Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Văn khấn toàn tập tại Đình, Đền, Miếu, Phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.87 MB, 119 trang )

VĂN KHẤN TẠI ĐÌNH, ĐỀN, MIẾU, PHỦ
1. Ý nghĩa truyền thống
Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đền, Miếu,
Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu.
Các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân
tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam.
Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở
các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh,
ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước.
Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi
vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước.
Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng
rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia
đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội
lỗi…
2. Sắm lễ
Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang,
mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ
chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được.
Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng
dùng để dâng ban Thánh Mẫu. Trong trường hợp này sắm thêm một số hàng mã để dâng cũng như: tiền,
vàng, nón, hia…
Lễ Mặn: Gồm gà, lợn, giò, chả… được làm cẩn thận, nấu chín. Nếu có lễ này thì đặt bàn thờ Ngũ vị
quan lớn tức là ban công đồng.
Lễ đồ sống: Gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt mồi (một miếng thịt lợn khoảng vài lạng). Đây là lễ dành
riêng cho việc dâng cúng quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. Theo lễ
thường thì gồm 5 quả trứng vịt sống đặt trong một đĩa muối, gạo, hai quả trứng gà sống đặt trong hai
cốc nhỏ, một miếng thịt mồi được khía (không đứt rời) thành năm phần, để sống. Kèm theo lễ này cũng
có thêm tiền vàng.
Cỗ mặn sơn trang: Gồm những đồ đặc sản Việt Nam: cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp
cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. Theo lệ thường, khi sắm lễ mặn sơn trang, người ta thường


sắm theo con số 15: 15 con ốc, cua, 15 quả ớt, chanh hoặc có thể chỉ cần 1 quả nhưng được khía ra làm
15 phần…


Con số 15 này tương ứng với 15 vị được thờ tại ban sơn trang:
-

1 vị chúa

-

2 vị hầu cận

-

12 vị cô sơn trang

Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, hia, hài, nón, áo… (đồ hàng mã) gương,
lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp
và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt.
Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Thường dùng lễ mặn: chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền, vàng…
3. Trình tự dâng lễ
– Theo lệ thường, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo
Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được
tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
Sau đó người ta sửa sang lễ vật một lần nữa. Mỗi lễ đều được sắp bày ra các mâm và khay chuyên dùng
vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.
– Kế đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn
thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.
– Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương.

– Khi làm lễ, cần phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô
thờ cậu.
– Thứ tự khi thắp hương:
Thắp từ trong ra ngoài
Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.
Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.
Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.
Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai
tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.
Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên
ngang mày rồi vái 3 lần.
Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.
Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn,
sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được.


Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.
4. Hạ lễ
Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong
cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước
mỗi ban thờ rồi hạ tiền, vàng… (đồ mã) đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá tiền, vàng… cần hoá từng
lễ một, từ lễ của ban thờ chính cho tới cuối cùng là lễ tiền vàng… ở ban thờ Cô thờ cậu.
Hoá tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.
Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt
bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.
5. Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.
Hưởng tử con là ............................................................ Tuổi ...............................
Ngụ tại ...................................................................................................................
Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi .................................................. (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ:
Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể
một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ
bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…
Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che
chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu
như ý, sở nguyện tòng tâm.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
6. Văn khấn ban Công Đồng
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương
– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế
– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu


– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh
– Con lạy Tứ phủ Khâm sai
– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô
– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu
– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.
– Con lạy quan Chầu gia.
Hương tử con là:…………………………………….Tuổi…………………..
Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn
Ngụ tại:……………………………………………………….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành
tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu
tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Phục duy cẩn cáo!
7. Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu
Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô,
mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng
– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.
– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.
– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà
Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.
– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.
– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan,
mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.
Hưởng tử con là .............................................................. Tuổi .................................
Ngụ tại .........................................................................................................................
Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm…….(Âm lịch)
Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con


thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo
chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình
an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.
Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Bài cúng cầu siêu cho các vong và hài nhi
Trong cuộc sống đôi khi vì hoàn cảnh không mong muốn mà ta phải từ bỏ đi giọt
máu của chính mình hoặc chẳng may bạn không giữ được đứa con của chính mình.
Chính vì vậy bạn nên làm lễ cầu siêu cho các vong linh bé bỏng để tâm hồn cảm thấy
thanh thản hơn. Trong bài viết này VnDoc xin được gửi đến các bạn bài cúng cầu
siêu cho các vong và hài nhi và cách làm lễ cúng cầu siêu để các bạn cùng tham
khảo.
Bước vào mùa Vu lan đồng thời cũng là mùa cầu siêu cho vong linh tháng 7. Chúng ta, ai
cũng có cha mẹ, ông bà, gia tiên, cửu huyền thất tổ. Hầu như tất cả các gia đình bên Phật
giáo hay lương (dân gian đơn thuần) đều có lễ cúng cơm hay đốt vàng mã cho gia tiên
vào dịp này với tâm tư tưởng nhớ và cầu siêu cho người quá vãng. Nhưng trong đó có
những vong nhi chưa kip làm người, lại không bao giờ được một lời cầu chúc siêu sinh
bởi các vong nhi đó chưa có sự hiện diện trên cõi đời. Đồng thời từ sâu thẳm, nó lại là nỗi
đau một thời thầm kín, những sai lầm tuổi trẻ, của chị em nên nhiều khi người ta cố quên
đi... hoặc đơn giản do hoàn cảnh điều kiện mà không thể sinh thêm những bé thứ 2, thứ 3,
thứ 4... "do vỡ kế hoạch" hay con chẳng may sa sẩy khi chưa kịp làm người. Dù là lý do
gì thì chúng ta đều tiếc và buồn vì những điều đó.
Đôi khi chúng ta gặp những cản trở trong cuộc sống, đôi khi chúng ta cứ lận đận, long
đong, đôi khi con cái chúng ta cứ ốm yếu hay quấy quả mà không rõ nguyên nhân...
Chúng ta mệt mỏi nhưng không biết do đâu, đôi khi lòng chúng ta day dứt một cách mơ
hồ về một điều gì đó...


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nếu thực tâm, các bạn dù vô tình hay cố ý đã phạm lầm lỡ, các bạn hãy tìm cách hóa giải
nghiệp chướng đó cho lòng thanh thản. Cho những vong nhi được ngậm cười, yên lòng đi
đầu thai nơi cửa khác. VnDoc.com xin được chia sẻ tới các bạn cách tự cúng cầu siêu cho
các vong một cách đơn giản như sau.
Cách làm lễ cầu siêu cho thai nhi

Cúng 2 ngày trong tháng ( Vào ngày 16 âm lịch & mùng 2 âm lịch), đặt mâm cúng để
trên cái bàn nhỏ phía trước cửa, nửa trong nửa ngoài, tức là nửa trong nhà,nửa ngoài bậc
thềm cửa, không được đặt trên bàn thờ.) do thai nhi không được xác nhận là con cháu
trong gia tiên, nên thần tài thổ địa không cho vào nhà nhận đồ. Quý vị lưu ý chỉ cần thụ
thai được khoảng 13 ngày thì thai nhi đẫ có linh hồn chứng thai rồi nhé.
Trường hợp ngại có thể đến chùa cúng, nhưng không cúng trước mặt tượng PHẬT hay
Thần Thánh, vong thai nhi sẽ không dám nhận, nên tìm 1 vị trí khuất tượng để dễ cúng lễ.
Sắm lễ cúng cầu siêu
Đồ cúng rất đơn giản :


Sữa ông thọ pha ra ly hoặc sữa hộp nhỏ (cô gái Hà Lan, Vinamilk. vv...kèm ống hút).



Bánh kẹp loại ngon (không phải loại cúng cô hồn), Socola càng tốt.



Tùy bạn bỏ hay mất bao nhiêu thai nhi, thì cứ 1 thai nhi là 2 bộ quần áo giấy nam, nữ
(nếu như không biết giới tính thai nhi) kèm theo giấy tiền vàng bạc.

Văn cúng cầu siêu
"OM AH HUNG Xin nhờ lửa làm tan chảy không còn sót những món diệu dục đơn giản
nhưng quí giá này hóa một đám mây vô tận trong không gian thành một tiệc cúng dường
không chấp trước, xin cho con dâng cúng lên chín phương Trời mười Phương Phật chư
Phật mười phương.
Hôm nay là ngày... tháng... năm... Tín chủ con là... ở tại số nhà... thành kính dâng lên
cúng dường Chư Phật mong Chư Phật ban phước cho toàn thể chúng sinh không chừa sót
một ai những điều an lành nhất. Con cũng xin nhờ vào tiệc cúng dường này, ánh sáng từ

bi và trí tuệ của Chư phật sẽ hiện hữu trong tâm con và tất cả mọi người đồng thời chiếu
sáng tất thảy các cõi khác để tất thảy hướng về Phật Pháp. Con nguyện với lòng thành
tâm của mình trước Chư Phật xin được sám hối mọi lỗi lầm do thân khẩu ý con đã phạm
phải từ trước tới nay.
Con xin cúng dường tới các chư thiên, thiện thần, hộ pháp mong các ngài che chở cho
con cùng gia đình luôn an lành, thoát khỏi mọi thế lực xấu và ác của cõi dương và cõi âm.
Con cũng xin được nhờ vào lễ hỏa cúng này, hồi hướng cầu siêu cho tất cả các chúng sinh


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

không chừa sót một ai đang lang thang trong cõi thân trung ấm hay cõi âm để họ bớt sợ
hãi, đau khổ và nhanh chóng được chuyển nghiệp. Con cầu xin được cầu siêu cho cửu
huyền thất tổ gia tiên gia tộc họ... cho cha..., mẹ... hay.... được hoan hỉ và sớm siêu thoát
về nơi cực lạc hay cõi an lành khác".
(Bỏ đồ cúng cho vong nhi vào đốt... rồi khấn tiếp): "Đặc biệt con xin được thành tâm sám
hối cho nghiệp sát con phạm phải đối với các hài nhi đã từng kết duyên cùng con mà con
chối bỏ. Cầu mong các hài nhi tha thứ và xóa bỏ mọi tâm tư oán hờn gây chướng ngại
tới con, cầu mong các vong nhi buông bỏ và sớm chuyển đầu thai vào các cõi an lành mới.
Cầu mong tất cả các vong nhi khác cũng đều hoan hỉ và siêu thoát như vậy.
Con nguyện sẽ gắng làm những điều thiện để hồi hướng, trợ duyên cho các vong nhi sớm
được siêu thoát (nguyện thêm gì tùy tâm khấn ra...). Cầu mong cho lời nguyện lành của
con được thành sự thật. Nếu đã tu thì đọc mật chú, nếu không biết thì đọc thần chú sáu
âm của Bồ tát Quán Thế Âm "OM MA NI PADE ME HUM" 108 lần. [Cách đọc: "ôm ma
ni pát đờ (đờ đọc thầm âm gió) mê hum". (Không bắt buộc đọc câu này).
Sau khi cúng xong hãy nói: "Lễ hỏa cúng đến đây là kết thúc, xin được mời các ngài và
các chư vị an tọa về nơi trụ xứ của mình và chỉ trở lại khi gia chủ có lời thỉnh mời. Xin
các vong hãy hoan hỷ đón nhận tấm lòng thành của gia chủ mà sớm được siêu thoát".
Cũng xin che chở cho gia chủ mọi sự được tốt đẹp an lành. Gia chủ xin cảm tạ.



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bài văn khấn cúng Lễ Tất Niên cuối năm
Bài văn khấn cúng Lễ Tất Niên sẽ được sử dụng cho các gia đình trong dịp cúng Tất Niên
cuối năm. Lễ Tất Niên thường diễn ra ở thời điểm năm cũ sắp qua đi và chuẩn bị đón
chào những ngày đầu năm mới, các gia đình tại Việt Nam thường tổ chức một bữa cơm
cuối năm kèm theo đó là một mâm lễ cúng tổ tiên gọi là Lễ tất niên. Thông thường Lễ tất
niên hay được tiến hành vào chiều 30 tết hoặc 29, 28, 27 âm lịch… Mời bạn tải mẫu Bài
cúng tất niên sau để hoàn tất cho thủ tục cúng tất niên cuối năm.
Mời bạn đọc tải Văn khấn Lễ Tất niên về máy hoặc in ra để chuẩn bị cho mình một bài
cúng thật hay, ý nghĩa và thành tâm nhất đến ông bà, tổ tiên của mình.
Ý nghĩa của cúng Tất niên
Tất niên còn gọi là Lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc
một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét
đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Lễ Tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Vào ngày này, mọi người thường quây
quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng
đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúng và tràn ngập
niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và
chạy đua với cuộc sống.
Cúng Tất niên cũng thể hiện một nếp sống tâm linh của người Việt. Sau một năm làm ăn
vất vả, vào những ngày cuối năm, mọi người đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tươm tất để
cúng Tất niên và chuẩn bị đón Tết.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cách sắm lễ cúng Tất niên
Lễ Tất niên thường được các gia đình chuẩn bị trang trọng vào chiều 30 Tết, sau khi đã vệ

sinh nhà cửa, trang hoàng, bày biện ban thờ đầy đủ, con cháu xôm tụ về đông vui.
Lễ vật cũng như mâm cơm cúng Tất niên không nặng về vật chất, tùy theo điều kiện và
tâm ý của gia chủ mà chuẩn bị.
Song thông thường cúng Tất niên cần sắm lễ như sau:
Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng
(hoặc bánh tét).
Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết,
bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
BÀI CÚNG TẤT NIÊN CUỐI NĂM
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân,
cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại
họ ................. (1)
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ..............(2)
Tín chủ (chúng) con là:..................................................................................
Ngụ tại:........................................................................................................
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề,
minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa,
cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên,



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia
tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ
hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ,
mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam, trong dịp Tết Nguyên đán con cháu
sẽ sửa soạn sắm lễ vật để thành kính dâng lên tổ tiên trong các ngày đầu năm mới.
Khi đặt mâm cỗ cúng lên ban thờ ngày Tết bạn không quên khấn để thỉnh các cụ và
các vị thần linh về dự. Dưới đây là các bài cùng Tết Nguyên đán để các bạn cùng
tham khảo.
BÀI CÚNG TẾT CỔ TRUYỀN
Kính lạy:
Các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, bá thúc huynh đệ, đường thượng tiên linh, và các hương hồn nội
tộc, ngoại tộc.
Hôm nay là ngày mùng một Tết, tháng Giêng, năm.............
Chúng con là: ............................................................................................Tuổi...............
Hiện cư ngụ tại số nhà Đường......................................Khu phố:.......................................
Phường ....................................Quận......................Thành phố.........................................
Nay theo tuế luật, âm dương vận hành tới tuần Nguyên đán, mồng một đầu xuân, mưa
móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ tiên như trời cao
biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo đáp ba xuân. Do đó, chúng con cùng toàn thể con cháu
trong nhà sửa sang lễ vật, oản quả hương hoa kính dâng trước án.

Kính mời các cụ Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội, nam
nữ tử tôn nội ngoại, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, phù hộ
độ trì con cháu, năm mới an khang, mọi bề thuận lợi, sự nghiệp hanh thông, bốn mùa
không hạn ách nào xâm hại, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời các vị vong
linh, tiền chủ, hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hưởng.
Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

VĂN CÚNG TẾT NGUYÊN ĐÁN
Kính cáo chư vị chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, cùng chư vị tiền nhân
họ.........(ghi họ chủ nhà).
Chúng con là:......................................................
Hiện nay ở tại......................................................
Cùng toàn gia kính bái.
Kính cẩn thưa rằng:
Đất trời có vận luật, Nhật Nguyệt phải đổi thay.
Mồng một (Hoặc các ngày 2,3..) hôm nay.
Xuân sắc tràn đầy, "Vạn tượng canh tân"*, "Tam dương khai thái"*, Toàn gia phấn khởi,
Thụ lộc tổ tông, "Hải đức sơn công"*, "Vĩnh miên thế trạch"*, "Quang tiền thùy hậu"*,
Vạn đại trường Xuân, Mưa móc thấm nhuần, Mừng Tết Nguyên đán, Cháu con ghi nhớ,
Công đức Tổ Tiên, Kính cẩn dâng lên, Chi nghi cụ soạn.
(Kể các thứ cúng)
............................................


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Cúi xin chứng giám.
Lễ bạc lòng thành.
Thỉnh cáo Tiên linh.
Cùng vui hâm hưởng.
Tôn linh tại thượng, Phù hộ độ trì, Năm mới mọi bề, An khang thịnh vượng.
Cẩn cáo.
Chú thích:
* Tam dương khai thái. Theo Dịch học: Tháng giêng thuộc quẻ Thái có 3 hào dương, nên
gọi là tháng Tam dương. Thái là tên quẻ. Ý chỉ Tháng Giêng là tháng mở đầu mọi sự hanh
thông cả năm.
* Vạn tượng canh tân: Mọi cảnh vật đều mới.
* Hải Đức Sơn Công: Công đức như biển rộng núi cao.
* Vĩnh miên thế trạch: Ân Trạch Tổ Tiên kéo dài nhiều đời sau.
* Quang tiền thùy hậu: Gương sáng người trước, để phúc người sau.
Những ngày Tết, lệ thường cúng cỗ mặn một lần vào buổi sáng. Khi cúng cỗ mặn mới
đọc Văn cúng trên. Còn lại bánh trái, hoa quả, đèn nhang vẫn liên tục cho đến ngày đưa
"ông Vải".


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Ngoài việc cúng Tổ tiên trong ngày mùng 1 Tết, thì việc cúng Thần linh trong nhà
ngày Tết là không thể thiếu được. Dưới đây là bài cúng Thần linh trong ngày mùng
một Tết để thỉnh các vị chư Thần về hưởng Tết cùng gia chủ.
Trong dịp Tết Nguyên đán, người Việt Nam ta thường có phong tục thờ cúng Tổ tiên và
các vị Thần linh trong những ngày Tết. Đêm 30 Tết mọi nhà sẽ làm lễ cúng Tất niên để
tiễn năm cũ và đón năm mới. Ngoài việc thờ cúng ông bà Tổ tiên, mọi nhà còn phải làm
lễ thỉnh thần linh về dự Tết. Mời các bạn cùng tham khảo bài văn khấn Thần linh trong
ngày mùng 1 Tết trong bài viết này nhé.


VĂN KHẤN THẦN LINH TRONG NHÀ NGÀY MÙNG 1
TẾT
Kính lạy : Hoàng Thiên Hậu Thổ. Chư vị Tôn Thần.
Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đán đầu xuân, giải trừ gió
đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm
nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết, chốn chốn tường trình.
Tín chủ con tên là ………………………………Tuổi:…………..........
Ngụ tại …………………………………………………………………
Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng
Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng loà, ân đức rộng lớn.
Ngôi cao vạn trượng uy nghi, vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi, Tôn


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đức càn thông. Cúi xin giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương, con cháu cát tường khang kiện.
Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn Thần Bản xứ.
Hộ trì tín chủ, gia lộc gia ân, cứu khổ trừ tai.
Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý.
Dải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Bài cúng thay bát hương mới
Theo phong tục truyền thống của người Việt, trên bất cứ ban thờ nhà nào cũng có
bát hương để thờ cúng thần linh và tổ tiên. Nếu như gia đình bạn có nhu cầu thay
bát hương mới thì các bạn có thể tham khảo bài văn cúng bốc bát hương dưới đây

của VnDoc.

1. Cách sắm lễ cúng thay bát hương


1 con gà lễ (nếu có)



1 chân giò trước làm sạch luộc chín



1 đĩa xôi trắng



1 chai rượu trắng (1/2 lít)



5 quả trứng gà ta (để sống) 2 lạng thịt vai (để sống)



Lễ xong phải luộc chín luôn



3 lá trầu + 3 quả cau




3 chén nước



5 quả tròn (táo hay lê...)



9 bông hồng màu hồng son


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


1 đĩa gạo mối (không trộn lẫn)



1 lạng chè ngon + 1 bao thuốc lá



1 đinh vàng hoa



5 lễ vàng tiền




1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, hia, mũ, ngựa đỏ, kiếm trắng



1 mâm cơm canh (không hành tỏi), nước luộc + canh bí, 6 bát cơm (một xới).

2. Bài khấn thay bát hương
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).
Con lạy chín phương trời mười phương Phật. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh,
hiển pháp, pháp thuật vô biên.
Hôm nay là ngày …….. tháng ……. Năm …….
Tên con là .............................. (Tín chủ của ....................... địa chỉ ..........................)
Con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), mục đích con xin cầu........., cầu tài đắc
tài, cầu lộc đắc lộc, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy, vạn sự như ý.
Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại sống khôn chết thiêng, hôm nay con làm lễ bốc
bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ về phù hộ độ trì cho con cho cháu


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

mạnh khoẻ, ăn nên làm ra, cầu được ước thấy.
Con kính lạy các bà cô tổ ông mãnh nội ngoại sống khôn chết thiêng cho con cầu..............
…………………………...................................................................
Cúng xong, hương cháy hết đợt thứ nhất, sau khi thắp đợt thứ hai thì bắt đầu hóa tiền
vàng, tờ văn khấn. Vãi gạo, muối ra trước cửa ngõ (vãi riêng từng thứ). Lúc tàn hết hương
thì xin hạ lễ, đem thịt và trứng sống luộc chín.



Bài văn khấn lễ
khai trương cửa hàng, công ty đầu năm mới
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Kính lạy:
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
- Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc
Táo quân, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: ……………………………………….
Tuổi: …………………………………..
Hiện ở tại: …………………………………
Hôm nay là ngày …. tháng … năm …, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau
lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu
rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (nêu rõ địa
chỉ) ….. (nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc
hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh
doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con
chọn được ngày lành tháng tốt sắm sính lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách
linh ……. cúi mong soi xét.
Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ
địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh
cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật,
chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh
thông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc

ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con
làm ăn buôn lán gặp nhiều may mắn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Lưu ý: Nếu ghi ra giấy, thì lúc đốt giấy vàng bạc hãy hóa luôn tờ giấy vái cúng
chung với giấy vàng bạc.


LỄ CÚNG GIAO THỪA TRONG NHÀ
1. Sắp dọn bàn thờ
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải).
Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Biền, bàn thờ là nơi tưởng
nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất. Hai cây đèn tượng trưng cho mặt trời, mặt
trăng, hương là tinh tú. Hai bát hương để đối xứng, phía sau 2 cây đèn thường có hai cành
hoa cúc giấy, với nhiều bông nhỏ bao quanh bông lớn. Cũng có nhà cắm "cành vàng lá
ngọc" (một thứ hàng mã) với cầu mong làm ăn được quả vàng, quả bạc, buôn bán lãi gấp
5 hoặc gấp 10 lần năm trước. Ở giữa có trục "vũ trụ" là khúc trầm hương dưới dạng khúc
khuỷu, vươn lên trong bát hương. Nhiều gia đình đặt xen giữa đèn và hương là hai cái đĩa
để đặt hoa quả lễ gọi là mâm ngũ quả (tuỳ mỗi miền có sự biến thiên các loại quả, nhưng
mỗi loại quả đều có ý nghĩa của nó), phía trước bát hương để một bát nước trong, coi như
nước thiêng. Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu,
dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm
cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới
sắp đến.
2. Sắp mâm cúng giao thừa
Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao
gồm:

Cỗ mặn: Bánh chưng; Giò - chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác
tùy theo nhu cầu của gia đình.
Cỗ ngọt và chay: Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ
uống khác.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm
trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang
thịnh vượng, sức khỏe tốt.
Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ
khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ
Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
3. Văn khấn cúng giao thừa trong nhà
Dưới đây là 2 bài văn khấn cúng Giao thừa trong nhà phổ biến nhất:
Văn khấn Giao thừa trong nhà (bài 1)
- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật
- Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
- Nam mô Đức Bồ-tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương


- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ,

Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

- Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh
Nay phút Giao thừa năm cũ …….. với năm mới ……………
Chúng con là :…………………sinh năm: …………., hành canh: ………… tuổi ( ví dụ:
75 tuổi ), ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố ……….., xã/phường……............….,
quận/huyện/thành phố ……….., tỉnh/thành phố …...…....................................……………
Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón

mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ
cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ
tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần
linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài
Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này.
Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh,
Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ
hưởng lễ vật.
Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này,
nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia
đạo hưng long, thịnh vượng.
Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam)
Văn khấn Giao thừa trong nhà (bài 2)
Kính lạy:
- HOÀNG THIÊN, HẬU THỔ, CHƯ VỊ TÔN THẦN
- LONG MẠCH, TÁO QUÂN, CHƯ VỊ TÔN THẦN
- CÁC CỤ TỔ TIÊN NỘI-NGOẠI CHƯ VỊ TIÊN LINH
Nay phút giao thừa giữa năm Quý Tỵ và năm Giáp Ngọ.
Chúng con là: ……………………........................................…………Tuổi…...…………
Hiện cư ngụ tại số nhà …….. Đường……………………..Khu phố …….............……….
Phường ……………………Quận…………………………..Thành phố………………….
Phút Giao thừa vừa tới, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón
mừng Nguyên đán, chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần,
dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén
tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.



Chúng con kính mời:
Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần,
Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia
Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước
án, thụ hưởng lễ vật.
Con lại kính mời, các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh,
Cô di tỷ muội, nội tộc, ngoại tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng hâm
hưởng lễ vật. Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo thụ mộc ở
trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng
lễ vật.
Nguyện cho chúng con, tân niên khang thái, ngày đêm tốt lành, thời thời được chữ bình
an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Giải tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!


VĂN CÚNG TẠ NĂM MỚI
Theo truyền thống xưa, lễ Tạ năm mới được tiến hành khi kết thúc Tết, còn gọi là lễ Hoá
Vàng.
Vào ngày mùng 3 Tết, tiệc xuân đã mãn, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa Tổ tiên trở về âm
cảnh, tục gọi là “Đưa ông bà”, và hóa vàng hay cúng tạ cho Tổ tiên.
Việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến
khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần
và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà
mới được người âm chứng giám.
1. Sắm lễ cúng hóa vàng
Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến,
bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.
2. Văn cúng tạ năm mới (lễ hóa vàng)

- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ
địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn
thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn
thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu
được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

THỦ TỤC LÀM LỄ CẤT MÁI
Khi làm lễ cất nóc mọi người thường phải xem ngày giờ rất cẩn thận vì nóc nhà đối
với mỗi gia đình rất quan trọng. Để lễ cất nóc hay còn gọi là lễ Thượng lương diễn
ra suôn sẻ, các bạn phải chuẩn bị đầy đủ các thủ tục làm lễ cất mái sao cho thành
tâm và đúng nghi thức nhất.
Nóc đối với nhà rất quan trọng, không có nóc thì không thành nhà. Nên nóc đối với nhà
có vai trò như người cha đối với gia đình. Nóc nhà quan trọng như vậy nên người xưa
mới sinh tục xây nhà phải có lễ cất nóc, hay còn gọi là lễ Thượng lương. Trong bài viết
sau đây VnDoc sẽ hướng dẫn các bạn cách làm lễ cúng cất nóc nhà đầy đủ và đúng nghi

thức nhất để công việc xây dựng của các bạn tiến hành được suôn sẻ thuận lợi.
1. Sắm lễ cất nóc nhà
Gia chủ cần chuẩn bị: một con gà, một đĩa xôi/ bánh chưng, một đĩa muối.


Một bát gạo; Một bát nước.



Nửa lít rượu trắng; Bao thuốc, lạng chè.



Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.



Một bộ đinh vàng hoa; Năm lễ vàng tiền.



Năm cái oản đỏ; Năm lá trầu, năm quả cau.



Năm quả tròn; Chín bông hoa hồng đỏ.

Lễ vật này đặc trưng cho mâm cúng miền Bắc, tùy vào các vùng miền khác nhau sẽ có
phong tục, lễ vật khác nhau cho lễ cất nóc.
2. Văn cúng lễ Thượng lương

Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy quan Đương niên.
- Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………………


×