VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN NGỌC TUẤN
ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI, năm 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN NGỌC TUẤN
ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH
HÀ NỘI, năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các tư liệu sử dụng trong luận văn này hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng. Những kết quả của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Ngọc Tuấn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VÀ CÁC YẾU
TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY ...... 7
1.1. Khái niệm, mục đích, nhiệm vụ của điều tra các vụ án về ma túy ............ 7
1.2. Quy định của pháp luật về điều tra các vụ án về ma túy ......................... 13
1.3. Những yếu tố tác động đến điều tra các vụ án về ma túy của Công an
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng .................................................................. 20
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY
CỦA CÔNG AN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................ 26
2.1. Thực trạng tổ chức và triển khai các biện pháp điều tra điều tra các vụ án
về ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ .............................................................. 26
2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp điều tra các vụ án về ma túy ............. 34
2.3. Đánh giá hoạt động điều tra các vụ án về ma túy của Công an quận Cẩm
Lệ, thành phố Đà Nẵng ................................................................................... 37
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU TRA CÁC VỤ
ÁN VỀ MA TÚY ........................................................................................... 43
3.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến điều tra
các vụ án về ma túy ......................................................................................... 43
3.2. Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định của pháp luật về điều
tra các vụ án ma túy ........................................................................................ 55
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
MẪU BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ANTT
: An ninh trật tự
BLHS
: Bộ luật hình sự
BLTTHS
: Bộ luật tố tụng hình sự
BVANTQ
: Bảo vệ an ninh tổ quốc
CAND
: Công an nhân dân
CAQ
: Công an quận
CQĐT
: Cơ quan điều tra
CSĐT
: Cảnh sát điều tra
CSĐTTP
: Cảnh sát điều tra tội phạm
CSND
: Cảnh sát nhân dân
ĐTHS
: Điều tra hình sự
TAND
: Tòa án nhân dân
TANDTC
: Tòa án nhân dân tối cao
TP
: Thành phố
TTHS
: Tố tụng hình sự
UBND
: Ủy ban nhân dân
VAHS
: Vụ án hình sự
VKSND
: Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC
: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
Tên bảng
Trang
Thống kê kết quả điều tra, bắt giữ tội phạm ma túy của Đội
2.1.
Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an Quận Cẩm Lệ
27
giai đoạn (2013- 6/2017)
2.2.
Thống kê kết quả xử lý các vụ án về ma túy của Đội Cảnh sát
điều tra tội phạm về ma túy, Công an Quận Cẩm Lệ giai đoạn
(2013-6/2017)
28
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây tình hình tội phạm nói chung, tội phạm về ma túy
nói riêng diễn biến hết sức phức tạp, gia tăng cả về số lượng, quy mô hoạt
động, tính chất quốc tế hoá ngày càng cao. Trong đó tội phạm về ma túy là
một trong những loại tội phạm nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng không
chỉ trên lĩnh vực kinh tế xã hội mà còn là nguyên nhân làm nảy sinh các loại
tội phạm chuyên sử dụng bạo lực, tội phạm có tổ chức và tội phạm buôn
người…. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Cẩm
Lệ, thành phố Đà Nẵng đã có nhiều cố gắng trong phát hiện và điều tra các vụ
án về ma túy và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, đã triệt phá được
nhiều băng nhóm tội phạm ma túy, lập hồ sơ truy tố được nhiều đối tượng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong công tác điều tra tội
phạm về ma túy còn bộc lộ những tồn tại thiếu sót dẫn đến tội phạm ma túy
vẫn còn tồn tại và phát triển. Cụ thể: Chưa thường xuyên phối hợp với các lực
lượng có liên quan để thực hiện tốt công tác điều tra và nghiên cứu nguyên
nhân tội phạm ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng để chủ
động có biện pháp đấu tranh, phòng chống phù hợp. Trong hoạt động điều tra
vẫn còn bộc lộ những bất cập nhất định. Những thiếu sót đó dẫn đến tội phạm
ma túy vẫn còn tồn tại trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng nhưng
chưa được phát hiện và khởi tố, điều tra.
Thành phố Đà Nẵng là một trung tâm của miền Trung về kinh tế, chính
trị, văn hóa, xã hội. Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua,
tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển
đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Chính
quyền thành phố đẩy mạnh tốc độ quy hoạch đô thị, mở rộng, phát triển cơ sở
1
hạ tầng, tạo nên diện mạo mới cho thành phố, điều này dẫn đến việc di dời,
giải tỏa làm cho dân cư có sự biến động; số người ở địa phương khác đến
thành phố học tập, tìm việc làm tăng, tạo áp lực về chỗ ở, gây không ít khó
khăn cho công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Bên cạnh đó nền kinh
tế thị trường cũng có những tác động tiêu cực đối với xã hội, đó là tình trạng
phân hóa giàu nghèo, nạn thất nghiệp, tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội…
Tội phạm về ma tuý đã lợi dụng đặc điểm này để tăng cường hoạt động, nhiều
đường dây tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép ma tuý từ các tỉnh phía
Bắc như Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An vào thành phố Đà Nẵng tiêu thụ.
Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm có sự thay đổi, chúng thường
tổ chức thành đường dây khép kín, rất khó phát hiện. Bên cạnh việc tàng trữ,
vận chuyển, mua bán các chất ma túy có tính truyền thống, như cần sa, thuốc
phiện, tội phạm còn mua bán hêrôin, côcain, ma túy tổng hợp, bởi loại này dễ
cất giấu, vận chuyển nhưng thu được lợi nhuận cao, hơn nữa hiện nay tầng
lớp thanh thiếu niên đang ưa chuộng.
Quận Cẩm Lệ được xác định là một trong những địa bàn trọng yếu của
thành phố Đà Nẵng. Tuy có cố gắng, nhưng thời gian qua việc điều tra các vụ
án về ma túy chưa đạt hiệu quả cao, điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân,
trong đó nguyên nhân do nhận thức của cán bộ chiến sỹ về lý luận công tác
điều tra các vụ án về ma túy chưa được đầy đủ, quá trình vận dụng các biện
pháp nghiệp vụ, pháp luật để phát hiện điều tra tội phạm cũng như sử dụng
các phương tiện kỹ thuật còn lúng túng, thiếu tính chủ động và sự linh hoạt
trong sử dụng các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ để làm rõ vụ án. Từ
những thực trạng trên đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý
luận, đánh giá thực tiễn điều tra loại án này, trên cơ sở đó xây dựng các giải
pháp nâng cao hiệu quả phát hiện, điều tra các vụ án về ma túy trên địa bàn
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “ Điều
2
tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu làm luận văn cao học là
cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi cả phương diện lý luận và thực tiễn trong tình
hình hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy ở nước ta diễn biến
rất phức tạp, công tác đấu tranh phòng, chống là nhiệm vụ của tất cả các cấp,
các ngành và của toàn xã hội. Do đó, có nhiều công trình nghiên cứu về ma
túy và tội phạm ma túy dưới các góc độ khác nhau. Trong lĩnh vực điều tra tội
phạm ma túy đã có một số công trình nghiên cứu được công bố đó là:
- Trần Văn Luyện: Phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển,
mua bán trái phép chất ma tuý của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Luận án Tiến
sĩ Luật học, Trường Đại học CSND, Hà Nội năm 2000;
- Luận văn Thạc sĩ luật học của thạc sĩ Ngô Bảo Tuấn " Nâng cao hiệu
quả đấu tranh với tội phạm tàng trữ, vận chuyển mua bán trái phép chất ma
túy của công an thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ" năm 2001.
- Luận văn Thạc sĩ của Lê Mộng Điệp "Phát hiện và điều tra tội phạm
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy có yếu tố nước ngoài"
năm 2001.
- Luận văn Thạc sĩ của Lê Văn Tam "Hoạt động phòng ngừa tội phạm
của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thành phố Đà
Nẵng trong tình hình mới" năm 2010.
Tuy nhiên các công trình nói trên, chưa đi sâu nghiên cứu về điều tra các
vụ án về ma túy một cách hệ thống, toàn diện tại địa bàn quận Cẩm Lệ, thành
phố Đà Nẵng. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này hoàn toàn không trùng với
công trình đã được công bố.
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng công tác điều tra
tội phạm về ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công
an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2017, từ
đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều tra tội phạm ma túy trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ
sau đây:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về tội phạm ma túy và hoạt
động điều tra các vụ án về ma túy của lực lượng CSND.
- Khảo sát, đánh giá những yếu tố tác động và thực trạng điều tra các vụ
án về ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng từ năm 2013 đến
tháng 6 năm 2017; qua đó, làm rõ những ưu, khuyết điểm, những sơ hở, thiếu
sót trong hoạt động điều tra loại án này.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều tra loại án này của
lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận Cẩm Lệ, thành
phố Đà Nẵng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm lý luận, quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự và
thực tiễn điều tra tội phạm ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về
ma túy Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề điều tra các vụ án về ma túy (được
tính từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều tra và chuyển
4
hồ sơ sang Viện kiểm sát truy tố) từ năm 2013 đến tháng 6 năm 2017 trên địa
bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của phép
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin; Tư tưởng
Hồ Chí Minh; đường lối chính sách chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam;
pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản
của Bộ Công an về đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; những tri thức
của khoa học điều tra hình sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu bằng cách kết hợp nhiều phương pháp như:
phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp thống kê; phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn; phương
pháp tọa đàm, trao đổi, chuyên gia…..
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần hoàn thiện lý luận khoa học về
điều tra các vụ án ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần nâng cao hiệu quả điều tra tội
phạm ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Kết quả nghiên cứu có thể bổ sung vào nguồn tài liệu phục vụ công tác
nghiên cứu, giảng dạy trong các trường Cảnh sát nhân dân, các cơ sở đào tạo
chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.
5
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết cấu
thành 3 chương.
Chương 1. Những vấn đề lý luận, pháp luật và các yếu tố tác động đến việc
điều tra các vụ án về ma túy .
Chương 2. Thực trạng điều tra các vụ án về ma túy của Công an quận
Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án về ma túy.
6
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY
1.1. Khái niệm, mục đích, nhiệm vụ của điều tra các vụ án về ma túy
1.1.1. Khái niệm
Để nhận thức đúng đắn và đưa ra được khái niệm về điều tra các vụ án
về ma túy, trước hết cần làm sáng tỏ một số khái niệm có liên quan như:
“Điều tra vụ án hình sự”; “Vụ án về ma túy”.....
Về khái niệm “Điều tra vụ án hình sự”, hiện nay có nhiều cách tiếp cận
khác nhau:
- Thứ nhất, điều tra vụ án hình sự là hoạt động điều tra theo tố tụng hình sự.
Với cách tiếp cận này, giáo trình phương pháp điều tra các loại tội phạm
cụ thể của Trường Đại học Cảnh sát nhân dân định nghĩa: “Điều tra vụ án
hình sự là hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra và những cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định, được tiến
hành theo trình tự tố tụng hình sự nhằm chứng minh sự thật của vụ án theo
yêu cầu của pháp luật”[33,tr.7]; hoặc từ điển Bách khoa Công an nhân dân
Việt Nam đưa ra khái niệm: “Điều tra vụ án hình sự là hoạt động điều tra
theo pháp luật tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm xác định sự
thật của vụ án, lập hồ sơ đề nghị xử lý, tìm ra nguyên nhân và điều kiện phạm
tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục
và ngăn ngừa” [1, tr.459]
Các khái niệm này thống nhất ở chỗ, đều coi điều tra vụ án hình sự là
hoạt động điều tra theo TTHS; chủ thể tiến hành là CQĐT và các cơ quan
khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định
7
của pháp luật; mục đích điều tra vụ án hình sự là nhằm xác định sự thật của
vụ án.
- Thứ hai, điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình TTHS.
Với cách tiếp cận này, giáo trình Luật TTHS Việt Nam của Trường Đại
học Luật Hà Nội năm 2004 đưa ra khái niệm điều tra VAHS như sau: “Điều
tra VAHS là một giai đoạn TTHS, trong đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng
mọi biện pháp do BLTTHS quy định, để xác định tội phạm và người thực hiện
hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án” [34, tr.211]. Tương
tự như vậy, giáo trình Luật TTHS của Trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh đưa ra khái niệm điều tra VAHS như sau: “Điều tra VAHS là một
giai đoạn TTHS, trong đó cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tìm
kiếm, phát hiện, thu giữ, bảo quản nguồn chứng cứ theo quy định của pháp
luật TTHS để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, làm cơ
sở cho việc truy tố của Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án”[35,tr.366]. Như
vậy, với cách tiếp cận này thì hoạt động điều tra VAHS chỉ được tiến hành
theo trình tự, thủ tục TTHS và bằng biện pháp do BLTTHS quy định; chủ thể
điều tra VAHS chỉ có thể là cơ quan tiến hành TTHS có thẩm quyền điều tra
VAHS; mục đích điều tra VAHS là xác định tội phạm và người phạm tội làm
cơ sở cho việc truy tố, xét xử VAHS.
Chúng tôi cho rằng, cách tiếp cận này chưa phản ánh đầy đủ biện pháp,
chủ thể và mục đích của hoạt động điều tra VAHS, bởi vì: lý luận và thực tiễn
điều tra VAHS cho thấy, xét về bản chất, điều tra là “hoạt động tìm tòi, xem
xét để biết rõ về sự thật” [33, tr.328]. Hoạt động này theo quy định của pháp
luật không chỉ do CQĐT tiến hành mà còn do các cơ quan khác được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện. Ngoài ra, tham gia
vào hoạt động điều tra VAHS còn có một số chủ thể khác tiến hành các hoạt
động hỗ trợ điều tra VAHS. Mục đích điều tra VAHS không chỉ dừng lại ở
8
việc xác định tội phạm và người phạm tội mà là xác định sự thật của VAHS,
nghĩa là làm rõ tất cả những tình tiết phản ánh bản chất của vụ án và những
tình tiết liên quan đến vụ án để việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn
diện, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn điều tra VAHS cũng như
tiếp thu những yếu tố hợp lý trong các khái niệm trên, chúng tôi cho rằng điều
tra VAHS cần được hiểu như sau: “Điều tra VAHS là việc CQĐT và các cơ
quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra triển khai
các hoạt động tổ chức và áp dụng tổng hợp các phương pháp, chiến thuật,
biện pháp điều tra, hỗ trợ điều tra do pháp luật quy định nhằm xác định sự
thật của vụ án, xác định nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm và
yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục, ngăn ngừa”.
Điều tra các vụ án về ma túy là một trong những hoạt động điều tra
VAHS cụ thể - đó là vụ án về ma túy [33].
Vụ án về ma túy là vụ việc có dấu hiệu của tội phạm về ma túy được quy
định tại Chương XVIII (từ Điều 192 đến Điều 201) BLHS năm 1999 (sửa đổi
bổ sung năm 2009) đã được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ
án theo quy định của BLTTHS năm 2003.
Như vậy, chỉ được coi là vụ án về ma túy khi những vụ việc xảy ra trên
thực tế có dấu hiệu của tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XVIII
BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và vụ việc này đã được cơ quan
có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án về ma túy theo quy định của
BLTTHS năm 2003.
Qua đây thấy rằng, điều tra tội phạm về ma túy khác với điều tra vụ án
về ma túy, bởi vì: Điều tra tội phạm về ma túy bao hàm cả những hoạt động
điều tra tiền TTHS (điều tra ban đầu), thậm chí cả hoạt động điều tra trinh sát
9
và cả những hoạt động điều tra theo trình tự, thủ tục TTHS được tiến hành sau
khi có quyết định khởi tố VAHS về tội phạm về ma túy.
Từ sự phân tích, làm rõ khái niệm “Điều tra VAHS” và khái niệm “Vụ
án về ma túy” có thể đưa ra khái niệm về điều tra vụ án về ma túy như sau:
“Điều tra vụ án về ma túy là việc CQĐT và các cơ quan khác được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra triển khai các hoạt động tổ
chức điều tra và áp dụng các phương pháp, chiến thuật, biện pháp điều tra,
biện pháp hỗ trợ điều tra do pháp luật quy định nhằm xác định sự thật của vụ
án về ma túy, xác định nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tội phạm, làm cơ
sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm”.
1.1.2. Mục đích
Mục đích của điều tra các vụ án về ma túy là nhằm xác định sự thật
khách quan của vụ án về ma túy một cách đầy đủ, toàn diện làm cơ sở cho
việc truy tố, xét xử, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để
lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, góp phần có hiệu quả vào cuộc
đấu tranh phòng và chống tội phạm ma túy trong toàn xã hội.
1.1.3. Nhiệm vụ
Xuất phát từ mục đích, yêu cầu của công tác điều tra VAHS cũng như
thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy cho thấy việc điều tra
các vụ án về ma túy luôn hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau:
Một là, thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để xác định
chính xác hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội về ma túy và
những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vụ án.
Để thực hiện nhiệm vụ này, trong quá trình điều tra vụ án, CQĐT cần áp
dụng mọi biện pháp để thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, làm rõ những
vấn đề cần chứng minh trong vụ án về ma túy, nhất là những tình tiết, dấu
10
hiệu phản ánh bản chất vụ án được quy định tại Chương XVIII BLHS năm
1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) và Điều 63 BLTTHS năm 2003 mà trước
hết là hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội. Trên cơ sở đó
xác định những tình tiết, dấu hiệu khác liên quan đến hành vi phạm tội và
người phạm tội như: thủ đoạn, công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm thực
hiện hành vi phạm tội, lỗi, năng lực trách nhiệm hình sự, tuổi chịu trách
nhiệm hình sự của người thực hiện hành vi, động cơ, mục đích thực hiện hành
vi phạm tội về ma túy……
Trong quá trình điều tra các vụ án về ma túy, CQĐT cần bám sát vào
tình huống tiếp nhận điều tra và các giả thuyết điều tra để hướng hoạt động
thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ vào việc kiểm tra, làm rõ
các giả thuyết đó.
Khi có phương hướng điều tra rõ rệt, CQĐT chọn những vấn đề mấu
chốt, trọng tâm, trọng điểm để tập trung thu thập, củng cố chứng cứ làm rõ sự
thật của vụ án về ma túy.
Đối với các vụ án về ma túy trải qua công tác trinh sát, CQĐT cần sử
dụng những thông tin, tài liệu trinh sát phục vụ cho hoạt động điều tra TTHS.
Khi sử dụng tài liệu trinh sát cần chú ý chuyển hóa thành chứng cứ pháp lý có
giá trị chứng minh sự thật của vụ án. Bên cạnh đó CQĐT cần áp dụng đồng
bộ các biện pháp pháp lý công khai do pháp luật quy định để thu thập, củng
cố, và sử dụng chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án như: khám xét, thu
giữ, trưng cầu giám định, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, đối
chất, nhận dạng…..Cùng với những biện pháp TTHS, CQĐT còn phải vận
dụng các biện pháp hành chính, thanh tra, kiểm tra, biện pháp vận động quần
chúng để phát hiện, thu thập, củng cố, kiểm tra và sử dụng chứng cứ chứng
minh sự thật của vụ án. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của
mỗi vụ án về ma túy xảy ra trên thực tế mà CQĐT cần tính toán để lựa chọn
11
biện pháp nào thấy phù hợp và hiệu quả nhất. Đồng thời phải biết sử dụng kết
hợp chặt chẽ giữa các biện pháp để đạt được mục đích điều tra đặt ra.
Hai là, phát hiện nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm về ma
túy để phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm.
Để thực hiện nhiệm vụ này, trong quá trình điều tra vụ án về ma túy,
CQĐT không chỉ tập trung thu thập chứng cứ chứng minh sự thật của vụ án
mà còn phải hướng vào việc phát hiện những yếu tố là nguyên nhân, điều kiện
làm phát sinh tội phạm về ma túy. Thực tiễn cho thấy, tội phạm này phát sinh
trong đời sống xã hội luôn là kết quả của sự tác động giữa các yếu tố thuộc
môi trường xã hội bên ngoài và những yếu tố tâm sinh lý tiêu cực bên trong
cá nhân người phạm tội, Do vậy, trong quá trình điều tra các vụ án về ma túy,
CQĐT cần phải làm rõ cả hai nhóm yếu tố này. Các yếu tố thuộc môi trường
xã hội bên ngoài mà CQĐT cần tập trung làm rõ thường bao gồm: mặt trái
của nền kinh tế thị trường, những yếu kém, sơ hở, thiếu sót trong việc quản lý
ma túy, những hạn chế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm của các cơ
quan bảo vệ pháp luật….. Cùng với việc làm rõ những yếu tố thuộc môi
trường xã hội, trong quá trình điều tra vụ án, CQĐT còn phải tập trung làm rõ
những yếu tố thuộc về bản thân người phạm tội, cũng như người có nguy cơ
phạm tội này như: đặc điểm tâm lý (nhu cầu, tâm lý hám lợi, tuổi, giới tính);
nghề nghiệp; hoàn cảnh gia đình; trình độ văn hóa;……
Trên cơ sở xác định được nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm
về ma túy, CQĐT có trách nhiệm kiến nghị hoặc phối hợp với cơ quan, tổ
chức hữu quan áp dụng các biện pháp loại trừ, khắc phục nhằm đáp ứng yêu
cầu phòng ngừa tội phạm.
Ba là, phục vụ, hỗ trợ công tác trinh sát trong đấu tranh phòng, chống tội
phạm cũng như phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động truy tố của Viện kiểm sát và
xét xử của Tòa án.
12
Đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của công tác bảo vệ an ninh trật tự. Để có thể chủ động phòng
ngừa được tội phạm này phát sinh đòi hỏi phải làm tốt cả công tác trinh sát và
cả công tác điều tra các vụ án về ma túy. Điều đó đặt ra một yêu cầu khách
quan, tất yếu là công tác trinh sát và công tác điều tra vụ án phải hỗ trợ, tạo
điều kiện cho nhau để cùng đạt được mục tiêu chung. Chính vì thế, khi điều
tra những vụ án về ma túy mà trước đó đã có hoạt động trinh sát, CQĐT
không chỉ kế thừa mà còn phải tiếp tục phát huy những kết quả thu được trước
đó của công tác trinh sát. Đồng thời, CQĐT cần phải tạo ra những môi
trường, điều kiện thuận lợi phục vụ có hiệu quả cho công tác trinh sát.
Như vậy, để phục vụ và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công tác trinh
sát, trước hết, CQĐT phải nghiên cứu tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án và
các tình tiết khác có liên quan, để từ đó xác định việc điều tra vụ án ma túy có
thể phục vụ công tác trinh sát hay không và phục vụ như thế nào? Ở phương
diện nào? Với định hướng ra sao? Đây là nhiệm vụ thể hiện tinh thần tiến
công tội phạm một cách mạnh mẽ, kiên quyết. Nó xác lập mối quan hệ phối
hợp giữa hoạt động điều tra với hoạt động trinh sát. Do đó, để thực hiện tốt
nhiệm vụ này cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng trinh sát với
CQĐT.
1.2. Quy định của pháp luật về điều tra các vụ án về ma túy
1.2.1. Quy định của BLHS năm 1999 về các tội phạm về ma túy
Trong BLHS năm 1999, các tội phạm về ma túy được quy định tại
Chương XVIII (từ Điều 192 đến Điều 201) bao gồm 10 tội danh, đó là: Tội
trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý (Điều 192);
Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 193); Tội tàng trữ, vận chuyển, mua
bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy(Điều 194); Tội tàng trữ, vận
chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép
13
chất ma túy (Điều 195); Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các
phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma
túy (Điều 196); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197); Tội
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Điều 198); Tội sử dụng trái
phép chất ma túy (Điều 199), tội này đã bị phi tội phạm hóa bởi Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 được ban hành vào năm 2009; Tội
cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 200); Tội
vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy
khác (Điều201).
Các tội phạm về ma túy được quy định trong các điều luật nói trên là cơ
sở pháp lý để định tội danh, nghĩa là xác định một hành vi xảy ra trên thực tế
có phải là tội phạm về ma túy hay không? Và tội đó là tội cụ thể nào trong số
những tội phạm về ma túy được quy định tại Chương XVIII của BLHS năm
1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Nghiên cứu các điều luật quy định tội phạm về ma túy tại Chương XVIII
thấy rằng, nhà làm luật đều phản ánh được các nội dung biểu hiện thuộc bốn
yếu tố cấu thành tội phạm là: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ
quan của các tội phạm về ma túy, cho phép phân biệt được các tội phạm về
ma túy với các loại tội phạm khác được quy định trong BLHS, cũng như
phân biệt được từng tội phạm về ma túy cụ thể trong số những tội phạm về
ma túy cùng được quy định tại Chương XVIII của BLHS năm 1999. Bởi vì,
trong phần quy định của quy phạm pháp luật hình sự tại các điều luật thuộc
Chương XVIII, nhà làm luật đều phản ánh dấu hiệu hành vi phạm tội của từng
tội phạm về ma túy cụ thể. Tuy nhiên, khi phản ánh dấu hiệu này, nhà làm
luật chỉ nêu tên hành vi mà không mô tả bản chất, nội dung của hành vi. Mặt
khác, có nhiều điều luật, nhà lập pháp nước ta quy định tội danh ghép, tức là
mặt khách quan của tội phạm bao gồm nhiều loại hành vi khác loại. Điều đó
14
cũng ít nhiều gây khó khăn, vướng mắc cho quá trình điều tra làm rõ tội phạm
về ma túy, nhất là đối với việc xác định tội danh đề nghị Viện kiểm sát truy tố.
1.2.2. Quy định của pháp luật TTHS về những vấn đề liên quan đến
điều tra các vụ án ma túy
Đây là những quy định của BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành
về các vấn đề:
- Chứng minh, chứng cứ trong điều tra các vụ án về ma túy quy định tại
Chương V BLTTHS năm 2003 (từ Điều 63 đến Điều 78), Chương VI
BLTTHS năm 2015 (từ Điều 85 đến Điều 108);
- Các biện pháp ngăn chặn trong TTHS quy định tại Chương VI
BLTTHS năm 2003 (từ Điều 79 đến Điều 94), Chương VII BLTTHS năm
2015 (từ Điều 109 đến Điều 130);
- Khởi tố vụ án hình sự quy định tại Chương VIII BLTTHS năm 2003
(từ Điều 100 đến Điều 109), Chương IX BLTTHS năm 2015 (từ Điều 143
đến Điều 162);
- Những vấn đề chung về điều tra quy định tại Chương IX BLTTHS năm
2003 (từ Điều 110 đến Điều 125), Chương X BLTTHS năm 2015 (từ Điều
163 đến Điều 178);
- Khởi tố bị can, hỏi cung bị can quy định tại Chương X BLTTHS năm
2003 (từ Điều 126 đến Điều 132), Chương XI BLTTHS năm 2015 (từ Điều
179 đến Điều 184);
- Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn
dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đối chất, nhận dạng
quy định tại Chương XI BLTTHS năm 2003 (từ Điều 133 đến Điều 139),
Chương XII BLTTHS năm 2015 (từ Điều 185 đến Điều 191);
15
- Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật quy định tại Chương XII
BLTTHS năm 2003 (từ Điều 140 đến Điều 149), Chương XIII BLTTHS năm
2015 (từ Điều 192 đến Điều 200);
- Khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, giám định quy định
tại Chương XIII BLTTHS năm 2003 (từ Điều 150 đến Điều 159), Chương
XIV và Chương XV BLTTHS năm 2015 (từ Điều 201 đến Điều 222);
- Tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra quy định tại Chương XIV
BLTTHS năm 2003 (từ Điều 160 đến Điều 165), Chương XVII BLTTHS
năm 2015 (từ Điều 229 đến Điều 235);
Ngoài ra trong BLTTHS năm 2015 có một chương riêng, đó là Chương
XVI quy định biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (từ Điều 223 đến Điều 228).
Các biện pháp điều tra đặc biệt này được áp dụng trong điều tra các vụ án về
ma túy.
Đây là những quy định của BLTTHS về trình tự, thủ tục, biện pháp thu
thập, củng cố, đánh giá chứng cứ, áp dụng các biện pháp ngăn chặn phục vụ
cho công tác điều tra cũng như các hoạt động, biện pháp điều tra cụ thể đối với
công tác điều tra các VAHS nói chung, điều tra các vụ án ma túy nói riêng.
1.2.3. Quy định của pháp luật về cơ quan điều tra và chủ thể có thẩm
quyền điều tra các vụ án về ma túy
Theo quy định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015, pháp lệnh
tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2006 và năm
2009), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 thì cơ quan có thẩm
quyền điều tra vụ án ma túy là CQĐT và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra các vụ án được quy định tại Chương XVIII
BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), các tội phạm về ma túy (từ
Điều 192 đến Điều 201), và hiện nay được quy định tại Chương XX, các tội
phạm về ma túy(từ Điều 247 đến Điều 259) BLHS năm 2015. Gồm: Cơ quan
16
cảnh sát điều tra, cơ quan thuộc lực lượng cảnh sát được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra.
Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra theo quy định của BLTTHS năm 2015 gồm: các cơ quan của bộ đội biên
phòng, các cơ quan của Hải quan, các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển.
Theo quy định của Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015 thì lực lượng
tiến hành điều tra tội phạm về ma túy gồm: Cục cảnh sát điều tra tội phạm về
ma túy, Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an); Phòng cảnh sát
điều tra tội phạm về ma túy, Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra (công an
tỉnh); Đội cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy hoặc Đội điều tra tổng hợp
(Công an cấp huyện). Đây là lực lượng chủ công trong đấu tranh chống tội
phạm về ma túy.
Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra vụ án ma túy theo BLTTHS năm 2015 gồm: Các cơ quan của Bộ đội biên
phòng (Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn đặc nhiệm phòng chống
ma túy và tội phạm; Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
Ương; Biên phòng cửa khẩu cảng; Đồn biên phòng); Các cơ quan của Hải
quan (Cục điều tra chống buôn lậu; Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung Ương; Chi cục, Hải quan cửa khẩu); Các cơ quan của lực
lượng Cảnh sát biển (Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm về ma túy; Hải
đoàn; Hải đội và Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển); Các cơ quan của CAND được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (Điều 35 BLTTHS năm
2015; Điều 32,33,35 Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015).
Người có thẩm quyền điều tra VAHS nói chung, vụ án ma túy nói riêng
gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên và Cán bộ điều tra
(Điểm a, khoản 2, Điều 34 BLTTHS năm 2015).
17
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể điều tra tội phạm
về ma túy trong BLTTHS năm 2015 và Luật tổ chức CQĐT hình sự năm
2015 được quy định chi tiết, cụ thể, quyền gắn với trách nhiệm. Theo đó: Thủ
trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT yêu cầu trách nhiệm cao hơn so với quy định
trước đây, thể hiện rõ vai trò của người chỉ đạo, điều hành.
Theo quy định tại Điều 36 BLTTHS năm 2015, Điều 43 Luật tổ chức
CQĐT hình sự năm 2015 thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT có nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm sau: Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, việc khởi tố, điều tra của CQĐT; Quyết định
phân công hoặc thay đổi Cán bộ điều tra, kiểm tra các hoạt động thụ lý, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra VAHS của CQĐT; Quyết định
tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố,
quyết định bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án, bị can; Quyết định
áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc
biệt; Quyết định đình nã bị can; Quyết định trưng cầu giám định bổ sung hoặc
giám định lại, thực nghiệm điều tra, thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người
giám định; trực tiếp kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm; Ra các lệnh và
tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của CQĐT. Khi được
phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra VAHS, Phó thủ trưởng CQĐT có
nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 36 BLTTHS năm
2015 (trừ quy định tại điểm b, khoản 1 điều này).
Nhiệm vụ, quyền hạn của Điều tra viên được quy định tại Điều 37
BLTTHS năm 2015 theo hướng nâng cao trách nhiệm và tăng thêm nhiệm vụ,
quyền hạn cho Điều tra viên để chủ động thực hiện các hoạt động điều tra
như: Trực tiếp điều tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội
phạm ; yêu cầu, đề nghị cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật; Lấy
lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố,
18
người đại diện của pháp nhân; Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, quyết định áp giải người bị giữ trong
trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; Quyết định dẫn giải
người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; Quyết
định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
giám sát; Quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt,
tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài
khoản, xử lý vật chứng; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác theo quy
định của pháp luật.
Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015 còn quy định cụ thể nhiệm vụ,
quyền hạn đối với các chủ thể có thẩm quyền tiến hành một số hoạt động điều
tra vụ án ma túy (Bộ đội biên phòng – Điều 32, Hải quan – Điều 33, Cảnh sát
biển – Điều 35 và Cơ quan khác thuộc lực lượng cảnh sát – Điều 39). Đồng
thời quy định chi tiết hơn một số nhiệm vụ, quyền hạn mới như: Tiếp nhận,
giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm thuộc lĩnh vực quản lý; Điều tra theo
thẩm quyến các vụ án ma túy phạm tội quả tang, ít nghiêm trọng, chứng cứ,
lý lịch rõ ràng (thời hạn 01 tháng). Điều 44 của Luật này còn quy định mới
nhiệm vụ, quyền hạn công an xã, phường, thị trấn, đồn công an về tiếp
nhận, giải quyết tin báo tố giác tội phạm về ma túy; Phát hiện, bắt giữ
người phạm tội quả tang, truy nã xảy ra trên địa bàn thuộc thẩm quyền liên
quan đến ma túy.
Khoản 1, Điều 224 BLTTHS năm 2015, tại Chương XVI về biện pháp
điều tra tố tụng đặc biệt đã quy định rõ tội phạm về ma túy là một trong
những tội phạm thuộc trường hợp có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng
đặc biệt.
19