Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Cách làm cơm rượu nếp miền bắc đón tết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 17 trang )

Cách làm cơm rượu nếp
miền Bắc đón Tết
ết Đoan Ngọ đang đến rất gần, một trong các món ăn không thể thiếu
trong ngày này là cơm rượu. Với cách làm cơm rượu nếp theo kiểu miền
Bắc dưới đây, bạn sẽ có món cơm ngọt mềm, mọng nước cực hấp dẫn.




Mách chồng rang cơm ngon tặng vợ nhân ngày 8/3
Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện cực ngon đón Tết
Cách làm xôi cốm dẻo thơm ngon đãi cả nhà ngày Tết

Cơm rượu nếp là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết
Đoan Ngọ. Nếu bạn đã biết đến món cơm rượu nếp kiểu miền Nam thì hôm
nay, có thể học cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Bắc nữa.
Với cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Bắc dưới đây, bạn sẽ có món ăn ngon
ngọt, mọng nước rất hấp dẫn cho ngày Tết Đoan Ngọ. Hơn nữa, nguyên liệu
làm rất đơn giản và dễ kiếm.


Cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Bắc rất đơn giản.
Nguyên liệu

Nguyên liệu sau để học cách làm cơm rượu nếp miền Bắc:
+Gạo nếp xay: 1kg
+ Men rượu: 20g
+ Lá chuối vài miếng to
+ 1 cái rổ thưa có 2 lớp.
+ 1 cái chăn mỏng.




1


Đầu tiên, bạn nhặt bỏ hết thóc và vỏ trấu trong gạo nếp, vo kỹ rồi ngâm
nước khoảng 30 phút. Sau đó, vớt gạo lên cho ráo nước rồi cho vào nồi cơm
điện, đổ nước ngập mặt gạo khoảng 1,5cm rồi nấu như bình thường.

Đầu tiên là bạn vo sạch gạo nếp rồi nấu xôi như bình thường.


2

Khi xôi chín, bạn dỡ ra mâm hoặc khay rộng cho xôi bay hết hơi.


Dỡ xôi ra khay.


3

Tiếp theo, bạn nhặt sạch vỏ trấu trong men rượu, cho vào cối giã nát. Sau đó,
lọc qua rây cho hết hẳn vỏ trấu.


Giã men rượu rồi lọc qua rây.


4


Giờ bạn rửa sạch lá chuối, lau khô, lót vào rổ sạch để chuẩn bị ủ rượu nếp.
Lưu ý là chừa lại một ít để lát nữa phủ lên bề mặt cơm rượu nhé.


Rửa sạch lá chuối.


5

Lúc này xôi vẫn còn hơi ấm ấm, bạn trộn đều với men rượu rồi cho vào rổ lót
lá chuối.


Trộn cơm với men rượu.


6

Các bạn xếp từng lớp xôi dày khoảng 5cm thì rắc 1 lớp men lên trên. Lưu ý,
xôi dưới đáy rổ không nên cho quá nhiều men bởi khi ủ, men sẽ ngấm và tan
dần xuống đáy rổ. Trên cùng, các bạn rải một lớp men mỏng và phủ lá chuối
cho kín.


Bạn xếp cơm nếp vào rổ cứ 5cm thì phủ một lớp men cho đến hết thì phủ lá
chuối.


7


Bây giờ, bạn trải chăn vải ra, rồi đặt rổ rượu nếp lên trên, rồi cuốn chăn bao
quanh rổ rượu nếp. Thời tiết nắng nóng, chỉ khoảng 24 giờ là rượu nếp đã có
mùi thơm rồi.

Cuốn chăn bao quanh rổ cơm rượu nếp.


8

Sau khoảng 24 giờ, bạn nên thăm chừng, khi thấy cơm rượu có mùi thơm thì
dỡ ra ngay để các hạt cơm rượu nếp được căng mọng. Tuy nhiên, nếu dỡ quá
sớm, men chưa tan hết sẽ bị đắng. Nếu ủ quá lâu, men rượu sẽ làm cho hạt
cơm tan thành nước, khi ăn chỉ còn bã và cay mùi rượu.


Ủ cơm rượu đến khi thấy thơm thì dỡ chăn ra.
Thành phẩm

Sau khi cơm rượu chín tới, bạn chỉ cần đảo đều cơm từ dưới lên là có thể
dùng được rồi. Cơm rượu nếp ủ theo kiểu miền Bắc có vị ngọt, thanh, ăn
thoải mái mà không bị say, khi ăn còn có vị dẻo dẻo của gạo nếp kết hợp với
vị ngọt của men rượu biến đổi thành đường cực kỳ hấp dẫn.
Thời tiết nắng nóng, bạn chỉ cần ủ cơm rượu trong 1 ngày là có thể dùng
được rồi. Hơn nữa, cách làm cơm rượu nếp kiểu miền Bắc lại vô cùng đơn
giản, các nguyên liệu cũng rất quen thuộc nữa. Cơm rượu nếp không chỉ ăn
trong ngày Tết Đoan Ngọ, mà bạn có thể bảo quản nơi thoáng mát để ăn
những ngày sau nữa đấy.
Tết Đoan Ngọ không chỉ có cơm rượu nếp, mà bạn có thể làm rượu nếp
cẩm nữa để cả nhà thưởng thức nhé.



Cơm rượu nếp ăn có vị ngọt, thanh mà không sợ say.


Chắc chắn, khi hoàn thành cả người lớn trẻ nhỏ đều thích món ăn này đấy!

Trung, Sự khác nhau về mâm
cỗ Tết 3 miền Bắc, NamMỗi dịp Tết


đến gia đình nào cũng làm mâm cỗ Tết cúng ông bà, tổ tiên. Mỗi
vùng miền khác nhau lại có mâm cỗ Tết với những món ăn khác
nhau. Mâm cỗ ngày Tết thể hiện mong muốn no đủ, hạnh phúc trong
cả một năm mới.




5 loại bánh Trung thu ngon nhất của các nước châu Á
Dưa món trong ngày Tết ở miền Trung
Sự khác nhau về mâm cỗ Tết 3 miền Bắc, Trung, Nam

Mâm cỗ Tết 3 miền là một trong nét văn hóa độc đáo và lâu đời của người
Việt. Tại mỗi miền tổ quốc lại có một nét đặc trưng riêng biệt trong mân cỗ
tết. Tết cổ truyền tượng trưng cho khởi đầu cho một năm mới, mong muốn
một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn người
ta vẫn gắng sắm sửa mâm cỗ tết đầy đủ để tưởng nhớ đến ông bà, Tổ
tiên,cầu mong Tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe dồi dào, học hành tấn
tới, gia đình sung túc làm ăn phát tài phát lộc.

Mỗi vùng miền lại có sự khác nhau về cách bày biện, trang trí mâm cỗ ngày
Tết. Tuy nhiên cho dù có sự khác nhau ấy, mâm cỗ ngày Tết vẫn là lòng
thành của con cháu cúng lên ông bà tổ tiên, mong muốn cầu được một năm
mới ấm no, an lành. Hãy cùng tìm hiểu sự giống và khác nhau trong mâm cỗ
tết 3 miền nhé.


1

Mâm cỗ Tết miền Bắc
Trong mâm cỗ tết 3 miền, chúng ta cùng tìm hiểu về miền Bắc đầu tiên nhé.
Mâm cỗ Tết của miền Bắc gồm có 4 bát, 4 đĩa làm chủ đạo tượng trưng cho
tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Mâm cỗ lớn thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa
tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Những mâm cỗ lớn phải xếp cao đến 2, 3
tầng. Mâm cỗ Tết xưa được bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng , song hành với
bát chiết yêu và đĩa cây mai.


Mâm cỗ tết miền bắc có 4 bát, 4 đĩa làm chủ đạo

Bốn bát chính trong mâm cỗ Tết gồm một bát chân giò lợn hầm măng , một
bát bóng thả, một bát miến và một bát mọc nấm thả. Bốn đĩa gồm một đĩa
thịt gà, một đĩa thịt lợn, một đĩa giò lụa, một đĩa chả quế. Nhiều mâm cỗ còn
bày thêm cho mâm cỗ thêm đầy đủ , sung túc các món ngon như đĩa thịt
đông, đĩa giò thủ, đĩa cá kho riềng, đĩa nộm su hào hoặc nộm rau cần. Những
món tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho, tất cả bày vào
đĩa nhỏ nên mâm cỗ Tết thêm đa dạng ,đầy đủ lại đẹp mắt.


Mâm cỗ Tết 3 miền có những sự khác biệt nhất định


Ngoài ra, mâm cỗ Tết người miền Bắc thì không thể thiếu bánh chưng xanh ,
xôi gấc và đĩa dưa hành muối .Chính vì thế nên mỗi độ Tết đến xuân về lòng
người lại xốn xang rạo rực với:
“ Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo bánh chưng xanh”


2

Mâm cỗ Tết miền Trung
Tiếp theo trong danh sách mâm cỗ tết 4 miền, chúng ta sẽ tìm hiểu đến miền
Trung nhé. Với người dân miền Trung khi Tết về trên mâm cỗ Tết không thể
thiếu bánh tét, nem chua, thịt giấm ,riêng người Huế thì mâm cỗ phải có đĩa
giò lụa, đĩa thịt đông, đĩa gà bóp rau răm, đĩa chả Huế, đĩa thịt heo luộc,…
Phong tục truyền thống được truyền lại kế tục từ bao đời nay ngoài mang sự
gắn kết giữa các thế hệ con cháu với tổ tiên mà còn là thông điệp gắn kết
mỗi người với quê hương , đất nước.


Bánh tét không thể thiếu được trong mâm cỗ tết của miền Trung


3

Mâm cỗ Tết miền Nam
Cuối cùng trong danh sách mâm cỗ tết 3 miền, chúng ta cùng tìm hiểu về
miền Nam nhé. Những món ăn ngày Tết của người miền Nam cũng có phần
phong phú hơn cả với món nem, bì, lòng heo khìa, giò heo, lạp xưởng tươi,
gỏi … Mâm ngũ quả, món gỏi gà luộc xé phay và củ hành, kiệu là món

thường được bày trên mâm cỗ mọi thứ mang một ý nghĩa cho một năm mới
sung túc, đầy đủ tất cả được thể hiện qua mâm ngũ quả cầu – dừa – đủ –
xoài. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu được
cánh mày râu rất ưa chuộng khi nhậu ngày Tết.


Mâm ngũ quả của miền Nam

Bên cạnh đó, hai món thịt kho hột vịt nước dừa và canh khổ qua nhồi thịt là
không thể thiếu trong hầu hết ở mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam. Theo
quan niệm của ngưởi miền Nam “khổ qua” là món ăn để mong ước sự cơ cực
qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn. Mặt khác , đây cũng là món ăn rất mát giúp
bạn giải ngán trong những Tết ăn nhiều chất đạm như thế này.


Canh khổ qua nhồi thịt không thể thiếu trong dịp tết ở miền Nam

Cho dù có sự khác nhau giữa cách bày biện mâm cỗ ngày Tết 3 miền, song
chúng đều mang ý nghĩa rất lớn nhớ về cội nguồn , tổ tiên. Mong muốn cả
gia đình được quây quần đông đủ thưởng thức những món ngon của ngày Tết
truyền thống, cầu mong một năm mới phát tài – an khang – thịnh vượng.



×