KHOA DƯỢC - ĐHYD TP.HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN BÀO CHẾ
***
ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP
THUỐC TIÊM – THUỐC NHỎ MẮT
ĐỢT TT : 2
Nhóm TT : Nhóm 6 – Sáng thứ 6
Bàn TT : 3 – Tiểu nhóm: 6
Lớp: D2012–Niên khóa: 2012-2017
TP HCM- 10/2015
DANH SÁCH TIỂU NHÓM THỰC TẬP 6
Họ tên SV
1
Nguyễn Thi Toán
2
Lê Thị Trâm Uyên
3
Nguyễn Minh Vu
4
Phạm Phú Trung
5
Nguyễn Thị Bảo Trân
6
Lê Văn Nguyên
2
MỤC LỤC
A. THUỐC TIÊM CÓ CHỨA LIDOCAIN HYDROCLORID.......................1
1. ĐẶT VẤN ĐÊ..........................................................................................................................1
2. MỤC TIÊU...............................................................................................................................1
3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ,
MÁY MÓC, THIẾT BỊ.................................................................................................................1
3.1. Nội dung - Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................1
3.1.1. Đề xuất công thức – Tính toán theo công thức đã đề xuất..................................................1
3.1.2. Đề xuất quy trình chuẩn bị..................................................................................................2
3.1.2.1.Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ..............................................................................................2
3.1.2.2.Chuẩn bị bao bì: ..............................................................................................................2
3.1.2.3.Bảo quản: .........................................................................................................................2
3.1.3. Đề xuất quy trình bào chế..................................................................................................2
3.1.4. Vẽ nhãn...............................................................................................................................4
3.1.5. Kiểm nghiệm......................................................................................................................4
3.2. Nguyên vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị........................................................................4
3.2.1. Bao bì..................................................................................................................................4
3.2.2. Nguyên vật liệu..................................................................................................................5
3.2.3. Dụng cụ, máy móc, thiết bị................................................................................................5
4. KẾT QUẢ PHẢI ĐẠT.............................................................................................................5
5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN......................................................................................................5
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................6
B. THUỐC NHỎ MẮT CÓ CHỨA CLORAMPHENICOL.............................7
1. ĐẶT VẤN ĐÊ..........................................................................................................................7
2.MỤC TIÊU................................................................................................................................7
3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ,
MÁY MÓC, THIẾT BỊ.................................................................................................................7
3.1.Nội dung..................................................................................................................................7
3.2.Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................7
3.2.1.Xây dựng công thức ............................................................................................................7
3.2.1.1. Cơ sở lí thuyết..................................................................................................................7
3.2.1.2.Đề xuất công thức, tính toán theo công thức đã đề xuất..................................................8
3.2.2. Xây dựng quy trình sản xuất.............................................................................................10
3.2.3. Vẽ nhãn.............................................................................................................................11
3.3. Nguyên vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị.......................................................................11
4.KẾT QUẢ PHẢI ĐẠT.............................................................................................................11
5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN......................................................................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................12
3
C. THUỐC NHỎ MẮT CÓ CHỨA KẼM SULFAT........................................13
1. ĐẶT VẤN ĐÊ........................................................................................................................13
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...................................................................................................13
3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NGUYÊN VẬT LIỆU, DỤNG CỤ, MÁY
MÓC, THIẾT BỊ.........................................................................................................................13
3.1.Đối tượng..............................................................................................................................13
3.1.1. Kẽm Sulfat........................................................................................................................13
3.1.2. Thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat..............................................................................................13
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................13
3.2.1. Đề xuất công thức và tính toán.........................................................................................13
3.2.2. Cách pha chế.....................................................................................................................15
3.2.2.1. Phương pháp chung để pha chế thuốc nhỏ mắt dạng dung dịch..................................15
3.2.2.2. Thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat ZnSO4.7H2O 0,25% ở pH = 5............................................15
3.2.2.3. Thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat ZnSO4.7H2O 0,5% ở pH = 6,8...........................................16
3.2.3. Xử lý chai nhựa đựng thuốc nhỏ mắt................................................................................16
3.2.3.1. Chọn chai.......................................................................................................................16
3.2.3.2. Rửa chai.........................................................................................................................16
3.2.3.3. Tiệt khuẩn.......................................................................................................................16
3.2.3.4. Bảo quản........................................................................................................................16
3.2.4. Nhãn thành phẩm..............................................................................................................16
3.3. Nguyên vật liệu....................................................................................................................16
3.3.1. Hoạt chất..........................................................................................................................16
3.3.2.Dung môi/Chất dẫn............................................................................................................17
3.3.3. Các chất đệm/Hệ đệm.......................................................................................................17
3.3.4. Chất đẳng trương..............................................................................................................17
3.3.5. Chất bảo quản sát trùng...................................................................................................17
3.4. Dụng cụ, máy, thiết bị.........................................................................................................17
4. KẾT QUẢ PHẢI ĐẠT...........................................................................................................17
5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN.....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................18
PHỤ LỤC.............................................................................................................19
4
A.
1.
THUỐC TIÊM LIDOCAINHYDROCLORID
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc tiêm là những chế phẩm đặc biệt vô khuẩn được đưa vào cơ thể dưới dạng lỏng theo
đường da hoặc niêm mạc, nhằm mục đích phòng trị bệnh, hay với các mục đích khác.
Lidocain là loại thuốc tiêm gây tê, thuộc nhóm thuốc tê có cấu trúc amid, được sử dụng rất
nhiều trong gây tê bề mặt, tủy sống, và ứng dụng nhiều trong nha khoa. Ngoài ra Lidocain còn
là thuốc tê được sử dụng nhiều trong điều trị loạn nhịp nhóm I và sử dụng trong hen suyễn phụ
thuộc Corticoid.
2.
MỤC TIÊU
Điều chế thuốc tiêm lidocain hydroclorid hàm lượng 2% đạt các tiêu chuẩn theo như Dược
Điển Việt Nam IV quy định và có sinh khả dụng cao.
3.
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU,
DỤNG CỤ, MÁY MÓC, THIẾT BỊ
3.1. Nội dung - Phương pháp nghiên cứu
3.1.1.
-
Đề xuất công thức – Tính toán theo công thức đã đề xuất.
Thành phần dự kiến:
Lidocain hydroclorid: hoạt chất chính.
Natri metabiulfit: chất chống oxy hóa.
NaOH dươc dụng: chất điều chỉnh pH
NaCl dược dụng: chất tạo dung dịch đẳng trương.
Nước cất pha tiêm.
Đơn vị đóng gói nhỏ nhất:thể tích một ống 2ml, pha 116 ống thành phẩm.
Theo DĐVN IV – Phụ lục 1.19 về thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền, thuốc tiêm có thể tích
không lớn hơn 5ml phải đáp úng yêu cầu: thể tích mỗi ống phải từ 100-115% của thể tích ghi
trên nhãn để bù hao hụt khi sử dụng. Ta chọn độ hao hụt là 115%, thuốc tiêm lidocain
hydroclorid ghi trên nhãn thành phẩm 2% nên thể tích mỗi ống thủy tinh là: 2x115%=2.3ml.
Vậy tổng thể tích là: 2.3x 116= 266.8ml.
Nhưng do hao hụt trong pha chế, đóng bao bì, và phù hợp với dụng cụ pha chế quy mô phòng
thí nghiệm, nên chọn pha 500ml.
-
-
Tính toán
Lượng lidocain.HCl cần dùng để pha chế được 500ml dung dịch lidocain.HCl 2%:
0.02x500= 10g
Natri metabisulfit: thể hiện hoạt tính chống oxy hóa ở nồng độ 0,1-0.5%. Để tránh gây kích
ứng ta dùng ở nồng độ 0.1%. Vậy khối lượng natri metabisulfit: 0.1%x500=0.5g.
NaOH 10% vđ pH 4-6.
Thành phần
Khối lượng (g) Phân tử lượng(g/mol) Số phân tử phân li
Lidocain.HCl.H2O
10
288.8
2
Natri metabisulfit
0.5
190.1
3
NaCl
58.44
2
Cách tính dựa vào mOsmol:
Trong đó: a: khối lượng chất tan
n: số phân tử phân li
M: phân tử lượng
mOsmol ( lidocain) =
5
mOsmol (natri metabisulfi)=
Mà mOsmol (lidocain) + mOsmol ( natri metabisulfil) + mOsmol (NaCl)= 285 mOsmol/L
mOsmol (NaCl) = 285 – (138.5+15.78)=130.72 mOsmol/L
mNaCl=
Vậy khối lượng NaCl cần dùng để đẳng trương hóa là: 1.9g
Công thức đề nghị cho dung dịch thuốc tiêm LIDOCAIN HYDROCLORID 2%:
Lidocain hydroclorid
10g
Natri metabisulfit
0.5g
NaCl dược dụng
1.9g
NaOH dược dụng vđ
pH 4-6
Nước cất pha tiêm vđ
500 ml
3.1.2. Đề xuất quy trình chuẩn bị.
3.1.2.1.
Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ:
Bột lidocain, NaCl dược dụng, Natri bisulfit và Adrenalin (nếu theo công thức A), NaOH, nước
cất pha tiêm, các dụng cụ cần cho pha chế (cân, giấy cân, bình định mức, pipet pasteur, giấy
chỉ thị vạn năng, máy đo độ hạ băng điểm hay thẩm thấu kế),...
Chuẩn bị bao bì: 116 ống thủy tinh nhọn nguyên vẹn, đồng đều.
- Rửa ngoài: đặt 5 ống trong lòng bàn tay, đầu ống hướng xuống, rửa dưới vòi nước xả mạnh,
dùng tay xoa sạch bên ngoài ống, giu cho hết nước. Tiến hành tương tự với nước cất.
- Rửa trong: nghiêng khay inox, xếp ống vào đầy khay, đậy khay inox lớn lên trên.
+ Đặt một bocal chứa sẵn nước tinh khiết và chuông chân không.
+ Đặt hộp inox chứa ống vào bocal sao cho đầu ống hướng xuống. Đậy nắp chuông chân không.
+ Hút chân không đến khi rút hết nước trong ống chuẩn thì ngừng.
+ Lấy hộp inox ra, giu bớt nước.
+ Đặt một bocal nhỏ không chứa nước vào chuông chân không. Đặt hộp inox lên bocal sao cho
bocal có thể hứng nước chảy từ hộp. Hút chân không để nước chảy vào bocal, đến khi không
còn nước chảy thì ngừng hút.
+ Lặp lại thao tác như trên đến khi nước rửa xong.
+ Lấy nước rửa trong bocal soi đèn để kiểm tra các tiểu phân có thể nhìn thấy được, và kiểm tra
chất khử.
+ Tiến hành kiểm tra như sau:
∙ Mẫu thử: cho vào bình nón 250ml: 100ml nước rửa cuối, 0.1ml H2SO4 + 0.1ml KMNO 4
0.02M. Đun sôi 5 phút.
∙ Mẫu trắng: giống mẫu thử nhưng thay bằng 100ml nước cất pha tiêm.
∙ Yêu cầu: mẫu thử phải có màu hồng.
∙ Kết thúc bằng 1 lần tráng với nước cất pha tiêm, thao tác tương tự với nước tinh khiết.
3.1.2.3.
Bảo quản: Sấy tiệt khuẩn (160-180/2h) ở tủ sấy 2 cửa.
3.1.3. Đề xuất quy trình bào chế.
Bao gồm các công đoạn:
a. Cân đong nguyên liệu, dung môi.
Cân các mẫu như công thức pha chế
b. Pha chế.
Lần lượt hòa tan lidocain hydroclorid, natri clorid trong bình định mức, thêm nước gần đến
vạch, thêm vài giọt NaOH để điều chỉnh pH đạt 6( kiểm tra bằng chỉ thị vạn năng)
Thêm nước cất pha tiêm cho đủ 500ml trong bình định mức.Kiểm tra pH lần nữa.
c. Lọc
3.1.2.2.
6
d.
e.
f.
g.
h.
i.
Lọc qua phễu hút chân không với phễu lọc thủy tinh xốp G4
Soi kiểm tra độ trong bằng mắt thường, nếu không đạt thì tiến hành lọc lại
Lọc tiệt trùng
Sử dụng màng lọc Millipore loại có kích thước lỗ xốp 0.22µm
Đóng ống
Đóng ống bằng máy hút chân không, mỗi ống thể tích 2.2ml
- Rửa đầu ống bằng cách nhúng khay ống thuốc tiêm lần lượt vào nước cất pha tiêm nóng,
lạnh, nóng cho đến khi không còn đọng thuốc ở đầu ống.
- Hàn ống bằng ngọn lửa khí ga, vừa hàn vừa xoay đầu ống để đảm bảo ống được hàn kín.
- Luộc tiệt trùng 121o C từ 15-30phút.
Kiểm soát độ kín
Kiểm tra độ kín của ống bằng cách cho ống vừa tiệt trùng( vẫn còn nóng) vào dung dịch
xanh methylen, dung dịch trong ống không được có màu xanh. Loại bỏ những ống không
đạt yêu cầu.
Rửa ngoài ống tiêm
Với các dung dịch tẩy, kế đó là tráng sạch và sấy khô.
Soi kiểm tra độ trong
Kiểm tra từng đơn vị ống như quy định của DĐVN IV
Dán nhãn
Theo thông tư số 04/2008/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế về hướng dẫn ghi nhãn thuốc.
Cân, đong, nguyên liệu, dung môi
Kiểm tra/kiểm soát, chống nhầm lẫn, sai sót
Pha chế: hòa tan,chỉnh pH,thể tích
Kiểm tra nồng độ, hoạt chất, pH, độ nhớt
Lọc trong (màng lọc < 0.45µm)
Dung dịch thuốc phải trong suốt
Đóng ống (chai, lọ)
Kiểm tra độ trong, điểu chỉnh,kiểm tra thể tích
thuốc
Tiệt trùng (nồi hấp,121oC/15-30p)
Kiểm soát quá trình vận hành
soi kiểm tra độ trong
Kiểm tra hình thức trình bày
in, dán nhãn
Kiểm nghiệm thành phẩm
Đóng hộp, thùng, bảo quản
3.1.4. Vẽ nhãn
Nhãn trên ống:
7
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
41 Đinh Tiên Hoàng – Quận 1 – TPHCM
THUỐC TIÊM LIDOCAIN HYDROCLORID 2%
Ống 2ml
Công thức:
Lidocain hydroclorid................0.04g
Natri metabisulfit .....................2mg
Tá dược vừa đủ..........................2ml
Ngày SX:
Lô SX:
HD:
Số ĐK:
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM, ĐỌC KĨ HƯỚNG DẪN SỬ
DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.
Nhãn trên thùng:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH
41 Đinh Tiên Hoàng – Quận 1 – TPHCM
Rx
THUỐC TIÊM LIDOCAIN HYDROCLORID 2%
THUỐC BÁN THEO ĐƠN
Hộp 116 ống 2ml
Công thức cho 1 ống:
Lidocain hydroclorid....................0.04g
Natri metabisulfit...........................2mg
Tá dược vđ.....................................2ml
Chỉ định:
Ngày SX:
HD:
Cách dùng:
Bảo quản:
Số ĐK:
Lô SX:
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM, ĐỌC KĨ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.
3.1.5. Kiểm nghiệm
Thực hiện kiểm định theo chuyên luận trong dược điển Việt Nam (phần phụ lục).
3.2.
-
Nguyên vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị
3.2.1. Bao bì
Bao bì: thủy tinh trung tính, nhựa, cao su-nhựa, nhôm. Tất cả phải đạt chất lượng được quy
định trong DĐVN IV.
Phải bền vững, không nhả tạp vào thuốc: độ bền cơ – lý – hóa học.
Phải kín, đảm bảo vô trùng trong thời gian bảo quản.
8
-
-
Bao bì trước khi đóng thuốc phải sạch, khô và vô khuẩn.
3.2.2. Nguyên vật liệu
Hóa chất: lidocain hydrocloxid, natri sulfit, natri metabisulfit, NaCl dược dụng, nước cất pha
tiêm đạt tiêu chuẩn dược dụng theo DĐVN IV.
Dụng cụ cân: cân, giấy cân, mặt kính, bình chứa, muỗng cân.
Dụng cụ hòa tan, đo thể tích, lọc: becher, pipet, đua khoáy, ống đong, phễu lọc thủy tinh xốp.
Hộp inox đục lỗ, bocal, chuông chân không, máy hút chân không, đèn soi, nồi hấp,
Yêu cầu: rửa sạch, tráng nước cất và sấy khô tiệt khuẩn.
3.2.3. Dụng cụ, máy móc, thiết bị
Đạt tiêu chuẩn GMP.
Dây chuyền thiết bị phải theo nguyên tắc liên tục-một chiều.
Thiết kế nhà xưởng phù hợp.
Thiết kế máy móc, thiết bị sao cho dễ vệ sinh và tiệt trùng.
Sử dụng công nhân lành nghề, đã trải qua đào tạo chuyên môn.
Áp dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp nhằm giảm số lượng vi sinh vật trong sản phẩm
trước khi tiệt trùng.
Thẩm định quy trình sản xuất cho tất cả các công đoạn trong dây chuyền sản xuất có nguy cơ
nhiễm khuẩn cao.
Thiết lập và thực thi chương trình giám sát chất lượng môi trường sản xuất và các quy trình
kiểm tra trong quá trình.
4. KẾT QUẢ PHẢI ĐẠT
-
Nồng độ và hàm lượng thuốc phải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về định tính và định lượng được
quy định trong DĐVN IV.
Thuốc tiêm phải có pH phù hợp: pH 4-6 ( theo DĐVN IV)
Thuốc tiêm phải vô khuẩn.
Thuốc tiêm không được chứa chất gây sốt hay độc tố vi khuẩn.
Đạt yêu cầu đẳng trương.
Cảm quan: dung dịch phải không màu, trong suốt. Thuốc tiêm phải trong suốt và không có các
tiểu phân không tan khi kiểm tra bằng mắt thường
5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Buổi 1: Xử lý bao bì thuốc tiêm. Thảo luận công thức, sửa chữa công thức ( nếu cần).
Buổi 2: Làm công thức hoàn chỉnh với quy mô nhỏ để theo dõi sự ổn định. Kiểm tra chất lượng
bao bì, chai đựng. Rửa, tiệt khuẩn, sấy dụng cụ.
Buổi 3: Thực hiện quy trình pha chế, đóng lọ.
Buổi 4: Kiểm tra chất lượng thành phẩm, dán nhãn, đóng hộp.
9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội đồng Dược điển Việt Nam, các chuyên luận bào chế, Dược Điển Việt Nam IV, NXB y
học, phụ lục 1.19, phụ lục 11.8, phụ lục 17.1, phụ lục 17.3.
2. Lê Quang Nghiệm, Bào chế và sinh dược học (Tập 1), 2014, tr.117-193.
3. Sweetman Sean C, Martindale: The Complete drug Reference (36th edition),
Pharmaceutical Press, London, 2009,p.1862-1864.
4. Felton Linda, Remington: Essentials of Pharmaceutics, Pharmaceutical Press, London,
2013,p.292.
5. Zsigmond,E. K. (1983). "Bolus" injections of lidocaine, 249(1), 20.
10
B.
1
THUỐC NHỎ MẮT CÓ CHỨA CLORAMPHENICOL
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháng sinh đã được sử dụng từ lâu để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn về mắt. Trong đó, thuốc
nhỏ mắt cloramphenicol 0,4% là dạng phổ biến và đã trở nên quen thuộc. Tuy nhiên do các cơ
chế bảo vệ của mắt nên thuốc nhanh chóng bị loại khỏi khoan mắt và có sinh khả dụng thấp.
Ngoài ra, cloramphenicol có khả năng gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho cơ thể khi
được hấp thu toàn thân. Do đó, cần phải nghiên cứu và bào chế dạng thuốc nhỏ mắt
cloramphenicol có hiệu quả điều trị tại chỗ cao và giảm thiểu các tác dụng không mong muốn
có thể xảy ra.
2
MỤC TIÊU
Nghiên cứu bào chế thuốc nhỏ mắt có chứa hoạt chất cloramphenicol đạt các tiêu chuẩn theo
như Dược Điển Việt Nam IV quy định và có sinh khả dụng cao.
3
NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUYÊN VẬT LIỆU,
DỤNG CỤ, MÁY MÓC, THIẾT BỊ
3.1. Nội dung
Dạng bào chế: dung dịch vô khuẩn của cloramphenicol trong nước.
Hình thức trình bày bao bì của thành phẩm: đóng lọ thành phẩm 10ml. Lọ được dùng là chất
dẻo có ống đếm giọt và nắp đậy (dung dịch thuốc nhỏ mắt tiếp xúc với thành phần chất dẻo của
mặt trong lọ).
Số lô dự kiến pha chế : 4 lô.
Số lọ thuốc nhỏ mắt pha chế trong 1 lô: 6 lọ.
Thể tích pha chế đề nghị là: 300ml (hao hụt 25%).
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Xây dựng công thức
3.2.1.1. Cơ sở lí thuyết
• Sơ lược về giải phẫu sinh lí của mắt:
Cấu tạo của mắt rất phức tạp, trong đó giác mạc và kết mạc là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với
thuốc nhỏ mắt.
Giác mạc: - Cấu tạo gồm 3 lớp, đóng vai trò quan trọng trong hấp thu thuốc vào mắt.
- Những hoạt chất vừa thân dầu vừa thân nước (có hệ số phân bố D/N hợp lí) và có
mức độ ion hóa vừa phải sẽ dễ dàng thấm qua giác mạc.
Kết mạc: - Là lớp niêm mạc nối liền mi mắt và giác mạc.
- Có nhiều mạch máu, có tính thấm tốt với nhiều hoạt chất. Từ đây thuốc được hấp
thu và đi vào tuần hoàn chung, có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
• Cloramphenicol:
C11H12Cl2N2O5
-Cloramphenicol ở dạng bột vi tinh thể trắng hoặc hơi vàng.
11
P.t.l: 323,1
-Độ tan: ít tan trong nước (1:400), dễ tan trong propylene glycol, rất tan trong methanol,
ethanol, ethyl acetat, aceton. Khó tan trong nước lạnh và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao (>80
0
C).
-Cloramphenicol dễ phân hủy trong môi trường kiềm (pH>7.5), bền trong môi trường acid nhẹ
hoặc trung tính (pH từ 4,5 đến 7,5).
3.2.1.2. Đề xuất công thức, tính toán theo công thức đã đề xuất
• Hoạt chất
Cloramphenicol còn có các dạng dẫn chất ví dụ ester palmitat, sterat không đắng hoặc ester
succinat natri, glicinat tan được trong nước nhưng mục tiêu nghiên cứu là thuốc nhỏ mắt, có
tác động tại chỗ nên chỉ sử dụng dạng có hoạt tính là cloramphenicol tự do.
Lượng chloramphenicol cần thiết để điều chế 300 ml dung dịch chloramphenicol 0,4% là:
m cloramphenicol = 300.0,4% = 1,20 (g)
• Dung môi
Dung môi để pha thuốc nhỏ mắt thường là nước cất pha tiêm vì nó đạt được các tiêu chuẩn của
Dược Điển: tinh khiết, vô trùng, không có chí nhiệt tố.
Cloramphenicol ít tan trong nước nhưng có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ để làm tăng độ
tan và tốc độ hòa tan của nó : biện pháp vật lí, phương pháp hòa tan đặc biệt.
-Các biện pháp vật lý:
+Tăng diện tích tiếp xúc giữa chất tan và dung môi bằng cách nghiền mịn cloramphenicol
trước khi dùng.
+ Dùng siêu âm hay gia nhiệt khi hòa tan: Cloramphenicol bị phân hủy khi nhiệt độ lớn
hơn 80 0C, do đó để đảm bảo chloramphenicol có thể tan tốt mà không bị phân hủy cần sử
dụng nhiệt độ khoảng 60-70 0C là tốt nhất.
+ Khuấy trộn
- Các phương pháp hòa tan đặc biệt:
+ Tạo dẫn chất dễ tan: không thể áp dụng trong trường hợp này.
+ Dùng chất trợ tan: Các chất trợ tan như chất diện hoạt, chất trung gian thân nước
giúpchloramphenicol tan tốt nhưng lại thường có tác dụng gây kích ứng niêm mạc và có
độc tính nhất định.
+ Dùng hỗn hợp dung môi: giúp hòa tan tốt hoạt chất nhưng thường gây kích ứng.
Tóm lại, chọn dung môi là nước và sử dụng thêm các biện pháp vật lí để hỗ trợ.
Các chất phụ:
Các chất đệm
Theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV, pH của dung dịch thuốc nhỏ mắt chloramphenicol là
từ 7,0 đến 7,5.
pH sinh lý của nước mắt là 7,4.
Cloramphenicol dễ bị phân hủy trong môi trường pH >7,5.
Do đó, chọn chất điều chỉnh thích hợp để pH dung dịch thành phẩm khoảng 7,4 là hợp lý. Sử
dụng hệ đệm pH 7,4 để vừa đảm bảo điều chỉnh pH, vừa không gây kích ứng mắt, qua đó giúp
ổn định hoạt chất và giúp hoạt chất dễ hấp thu.
Trong các hệ đệm thường găp có pH 7,4 là Gifford, Palitzsch, Sorensen và acid boric-natri
acetat.
Ta chọn hệ đệm acid boric-natri acetat vì điều chế đơn giản, phù hợp với quy mô
phòng thí nghiệm. Ngoài ra, acid boric cung có tính sát khuẩn nhẹ (ở nồng độ loãng nó được
dung để trị nấm men, vi khuẩn nhạy cảm, và là chất sát trùng), êm dịu với mắt, hệ đêm này
còn được dùng để rửa mắt, làm dịu mắt kích ứng, rửa trôi dị tật ở mắt.
Đây là hệ đệm được phối hợp bởi natri acetat 2% (kl/tt) và acid boric 1,9% (kl/tt) ở các tỉ lệ
khác nhau sẽ cho các dung dịch đệm có pH khác nhau.
Dung dịch 1: dung dịch natri acetat 2%
12
Natri acetat.3 H2O .......................................20 g
Nước cất pha tiêm .……..vđ ...................1000 ml
Dung dịch 2: dung dịch acid boric 1,9%
Acid boric.........................................19 g
Nước cất pha tiêm vđ .......................1000 ml
Khi phối hợp 2 dung dịch trên với tỷ lệ khác nhau sẽ cho các dung dịch đệm với các pH khác
nhau.
Dung dịch 1
Dung dịch 2
pH
100 ml
5 ml
7,4
Để pha chế 300ml dung dịch thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,4% với pH hệ đệm 7,4:
Lượng natri acetat.3H2O cần dùng là:
(g)
Lượng acid boric cần dung là:
(g)
Chất bảo quản sát trùng
Trong các thuốc nhỏ mắt đa liều thì các chất bảo quản sát trùng là cần thiết. Bản thân
cloramphenicol ở nồng độ 0,2% đã được xem là chất bảo quản. Tuy vậy, để đảm bảo chống lại
được sự pháttriển của nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập vào, ta vẫn thêm chất bảo quản trong công
thức thuốcnhỏ mắt chloramphenicol 0,4% với những yêu cầu sau:
-Phạm vi tác dụng rộng, cả đối với trực khuẩn Pseudomonas aeruginosa.
-Tác dụng nhanh và mạnh ở nồng độ thấp (phần trăm, phần ngàn…)
-Không độc, không gây kích ứng, dị ứng mắt.
-Không tương kỵ với các thành phần khác trong công thức, không tác dụng trên thành chai lọ.
-Bền vững về mặt hóa học.
-Có độ tan thích hợp trong dung môi nước.
Ta chọn chất bảo quản thimerosal. Đây là muối natri của một acid hữu cơ yếu, tan tốt trong
nước (độ tan 1:1), tác dụng tốt trong các dung dịch trung tính hay hơi kiềm, phù hợp với dung
dịch thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,4%. Nồng độ sử dụng làm chất bảo quản: 0,01-0,02%.
Ta sử dụng nồng độ thấp nhất 0,01% vẫn đảm bảo hoạt tính kháng khuẩn nhưng hạn chế các
tương tác khác có thể xảy ra.
Để pha chế 300ml dung dịch thuốc nhỏ mắt chloramphenicol 0,4%, khối lượng thimerosal cần
dùng là:
(g)
Các chất làm tăng độ nhớt
Thuốc nhỏ mắt luôn được xem là tác nhân lạ đối với cơ thể nên thường bị loại trừ bởi các cơ
chế bảo vệ của mắt. Việc tăng độ nhớt của các dung dịch thuốc nhỏ mắt sẽ làm tăng thời gian
tiếp xúc của thuốc với mắt, giảm tốc độ rút thuốc khỏi mắt theo đường mui lệ, do đó làm tăng
sinh khả dụng của thuốc và giảm tác dụng phụ của việc thuốc bị hấp thu toàn thân nếu có. Bên
cạnh đó, các chất làm tăng độ nhớt được thêm vào giúp làm bóng mắt và cải thiện sự khô mắt
hay gặp ở người già. Với những ưu điểm như trên, PVP 3% được đề nghị thêm vào công thức
như một tác nhân làm tăng độ nhớt.
Khối lượng PVP cần dùng là:
300 x 3% = 9,00 (g)
Các chất đẳng trương
13
Vì yêu cầu của chất đẳng trương là: không tương kị với hoạt chất, không có tác dụng dược lí
riêng, không gây kích ứng, dị ứng mắt nên NaCl được chọn cho công thức thuốc nhỏ mắt
cloramphenicol. Ngoài ra, NaCl còn là một chất rất thông dụng trong thuốc nhỏ mắt.
Phương pháp tính toán lượng NaCl sử dụng ở đây là phương pháp dùng công thức LUMIERE
CHEVROTIER.Đây là một phương pháp đơn giản, cách tính cụ thể như sau:
Thành phần
∆t (1%)
Cloramphenicol
1,20 g
0,4%
-0,06
Natri acetat.3H2O
5,71 g
1,90%
-0,267
Acid boric
0,27 g
0,09%
-0,288
PVP
9,00 g
3%
-0,006
Thiomersal
0,03 g
0,01%
Nước cất
Vđ 300ml
Thiomersal có nồng độ rất thấp nên có thể bỏ qua.
Độ hạ băng điểm của dung dịch trên:
0,4.(-0,06) + 1,90.(-0,267) + 0,09.(-0,288) + 3.(-0,006) = -0,57< -0,52.
Vậy dung dịch đang ưu trương và nằm trong khoảng chịu được của mắt, không cần đẳng
trương hóa.
Kết luận: Vậy công thức thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4% được đề nghị:
Thành phần
Cloramphenicol
1,20 g
Natri acetat.3H2O
5,71 g
Acid boric
0,27 g
PVP
9,00 g
Thiomersal
0,03 g
Nước cất Vđ
300ml
3.2.2. Xây dựng quy trình sản xuất
Cân, đong nguyên phụ liệu dung môi
Pha chế trong điều kiện vô khuẩn
Kiểm tra pH
Lọc
Đóng chai
Kiểm tra để loại bỏ mẫu bị hư
Dán nhãn
Đóng hộp, thùng, bảo quản
3.2.3. Vẽ nhãn
14
KHOA DƯỢC- ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
41 Đinh Tiên Hoàng- Quận 1- Thành phố Hồ Chí Minh
THUỐC NHỎ MẮT CLORAMPHENICOL 0,4%
Hộp 1 lọ x 10 ml
Công thức: Cloramphenicol………………………………….0,04 g
Tá dược vđ ……………………………………….10 ml
SĐK:
Công dụng:
Số Lô SX:
Cách dùng:
NSX:
Bảo quản: nơi khô mát, tránh ánh sáng.
HSD:
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM, ĐỌC KĨ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.
3.3. Nguyên
vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị
- Các nguyên vật liệu là hóa chất cần đạt tiêu chuẩn Dược Điển Việt Nam IV.
- Các dụng cụ, thiết bị và đồ đựng dùng trong pha chế - sản xuất phải sạch và vô khuẩn.
- Dụng cụ pha chế thể tích nhỏ phải có độ chính xác cao.
- Máy đo pH với độ chính xác cao, cần chuẩn lại máy bằng các dung dịch đệm trước khi đo.
- Giấy lọc, màng lọc phải thích hợp, đảm bảo tiêu chí tinh khiết cho thuốc nhỏ mắt.
4.
KẾT QUẢ PHẢI ĐẠT
- Đưa ra được công thức hoàn chỉnh cho thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4%.
- Pha chế thành phẩm đạt các yêu cầu chất lượng của Dược Điển Việt Nam IV:
+ Yêu cầu trong chuyên luận “Thuốc nhỏ mắt” .
+ Yêu cầu riêng của thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4%:
Hàm lượng cloramphenicol từ 90,0 đến 110,0% so với hàm lượng ghi trên nhãn.
Tính chất: dung dịch trong suốt, không màu.
Định tính: lấy một thể tích dung dịch chứa khoảng 50 mg cloramphenicol vào bình lắng gạn,
thêm 15ml nước. Chiết 4 lần mỗi lần 25ml ether(TT). Gộp các dịch chiết rồi bốc hơi đến khô.
Cắn thu được thử theo “phần định tính cloramphenicol” trong chuyên luận “Viên nén
cloramphenicol” bắt đầu từ “Sắc ký lớp mỏng…”.
PH: 7,0 đến 7,5.
5.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Buổi 1: Thảo luận công thức, tính toán, sửa chữa công thức ( nếu cần).
Buổi 2: Làm công thức hoàn chỉnh với quy mô nhỏ để theo dõi sự ổn định. Kiểm tra chất lượng
bao bì, chai đựng. Rửa, tiệt khuẩn, sấy dụng cụ.
Buổi 3: Thực hiện quy trình pha chế, đóng lọ.
Buổi 4: Kiểm tra chất lượng thành phẩm, dán nhãn, đóng hộp.
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2
3
4
Bộ Y Tế, Dược Điển Việt Nam IV, NXB Y Học, 2009, Thuốc Nhỏ Mắt Cloramphenicol 0,4%.
Huỳnh Văn Hóa, Lê Thị Thu Vân, Thuốc Nhỏ Mắt, Bào chế và sinh dược học, tập 1, 2014, tr.
211-235.
Tapash K.Ghosh, Bhaskara R.Jasti, Preparation of isotonic solutions, Theory and Practice of
Contemporary Pharmaceutics, CRC Press LLC, 2005, p. 120-126.
Lippincott Williams & Wilkins, Tonicity, osmoticity, osmolality and osmolarity, Remington,
2006, p. 263.
16
C. THUỐC NHỎ MẮT CÓ CHỨA KẼM SULFAT
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Kẽm sulfat có hoạt tính kháng khuẩn và được ứng dụng làm thuốc nhỏ mắt. Chế phẩm thuốc
nhỏ mắt chứa hoạt chất này ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu trong chuyên luận “Thuốc nhỏ
mắt” của Dược Điển Việt Nam IV thì phải được bào chế phù hợp với môi trường mắt, dễ chịu
khi sử dụng nhưng vẫn đảm bảo độ bền vững của dung dịch.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Bào chế thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat ở 2 pH khác nhau và phù hợp với môi trường nước mắt.
Chế phẩm bào chế: 10 chai thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat 10ml ứng với mỗi pH.
3. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NGUYÊN VẬT LIỆU,
DỤNG CỤ, MÁY MÓC, THIẾT BỊ
3.1. Nội dung, Đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Kẽm Sulfat
ZnSO4. 7H2O
Phân tử lượng: 287,5
Kẽm sulfat phải chứa từ 99,0 đến 104,0% ZnSO4. 7H2O.
Tính chất:
- Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể trong suốt không màu, không mùi, dễ lên hoa khi để ngoài
không khí khô.
- Rất tan trong nước, dễ tan trong glycerin, thực tế không tan trong ethanol 96%.
3.1.2. Thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat
Là dung dịch vô khuẩn của kẽm sulfat trong nước.
Hàm lượng kẽm sulfat ZnSO4.7H2O: từ 95,0 đến 105,0% so với hàm lượng ghi trên nhãn.
Tính chất: dung dịch trong suốt, không màu.
Ðịnh tính: dung dịch chế phẩm phải cho các phản ứng của ion kẽm và sulfat.
Nồng độ thường dùng: 0.25% - 0,5%.
pH: Từ 4,5 đến 5,5.
Giới hạn cho phép về thể tích: ±10%.
Đơn vị đóng gói nhỏ nhất : chai 10ml.
Bảo quản: trong bao bì kín, nơi khô mát, tránh ánh sáng.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nước mắt có độ pH trung tính nằm trong khoảng từ 7,4 đến 7,6. Trong khi đó dung dịch kẽm
sulfat bềnở pH thấp hơn (4,4-5,5) nên phải dùng hệ đệm để đảm bảo độ ổn định cho chế phẩm.
Bên cạnh đó để không gây kích ứng cho mắt, chế phẩm phải được thêm chất đẳng trương.
Ta bào chế 2 loại thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat khác nhau về pH: một chế phẩm có pH = 6,8 gần
với pH nước mắt và chế phẩm còn lại có pH = 5 tạo sự bền vững cho dung dịch kẽm sulfat.
3.2.1. Đề xuất công thức và tính toán:
Pha chế 10 lọ thành phẩm thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat 0,5%, pH = 5 (lọ 10ml)
Công thức 1: Kẽm sulfat 0,5% ở pH = 5
ZnSO4.7H2O.......................................g
ZnSO4.7H2O.......................................g
Acid boric...........................................g
Nipagin M 20%..................................ml
Nước cất pha tiêm......vđ....................150ml
17
Khối lượng ZnSO4.7H2O sử dụng để có nồng độ 0,5% là: 150 x 0.5/100=0,75 (g)
Khối lượng Acid boric sử dụng để có nồng độ 2% là: 150 x 2/100 =3 (g)
Thể tích Nipagin M 20% sử dụng để có nồng độ 0,05% là: 150 x 0.05/20 = 0,375 (ml)
Công thức đề xuất: Thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat 0,5% ở pH = 5.(Lô 10 lọ × 10ml/lọ)
ZnSO4.7H2O.......................................0,75g
Acid boric 2%....................................3g
Nipagin M 20%..................................0,375ml
Nước cất pha tiêm......vđ....................150ml
Công thức cho 1 đơn vị thành phẩm:
ZnSO4.7H2O.......................................0,05g
Acid boric 2%....................................0,2g
Nipagin M 20%..................................0,025ml
Nước cất pha tiêm .....vđ....................10ml
Pha 10 lọ thành phẩm thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat 0,5% ở pH = 6,8 (lọ 10ml)
Công thức 2: Kẽm sulfat 0,5% ở pH = 6,8
ZnSO4.7H2O.......................................g
Natri borat.10H2O..............................g
Acid boric...........................................g
Natri clorid.........................................g
Nipagin P...........................................g
Nước cất pha tiêm..............................vđ 150ml
Khối lượng ZnSO4.7H2O sử dụng để có nồng độ 0.5% là: 150 x 0.5/100 = 0,75(g).
Dung dịch đệm acid boric-borat ở pH=6,8 được pha từ dung dịch Natri borat 0,05M và dung
dịch Acid boric 0,2M theo tỉ lệ 3:97.
0, 05 × 3
= 0, 0015M
3 + 97
Nồng độ Natri borat sau khi pha:
150
C M × V × M = 0, 0015 ×
× 381,37 = 0, 09(g)
1000
Khối lượng của Natri borat là:
0, 2 × 97
= 0,194(M)
3 + 97
Nồng độ Acid boric sau khi pha:
C M × V × M = 0,194 ×
Khối lượng của Acid borid là:
Khối lượng NaCl:
x=
150
× 61,83 = 1,80(g)
1000
0,52 − ∆t1
∆t 2
Ta dựa công thức Lumiere – Cheurotier :
Trong đó
x: Khối lượng (g) chất đẳng trương hóa cần cho vào 100ml dung dịch nhược trương.
∆t1
: Độ hạ băng điểm của dung dịch nhược trương.
18
∆t 2
: Độ hạ băng điểm của dung dịch 1% của chất dùng để đẳng trương hóa. Nếu dùng NaCl
∆t 2 = 0,58o C
thì
.
Do độ hạ băng điểm 1% của: ZnSO4.7H2O = – 0,08
Natri borat = – 0,25
Acid boric = – 0,29
Trong 100ml dung dịch chế phẩm có:
Kẽm sulfat: 0,5g.
100
0, 0015 ×
× 381,37 = 0, 06(g)
1000
Natri borat:
100
0,194 ×
× 61,83 = 1, 20(g)
1000
Acid boric:
Độ hạ băng điểm của dung dịch ZnSO4.7H2O nhược trương (∆t) là:
∆t = (− 0, 08 × 0,5) − (0, 25 × 0, 06) − (0, 29 ×1, 20) = − 0, 403
Áp dụng công thức của Lumiere – Cheurotier, khối lượng NaCl sử dụng là:
m NaCl =
0,52 − 0, 403
= 0, 4(g)
0, 29
Khối lượng Nipagin P sử dụng để có nồng độ 0,1% là: 150 x 0,1/100 = 0,15(ml)
Công thức đề xuất: thuốc nhỏ mắt kẽm sulfat 0,5% ở pH=6,8 (Lô 10 lọ × 10ml/lọ)
ZnSO4.7H2O
Natri borat.10H2O
Acid boric
Nipagin P
Nước cất pha tiêm vđ
0,75g
0,09g
1,80g
0,15g
150ml
Công thức cho 1 đơn vị thành phẩm
ZnSO4.7H2O
Natri borat.10H2O
Acid boric
Nipagin P
Nước cất pha tiêm vđ
0,05g
0,006g
0,12g
0,01g
10ml
3.2.2. Đề xuất quy trình pha chế:
3.2.2.1. Phương pháp chung để pha chế thuốc nhỏ mắt dạng dung dịch:
Cân đong nguyên phụ liệu, dung môi
Pha chế (điều chỉnh thể tích, pH, nồng độ)
3.2.2.2. Thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat ZnSO4.7H2O 0,25% ở pH = 5:
19
Lọc
Lọc tiệt khuẩn
Đóng chai
Dán nhãn
Cân, đong hoạt chất dung môi theo công thức.
Đun sôi khoảng 250ml nước cất pha tiêm.
Hòa tan 3g Acid boric vào khoảng 100ml nước cất mới đun sôi trong becher, để nguội.
Cho tiếp 0,75g ZnSO4.7H2O vào, khuấy cho tan hết.
Cho tiếp 0,375ml Nipagin M 20% vào becher trên, khuấy đều.
Chuyển qua bình định mức 150ml. Thêm nước cất pha tiêm vừa đủ 150ml.
Lọc: để đảm bảo yêu cầu về độ tinh khiết và vô trùng, ta phải lọc qua 2 bước:
- Bước 1: Lọc bằng màng lọc G3 nếu có phễu lọc Buchner lọc dưới áp suất giảm.
- Bước 2: Lọc qua bộ lọc vô trùng dung dịch thuốc kiểu piston-xilanh để đóng thuốc trực tiếp
vào chai.
Đóng chai kín.
Dán nhãn đúng quy định.
Bảo quản nơi mát, khô ráo, tránh ánh sáng.
3.2.2.3. Thuốc nhỏ mắt Kẽm Sulfat ZnSO4.7H2O 0,5% ở pH = 6,8:
Cân đong hoạt chất, dung môi theo công thức.
Đun sôi khoảng 200ml nước cất pha tiêm.
Hòa tan 1,80g Acid boric vào khoảng 100ml nước mới đun sôi. Để nguội.
Thêm 0,09g Natri borat vào khuấy cho tan hết.
Thêm 0,15g Nipagin P vào khuấy đều.
Thêm 0,75g ZnSO4.7H2O vào khuấy đều cho tan hết.
Chuyển qua bình định mức 150ml, thêm nước cất pha tiêm vừa đủ 150ml.
Lọc: để đảm bảo yêu cầu về độ tinh khiết và vô trùng, ta phải lọc qua 2 bước:
- Bước 1: Lọc bằng màng lọc G3 nếu có phễu lọc Buchner lọc dưới áp suất giảm.
- Bước 2: Lọc qua bộ lọc vô trùng dung dịch thuốc kiểu piston-xilanh để đóng thuốc trực tiếp
vào chai.
Đóng chai kín.
Dán nhãn đúng quy định.
Bảo quản nơi mát, khô ráo, tránh ánh sáng.
3.2.3. Xử lý chai nhựa đựng thuốc nhỏ mắt:
3.2.3.1. Chọn chai:
Chai nhựa propylen dung tích 10ml.
Cảm quan: trong suốt, không sứt mẻ.
3.2.3.2. Rửa chai:
3.2.3.3. Tiệt khuẩn:
Hấp bằng cách cho toàn bộ các bộ phận trên vào một becher lớn (1000ml), cho vào nồi đã có
sẵn 1/3 nước cất pha tiêm. Đun đến khi nước sôi 15 phút.
Cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 50-600C.
3.2.3.4. Bảo quản
DƯỢC
– ĐẠI
HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Cho vào túi nilon 2KHOA
lớp, ghi
tên, dán
nhãn.
41-43 Đinh Tiên Hoàng, p. Bến Nghé Quận 1, TP.HCM
3.2.4. Nhãn thành phẩm:
THUỐC TRA MẮT KẼM SULFAT 0,5%
Chai 10ml
Thành phần: ZnSO4.7H2O
0,05g
Tá dược vừa đủ
10ml
Công dụng: Kháng khuẩn
Cách dùng: Nhỏ mắt
Ngày pha chế:
HD:
Bảo quản: Trong lọ kín, nơi mát
20khô ráo,tránh ánh sáng
ĐỂ XA TẦM TAY TRẺ EM VÀ ĐỌC KỸ HƯỚNG
DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG
3.3. Nguyên vật liệu:
3.3.1. Hoạt chất
Kẽm Sulfat – chất dùng để điều trị nhiễm khuẩn.
3.3.2.Dung môi/Chất dẫn
Vì ZnSO4.7H2O rất dễ tan trong nuớc nên có thể chọn dung môi là nước cất pha tiêm.
3.3.3. Các chất đệm/Hệ đệm
Với pH = 5: Kẽm sulfat ZnSO 4.7H2O rất bền, vì vậy nếu thuốc ở pH này sẽ sử dụng được lâu
hơn. Ta sẽ chọn dung dịch đệm là acid boric theo hệ đệm Hind-Goyan.
Với pH = 6,8: Kẽm sulfat sẽ kém bền hơn pH = 5 nên thuốc sẽ không sử dụng được lâu. Vì vậy
ta chọn dung dịch đệm acid boric-borat theo hệ đệm Palitzsch.
3.3.4. Chất đẳng trương
Ở pH = 5,5: không cần sử dụng thêm chất đẳng trương vào thuốc vì sử dụng dung dịch đệm là
acid boric đã đẳng trương với nước mắt rồi, hàm lượng hoạt chất < 1% có thể pha thẳng vào
công thức pha chế.
Ở pH = 6,8: Chất đẳng trương được sử dụng ở đây là Natri Clorid, vì:
- Là chất đẳng trương thông dụng, dễ kiếm, rẻ.
- Là thành phần của nước mắt.
- Không tương kỵ với hoạt chất, không có tác dụng dược lý riêng và không gây kích ứng, dị
ứng mắt.
3.3.5. Chất bảo quản sát trùng
Ở pH = 5,5: Ta sử dụng dung dịch Nipagin M (Methyl paraben) làm chất bảo quản. Đây là một
este của p-hydroxy benzoic, dễ tổng hợp, không độc, bền với nhiệt, có khả năng bảo quản
thuốc tốt và thường được sử dụng có hoạt tính tốt khi pH < 6.
Ở pH = 6,8: Ta sẽ sử dụng Nipagin P, do Nipagin P có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm phù
hợp với tính chất của hoạt chất chính là kẽm sulfat.
3.4.Dụng cụ, máy, thiết bị
Hóa chất, dung môi, nước cất pha tiêm: Đạt tiêu chuẩn Dược điển để pha thuốc nhỏ mắt.
Bếp điện, cân kỹ thuật, máy đo pH.
1 Becher 200 ml.
1 Ống đong 200 ml.
1 Bình định mức 150 ml.
1 Phễu thủy tinh xốp loại G3.
Bộ lọc vô trùng dung dịch thuốc kiểu piston-xilanh để đóng thuốc trực tiếp vào chai.
Pipette, đua khuấy.
Chai lọ đựng thuốc nhỏ mắt, nhãn, hồ dán.
21
4. KẾT QUẢ PHẢI ĐẠT
Hàm lượng kẽm sulfat ZnSO4.7H2O: từ 95,0 đến 105,0% so với hàm lượng ghi trên nhãn.
Tính chất: dung dịch trong suốt, không màu.
Ðịnh tính: dung dịch chế phẩm phải cho các phản ứng của ion kẽm và sulfat.
Nồng độ thường dùng: 0.25% - 0,5%.
pH: Từ 4,5 đến 5,5.
Giới hạn cho phép về thể tích: ±10%.
5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Buổi 1: Xử lý bao bì thuốc nhỏ mắt, thảo luận, sửa chữa công thức (nếu cần)
Buổi 2: Làm công thức hoàn chỉnh với quy mô nhỏ để theo dõi sự ổn định. Kiểm tra chất lượng
bao bì, chai đựng. Rửa, tiệt khuẩn, sấy dụng cụ.
Buổi 3: Thực hiện quy trình pha chế, đóng lọ.
Buổi 4: Kiểm tra chất lượng thành phẩm, dán nhãn, đóng hộp.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Thị Thu Loan, Thuốc nhỏ mắt, Bào chế và sinh dược học tập 1, NXB y học, 2014.
2. Trương Văn Tuấn, Thuốc nhỏ mắt, Bào chế và sinh dược học tập 1, NXB y học 2010.
Hội đồng Dược điển Việt Nam, các chuyên luận bào chế, Dược Điển Việt Nam IV, NXB y học,
2009.
23
PHỤ LỤC
1. CHUYÊN LUẬN LIDOCAIN HYDROCLORID TRONG DĐVN IV (TRÍCH)
Tính chất
Dung dịch trong, không màu.
pH
4,04,0 - 6,0 (Phụ lục 6.2)
Định tính
A. Lấy một thể tích chế phẩm tương đương 0,1 g lidocain hydroclorid, kiềm hoá bằng dung
dịch natri hydroxyd 5 M (TT). Lọc lấy tủa, rửa tủa bằng nước. Hòa tan tủa trong 1 ml ethanol
96% (TT), thêm 0,5 ml dung dịch cobalt (II) clorid 10% và lắc 2 phút. Xuất hiện tủa màu
xanh.
B. Lấy một thể tích chế phẩm chứa 0,1 g lidocain hydroclorid, thêm 10 ml dung dịch bão hoà
acid picric (TT). Lọc lấy tủa, rửa bằng nước, sấy khô ở 105 ºC, nhiệt độ nóng chảy của tủa
khoảng 230º ± 1ºC (Phụ lục 6.7)
C. Phải cho phản ứng của ion clorid (Phụ lục 8.1).
2,6-Dimethylanilin
Lấy một thể tích chế phẩm có chứa 25 mg lidocain hydroclorid, thêm nước thành 10 ml, kiềm
hoá bằng dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT) rồi chiết bằng cloroform (TT) 4 lần, mỗi lần 5
ml, mỗi lần đều lọc qua cùng một phễu có natri sulfat khan (TT). Dịch chiết cloroform được
bốc hơi dưới áp suất giảm (2kPa). Hòa cắn trong 2 ml methanol (TT), thêm 1 ml dung dịch 4dimethylamino benzaldehyd 1% trong methanol (TT) và 2 ml acid acetic băng (TT), để yên ở
nhiệt độ phòng 10 phút. Song song tiến hành một mẫu đối chiếu, thay chế phẩm bằng 10 ml
dung dịch đối chiếu 2,6-dimethylanilin (TT) (1 g/ ml) trong nước. Màu vàng của mẫu thử
không được đậm hơn màu của mẫu đối chiếu.
Định lượng
Lấy chính xác một thể tích chế phẩm chứa khoảng 0,1 g lidocain hydroclorid, kiềm hoá bằng
dung dịch natri hydroxyd 2 M (TT), chiết 3 lần, mỗi lần với 20 ml cloroform (TT), rửa mỗi
dịch chiết với cùng một lượng 10 ml nước, lọc dịch chiết qua giấy lọc đã thấm ướt với
cloroform (TT), rửa giấy lọc bằng 10 ml cloroform (TT). Tập trung toàn bộ dịch rửa và dịchlọc.
Chuẩn độ bằng dung dịch acid percloric 0,02 N (CĐ), dùng dung dịch tím tinh thể (TT)làm chỉ
thị.
1 ml dung dịch acid percloric 0,02 N (CĐ) tương đương với 5,776 mg
C14H22N2O.HCl.H2O.Hàm lượng lidocain hydroclorid từ 95,0 đến 105,0% so với hàm lượng
ghi trên nhãn.
2. XÁC ĐỊNH ĐỘ TRONG (tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường) – DĐVN IV
Tiểu phân trong thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền là các hạt nhỏ không hoà tan, linh động,không
phải là bọt khí, có nguồn gốc ngẫu nhiên từ bên ngoài.
Phép thử này là qui trình đơn giản để đánh giá độ trong thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền.
Dụng cụ
Thiết bị là một bộ dụng cụ để soi bao gồm:
- Bảng màu đen bề mặt mờ, kích thước thích hợp, gắn thẳng đứng.
- Bảng màu trắng không loá (không bóng), kích thước thích hợp, gắn thẳng đứng bên cạnh
bảng
màu đen.
- Hộp đèn có thể điều chỉnh với nguồn ánh sáng trắng được che chắn thích hợp và bộ khuếch
tán ánh sáng thích hợp (như nguồn sáng bao gồm hai đèn huỳnh quang 13W, mỗi ống dài 525
mm). Cường độ chiếu sáng tại vùng soi phải duy trì từ 2000 lux đến 3750 lux. Có thể phải sử
dụng cường độ cao hơn đối với đồ chứa là thủy tinh màu hoặc plastic.
24
Cách tiến hành
Nếu không có chỉ dẫn khác trong chuyên luận riêng, lấy ngẫu nhiên 20 đơn vị. Loại bỏ mọi
nhãn mác dán vào đồ chứa, rửa sạch và làm khô bên ngoài. Lắc nhẹ hay lộn đi, lộn lại chậm
từng đơn vị, tránh không tạo thành bọt khí và quan sát khoảng 5 giây trước bảng màu trắng.
Tiến hành lặp lại trước bảng màu đen.
Đánh giá kết quả
Nếu có không quá một đơn vị có tiểu phân nhìn thấy bằng mắt thường, tiến hành
kiểm tra lại với 20 đơn vị khác lấy ngẫu nhiên. Chế phẩm đạt yêu cầu phép thử, nếu
có không quá một đơn vị trong số 40 đơn vị đem thử có tiểu phân nhìn thấy bằngmắt
thường.
25