Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.11 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
______________________________

NGUYỄN NGỌC TUẤN

ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY THEO PHÁP LUẬT
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH

Phản biện 1: PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn

Phản biện 2: GS.TS. Hồ Trọng Ngũ

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội 8 giờ 15 phút, ngày 08 tháng 10
năm 2017



Có thể tìm hiểu luận văn tại
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây tình hình tội phạm nói chung, tội phạm về
ma túy nói riêng diễn biến hết sức phức tạp, gia tăng cả về số lượng,
quy mô hoạt động, tính chất quốc tế hoá ngày càng cao. Trong đó tội
phạm về ma túy là một trong những loại tội phạm nguy hiểm, gây hậu
quả nghiêm trọng không chỉ trên lĩnh vực kinh tế xã hội mà còn là
nguyên nhân làm nảy sinh các loại tội phạm chuyên sử dụng bạo lực,
tội phạm có tổ chức và tội phạm buôn người…. Lực lượng Cảnh sát
điều tra tội phạm về ma túy, Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà
Nẵng đã có nhiều cố gắng trong phát hiện và điều tra các vụ án về ma
túy và đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, đã triệt phá được
nhiều băng nhóm tội phạm ma túy, lập hồ sơ truy tố được nhiều đối
tượng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong công
tác điều tra tội phạm về ma túy còn bộc lộ những tồn tại thiếu sót dẫn
đến tội phạm ma túy vẫn còn tồn tại và phát triển. Cụ thể: Chưa
thường xuyên phối hợp với các lực lượng có liên quan để thực hiện tốt
công tác điều tra và nghiên cứu nguyên nhân tội phạm ma túy trên địa
bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng để chủ động có biện pháp đấu
tranh, phòng chống phù hợp. Trong hoạt động điều tra vẫn còn bộc lộ
những bất cập nhất định. Những thiếu sót đó dẫn đến tội phạm ma túy
vẫn còn tồn tại trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng nhưng
chưa được phát hiện và khởi tố, điều tra.
Thành phố Đà Nẵng là một trung tâm của miền Trung về kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cùng với sự phát triển của cả nước, trong

những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đã
có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân được nâng cao. Chính quyền thành phố đẩy mạnh tốc độ quy
hoạch đô thị, mở rộng, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo nên diện mạo mới
cho thành phố, điều này dẫn đến việc di dời, giải tỏa làm cho dân cư
1


có sự biến động; số người ở địa phương khác đến thành phố học tập,
tìm việc làm tăng, tạo áp lực về chổ ở, gây không ít khó khăn cho công
tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự. Bên cạnh đó nền kinh tế thị
trường cũng có những tác động tiêu cực đối với xã hội, đó là tình trạng
phân hóa giàu nghèo, nạn thất nghiệp, tội phạm hình sự và tệ nạn xã
hội… Tội phạm về ma tuý đã lợi dụng đặc điểm này để tăng cường
hoạt động, nhiều đường dây tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
ma tuý từ các tỉnh phía Bắc như Hải Phòng, Thái Nguyên, Nghệ An
vào thành phố Đà Nẵng tiêu thụ. Phương thức, thủ đoạn hoạt động của
tội phạm có sự thay đổi, chúng thường tổ chức thành đường dây khép
kín, rất khó phát hiện. Bên cạnh việc tàng trữ, vận chuyển, mua bán
các chất ma túy có tính truyền thống, như cần sa, thuốc phiện, tội
phạm còn mua bán hêrôin, côcain, ma túy tổng hợp, bởi loại này dễ
cất giấu, vận chuyển nhưng thu được lợi nhuận cao, hơn nữa hiện nay
tầng lớp thanh thiếu niên đang ưa chuộng.
Quận Cẩm Lệ được xác định là một trong những địa bàn trọng
yếu của thành phố Đà Nẵng. Tuy có cố gắng, nhưng thời gian qua việc
điều tra các vụ án về ma túy chưa đạt hiệu quả cao, điều này xuất phát
từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân do nhận thức của cán bộ
chiến sỹ về lý luận công tác điều tra các vụ án về ma túy chưa được
đầy đủ, quá trình vận dụng các biện pháp nghiệp vụ, pháp luật để phát
hiện điều tra tội phạm cũng như sử dụng các phương tiện kỹ thuật còn

lúng túng, thiếu tính chủ động và sự linh hoạt trong sử dụng các biện
pháp điều tra thu thập chứng cứ để làm rõ vụ án. Từ những thực trạng
trên đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận, đánh
giá thực tiễn điều tra loại án này, trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp
nâng cao hiệu quả phát hiện, điều tra các vụ án về ma túy trên địa bàn
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Vì lý do trên, tác giả chọn đề tài: “
Điều tra các vụ án về ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu làm
2


luận văn cao học là cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi cả phương diện lý
luận và thực tiễn trong tình hình hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, tình hình tội phạm về ma túy ở nước ta
diễn biến rất phức tạp, công tác đấu tranh phòng, chống là nhiệm vụ
của tất cả các cấp, các ngành và của toàn xã hội. Do đó, có nhiều công
trình nghiên cứu về ma túy và tội phạm ma túy dưới các góc độ khác
nhau. Trong lĩnh vực điều tra tội phạm ma túy đã có một số công trình
nghiên cứu được công bố đó là:
- Trần Văn Luyện: Phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý của lực lượng Cảnh sát nhân dân.
Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học CSND, Hà Nội năm 2000;
- Luận văn Thạc sĩ luật học của thạc sĩ Ngô Bảo Tuấn " Nâng
cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm tàng trữ, vận chuyển mua bán trái
phép chất ma túy của công an thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ" năm
2001.
- Luận văn thạc sĩ của Lê Mộng Điệp "Phát hiện và điều tra tội
phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy có yếu tố
nước ngoài" năm 2001

- Luận văn thạc sĩ của Lê Văn Tam "Hoạt động phòng ngừa tội
phạm của lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy công an
thành phố Đà Nẵng trong tình hình mới" năm 2010
Tuy nhiên các công trình nói trên, chưa đi sâu nghiên cứu về
điều tra các vụ án về ma túy một cách hệ thống, toàn diện tại địa bàn
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này
hoàn toàn không trùng với công trình đã được công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng công tác
điều tra tội phạm về ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm
3


về ma túy Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng từ năm 2013 đến
năm 6/2017, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều tra
tội phạm ma túy trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về tội phạm ma túy
và hoạt động điều tra các vụ án về ma túy của lực lượng CSND.
- Khảo sát, đánh giá những yếu tố tác động và thực trạng điều
tra các vụ án về ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
từ năm 2013 đến năm 6/2017; qua đó, làm rõ những ưu, khuyết điểm,
những sơ hở, thiếu sót trong hoạt động điều tra loại án này.
- Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều tra loại án
này của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an quận
Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm lý luận, quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình
sự và thực tiễn điều tra tội phạm ma túy của lực lượng Cảnh sát điều tra
tội phạm về ma túy Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề điều tra các vụ án về ma túy
(được tính từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự cho đến khi kết thúc điều
tra và chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát truy tố) từ năm 2013 đến năm
6/2017 trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của
phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê
Nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chính sách chủ trương của
4


Đảng cộng sản Việt Nam; pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản của Bộ Công an về đấu tranh
phòng, chống tội phạm ma túy; những tri thức của khoa học điều tra
hình sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu bằng cách kết hợp nhiều phương pháp
như: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp thống kê; phương
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn; phương pháp tọa đàm, trao đổi, chuyên gia…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần hoàn thiện lý luận khoa
học về điều tra các vụ án ma túy theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần nâng cao hiệu quả điều tra
tội phạm ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
- Kết quả nghiên cứu có thể bổ sung vào nguồn tài liệu phục vụ
công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các trường Cảnh sát nhân dân,
các cơ sở đào tạo chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được kết
cấu thành 3 chương.
Chương 1. Những vấn đề lý luận, pháp luật và các yếu tố tác động
đến việc điều tra các vụ án về ma túy .
Chương 2. Thực trạng điều tra các vụ án về ma túy của Công an
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án về ma túy.

5


CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LUẬT VÀ CÁC YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY
1.1. Khái niệm, mục đích, nhiệm vụ của điều tra các vụ án
về ma túy
1.1.1. Khái niệm
Để nhận thức đúng đắn và đưa ra được khái niệm về điều tra các
vụ án về ma túy, trước hết cần làm sáng tỏ một số khái niệm có liên
quan như: “Điều tra vụ án hình sự”; “Vụ án về ma túy”.....
- Thứ nhất, điều tra vụ án hình sự là hoạt động điều tra theo tố
tụng hình sự.
- Thứ hai, điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn của quá trình

TTHS.
Trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn điều tra VAHS
cũng như tiếp thu những yếu tố hợp lý trong các khái niệm trên, chúng
tôi cho rằng điều tra VAHS cần được hiểu như sau: “Điều tra VAHS là
việc CQĐT và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra triển khai các hoạt động tổ chức và áp dụng tổng
hợp các phương pháp, chiến thuật, biện pháp điều tra, hỗ trợ điều tra
do pháp luật quy định nhằm xác định sự thật của vụ án, xác định
nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm và yêu cầu cơ quan,
tổ chức hữu quan khắc phục, ngăn ngừa”.
Điều tra các vụ án về ma túy là một trong những hoạt động điều
tra VAHS cụ thể - đó là vụ án về ma túy.
Vụ án về ma túy là vụ việc có dấu hiệu của tội phạm về ma túy
được quy định tại Chương XVIII (từ Điều 192 đến Điều 201) BLHS
năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) đã được cơ quan có thẩm quyền
ra quyết định khởi tố vụ án theo quy định của BLTTHS năm 2003.
Từ sự phân tích, làm rõ khái niệm “Điều tra VAHS” và khái
niệm “Vụ án về ma túy” có thể đưa ra khái niệm về điều tra vụ án về
6


ma túy như sau: “Điều tra vụ án về ma túy là việc CQĐT và các cơ
quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
triển khai các hoạt động tổ chức điều tra và áp dụng các phương
pháp, chiến thuật, biện pháp điều tra, biện pháp hỗ trợ điều tra do
pháp luật quy định nhằm xác định sự thật của vụ án về ma túy, xác
định nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tội phạm, làm cơ sở cho việc
giải quyết đúng đắn vụ án và đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống
tội phạm”
1.1.2. Mục đích

Mục đích của điều tra các vụ án về ma túy là nhằm xác định sự
thật khách quan của vụ án về ma túy một cách đầy đủ, toàn diện làm
cơ sở cho việc truy tố, xét xử, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, góp
phần có hiệu quả vào cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm ma túy
trong toàn xã hội.
1.1.3. Nhiệm vụ
Một là, thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để xác
định chính xác hành vi phạm tội và người thực hiện hành vi phạm tội
về ma túy và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vụ
án.
Hai là, phát hiện nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội
phạm về ma túy để phục vụ cho công tác phòng ngừa tội phạm.
Ba là, phục vụ, hỗ trợ công tác trinh sát trong đấu tranh phòng,
chống tội phạm cũng như phục vụ, hỗ trợ cho hoạt động truy tố của
Viện kiểm sát và xét xử của Tòa án.
1.2. Quy định của pháp luật về điều tra các vụ án về ma túy

1.2.1. Quy định của BLHS năm 1999 về các tội phạm về ma túy
Trong BLHS năm 1999, các tội phạm về ma túy được quy định tại
Chương XVIII (từ Điều 192 đến Điều 201) bao gồm 10 tội danh đó là: Tội
trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma tuý
7


(Đ i ề u 1 92 ) ; Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Đ i ề u 1 9 3) ; Tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy(Đ i ề u 1 9 4) ; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt
tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Đ i ề u 1 9 5) ;
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ

dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Đ i ều
1 9 6 ) ; Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Đ i ề u 1 97 ) ; Tội
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý (Đ i ều 1 9 8 ) ; Tội sử
dụng trái phép chất ma túy (Đ i ề u 1 9 9 ) , tội này đã bị phi tội phạm
hóa bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 được
ban hành vào năm 2009; Tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái
phép chất ma túy (Đ i ề u 20 0 ) ; Tội vi phạm quy định về quản lý, sử
dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (Đ i ề u 2 0 1 ) .
1.2.2. Quy định của pháp luật TTHS về những vấn đề liên
quan đến điều tra các vụ án ma túy
- Chứng minh, chứng cứ trong điều tra các vụ án về ma túy quy
định tại Chương V BLTTHS năm 2003 (từ Điều 63 đến Điều 78),
Chương VI BLTTHS năm 2015 (từ Điều 85 đến Điều 108);
- Các biện pháp ngăn chặn trong TTHS quy định tại Chương VI
BLTTHS năm 2003 (từ Điều 79 đến Điều 94), Chương VII BLTTHS
năm 2015 (từ Điều 109 đến Điều 130);
- Khởi tố vụ án hình sự quy định tại Chương VIII BLTTHS năm
2003 (từ Điều 100 đến Điều 109), Chương IX BLTTHS năm 2015 (từ
Điều 143 đến Điều 162);
- Những vấn đề chung về điều tra quy định tại Chương IX
BLTTHS năm 2003 (từ Điều 110 đến Điều 125), Chương X BLTTHS
năm 2015 (từ Điều 163 đến Điều 178);
- Khởi tố bị can, hỏi cung bị can quy định tại Chương X
BLTTHS năm 2003 (từ Điều 126 đến Điều 132), Chương XI BLTTHS
năm 2015 (từ Điều 179 đến Điều 184);
8


- Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân
sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án,

đối chất, nhận dạng quy định tại Chương XI BLTTHS năm 2003 (từ
Điều 133 đến Điều 139), Chương XII BLTTHS năm 2015 (từ Điều
185 đến Điều 191);
- Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật quy định tại Chương
XII BLTTHS năm 2003 (từ Điều 140 đến Điều 149), Chương XIII
BLTTHS năm 2015 (từ Điều 192 đến Điều 200);
- Khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, giám định
quy định tại Chương XIII BLTTHS năm 2003 (từ Điều 150 đến Điều
159), Chương XIV và Chương XV BLTTHS năm 2015 (từ Điều 201
đến Điều 222);
- Tạm đình chỉ điều tra và kết thúc điều tra quy định tại Chương
XIV BLTTHS năm 2003 (từ Điều 160 đến Điều 165), Chương XVII
BLTTHS năm 2015 (từ Điều 229 đến Điều 235);
Ngoài ra trong BLTTHS năm 2015 có một chương riêng, đó là
Chương XVI quy định biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt (từ Điều 223
đến Điều 228). Các biện pháp điều tra đặc biệt này được áp dụng trong
điều tra các vụ án về ma túy.
1.2.3. Quy định của pháp luật về cơ quan điều tra và chủ thể
có thẩm quyền điều tra các vụ án về ma túy
Theo quy định của BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015,
pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (được sửa đổi, bổ sung
năm 2006 và năm 2009), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm
2015 thì cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án ma túy là CQĐT và cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra các vụ
án được quy định tại Chương XVIII BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ
sung năm 2009), các tội phạm về ma túy (từ Điều 192 đến Điều 201),
và hiện nay được quy định tại Chương XX, các tội phạm về ma túy(từ
Điều 247 đến Điều 259) BLHS năm 2015. Gồm: Cơ quan cảnh sát
9



điều tra, cơ quan thuộc lực lượng cảnh sát được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra.
Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra theo quy định của BLTTHS năm 2015 gồm: các cơ quan
của bộ đội biên phòng, các cơ quan của Hải quan, các cơ quan của lực
lượng Cảnh sát biển.
Người có thẩm quyền điều tra VAHS nói chung, vụ án ma túy
nói riêng gồm: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng CQĐT, Điều tra viên và
Cán bộ điều tra (Điểm a, khoản 2, Điều 34 BLTTHS năm 2015).
Về quan hệ phối hợp giữa CQĐT với cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vụ án ma túy được quy định tại
Điều 40, và với lực lượng trinh sát tại Điều 42 của Luật tổ chức CQĐT
hình sự năm 2015
1.3. Những yếu tố tác động đến điều tra các vụ án về ma túy
của Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
1.3.1. Tình hình đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội
Cẩm Lệ là một quận mới của thành phố Đà Nẵng được thành lập
theo Nghị định 102/NĐ-CP ngày 05/8/2005 của Chính phủ, trên cơ sở
phường Khuê Trung của quận Hải Châu và 03 xã Hoà Thọ, Hoà Phát,
Hoà Xuân của huyện Hoà Vang để lập 06 phường: Khuê Trung, Hoà
Thọ Đông, Hoà Thọ Tây, Hoà Phát, Hoà An và Hoà Xuân thuộc quận
Cẩm Lệ. Theo đó các Công an phường và Công an Quận Cẩm Lệ cũng
được thành lập từ ngày 08/9/2005 để đảm bảo tình hình An ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Quận Cẩm Lệ có tổng diện tích khoảng 37,3 km2, mang nét đặc
thù riêng là nằm ở cửa ngõ của thành phố Đà Nẵng, địa bàn giáp ranh
với các phường Hòa Cường Nam, Hòa Cường Bắc, Hòa Thuận Tây
của Quận Hải Châu; phường Hòa Minh của Quận Liên Chiểu; phường
An Khê, Thanh Khê Tây của quận Thanh Khê; và các xã Hòa Tiến,

Hòa Phước, Hòa Châu của huyện Hòa Vang; có tuyến đường sắt Bắc10


Nam, có đường Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14B chạy ngang qua, có bến
xe trung tâm Đà Nẵng, địa bàn ngã ba Huế là nơi giáp ranh của 3 quận
và 5 phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, khu công nghiệp Hòa
Cầm, trung tâm hội chợ triển lãm Đà Nẵng. Với chính sách thu hút đầu
tư hấp dẫn, cộng với lợi thế về hạ tầng cơ sở đang hoàn thiện theo
hướng hiện đại, với tiềm năng lao động tại chỗ dồi dào và an sinh xã
hội phát triển, nên quận Cẩm Lệ đã nhanh chóng phát triển về kinh tế,
thu hút nhiều doanh nghiệp trong, ngoài nước vào đầu tư, hàng chục
vạn người lao động và sinh viên đến quận Cẩm Lệ để làm việc, học
tập. Theo thống kê, tính đến tháng 6/2017, quận Cẩm Lệ có 6 phường
với 142 khu dân cư, 786 tổ dân phố, với tổng số nhân hộ khẩu trên địa
bàn quận là 31.528 hộ với 126.500 khẩu, thường trú: 25.289 hộ,
98.819 khẩu; tạm trú: 6239 hộ, 27.681 khẩu. Chính từ các đặc điểm
trên đã làm cho công tác quản lý về mọi mặt không theo kịp, tạo áp lực
rất lớn trong công tác quản lý con người, quản lý nhà nước về an ninh
trật tự. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để cho các đối
tượng phạm tội tìm đến để lẩn trốn và thực hiện hành vi phạm tội trong
đó có tội phạm ma túy, tình hình người nghiện cũng khó kiểm soát.
1.3.2. Mô hình, tổ chức lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy của Công an quận Cẩm Lệ
Xuất phát từ yêu cầu của cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm
của lực lượng CSND nói chung, của lực lượng Cảnh sát phòng chống
tội phạm về ma túy nói riêng, tháng 9/2005 Đội CSĐT tội phạm về ma
túy thuộc Công an quận Cẩm Lệ được thành lập phục vụ yêu cầu công
tác đấu tranh chống tội phạm về ma tuý xảy ra trên địa bàn Quận Cẩm
Lệ nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung.
Đội CSĐT tội phạm về ma túy, Công an quận Cẩm Lệ, TP Đà

Nẵng có nhiệm vụ tổ chức phòng ngừa, điều tra, xử lý tất cả các tội
phạm về ma túy xảy ra trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng,
thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân quận Cẩm Lệ. Tổ chức
11


xây dựng kế hoạch triển khai và kiểm tra việc thực hiện các biện pháp
nghiệp vụ cơ bản của lực lượng CSND ban hành kèm theo Chỉ thị số
02-CT/BCA(X11) ngày 01/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an trong
phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma tuý trên địa bàn quận Cẩm
Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Đội CSĐT tội phạm về ma túy gồm:
Đội trưởng, các đội phó giúp việc, các Điều tra viên, cán bộ điều tra và
các trinh sát viên.
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 của luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ
bản về điều tra các vụ án ma túy. Bằng việc phân tích, luận giải các
khái niệm có liên quan, luận văn đã xây dựng được khái niệm khoa
học về điều tra các vụ án về ma túy, trong đó phản ánh được bản chất,
chủ thể, mục đích của hoạt động điều tra các vụ án về ma túy. Đồng
thời phân tích làm rõ mục đích, nhiệm vụ điều tra các vụ án về ma túy.
Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật có liên quan
đến hoạt động điều tra VAHS nói chung, vụ án ma túy nói riêng, luận
văn đã xác định được cơ quan, chủ thể có thẩm quyền điều tra các vụ
án về ma túy, những vấn đề cần điều tra làm rõ trong quá trình điều tra
các vụ án về ma túy, cũng như các hoạt động, biện pháp điều tra theo
trình tự TTHS. Đây là cơ sở lý luận và pháp lý của hoạt động điều tra
các vụ án về ma túy.
Luận văn cũng đã tập trung đánh giá những yếu tố tác động, ảnh
hưởng đến hoạt động điều tra các vụ án ma túy trên địa bàn quận Cẩm

Lệ, thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu ở chương này cho thấy,
công tác điều tra các vụ án ma túy chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố,
trong đó có yếu tố thuộc về địa bàn, có yếu tố thuộc về tình hình tội
phạm ma túy (yếu tố khách quan), nhưng cũng có những yếu tố thuộc
về lực lượng điều tra tội phạm về ma túy Công an quận Cẩm Lệ (yếu
tố chủ quan). Những yếu tố này đã tác động nhất định đến kết quả
12


đạt được cũng như những hạn chế, thiếu sót của công tác điều tra án
ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY CỦA
CÔNG AN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. Thực trạng tổ chức và triển khai các biện pháp điều tra
điều tra các vụ án về ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ
2.1.1. Tổng quan tình hình điều tra các vụ án về ma túy trên
địa bàn quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
Từ năm 2013 đến 06 tháng đầu năm 2017, dưới sự chỉ đạo của
Thành uỷ, UBND thành phố và của Giám đốc Công an thành phố Đà
Nẵng, của Quận ủy và lãnh đạo Công an quận Cẩm Lệ, lực lượng
CSĐT tội phạm về ma tuý Công an quận Cẩm Lệ đã tiến hành nhiều
biện pháp nghiệp vụ để nắm tình hình, mở nhiều đợt cao điểm tấn
công trấn áp tội phạm, khám phá nhiều chuyên án lớn, triệt phá nhiều
đường dây, tổ chức tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép
chất ma tuý, bắt nhiều đối tượng phạm tội, thu giữ tang vật và tài sản
có giá trị. Tuy nhiên, tình hình tội phạm về ma tuý trên địa bàn quận
Cẩm Lệ vẫn diễn biến phức tạp, có xu hướng tăng cả về số vụ, quy mô
và tính chất nhưng không theo quy luật nhất định.
Theo báo cáo thống kê của Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công

an quận Cẩm Lệ, cho thấy: từ năm 2013 đến 06 tháng đầu năm 2017,
lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy trực tiếp và phối hợp với các lực
lượng, đơn vị trên địa bàn đã phát hiện bắt giữ ? Số vụ tàng trữ, vận
chuyển, mua bán trái phép chất ma túy bị phát hiện bắt giữ hàng năm
có xu hướng gia tăng?
2.1.2. Thực trạng lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức lực lượng và thực
hiện mối quan hệ phối hợp trong điều tra các vụ án về ma túy
2.1.2.1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong điều tra các vụ án
về ma túy
13


Xuất phát từ tình hình thực tế của tình trạng ma túy trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng, ngày 20/8/2014 Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành
Chỉ thị số 37-CT/TU về việc“Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn thành
phố” và Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 06/9/2014 của
UBND TP Đà Nẵng về việc “Ban hành quy chế phối hợp lập hồ sơ và
tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Ngay sau
khi Chỉ thị số 37 của Ban thường vụ Thành ủy ban hành, Công an
Quận Cẩm Lệ cũng đã tham mưu cho Ban thường vụ Quận Cẩm Lệ
xây dựng Kế hoach triển khai thực hiện vào ngày 18/9/2014. Tham
mưu cho UBND Quận Cẩm Lệ ban hành kế hoạch triển khai chỉ đạo
các ban ngành, đoàn thể đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 09/CP và
chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý,
mại dâm, HIV/AIDS; tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết liên tịch
số 01 về công tác phối hợp các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội
trong công tác xây dựng phong trào toàn dân BVANTQ.
Xác định công tác phòng, chống tệ nạn ma túy là một trong
những nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy ngay từ đầu năm, trên cơ sở các

văn bản chỉ đạo của cơ quan cấp trên Công an quận Cẩm Lệ đã chủ
động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện rộng khắp trên toàn địa
bàn công an các phường, triển khai xuống tận trong các khu dân cư, cơ
quan, các đơn vị, trường học. Công an Quận Cẩm Lệ đã ban hành
nhiều văn bản, và có nhiều kế hoạch, biện pháp để chỉ đạo, huy động
các lực lượng đấu tranh phòng chống các loại tội phạm. Kết hợp với
việc thực hiện Nghị quyết 09/CP của Chính phủ về tăng cường công
tác đấu tranh chống tội phạm trong tình hình mới.
2.1.2.2. Phối hợp lực lượng trong điều tra các vụ án ma túy
- Phối hợp với các lực lượng trong ngành Công an
Trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, lực lượng CSĐT
tội phạm về ma túy cần phải phối hợp với hầu hết các lực lượng nghiệp vụ
14


trong ngành Công an, nhưng trong công tác điều tra các vụ án ma túy thì
thông thường và phổ biến là những lực lượng lượng An ninh nhân dân
như: an ninh tình báo, an ninh cửa khẩu, kỹ thuật nghiệp vụ… trong
việc cung cấp thông tin tài liệu về tình hình tội phạm ma túy. Ngoài ra,
còn phối hợp với lực lượng kỹ thuật hình sự trong việc giám định chất
ma túy, giám định vật chứng, các dấu vết liên quan để phục vụ cho
công tác điều tra.
- Phối hợp với các lực lượng ngoài ngành Công an
Bên cạnh sự phối hợp của các đơn vị trong lực lượng Công an
nhân dân, để nâng cao hiệu quả điều tra các vụ án ma túy lực lượng
CSĐTTP về ma túy công an quận Cẩm Lệ còn đòi hỏi sự phối hợp với
lực lượng Quân đội nhân dân, với ngành Kiểm sát, ngành Tòa án, và
cả các lực lượng khác. Mà chủ yếu là Viện kiểm sát nhân dân.
2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp điều tra các vụ án về
ma túy

Trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn: Trong quá trình bắt,
tạm giữ, tạm giam đối với các vụ án ma tuý, việc tuân thủ các quy định
trong Chương XI Bộ luật TTHS là một yêu cầu cần thiết.
Trong tạm giữ, tạm giam cũng phải chú ý đến việc tách các đối
tượng.
Trong hỏi cung bị can: Sau khi khởi tố VAHS, khởi tố bị can và áp
dụng biện pháp ngăn chặn, Điều tra viên tiến hành một số hoạt động điều
tra để làm rõ sự thật khách quan của vụ án, trong đó có hỏi cung bị can.
Trong hoạt động khám xét: Trong các vụ án ma tuý việc khám
người, chỗ ở, địa điểm, đồ vật có ý nghĩa quan trọng để thu thập chứng
cứ chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội, là căn
cứ để áp dụng các biện pháp điều tra tiếp theo
Trong công tác trưng cầu giám định: Công tác giám định có ý
nghĩa quan trọng và quyết định đến việc xác định tính đúng đắn của vụ

15


án cũng như xác định cụ thể từng loại ma tuý làm cơ sở cho việc truy
tố đối với bị can.
2.3. Đánh giá hoạt động điều tra các vụ án về ma túy của
Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Những kết quả đạt được
Một là, tỷ lệ vụ án ma túy được phát hiện khởi tố điều tra tương
đối cao, góp phần không nhỏ vào công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm về ma túy.
Hai là, chất lượng, hiệu quả điều tra các vụ án ma túy đã được
nâng cao, tỷ lệ án bị đình chỉ điều tra, trả lại điều tra bổ sung không
đáng kể, thậm chí là không có; đặc biệt là không để xảy ra oan sai, xảy
ra tình trạng bức cung, nhục hình; tiến độ điều tra đảm bảo đúng thời

gian theo quy định của pháp luật.
Ba là, hầu hết các vụ án về ma túy đã được khởi tố, điều tra, xử lý
đều được các bên thống nhất cao trong việc đánh giá chứng cứ, đánh giá
tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, người
phạm tội, nhất là trong việc xác định tội danh để khởi tố, điều tra, truy
tố, xét xử. Kết quả là các vụ án mà lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy
đề nghị truy tố đều được xét xử nghiêm minh, đúng người, đúng tội,
không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, góp phần vào công
tác phòng ngừa chung cũng như phòng ngừa riêng.
2.3.2. Những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân
- Hạn chế, thiếu sót
+ Chế độ thông tin, báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo ở một số vụ án
chưa kịp thời. Công tác chỉ đạo trong điều tra vụ án đôi khi còn chung
chung, chưa cụ thể, sâu sát
+ Công tác phối hợp điều tra giữa các lực lượng có mặt còn hạn
chế, đôi khi còn thiếu chủ động, chưa thường xuyên, liên tục, kịp thời..

16


+ Giám định hàm lượng ma túy không kịp thời, không chính xác
đã gây khó khăn cho việc khởi tố điều tra vụ án, áp dụng các biện pháp
ngăn chặn, gây ra tình trạng tồn đọng án.
+ Ít quan tâm đến công tác mở rộng án, chưa áp dụng đồng bộ,
linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ trinh sát, việc sử dụng các biện
pháp, chiến thuật điều tra đôi khi chưa triệt để…..
+ Một số vụ án do Công an phường phát hiện, bắt giữ đối tượng
nhưng khộng trao đổi kịp thời với lực lượng điều tra tội phạm về ma túy
của Công an quận để phối hợp, nên việc củng cố tài liệu, chứng cứ còn để
xảy ra sơ hở, dẫn tới đối tượng sau này có điều kiện phản cung, chối

tội…..
- Nguyên nhân
+ Hoạt động phạm tội diễn ra ở các địa bàn khác nhau.
+ Một số quy định của pháp luật hình sự, pháp luật TTHS còn bất
cập. Có ví dụ phân tích vụ án ma túy điển hình.
+ Một số văn bản chỉ đạo của cơ quan trung ương, của cấp trên
đôi khi chưa thật sự phù hợp. Có ví dụ phân tích vụ án ma túy điển hình.
+ Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác của
Điều tra viên, Cán bộ điều tra nhất là điều tra án ma túy chưa đồng
đều.
+ Các cấp lãnh đạo có thẩm quyền chưa thật sự thường xuyên,
kịp thời kiểm tra, đôn đốc các mặt công tác
+ Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động điều tra như cơ sở vật
chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật, đặc biệt là phương tiện giám
định chất ma túy chưa được đầu tư đúng mức, kịp thời……
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 của luận văn tập trung đánh giá thực trạng điều tra
các vụ án ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Kết
quả nghiên cứu ở chương này cho thấy những kết quả đạt được trong
công tác điều tra án ma túy là cơ bản, những hạn chế, thiếu sót là thứ
17


yếu và do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Đã
nêu ra được những hạn chế, thiếu sót , nguyên nhân trên cơ sở từ việc
phân tích điều tra các vụ án ma túy cụ thể mà Đội CSĐT tội phạm về
ma túy, Công an quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã trực tiếp phát hiện và
bắt quả tang. Đây là cơ sở thực tế để xây dựng các giải pháp khắc
phục.
CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU TRA
CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY
3.1. Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan
đến điều tra các vụ án về ma túy
3.1.1. Hoàn thiện các quy định của BLHS năm 2015 về các tội
phạm ma túy.
Việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của BLHS năm 2015 về
các tội phạm ma túy có ý nghĩa quan trọng dưới các góc độ chính sau
đây:
Một là, dưới góc độ chính trị - xã hội, ở một chừng mực nhất
định - góp phần thể chế hóa chính sách hình sự của Nhà nước Việt
Nam
Hai là, dưới góc độ khoa học - nhận thức, việc hoàn thiện các
quy định của BLHS Việt Nam về tội phạm ma túy có ý nghĩa làm
sáng tỏ quy định về hành vi ma túy
Ba là, dưới góc độ lập pháp hình sự, việc hoàn thiện này còn
góp phần giúp cho các nhà làm luật nhận thấy những điểm chưa hợp lý
của điều luật. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ
thống pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống
tội phạm ma túy.
BLHS năm 2015 đã quy định thêm một số chất ma túy nằm
trong danh mục các chất ma túy đã được Chính phủ quy định vào các

18


Điều luật cụ thể như chất ma túy Methamphetamine, Amphetamine,
MDMA…
BLHS năm 2015 đã thay đổi đơn vị tính từ “trọng
lượng” thành “khối lượng” trong các điều luật để đảm bảo tính chính

xác của đơn vị tính.
3.1.2. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật TTHS năm 2015
về điều tra các vụ án hình sự.
Bộ luật TTHS năm 2015 đã ra đời để nhằm khắc phục các hạn
chế và nhược điểm của Bộ luật TTHS năm 2003, tuy nhiên đến nay Bộ
luật này đã được Quốc hội thông qua nhưng vẫn chưa có hiệu lực thi
hành.
Bộ luật TTHS năm 2015 quy định chặt chẽ những vụ án thuộc
thẩm quyền của CQĐT cấp dưới nhưng CQĐT cấp tỉnh điều tra.
Bộ luật TTHS năm 2015 bổ sung và quy định cụ thể một số biện
pháp điều tra như biện pháp nhận biết giọng nói, định giá tài sản và
quy định cụ thể thủ tục tiến hành các biện pháp này.
BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể các biện pháp điều tra tố
tụng đặc biệt được phép áp dụng.
3.2. Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các quy định của
pháp luật về điều tra các vụ án ma túy
3.2.1. Kịp thời giải thích, hướng dẫn áp dụng các quy định
của pháp luật có liên quan đến điều tra các vụ án về ma túy
Trước hết là, hướng dẫn áp dụng quy định của BLHS về tội
phạm ma túy.
Thứ hai là, hướng dẫn áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015
về điều tra các vụ án hình sự.
3.2.2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
kiến thức pháp luật cho đội ngũ điều tra viên, cán bộ điều tra
Cán bộ làm công tác điều tra đóng vai trò quan trọng trong quá
trình giải quyết một vụ án. Họ chính là trung tâm của hoạt động điều
19


tra. Mọi quyết định của họ đưa ra trong quá trình thực hiện và khi kết

thúc hoạt động điều tra sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của nhà
nước, của tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân. Việc
điều tra đúng đắn sẽ bảo vệ được pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo niềm
tin cho quần chúng nhân dân. Điều tra chệch hướng không những
không có giá trị khám phá nhanh chóng từng vụ án ma túy xảy ra, mà
còn không thể làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội, đề xuất những
biện pháp khắc phục, ngăn ngừa không để vụ án tương tự xảy ra trong
tương lai. Kết quả điều tra không những phụ thuộc vào chuyên môn,
nghiệp vụ của cán bộ làm công tác điều tra. Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ của mình, cán bộ điều tra còn bị chi phối bởi nhiều yếu tố
bên ngoài. Nếu không có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập trường tư
tưởng kiên định sẽ rất dễ bị lôi kéo, tác động gây ảnh hưởng đến quá
trình điều tra.
Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ tư pháp, cập nhật các kiến thức mới về chính trị, pháp luật, kinh tế,
xã hội, công nghệ thông tin,... để đảm bảo cán bộ, chiến sĩ phải nắm
vững các quy định của văn bản pháp luật, khi giải quyết các vụ việc
phức tạp có tình, có lý, thuyết phục và dứt điểm, không dây dưa,
không có oan sai, không lấn sang nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ
quan khác.
Để điều tra các vụ án ma túy, các điều tra viên, cán bộ điều tra
không chỉ dựa vào những quy định của pháp luật mà còn phải không
ngừng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của mình. Pháp luật về TTHS chỉ
quy định trình tự, thủ tục thực hiện, còn chiến thuật thực hiện trong
từng điều kiện, hoàn cảnh, trong từng vụ án ma túy cụ thể lại phụ
thuộc vào phương pháp, kinh nghiệm của mỗi cán bộ điều tra, điều tra
viên. Điều này không được giảng dạy trong các trường đào tạo hay
được quy định trong các văn bản pháp luật mà phải thông qua hoạt

20



động thực tiễn, mỗi điều tra viên và cán bộ điều tra tự tích lũy cho bản
thân mình.
3.2.3. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện mối
quan hệ phối hợp và thanh tra, kiểm tra hoạt động điều tra các vụ
án về ma túy
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nhanh chóng
khắc phục những biểu hiện tiêu cực, những sơ hở thiếu sót, vi phạm
pháp luật của cán bộ, chiến sĩ. Quy định trách nhiệm hình sự và hành
chính nghiêm khắc hơn đối với những tội phạm là người có thẩm quyền
trong thực thi pháp luật, những người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để
phạm tội. Người có chức vụ càng cao mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn
phạm tội thì càng phải xử lý nghiêm khắc để làm gương cho người khác.
Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra công tác điều tra các vụ
án ma túy để hạn chế tối thiểu những án oan sai, chỉ ra những thiếu
sót, sai lầm của cán bộ trực tiếp điều tra, từ đó có những văn bản
hướng dẫn giải thích cụ thể trong toàn ngành, có thể trích dẫn những
vụ án điển hình hay có sự nhầm lẫn cho các cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng học hỏi và rút kinh nghiệm.
Cần có văn bản pháp lý quy định rõ thẩm quyền, mối quan hệ
phối hợp giữa các cơ quan điều tra từ cấp cơ sở và với các cơ quan
khác có liên quan với lực lượng Công an (CSĐT tội phạm về ma tuý)
trong phát hiện, điều tra khám phá tội phạm về ma túy sao cho phù
hợp với Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 và Luật tổ chức
điều tra hình sự năm 2015 có liên quan đến điều tra các vụ án ma túy.
3.2.4. Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, khoa học kỹ
thuật phục vụ hoạt động điều tra các vụ án về ma túy
Tại khoản 1, Điều 62 của Luật tổ chức điều tra hình sự năm
2015 quy định việc Bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ hoạt động điều tra

hình sự: “Căn cứ yêu cầu công tác điều tra hình sự, địa bàn hoạt động
và điều kiện kinh tế - xã hội, Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất của
21


CQĐT gồm có đất đai, trụ sở, công trình; trang thiết bị, công cụ hỗ trợ,
phương tiện giao thông, thông tin liên lạc, kỹ thuật nghiệp vụ và các
điều kiện vật chất, kỹ thuật khác, nhất là đối với CQĐT đóng ở vùng
sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, v ng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn, địa bàn trọng yếu về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội.
Về trang bị phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật cần trang bị cho
lực lượng chuyên trách các phương tiện môtô, xe máy phân khối lớn,
ôtô chuyên dụng, song phải là những loại thông dụng của xã hội để
đảm bảo cho tuần tra, mật phục không bị đối tượng phát hiện.
3.2.5. Giải pháp liên quan đến thẩm quyền điều tra đối với Cơ
quan CSĐT cấp huyện
Cần tăng biên chế cho lực lượng cán bộ điều tra cấp huyện, có
đủ số điều tra viên trung cấp để thụ lý điều tra các vụ án thuộc thẩm
quyền mới, không để xảy ra tình trạng điều tra viên sơ cấp điều tra án
không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Bồi dưỡng một
số các bộ trinh sát có đủ điều kiện để bổ nhiệm chúc danh điều tra viên
chuyển sang làm công tác điều tra tố tụng.
Bộ Công an cần phối hợp chặt chẽ với VKSNDTC, TANDTC,
Bộ Tư pháp đẩy mạnh công tác hướng dẫn áp dụng pháp luật, nhất là
việc hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS, BLTTHS và Luật tổ
chức CQĐT hình sự mới để giúp CQĐT cấp huyện tháo gỡ những
vướng mắc trong quá trình giải quyết các VAHS nói chung và các vụ
án ma túy theo thẩm quyền mới nói riêng, đồng thời đẩy mạnh công
tác kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ cho CQĐT cấp huyện để kịp thời

phát hiện, uốn nắn kịp thời những sai sót về nghiệp vụ để nâng cao
chất lượng điều tra các vụ án về ma túy.
Kết luận chƣơng 3
Trong thời gian tới phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng
tinh vi, xảo quyệt; ma túy được đưa vào địa bàn đa dạng hơn về chủng
22


loại rất khó phát hiện. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác đấu
tranh phòng, chống tội phạm nói chung, đến công tác điều tra tội phạm
về ma túy nói riêng.
Trong thời gian tới cần áp dụng đồng bộ các giải pháp khác
nhau, trong đó tập trung vào hai nhóm giải pháp cơ bản là: Tiếp tục
hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan đến công tác điều
tra các vụ án về ma túy và các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng các
quy định của pháp luật về điều tra các vụ án ma túy.
Các giải pháp này được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn
điều tra các vụ án về ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà
Nẵng, vì thế có cơ sở khoa học, có tính khả thi, nếu được triển khai kịp
thời, đầy đủ, hy vọng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào
công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên địa bàn
quận Cẩm Lệ nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung.
KẾT LUẬN
Tệ nạn ma túy trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
trong những năm qua diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. Các vụ án
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma tuý được phát
hiện vẫn gia tăng. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Công an quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã phát hiện, điều tra, xử
lý nhiều đường dây lớn buôn bán trái phép chất ma tuý vào địa bàn
Cẩm Lệ để tiêu thụ và vận chuyển về các quận, huyện khác trong

thành phố, thậm chí chuyển ra tỉnh, thành khác để tiêu thụ. Tội phạm
ma tuý và tệ nạn ma tuý thực sự là nỗi lo lắng của mỗi gia đình trên
địa bàn quận Cẩm Lệ, kéo theo sự phát triển một số tội phạm khác,
gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây
dựng kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của quận Cẩm Lệ.

23


×