Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Đề cương kinh tế phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.9 KB, 37 trang )

ĐỀ CƢƠNG KTPT
Câu 1. Trình bày sự phân chia các nƣớc theo trình độ phát triển? Đặc trƣng cơ bản của các
nƣớc đang phát triển? Sự cần thiết lựa chọn con đƣờng phát triển?
Câu 2. Trình bày bản chất của tăng trƣởng và phát triển kinh tế?
Câu 3. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá tăng trƣởng kinh tế?
Câu 4. Trình bày các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế?
Câu 5. Trình bày các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung và tổng cầu?
Câu 6. Trình bày lý thuyết tăng trƣởng kinh tế hiện đại?
Câu 7. Tăng trƣởng kinh tế và vấn đề đáp ứng phúc lợi? Các phƣơng thức phân phối thu
nhập ? Thƣớc đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập?
Câu 8. Trình bày các yếu tố ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng lao động?
Câu 9. Trình bày vai trị của vốn sản xuất và vốn đầu tƣ với tăng trƣởng và phát triển kinh
tế? Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tƣ?
Câu 10. Trình bày bản chất của khoa học và công nghệ? Nội dung của đổi mới công nghệ với
phát triển kinh tế?
Câu 11. Trình bày lợi thế của hoạt động ngoại thƣơng? Nội dung chiến lƣợc thay thế sản
phẩm nhập khẩu?
Câu 12. Trình bày lợi thế của hoạt động ngoại thƣơng? Nội dung chiến lƣợc hƣớng ra thị
trƣờng quốc tế?
TRẢ LỜI

1


Câu 1: Trình bày sự phân chia các nƣớc theo trình độ phát triển? Đặc trƣng cơ bản của các
nƣớc đang phát triển? Sự cần thiết lựa chọn con đƣờng phát triển?
1. Trình bày sự phân chia các nƣớc theo trình độ phát triển?
-

Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, các nước đang phát triển có sự phân hóa mạnh,
một số nước đã tìm kiếm được con đường phát triển đúng đắn cho đất nước mình và vượt lên


hàng đầu giữa các nước đang phát triển, trở thành nước cơng nghiệp mới. Một số nước khác
do có ưu đãi của thiên nhiên đã có được những mỏ dầu lớn, tạo nguồn thu nhập lớn cho đất
nước. Xuất phát từ thực tế này, ngân hàng thế giới (WB) đã đề nghị liên hợp quốc chia các
nước thành 4 nhóm sau:

-

+

Các nước cơng nghiệp phát triển.

+

Các nước cơng nghiệp mới

+

Các nước xuất khẩu dầu mỏ

+

Các nước đang phát triển

Việc phân chia dựa trên các căn cứ cơ bản sau:
+

Mức thu nhập bình quân đầu người GNI/người

+


Trình độ cơ cấu kinh tế

+

Mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người.

a) Các nƣớc công nghiệp phát triển – DCs
-

Là các nước đã có thời kỳ dài thực hiện cơng nghiệp hóa và trở thành các nước công nghiệp
phát triển. Các nước này có mức GNI/người đạt 15.000USD trở lên và có tỷ trọng cao trong
nền kinh tế.

-

Có tổng thu nhập của quốc gia > 500 tỉ USD.

-

Nhóm này có khoảng 40 nước gồm: nhóm G7, G8 ,và các nước cơng nghiệp phát triển khác
Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu, Úc và newdiland.

-

Nhóm G7 gồm: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada. Bảy nước này chiếm 75% tổng giá
trị công nghiệp trên tồn thế giới.

-

Nhóm G8 gồm : G7 + Nga.


b) Các nƣớc công nghiệp mới – NICS
-

Các nước này trước năm 1960 là những nước đang phát triển. Nhưng vào những năm 60 của
thế kỷ XX, do có đường nối phát triển kinh tế đúng đắn, biết tận dụng lợi thế so sánh của đất
nước để thúc đẩy xuất khẩu, tranh thủ vốn đầu tư và công nghệ hiện đại của các nước phát
triển nên đã thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và trở thành các nước công nghiệp mới.

-

Các nước NICS có thu nhập bình qn đầu người đạt trên 6.000 USD.

2


-

Theo WB có khoảng trên 10 nước thuộc nhóm NICS là: Hy lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Brazin, Mexico, Achentina, Israen, Hồng Kông, Đài Loan, Singapo, Hàn Quốc.

-

Trong những nước này, thế giới đặc biện quan tâm đến 4 nước NICs châu Á , được mệnh
danh là “bốn con rồng” . Tốc độ tăng trưởng bình quân 7-8% liên tục trong 3 thập kỷ, có
thời kỳ đạt 11-12% và có mức thu nhập bình qn đầu người trên 10.000 USD/ người, họ
đã tạo ra nền kinh tế đầy sức sống.

c) Các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ - OPEC
-


Đây là những nước sau chiến tranh thế giới thứ II, vào giữa thập kỷ 60 bắt đầu phát hiện ra
nguồn dầu mỏ lớn, họ đã tận dụng những ưu đãi của thiên nhiên, tiến hành khai thác và xuất
khẩu dầu mỏ. Để bảo vệ nguồn thu nhập từ dầu mỏ,để chống lại xu hướng hạ giá dầu, các
quốc gia này tập hợp với nhau trong tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhằm mục đích ấn
định lượng dầu xuất khẩu, và giá bán dầu.

-

Thu nhập chủ yếu của các nước này là từ dầu mỏ, thu nhập bình quân đầu người cao. Các
yếu tố cơ sở hạ tầng ( điện , ga) miễn phí. Đặc biệt trong số này là các nước Trung Đông:
Arap Saudi, Co oét, Iran, Iraq, và các tiểu vương quốc Ả rập.

-

Từ nguồn vốn do xuất khẩu dầu mỏ, họ trang bị nhà máy hiện đại, thu nhập cao, nhưng họ
thiếu chuyên gia cao cấp nên sản xuất kém hiệu quả.

-

Các nước này phụ thuộc chủ yếu và khai thác dầu mỏ, tư tưởng hạn chế vì xuất hiện tư
tưởng ỷ lại vào thiên nhiên. Cơ cấu kinh tế các nước này phát triển không cân đối và có sự
bất bình đẳng lớn trong thu nhập.

d) Các nƣớc đang phát triển – LDCs.
-

Nhóm này bao gồm hầu hết các nước thuộc thế giới thứ 3. Các nước này có nền nơng nghiệp
lạc hậu hoặc các nước nơng công nghiệp đang từ sản xuất nhỏ tiến lên con đường cơng
nghiệp hóa.


-

Các nước này chia 3 loại:
+

Có mức thu nhập trung bình / người >2.000 USD và < 6.000 USD.

+

Có mức thu nhập trung bình /người thấp: > 600 USD, < 2000 USD ( Việt Nam có thu
nhập bình qn 1400 USD).

+

Có mức thu nhập trung bình/người rất thấp: < 600 USD.

2. Đặc trƣng cơ bản của các nƣớc đang phát triển?
a) Sự khác biệt giữa các nƣớc đang phát triển
-

Mặc dù các nước LDCs có sự tường đồng nhất định về điều kiện lịch sử, địa lý, chính trị và
kinh tế, nhưng giữa các nước cũng có sự khác biệt cơ bản tạo nên tính đa dạng cho các

3


nước này. Sự khác biệt này chi phối đến việc xác định lợi thế của từng nước . Gồm các sự
khác biệt sau
+


Quy mơ dân số, diện tích khác nhau: Xem xét quy mơ của đất nước dưới góc độ diện
tích hay dân số cũng được coi là những yếu tố quan trọng xác định tiềm năng của một
nước.

+

Tài nguyên thiên nhiên của mỗi nước là khác nhau nên lựa chọn hướng đi khác nhau.

+

Đặc điểm lịch sửa của mỗi nước là khác nhau: Nguồn gốc lịch sử khác nhau của LDCs
cũng tác động đến những xu hướng khác nhau trong quá trình phát triển.

b) Những đặc điểm chung của các nƣớc đang phát triển
 Mức sống thấp
-

Mức sống thấp ở đại đa số dân chúng, biểu hiện cả về số lượng và chất lượng, dưới dạng thu
nhập thấp, thiếu nhà ở, sức khỏe kém, ít được học hành, tỉ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao, tuổi thọ
thấp.

-

Hiện nay có khoảng 100 nước có GNI/người dưới 2000 USD trong đó có 40 nước < 600
USD.

 Tỉ lệ tích lũy thấp
-


Để có nguồn vốn tích lũy thì phải hi sinh tiêu dùng. Đối với các nước đang phát triển, nhất
là các nước thu nhập thấp gần như chỉ có mức sống tối thiểu. Vì vậy việc giảm tiêu dùng là
rất khó khăn.

-

Ở các nước phát triển tỷ lệ tích lũy là 20-30%, còn ở các nước đang phát triển tỉ lệ tích lũy là
10%, nhưng phần lớn số tích lũy này dùng cho cung cấp nhà ở và trang thiết bị cần thiết
khác cho dân số đang tăng lên. Do đó hạn chế quy mơ tiết kiệm cho phát triển kinh tế.

 Trình độ kỹ thuật của sản xuất thấp
-

Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ công nghiệp lạc
hậu.

-

Sản phẩn sản xuất ra thường ở dạng thô hoặc qua sơ chế, chế biến với chất lượng thấp.

 Năng xuất lao động thấp
-

Sự bùng nổ dân số làm gia tăng thất nghiệp, mức sống giảm, năng xuất lao động giảm.

-

Thu nhập giảm dẫn đến giảm sức mua và tỉ lệ tiết kiệm, làm kìm hãm sản xuất, dẫn đến trình
độ sản xuất thấp kéo theo năng xuất lao động thấp.


3. Sự cần thiết lựa chọn con đƣờng phát triển?
-

Những đặc điểm của các nước đang phát triển chính là trở ngại đối với sự phát triển, chúng
có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo ra vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ, làm cho các nước
phát triển và đang phát triển có khoảng cách càng gia tăng.
4


Thu nhập thấp

Năng xuất thấp

Tỷ lệ tích lũy thấp

Trình độ kỹ thuật thấp

Vòng luẩn quẩn của sự nghèo khổ
-

Đứng trước tình hình này địi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ vịng
luẩn quẩn.

-

Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến những xu hướng khác nhau. Có những
nước vẫn rơi vào trình trạng trì trệ như Châu Phi hay Sahara, và một số nước Nam Á. Có
những nước tạo được tốc độ phát triển nhanh rút ngắn khoảng cách thậm chí đuổi kịp các
nước phát triển như các nước NICs Châu Á, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ.


-

Ở Việt Nam trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển đến năm 1989, chính phủ đã tiến
hành nhiều chương trình cải cách tồn diện hệ thống kinh tế .
+

Cải cách giá cả làm đẩy lùi lạm phát.

+

Thực hiện tự do hóa thương mại, và phá giá đồng tiền, làm tăng kim ngạch xuất khẩu
gấp đơi, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn 7-8%.

-

Tuy vậy, Việt Nam lại tiếp tục đứng trước những áp lực mới, những vấn đề này đặt ra cho
các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu kinh tế và hoạch định chính sách phải tìm ra mơ hình
thích hợp cho quá trình tiếp tục phát triển kinh tế ở Việt Nam. Cơ sở khoa học này của việc
lựa chọn mơ hình này là phải dựa trên kinh nghiệm lựa chọn mơ hình phát triển các nước
và dựa vào những bối cảnh thực tế đang đặt ra ở trong và ngồi nước.

Câu 2 : Trình bày bản chất của tăng trƣởng và phát triển kinh tế?
1. Tăng trƣởng kinh tế
-

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất
định ( thường là 1 năm)

-


Sự gia tăng thu nhập thể hiện ở 2 mặt là quy mô và tốc độ.

-

Quy mô tăng trưởng phản ánh nhiều hay ít về thu nhập giữa các thời kỳ.

-

Tốc độ tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm về thu nhập giữa các thời kỳ.

5


-

Thu nhập của nền kinh tế có thể biểu hiện dưới dạng hiện vật ( bao nhiêu tấn sắt, thép, lúa.
Cá tôm) hoặc giá trị (USD, VND… thể hiện qua các chỉ tiêu GDP, GNI tính cho tồn bộ nền
kinh tế và bình quân đầu người )

-

Vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế.

-

Yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững, bảo đảm chất lượng tăng
trưởng ngày càng cao. Đó là:
+

Sư gia tăng liêu tục thể hiện ở các chỉ tiêu quy mô và tốc độ, tổng thu nhập quốc dân và

thu nhập bình quân đầu người.

+

Quá trình gia tăng ấy phải do nhân tố khoa học, công nghệ, vốn, nhân lực trong điều
kiện một cơ cấu kinh tế hợp lý ( tăng trưởng đầu tiên phải dựa vào yếu tố KHCN)

2. Phát triển kinh tế
-

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi cả
về lượng và chất, là sự kết hợp chặt chẽ q trình hồn thiện của cả hai mặt kinh tế và xã hội
của mỗi quốc gia.

-

Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo 3 tiêu thức sau:
+

Sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia tăng thu nhập bình quân đầu
người. Đây là tiêu thức phản ánh lượng của nền kinh tế; là điều kiện để nâng cao mức
sống vật chất, và để thực hiện các mục tiêu quốc gia.

+

Sự biến đổi theo xu thế cơ cấu kinh tế: Tiêu thức này phản ánh sự biến đổi về chất của
nền kinh tế một quốc gia, nó dùng để phân biệt các giai đoạn phát triển kinh tế, so sánh
trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia với nhau.

+


Sự biến đổi ngày càng tốt hơn các vấn đề xã hội: Vì mục tiêu cuối cùng của phát triển
kinh tế trong mỗi quốc gia là xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân,
phát triển dịch vụ y tế, nâng cao trình độ dân trí của nhân dân.

3. Phát triển bền vững
-

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai.

-

Phát triển bền vững là sự phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự
phát triển bao gồm:
+

Tăng trưởng kinh tế ổn định.

+

Cải thiện các vấn đề xã hội: tiến bộ xã hội và công bằng xã hội ( xóa đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm, cải thiện các tiêu chí, nâng cao chất lượng y tế, giáo dục, sức
khỏe…)

6


+


Bảo vệ môi trường: nâng cao chất lượng môi trường sống, khai thác hợp lý, sử dụng tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên.

-

Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là :
+

Sự tăng trưởng kinh tế ổn định.

+

Thực hiện tốt các tiến bộ và cơng bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm.

+

Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

+

Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.

4. Lựa chọn con đƣờng phát triển theo quan điểm tăng trƣởng và phát triển kinh tế
-

Lịch sử phát triển kinh tế cho thấy, mỗi quốc gia tùy theo ý chí của nhà lãnh đạo mà họ lựa
chọn theo ba con đường phát triển sau:

-


Nhấn mạnh tăng trưởng nhanh.

-

Coi trọng vấn đề bình đẳng, cơng bằng xã hội.

-

Phát triển tồn diện.

a. Mơ hình nhấn mạnh tăng trƣởng nhanh.
-

Chính phủ đã tập trung chủ yếu vào các chính sách đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng mà bỏ qua
các nội dung phát triển xã hội.

-

Theo mô hình này nền kinh tế nhanh khởi sắc, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình qn đầu
người cao.

-

Tuy nhiên, có những hệ quả xấu xảy ra đó là:
+

Nội dung về nâng cao chất lượng cuộc sống chỉ được đặt ra khi tăng trưởng thu nhập đã
đạt được một trình độ cao ( khơng được quan tâm).


+

Sự bất bình đẳng về kinh tế , chính trị, xã hội càng gay gắt, mơi trường khơng được bảo
vệ.

+

Một số giá trị văn hóa , lịch sử truyền thống của dân tộc, đạo đức thuần phong mỹ tục
của nhân dân bị phá hủy.

+

Chạy theo tăng trưởng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, phá hủy môi trường sinh thái làm
vi phạm đến yêu cầu phát triển bền vững.

-

Các nước theo mơ hình này gồm: braxin, mehico, philipin, malaysia, indonesia, và các nước
OPEC.

b. Mơ hình nhấn mạnh vào bình đẳng và cơng bằng xã hội.
-

Mơ hình này đưa ra yêu cầu, giải quyết các vấn đề xã hội ngay từ đầu trong điều kiện thực
hiện tăng trưởng thu nhập ở mức độ thấp.

7


-


Các nguồn lực, thu nhập, chăm sóc sức khỏe, giáo dục….được phân chia theo phương thức
giàn đều, bình quân cho mọi ngành, mọi người, mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.

-

Theo mơ hình này các chỉ tiêu xã hội được nâng cao nhưng nền kinh tế thiếu động lực cho
sự phát triển nhanh, mức thu nhập bình quân đầu người thấp, nền kinh tế chậm khởi sắc và
ngày càng tụt hậu so với mức chung của thế giới.

-

Đây là mơ hình phổ biến của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây trong đó có cả việt nam.

c. Mơ hình phát triển tồn diện.
-

Theo mơ hình này, chính phủ các nước thực hiện đồng thời:
+

Một mặt đưa ra các chính sách thúc đẩy tăng trưởng nhanh, khuyến khích dân cư làm
giàu, phát triển kinh tế tư nhân, thực hiện phân phối thu nhập theo sự đóng góp nguồn
lực.

+
-

Mặt khác, đặt ra vấn đề bình đẳng, cơng bằng, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư.

Hàn Quốc và Đài Loan lựa chọn con đường này, trong quá trình cải cách Việt Nam đã thể

hiện sự lựa chọn theo hướng phát triển tồn diện.

Câu 3 : Trình bày các chỉ tiêu đánh giá tăng trƣởng kinh tế?
-

Theo mơ hình kinh tế thị trường, thước đo tăng trưởng kinh tế xác định theo các chỉ tiêu của
hệ thống tài sản quốc gia (SNA) gồm các chỉ tiêu sau:

1. Tổng giá trị sản xuất (GO-Gross output)
-

Là tổng giá trị sản phẩn vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc
gia trong một thời kỳ nhất định ( thường là 1 năm).

-

Cách tính GO: 2 cách.
+

GO = tổng doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, các ngành trong toàn bộ nền kinh
tế quốc dân trong vịng 1 năm.

+
-

GO = Chi phí trung gian (IC) + giá trị tăng trưởng sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA)

Chỉ tiêu này không mang nhiều ý nghĩa về hiệu quả kinh tế nên ít sử dụng. Bất cập trong
tính tốn do trùng lặp.


-

Ví dụ: cty sx thép bán thép có doanh thu là 80 tỷ/ năm  tính vào GO. Cty sơng đà 9 (tiêu
thụ thép) có doanh thu 1 năm 60 tỷ  tính vào GO.

2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP- Gross domestic product)
-

Là tổng sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế của các đơn vị
kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định.

-

GDP phản ánh đúng thực tế đã trừ phần trùng lặp

8


-

Vi dụ: GPD của 1 nước = tổng giá trị tạo ra của dân nước đó + tổng giá trị người nước ngồi
( hđ trên lãnh thổ nước đó)

-

Cách tính GDP: có 3 cách tiếp cận ( từ sản xuất, chi tiêu và phân phối )

a. Từ sản xuất
-


GDP là giá trị gia tăng tính cho tồn bộ nền kinh tế. Nó được đo bằng tổng giá trị gia tăng
của tất cả các đơn vị sản xuất thường trú trong nền kinh tế.

+

Trong đó : VA là giá trị tăng trưởng của toàn nền kinh tế.

+

VAi là giá trị tăng trưởng của ngành i. VAi = GOi - ICi

+

GOi là tổng giá trị sản xuất.

+

ICi là chi phí trung gian của ngành i

b. Từ chi tiêu
-

GDP là tổng chi tiêu cuối cùng của các hộ gia đình (C) , chi tiêu của chính phủ (G) , đầu tư
tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế ( là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ
kim ngạnh nhập khẩu X-M)

-

GDP = C + G + I + (X-M)


c. Từ thu nhập
-

GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần
đầu.

-

GDP = W + R + In + Pr + Dp + TI

-

Trong đó:
+

W là thu nhập của người lao động dưới dạng tiền công hoặc tiền lương

+

R Thu nhập của người có tài sản cho thuê

+

In là thu nhập của người có tiền cho vay

+

Pr Thu nhập của người có vốn kinh doanh

+


Dp Khấu hao vốn cố định

+

TI là thuế kinh doanh

3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI- Gross national income)
-

GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước
tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định ( thường là 1 năm ).

-

Cách tính GNI: gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu có tính
đến các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài.

-

GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
9


-

Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài = thu nhập lợi tức nhân tố từ nước ngoài – Chi
trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài

-


Chú ý: Sự khác nhau về lượng giữa GDP và GNI là ở phần chênh lệch thu nhập nhân tố với
nước ngoài. Ở các nước đang phát triển thì GNI thường nhỏ hơn GDP vì thường phần chênh
lệch này nhận giá trị âm. GDP không phản ánh đúng mức sống của người dân, GNI phản
ánh tốt hơn nhưng GNI ở Việt Nam thường < 0 nên không đẹp.

4. Thu nhập quốc dân ( NI- National income)
-

Là phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới được tạo ra trong một khoảng thời gian
nhất định.

-

NI chính là tổng thu nhập quốc dân GNI trừ đi khấu hao vốn cố định của nền kinh tế Dp .

-

NI = GNI - Dp

5. Thu nhập quốc dân sử dụng ( NDI- National disposable income)
-

Là phần thu nhập của quốc gia danh cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một
khoảng thời gian nhất định.

-

NDI là NI sau khi điều chỉnh các khoản chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài:


-

NDI = NI + chênh lệch chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài.

-

Chênh lệch chuyển nhượng hiện hành với nước ngoài = thu chuyển nhượng hiện hành từ
nước ngoài – chi chuyển nhượng hiện hành ra nước ngồi.

6. Thu nhập bình qn đầu ngƣời
-

Được xác định bằng GDP/người hoặc GNI/ người đây là chỉ tiêu phản ánh sát mước sống
của dân cư.

-

Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi về dân số.

-

Chỉ tiêu này cịn phản ánh tình hình nâng cao mức sống dân cư nói chung, thể hiện tăng
trưởng bền vững, được dùng để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người của mỗi quốc
gia so với mức bình qn tồn thế giới.

7. Vấn đề giá để tính các chỉ tiêu tăng trƣởng
-

Giá sử dụng để tính các chỉ tiêu tăng trưởng gồm:
+


Giá so sánh

+

Giá hiện hành

+

Giá sức mua tương đương

a. Giá so sánh (giá cố định)
-

Là giá được xác định theo mặt bằng của một năm và phản ánh thu nhập thực tế thường dùng
tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kỳ và có ý nghĩa so sánh giữa các thời kỳ.

b. Giá hiện hành
10


-

Là giá được xác định theo mặt bằng của năm tính tốn

c. Giá sức mua tƣơng đƣơng
-

Là giá được xác định theo mặt bằng quốc tế và hiện nay được tính theo mặt bằng giá của
Mỹ.


Câu 4: Trình bày các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu kinh tế?
-

Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan
hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận.

1. Cơ cấu ngành kinh tế.
-

Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả mặt định lượng và định tính.

-

Mặt định lượng: chính là quy mô và tỉ trọng chiếm GDP, lao động, vốn của ngành trong
tổng thể kinh tế quốc dân.

-

Mặt định tính: thể hiện vị trí, tầm quan trọng của mỗi ngành trong hệ thống kinh tế quốc
dân.

-

Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo
xu hướng chung: tỉ trọng nông nghiệp giảm dần, công nghiệp và dịch vụ tăng dần.

2. Cơ cấu vùng kinh tế.
-


Sự phát triển kinh tế thể hiện ở cơ cấu vùng kinh tế theo góc độ thành thị và nông thôn.

-

Ở các nước đang phát triển kinh tế nông thôn chiếm tỉ trọng rất cao.

-

Xu hướng phổ biến ở các nước đang phát triển là ln có dịng di dân từ nơng thơn ra thành
thị để thốt khỏi sự nghèo khổ. Dòng di dân này càng lớn sẽ:

-

+

Đóng góp sức lao động cho sự tăng trưởng kinh tế ở đơ thị.

+

Nhưng đồng thời dịng di dân này càng lớn tạo ra áp lực lớn đối với nhà nước.

Do đó việc thực hiện các chính sách cơng nghiệp hóa nơng thơn, đơ thị hóa, phát triển hệ
thống cơng nghiệp, dịch vụ nông thôn làm cho tỷ trọng kinh tế thành thị ở các nước đang
phát triển ngày càng tăng lên, tốc độ tăng dân số thành thị cao hơn so với tốc độ tăng trưởng
dân số chung, và đó chính là xu thế hợp lý trong q trình phát triển.

3. Cơ cấu thành phần kinh tế.
-

Là dạng cơ cấu phản ánh tính chất xã hội hóa về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế

quốc dân, nó thể hiện ở hai loại hình thức sở hữu là: sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân.

-

Ở các nước phát triển và xu hướng của các nước đang phát triển thì khu vực kinh tế tư nhân
thường chiếm tỷ trọng cao, và nền kinh tế phát triển theo hướng tư nhân hóa.

-

Ở nước ta hiện nay đang tồn tại 5 thành phần kinh tế sau:
+

Kinh tế nhà nước
11


-

+

Kinh tế tư nhân

+

Kinh tế tập thể

+

Kinh tế tư bản nhà nước


+

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi

Các thành phần kinh tế trên khơng có sự phân biệt về thái độ đối xử, đều có mơi trường và
điều kiện phát triển như nhau, trong đó nền kinh tế nhà nước đóng vai trị chủ đạo.

-

Nhưng xét về bản chất nó chia thành 2 mảng là:
+

Sở hữu cơng cộng

+

Và sở hữu tư nhân

4. Cơ cấu khu vực thể chế.
-

Theo dạng cơ cấu này, nền kinh tế được phân chia dựa trên cơ sở vai trò các bộ phận cấu
thành trong sản xuất kinh doanh và qua đó đánh giá được vị trí của mỗi khu vực trong vịng
ln chuyển nền kinh tế cũng như mối quan hệ giữa chúng trong quá trình thực hiện sự phát
triển.

-

Các đơn vị thể chế thường trú trong nền kinh tế được chia thành 5 khu vực:
+


Khu vực chính phủ: bao gồm đơn vị hoạt động bằng ngân sách nhà nước.

+

Khu vực tài chính: Thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường tài chính

+

Khu vực phi tài chính:Thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên thị trường hàng hóa
và dịch vụ.

+

Khu vực hộ gia đình: chắc năng và hành vi là tiêu dùng, tham gia vào các hoạt động sản
xuất dưới hình thức cung cấp lao động cho các doanh nghiệp hoặc tự sản xuất dưới dạng
các đơn vị sản xuất cá thể.

+

Khu vực vô vị lợi: bao gồm các tổ chức hoạt động với mục đích từ thiện, phi lợi
nhuận,theo đuổi mục tiêu phục vụ khơng vì lợi nhuận.

5. Cơ cấu tái sản xuất.
-

Là cơ cấu kinh tế được đánh giá theo góc độ phân chia tổng thu nhập của nền kinh tế theo
tích lũy – tiêu dùng.

-


Trong quá trình phát triển, xu thế hợp lý là tỷ lệ tích lũy ngày càng cao để cung cấp vốn cho
quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế

6. Cơ cấu thƣơng mại quốc tế.
-

Cơ cấu này phản ánh hoạt động ngoại thương trong sự phát triển kinh tế của mỗi nước ( xuất
khẩu, nhập khẩu)

-

Ở các nước đang phát triển: thường xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩn nông nghiệp, tài
nguyên… với giá trị thấp, nhưng lại nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa nguyên vật liệu
12


đầu vào, máy móc, thiết bị, hàng hóa tiêu dùng cuối cùng… những hàng hóa đắt tiền nên
thường bị thâm hụt thương mại quốc tế.
-

Theo xu thế chung của quá trình phát triển, nền kinh tế của các nước đều có xu hướng mở
do đó mức độ thâm hụt thương mại quốc tế giảm dần, tỉ trọng xuất khẩu hàng thơ, hàng rẻ
giảm, tăng dần tỷ trọng hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Cầu 5: Trình bày các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung và tổng cầu?
1. Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung.
-

Gồm 4 yếu tố nguồn lực chủ yếu là : Vốn (K), lao động (L), tài nguyên đất đai (R), công

nghệ kỹ thuật (T). Theo hàm sản xuất : Y= F(K,L,R,T)

a. Vốn (K)
-

Là yếu tố vật chất đầu vào có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm:

-

Tồn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế.

-

Máy móc thiết bị, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào
trong sản xuất.

b. Lao động (L)
-

Là yếu tố đầu vào của sản xuất, nó bao gồm:

-

Yếu tố vật chất vật của lao động: số lượng lao động, thời gian lao động.

-

Yếu tố phi vật chất của lao động ( gọi là vốn nhân lực ): là lao động có kỹ năng sản xuất, có
sáng kiến và phương pháp làm việc tiên tiến.


c. Tài nguyên, đất đai (R)
-

Là yếu tố đầu vào của sản xuất.

-

Đất đai là yếu tố quan trong của q trình sản xuất nơng nghiệp và bố trí các cơ sở kinh tế
của ngành cơng nghiệp và dịch vụ.

-

Tài nguyên thiên nhiên từ trong lòng đất, khơng khí, từ rừng và biển được chia ra làm : tài
nguyên vô hạn và không thể thay thế, tài ngun có thể tái tạo và tài ngun khơng thể tái
tạo.

-

Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú được khai tách tạo điều kiện tăng sản lượng đầu ra
một cách nhanh chóng; một số tài nguyên quý hiếm là những đầu vào cần thiết cho sản xuất
song lại có hạn không thay thế được và không thể tái tạo được hoặc nếu tái tạo được thì phải
có thời gian và có chi phí tương đương với q trình tạo sản phẩm mới.

d. Công nghệ kỹ thuật (T)
-

Là nhân tố tác động ngày càng mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế. Yếu tố công nghệ kỹ thuật
được thể hiện dưới 2 dạng đó là:
13



-

Thứ nhất là những thành tựu kiến thức: đó là nắm bắt kiến thức khoa học, nghiên cứu những
nguyên lý thử nghiệm về cải tiến sản phẩm, quy trình cơng nghệ, thiết bị sản xuất.

-

Thứ hai, là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiêm cứu vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao
NXLĐ.

-

Cơ cấu tác động của các yếu tố tổng cung đến tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua mơ
hình tổng cung – tổng cầu (AS-AD) sau:
P

AS2
AS0
AS1

P2

E2
E0

P0

E1


P1

AD

Y2

-

Y0

Y1

Y

Theo mơ hình trên: Gọi E0 là điểm cân bằng ban đầu của nền kinh tế ứng với mức thu nhập
Y0 và mức giá chung là P0.

-

Vì một lý do nào đó một trong các nhân tố của tổng cung thay đổi theo chiều hướng tăng lên
thì tổng cung (AD) sẽ tăng lên và đường AS0 sẽ dịch chuyển xuống dưới về phía phải sang
đường AS1. Với giả thiết các yếu tố khác không đổi, điểm cân bằng E0 sẽ dịch chuyển
xuống điểm E1 ( Y1> Y0 và P1< P0) tức là mức thu nhập tăng lên và mức giá cả chung
giảm đi.

-

Ngược lại, nếu một trong các yếu tố tổng cung thay đổi theo chiều hướng giảm, tổng cung
(AD) sẽ giảm và đường AS0 sẽ dịch chuyển sang trái lên trên đến đường AS2. Với giả thiết
các yếu tố khác không đổi điểm cân bằng sẽ dịch chuyển lên điểm E2 với Y2<Y0 và P2>

P0.

2. Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cầu
-

Yếu tố liên quan trực tiếp đến đầu ra của nền kinh tế chính là: khả năng chi tiêu, sức mua và
năng lực thanh toán tức là tổng cầu (AD) của nền kinh tế.

-

Kinh tế vĩ mơ đã cho thấy có 4 yếu tố trực tiếp tác động đến tổng cầu đó là:

a. Chi cho tiêu dùng cá nhân ( C)
-

Bao gồm các khoản chi cố định, chi thường xuyên , chi tiêu khác ngoài dự kiến phát sinh.
14


-

Chi cho tiêu dùng cá nhân phụ thuộc thu nhập quốc dân sử dụng và xu hướng tiêu dùng
được xác định theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

b. Chi tiêu của chính phủ (G)
-

Bao gồm các khoản mục chi mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ;

-


Nguồn chi tiêu của chính phủ phụ thuộc vào khả năng thu ngân sách: thu từ thuế và phí, lệ
phí.

c. Chi cho đầu tƣ (I)
-

Là các khoản chi tiêu cho các nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp, và các đơn vị kinh tế. Bao
gồm đầu tư vốn cố định và đầu tư vốn lao động.

-

Nguồn chi cho đầu tư được lấy từ khả năng tiết kiệm từ các khu vực của nền kinh tế, trong
đó đầu tư khơi phục được lấy tư quỹ khấu hao, đầu tư thuần túy được lấy từ các khoản tiết
kiệm của khu vực nhà nước, các hộ gia đình và doanh nghiệp.

d. Chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX=X-M)
-

Giá trị hàng hóa xuất khẩu X: là các khoản chi tiêu cho các yếu tố nguồn lực trong nước.

-

Giá trị hàng hóa nhập khẩu M: là giá trị của các loại hàng hóa sử dụng trong nước nhưng
không phải bỏ ra các khoản chi phí cho các yếu tố nguồn lực trong nước.

-

Do đó chênh lệch kim ngạch xuất và nhập khẩu chính là khoản chi phí rịng phải bỏ ra cho
quan hệ thương mại quốc tế.


-

Dưới tác động của thị trường, các yếu tố của tổng cầu thường xuyên biến đổi. Tính chất tác
động của tổng cầu đến tăng trưởng kinh tế thể hiện qua mơ hình tổng cung - tổng cầu (ASAD) sau:
P
AS

P1

E1
E0

P0
P2

AD1

E2

AD0
AD2

Y2

-

Y0

Y1


Y

Phân tích: Gọi E0 (Y0, P0) là điểm cân bằng kinh tế ban đầu. Nếu vì một lý do nào đó, một
trong 4 yếu tố tổng cầu thay đổi theo hướng tăng lên, sẽ làm cho tổng cầu tăng lên và đường
AD0 sẽ dịch chuyển lên trên về phía phải đường AD1. Với giả thiết các yếu tố khác không
15


đổi thì điểm cân bằng E0 dịch chuyển lên E1 và kết quả là mức thu nhập Y0 tăng lên đến
Y1, và P0 cũng tăng lên P1.
-

Ngược lại, vì một lý do nào đó mà 1 trong 4 yếu tố của AD thay đổi theo xu hướng giảm sẽ
làm cho tổng cầu giảm, đường AD0 dịch chuyển sang trái xuống dưới đường AD2. Với giả
thiết các yếu tố khác không đổi điểm cân bằng E0 dịch chuyển xuống điểm E2, kết quả là
mức thu nhập Y0 giảm xuống Y2 và mức giá cả chung cũng giảm theo. Chính phủ thơng
qua cơng cụ hoạch định vac cách chính sách định hướng, điều tiết vĩ mơ, đóng vai trị quan
trọng trong việc ổn định và điều tiết tổng cầu của nền kinh tế.

Câu 6: Trình bày lý thuyết tăng trƣởng kinh tế hiện đại?
1. Sự cân bằng của nền kinh tế
-

Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế dựa trên mơ hình của Keynes tức là:
+

Sự cân của nền kinh tế không nhất thiết đạt mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện
bình thường nền kinh tế vẫn có lạm phát và thất nghiệp.


+

Nhà nước cần xác định tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận
được.

+

Sự cân bằng của nền kinh tế được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu.

+

Tổng cung (AS) là khối lượng hàng hóa mà các ngành kinh doanh sẽ sản xuất và bán ra
trong điều kiện giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã được xác định .

+

Tổng cầu (AD) khối lượng hàng hóa mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp và chính
phủ sẽ sử dụng trong điều kiện giá cả, mức thu nhập đã được xác định.

-

Quan điểm của các nhà kinh tế là: tất cả mọi người có việc làm, khơng có thất nghiệp xét về
an sinh xã hội là tốt nhưng theo quan điểm phát triển kinh tế là khơng tốt. Nền kinh tế hoạt
động bình thườn có lạm phát tốt nhất ở mức 2-4%.

2. Các yếu tố tác động tới tăng trƣởng kinh tế
-

Cũng giống như mơ hình kinh tế tân cổ điển, thuyết này cho rằng tổng mức cung của nền
kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất. Đó là: nguồn lao động, vốn sản

xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ.

-

Sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng theo hàm Cobb-Dougls là :
Trong đó α, β, γ là tỉ lệ cận biến của các yếu tố đầu vào ( α+β+γ=1)

-

Từ hàm Cobb-Dougls thiết lập mối quan hệ tăng trưởng với các biến số : g = t+α.k+β.l+γ.r
Trong đó:
g : là tốc độ tăng trưởng của GDP
k,l,r là tốc đọ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào.
16


t là phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học, công nghệ.
-

Các yếu tố trên là nguồn gốc của sự tăng trưởng. Trong đó đặc trưng quan trọng của kinh tế
hiện đại là kỹ thuật công nghiệp tiên tiến hiện đại dựa vào việc sử dụng vốn. Do đó vón là
cơ sở để phát huy các yếu tố khác.

-

Để xác định tỉ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta dùng hệ số
ICOR ( tỉ lệ gia tăng vốn và đầu ra):

Trong đó : k là hệ số ICOR ( tỉ số gia tăng vốn và đầu vào)
s là tỉ lệ tiết kiệm

g là tốc độ tăng trưởng
-

Ý nghĩa của k: k càng cao phản ánh quá trình phát triển kinh tết kém hiệu quả. Đây là
nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng cao.
+

Vốn đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng.

+

Tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư.

Các nhân tố tác động tới tổng cầu gồm nhân tố như: mức giá, thu nhập của người dân, chính
sách thuế khóa, chi tiết của chính phủ, lượng cung tiền….
3. Vai trị của chính phủ trong tăng trƣởng kinh tế
-

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cho rằng:

-

Thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế. Sự tác động qua lại giữa
tổng cung và tổng cầu tạo ra mức thu nhập thực tế, công ăn việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, mức
giá, tỷ lệ lạm phát.

-

Việc mở rộng kinh tế thị trường địi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước khơng chỉ vì thị
trường có những khuyết tật, mà cịn vì xã hội đặt ra những mục tiêu mà thị trường dù có

hoạt động tốt cũng khơng thể đáp ứng được.

-

-

Trong nền kinh tế thị trường, chính phủ có 4 chức năng cơ bản:
+

Thiết lập khuôn khổ pháp luật

+

Xác định chính sách kinh tế vĩ mơ ổn định

+

Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện nền kinh tế

+

Xây dựng các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập

Nhiệm vụ cụ thể của chính phủ là:
+

Tạo ra môi trường ổn định để các danh nghiệp và hộ gia đình sản xuất và trao đổi sản
phẩm một cách thuận lợi.

+


Đưa ra những định hướng cơ bản về phát triển kinh tế và ưu tiên cho từng thời kỳ
17


+

Sử dụng các cơng cụ như thuế quan, tín dụng, trợ giá để điều tiết các doanh nghiệp hoạt
động.

+

Tìm các giải pháp duy trì cơng ăn việc làm ở mức cao bằng cách đưa ra chính sách thuế,
chi tiêu, tiền tệ hợp lý.

+

Khuyến khích 1 tỷ lệ tăng trưởng kinh tế vững chắc, chống lạm phát, giảm ô nhiễm môi
trường.

+

Phân phối lại thu nhập, của cải giữa các doanh nghiệp và các hộ gia đình thơng qua thuế
thu nhập, thuế tài sản.

+

Thực hiện các hoạt động phúc lợi công cộng:
 Cung cấp phúc lợi cho người già
 Cung cấp phúc lợi cho người tàn tật

 Cung cấp phúc lợi cho thất nghiệp

Cầu 7 : Tăng trƣởng kinh tế và vấn đề đáp ứng phúc lợi? Các phƣơng thức phân phối thu
nhập ? Thƣớc đo bất bình đẳng về phân phối thu nhập?
1. Tăng trƣởng kinh tế và các vấn đề đáp ứng phúc lợi.
-

Từ những năm 1970 trở lại đây, các nước đang phát triển đã có sự chuyển hướng ưu tiên và
quan tâm đặc biệt tới mục tiêu kinh tế - xã hội đó là: Xóa đói giảm nghèo, giảm chênh lệnh
về thu nhập.

-

Điều này xuất phát từ thực tế vào những năm 60, các nước đang phát triển có tỷ lệ tăng
trưởng tương đối cao nhưng sự tăng trưởng đó mang lại rất ít lợi ích cho người nghèo ở
nước họ.

-

Như vậy, tăng trưởng kinh thế chỉ làm tăng phúc lợi cho người giàu. Trong khi đời sống của
phần lớn dân cư lại không được cải thiện.

-

Nguyên nhân của tình hình trên đó là:
+

Chính phủ có những mục ưu tiên khác nhau trong quá trình phát triển như : muốn tăng
thêm sức mạnh quân sự, hoặc lợi ích của các tập đoàn lớn, các dự án to lớn, tái đầu tư…
những khoản đầu tư này mang lại rất ít lợi ích trực tiếp cho người dân.


+

Nguyên nhân chính là do phân phối thu nhập, thể hiện ở cơ cấu giữa sản xuất và tiêu
dùng, và phân phối thu nhập có cân bằng hay khơng.

-

Như vậy, tăng trưởng GDP là điều kiện cần để đáp ứng phúc lợi cho con người, cịn chính
sách phân phối phúc lợi của chính phủ là điều kiện đủ để vấn đề đáp ứng phúc lợi được thực
hiện tốt.

2. Các phƣơng pháp phân phối thu nhập
18


a. Phân phối thu nhập theo chức năng (phân phối lần đầu)
-

Phân phối thu nhập được thực hiện chủ yếu dựa vào quyền sở hữu các yếu tố sản xuất như
lao động(theo trình độ), máy móc thiết bị (vốn sản xuất), đất đai… và vài trò của từng yếu tố
trong quá trình sản xuất.

-

Sơ đồ phân phối thu nhập theo chức năng và thu nhập theo chức năng và thu nhập cá nhân (
hộ gia đình)
Tiền lương

Sản xuất


Hộ gia đình 1
Hộ gia đình 2

Tiền thuê

Hộ gia đình 3
Lợi nhuận

-

Hộ gia đình 4

Phân tích: Trong sơ đồ trên, hộ gia đình chỉ có sức lao động ( hộ gia đình 3) sẽ chỉ nhận
được thu nhập bằng tiền lương; còn hộ gia đình có cổ phần trong doanh nghiệp, có đất đai
cho thuê và có sức lao động ( hộ gia đình 2) sẽ nhận được thu nhập từ tất cả các yếu tố.

-

Như vậy, nếu tăng trưởng nhằm không ngừng nâng cao đời sống cho tất cả mọi người thì có
thể điều chỉnh thu nhập cá nhân thơng qua việc phân phối lại tài sản ( của cải) như cải cách
ruộng đất và phân phối lại thu nhập.

b. Phân phối lại thu nhập
-

Phân phối lại thu nhập là phương thức được thực hiện qua đánh thuế thu nhập, các chương
trình trợ cấp và chi tiêu cơng cộng của chính phủ, nhằm giảm bớt mức thu nhập của người
giàu và nâng cao thu nhập của người nghèo.


-

Việc phân phối lại vẫn dựa theo quan điểm hưởng theo năng lực.

3. Thƣớc đo bình đẳng về phân phối thu nhập
-

Thước đơ bình đẳng về phân phối thu nhập được các nhà kinh tế sử dụng trong phân tích
kinh tế là đường Lorenz và hệ số GINI.

a. Đƣờng Lorenz
-

Là đường biểu thị mối quan hệ định lượng giữa tỷ lệ % các nhóm dân số có thu nhập và tỷ lệ
thu nhập tương ứng của họ trong khoảng thời gian nhất định ( 1 năm ) – do Lorenz nhà kinh
tế người Mỹ xây dựng 1905.

19


100
80
o

60
40

A

30

20
10

C
D
20

-

B

40

60

80

100

Giải thích: Trục hồnh biểu thị phần trăm cộng dồn của dân số và được sắp xếp theo thứ tự
thu nhập tăng dần. Trục tung là tỷ lệ trong tổng thu nhập mà mỗi phần trăm trong số dân
nhận được. Ví dụ tại điểm D phản ánh 20% nghèo nhất trong dân số chỉ nhận được 10% thu
nhâp.

-

Đường kẻ chéo ( đường 45o) trong hình cho thấy ở bất kỳ điểm nào trên đường này đều
phản ánh tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số người có thu
nhập. Như vậy đường chéo là đại diện của sự phân phối thu nhập hoàn tồn cơng bằng nhất.


-

Đường Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm của dân số có
thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập nhận được trong một khoảng thời gian nhất
định chẳng hạn là 1 năm.

-

Khoảng cách giữa đường chéo 45o và đường Lorenz là dấu hiệu cho biết mức độ bất bình
đẳng. Đường Lorenz càng xa đường 45o thì mức độ bất bình đằng càng lớn. Điều đó cũng có
nghĩa phần trăm thu nhập của người nghèo nhận được sẽ giảm đi.

-

Hạn chế của đường Lorenz là không lượng hóa được mức độ bất bình đẳng.

b. Hệ số GINI (G)
-

Hệ số G là thước đo được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm.

-

Dựa vào đường Lorenz, hệ số G là tỷ số giữa diện tích được giới hạn bởi đường Lorenz và
đường 45o với diện tích tam giác nằm bên dưới đường 45o.

-

Về mặt lý thuyết G nằm trong đoạn [0, 1] tức là 0≤G≤1 nhưng thực tế G chỉ nằm trong
khoảng (0, 1), tức là 0 < G< 1 .


-

Theo số liệu của WB thì hệ số G là 0.2≤G≤0.6. Với các nước thu nhập thấp 0.3≤G≤0.5; với
các nước thu nhập cao 0.2 ≤G≤0.4

20


-

Hệ số G đã lượng hóa được mức độ bất bình đẳng về mặt phân phối thu nhập, nhưng mới
chỉ phản ánh được mặt tổng quát, trong một số trường hợp chưa đánh giá được cụ thể.

Câu 8: Trình bày các nhân tố ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng lao động? Các nhân tố
ảnh hƣởng đến cầu lao động?
1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới số lƣợng, chất lƣợng lao động.
a. Các nhân tố ảnh hƣởng tới cung lao động về mặt số lƣợng.
 Dân số:
-

Dân số là cơ sở điển hình thành lực lượng lao động, sự biến động dân số có tác động trực
tiếp và gián tiếp đến quy mố cơ cấu, cũng như sự phân bố theo không gian của dân số trong
độ tưởi lao động. Sự biến động dân số thể hiện dưới 2 mức độ: Biến động tự nhiên và biến
động cơ học.
 Biến động dân số tự nhiên:
Biến động dân số tự nhiên do tác động của sinh đẻ và tử vong. Tỷ lệ sinh đẻ và tử vong

+


phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, chính sách kiểm sốt dân số.
Các nước đang phát triển có tỷ lệ sinh cao hơn các nước phát triển, do đó tốc độ tăng

+

dân số tự nhiên cao hơn.
 Biến động dân số cơ học:
Biến động dân số cơ học là do tác động của việc di dân. Ở các nước đang phát triển, di

+

cư ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu lao động đặc biệt là cơ cấu lao động thành thị
và nơng thơn . Vì dân số và lao động chuyển từ nông thôn ra thành thị là biểu hiện chính
của xu hướng di dân trong nước. Xu hướng này làm tăng cung lao động ở thành thị, thúc
đẩy tốc độ đơ thị hóa, và tăng tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị.
Nguyên nhân của việc di cư từ nông thôn ra thành thị là chênh lệch thu nhập “ dự kiến”

+

có được trong một khoảng thời gian xác định ở thành thị cao hơn thu nhập hiện có ở
nơng thôn.
Đặc điểm của việc di cư ở các nước đang phát triển là:

+


Người di cư phần lớ là thanh niên (15-24 tuổi), có trình độ học vấn nhất định.




Người nghèo chiến tỷ lệ cao trong số người di cư. Do vậy, nhà nước phải lựa chọn
chính sách giải quyết vấn đến cung lao động và thất nghiệp ở thành thị.

 Tỷ lệ tham gia lực lƣợng lao động
-

Dân số trong độ tuổi lao động phản ánh khả năng lao động của nền kinh tế. Tuy nhiên không
phải tất cả những người có trong độ tuổi lao động đều là những người tham gia lực lượng
lao động.
21


-

Cung lao động sẽ phụ thuộc vào dân số trong độ tuổi tham gia lao động và được xem xét
qua chỉ tiêu “ Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động”.

-

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động là tỷ số phần trăm giữa
số người trong độ tuổi lao động trên dân số trong độ tuổi lao động.

-

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động có thể khác nhau giữa các nhóm tuổi, giữa nam và nữ, nó
phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội (tập quán, thu nhập…).

-

Tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ ở các nước có sự thay đổi theo xu hướng: Khi nền kinh

tế chậm phát triển tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ thường thấp, khi nền kinh tế phát triển
tỷ lệ tham gia lao động của phụ nữ sẽ tăng lên.

-

GT: Nguyên nhân của xu hướng trên bắt nguồn từ nhận thức về vai trò của phụ nữ và từ
những điều kiện để giải phóng phụ nữ đối với cơng việc gia đình(vd sự phát triển của khu
vực dịch vụ). Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển, vai trò của phụ nữ được đề cao trong xã
hội, thì sẽ có xu hướng giảm số phụ nữ làm việc nội trợ trong gia đình và tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động của phụ nữ sẽ tăng lên

b. Các nhân tố ảnh hƣởng tới cung lao động về mặt chất lƣợng
-

Số lượng lao động mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động và tăng trưởng
kinh tế . Mặt khác thể hiện sự đống góp của lao động được đánh giá ở chất lượng của lao
động. Nó là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động, đến sự chuyển đổi cơ cấu việc
làm theo trình độ kỹ thuật sản xuất.

-

Chất lượng lao động được đánh giá qua trình độ học vấn chun mơn kỹ năng của lao động
cũng như sức khỏe của họ. Điều này lại phụ thuộc vào hoạt động giáo dục và các điều kiện
dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.

 Giáo dục và việc cải thiện chất lƣợng lao động
-

Giáo dục theo nghĩa rộng là tất cả các dạng học tập của con người nhằm nâng cao kiến thức
và kỹ năng của con người trong suốt cả cuộc đời.


-

-

Giáo dục được thực hiện ở 2 bậc:
+

Giáo dục phổ thông: Cung cấp kiến thức cơ bản để phát triển năng lực cá nhân.

+

Giáo dục nghề - đại học: Cung cấp kiến thức tay nghề, kỹ năng, chun mơn.

Vai trị của giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng lao động được phân tích qua các nội
dung sau:
+

Giáo dục là cách thức để tăng tích lũy tri thức, giúp con người sáng tạo ra công nghệ
mới, tiếp thu công nghệ mới, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn.

+

Giáo dục tạo ra 1 lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng, để tăng năng suất lao
động, là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững.
22


+


Giáo dục giúp cho việc cung cấp kiến thức và những thông tin để người dân ( đặc biệt là
phụ nữ) có thể sử dụng kiến thức nhằm tăng cường sức khỏe, dinh dưỡng. VD giảm tỷ lệ
trẻ em tử vong, tăng tỷ lệ dinh dưỡng….

 Dịch vụ y tế, chăm sốc sức khỏe và cải thiện chất lƣợng lao động.
-

Sức khỏe của người lao động tác động tới chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai.

-

Sức khỏe của người lao động được đánh giá ở thể lực ( chiều cao, cân nặng). Điều này lại
phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

-

Đối với người dang làm việc, thể lực và tuổi thọ của họ phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng,
mặt khác nó cịn phụ thuộc vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên và chính sách bảo
hiểm y tế đối với người lao động.

-

Sức khỏe của người lao động tốt làm nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung
trong cơng việc.

 Tác phong cơng nghiệp, tính kỷ luật của ngƣời lao động và chất lƣợng lao động
-

Trong khu vực thành thị, điều kiện làm việc có xu hướng hiện đại hóa, sự phối hợp trong
cơng việc giữa các cá nhân, tổ chức có xu hướng gia tăng, và đặt ra những yêu cầu cao về

tính nhịp nhàng , phối hợp ăn khớp…. Điều này đòi hỏi người lao động phải có tác phong
cơng nghiệp, tinh thần tự chủ, sáng tạo, thái độ hợp tác và tính kỷ luật chặt chẽ.

2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu lao động?
- Số lượng việc làm trong nền kinh tế phản ánh cầu lao động. Cầu lao động cho thấy số lượng
lao động mà các đơn vị kinh tế sẵn sàng thuê ( sử dụng) để tiến hành các hoạt động kinh tế
với mức tiền lương nhất định.
-

Trong nền kinh tế thị trường cầu lao động mang tính thứ phát nó xuất hiện do nhu cầu mở
rộng quy mơ của nền kinh tế, của ngành và chịu sự tác động của vốn đầu tư và của công
nghệ sản xuất.

-

Ở các nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu do vốn khan hiến, lao động dồi dào nhưng
trình độ hạn chế. Do vậy thường lựa chọn công nghệ sản xuất cần ít vốn, nhiều lao động và
điều này giúp tạo ra tăng trưởng kép đó là tăng trưởng kinh tế cà tăng trưởng việc làm.

Câu 9: Trình bày vai trị của vốn sản xuất và vốn đầu tƣ với tăng trƣởng và phát triển kinh
tế? Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tƣ?
1. Vai trò của vốn sản xuất và vốn đầu tƣ với tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
a. Phân tích mơ hình Harrod – Domar
-

Dựa vào tư tưởng của Keynes, 2 nhà kinh tế học Harrod của Anh và Domar của Mỹ đã đưa
ra mơ hình: Đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào dù là ơng ty, một ngành hay tồn bộ nền
kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho đơn vị đó.
23



-

Gọi đầu ra là Y

-

Gọi tốc độ tăng trưởng kinh tế là g thì :

-

Gọi St là mức tích lũy của nền kinh tế thì tỷ lệ tích lũy (s) trong GDP sẽ là :s

-

Vì tiết kiệm là nguồn của đầu tư, nên về mặt lý thuyết của đầu tư ln bằng tiết kiệm It ( St =
It). Do đó :s

.

-

Mục đích của đầu tư là tạo ra vốn nên It = ∆Kt .

-

Nếu gọi k là tỷ lệ gia tăng giữa vốn và sản lượng ( còn gọi là hệ số ICOR), ta có:

-


k

-



-

Hệ số ICOR nói lên rằng, vốn sản xuất được tạo ra bằng đầu tư dưới dạng nhà máy, trang
thiết bị là yếu tố cơ bản của tăng trưởng , các khoản tiết kiệm của dân cư và các cơng ty
chính là nguồn gốc cơ bản của vốn đầu tư.

-

Chú ý: Tỷ số gia tăng vốn và sản lượng chỉ đo năng lực của vốn sản xuất của phần vốn tăng
thêm ,( nó khác với tỷ số trung bình vốn và đầu ra phản ánh năng lực của toàn bộ sản xuất).

b. Tác động của vốn đầu tƣ và vốn sản xuất đến tăng trƣởng kinh tế
-

Đầu tư là bộ phận lớn của chi tiêu. Do đó những thay đổi trong đầu tư sẽ tác động lớn đối
với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn việc làm.

-

Khi đầu tư tăng thì nhu cầu về chi tiêu để mua sắm thiết bị, phương tiện vận tải , vật liệu xây
dựng … tăng lên. Sự thay đổi này làm cho đường tổng cầu dịch chuyển.

-


Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế biểu diễn qua sơ đồ 1 sau:

E1

P1
P0

E0

Y0

-

Y1

Phân tích sơ đồ 1: Nếu nền kinh tế ứng với đường tổng cầu AD0 đang cân bằng tại điểm E0
thì dưới tác động của tăng đầu tư sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, vào vị trí
AD1, và thiết lập điểm cân bằng mới là E1. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm cho mức
sản lượng tăng từ Y0 đến Y1, và mức giá tăng từ P0 đến P1.
24


-

Kết quả của đầu tư sẽ dẫn tới tăng vốn sản xuất, tức là có thêm nhà máy, thiết bị, phương
tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. Sự thay
đổi này tác động đến tổng cung.

-


Sự tác động của vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế theo sơ đồ 2 sau:

E0
P0
E1

P1

Y0

-

Y1

Phân tích sơ đồ 2: Nếu nền kinh tế ứng với đường tổng cung AS0 đang cân bằng tại điểm E0
thì dưới tác động của tăng vốn sản xuất sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải, vào
vị trí AS1, và thiết lập điểm cân bằng mới là E1. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm cho
mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1, và mức giá giảm từ P0 xuống P1.

-

Sự tác động của vốn đầu tư và vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế khơng phải là q trình
riêng lẻ, mà nó là sự kết hợp, đan xen lẫn nhau tác động liên tục vào nền kinh tế.

-

Trong giai đoạn hiện nay vốn đầu tư và vốn sản xuất là yếu tố quan trọng nhất của quá trình
sản xuất. Tăng vốn đầu tư là điều kiện:
+


Tăng vốn sản xuất tức là tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, của nền kinh tế.

+

Là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học cơng nghệ, tăng đầu tư theo chiều sâu, hiện
đại hóa quá trình sản xuất.

+

Giải quyết cơng ăn việc làm cho xã hội

+

Tạo ra chuyển dịch của cơ cấu nền kinh tế.

2. Các yếu tố tác động đến cầu vốn đầu tƣ.
-

Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến cầu đầu tư đó là: Lãi suất tiền vay và nhân tố ngoài lãi suất.

a. Lãi suất tiền vay.
-

Yêu cầu của sản xuất là cần tăng thêm máy móc thiết bị, phương tiện… nhằm mở rộng năng
lực sản xuất. Nhà đầu tư phải so sánh giữa lợi ích mang lại do sử dụng máy móc, thiết bị,
phương tiện mới…với khoản chi phí cho đầu tư.

-

Nhưng vốn đầu tư phải bỏ ra ngay tại thời điểm hiện tại mà lợi ích đầu tư thì phải trong

tương lai. Vì vậy phải xác định được lợi nhuận thu được trong tương lại có lớn hơn mức lãi
xuất phải trả khi chủ đầu tư vay vốn hay không?
25


×