Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kiểm sát điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn tỉnh quảng ngãi (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.53 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG THANH LIỄU

KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN
CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC CỦA KHỎE NGƢỜI KHÁC THEO
PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ
THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


Công trình được hoàn thành tại
Học viện Khoa học Xã hội

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM MẠNH HÙNG

Phản biện 1: .............................................................
Phản biện 2: ..............................................................

Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ họp tại Học viện khoa học xã hội ....... giờ ...... ngày ......
tháng ..... năm 2017.


Có thể tìm hiểu luận văn tại
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy định Hiến pháp năm 2013 và Điều 4 Luật tổ chức
VKSND năm 2014 thì VKSND thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình bằng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động
tư pháp, trong đó có hoạt động kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc
điều tra các vụ án hình sự của các Cơ quan điều tra và các cơ quan
khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm
góp phần đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất. Trong những năm qua công tác kiểm sát điều tra các vụ án
hình sự cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác của VKSND tỉnh Quảng Ngãi đã có sự tiến bộ, góp phần đảm
bảo cho hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, khởi tố vụ
án, khởi tố bị can, hoạt động điều tra thu thập chứng cứ và lập hồ sơ đề
nghị truy tố của Cơ quan điều tra được tuân thủ theo quy định của
pháp luật. Thông qua hoạt động này của VKSND tỉnh Quảng Ngãi đã
góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa loại tội phạm cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác ở địa
phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của VKSND
trong giai đoạn kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung, các vụ
án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nói
riêng còn bộc lộ nhiều hạn chế, thiếu sót đã ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng của việc giải quyết các vụ án hình sự.
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát điều tra và
xử lý các loại tội phạm hình sự nói chung, tội phạm cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nói riêng, tác giả đã

chọn đề tài nghiên cứu: “Kiểm sát điều tra các vụ án cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo pháp luật tố tụng
hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn Thạc
1


sĩ Luật học
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mặc dù có nhiều công trình khoa học nghiên cứu ở những góc
độ, phạm vi khác nhau về KSĐT ở những giai đoạn khác nhau của tố
tụng hình sự, trong đó có nghiên cứu về KSĐT đối với một số loại tội
phạm, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu, khảo sát về KSĐT
đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác trên một địa bàn cụ thể là tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn là công
trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở cấp độ luận văn thạc sĩ. Các
công trình nghiên cứu đã được thực hiện là nguồn tư liệu tham khảo
cho học viên thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm
sát điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe người khác từ thự tiễn tỉnh Quảng Ngãi, nhằm đánh giá một cách
khách quan thực trạng kiểm sát điều tra tội phạm này trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi từ năm 2012 đến 2016, từ đó rút ra những mặt tích cực và
hạn chế, nguyên nhân tồn tại và những vướng mắc đề xuất một số giải
pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm sát điều tra các vụ
án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, quá trình nghiên cứu, tác giả

tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ mặt lý luận về kiểm sát điều tra các
vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
khác.
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng kiểm sát điều tra
các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người
2


khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2012 đến 2016. Chỉ ra
những mặt tích cực, hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong kiểm sát điều
tra đối với loại án này.
- Đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác
kiểm sát điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động Kiểm sát điều
tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các vấn đề về
công tác kiểm sát điều tra của VKSND đối với các vụ án hình sự cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo
quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 xảy ra trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2012 đến 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác điều tra,
xử lý tội phạm nói chung, công tác điều tra, xử lý các vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, so sánh,
điều tra xã hội học, thảo luận, tọa đàm và trực tiếp khảo sát ….
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn
3


Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn kiểm sát
điều tra các vụ án về cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian từ năm
2012 đến 2016.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn đưa ra Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
kiểm sát điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác, là tài liệu tham khảo để phục vụ cho cán bộ của
Viện kiểm sát trong hoạt động thực tiễn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về kiểm sát điều tra các vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Chương 2. Các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm sát
điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác và thực trạng hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật và các giải
pháp khác nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về kiểm sát điều tra các vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Chương 2: Các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm sát
điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
4


của người khác và thực trạng hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật và các giải
pháp khác nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC
VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE NGƢỜI KHÁC
1.1. Khái niệm kiểm sát điều tra các vụ hình sự
Kiểm sát điều tra trong các vụ án hình sự là hoạt động của
VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia
quan hệ pháp luật TTHS phát sinh trong quá trình tiếp nhận, giải

quyết thông tin về tội phạm và khởi tố, điều tra, nhằm đảm bảo cho
quá trình giải quyết thông tin về tội phạm và điều tra vụ án được
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
*Phân biệt chức năng thực hành quyền công tố với chức năng
kiểm sát điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
Tại Khoản 1, Điều 107 Hiến pháp năm 2013 có quy định:
“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp” và Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm
2014 cũng quy định: “Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành
quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”. Như vậy, thực hành quyền công tố là một
trong hai chức năng hiến định Viện kiểm sát nhân dân.
Tại Khoản 1, Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân
dân 2014 xác định: "Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện
5


kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội
của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong
suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự".
Tại Điều 4 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 quy
định: chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát là
hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của
các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt
động tư pháp, được thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình
giải quyết vụ án hình sự…Mục đích của kiểm sát hoạt động tư pháp
nhằm: đảm bảo việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
và kiến nghị khởi tố, việc giải quyết vụ án hình sự … được thực hiện

đúng quy định của pháp luật. Kiểm sát điều tra là bộ phận của kiểm
sát hoạt động tư pháp.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của BLTTHS thì VKSND
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS có trách nhiệm phát
hiện kịp thời vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện
pháp do bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của
những cơ quan hoặc cá nhân này.
Chức năng KSĐT trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự là:
Hoạt động kiểm sát các hoạt động điều tra của Cơ quan CSĐT các vụ
án hành sự từ khi CQĐT tiếp nhận giải quyết tố giỏc, tin bỏo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố, đến giai đoạn khởi tố, điều tra vụ ỏn
nhằm bảo đảm cho các hoạt động điều tra được tuân thủ theo trình tự
đúng quy định của BLTTHS và đúng pháp luật.
1.2. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa hoạt động kiểm sát điều
tra các vụ án hình sự đối với cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của ngƣời khác
6


1.2.1. Khái niệm
Kiểm sát điều tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe người khác là hoạt động của Viện kiểm sát nhân
dân trong việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể
tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát sinh từ khi tiếp
nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố và
trong suốt quá trình giai đoạn điều tra vụ án đối với người có hành
vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã
bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố nhằm đảm bảo cho quá trình điều
tra được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

1.2.2. Đặc điểm
Hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án CYGTT có một số đặc
điểm cụ thể như sau:
- Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói chung và các vụ án
CYGTT nói riêng là hoạt động chỉ do VKSND tiến hành, là một
chức năng của VKS được quy định trong TTHS.
- Chủ thể thực hiện hoạt động KSĐT là Viện kiểm sát và các
chủ thể có chức danh trong Ngành kiểm sát gồm: Viện trưởng, Phó
viện trưởng VKSND, Kiểm sát viên (sau đây gọi chung là Kiểm sát
viên) theo quy định của BLTTHS, Luật tổ chức VKSND.
- Hoạt động KSĐT của VKSND trong giai đoạn điều tra các
vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khácđược diễn
ra trực tiếp đối với mọi hành vi tố tụng của Cơ quan điều tra và cơ
quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra, nhằm mục
đích bảo đảm tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra.
1.2.3. Ý nghĩa của hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
Một là, hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án CYGTT sẽ đảm
bảo mọi hành vi phạm tội cố ý gây thương tích điều phải được điều
tra và xử lý kịp thời, không để lọt người phạm tội, không làm oan
7


người vô tội.
Hai là, hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án CYGTT bảo đảm
sự tuân thủ pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan khác được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
1.3. Khái quát lịch sử các quy định của pháp luật về kiểm
sát điều tra nói chung, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự từ khi
thành lập Viện kiểm sát nhân dân đến trƣớc khi có Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1960 đến trước năm 1988
Năm 1959, Quốc hội ban hành bản Hiến pháp 1959 trong đó quy
định tổ chức cơ quan Viện kiểm sát nhân dân thành một hệ thống độc
lập với Chính phủ và chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Trên cơ sở
quy định của Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành Luật tổ chức Viện kiểm
sát nhân dân năm 1960 để cụ thể hóa chức năng của Viện kiểm sát trong
đó tại Điều 11 có chức năng kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về
tội phạm trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Với việc ban
hành Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đã đánh dấu sự
hình thành hệ thống cơ quan Viện kiểm sát từ trung ương đến địa
phương, đồng thời khẳng định chức năng Hiến định là kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự.
Ngày 18 tháng 12 năm 1980, Nhà nước đã ban hành bản Hiến
pháp năm 1980 trong đó Điều 138 quy định chức năng của Viện
kiểm sát như sau: "Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các bộ,
các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng, các cơ quan chính
quyền địa phương, tổ chức xã hội và các đơn vị vũ trang nhân dân,
các nhân viên nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảo
đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; Các
Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sự kiểm sát
8


việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách
nhiệm của mình".
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1988 đến trước năm 2003.
Điều 23 BLTTHS năm 1988 quy định: "Viện kiểm sát có nhiệm

vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố tụng hình sự, thực hiện quyền
công tố bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất. Trong các giai đoạn của TTHS, Viện kiểm sát có trách
nhiệm áp dụng những biện pháp do bộ luật này quy định để loại trừ
việc vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào".
Năm 2001, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X đã tiến hành sửa
đổi Hiến pháp năm 1992 (sau đây được gọi là Hiến pháp năm 1992
sửa đổi), lần sửa đổi này đã điều chỉnh chức năng của Viện kiểm sát
tại Điều 137 với quy định: "Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền
công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến
pháp và pháp luật", như vậy Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã quy
định rõ kiểm sát hoạt động tư pháp là một trong hai chức năng chính
của Viện kiểm sát. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa
đổi), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 được ban hành
và tại các Điều 12 và 14 Chương II quy định: "Viện kiểm sát nhân dân
thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
việc điều tra các vụ án hình sự của các Cơ quan điều tra và các cơ
quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra".
Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI đã tiến hành thảo luận và thông
qua BLTTHS năm 2003 thể hiện những tư tưởng mới về cải cách tư
pháp hình sự, trong đó tại Điều 2 Chương II - Những nguyên tắc cơ
bản có quy định: "... Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong TTHS có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của
các cơ quan tiến hành tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật
này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan
hoặc cá nhân này”.
9


1.4. Nội dung của hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án cố

ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác của
Viện kiểm sát
1.4.1. Kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
khởi tố vụ án hình sự Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác
Theo quy định tại Điều 101 và Điều 103 BLTTHS thì CQĐT,
VKS có trách nhiệm phải tiếp nhận tố giác và tin báo về tội phạm do
công dân, cơ quan, tổ chức cung cấp. Sau khi tiếp nhận tố giác, tin
báo về tội phạm trong thời hạn hai mươi ngày đối với vụ việc đơn
giản và trong thời hạn không quá hai tháng đối với vụ việc phức tạp,
CQĐT phải có trách nhiệm xác minh làm rõ để ra quyết định và gửi
đến VKS cùng cấp; VKS có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết các
tố giác, tin báo về tội phạm nói chung trong đó có tội cố ý thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Khởi tố vụ án nói chung và đối với vụ án CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe người khác nói riêng, sau khi vụ án được khởi
tố thì cơ quan khởi tố vụ án có trách nhiệm gửi quyết định khởi tố vụ
án đến VKSND để tiến hành kiểm sát việc khởi tố. Đây là một trong
những hoạt động tố tụng của VKS khi thực hiện chức năng kiểm sát
đối với CQĐT nhằm bảo đảm việc khởi tố vụ án CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe người khác được kịp thời, có căn cứ, đúng pháp
luật. Theo đó, VKS cũng phải kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố bị can
trong các vụ án hình sự cũng như vụ án Cố ý gây thương tích.
1.4.2. Kiểm sát việc khởi tố vụ án và khởi tố bị can trong vụ
án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
* Kiểm sát việc khởi tố vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe người khác
Theo quy định tại các Điều 37, 109, 113 BLTTHS thì CQĐT,
VKS và Tòa án có trách nhiệm ra quyết định khởi tố vụ án để tiến
10



hành điều tra hành vi phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe người khác theo trình tự TTHS. Sau khi vụ án được khởi tố thì
hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án phát sinh, CQĐT hoặc một số
cơ quan được giao thẩm quyền điều tra có trách nhiệm phải gửi quyết
định khởi tố vụ án đến VKSND để tiến hành kiểm sát việc khởi tố.
Đây là một trong những hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát khi
thực hiện chức năng kiểm sát đối với CQĐT nhằm đảm bảo việc
khởi tố vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
được kịp thời, có căn cứ đúng pháp luật. Vì vậy, Viện kiểm sát phải
nắm bắt kịp thời việc ban hành các quyết định khởi tố để kiểm sát
tính có căn cứ, tính hợp pháp và khắc phục những sai sót nếu có.
* Kiểm sát việc khởi tố bị can trong vụ án cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
Quyết định khởi tố bị can trong vụ án hình sự nói chung, vụ án
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nói riêng chỉ
được ban hành trên cơ sở quyết định khởi tố vụ án, là căn cứ để cơ
quan tiến hành TTHS áp dụng các biện pháp điều tra nhằm làm rõ
tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của bị can gây ra.
Hoạt động kiểm sát việc khởi tố bị can về tội CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe người khác không chỉ là quyền, mà còn là nhiệm vụ
của VKS nhằm đảm bảo CQĐT khởi tố đúng người, đúng tội, đúng
pháp luật, đảm bảo hoạt động điều tra các vụ án này kịp thời, chuẩn
bị tốt cho giai đoạn truy tố, xét xử sau này.
Ngoài ra, Kiểm sát viên còn có thể trực tiếp áp dụng các biện
pháp khác như tham gia vào quá trình lấy lời khai, hỏi cung bị can,
thảo luận với Điều tra viên về những vấn đề có liên quan đến khởi tố
bị can. Trên cơ sở đó kịp thời yêu cầu CQĐT hoặc VKS ra quyết
định hủy bỏ, bổ sung, thay đổi, ban hành quyết định khởi tố bị can

chính xác, đúng luật, tránh xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp
của công dân, tránh việc ra quyết định nhiều lần, hạn chế việc trả hồ
11


sơ vụ án để điều tra bổ sung ở các giai đoạn sau, ảnh hưởng tiến độ
giải quyết án.
1.4.3. Kiểm sát các hoạt động điều tra trong vụ án cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
* Kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi
Theo quy định tại Điều 150 BLTTHS thì Điều tra viên tiến
hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát
hiện dấu vết của tội phạm, những chứng cứ và làm sáng tỏ các tình
tiết có ý nghĩa đối với vụ án. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến
hành trước khi khởi tố vụ án hình sự; trong mọi trường hợp, trước
khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho VKS
cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám
nghiệm hiện trường.
Khi khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải chú ý nội
dung và biện pháp khám nghiệm của Điều tra viên; Việc khám
nghiệm hiện trường phải được lập biên bản và thực hiện theo đúng
quy định tại Điều 95, Điều 125, Điều 150 BLTTHS. Trên cơ sở
khám nghiệm hiện trường, nếu xác định có dấu hiệu tội phạm mà Cơ
quan CSĐT không khởi tố vụ án để điều tra, thì Kiểm sát viên phải
báo cáo đề xuất lãnh đạo cấp mình để xem xét quyết định.
Trong mọi trường hợp việc khám nghiệm tử thi phải được
thông báo trước cho VKSND cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có
mặt đề giám sát quá trình khám nghiệm tử thi; Kiểm sát viên phải
yêu cầu CQĐT thực hiện theo quy định tại các Điều 95, Điều 125 và
Điều 151 BLTTHS.

* Kiểm sát việc trưng cầu giám định trong hoạt động điều tra
vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
Giám định là vấn đề quan trọng đối với việc phát hiện và xử lý
vụ án hình sự nói chung, các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe người khác nói riêng. Kết quả giám định là một trong những tài
12


liệu, chứng cứ quan trọng để xác định những tình tiết cần phải chứng
minh trong vụ án hình sự. Vì vậy Kiểm sát viên được phân công thụ
lý các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác phải
nắm vững tinh thần và nội dung của BLTTHS năm 2003 về quy định
giám định tư pháp để áp dụng thực hiện đảm bảo đúng quy định của
pháp luật, phải chủ động phát hiện các vấn đề cần phải giám định để
yêu cầu CQĐT tiến hành trưng cầu giám định cho phù hợp (như
giám định pháp y, giám định kế toán tư pháp...).
* Kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can. Để hoạt động hỏi cung
bị can đáp ứng yêu cầu khách quan, toàn diện và đúng pháp luật thì
VKS phải giám sát hoạt động hỏi cung của CQĐT. Căn cứ pháp luật
để VKS thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc hỏi
cung bị can đó là Điều 113, Điều 131 BLTTHS, Điều 15 Luật tổ
chức VKS năm 2014 và Điều 16 quy chế công tác kiểm sát điều tra.
* Kiểm sát hoạt động lấy lời khai người làm chứng
VKS có thể trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm sát hoạt động này để
bảo đảm việc lấy lời khai người làm chứng theo đúng luật định, có
căn cứ và hợp pháp, trở thành chứng cứ chứng minh trong vụ án
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
* Kiểm sát hoạt động khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài
sản của Cơ quan điều tra. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc
khám xét của Cơ quan CSĐT đảm bảo tính có căn cứ và hợp pháp.

Khi thực hiện kiểm sát việc khám xét, Kiểm sát viên phải yêu cầu
CQĐT chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại Điều 140 đến Điều
148 BLTTHS và hướng dẫn của VKSNDTC, Bộ công an, Bộ tư pháp
và Bộ tài chính về bảo quản, giao nhận vật chứng và tài sản tạm giữ.
* Kiểm sát quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra các vụ án
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác của
Cơ quan Cảnh sát điều tra. Khi tiến hành hoạt động kiểm sát việc
đình chỉ điều tra thì Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để
13


kiểm tra căn cứ của việc đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 164
BLTTHS. Nếu thấy việc đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị
can là đúng thì Kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát về
việc giải quyết các vấn đề liên quan đến vật chứng, các biện pháp
ngăn chặn đã áp dụng và tài sản đã bị tạm giữ...nếu thấy lý do việc
đình chỉ điều tra vụ án, đình chỉ điều tra bị can là không đúng thì
Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo VKSND có thẩm quyền ra quyết
định hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra của CQĐT, đồng thời yêu
cầu phục hồi điều tra vụ án.
1.4.4. Kiểm sát hoạt động lập hồ sơ vụ án hình sự cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác
Hoạt động kiểm sát việc lập hồ sơ điều tra vụ án hình sự
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là việc Viện kiểm
sát nhân dân (Kiểm sát viên) thực hiện các thao tác nghiệp vụ để
kiểm tra, giám sát các hoạt động điều tra của CQĐT (Điều tra viên)
và các cơ quan được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt động
điều tra nhằm đảm bảo mọi hoạt động của các cơ quan này được tuân
thủ theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
1.4.5. Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp

ngăn chặn trong vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác
* Kiểm sát việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm
tội quả tang hoặc truy nã. Hoạt động KSĐT của VKS phải được tiến
hành chặt chẽ ngay sau khi họ đã bị bắt. Kiểm sát viên phải kiểm sát
việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Điều 81
BLTTHS và yêu cầu Cơ quan CSĐT sau khi bắt khẩn cấp phải báo
ngay cho VKS bằng văn bản kèm theo tài liệu có liên quan đến việc
bắt khẩn cấp để VKS xét phê chuẩn.
* Kiểm sát việc tạm giữ. Phương pháp kiểm sát việc tạm giữ,
chủ yếu VKS thông qua việc nghiên cứu hồ sơ tài liệu của CQĐT.
14


Trong trường hợp cần thiết có thể gặp, hỏi trực tiếp người bị tạm giữ
để từ đó có cơ sở khẳng định việc áp dụng biện pháp tạm giữ của
CQĐT là đúng quy định của pháp luật.
* Kiểm sát việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Để thực hiện
hoạt động kiểm sát việc bắt bị can để tạm giam trong các vụ án hình
sự cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác,
Kiểm sát viên phải nắm vững quy định tại Điều 80 và Điều 88
BLTTHS. Khi CQĐT đề nghị phê chuẩn lệnh bắt, tạm giam bị can,
thì Kiểm sát viên phải nghiên cứu thẩm định các tài liệu, chứng cứ
trong hồ sơ vụ án một cách thận trọng, trực tiếp kiểm tra chứng cứ
trước khi báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền ký phê duyệt.
* Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp
ngăn chặn khác. Kiểm sát viên thụ lý giải quyết vụ án phải kiểm sát
chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn
khác của Cơ quan điều tra gồm: Cấm đi khỏi nơi cư trú (Điều 91
BLTTHS), bảo lĩnh (Điều 92 BLTTHS), đặt tiền hoặc tài sản có giá

trị để bảo đảm (Điều 93 BLTTHS), bảo đảm việc áp dụng các biện
pháp ngăn chặn này có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.
1.4.6. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia
tố tụng trong vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe người khác
Để hoạt động tố tụng được vận hành thông suốt, ngoài sự có
mặt của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thì sự có
mặt của người tham gia tố tụng là yếu tố không thể thiếu. Người
tham gia tố tụng tham gia vào quá trình này với nhiều mục đích khác
nhau, nhằm đạt được những lợi ích khác nhau, đảm bảo cho các hoạt
động tố tụng được vận hành bình thường, đạt hiệu quả cao, bảo vệ lợi
ích của người tham gia tố tụng nói riêng, lợi ích Nhà nước nói chung,
VKS tham gia kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia
tố tụng khi họ tham gia vào quá trình tố tụng.
15


1.4.7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát
điều tra vụ án hình sự
Ngoài năm nội dung như đã phân tích ở trên, trong kiểm sát
điều tra vụ án hình sự Viện kiểm sát còn tiến hành một số hoạt động
khác như: Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra; Yêu cầu Cơ
quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết; kiến nghị, yêu cầu
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra…
CHƢƠNG 2
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ
KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƢƠNG

TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGUỒI KHÁC
VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC
VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NGÃI
2.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về kiểm sát điều
tra các vụ án cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
ngƣời khác (BLTTHS 2003, Luật Tổ chức VKSND năm 2014)
Được quy định tại Điều 109, 113 Bộ luật tố tụng hình sự 2003;
Điều 13, 15 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
2.2. Thực trạng hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án cố ý
gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác trên
địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội và tình hình tội
phạm cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời
khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
16


Đặc điểm kinh tế - xã hội
Quảng Ngãi là 1 trong 5 tỉnh, thành phố ở khu vực duyên hải
Nam Trung Bộ, có diện tích tự nhiên là 5.138 km2, tổng dân số hơn
1,2 triệu người; với mật độ là 241 người/km2; gồm 01 thành phố
Quảng Ngãi và 14 huyện; trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố
Quảng Ngãi.
Lãnh thổ trải dài 129 km theo hướng Bắc - Nam, Quảng Ngãi
ở vị trí trung tâm của miền trung và cả nước, phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp Tây
Nguyên, phía Đông giáp Biển Đông, vừa có rừng vừa có biển thuận
lợi cho hoạt động giao thông đường thủy.

Tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Bảng 2.1. Số vụ án và bị cáo xét xử sơ thẩm về tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác thực hiện so với số tội
phạm ở Quảng Ngãi
Tình hình tội phạm
Tội CYGTT
Tỉ lệ %
Năm
Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo
2012
606
1132
149
271
24,6
23,9
2013
752
1543
174
401
23,1
26,0
2014
821
1588
198
459
24,1

28,9
2015
754
1678
176
506
23,3
30,2
2016
678
1203
129
257
19,0
21,4
Tổng
3611
7144
826
1894
22,9
26,5
(Nguồn viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
2.2.2. Kết quả đạt đƣợc và những hạn chế khó khăn,
vƣớng mắc trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án cố ý gây
thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác trên địa
bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.2.2.1. Kết quả đạt được trong kiểm sát việc khởi tố vụ án và
khởi tố bị can
17



Bảng 2.2: Số vụ án, bị can VKS phải thụ lý KSĐT
(Điều 104 BLHS)
Số bị
Số vụ kết Số bị can kết Số vụ quá
Năm Số vụ
can thúc điều tra thúc điều tra hạn điều tra
2012 203
418
143
291
0
2013 262
581
207
444
0
2014 257
698
208
534
0
2015 230
562
183
476
0
2016 181
380

148
289
0
(Nguồn viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi) )
(Ghi chú: Không kể số vụ án đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc
chuyển thẩm quyền).
2.2.2.2. Kết quả đạt được trong kiểm sát các hoạt động điều
tra
Kết quả từ ngày 01/12/2011 đến 31/11/2016 ngành Kiểm sát
Quảng Ngãi đã trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm tổng số 4150
hiện trường trường, 2310 tử thi trong các vụ án hình sự; trong đó có
410 hiện trường, 80 tử thi các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe người khác. Hoạt động kiểm sát điều tra ban
đầu đối với loại án này đều được thực hiện đảm bảo có căn cứ, đúng
quy định pháp luật.
Bảng 2.3. Số vụ án Viện kiểm sát đã đình chỉ điều tra
(Điều 104 BLHS)
Năm

Tổng số
vụ/bị can

2012
2013
2014
2015
2016

7/12
6/12

3/5
4/10
8/18

Chết

Lý do đình chỉ
Bị hại rút
Theo Điều 25
đơn
BLHS
5/9
2/3
3/6
3/6
2/4
1/1
2/6
2/4
5/12
3/6

Không có
tội

(Nguồn viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

18



Bảng 2.4: Số vụ án Tòa án đã đình chỉ điều tra (Điều 104 BLHS)
Năm

Tổng số
vụ/bị can

2012
2013
2014
2015
2016

2/3
1/3
3/5
5/9
1/1

Chết

Lý do đình chỉ
Bị hại rút
Theo Điều
đơn
25 BLHS
2/3
1/3
3/5
4/8
1/1

1/1

Không có
tội

(Nguồn viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
2.2.3. Kết quả đạt được trong kiểm sát hoạt động lập hồ sơ
vụ án. Viện kiểm sát nhân dân hai cấp đã nghiêm túc triển khai thực
hiện việc lập hồ sơ kiểm sát hình sự theo quyết định số 590/QĐVKSTC-V3 ngày 05/12/2014 (Thay thế QĐ số 07/QĐ ngày
12/01/2006) của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nhìn
chung, các hồ sơ kiểm sát đều đầy đủ, phản ánh được diễn biến của
cuộc điều tra, vai trò và các thao tác nghiệp vụ của Kiểm sát viên
cũng như các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo VKS, phục vụ tốt cho công
tác thực hành quyền công tố trong các giai đoạn tiếp theo.
2.2.4. Kết quả đạt được trong kiểm sát việc áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Theo số liệu thống kê của VKSND tỉnh
Quảng Ngãi cho thấy, năm 2012 bắt tạm giữ hình sự về tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác 76 đối tượng, đã trả tự do
xử lý hành chính 6 trường hợp, chiếm tỷ lệ 7,8%; đến năm 2016 bắt
tạm giữ hình sự 105 đối tượng, kết quả giải quyết đã trả tự do xử lý
hành chính 5 trường hợp, chiếm 4,7% (giảm 3,1 so với năm 2012).
2.2.5. Kết quả đạt được trong kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của người tham gia tố tụng. VKS kiểm sát việc tuân theo pháp
luật của những người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
của họ, đồng thời đảm bảo nghĩa vụ của họ cũng được thực hiện
nghiêm chỉnh, không xâm phạm đến quyền lợi ích của các chủ thể
khác, đạt được mục đích của hoạt động tố tụng.
19



2.2.6. Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong
kiểm sát điều tra vụ án hình sự
VKSND tỉnh Quảng Ngãi còn chủ động phối hợp với các cơ
quan hữu quan nắm chắc tình hình vi phạm và tội phạm để chủ động
kiến nghị với chính quyền địa phương về công tác quản lý Nhà nước,
kiến nghị phòng ngừa tội phạm “Vị thành niên phạm tội …
2.3. Những hạn chế, khó khăn, vƣớng mắc trong kiểm sát
điều tra các vụ án cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và nguyên nhân
2.3.1. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên
nhân của những hạn chế khó khăn vướng mắc trong kiểm sát điều
tra các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
2.3.1.1. Hạn chế, khó khăn, vướng mắc
- Trong kiểm sát việc khởi tố vụ án và khởi tố bị can
Khi kiểm sát điều tra các vụ án hình sự CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe người khác, VKSND các huyện, thành phố chưa có
sự thống nhất về việc áp dụng pháp luật hình sự.
- Trong kiểm sát các hoạt động điều tra. Một số trường hợp,
khi tiến hành hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường các vụ
án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác có đông đối
tượng tham gia không phát hiện thấy CQĐT bỏ sót những tình tiết liên
quan đến vụ án như thu thập dấu vết, cơ chế hình thành dấu vết... Vẫn
còn tình trạng kiểm sát khám nghiệm sơ sài nên không phát hiện thấy
CQĐT không mô tả đầy đủ các dấu vết trên thân thể nạn nhân hoặc
người bị hại như đặc điểm quần áo, chiều hướng dấu vết, kích thước
dấu vết, vân tay, mẫu máu... Nên có trường hợp không xác định được
tung tích nạn nhân vì không lấy mẫu dấu vết vân tay, mẫu máu.
- Trong kiểm sát hoạt động lập hồ sơ vụ án
Một số VKS cấp huyện, thành phố, hồ sơ kiểm sát điều tra vụ

20


án hình sự chưa được lập đúng theo quy định tại quyết định số
590/QĐ-VKSTC-V3 ngày 05/12/2014 (Thay thế QĐ số 07/QĐ ngày
12/01/2006) của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quy
chế công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật
trong việc điều tra các vụ án hình sự ban hành kèm theo quyết định
số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.
- Trong kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn. Hoạt động kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp
ngăn chặn ở một số nơi, một số vụ án còn bộc lộ những thiếu sót vi
phạm làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ giải quyết vụ án của các
cơ quan tiến hành tố tụng nói chung và của VKS nói riêng.
- Trong kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia
tố tụng. Trong một số trường hợp Viện kiểm sát do không phát hiện
kịp thời những hành vi vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng nên tình trạng mớm cung, bức cung người bị tạm
giữ, bị can, vẫn xảy ra ở giai đoạn điều tra…
- Trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác khi kiểm sát
điều tra vụ án hình sự. Trong quá trình kiểm sát điều tra, một số
VKS cấp huyện, thành phố còn bị động, chưa giám sát các chặt chẽ
các hoạt động điều tra của CQĐT nên vẫn còn xảy ra những vi phạm
mà VKS không phát hiện kịp thời để yêu cầu khắc phục vi phạm làm
ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án.
2.3.1.2. Nguyên nhân của những hạn chế khó khăn, vướng
mắc. Hệ thống pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự mặc dù
đã được ban hành khá đầy đủ, nhưng có nhiều vấn đề chưa được
hướng dẫn kịp thời, hoặc tuy có hướng dẫn nhưng lại hướng dẫn đơn

ngành, dẫn đến việc nhận thức và áp dụng về tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe người khác không thống nhất giữa các cơ quan
tiến hành tố tụng.
21


CHƢƠNG 3
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ CÁC
GIẢI PHÁP KHÁC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN CỐ Ý GÂY THƢƠNG
TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE NGƢỜI
KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về kiểm sát
điều tra các vụ án cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe ngƣời khác
3.1.1. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
(sửa đổi năm 2017)
- Tại Điều 134 BLHS năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định:
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Mặc dù đã được sửa đổi nhưng vẫn còn một số vấn đề cần bổ sung
tại khoản 5:
Làm chết người và gây tổn hại cho sức khỏe 02 người trở lên
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một
trong các tường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k
khoản 1 Điều này.
3.1.2. Hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015. Cần bổ sung quy định về trách nhiệm của Cơ quan Giám định
nếu không thực hiện việc giám định đúng thời hạn theo quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 208 BLTTHS (tính chất thương tích, mức độ
tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động) bổ sung về quyền và nghĩa

vụ của người bị hại thực hiện việc giám định tỷ lệ thương tật trong
các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
3.2. Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm
sát điều tra các vụ án cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
22


3.2.1. Chú trọng công tác hướng dẫn pháp luật
Liên ngành tư pháp Trung ương cần sớm ban hành văn bản
hướng dẫn một số vướng mắc trong áp dụng pháp luật để các cơ
quan tiến hành tố tụng địa phương áp dụng thống nhất.
3.2.2. Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực, ý thức trách
nhiệm của đội ngũ Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong việc thực
hiện chức trách, nhiệm vụ
Cần thường xuyên quán triệt, bồi dưỡng ý thức chính trị cho
đội ngũ KSV, KTV có nhận thức đúng đắn, đầy đủ trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành.
3.2.3. Tăng cường quan hệ phối hợp và chế ước giữa Viện
kiểm sát với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình
sự. Để đảm bảo việc xử lý vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe người khác đúng quy định của pháp luật thì cơ quan VKS với
Cơ quan điều tra phải phối hợp chặt chẽ với nhau.
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát đối với hoạt
động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát các cấp
Để làm tốt công tác kiểm sát điều tra các vụ án hình sự nói
chung, các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổ hại cho sức khỏe
người khác nói riêng, nhằm hạn chế bỏ lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt
động này.

KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về hoạt
động KSĐT các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe người khác để đánh giá một cách khách quan thực trạng hoạt
động của VKSND trong giai đoạn KSĐT tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi từ năm 2012 đến năm 2016, đề tài đã chỉ ra những kết quả đạt
được, hạn chế, nguyên nhân tồn tại trong quá trình KSĐT. Từ đó đề
23


×