1.2.
Tìm

hiểu
chung
về
nhân
vật…………………………………………………8
1.2.1.
Khái
niệm
về
nhân
vật…………………………………………………….8
1.1.2.

Vai
trò
của
nhân
vật
đối
với
văn
học………………………………………9
1.2.3.
Phân
loại

nhân
vật………………………………………………………..10
Chương II: Thé giớ nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu
kí………………………11
4


2.1.
Nhân
vật
trung
tâm

………………………………………………………...11
2.2.
Các
nhân
vật
phụ…………………………………………………………...14
Chương III: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu
lưu kí
của Tô
Hoài………………………………………………………………….....16
3.1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại
hình nhân vật……16

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn
ngữ……………………….19
3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ người
kể chuyện…..19
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ nhân
vật…………...22
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua xây dựng tình
huống truyện…...26
Kết
luận………………………………………………………………………...30
Tài
liệu

tham
khảo……………………………………………………………...32

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ðối tượng chung của văn học là cuộc đời nhưng trong đó
con người luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính
trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình
luận...đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác
phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính
là việc xây dựng nhân vật. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu
sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường là số phận, tình cảm,

5


cảm xúc, suy tư của những con người được nhà văn thể hiện.
Những con người ấy chính là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất
những góc cạnh của cuộc sống đời thực. Thông qua chất liệu
ngôn từ cùng với đó là sự sáng tạo độc đáo mà mỗi nhà văn sẽ
xây dựng những kiểu nhân vật khác nhau nhằm bộc lộ những tư
tưởng, chủ đề mà tác giả muốn gửi gắm trong tác phẩm. Nhân
vật được nhà văn thể hiện thông qua những chi tiết miêu tả cụ
thể hay qua những mâu thuẫn, xung đột, sự kiện gắn liền với
tác phẩm để qua những tư tương, quan niệm của nhà văn có

thể dễ dàng được độc giả nắm bắt. Do đó nhân vật chính là
người dẫn dắt người đọc đi vào một thế giới riêng của đời sống
xã hội nhất định. Một tác phẩm thành công là sự thể hiện gắn
kết, thống nhất chặt chẽ nhiều yếu tố nghệ thuật trong văn
học. Trong đó nghệ thuật xây dựng nhân vật có thể được xem là
yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của
tác phẩm. Nói đến đây chúng ta không thể không kể đến nhà
văn Tô Hoài – một bật thầy về nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong tác phẩm.
Tô Hoài là một nhà văn nổi tiếng cả văn thơ Việt Năm.
Trước khi Dế Mèn phiêu lưu kí ra đời thì nhà văn đã từng làm
nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như dạy học, bán hàng, kế

toán hiệu buôn... và cũng có nhiều quãng thời gian bị thất
nghiệp. Nhưng đến năm 1941, sau khi viết Dế Mèn phiêu lưu kí
- một động lực lớn để ông chuyển hẳn sang nghề làm báo viết
văn. Đến với văn chương ông nhanh chóng gặt hái thành công
và được nhiều người yêu mến. Ở mỗi chặng đường, thành tựu
có thể khác nhau nhưng bao giờ Tô Hoài cũng có một cách nhìn,
một phong cách viết độc đáo. Ông có những đóng góp lớn cho
sự nghiệp văn học nước nhà với một số lượng tác phẩm đồ sộ.
Các tác phẩm của ông phong phú về đề tài và đa dạng về thể
loại. Ở đề tài nào, thể loại nào ông cũng gặt được thành công
và để lại tiếng nói của riêng mình. Với hơn 200 đầu sách đã
xuất bản, có thể nói, Tô Hoài là một trong những nhà văn Việt

Nam có nhiều đầu sách nhất từ xưa đến nay.
Trong số những tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nhà
văn Tô Hoài, thì chắc chẳn thế hệ trẻ không thể không biết đến
truyện ngắn Dế mèn phiêu lưu ký (sáng tác năm 1942) - tác
phẩm văn xuôi đặc sắc viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu
nhi và đã được tái bản nhiều lần, được dịch và xuất bản ở một
số nước trên thế giới. Bằng ngòi bút tài tình ông đã lột tả hết
6


nững nét đặc sắc của nhân vật qua những chi tiết chân thực,
nét vẽ cụ thể, điệu bộ tự nhiên của thể giới nội tâm của chúng

thật gần gũi và ngộ nghĩnh, đánh yêu biết bao.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một giấc mộng, một ước mơ, khát
khao hướng tới chân trời mới, tương lai mới tốt đẹp, tươi sáng
hơn. Tôi yêu tác phẩm bởi tác phẩm không chỉ có tính nhân văn
cao mà còn bởi cách xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả.
Với cách quan sát, cái nhìn tinh tế về loài vật, kết hợp với
những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã đưa trẻ nhỏ
đến với thế giới loài vật sinh động và cũng đầy yêu thương. Ai
đã từng đọc Dế mèn phiêu lưu ký chắc chắn sẽ không thể quên
tình bạn gắn bó của Dế Mèn, Dế Trũi, Xiến Tóc trầm lặng, chị
Cào Cào ồn ào duyên dáng, Bọ Ngựa kiêu căng hay Cóc huênh
hoang... Mỗi một loài động vật, nhà văn lại dùng ngòi bút của

mình để lột tả rõ nét tính cách và đời sống riêng của chúng, để
từ đó bày tỏ quan niệm của chính tác giả về nhân sinh, về khát
vọng của người lao động, về một cuộc sống hòa bình, yên vui
và sự đoàn kết. Truyện về nhân vật nhưng lại mang hình ảnh
của xã hội loài người thu nhỏ. Ở đó cũng có những ước mơ bay
xa, những khát khao cháy bỏng.
Qua những trang viết về loài vật, đặc biệt là truyện Dế Mèn
phiêu lưu kí, chúng ta có thể thấy rằng nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong văn của Tô Hoài là rất phong phú và sáng tạo.
Nhân vật ông chọn là các loài vật gần gũi với đời sống con
người. Ngoài những đặc điểm vốn có, chúng đều được ông cho
thêm những tính cách, những tâm tư, tình cảm giống như của

con người. Thế giới vật gợi cho người đọc liên tưởng tới thế giới
người với những đầy đủ tính cách và số phận, suy nghĩ và hành
động riêng. Ðó chính là cảm hứng hiện thực trữ tình, cảm hứng
nhân đạo sâu sắc của nhà văn nói riêng và của văn học nói
chung bao giờ văn học cũng hướng tới con người, vì con người.
Một phần bởi lòng yêu mến nhà văn cùng sự hứng thú khi được
tiếp nhận tác phẩm này thì một phần khác lại chính là sự tò mò
muốn được tìm hiểu nét độc đáo trong xây dựng nhân vật của
tác giả như thế nào nên tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài
“Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Dế Mèn phiêu lưu
kí của Tô Hoài”. Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất lón
đối với công tác giảng dạy của tôi sau này.

Là giáo viên Tiểu học trong tương lai, nhiệm vụ không chỉ
cung cấp cho các em những kiến thức sơ đẳng về cuộc sống mà
còn giáo dục cho các em những bài học đạo đức qua các câu
chuyện, góp phần làm nền tảng cho sự phát triển nhân cách
7


trẻ. Do đó, các bài học đạo đức được rút ra từ tác phẩm là một
công cụ giáo dục sắc bén đối với các em. Nhờ thế giới nhân vật
phong phú, đa dạng mà tác phẩm đã có được sức lôi cuốn, hấp
dẫn đặc biệt, khiến người đọc càng khao khát muốn tìm hiểu,
khám phá. Hiểu được nghệ thuật ấy giúp tôi có thể cảm thụ tác

phẩm sâu sắc hơn, từ đó việc truyền đạt tới các em thuận lợi và
hiệu quả hơn, phát huy tối đa tính giáo dục của tác phẩm.

2. Lịch sử nghiên cứu
Vì là một nhà văn lớn cùng với đó là sự phong phú trong
sáng tác về thể loại truyện đồng thoại dành cho thiếu nhi nên
Tô hoài và các tác phẩm của ông đã thu hút được nhiều sự quan
tâm của nhiều nhà văn thơ, nhà phê bình văn học. Có thể kể
đến các tác giả Trần Đăng Huyền, Nguyễn Lộc, Đỗ Quang Lưu,
Hà Minh Đức, Vân Thanh… Đặc biệt với truyện ngắn viết cho
thiếu nhi của Tô Hoài, ngay từ những tác phẩm đầu tiên cho
đến nay đã là một đối tượng được nhiều giới nhà văn, nhà lí

luận phê bình văn học nghiên cứu. Có thể kể đến một số nhận
định như:
Vân Thanh, nhà nghiên cứu văn học đã nói: “Thế giới loài
vật là một nội dung đặc sắc và độc đáo trong văn xuôi Tô Hoài.
Sáng tác một nhân vật Dế Mèn trong thế giới các nhân vật nhỏ
bé giữa thiên nhiên ở ngoài tuổi 20, Tô Hoài bộc lộ tài năng đột
xuất về nhiều mặt. Ðó là khả năng hoá thân vào sự sống của
vật và đồng thời đưa lại cho thế giới vật sự sống của người”.
Phan Cự Ðệ có viết: “Ở tuổi nhi đồng thì thế giới quen
thuộc là môi trường xung quanh gần gũi, là chim muông, cỏ
cây, hoa lá mà qua cách nhìn ngây thơ của các em chúng đều
có tâm hồn, có thể truyện trò, san sẻ nỗi buồn niềm vui”.

Nguyễn Ðăng Ðiệp thì nhận định: “Dế Mèn phiêu lưu kí là
truyện viết cho thiếu nhi nhưng cũng là truyện viết cho người
lớn vì ẩn chứa trong tác phẩm này là bài học nhân sinh sâu sắc.
Với Dế Mèn phiêu lưu kí Tô Hoài thực sự là cây bút hàng đầu về
nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật- biệt tài ấy còn được Tô
Hoài mà sắc mãi về sau”.
Nhà văn Lã Thị Bắc Lý cũng nhận xét: "Với Dế mèn phiêu lưu
ký, thiên đồng thoại xuất sắc nhất của Tô Hoài, các em được
tiếp xúc với một thế giới côn trùng phong phú và đa dạng. Thế
giới đó chính là một xã hội thu nhỏ có cả người xấu, người tốt
và điểm quan trọng là qua câu chuyện, tác giả đã bày tỏ được
8



lòng tin vào điều thiện và cuộc sống hòa bình thân ái, nêu cao lí
tưởng “muôn loài cùng nhau kết làm anh em”.
Trên đây là một số ý kiến của những tác giả tiêu biểu
nghiên cứu về ttuyện loài vật viết cho thiếu nhi của Tô Hoài. Mỗi
ý kiến mang những phương diện quan điểm khác nhau nhưng
chung quy lại là đề cập đến những đặc sắc trong xây dựng
nhân vật ở các sáng tác truyện cho thiếu nhi của Tô Hoài, nổi
bật là thế giới loài vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí. Là tác phẩm
sáng tạo đọc đáo gắn với những phương diện nghệ thuật đặc
sắc thì tác phẩm vẫn luôn hấp dẫn, lôi cuốn nhiều bạn đọc và

giới nhà phê bình văn học.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Thông qua nghiên cứu đề tài thì sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn về
thể loại truyện đồng thoại về loài vật – truyện viết cho thiếu nhi
nhằm mục đích giải trí lành mạnh của Tô Hoài.
- Qua tác phẩm sẽ hiểu sâu sắc hơn về thế giới nhân vật và
nghê thuật độc đáo trong xây dựng nhân vật của tác phẩm, qua
đó sẽ giúp ích cho tôi trong công tác giảng dạy sau này.
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu về Nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài.

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Xoay quanh tác phẩm Dế Mèn phiếu lưu kí của Tô Hoài.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc sách, tham khảo tài liệu.
- Phương pháp so sánh, thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
6. Cấu trúc
• Phần mở đầu
• Phần nội dung
 Chương 1: Cơ sở lí luận
1.1. Tô Hoài và sự nghiệp văn chương
1.1.1. Cuộc đời của nhà văn Tô Hoài

1.1.2. Sự nghiệp văn chương của nhà văn Tô Hoài
1.2. Tìm hiểu chung về nhân vật
1.2.1. Khái niệm nhân vật
1.2.2. Vai trò của nhân vật trong văn học
1.2.3. Phân loại nhân vật
1.3. Quan niệm về nghệ thuật xây dựng nhân vật
 Chương 2: Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí
9


2.1. Nhân vật trung tâm
2.2. Nhân vật phụ

 Chương 3: Nghệ thuật xây dựng trong Dế Mèn phiêu lưu
kí của Tô Hoài
3.1. Nghê thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại
hình nhân vật
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ
3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ
người kể chuyện
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ
nhân vật
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua xây dựng tình
huống truyện
• Phần kết luận

 Kết luận
 Tài liệu tham khảo

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ TÔ HOÀI VÀ TÌM HIỂU
CHUNG VỀ NHÂN VẬT
1.1. Tác giả Tô Hoài
1.1.1. Vài nét về tiểu sử
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 – 1920 tại
quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai,
tỉnh Hà Đông, Hà Nội. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng
Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay

thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam)
trong một gia đình thợ thủ công. Bút danh Tô Hoài gắn với hai
địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức. Ông còn có nhiều bút
danh khác như: Mai Trung, Duy Phương, Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ
Đột Kích,…

10


Bước vào tuổi thanh niên, ông đã làm nhiều công việc để
kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, làm kế toán cho hiệu buôn,…
nhưng cũng có những lúc thất nghiệp. Năm 1938, ông chịu ảnh

hưởng của Mặt trận Bình dân và tham gia hoạt động trong tổ
chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội. Năm
1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết
bài cho báo Cứu quốc và Cờ giải phóng.
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm
báo “Cứu quốc”. Ông là một trong số những nhà văn đầu tiên
Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam
(Nha Trang, Tây Nguyên…). Năm 1946, ông được kết nạp vào
Đảng.
Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam.
Từ năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ
khác nhau trong Hội Nhà văn như : Uỷ viên Đảng Đoàn, Phó

Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất
bản Thiếu nhi.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương
Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi
cho đến nay, Tô Hoài đã sáng tác được một số lượng tác phẩm
đồ sộ ở nhiều thể loại khác nhau. Với những đóng góp to lớn
cho nền văn học nước nhà, vào năm 1996 ông được nhà nước
tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
- Tác phẩm của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám :
Tô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám.
Những sáng tác đầu tay của ông được đăng trên Hà Nội tân
văn và Tiểu thuyết thứ bảy. Tác phẩm của Tô Hoài trước cách

mạng có thể phân thành hai loại chính là : truyện về loài vật và
truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo. Trong đó Dế Mèn
phiêu lưu kí là tác phẩm được nhiều bạn đọc đón nhận nhất và
được dịch ra thành nhiều thứ tiếng.
Qua những truyện về loài vật tiêu biểu như : Dế Mèn phiêu
lưu kí, O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi đá, Một cuộc bể
dâu, Mụ ngan, Đực..., người đọc nhận thấy, nhà văn thường viết
về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trong cuộc sống, bày tỏ
mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên trong xã hội,
một cuộc sống tốt đẹp mang tính không tưởng.
Bên cạnh đó mảng viết về nông thông cũng được thể hiện
rất đặc sắc. Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của những kiếp người

11


nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đất khách quê người,
những người thợ thủ công bị phá sản xuất hiện dần qua từng
trang sách với tất cả niềm cảm thông chân thành của nhà văn.
Tiêu biểu là những tác phẩm như: Mẹ già, Ông cúm bà co, Nhà
nghèo, Khách nợ, Buổi chiều ở trong nhà, Lụa,...
Tóm lại, trước Cách mạng tháng Tám, đề tài của Tô Hoài
tập trung vào đời sống người lao động ven đô và đề tài thiếu
nhi. Ở đề tài nào thì thế giới nghệ thuật của ông trước cách
mạng đều thấm đượm tính nhân văn và mang dấu ấn khá sâu

đậm về quãng đời của ông.
- Tác phẩm chính của Tô Hoài sau Cách mạng tháng Tám :
Sau Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài có sự chuyển biến
mạnh mẽ về tư tưởng và sáng tác, gặt hái nhiều thành công
trong văn học, tác phẩm có giá trị ở các thể loại loại khác nhau.
Trong đó, tiểu thuyết Miền Tây của ông đạt giải thưởng Bông
sen vàng của Hội Nhà văn Á Phi vào năm 1970. Ngoài ra còn có
tập truyện Núi Cứu quốc(1948), Tập Truyện Tây Bắc (gồm ba
truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ),
Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai
Châu,... Tác Phẩm của ông ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của các
dân tộc ở miền núi Tây Bắc trong đời sống kháng chiến và xây

dựng chủ nghĩa xã hội.
Sống trong cuộc đời mới, nhà văn Tô Hoài cũng “ôn chuyện
cũ” nơi cuộc sống đô thành Hà Nội, ngòi bút của ông hướng về
xã hội trước Cách mạng tháng Tám từ cách nhìn, sự suy ngẫm
sâu sắc hơn theo thời gian và những trải nghiệm trong cuộc
sống. Tiêu biểu như tiểu thuyết Mười năm, Quê người, Quê nhà,
Những ngõ phố, người đường phố, và gần đây là Chuyện cũ Hà
Nội (hai tập).
Bên cạnh đó, Tô Hoài cũng sáng tác các thể loại kí như:
Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đô, hay đi thăm nước bạn như Tôi
thăm Cămpuchia, Thành phố Lênin, Hoa hồng vàng song cửa,
Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều…; tác phẩm viết cho

thiếu nhi như: Con mèo lười, Vừ A Dính, Đảo hoang, Chuyện nỏ
thần, Nhà Chử,…
1.1.3 Quan niệm sáng tác

12


Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Tô Hoài đã hướng ngòi
bút vào những chuyện đời thương xung quanh. Viết về cuộc đời
của chính mình, của nhiều người quanh mình là một định hướng
nghệ thuật của Tô Hoài. Ông quan niệm phải tìm thấy trong
chính cuộc sống và những con người bình dị chất liệu cho ngôn

từ. Dó đó từ những tình huống bình dị đời sống đã lần lượt đi
vào các trang viết của ông. Đó là nạn tảo hôn (Vợ chồng A Phủ);
nạm chay, cưới xin (quê người); tục đấu vật, bắn nỏ, thổi lèn,
tục cướp vợ, trình ma, phạt vạ ( Đảo hoang, Vợ chông A Phủ,
Cứu đất cứu mường, Miền Tây,…). Việc phát hiện sự việc trong
đời sống và đưa vào trang viết là cái tài của Tô Hoài mà ít ai
làm được.
Ông quan niệm: “Những sáng tác của tôi đều miêu tả tâm
trạng tôi, gia đình tôi, làng tôi, mọi cái của mình quanh mình.
Những nghèo đói, cùng túng, đau đớn. Phần nào nhẹ nhàng hay
xót xa, hay ngịch ngợm và đá chút khinh bạc là phần nào con
người và tư tưởng tiểu tư sản của tôi”(Một quãng đường).

Chính bởi những quan niệm văn chương của riêng mình
mà Tô Hoài đã cho ra đời những sáng tác mang những tư tưởng,
triết lí sâu sắc, phảm ánh những khía cạnh, góc khuất của đời
sống xã hội. Là một nhà văn sớm bước vào đời, vào nghề văn
và cũng sớm tham gia hoạt động cách mạng. Ông viết ở nhiều
thể loại và thể loại nào ông cũng đạt được những thành công
đặc sắc. Đặc biệt là ở những tác phẩm viết về loài vật và miền
núi Tây Bắc. Tô Hoài luôn có những cố gắng tìm tòi, khám phá
trong sáng tạo nghệ thuật, đó là một trong những yếu tố góp
phần làm nên sức hấp dẫn, sức sống và ý nghĩa lâu bền ở tác
phẩm của ông đối với đời sống tinh thần của người đọc nhiều
thế hệ.

1.2. Tìm hiểu chung về nhân vật
1.2.1. Khái niệm về nhân vật
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó chính là phương
tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình
tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của
mình về một cá nhân nào đó, một loại người, một vấn đề nào
đó của hiện thực. Vì thế, nhân vật chính là người dẫn dắt người
đọc vào một thế giới riêng của đời sống trong một thời kì lịch sử
nhất định.
Tô Hoài đã cho rằng: “ Nhân vật là nơi duy nhất tập trung
hết thảy, giải quyết hết thảy trong cuộc sống”. Đúng vậy, nhân
13



vật giữ vai trò đặt biệt trong tác phẩm văn học. Nó không chỉ là
nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề của tác phẩm mà còn là nơi tập
trung các giá trị của tác phẩm, là mắt xích cơ bản xâu chuỗi,
kết dính các yếu tố, sự kiện. Đọc một tác phẩm văn học, cái để
lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không phải là gì khác
mà chính là số phận, tình cảm, cảm xúc suy tư của nhưng con
người được nhà văn thể hiện hay nới cách khác chính là nhân
vật. Muốn hiểu được tác phẩm thì chúng ta phải bắt đầu từ hình
tượng nhân vật trong tác phẩm. Để tìm hiểu nghệ thuật xây
dựng nhân vật trước hết chúng ta phải có những hiểu biết

chung về nhân vật.
Vậy nhân vật trong tác phẩm là gì?
Theo Từ điển Tếng Việt của Hoàng Phê thì nhân vật được
hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất nhân vật là đối tượng (thường là
con người) được miêu tả thể hiện trong tác phẩm văn học. Thứ
hai, đó là người có vị trí nhất định trong xã hội. Tức thuật ngữ
nhân vật được dùng phổ biến ở nhiều mặt cả trong đời sống xã
hội, đời sống nghệ thuật lẫn trong đời sống sinh hoạt.
Nhưng trong phạm vị nghiên cứu một bài tiểu luận của
mình, tôi chỉ đề cập đến khái niệm nhân vật theo nghĩa thứ
nhất.
Bằng cách nhìn riêng của mỗi người mà nhân vật được

sáng tạo, miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét,
xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai
trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối
với tác phẩm. Và khác với các nhân vật thuộc các loại hình
nghệ thuật khác, nhân vật trong tác phẩm được thể hiện bằng
chất liệu riêng là ngôn từ. Do đó, nhân vật đòi hỏi người đọc
phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con
người hoàn chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
Để hiểu được Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện
Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài trước hết chúng ta cần có
những hiểu biết chung nhất về nhân vật.
Khi đi nghiên cứu đề tài, tìm hiểu khái niệm nhân vật văn

học qua những tài liệu tham khảo thì có rất hiều định nghĩa về
nhân vật văn học, định nghĩa nào cũng cho ta thấy những ưu
điểm của nó. Có thể nói một cách tổng quát thì nhân vật là một
trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của nhà
văn. Nhân vật văn học là hiện tượng nghệ thuật gắn với con
người được miêu tả thông qua chất liệu ngôn từ. Tuy nhiên nhân
vật không chỉ gói gọn lại ở hình tượng con người mà còn rộng
hơn là hình tượng của những sự vật, loài vật ít nhiều mang
14


bóng dáng, tính cách của con người, được thể hiện bằng những

phương thức khác nhau để biểu hiện con người. Đó là nhân vật
Dế Mèn, võ sĩ Bọ Ngựa, Châu Chấu Voi… trong truyện thiếu nhi
của Tô Hoài hay vầng trăng, bông hoa hồng trong thơ Bác…
Tóm lại nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm của tác
giả thông qua hình tượng nhân vật, qua đó giúp tác giả bày tỏ
quan điểm, tư tưởng của cá nhân về các khía cạnh của đời sống
xã hội thông qua tác phẩm. Ý nghĩa của nhân vật chỉ có thể
thấy được trong các tác phẩm cụ thể.
1.1.2. Vai trò của nhân vật đối với văn học
Nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm
văn học, nó là linh hồn, là cốt tủy cho toàn bộ tác phẩm. Nhà
văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một

người nào đó, một loại người nào đó hay một vấn đề nào đó của
hiện thực xã hội. Do đó nhân vật chính là công cụ đặc trưng cơ
bản để tạo nên nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhân vật
là chìa khóa để mở cánh cửa hiện thực xã hội qua nhiều góc độ
và là công cụ để tái hiện con người với số phận và tính cách
riêng.
Có thể nói nhân vật là phương tiện để phản ánh đời sống,
khái quát hiện thực. Chức năng của nhân vật là khái quát
những quy luật của cuộc sống và của con người, thể hiện
những hiểu biết, những ước mơ, kì vọng về đời sống.
Nhân vật văn học được tạo nên bởi nhiều thành tố gồm
hạt nhân tinh thần của cá nhân như ý chí, khát vọng, lí tưởng,

các biểu hiện của thế giới cảm xúc, các lợi ích đời sống, các
hình thái ý thức, các hành động trong quá trình sống. Vì vậy,
nhân vật còn là phương tiện khái quát các tính cách, số phận
con người và các quan niệm về chúng
Nhân vật còn là phương tiện thể hiện tư tưởng, tình cảm
của nhà văn. Thông qua việc xây dựng nhân vật, nhà văn bộc lộ
tư tưởng, tình cảm của mình đối với từng loại người trong xã hội
đồng thời dẫn dắt người đọc đi vào những thế giới riêng với đủ
mọi khát vọng cùng với cảm xúc yêu thương hay lòng căm giận.
Nhân vật văn học giữ vai trò quyết định nội dung tư tưởng
trong tác phẩm vì vậy nhà văn luôn dồn tâm huyết và tài năng
của mình vào việc khắc hoạ nhân vật. Chính vì thế mà chúng ta

thấy có nhiều người không nhớ tên tác giả nhưng lại rất nhớ tên
các nhân vật do tác giả ấy tạo dựng nên.
1.2.3. Phân loại nhân vật
Nhân vật vật văn học là hình tượng hết sức đa dạng, là sự
sáng tạo của tác giả để xây dựng nên những nhân vật khác
15


nhau, không lặp lại trong các tác phẩm. Để nắm bắt được sự đa
dạng, phong phú có thể tiến hành phân loại nhân vật ở nhiều
góc độ khác nhau như: xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay
phẩm chất nhân vật (gồm nhân vật chính diện, nhân vật phản

diện); xét về vị trí, vai trò của nhân vật trong tác phẩm (nhân
vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ); xét từ góc độ thể
loại (gồm nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật kịch);
xét từ góc độ chất lượng nghệ thuật tổng hợp, khám phá, khái
quát, biểu hiện ( gồm nhân vật, tính cách, điển hình).
Tuy nhiên với phạm vi là một bài Tiểu luận, tôi chỉ đi xem
xét, chọn một tiêu chí cụ thể nhất cho việc phân loại nhân vật
trong tác phẩm văn học. Để qua đây làm cơ sở đi sâu nghiên
cứu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí
của Tô Hoài.
Tiêu chí mà tôi chọn đó là phân loại nhân vật dựa trên cơ
sở xét về vị trí, vai trò của nhân vật trong tác phẩm.

Với việc xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác
phẩm, có thể chia thành các loại nhân vật: nhân vật chính,
nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong
việc tổ chức và triển khai tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập
trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại hình, nội tâm, quá trình
phát triển tính cách của nhân vật. Qua nhân vật chính, nhà văn
thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản
trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng tư
tưởng và tình điệu thẩm mĩ. Ví dụ trong truyện Dế Mèn phiêu
lưu kí cớ nhiều nhân vật chính đó là Dế Mèn, Dế Choắt, Xiến
Tóc, Bọ Ngựa…

Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung
lượng hiện thực và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với
những tác phẩm lớn có nhiều nhân vật chính thì nhân vật chính
quan trọng nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm được gọi là nhân
vật trung tâm như chị Dậu trong Tắc đèn, Dế Mèn trong Dế Mèn
phiêu lưu kí… Trong không ít trường hợp, nhà văn dùng tên
nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ Chí Phèo,
Lão Hạc của Nam Cao, Truyện Kiều của Nguyễn Du…
Nhân vật phụ là nhân vật giữ vị trí thứ yếu so với nhân vật
chính trong quá trình diễn biến của cốt truyện, trong quá trình
triển khai đề tài vào việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác
phẩm. Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân

vật chính nhưng không được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có
nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có
16


cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo
nên một bức tranh đời sống sinh động và hoàn chỉnh.

CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG DẾ
MÈN
PHIÊU LƯU KÍ
Tô Hoài là một cây bút tài hoa sắc sảo, là cây đại thụ lớn

trong nền văn học Việt Nam. Với mỗi chặng đường sáng tác văn
thơ ông luôn để lại trong lòng người đọc những tiếng nói, cách
nhìn, phong cách rất riêng và độc đáo thông qua những giá trị
của nghệ thuật ngôn từ. Vì là người sống rất giản dị và dân dã,
cũng chính từ vốn sống và vốn ngôn ngữ dân dã tươi tắn đó, Tô
Hoài đã sáng tạo nên những truyện loài vật mang đậm màu sắc
nhiệt đới - khác hẳn những tác phẩm của văn học thiếu nhi Âu,
Mỹ mang sắc thái lạnh giá của băng tuyết… Và khi đến với Dế
Mèn phiêu lưu kí - một truyện đồng thoại dành cho lứa tuổi
thiếu nhi rất được yêu thích thì điều đó lại càng được thể hiện
rõ nét. Qua ngòi bút đầy sáng tạo và hóm hỉnh của mình, Tô
Hoài đã vẻ ra cả một thế giới loài vật, côn trùng rất sinh động,

phong phú, lôi cuốn người đọc bằng chính nghệ thật xây dựng
nhân vật độc đáo. Đọc truyện ta như lạc vào thế giới loài vật
gần gũi, thân thương với toàn những nhân vật gắn chặt với đời
sống thôn quê dân dã: bác Xiến Tóc, võ sĩ Bọ Ngựa, chị Nhà Trò,
Dế Choắt, Dế Mèn, bọn Bọ Muỗm…Với sự tìm hiểu kĩ càng, khả
năng quan sát tinh tế, hóm hĩnh cùng với đó là quãng thời thơ
ấu gắn bó gần gũi với thế giới loài vật đã phần nào giúp tác giả
có những tình cảm đặc biệt dành cho những người bạn thân
tình này. Chính vì lẽ đó mà tác phẩm của ông đã mang đến cho
các bạn thiếu nhi một cảm giác đọc không bao giờ chán mà
càng đọc càng hấp dẫn, càng nhớ tác phẩm của ông hơn.
Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí là một thế giới

côn trùng phong phú về thể loại, đa dạng về tính cách và là thế
giới gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt của con người. Thế
giới ấy chính là một xã hội thu nhỏ của loài người, người xấu có,
người tốt có nhưng quan trọng họ luôn ý thức được những điều
mình làm để tự hoàn thiện, phấn đấu, xây dựng một cuộc sống
tốt đẹp nhất.
2.1. Nhân vật trung tâm

17


Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí rất phong

phú, da dạng. Trong đó một số nhân vật chính, giữ vai trò then
chốt của cốt truyện như Dế Mèn, Dế Choắt, Dế Trũi, bác Xiến
Tóc,…và rất nhiều nhân vật phụ như Ếch Cốm, Mẹ của Mèn, Bọ
Muỗm, bọn Nhện, chị Cóc, anh Gọng Vó…Trong rất nhiều nhân
vật như vậy thì Dế Mèn là nhân vật giữ vị trí trung tâm của
truyện. Bởi đây là nhân vật quan trọng nhất, đi xuyên suốt từ
đầu đến cuối truyện, là nhân vật cốt lõi để gở những mắc xích,
nút thắt trong truyện. Nhà văn đã xây dựng các nhân vật hỗ
trợ, qua đó bổ sung cho nhau làm nổi vật nhân vật trung tâm
của truyện.
Qua câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả đã bày tỏ
lòng tin vào điều thiện, vào cuộc sống hòa bình và nêu cao lí

tưởng “muôn loài cùng nhau kết thành anh em”. Lí tưởng của
tác phẩm là lí tưởng của Dế Mèn, Dế Trũi và các bạn côn trùng
sống trong thế giới ấy và đặc biệt đó cũng chính là lí tưởng của
tác giả. Thế giới loài vật ấy như xã hội loài người thu nhỏ nên
nó chứa đựng nhiều mối quan hệ: mối quan hệ giữa cá nhân với
gia đình, bạn bè, xã hội…Đó là mối quan hệ của mẹ con nhà
Mèn, anh em ruột thịt của Mèn, mối quan hệ hàng xóm láng
giềng nơi bờ ruộng mà Mèn sinh sống, đặc biệt tác giả ca ngợi
tình bạn bè, vào sinh ra tử giữa Mèn và Trũi và các bạn nhỏ
trong thế giới ấy. Mối quan hệ ấy xuất phát từ cái chung hoài
bão, chung lí tưởng và chung mục đích sống.
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất

của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi
(truyện đồng thoại). Trong truyện, nhân vật trung tâm là Dế
Mèn đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự
trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút
ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để
Mèn bước vào đời và trỏ thành một chàng Dế cao thượng. Chính
vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học
lớn: đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống
độc lập để sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được
cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên của
chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật

lực mà cũng không sống nổi. Tuy nhiên do thiếu sự chăm bẵm,
dạy dỗ của gia đình mà Mèn ta đã có những hành động xốc nỗi,
ngông cuồng: hiếp đáp chị Cào Cào, anh Gọng Vó; khinh nhờ Dế
Choắt - từ chối không cho thông ngách nhà. Để rồi một sự kiện
đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái
18


chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội
lỗi. Chỉ vì sự trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết
oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt “ở đời mà có thói
hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi

cũng mang vạ vào mình đấy” đã là bài học đường đời đầu tiên
mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về
thói hung hăng, không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt
nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tĩnh lương tâm
trên chặng đường vào đời của Mèn. Rồi sự sôi nổi, bồng bột của
Mèn tưởng có thế làm lu mờ sau biến cố đầu tiên ấy. Nhưng
cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ
chơi với sự xuất hiện của bác Xén Tóc đã làm cho Mèn thêm
một bài học nữa.
Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ
con mà không hề hay biết. Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí
của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không

biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó
thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy
những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũi. Thế rồi! Theo quy luật
của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có
kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được bác Xén Tóc thức tỉnh. Hai
cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra,
nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc
đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến
cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi
nhiều hơn nữa: “Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi
đó đi đây thì cuộc sống nhạt nhẽo lắm.”
Trốn thoát được bọn trẻ, trở về quê, Dế Mèn trở thành một

chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ
hay bắt nạt kẻ yếú. Việc làm đó được thể hiện qua việc Mèn
bênh vực chị Nhà Trò ốm yếu, giúp chị thoát khỏi bọn nhà Nhện
hung hăng, hay ức hiếp chị. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm
nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của
việc “đi” trong cuộc đời. Cuộc phiêu lưu lần thứ hai của Dế Mèn
mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri
thức mới mẻ thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi, tầm mắt
của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng
cảm đã nắn Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp
của một thanh niên.
Nhưng trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo

kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn
sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu.
19


Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn
bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không
đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc,
Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn
đồng hành là Dế Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi
đây đó. Trải qua bao sóng gió Mèn đã lớn lên thực sự, nhất là
sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng

nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần
vươn lên để chống chọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nổi
ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên
trì, và niềm lạc quan tin tưởng.
Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút
thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu
Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể
làm được với Dế Choắt. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành
trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao
thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát
triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.
Những trang cảm động nhất của Tô Hoài là những trang

miêu tả tâm trạng Dế Mèn thương nhớ Trũi. Với tình cảm chân
thành và lòng tin tưởng vào cuộc sống, Mèn đã chiến thắng.
Sau bao chặn đường chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp
nhau. Sự hoàn thiện tính cách của Trũi cũng được hoàn thiện
sau chuyến đi này. Trũi không còn bồng bột nữa, đã trở thành
“người” chín chắn sau chuyến phiêu lưu thứ hai. Tất cả Dế Mèn,
Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy
nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm. Dế Mèn đã
rút ra được nhiều bài học thấm thía qua bao nhiêu “ngày đàng”.
Mèn và các bạn đã lớn lên cả về thể xác và tâm hồn. Cuộc
phiêu lưu thứ ba là sự nối tiếp của tính cách ham học hỏi hiểu
biết của Dế Mèn, với mục đích cao quí hơn đó là làm “sứ giả

hoà bình”. Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn là một cuộc piêu lưu có
định hướng nên đã tạo sức mạnh cho Mèn vượt qua mọi khó
khăn, gian khổ và chiến thắng mọi đối thủ. Trải qua nhiều thăng
trầm, Mèn đã thay đổi, trưởng thành hơn rất nhiều, hình thành
cho mình những tính cách những phẩm chất mới: khao khát
hiểu biết, ham hành động, trọng tình nghĩa và coi thường danh
lợi. Cũng trong thời gian này mèn đã gặp rất nhiều bạn tốt, Mèn
đã khám phá ra được ý nghĩa của cuộc đời chính là lí tưởng mà
đoàn Châu Chấu Voi, Xén Tóc, Trũi và rất nhiều người bạn khác
trên khắp mọi nơi đang ra sức phân đấu “chúng ta cùng đi khắp
thế gian kết làm anh em”.
20



Qua hành trình phiêu lưu của mình, Mèn đã học được rất
nhiều điều và tính cách dần trở nên tốt đẹp hơn rất nhìu. Không
còn cái thói ngông cuồng, ngạo mạng, chẳng coi ai ra gì mà
thay vào đó là một Mèn mưu trí, hiếu với mẹ và anh em, chung
thủy với bạn bè, không ngại nguy khó giúp người khác trên
đường đi tìm bạn… Mèn luôn khao khát một lí tưởng: “Lên
đương! Lên đường! Mỗi bước chân sẽ thấy một đổi thay. Mỗi
sớm, mỗi chiều lại gặp một cảnh vật mới. Lúc nào cũng đi đến
một nơi xa lạ. Không ai có thể mong ước hơn. Mới tưởng đến
cũng đủ náo nức bồi hồi”.

Nhân vật Dế mèn trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu kí là
một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu
nhi. Người đọc gần gũi, yêu thích Dế Mèn vì được gửi gắm tâm
trạng, hoài bão của mình qua gót chân phiêu lãng của
Mèn. Qua những cuộc phiêu lưu ấy ta nhận ra rằng: trường đại
học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời.
Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp
Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ
không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng
chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.
2.2. Các nhân vật phụ
Trong suốt toàn bộ tác phẩm, Dế Mèn luôn đóng vai trò, vị

trí trung tâm nhất trong thế giới loài vật sinh động ấy. Lý tưởng
của tác phẩm là lý tưởng của Mèn, của Trũi và của các bạn
trong thế giới đó. Ðể tạo nên vị trí trung tâm nhất cho nhân vật
chính đó, là nhờ sự có mặt của thế giới các nhân vật giữ vai trò
làm nền để tôn nhân vật trung tâm (Dế Mèn) toả sáng hơn.
Trong thế giới nhân vật thứ yếu, mỗi nhân vật là một nét tính
cách khác nhau, ngoại hình, địa vị, nghề nghiệp khác nhau tạo
nên một xã hội với nhiều mối quan hệ phong phú. Các nhân vật
này sẽ hỗ trợ, bổ xung cho nhau, cũng có khi đối nghịch nhau
để làm nổi bật tính cách của nhân vật trung tâm.
Dế Mèn phiêu lưu kí ra đời năm 1941, đây là thời kì đất
nước ta đang trong giai đoạn đen tối nhất của xã hội Việt Nam.

Vì vậy thế giới nhân vật trong tác phẩm không tránh khỏi
những ảnh hưởng của xã hội ấy. Thế giới nhân vật trong truyện
hiện lên rất sinh động, mỗi nhân vật mang một màu sắc, tính
cách khác nhau góp phần tạo nên một xã hội loài vật phong
phú, muôn màu. Qua thế giới đó, nhà văn muốn đề cập đến xã
hội loài người lúc bấy giờ. Một xã hội với những giai cấp, tầng
lớp khác nhau gắn liền với đó là những mỗi quan hệ riêng biệt.
Trong xã hội đó, người tốt có, người xấu cũng có nhưng bằng
21


cách nào đó mà mỗi người nhận ra được việc là của mình để

đem lại lợi ích cho xã hội nói chung và bản thân nói riêng.
Chính bằng ngòi bút tài hoa của mình mà Tô Hoài đã vẽ nên
một thế giới loài vật rất đỗi gần gũi với con người và mang
dáng dấp con người trong từng câu chữ.
Xã hội ấy có những số phận yếu đuối, nhút nhát hay bị
những kẻ mạnh hơn ức hiếp, bắt nạt đó là Dế Choắt, chị Nhà
Trò, anh hai Dế Mèn… Với Dế Choắt sự yếu đuối đó hiển hiện
ngay trên ngoại hình yếu ớt, ốm đau liên miên, mặc dù cái đầu
có thông minh nhưng chú cũng không đủ sức để làm việc gì to
tát. Ðến cái nhà cũng chỉ tạm bợ, nông sát mặt đất: “Có một
cái hang ở cũng chỉ bới nông choèn sát mặt đất, không đào sâu
rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi”, đó là lời nhận xét của

Dế Mèn khi nói về Dế Choắt. Bên cạnh đó Choắt cũng là người
sống khúm núm, sợ sệt trước thế lực mạnh hơn mình, nhưng sự
khúm núm ấy của Choắt không phải là sự “hèn nhát’’ mà đó là
sự bất lực. Choắt cũng muốn sống cho mạnh mẽ, muốn làm
những gì mình thích nhưng sức khoẻ không cho phép Dế Choắt
được làm những việc đó, ý thức được điều đó nên Dế Choắt luôn
sống khép mình, tránh va chạm với mọi người xung quanh,
muốn tìm đến một cuộc sống yên bình cho dù cuộc sống đó có
thiếu thốn thì Choắt cũng bằng lòng để đổi lấy sự bình yên.
Không chỉ có Dế Choắt mà anh hai của Mèn cũng là một số
phận yếu đuối, chọn cho mình một lối sống khép mình nơi tối
tăm, tù hãm để đổi lấy cuộc sống bình yên. Trước kia anh cũng

là người khoẻ mạnh, gan dạ “đầu đội trời chân đạp đất”, không
biết sợ ai nhưng sau khi bị thằng Chim Chích đánh cho một trận
thừa sống thiếu chết anh đã trở thành một người hoàn toàn
khác, anh trở nên yếu đuối và hèn nhát đến đáng thương. Cũng
kể từ đó anh đâm mắc bệnh “sợ”, anh hai Mèn từ một chàng
trai khoẻ mạnh trở thành kẻ gầy yếu, chỉ cần nghe một tiếng
động nhỏ là đôi râu đã bị “run mạnh dần lên”. Đọc truyện, hình
ảnh ông anh hai Dế Mèn hiện lên thật đáng thương, khiến cho
bạn đọc không khỏi bồi hồi, xót xa cho số phận của anh.
Nhân vật chị Nhà Trò cũng có cùng số phận với Dế Choắt
và anh hai Dế Mèn, là một kẻ yếu ớt, không đủ sức để chống lại
bọn Nhện ăn thịt. Chị phải mang một món nợ truyền kiếp, đời

cha mẹ ăn chịu thì đến đời con phải trả. Bản thân Nhà Trò đau
ốm liên miên, để kiếm miếng ăn đã rất khó khăn thì nói gì đến
việc trả nợ cho cha mẹ, vậy mà bọn Nhện đâu có buông tha.
Chính sự khúm núm, nhịn nhục, sống khép mình để đổi lấy
sự bình yên trong cuộc sống của cả ba nhân vật chị Nhà Trò,
22


ông anh hai của Mèn, Dế Choắt phần nào khắc hoạ nên chân
dung của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng
8/1945, thấp cổ bé họng “một cổ hai chòng áp bức” luôn bị các
thế lực khác mạnh hơn đe doạ đến cuộc sống vốn dĩ bình yên

của họ. Bên cạnh tầng lớp giai cấp nông dân bị áp bức được
hiện thân trong các nhân vật chị Nhà Trò, Dế choắt, anh hai
Mèn thì tác giả cũng không quên đưa anh em bọn nhà Nhện đủ
loại vào truyện: Nhện mẹ, nhện con, nhện già, nhện trẻ, nhện
nước, nhện tường, nhện võng, nhện cây, nhện đá, nhện ma…Đủ
họ nhà Nhện là những đại diện điển hình cho thế lực cậy quyền
ức hiếp người nghèo, đại diện cho thế lực phong kiến đã chà
đạp, dìm nén cuộc sống của người nông dân Việt Nam xuống
đáy của sự bần cùng.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các nhân vật khác cũng có
ảnh hưởng quan trọng với Dế Mèn và càng làm nổi bật nhân vật
trọng tâm của truyện hơn. Đó là mẹ Mèn, bác Xén Tóc, Ếch

Cốm, lão Chim Trả, Châu Chấu Voi…các nhân vật này tuy không
được tác giả khắc hoạ rõ nét về ngoại hình nhưng qua những lời
nói, hành động cũng đã phần nào cho bạn đọc hình dung rõ nét
về những con người trong xã hội loài vật. Đó là một người mẹ
hết mực yêu thương, hi sinh tất cả vì con nhưng cũng nghiêm
khắc trong việc dạy con (mẹ Dế Mèn). Hay là bậc tiền bối Xén
Tóc uy nghi đã dạy cho Mèn một bài học nhớ đời bằng việc đã
cắt cụt hai sợi râu của Mèn. Hay là kẻ khoác lác “một tấc đến
trời” như ếch Cốm, quanh năm chỉ ngồi nơi đáy giếng tối tăm
mà hay ra vẻ hiểu biết; cậy thế bắt nạt người khác thì phải kể
đến là lão Chim Trả. Rồi cũng phải kể đến là những người bạn
mang chung chí hướng, vượt qua bao khó khăn cùng Mèn: Châu

Chấu Voi, đàn Kiến…
Dế mèn phiêu lưu kí có xuất phát điểm và chất liệu từ
chính cuộc sống. Tô Hoài đã thâu tóm được cuộc sống chung
quanh ta với hàng trăm tiểu tiết, tập hợp chúng lại thành một
câu chuyện hấp dẫn, lý thú. Tác giả không coi thường bất cứ
con vật nào, dù là oai phong cường tráng như chàng Dế Mèn,
bác Xiến Tóc…hay nhỏ bé như anh Kỉm Kìm Kim, loài Kiến…
hoặc yếu ớt như chị Nhà Trò, Dế Choắt…Tác giả biết hoá thân
mình vào nhân vật, thấu hiểu, thông cảm và sẻ chia mọi tâm
sự, niềm vui, nỗi buồn cùng nhân vật. Qua những trang viết về
loài vật ta có thể khẳng định Tô Hoài là nhà văn có kiến thức rất
phong phú của một nhà động vật học, nhà côn trùng học. Ðằng

sau thế giới nhân vật ấy bạn đọc cứ ngờ ngợ nhận ra bóng dáng
thấp thoáng của thế giới con người.
23


CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN
VẬT TRONG DẾ MÈN PHIÊU LƯU KÍ CỦA TÔ
HOÀI
3.1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả
ngoại hình nhân vật.
Trong các loại hình văn học nghệ thuật, thể loại tự sự cho
phép sử dụng biện pháp tả một cách phóng túng trong việc cụ

thể hoá đối tượng, không chỉ ở bề ngoài mà còn giúp hé mở
những nét bên trong nhân vật.
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Tả là diễn đạt
bằng ngôn ngữ cho người khác có thể hình dung ra được một
cách rõ nét”. Là một trong những biện pháp nghệ thuật quan
trọng đối với các thể loại văn học song không thể thiếu là thể
loại tự sự. Bằng sự sáng tạo, kết hợp khéo léo các loại từ loại,
các kiểu câu sao cho phù hợp nhất để qua đó nhà văn giúp cho
24


bạn đọc có thể liên tưởng đến đối tượng thông qua sự thể hiện

của các câu chữ. Bên cạnh đó, miêu tả không chỉ cho người đọc
hình dung về hình thức, vẻ ngoài của đối tượng mà cùng với
dụng ý của nhà văn, nó còn hé mở cả những điều thầm kín bên
trong của đối tượng.
Đến với Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả đã xây dựng thành
công một thế loài vật phong phú về chủng loại và đa dạng về
tính cách. Qua đó tạo nên một bức tranh sinh động về cuộc
sống của các con vật. Vậy bằng cách nào mà Tô Hoài đã tạo
nên sự thành công bước đầu cho tác phẩm trong việc khắc khọa
nhân vật ? Bạn đọc sẽ dễ nhận thấy các nhân vật trong truyện
được nhắc đến khá là tỉ mỉ, chi tiết thông qua những câu từ
mang đậm chất miêu tả như: “Chuồn Chuồn Tương có đôi cánh

kép vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm
nắng to”, “Hắn bé hơn tôi một chút. Nhưng hắn ngạo mạn và
xấc xược làm sao! Bé loắt choắt thế mà đã bắt chước đâu được
bộ mặt hờm hợm, khinh khỉnh từ cái dáng chân đi khụng
khiệng, vẻ coi thiên hạ như rác.”, “Tôi ngoảnh nhìn lên : anh
Xiến Tóc lực lưỡng và uy nghi bọc mình trong bộ giáp đồng hun
rất cứng, bộ mặt hung tợn lắm.”… Tô Hoài có một khả năng
quan sát đặc biệt, khả năng ấy giúp nhà văn quan sát cặn kẽ
đến mức bật ra được nét đặc sắc của đối tượng, rồi từ đó lựa
chọn từng chi tiết cụ thể, chính xác. Ðây là thế mạnh trong
nghệ thuât xây dựng nhân vật của Tô Hoài.
Với sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhà văn đã

xây dựng một nhân vật trung tâm với hình ảnh chàng Dế Mèn
thanh niên cường tráng với “Ðôi càng tôi mẫm bóng. Những cái
vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng,
muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp
phanh phách vào các ngọn cỏ...Ðôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn
hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách
bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương
được và rất ưa nhìn. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai
ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…Tôi đi đứng oai
vệ. Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy cá khoeo chân, rung lên
rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ. Tôi tợn

lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to
tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.” Ở đây nhà văn miêu tả
nhân vật theo hai phương diện:
Thứ nhất, miêu tả ngoại hình: Mỗi bộ phận được miêu tả
với nét đặc sắc riêng thể hiện ở các tính từ giàu tính tạo hình:
25


×