Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đề cương kinh tế vi mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.74 KB, 21 trang )

ĐÊ CƢƠNG KTVM
Câu 1: Khái niệm cầu, lƣợng cầu, biểu cầu, đƣờng cầu, luật cầu? các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu? sự
dịch chuyển của đƣờng cầu và sự vận động dọc đƣờng cầu?
Câu 2: Khái niệm cung, lƣợng cung, biểu cung, đƣờng cung, luật cung? Các yếu tố ảnh hƣởng đến
cung? sự dịch chuyển của đƣờng cung và sự vận động dọc đƣờng cung?
Câu 3: Các trạng thái cung cầu trên thị trƣờng. Phân tích chuyển dịch cân bằng khi chính phủ
đánh thuế t đông/ sp bán ra. Chính phủ điều tiết thị trƣờng bằng giá trần và giá sàn ntn?
Câu 4: Khái niệm, cách tính, các trƣờng hợp và các yếu tố ảnh hƣởng đến độ co dãn của cầu theo
gía? Độ co dãn chéo của cầu theo giá? mqh độ co dãn của cầu theo giá và doanh thu?
Câu 5: Giải thích cân bằng tiêu dùng bằng lợi ích biên và đƣờng bàng quan, đƣờng ngân sách?
Câu 6: Khái niệm đƣờng đẳng lƣợng, đƣờng đẳng phí? Sử dụng đƣờng đẳng lƣợng, đẳng phí để
xác định sự kết hợp tối ƣu 2 yếu tố đầu vào trong sản xuất dài hạn?
Câu 7 : Trình bày chi phí trong ngắn hạn? mối quan hệ giữa ATC và MC.
Câu 8: Quyết định sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn? chỉ ra đâu là
đƣờng cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn?
Câu 9: Trình bày quyết định về sản lƣợng của doanh nghiệp trong thị trƣờng độc quyền? sức mạnh
độc quyền và sự mất không của xã hội cho sức mạnh độc quyền?
Câu 10: Khái niệm cung lao động, cầu lao động, các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu lao động? giải thích
vì sao đƣờng cầu lao động là đƣờng sản phẩm doanh thu biên của lao động?
TRẢ LỜI.

1


Câu 1: Khái niệm cầu, lƣợng cầu, biểu cầu, đƣờng cầu, luật cầu? các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu? sự
dịch chuyển của đƣờng cầu và sự vận động dọc đƣờng cầu?
1. Khái niệm cầu, lƣợng cầu, biểu cầu, đƣờng cầu, và luật cầu? các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu?
a. Khái niệm cầu, lƣợng cầu
-

Cầu: Là lượng hàng hóa dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác


nhau trong một thời gian nhất định.

-

Lƣợng cầu : Là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở mức giá
đã cho trong một thời kỳ nhất định.

b. Khái niệm biểu cầu, đƣờng cầu
-

Biểu cầu: Là bảng chỉ số hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua ở
các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định.

-

Đƣờng cầu: Là đường chỉ mối quan hệ giữa lượng cầu và giá, theo quy ước trục tung là giá P,
trục hoành là lượng cầu Q.

c. Luật cầu
-

Đặc điểm chung của các đường cầu là chúng nghiêng xuống dưới về phía phải. Khi giá của hàng
hóa, dịch vụ giảm xuống thì lượng cầu tăng lên, mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa giá và lượng cầu là
phổ biến và được coi là luật cầu.

-

Số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của
hàng hóa hoặc dịch vụ giảm xuống. Giá tăng lên dẫn đến cầu giảm xuống là do mỗi một hàng hóa
có thể được thay thế bởi hàng hóa khác.


-

Khi giá của hàng hóa nào đó tăng lên , người ta sẽ tìm được hàng hóa thay thế khác để sử dụng.

d. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu
-

Thu thập của người tiêu dùng: Thu thập là yếu tố quan trọng xác định cầu, có ảnh hưởng trực tiếp
đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng cầu nhiều hàng
hóa hơn và ngược lại. Tuy nhiên phụ thuộc vào loại hàng hóa cụ thể mà mức độ thay đổi của cầu
sẽ khác nhau. Những hàng hóa có cầu tăng khi thu nhập tăng được gọi là hàng hóa thông thường,
còn hàng hóa có cầu giảm khi thu nhập tăng được gọi là hàng hóa thứ cấp.

-

Giá cả hàng hóa có liên quan: Cầu đối với hàng hóa nào đó không chỉ phụ thuộc vào giá bản thân
hàng hóa đó, mà còn phụ thuộc vào giá của hàng hóa có liên quan. Hàng có liên quan chia làm 2
loại là hàng thay thế và hàng bổ sung.
2


+

Hàng thay thế: Hàng hóa thay thế là hàng hóa được sử dụng thay thế cho hàng hóa khác. Khi
giá của 1 loại hàng này thay đổi thì cầu đối với hàng hóa kia cũng thay đổi, giá hàng này và
cầu hàng kia biến đổi cùng chiều.

+


Hàng bổ sung: Hàng hóa bổ sung là hàng hóa được sử dụng đồng thời với hàng hóa khác. Đối
với hàng hóa bổ sung, khi giá của hàng hóa này tăng lên thì cầu đối với hàng hóa bổ sung kia
giảm đi.

-

Dân số : Dân số càng nhiều thì cầu càng tăng.

-

Thị hiếu: ảnh hưởng lớn đến cầu của người tiêu dùng, thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của
người tiêu dùng đối với hàng hóa dịch vụ. Khi thị hiếu tăng thì cầu sẽ tăng.

-

Các kỳ vọng: là các hi vọng mong đợi của người tiêu dùng về thu nhập, về giá cả…. cũng có ảnh
hưởng đến cầu.

-

Hàm cầu: Hàm cầu của hàng hóa x trong thời gian t phụ thuộc vào giá hàng hóa Pt, thu nhập Yt,
giá cả hàng liên quan Prt , dân số N, thị hiếu T và kỳ vọng E

2. Sự dịch chuyển của đƣờng cầu và sự vận động dọc đƣờng cầu?

-

Lượng cầu tại một mức giá đã cho được biểu thị bằng một điểm trên đường cầu. Còn toàn bộ
đường cầu phản ánh cầu đối với hàng hóa dịch vụ nào đó, vì vậy cần phân biệt sự thay đổi của
lượng cầu và sự dịch chuyển của toàn bộ đường cầu.


-

Nếu giá cả của hàng hóa thay đổi, còn các yếu tố khác không đổi thì có sự thay đổi của lượng
cầu, đó là sự vận động dọc đường cầu. Còn khi giá cả của hàng hóa không đổi, các yếu tố khác
thay đổi thì có sự thay đổi của cầu – đó là sự dịch chuyển của cả đường cầu.

Câu 2: Khái niệm cung, lƣợng cung, biểu cung, đƣờng cung, luật cung? Các yếu tố ảnh hƣởng đến
cung? sự dịch chuyển của đƣờng cung và sự vận động dọc đƣờng cung?
1. Khái niệm cung, lƣợng cung, biểu cung, đƣờng cung, luật cung? Các yếu tố ảnh hƣởng đến
cung?
a. Khái niệm cung, lƣợng cung
-

Cung: Cung là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức
giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

-

Lƣợng cung: Là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có khả năng bán ở các mức
giá đã cho trong một thời gian nhất định.
3


b. Khái niệm biểu cung, đƣờng cung
-

Biểu cung: Là bảng biểu miêu tả số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán sẵn sàng và có
khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.


-

Đƣờng cung: Là đường thể hiện mối quan hệ giữa lượng cung và giá theo quy ước trục tung là
giá P, và trục hoành là lượng cung Q.

P2
P1

Q1 Q2

c. Luật cung
-

Một nét chung của đường cung là nghiêng lên trên về phía phải và điều đó phản ánh luật cung.

-

Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng, giá tăng
lên dẫn đến cung tăng là do lợi nhuận. Nếu như chi phí sản xuất ra sản phẩm không thay đổi thì
khi giá bán hàng hóa cao hơn thì có nghĩa là lợi nhận cao hơn đối với người sản xuất, vì vậy họ sẽ
sản xuất ra nhiều hơn và lôi kéo thêm nhiều hãng khác vào sản xuất.

d. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cung
-

Công nghệ sản xuất: công nghệ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí
cho quá trình chế tạo sản phẩm. Sự cải tiến công nghệ làm đường cung dịch chuyển về phía phải
nghĩa là làm tăng khả năng cung lên.

-


Giá cả của các yếu tố sản xuất: Giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào ảnh hưởng đến khả năng
cung sản phẩm. Nếu giá các yếu tố sản xuất giảm dẫn đến giá thành sản xuất giảm, cơ hội kiếm
lợi nhuận sẽ cao hơn, do đó các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất nhiều hơn.

-

Chính sách thuế: chính sách thuế của chính phủ có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định sản xuất
của các hãng , vì vậy ảnh hưởng đến việc cung của sản phẩm. Mức thuế cao sẽ làm thu nhập còn
lại của người sản xuất giảm đi và họ sẽ không muốn cung hàng hóa nữa và ngược lại.

2. Sự dịch chuyển của đƣờng cung và sự vận động dọc đƣờng cung?

4


-

Lượng cung tại một mức giá đã cho được biểu thị bằng một điểm trên đường cung, còn toàn bộ
đường cung cho biết cung về hàng hóa dịch vụ cụ thể nào đó. Vì vậy, cần phân biệt sự thay đổi
của cung và sự thay đổi lượng cung.

-

Khi giá cả hàng hóa thay đổi còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung không thay đổi thì có sự
thay đổi của lượng cung và đó là sự vận động dọc đường cung.

-

Khi giá cả hàng hóa không đổi còn các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung thay đổi thì có sự thay

đổi của cung và đó là sự dịch chuyển của đường cung.

Câu 3: Các trạng thái cung cầu trên thị trƣờng. Phân tích chuyển dịch cân bằng khi chính phủ
đánh thuế t đồng/ sp bán ra. Chính phủ điều tiết thị trƣờng bằng giá trần và giá sàn ntn?
1. Các trạng thái cung cầu trên thị trƣờng (Quá trình cân bằng cung cầu của thị trƣờng)
a. Trạng thái cân bằng cung cầu

E0

P0

Q0

-

Khi cầu đối với mặt hàng nào đó xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ tìm các đáp ứng mức
cầu đó.

-

Trạng thái cần bằng cung cầu đối với mặt hàng nào đó là trạng thái khi việc cung hàng hóa đó đủ
thỏa mãn cầu với nó trong một thời gian nhất định. Tại trạng thái cân bằng này có giá cân bằng
P0 và sản lượng cân bằng Q0.

-

Điểm quan trọng của mức cân bằng này là nó không xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ, mà được
hình thành bởi hoạt động tập thể của toàn bộ người mua, người bán. Đây chính là cách định giá
khách quan theo “ bàn tay vô hình” của thị trường


b. Trạng thái dƣ thừa và thiếu hụt của thị trƣờng

P1
E0

P0
P2

Q0

-

Khi giá cả thị trường cao hơn hoặc thấp hơn giá cân bằng thì sẽ xuất hiện sự dư thừa hoặc thiếu
hụt của thị trường.
5


-

Với mức giá cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường (P1>P0), lúc này người sản xuất sẽ mong
muốn cung nhiều hàng hóa hơn (theo luật cung), tuy nhiên người tiêu dùng sẽ giảm bớt nhu cầu
của mình (theo luật cầu). Như vậy sẽ xuất hiện dư thừa trên thị trường. Sự dư thừa của thị trường
là kết quả của việc cung lớn hơn cầu ở một mức giá nào đó, nói cách khác đó là sự thặng dư của
cung.

-

Với mức giá thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường (P2xuất giảm nên họ sẽ cung ít đi, đồng thời giá thấp xuống tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả
năng mua hàng hóa . Do đó sẽ có khoảng cách giữa cầu và cung gây nên hiện tượng thiếu hụt trên

thị trường. Thiếu hụt của thị trường là kết quả của việc cầu lớn hơn cung ở một mức giá nào đó,
nói cách khác đó là thặng dư của cầu.

-

Để khắc phục hiện tượng dư thừa hoặc thiếu hụt của thị trường thì cả người mua và người bán
đều thay đổi hành vi của mình để đạt đến mức giá cân bằng.

c. Sự thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu.
-

Các hoạt động của thập thể người mua và người bán sẽ hình thành nên giá cân bằng cho bất cứ
loại hàng hóa nào. Tuy nhiên, mức giá cân bằng này không phải là vĩnh cửu mà nó được thay đổi
khi đường cung hoặc đường cầu dịch chuyển.

-

Trạng thái cân bằng mới này cũng sẽ chỉ tồn tại cho đến khi đường cung cầu mới xuất hiện.
1

E1

P1

0

P1

E1


E0

P0

1

P0

E0

0

Q0

Q1

Q0

Q1

2. Phân tích dịch chuyển cân bằng khi chính phủ đánh thế t đồng / sản phẩm bán ra ( Ảnh
hƣởng của thuế )
-

Ta biết rằng, thuế đánh giá vào hàng hóa làm dịch chuyển đường cung lên trên dẫn tới cân bằng
cao hơn và sản lượng cân bằng thấp hơn.

-

Tuy nhiên, sự thay đổi của giá là vấn đề đặc biệt quan trọng vì nó phản ánh ảnh hưởng của thuế.


-

Để hiểu rõ vấn đề này ta phân tích 2 sơ đồ sau:

6


P2
P1
Ps

-

P2

E2

E2

P1
Ps

E1

E1

Từ sơ đồ trên ta thấy, khi đánh thuế 1 lượng là t đối với các đơn vị hàng hóa bán ra, giá thị trường
tăng lên từ P1 đến P2. Sự chênh lệch (P2-P1) người tiêu dùng phải chịu, còn nhà sản xuất phải chịu
một phần bằng [ t- (P2-P1)].


-

Chúng ta cũng thấy rằng, sự thay đổi giá thị trường phụ thuộc vào độ dốc của đường cầu. Nói
cách khác, nó phụ thuộc vào độ co giãn của cầu.

3. Chính phủ điều tiết thị trƣờng bằng giá trần và giá sàn nhƣ thế nào.
a. Giá trần
-

Giá trần là giá tối đa mà người bán về mặt pháp lý không thể đòi cao hơn được, và nó thường
được đưa ra khi thiếu hàng hóa, và để hạn chế không cho tăng lên một mức đáng kể.

-

Khi đặt giá trần, chính phủ muốn đảo bảo lợi ích cho người có thu nhập thấp. Song do giá trần
thấp hơn giá cân bằng của thị trường cho nên gây ra hiện tượng thiếu hụt của thị trường.

-

Khi nhà nước quy định giá trần sẽ dẫn đến hiện tượng “chợ đen” và người cung ứng sẽ đặt hàng
cho người quen, vì vậy khi quy định giá trần phải có chế độ tem phiếu.

-

Khi đạt mức giá trần, do mức giá thấp làm tác động tiêu cực tới động cơ kinh doanh. Do đó cũng
có thể làm giảm chất lượng hàng hóa dịch vụ. Và khi đó người cung ứng sẽ dùng hàng hóa dịch
vụ vào mục đích khác.

PE


E

P*

QS
-

QE

QD

Phân tích: Khi chính phủ quy định mức giá trần là P*, và lượng cầu là QD và lượng cung là QS.
Ta thấy, lượng cầu QD lớn hơn lượng cung QS kết quả là chỉ có 1 lượng QS được trao đổi, và từ
đó gây ra hiện tượng thiếu hụt trên thị trường và do đó giá trần quá thấp không khuyến khích
được người sản xuất.

b. Giá sàn
7


Giá sàn là mức giá tối thiểu mà người mua không thể giảm được nữa, nó thường được quy định

-

cho tiền lương tối thiểu và giá nông sản.
-

Nếu giá trần đảm bảo lợi ích người mua thì giá sàn đảm bảo lợi ích người bán.


-

Do giá sàn lớn hơn giá cân bằng trên thị trường gây ra hiện tượng thừa cung. Khi quy định giá
sàn, nhà nước phải mua một số lượng hàng hóa bổ sung với việc mua của tư nhân.

P*
PE

E

QD

QE

QS

Phân tích sơ đồ: Khi chính phủ quy định mức giá sàn là P* thì cung là QS còn cầu là QD . Ta thấy

-

QS lớn hơn QD mà lượng được trao đổi là QD , do đó dẫn đến dư thừa thị trường . Nếu là quy
định mức tiền công P* (P*>PE) dẫn đến thất nghiệp.
Câu 4: Khái niệm, cách tính, các trƣờng hợp và các yếu tố ảnh hƣởng đến độ co dãn của cầu theo
giá? Độ co dãn chéo của cầu theo giá? Mối quan hệ độ co dãn của cầu theo giá và doanh thu?
1. Khái niệm và cách tính.
Khái niệm: Độ co giãn của cầu theo giá là mối quan hệ tỷ lệ giữa mức độ biến đổi của số lượng

-

hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua với mức độ biến đổi của giá cả của chính hàng hóa đó

với giả thiết các nhân tố khác ảnh hưởng đến cầu không đổi . Ký hiệu là ED
-

Cách tính:

-

Trong đó:



hoặc

+

∆Q là sự thay đổi số lượng hàng hóa

+

Q là số lượng hàng hóa

+

∆P là sự biến động giá

+

P là giá




2. Các trƣờng hợp co giãn của cầu theo giá
a. Cầu co giãn nhiều
-

Khi giá cả hàng hóa biến đổi với một tỷ lệ % nào đó dẫn đến lượng cầu biến đổi với tỷ lệ % lớn
hơn. Tức là

8


ED > 1

P1
P2

Q1

Q2

b. Cầu co giãn ít
-

Xảy ra khi giá cả hàng hóa biến đổi với một tỷ lệ % nào đó dẫn đến lượng cầu biến đổi với tỷ lệ
% nhỏ hơn. Tức là

ED < 1

P1
P2


Q1 Q2

c. Cầu co giãn bằng đơn vị
-

Khi giá cả hàng hóa biến đổi với 1 tỷ lệ % nào đó dẫn đến biến đổi về lượng cầu bằng biến đổi
giá. Tức là

P1

ED = 1

P2

Q1 Q2

d. Đƣờng cầu có giãn hoàn toàn
-

Là đường cầu có

ED =

9


e. Đƣờng cầu hoàn toàn không co giãn
Là đường cầu có


-

ED = 0

3. Mối quan hệ độ co dãn của cầu theo giá và doanh thu.
Người kinh doanh phải quan tâm đến việc làm thế nào để có doanh thu lớn nhất với mức giá trên

-

thị trường. Nói cách khác là người kinh doanh phải có chiến lược về giá, muốn vậy phải quan tâm
đến sự co giãn của cầu là nhiều hay ít.
Nguyên lý khi căn cứ vào độ co giãn: Nếu cầu co giãn nhiều mà muốn tăng doanh thu thì doanh

-

nghiệp phải giảm giá. Nếu cầu co giãn ít muốn tăng doanh thu thì doanh nghiệp phải tăng giá.
Từ đó, chiến lược giá của doanh nghiệp như sau:

+

Nếu ED>1 thì doanh thu nghịch biến với giá: Giảm giá thì doanh thu tăng; tăng giá thì doanh
thu giảm.

+

Nếu ED<1 thì doanh thu đồng biến với giá nghĩa là giảm giá thì doanh thu giảm; tăng giá thì
doanh thu tăng.

4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến độ co giãn của cầu theo giá
-


Tính chất của hàng hóa ( hàng thiết yếu hay hàng xa xỉ): hàng thiết yếu thường có co giãn của cầu
theo giá ED< 1. Còn hàng xa xỉ có ED> 1. Việc một hàng hóa được coi là thiết yếu hay xa xỉ
không phụ thuộc vào tính cố hữu của nó mà phụ thuộc vô sở thích của người mua nó.

-

Sự sẵn có của các hàng hóa thay thế (tính thay thế trong sản xuất và tiêu dùng): Những hàng hóa
có hàng thay thế gần gũi thường có cầu co giãn mạnh hơn, vì người mua dễ dàng chuyển từ việc
sử dụng chúng sang sử dụng hàng hóa khác. Còn hàng có ít hàng thay thế thì có hệ số co giãn của
cầu theo giá là ít hơn.

-

Mức giá xem xét ở phía trên hay phía dưới của đường cầu. Nếu giá di động ở phía trên của đường
cầu thì ED sẽ lớn hơn giá di động ở phía dưới đường cầu.

-

Giới hạn về thời gian: Hàng hóa thường có cầu co giãn lớn hơn trong dài hạn.

-

Phạm vi thị trường: Những thị trường có phạm vi hẹp thường có cầu co giãn mạnh hơn so với thị
trường có phạm vi rộng, bởi vì người tiêu dùng dễ dàng tìm được hàng hóa thay thế ở những thị
trường có phạm vi hẹp.

-

Mức chi tiêu của 1 mặt hàng trong tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng: những mặt hàng chiếm

tỉ trọng nhỏ trong tổng chi tiêu thì ED < 1 và ngược lại.

5. Độ co giãn chéo của cầu theo giá.
10


Khái niệm: Co giãn chéo là biểu thị sự thay đổi % lượng cầu của hàng này so với % thay đổi giá

-

của hàng khác có liên quan.


-

Các tính:

hoặc

-

Các trường hợp co giãn chéo:



+

Nếu Exy > 0 thì hàng x và hàng y là hàng thay thế nhau.

+


Nếu Exy < 0 thì hàng x và hàng y là hàng bổ sung nhau.

+

Nếu Exy = 0 thì hàng x và hàng y không liên quan gì đến nhau.

Câu 5: Giải thích cân bằng tiêu dùng bằng lợi ích biên và đƣờng bàng quan, đƣờng ngân sách?
1. Giải thích cân bằng tiêu dùng bằng lợi ích biên ( *)
-

Chúng ta xét trường hợp đơn giản nhất đó là tiêu dùng 1 loại hàng hóa X. Người tiêu dùng có thể
mua 1 loại hàng hóa X hoặc cất tiền đi hay nói cách khác là phải lựa chọn. Người tiêu dùng có thể
gia tăng mức độ thỏa mãn của mình trong mỗi lần anh ta mua một sản phẩm X, mà đối với sản
phẩm đó lợi ích tăng thêm MU lớn hơn là chi phí tăng thêm MC hay giá P phát sinh do việc mua
sản phẩm này.

-

Như vậy, nếu Plại, nếu lợi ích tăng thêm thu được lại nhỏ hơn giá của sản phẩm (MUđó là điều kém khôn ngoan.

-

Người tiêu dùng sẽ thôi không mua các đơn vị sản phẩm tăng thêm khi đã đạt đến mức mà ở đó
lợi ích cận biên MU do sản phẩm đem lại vừa bằng với giá mua sản phẩm đó, tức là MU=P. Đây
là điểm cân bằng của người tiêu dùng.

-


Như vậy, người tiêu dùng thu được lợi ích tối đa khi Mux = Px ( lợi ích cận biên bằng giá hàng
hóa). Tổng quát cho các trường hợp nhiều hàng hóa có thể viết:

2. Giải thích cân bằng tiêu dùng bằng đƣờng bàng quan và đƣờng ngân sách

-

Sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ quan là sở thích của họ
và nhân tố khác quan là thu nhập của người tiêu dùng và giá cả sản phẩm.
11


-

Đường ngân sách thể hiện sự ràng buộc vào ngân sách của người tiêu dùng và giá cả thị trường,
nó chia không gian lựa chọn thành 2 miền . Và độ dốc được xác định bằng:

-

Đường bàng quan thể hiện những kết hợp trong việc lựa chọn 2 loại hàng hóa, và tất cả sự lựa
chọn này mang lại lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng. Độ dốc của nó được xác định bằng :

-

Với giới hạn đường ngân sách, người tiêu dùng không thể lựa chọn các kết hợp giữa X và Y trên
đường bàng quan U3. Mà chỉ có thể kết hợp tại các điểm A, B, C. Nhưng do điểm A và C nằm
trên đường bàng quan U1 có lợi ích thấp hơn điểm B nằm trên đường bàng quan U2. Vì vậy
người tiêu dùng sẽ chọn kết hợp hàng X và hàng Y tại điểm B. Điểm B là tiếp điểm của đường
ngân sách với đường bàng quan. Vì vậy độ dốc của 2 đường đó là như nhau. Nên ta có:


Câu 6: Khái niệm đƣờng đẳng lƣợng, đƣờng đẳng phí? Sử dụng đƣờng đẳng lƣợng, đẳng phí để
xác định sự kết hợp tối ƣu 2 yếu tố đầu vào trong sản xuất dài hạn?
1. Khái niệm đƣờng đẳng lƣợng, đƣờng đẳng phí
a. Đƣờng đẳng lƣợng
-

Cho bảng sản xuất với 2 yếu tố đầu vào biến đổi
Lao động L

1

2

3

4

5

1

20

40

55

65


75

2

40

60

75

85

90

3

55

75

90

100

105

4

65


85

100

110

115

5

75

90

105

115

120

Vốn K

-

Đường đẳng lượng là đường biểu thị tất cả những sự kết hợp các đầu vào khác nhau để sản xuất
một lượng đầu ra nhất định.
12


-


Đường đẳng lượng đo lường là tất cả những sự kết hợp đầu vào để sản xuất được những lượng
đầu ra nhất định.

-

Đường đẳng lượng đo lường số lượng đầu ra lớn hơn sẽ nằm phía trên đường đẳng lượng đo
lường số lượng đầu ra nhỏ hơn.

-

Các đường đẳng lượng cho thấy sự linh hoạt mà các doanh nghiệp có được khi ra các quyết định
sản xuất.

-

Độ nghiêng của đường đẳng lượng cho thấy có thể dùng một số lượng đầu vào khác nhau như thế
nào trong khi đầu ra vẫn không thay đổi.

-

Gọi độ nghiêng đó là tỷ lệ thay thế biên kỹ thuật (MRST) nghĩa là muốn giảm đi một đơn vị vốn
thì cần thêm bao nhiêu đơn vị lao động để giữ nguyên mức sản lượng đầu ra và ngược lại.

-

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên có liên quan chặt chẽ đến năng suất biên của lao động và vốn. Có:
MPL.∆L = - MPK.∆K
↔ MPL.∆L + MPK.∆K = 0
↔ MRTS = MPL / MPK = -∆K / ∆L


-

Nếu hai yếu tố đầu vào thay thế được cho nhau ở mức độ cao thì đường đẳng lượng lõm ít; còn 2
yếu tố đầu vào thay thế được cho nhau ở mức độ thấp là đường lõm nhiều

b. Đƣờng đẳng phí
-

Một đường đẳng phí bao gồm tất cả tập hợp có thể có của lao động và vốn mà người ta có thể
mua với một tổng chi phí nhất định.

-

Chi phí cho lao động sẽ là w.L

-

Chi phí cho vốn sẽ là r.K

-

Tổng chi phí để sản xuất sản phẩm được xác định như sau:
TC = w.L + r.K
→ K = TC/r – (w/r).L

-

Từ công thức trên cho thấy độ dốc của đường đẳng phí : ∆K / ∆L = - w/r là tỉ lệ giữa mức tiền
công so với chi phí thuê vốn. Nó cho biết rằng nếu doanh nghiệp bớt đi một đơn vị lao động sẽ

thu hồi được w đơn vị tiền tệ để mua w/r đơn vị vốn mà vẫn giữ nguyên chi phí không thay đổi.

2. Sử dụng đƣờng đẳng lƣợng, đẳng phí để xác định sự kết hợp tối ƣu 2 yếu tố đầu vào trong
sản xuất dài hạn?

13


-

Giả sử muốn sản xuất một mức lượng đầu ra là Q thì doanh nghiệp cần phải lựa chọn như thế nào
để có chi phí thấp nhất. Nghĩa là phải chọn được sự kết hợp điểm nào trên đường đẳng lượng Q
để có chi phí tối thiểu.

-

Sản lượng Q không thể sản xuất với mức chi phí là TC1 mà nó chỉ có thể đạt được tại các kết hợp
vốn và lao động tại các điểm A, B, C. Tuy nhiên điểm A và C nằm trên đường chi phí TC3 là
đường có chi phí cao hơn điển B nằm trên đường chi phí TC2. Vậy doanh nghiệp sẽ chọn sự kết
hợp vốn và lao động tại điểm B. Điểm B là tiếp điểm giữa đường đẳng lượng Q và đường đẳng
phí TC2. Tại đó độ dốc của 2 đường là như nhau và bằng:

-

Đường đẳng lượng có độ dốc là: ∆K / ∆L = - MPL / MPK

-

Đường đẳng phí có độ dốc là: ∆K / ∆L = - w/r
→ MPL / MPK = w/r


Câu 7 : Trình bày chi phí trong ngắn hạn? mối quan hệ giữa ATC và MC.
1. Trình bày chi phí trong ngắn hạn.
-

Chí phí ngắn hạn là những chi phí của thời kỳ mà trong đó một số loại đầu vào dành cho sản xuất
của hãng là cố định. VD quy mô nhà máy, diện tích sản xuất…. được coi là không thay đổi. Chi
phí ngắn hạn gồm.

a. Tổng chi phí, chi phí cố định và chi phí biến đổi
 Tổng chi phí (TC)
-

Tổng chi phí của việc sản xuất ra sản phẩm bao gồm giá thị trường của toàn bộ các tài nguyên sử
dụng để sản xuất ra sản phẩm đó. Tuy nhiên, tổng chi phí sẽ thay đổi khi mức sản lượng thay đổi,
song không phải mọi chi phí đều tăng theo sản lượng.
TC = FC + VC

-

Trong đó: FC là chi phí cố định; VC là chi phí biến đổi.

 Chi phí cố định (FC)
-

Là những chi phí không thay đổi trong khi sản lượng thay đổi. Nói rộng ra đó là những chi phí
mà doanh nghiệp phải thanh toán dù không sản xuất một sản phẩm nào.

 Chi phí biến đổi (VC)
-


Là những chi phí tăng giảm cùng với mức tăng giảm của sản lượng.
14


b. Chi phí bình quân và chi phí biên
 Chi phí bình quân
-

Chi phí bình quân (ATC): là chi phí sản xuất tính cho một đơn vị sản phẩm và được xác định
bằng cách lấy tổng chi phí chia cho sản lượng.
ATC = TC/Q

-

Chi phí cố định bình quân (AFC): được xác định bằng cách lấy chi phí cố định chia cho tổng
sản lượng đầu ra, vì chi phí cố định không đổi nên chi phí cố định bình quân giảm khi sản lượng
đầu ra tăng lên.
AFC = FC/Q.

-

Chi phí biến đổi bình quân (AVC): được xác định bằng cách lấy chi phí biến đổi chia cho sản
lượng đầu ra
AVC = VC/Q
Từ đó , ta có: ATC = AFC + AVC

-

Do có quy luật năng suất biên giảm dần cho nên chi phí biến đổi bình quân có xu hướng tăng dần

khi vượt qua một mức sản lượng nào đó. Đường biểu thị chi phí bình quân có dạng chữ U, đáy
của nó là chi phí bình quân tối thiểu. Thực chất của chữ U, là trong giai đoạn đầu có sự giảm
xuống của cả chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố định bình quân, hoặc sự giảm xuống của
chi phí cố định bình quân (AFC) nhanh hơn sự tăng lên của chi phí biến đổi bình quân (AVC)
nên ATC giảm. Khi sự giảm xuống của AFC chậm hơn sự tăng lên của AVC thì lúc này ATC sẽ
tăng.

 Chi phí biên (MC)
-

Là chi phí mà doanh nghiệp cần bổ sung thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.

-

Chi phí biên được xác định = sự thay đổi của chi phí / sự thay đổi của sản lượng
MC = dTC/dQ

-

Do chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng đầu ra thay đổi, cho nên chi phí biên là số tăng
lên về chi phí biến đổi do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đầu ra.

-

Đường biểu diễn chi phí biên thường có dạng chữ U, đó là do mỗi quan hệ giữa chi phí bình quân
và chi phí biên. Nói chung chi phí biên có hình chữ U. Một số trường hợp đặt biệt có dạng bậc
thang hoặc liên tục tăng dần.

15



2. Mối quan hệ giữa chi phí bình quân (ATC) và chi phí biên (MC)
-

Khi nào chi phí biên thấp hơn chi phí bình quân thì sẽ làm chi phí bình quân giảm dần.

-

Khi chi phí biên bằng chi phí bình quân thì chi phí bình quân sẽ không tăng, không giảm và đạt
giá trị nhỏ nhất.

-

Khi chi phí biên lớn hơn chi phí bình quân thì chi phí bình quân sẽ tăng

-

( chi phí biên và chi phí biến đổi bình quân cũng có quan hệ tương tự)

Câu 8: Quyết định sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn? chỉ ra đâu là
đƣờng cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn?
1. Quyết định sản xuất của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn
a. Nguyên tắc để tối đa hóa lợi nhuận
-

Để nghiên cứu về tối đa hóa lợi nhuận cần xem xét mối quan hệ doanh thu biên và chi phí biên.
Quy tắc chung để tối đa hóa lợi nhuận là tăng sản lượng chừng nào doanh thu biên còn lớn hơn
chi phí biên, cho đến khi doanh thu biên bằng chi phí biên thì dừng lại. Đây là mức sản lượng tối
ưu để đạt lợi nhuận tối đa MR = MC


b. Tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn
-

Trong sản xuất ngắn hạn có hai loại chi phí là chi phí cố định và chi phí biến đổi. Doanh nghiệp
khi quyết định có nên tiếp tục sản xuất nữa không và sản xuất là bao nhiêu thì cần phải dựa vào 2
loại chi phí này.

-

Để xem xét thái độ ứng xử của doanh nghiệp ta phân tích biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa
doanh thu cận biên MR, chi phí cận biên MC; chi phí biến đổi bình quân AVC sau.

-

Giả sử, với đường cầu nằm ngang khi đó giá và doanh thu biên luôn bằng nhau (P= MR). Ta
thấy:
16


-

Với giá là P1 tương ứng mức doanh thu biên là MR1 doanh thu biên này cắt chi phí biên tại A,
tương ứng hãng sản xuất Q1 sản phẩm. Tại sản lượng này giá bán lớn hơn chi phí bình quân, vì
vậy hãng có lãi là :

-

.

Khi giá thị trường giảm xuống P2 tương ứng với doanh thu biên là MR2. Doanh thu biên này cắt

chi phí biên tại điểm B . Và điểm B là chi phí bình quân nhỏ nhất, tương ứng hãng sản xuất sản
lượng là Q2. Ở mức sản lượng này, hãng hòa vốn. Vì giá bán vừa bằng chi phí bình quân, sản
lượng hòa vốn được xác định như sau.

-

.

Nếu giá tiếp tục giảm đến P3 tương ứng có doanh thu biên là MR3, doanh thu này cắt chi phí biên
tại điểm C, tương ứng hãng sản xuất sản lượng là Q3 sản phẩm. Lúc này do giá bản nhỏ hơn chi
phí bình quân, do vậy doanh thu không đủ bù đắp chi phí, và hãng bị lỗ. Số lỗ được xác định như
sau: Số lỗ = (ATC3 – P3).Q3
Lúc này, nếu hãng ngừng sản xuất ngay thì doanh thu bằng 0 và số lỗ của hãng là toàn bộ chi phí
cố định. Trái lại, nếu hãng tiếp tục sản xuất với mức sản lượng Q3 thì hãng chỉ bị lỗ một phần chi
phí cố định do giá bán cao hơn chi phí biến đổi bình quân. Cho nên đối với mỗi sản phẩm bán ra
còn một phần dôi dư ra để bù đắp chi phí cố định. Vì vậy, hãng chỉ bị lỗ một phần chi phí cố
định. Đứng ở góc độ kinh tế và góc độ xã hội, suy xét thì hãng nên tiếp tục sản xuất vì giảm bớt
một phần bị lỗ, và đảm bảo được sản phẩm và công ăn việc là cho xã hội.

-

Nếu giá thị trường tiếp tục giảm xuống P5 tương ứng với doanh thu là MR4. Doanh thu biên này
cắt chi phí biên tại E, tương ứng hãng sản xuất Q5 sản phẩm. Lúc này doanh nghiệp lỗ vốn.
Số lỗ = (ATC – P4).Q4
Lúc này, hãng nên ngừng sản xuất vì giá bán không những thấp hơn chi phí sản xuất bình quân
mà còn thấp hơn chi phí biến đổi bình quân. Vì vậy, nếu tiếp tục sản xuất thì hãng bị lỗ toàn bộ
chi phí cố định và chi phí biến đổi. Còn nếu ngừng sản xuất thì chỉ bị lỗ chi phí cố định.

-


Từ các phân tích trên ta thấy: hảng chỉ bắt đầu sản xuất khi giá bán bằng chi phí biến đổi bình
quân nhỏ nhất. Tức là:
{

2. Chỉ ra đâu là đƣờng cung của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn?
-

Các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo sẽ tăng sản lượng đến điểm mà ở đó giá bằng chi phí biên
(P=MC), và sẽ đóng cửa nếu giá nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân. Vì vậy, đường cung của
doanh nghiệp trong ngắn hạn là một phần của đường chi phí biên, đó là phần nằm phía phải giao
điểm A của đường chi phí biên MC và chi phí biến đổi bình quân AVC.

17


Câu 9: Trình bày quyết định về sản lƣợng của doanh nghiệp trong thị trƣờng độc quyền? sức mạnh
độc quyền và sự mất không của xã hội cho sức mạnh độc quyền?
1. Trình bày quyết định về sản lƣợng của doanh nghiệp trong thị trƣờng độc quyền.
Hãng độc quyền sẽ tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng có doanh thu biên bằng chi phí biên (

-

MR=MC) và nó phải kiểm tra xem tại mức sản lượng này giá cả có trang trải được chi phí biến
đổi bình quân hay không. Nếu không bù đắp được thì hãng nên đóng cửa trong thời gian trước
mắt còn nếu giá cả không đủ bù đắp chi phí bình quân dài hạn thì ngành có thể ngừng tồn tại.
Các trường hợp quyết định về sản lượng:

+

Nếu MR > MC thì tăng sản lượng


+

Nếu MR < MC thì giảm sản lượng

+

Nếu MR = MC thì sản lượng không tăng không giảm
Các trường hợp quyết định về sản xuất

+

Nếu P ≥ AVC thì sẽ sản xuất

+

Nếu P < AVC thì sẽ đóng cửa

+

Nếu P ≥ LATC thì sẽ ở lại ngành

+

Nếu P < LATC thì sẽ xuất khỏi ngành.
Để hiểu rõ vấn đề trên ta phân tích sơ đồ dưới đây trong thị trường độc quyền.

-

MC

P1
P*
P2

A

B

D

MR
Q1

+

Q* Q2

Trên sơ đồ trên ta có D là đường cầu thị trường, MR là đường doanh thu cận biên, MC là
đường chi phí cận biên.

+

Ta thấy, doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên ở sản lượng Q*. Từ đường cầu thị trường ta
dóng lên tìm được mức giá tương ứng là P* của sản lượng Q* này.

+

Để chứng minh Q* là sản lượng tối đa hóa lợi nhuận ta xét các trường hợp sau:

+


Trường hợp 1: Xét sản lượng Q1 < Q*, lúc đó giá tương ứng là P1. Như vậy theo sơ đồ trên
thì doanh thu cận biên MR sẽ lớn hơn chi phí cận biên MC. Nếu nhà độc quyền bán sản lượng
nhiều hơn Q1 một ít thì sẽ thu thêm được lợi nhuận bổ sung là (MR-MC) và nhờ đó tổng lợi
nhuận tăng . Nhà độc quyền bán có thể tăng sản lượng để tăng tổng lợi nhuận cho đến tận sản
lượng Q*, ở đó lợi nhuận bổ sung từ việc sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩn bằng 0. Như vậy,
sản lượng Q1 (Q118


cho phép nhà độc quyền bán với giá cao hơn. Nếu sản xuất ở mức sản lượng Q1 tổng lợi
nhuận của nhà độc quyền bán sẽ nhỏ hơn mức cực đại 1 khoảng bằng diện tích A.
+

Trường hợp 2: Xét sản lượng Q2 > Q*, có giá tương ứng là P2. Tương tự Q2 cũng không phải
là sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Ở sản lượng này chi phí cận biên MC cao hơn doanh thu
cận biên MR, do đó nếu nhà độc quyền bán sản xuất ít đi một ít thì lợi nhuận thu được sẽ tăng
thêm là (MC-MR). Nhà độc quyền có thể làm cho lợi nhuận tăng thêm bằng việc giảm bớt sản
lượng tới Q*, phần lợi nhuận tăng thêm do sản xuất Q* chứ không phải Q2 là phần diện tích
B.

+

Vậy, Q* là sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.

2. Sức mạnh độc quyền và sự mất không của xã hội cho sức mạnh độc quyền?
a. Sức mạnh độc quyền
-

Sự khác nhau cơ bản giữa doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền bán là:

Doanh nghiệp độc quyền bán có sức mạnh thị trường. Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo phải đặt
giá bằng chi phí cận biên, còn doanh nghiệp độc quyền bán lại đặt giá cao hơn chi phí cận biên.

-

Sức mạnh độc quyền bán được đánh giá bằng chỉ số Lenner (L):
Trong đó P là giá độc quyền
MC là chi phí cận biên.
b. Sự mất không của xã hội cho sức mạnh độc quyền

-

Sức mạnh độc quyền tạo ra giá cao hơn và sản lượng sản xuất ra thấp hơn so với cạnh tranh hoàn
hảo, nên dễ thấy người tiêu dùng bị thiệt hại còn người sản xuất thì được lợi. Nhưng nếu coi phúc
lợi của người tiêu dùng và người sản xuất tính thành một tổng thể thì sẽ không được lợi bằng thị
trường cạnh tranh hoàn hảo.

-

Để thấy rõ điều này ta phân tích biểu đồ sau:

MC
Pd
Pc

A

B
C


D
MR
Qd

Qc

Mất không từ sức mạnh độc quyền
-

Theo sơ đồ trên, ở thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá bán là Pc, sản lượng là Qc còn thị trường
động quyền giá bán là Pd, sản lượng là Qd. Vì vậy người tiêu dùng được mua ít hơn, và người tiêu
dùng phải mất hình A và B. Người sản xuất do bán được giá cao hơn vì vậy được hình A, nhưng

19


do sản xuất ít hơn nên lại bị mất hình C. Tổng hợp lại, xã hội bị mất (B+C), phần mất này gọi là
mất không từ sức mạnh độc quyền.
Câu 10: Khái niệm cung lao động, cầu lao động, các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu lao động? giải thích
vì sao đƣờng cầu lao động là đƣờng sản phẩm doanh thu biên của lao động?
1. Khái niệm cung lao động, cầu lao động, các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu lao động (cung lao
động)
a. Khái niệm cầu lao động
Cầu lao động là số lượng lao động mà chủ doanh nghiệp mong muốn và có khả năng thuê tại các

-

mức tiền lương khác nhau trong một thời gian nhất định.
b. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu lao động
Cầu lao động phụ thuộc vào:


+

Giá cả sức lao động: Số lượng người được thuê phụ thuộc vào mức tiền công mà các đơn vị
sản xuất trả cho họ. Với mức lương càng cao thì nhu cầu về lao động càng ít và ngược lại

+

Cầu hàng hóa dịch vụ trên thị trường: Các doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động để tối đa hóa
lợi nhuận của họ, nếu người tiêu dùng cần nhiều hàng hóa dịch vụ hơn thì doanh nghiệp sẽ
thuê thêm lao động để sản xuất nhiều hơn nhằm tối đa hóa lợi nhuận . Chính vì vậy đặc điểm
của cầu lao động là cầu thứ phát.

+

Năng suất lao động: Do việc quyết định thuê lao động là sự so sánh giữa sản phẩm doanh thu
biên của lao động với mức tiền lương, nhưng sản phẩm doanh thu biên lại phụ thuộc vào năng
xuất lao động. Vì vậy cầu lao động chịu ảnh hưởng của năng xuất lao động

c. Khái niệm cung lao động
Cung lao động là số người lao động sẵn sàng làm việc với mức tiền lương và bản chất công việc

-

nhất định.
d. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cung lao động (bổ sung)
Thỏa mãn nhu cầu của con người: con người có nhu cầu về vật chất và tinh thần cho nên lao động

-


sẽ tạo ra thu nhập để thỏa mãi các nhu cầu đó.
Áp lực về mặt tâm lý: lao động được coi là hình thức của sự tôn kính và qua lao động sẽ tạo nên

-

một tập thể bè bạn có sự hiểu biết lẫn nhau.
Áp lực về kinh tế: Con người luôn có lòng khao khát vật chất và đó là áp lực kinh tế để tạo ra

-

cung lao động. Người lao động muốn tăng tiêu dùng của mình thì cần phải có thu nhập và điều đó
có được thông qua việc cung lao động.
-

Giới hạn thời gian:
+

Trong một ngày người ta có thể làm việc và nghỉ ngơi, không thể làm việc toàn bộ thời gian
trong ngày mà thay vào đó phải có thời gian nghỉ ngơi. Điều đó có nghĩa là nghỉ ngơi là hoạt
động không làm việc có giá trị.

20


+

Một phần người ta cần có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi khả năng lao động, mặt khác cũng
cần có thời gian để thưởng thức hàng hóa dịch vụ mua sắm, chính vì vậy nghỉ ngơi được coi
là chi phí cơ hội của lao động và ngược lại.


+

Chi phí cơ hội của lao động là tổng số thời gian nghỉ ngơi đã loại trừ. Lao động có một số lợi
ích, nhờ có lao động mà có thu nhập để mua hàng hóa dịch vụ, và lợi ích biên của lao động
được đánh giá bằng sự có ích của các hàng hóa dịch vụ có thể mua được bằng tiền lương của
số giờ làm việc tăng thêm.

+

Nếu yêu thích lao động và tiền lương là nguồn thu nhập duy nhất thì lợi ích biên của lao động
là rất cao. Lợi ích biên của lao động sẽ tuân theo quy luật lợi ích biên giảm dần.

+

Tương tự như vậy lợi ích biên của nghỉ ngơi cũng giảm dần khi số giờ nghỉ ngơi tăng thêm.

+

Xét về phương tiện lao động khi số giờ lao động tăng lên thì lợi ích biên của một giờ lao động
sẽ không vượt quá được lợi ích biên của một giờ nghỉ ngơi. Và tại điểm này là sự lựa chon
hiệu quả làm việc tố ưu của mỗi người.

-

Hiệu quả làm việc tối ưu là số giờ làm việc mà mỗi người đã làm để tối đa tổng số có ích hay nói
cách khác khi giá trị lợi ích biên của lao động và giá trị lợi ích biên của nghỉ ngơi bằng nhau thì
đó là hiệu quả làm việc tối ưu.

2. Giải thích vì sao đƣờng cầu lao động là đƣờng sản phẩm doanh thu biên của lao động?
-


Người chủ doanh nghiệp chỉ thuê thêm lao động có sản phẩn doanh thu biên lớn hơn tiền công
lao động, và họ sẽ tiếp tục thuê lao động cho đến khi nào sản phẩm doanh thu biên của lao động
tăng thêm đó giảm xuống bằng mức tiền công lao động. Chính vì vậy đường cầu lao động chính
là đường sản phẩm doanh thu biên của lao động MRL = DL .

21



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×