Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nghiên cứu sử dụng phế thải RFCC của nhà máy lọc dầu dung quất làm phụ gia cho bê tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 68 trang )

Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

LỜI CẢM ƠN
Bài báo cáo này được thực hiện sau gần ba tháng thực tập tại Trung tâm VLXD
miền Nam. Do điều kiện thời gian ngắn tại trung tâm nên có nhiều thứ còn hạn chế ,
xong với những gì được quan sát, thực hành và so sánh với những gì đã được học
trong trường giúp em rút ra được nhiều bài học bổ ích, bài báo cáo này tóm lược một
phần nào những công việc mà em đã thực hiện tại Trung tâm VLXD miền Nam trong
thời gian vừa qua.
Em xin chân thành gởi lời cảm ơn tới giám đốc, tập thể kỹ sư, công nhân,
cán bộ và các anh, chị làm việc tại Trung tâm VLXD miền Nam, đã tận tình giúp đỡ
và chỉ bảo em trong thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Trọng Quang đã tận tình giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành tốt báo cáo.
Cảm ơn khoa xây dựng trường Cao Đẳng Công Nghệ và Quản trị
Sonadezi, Trung tâm VLXD miền Nam, đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực
tập vừa qua.
Bước đầu đi vào thực tiễn còn nhiều bỡ ngỡ, dù đã cố gắng nhiều nhưng với vốn
kiến thức còn hạn chế bài làm của em khó tránh khỏi những sự thiếu xót, sai lầm. Do
đó em mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các anh chị trong trung tâm để củng
cố thêm kiến thức làm nền tảng trang bị cho em để bước vào công việc thực tế sắp tới.
Cuối cùng, em xin chúc các cô chú cán bộ, kỹ sư, các bác, các chú, các anh
trong trung tâm sức khỏe dồi dào, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chúc cho
Trung tâm VLXD miền Nam, ngày càng làm ăn phát đạt. Chúc các thầy cô mạnh
khỏe, hạnh phúc, thành đạt và tiếp tục công việc ươm mần tri thức của mình.

Sinh viên thực tập



Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM VẬT LIỆU XÂY DỰNG MIỀN NAM
I.Tổng quan về trung tâm và vị trí địa lí.
1.Vị trí địa lí.

Trang 4

2.Lịch sử hình thành và phát triển.

Trang 4

3. Các hoạt động chính.

Trang 5

4. Các dư án tiêu biểu.

Trang 6

5. Sơ đồ tổ chức.

Trang 7

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
I. Nghiên cứu sử dụng phế thải RFCC của nhà máy lọc dầu Dung Quất làm phụ gia
cho bê tông.


1.Thực trạng hiện nay.

Trang 8

2. Cấu tạo và cấu trúc của bê tông.

Trang 9

3.Ảnh hưởng của phụ gia khoáng hoạt tính đến hỗn hợp bê tông.

Trang 9

4.Ảnh hưởng phụ gia khoáng hoạt tính đến tính chất bê tông.

Trang 10

II. Kiểm định gạch Ceramic( theo TCVN 6415:2005)
1. Xác định kích thước và chất lượng bề mặt.

Trang 16

2. Xác định độ hút nước.

Trang 17

3. Xác định độ bền uốn.

Trang 19


4. Xác định độ bền mài mòn sâu đối với gạch không phủ men.

Trang 21

5. Xác định độ mài mòn bề mặt đối với gạch phủ men.

Trang 23

6. Xác định hệ số giãn nở nhiệt dài.

Trang 25

7. Xác định hệ số giãn nở ầm.

Trang 25

III. Công tác kiểm định chất lượng, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa về
VLXD: “phụ gia hóa học cho bê tông theo QCVN 16:2011”
1. Phụ gia hóa học cho bê tông theo QCVN 16-3:2011.
2. Lượng nước nhào trộn tối đa so với mẫu bê tông đối chứng.
3. Thời gian đông kết của bê tông.

Trang 27
Trang 33
Trang 33


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang


4. Xác định hàm lượng bọt khí của bê tong.
5. Xác định cường độ nén.
6. Chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử.

Trang 37
Trang 38
Trang 41

CHƯƠNG III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I.Kiểm định gạch Ceramic.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Xác định kích thước, hình dạng và chất lượng bề mặt.
Xác định độ bền uốn.
Xác định độ hút nước
Xác định độ bền mài mòn sâu.
Xác định độ bền mài mòn bề mặt.
Xác định hệ số giãn nở nhiệt dài.
Xác định hệ số giãn nở nhiệt ẩm.

Trang 44
Trang 45
Trang 46

Trang 47
Trang 48
Trang 49
Trang 49

II.Công tác kiểm định chất lượng, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa về
VLXD: “phụ gia hóa học cho bê tông theo QCVN 16:2011”
1.
2.
3.
4.
5.

Lượng nước nhào trộn tối đa so với mẫu bê tông đối chứng.
Tiến hành đúc mẫu.
Xác định thời gian đông kết của bê tông.
Xác định hàm lượng bọt khí.
Xác định cường độ nén của bê tông

Trang 55
Trang 55
Trang 66
Trang 62
Trang 63

CHƯƠNG IV: Kết luận và kiến nghị.
I. Những kiến thức, kỹ năng được củng cố.
1.Kiến thức.
2.Kĩ năng được củng cố.


Trang 65
Trang 65

II.Kinh nghiệm thực tiễn, kiến nghị đóng góp cho cơ quan nơi thực tập.
1.Kinh ngiệm thực tiễn

Trang 65

2.Kiến nghị nâng cao công tác kiểm định và tạo ra sản phẩm mới.

Trang 66

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM VẬT LIỆU XÂY DỰNG MIỀN
NAM
II.Tổng quan về trung tâm và vị trí địa lí.
1.Vị trí địa lí.
Trung tâm vật liệu xây dựng miền Nam có trụ sở chính đặt tại số 129A, Trần Não,
phường Bình An, quận 2, tp Hồ Chí Minh
Tel: (08) 37402343 Fax: (08) 37402344


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

Email:
Địa chỉ website:
2.Lịch sử hình thành và phát triển.
Trung Tâm VLXD Miền Nam qua 8 năm trưởng thành và phát triển.Ngày 13/11/2003
Bộ Trưởng Bộ Xây Dựng ký quyết định số 1525/QD- BXD thành lập Trung Tâm

VLXD Miền Nam thuộc viện VLXD. Trải qua 8 năm kể từ ngày thành lập trung tâm
đã không ngừng phát triễn, lớn mạnh và hiện nay đã trở thành một đơn vị đồng thời là
đại diện của Viện VLXD tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.Tám năm
là khoảng thời gian không nhiều kể từ lúc mới thành lập đến nay Trung Tâm VLXD
Miền Nam đã trải qua những mốc phát triển quan trọng để khẳng định được nội lực và
uy tín của mình trên địa bàn Miền Nam. Lúc đầu khi thành lập Trung Tâm chỉ có 4
cán bộ với một vài thiết bị thí nghiệm và chỉ hoạt động trên lĩnh vực kiểm định chất
lượng VLXD tại công trường. Đến nay trung tâm là một tập thể với 50 nhân viên và 6
phòng thí nghiệm kiểm tra chất lượng VLXD tại công trường đạt danh thu hơn 15 tỷ
đồng. Ngoài công tác kiểm định chất lượng VLXD, lĩnh vực hoạt động của trung tâm
đã được mở rộng với nhiều loại hình công việc như cung cấp sản phẩm,thi công sửa
chữa chống thấm,đào tạo công nhân,tư vấn,chuyển giao công nghệ...
Qua quá trình phát triển Trung Tâm đã kiên trì theo đuổi mục tiêu nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ với việc đề xuất và được nhà nước giao nhiều đề tài
khoa học công nghệ trong các lĩnh vực trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của
mình là nghiên cứu phát triển các công nghệ chế tạo vật liệu mới và tái chế phế thải
thành VLXD như sau:
Nghiên cứu công nghệ tải chế cao su phế thải thành vật liệu chế tao giải phân cách
đường giao thông và VLXD.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano xúc tác quang hóa cho sơn xây dựng.
Nghiên cứu công nghệ tái chế cao su phế thải thành nhiên liệu lỏng.
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất dầu đốt từ các nguồn phế thải nhựa góp
phần tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Các sản phẩm nghiên cứu của Trung tâm đã và đang chuyển giao cho một số đơn vị
sản xuất góp phần tận thu các nguồn phế thải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi
trường như: Công ty Cấp thoát nước và Môi trường Bình Dương, Công ty CP Môi
trường Việt Nam tại Đà Nẵng, Công ty Năng
lượng sinh khối…



Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

Hệ thống thiết bị Nhiệt phân nilon phế thải thành dầu đốt do Trung tâm Thiết
kế và chuyển giao công nghệ.
Năm 2011 năng lực cán bộ và trang thiết bị của Trung tâm đã được nâng cao.
Trung tâm đã thực hiện hệ thống quản lý phòng thí nghiệm theo ISO 17025 và được
công nhận phòng thí nghiệm VILAS 500 và đã phối hợp với các đơn vị của Viện tham
gia công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa VLXD nhập khẩu và chứng nhận hợp qui
các sản phẩm VLXD góp phần cùng với các cơ quan chức năng thực hiện công tác
quản lý chất lượng VLXD đặc biệt là ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu kém chất lượng
vào thị trường Việt Nam.Bối cảnh kinh tế khó khăn của nước ta năm 2011 đã ảnh
hưởng lớn đến ngành xây dựng. Tuy nhiên các hoạt động của Trung tâm trong năm
nay đã phát triển tốt với doanh thu tăng gần gấp đôi năm ngoái. Có được những kết
quả trên trong 8 năm qua, ngoài sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong
đơn vị, Trung tâm VLXD Miền Nam đã nhận được sự chỉ đạo điều hành của Đảng ủy
và Lãnh đạo Viện cùng với sự giúp đỡ về chuyên môn, vật chất của Viện
VLXD. Trung tâm đã được công nhận là tập thể lao động xuất sắc trong nhiều năm và
năm 2010 Trung tâm đã nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về những
thành tích đạt được
3. Các hoạt động chính.
 Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực
vật liệu xây dựng.
 Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển, các quy chuẩn,
tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng phục vụ công tác quản lý nhà nước lĩnh vực vật liệu
xây dựng.
 Phân tích, kiểm định nguyên, nhiên liệu, sản phẩm vật liệu xây dựng, môi trường
sản xuất vật liệu xây dựng. Tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chứng
nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm vật liệu xây dựng.

 Thẩm định, đánh giá, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới về sản xuất vật liệu
xây dựng của nước ngoài và kết quả nghiên cứu trong nước.
 Thực hiện công tác tư vấn trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu xây dựng.
 Nghiên cứu các giải pháp phối hợp thi công sửa chữa chống thấm ,tăng cường khả
năng chịu ăn mòn cho các công trình xây dựng.


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

 Đào tạo kỹ thuật viên, thí nghiệm viên, công nhân vận hành thiết bị các dây chuyền
sản xuất vật liệu xây dựng. Phổ biến tiêu chuẩn, quy chuẩn và văn bản pháp quy về
lĩnh vực vật liệu xây dựng.
 Thực hiện hợp tác trong và ngoài nước về nghiên cứu khoa học, tư vấn, đào tạo và
chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
4. Các dư án tiêu biểu
 Thí nghiệm đá phục vụ thi công xử lý thúi bùn công trình đê chắn sóng Dung Quất
(2005).
 Nghiên cứu sử dụng cao su phế thải để sản xuất VLXD Cung cấp tấm ván nhựa
cho Chi nhánh Công ty thiết bị phụ tùng Hòa Phát.(2005).
 Chống thấm cho tháp chống va của trạm bơm nước thô Hòa Phú và nhà máy nước
Tân Hiệp (2005).
 Chống thấm sàn mái Trung tâm Thương mại Sóng Thần (2005)
 Thí nghiệm VLXD cho công trình cao ốc căn hộ cao cấp Thảo Điền (2006)

5. Sơ đồ tổ chức.


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa


GVHD: Hoàng Trọng Quang

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
I.Nghiên cứu sử dụng phế thải RFCC của nhà máy lọc dầu Dung Quất làm phụ
gia cho bê tông.


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

1. Thực trạng hiện nay.
Cho tới nay hầu hết các nhà máy lọc, hóa dầu trên thế giới đều sử dụng xúc
tác Zeolit ( Xúc tác Cracking-Fluid Cracking Catalyis-FCC) với khối lượng khoảng
400 ngàn tấn năm. Nghĩa là mỗi năm ngành công nghiệp lọc dầu có hàng tram ngàn
tấn xúc tác phế thải.
Xúc tác Cracking phế thải (Recycled Fulid Cracking Catalysis-RFCC) sau
khi được sử dụng được thải ra 2 dạng xúc tác cân bằng và xúc tác lọc tĩnh điện. bản
chất chúng vẫn là zeolite tuy nhiên đã mất hoạt tính xúc tác cracking và có lẫn các tạp
chất khác trong quá trình làm việc. để giải quyết vấn đề xử lý lượng phế thải là đưa
vào thành phần của các loại vật liệu xây dựng. trong đó xúc tác thải có hoạt tính
puzzolanic cao có thể dung làm phụ gia cho xi măng, bê tông, gạch ngói… chất độn
trong làm đường giao thông hoặc vật liệu san lấp.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta công
suất 6.5 triệu tấn dầu/ năm. Thải ra một lượng xúc tác cracking phế thải RFCC
(khoảng 15 tấn/ngày, gần 5500 tấn/năm). Đây là nguồn phế thải lớn cần được xử lý để
đảm bảo cho nguồn phế thải này không gây ô nhiễm môi trường.định hướng cho việc
xử lý này đang được nghiên cứu trên thế giới, tại Việt Nam vấn đề này vẫn còn mới
mẻ vì nhà máy Dung Quất là nhà máy đầu tiên sử dụng và thải ra loại xúc tác trên.

Viện Vật liệu xây dựng-Bộ xây dựng đã nhiều năm nghiên cứu sử dụng
các loại phế thải công nghiệp và sinh hoạt trong sản xuất vật liệu xây dựng và giao
thông. Với định hướng nghiên cứu xử lý tái chế phế thải sản xuất vật liệu xây dựng
nhăm mục đích bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, Trung
tâm vật liệu xây dựng Miền Nam-Viện vật liệu xây dựng đã phối hợp với Trung tâm
nghiên cứu và phát triển chế biến dầu khí (Viện dầu khí Việt Nam –Tổng công ty Dầu
Khí Việt Nam) thực hiện đề tài nghiên cứu xúc tác cracking phế thải của nhà máy lọc
dầu Dung Quất để sản xuất vật liệu xây dựng với các nội dung:
a.Nghiên cứu bản chất của nguồn xúc tác bao gồm thành phần hóa học, các chất vật
lý, tính chất cơ học cua RFCC.
b.Nghiên cứu hoạt tính puzzolanic của xúc tác RFCC.
c.Nghiên cứu khả năng sử dụng xúc tác RFCC làm phụ gia cho xi măng.
d.Nghiên cứu khả năng sử dụng xúc tác RFCC làm phụ gia cho bê tông.
e.Nghiên cứu khả năng sử dụng xúc tác RFCC trong sản xuất gạch đấy sét nung.
f.Nghiên cứu tính chất của sản phẩm VLXD có sử dụng xúc tác phế thải RFCC.
g.Đề xuất các giải pháp xử lý và sử dụng xúc tác RFCC để sản xuất VLXD.

2. Cấu tạo và cấu trúc của bê tông.


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

Hỗn hợp bê tông mới nhào trộn, khi mới bắt đầu các tác dụng hóa học giữa xi
măng và nước là một hệ phân tán với nhiều thành phần phức tạp khác nhau về kich
thướ, hình dáng, và tính chất, bao gồm:
• Những hạt xi măng, phụ gia khoáng dạng bột.
• Cốt liệu.
• Nước.

• Phụ gia dạng dung dịch.
• Bọt khí.
• Trong hệ tồn tại nhiều nội lực tác dụng lẫn nhau giữa các hạt phân tán của pha rắn
với nước như:
• Sức căng bề mặt của nước trong mao quản
• Lực ma sát nhớt, ma sát khô.
• Do đó hỗn hợp bê tông có thể xem là một vật liệu vật lý thống nhất có những tính
chất cơ lú và đặc trưng lưu biến nhất định phụ thuộc vào thành phần vật liệu cũng như
tính chất của vật liệu tạo nên hỗn hợp.
• Hệ thống này không ngừng biến đổi kết cấu nội bộ, do hydrat hóa xi măng, làm
giàm lượng nước tự do và thay đổi dạng liên kết. các hydrat hóa xuất hiện ban đầu
dưới dạng hạt keo, sau kết tụ lại tạo nên những mầm kết tinh và hỗn hợp sẽ đặc lại
dần. quá trình biến đổi này dẫn đến sự thay đổi không ngừng tính chất và đặc trưng
lưu biến của bê tông.
• Sau đóng rắn, bê tông là vật liệu đá nhân tạo có cấu trúc:
• Cốt liệu
• Đá xi măng
• Các lỗ rỗng chứa: không khí, hơi nước, nước.
• Những tính chất cơ lý, và tính năng lỹ thuật của bê tông được quyết định bởi tính
chất của các thành phần cấu tạo trên. Khi cải thiện tính chất của một hay các thành
phần sẽ làm thay đổi tính chất bê tông.
3.Ảnh hưởng của phụ gia khoáng hoạt tính đến hỗn hợp bê tông.
Được biết đến nhu là một phương pháp để cải thiện tính chất của xi măng
dẫn đến tính chất cải thiện của bê tông. Có thể kể đến những phụ gia như: silicafume,
tro bay, tro trấu, đá puzolan…
Để tăng chất lượng kết dính rõ rệt. dùng phụ gia khoáng hoạt tính kết hợp phụ gia siêu
dẻo và xi măng mác cao có thể chế tạo được bê tông mác cao, mác rất caoto7i1
100Mpa.



Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

Tóm lại phụ gia khoáng hoạt tính được sử dụng vào bê tông nhằm để cải thiện các
tính chất của bê tông như cải thiện cấu trúc, cường độ, giảm phân tầng, thay thế xi
măng làm giảm nhiệt hydrat…
3.1.Khái niệm:Phụ gia khoáng hoạt tính là những chất khoáng có hoạt tính
thủy lực hia8c5 tính kết dính yếu, có dạng bột hay lỏng, được thêm vào hỗn hợp vữa,
bê tông trong suốt quá trình trộn.
Thuật ngữ pozzolan có nguồn gốc từ một loại đất núi lữa ở pozzolan.
3.2.Phân loại phụ gia khoáng hoạt tính:Gồm có bốn nhóm:
Nhóm X: là phụ gia xỉ lò cao, xỉ hạt nghiền mịn.
Nhóm P: là các phụ gia puzolan có nguồn gốc khoáng thiên nhiên hình thành
từ nguổn gốc núi lửa.
Nhóm T: là các phụ gia hoạt tính tro bay tạo thành quá trình đốt cháy than
nghiền, than bột, thường ở các nhà máy nhiệt điện.
Nhóm S: là các phụ gia gốc microsilica, cỡ hạt siêu mịn và thành phần là silic
hoạt tính.
4.Ảnh hưởng phụ gia khoáng hoạt tính đến tính chất bê tông:
Tro bay, xỉ lò cao, silicafume, và các pozzolan tự nhiên, như đá phiến nung,
đất sét hay metacaolanh nung, là các vật liệu khi trộn xi măng PC hay PCB, cải thiện
tính chất đóng rắn của bê tông qua khả năng hydrat hay pozzolan hoặc cả hai.
Pozzolan chứa oxit silic hay oxit nhôm vô định hình, khi phản ứng với calcium
hydroxide sinh ra khi hydrat cement, tạo thành các calcium silium hydrat CSH cho
cường độ.
4.1Các phản ứng gia khoáng thường gặp:
Xỉ lò cao-ASTM C 989 (AASHTO M 302)
Kích thước hạt 80: xỉ có độ hoạt tính thấp.
Kích thước hạt 100: xỉ có hoạt tính trung bình.

Kích thước hạt 120: xỉ có hoạt tính cao
Tro bay và pozzolan tự nhiên ASTM C 618 (AASHTO M 295)
Class N
Pozzolan thô hoặc tự nhiên: diatomit, tro núi lửa, đá tuff…
Class F
Tro bay có tính pozzolan
Class C
Tro bay có tính pozzolan và tính kết dính


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

Sillicafune-ASTM C 1240
Có độ hoạt tính cao
4.2Ảnh hưởng trên hỗn hợp bê tông
a) Lượng nước yêu cầu:hỗn hợp bê tông chứa tro bay thường yêu cầu lượng
nước nhỏ hơn khoảng 1%-10% so với bê tông tường. nếu dùng hàm lượng quá cao
hay một vài loại tro bay có thể làm tăng lượng nước yêu ca6u2le6n đến 5%.Xỉ thường
làm tăng lượng nước từ 1%-10% phụ thuộc vào lượng dùng.Lượng nước yêu cầu của
bê tông chứa silicafume thêm vào.
b) Tính công tác:tro bay, xỉ và đất sét nung, đá phiến thường cải thiện tính
công tác của bê tông ở cùng độ sụt.Silicafume có thể góp phần vào tính liên kết của
hỗn hợp bê tông, là chất điều chỉnh, bao gồm việc sử dụng với lượng nước giảm nước
lớn, mà vẫn duy trì được tính công tác và cho cường độ cao.
c) Sự tách nước và phân tầng:bê tông sử dụng tro bay thường cho thấy sự
tách nước và phân tầng thấp hơn bê tông thường.Silicafume rất hiệu quả trong việc
giảm sự tách nước và phân tầng, kết quả là duy trì độ sụt cao hơn.Đất sét nung, đá
phiến và metacaolanh có hiệu quả thấp đến sự tách nước.

d) Hàm lượng khí:xỉ có ảnh hưởng khác nhau lên lượng dùng phụ gia cuốn
khí.Silicafume ảnh hưởng rõ rệt đến lượng phụ gia cuốn khí yêu cầu, trong phần lớn
trường hợp, làm tăng lượng phụ gia cuốn khí silicafume. Tro bay và silicafume trong
bê tông không cuốn khí sẽ làm giảm lượng khí cuốn vào.
e) Nhiệt thủy hóa:tro bay, pozzoland tự nhiên và xỉ có nhiệt thủy hóa thấp
hơn PC, kết quả là khi sử dụng chúng sẽ làm giảm nhiệt sinh ra trong cấu trúc bê tông.
f) Thời gian ninh kết:sử dụng tro bay và xỉ lò cao sẽ làm cho thời gian đông
kết của bê tông chậm hơn.Tốc độ giảm thời gian ninh kết phụ thuộc vào như lượng xi
măng, lượng nước, khả năng phản ứng của xỉ và pozzoland, và nhiệt độ của bê tông.
Tốc độ ninh kết chậm thuận lợi trong thời tiết nóng, cho phép có nhiều thời gian để
tạo thành và hoàn thành bê tông, trong thời tiết lạnh, dễ thấy rằng có thể xảy ra một số
vật liệu.
g) Khả năng bơm:việc sử dụng chất kết dính thêm vào thường giúp cải
thiện khả năng bơm của bê tông. Silicafume và tro bay có ảnh hưởng lớn nhất, đặc
biệt trong hỗn hợp chảy.
h) Biến dạng dẻo đàn hồi:do sự giảm khả năng tách nước, bê tông chứa
slicafume có thể cho thấy sự tăng khả năng biến dạng đàn hồi. điều đó bảo đảm cho
bê tông chống lại độ ẩm, cả trong và sau khi hoàn thành.
i)Thời gian đóng rắn:ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ và độ ẩm lên thời
gian đông kết và sự phát triển cường độ của bê tông chứa chất kết dính thêm vào
tương tự như ảnh hưởng trên bê tông.
j) Ảnh hưởng tính chất bê tông đóng rắn:


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

- cường độ:tro bay, xỉ lò cao… góp phần làm tăng cường độ bê tông.
Cường độ bê tông chứa những vật liệu này có thể cao hơn, thấp hơn bê tông chỉ dụng

xi măng. ứng suất, độ uốn, xoắn chịu ảnh hưởng giống như cường độ nén.
- khả năng chống tác động và ăn mòn:Bê tông phụ gia kháng có khả
năng chống ăn mòn so với bê tông xi măng thông thường.
-Độ bền bang giá:
-Co ngót và độ rỗng
-Khả năng chống thấm và hút nước
-Phản ứng kiềm-cốt liệu
Như vậy phụ gia khoáng cho bê tông từ phế thải RFCC ảnh hưởng rất lớn đến
hầu như tất cả các tính chất của bê tông. Sau đây là một số ví dụ về bê tông có trộn
phụ gia khoáng RFCC.


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

Thành phần khoáng RFCC
STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

1

Aluminum Silicate

%


~ 14

2

Al4.59Si1.41O9.7

%

~4

3

SiO2

%

~2

4

Pha vô định hình

%

~ 80

Một số phản ứng hóa học tiêu biểu.



Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

Một số cấp phối cho bê tông có sử dụng phụ gia khoáng RFCC.


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa



GVHD: Hoàng Trọng Quang

Đối với mác 30 thì dùng 10% RFCC là tốt nhất vì khi sử dụng 10% RFCC sẽ
đủ phản ứng hết với Ca(OH)2 do SO2 và SO3 sinh ra còn nhiều hơn nữa sẽ dư ra
làm giảm cường độ bê tông


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa



GVHD: Hoàng Trọng Quang

Đối với mác 40 thì dùng 10-20% RFCC là tốt nhất vì khi sử dụng 10-20%
RFCC sẽ đủ phản ứng hết với Ca(OH)2 do SO2 và SO3 sinh ra còn nhiều hơn nữa
sẽ dư ra làm giảm cường độ bê tông

II. Kiểm định gạch Ceramic( theo TCVN 6415:2005)
1. Xác định kích thước và chất lượng bề mặt.

1.1.Phạm vi áp dụng.
Phần này của TCVN 6415:2005 quy định phương pháp xác định đặc tính kích
thước ( chiều dài, rộng, dày, độ thẳng chạnh…) và chất lượng bề mặt của các loại
gạch ốp lát.
Gạch có diện tích nhỏ hơn 4 cm2 không cần đo chiều dài, rộng, độ thẳng
cạnh…
Khi đo chiều dài, rộng, độ thảng cạnh… cho phép bỏ qua các vết lồi lõm, sủi
men hay các huyết tật khác trên cạnh bên mà sẽ được giấu kín trong mạch vữa sau khi
ốp lát.
1.2.Xác định chiều dài, chiều rộng.
 dụng cụ: thước Calip hoặc dụng cụ thích hợp khác để đo chiều dài.
 mẫu thử: gồm 10 viên gạch nguyên cho mỗi loại.
 cách đo: đo kích thước mỗi cạnh bên của từng viên mẫu ở vị trí cách góc
5 mm,chính xác đến 0,1mm.
 tính kết quả: gạch vuông, kích thước tb của cạnh là tb cộng của bốn giá
trị đo. Kích thước tb cạnh của tổ mẫu thí nghiệm là tb cộng của 40 giá trị đo. Gạch
hình chữ nhật, kích thước tb cạnh là tb cộng của hai giá trị đo cạnh tương ứng của
từng cạnh viên mẫu.
 báo cáo kết quả:
1.3.Xác định chiều dày.
 dụng cụ: Panme kiểu vặn vít, d=5mm đến 10mm , dụng cụ đo thích hợp.
 mẫu thử: 10 viên gạch nguyên.
 Cách đo:các loại gạch, trừ loại có bề mặt không phẳng, kẻ hai đường
chéo nối các góc và đo chiều dày tại điểm dày nhất của bốn đoạn kẻ. chiều dày mỗi
viên là tb của bốn vị trí đo, sai số 0,1mm.
 Gạch có bề mặt không bằng phẳng, kẻ bốn đường thẳng tại góc vuông
qua bề mặt gạch ở các khoảng cách 0,125, 0,375, 0,625, 0,875 lần chiều dài đo được
từ điểm cuối.đo chiều dày nhất mỗi đường kẻ.



Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

tính kết quả: kích thước tb từng viên gạch là giá trị tb của 4 số chiều dày
tb của mẫu là giá trị tb của 40 giá trị đo.
 báo cáo kết quả:
1.4.Xác định độ thẳng cạnh.


Được xác định theo công thức:

C
× 100
L

Trong đó: C là chênh lệch độ thẳng cạnh tại điểm giữa của cạnh đo.
L là chiều dài cạnh đo.
=> Sau đó báo cáo thử nghiệm.

1.5.Xác định độ vuông góc.

δ
× 100
L
Trong đó: δ là chênh lệch góc tính theo cạnh kề góc đo của viên gạch so
với cạnh của tấm hiệu chuẩn ( đo tại vị trí cách góc 5mm).
L là chiều dài cạnh kề góc đo của viên gạch.

Sau đó báo cáo thử nghiệm.

1.6.Xác định độ phẳng cạnh ( cong và vênh)
- Sự phẳng mặt:
Được xác định theo ba vị trí trên bề mặt viên gạch.
Đối với gạch trang trí có bề mặt không phẳng, chỉ tiêu này được xác định p73 mặt
sau viên gạch.
- Sự cong trung tâm:
Vị trí trung tâm viên gạch không cùng nằm trên mặt phẳng của ba trong bốn góc
viên gạch.
- Sự cong cạnh:
Vị trí giữa mép cạnh của viên gạch không cùng nằm trên mặt phẳng của ba trong
bốn góc viên gạch.
Sự vênh:
Vị trí của một góc không nằm trên mặt phẳng của ba góc kia.
1.7.Tính kết quả:
Độ cong tâm tính bằng phần tram so với chiều dài đường chéo.
Độ cong tâm tính theo phần trăm đối với:
Chiều dài, rộng gạch hình chữ nhật
Cạnh của gạch hình vuông.
Độ vênh góc tính theo phần tram so với chiều dài đường chéo. Tính bằng milimet khi
đo bằng thước lá.
2.Xác định độ hút nước

Được xác định theo công thức:

-

-

2.1.Phạm vi áp dụng:



Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

Phần này của TCVN 6415:2005 quy định phương pháp xác định độ hút nước
của các loại gạch gốm ốp lát có phủ men hoặc không phủ men.
Có 2 phương pháp làm đầy lỗ hở của mẫu thử ( tách không khí khỏi mẫu thử):
phương pháp đun sôi và phương pháp ngâm trong chân không. Phương pháp đun sôi
chỉ có thể làm đầy nước các lỗ hở dễ làm đầy. ngâm trong chân không có thể làm đầy
cho tất cả các lỗ hở.
Phương pháp đun sôi được sử dụng để phân loại chất lượng gạch.
2.2.Nguyên tắc.
Ngâm ngập mẫu khô vào nước và sau đó cân thủy tĩnh. Tính toán một loạt các tính
chất, sử dụng mối quan hệ giữa khối lượng khô, khối lượng bão hòa và khối lượng
mẫu cân thủy tĩnh.
2.3.Thiết bị:
• Tủ sấy: có khả năng làm việc ở 1100C ±50C, có thể sử dụng lò vi song, tủ
hồng ngoại…
• Thiết bị gia nhiệt: làm bằng vật liệu thích hợp, có thể đặt mẫu vào để đun
sôi.
• Nguồn nhiệt
• Cân: có độ chính xác 0.01% khối lượng mẫu thử.
• Nước cất, nước đã khử ion.
• Bình hút ẩm
• Vòng lưới, giá đựng
• Cốc thủy tinh.
• Bình chân không và hệ thống hút chân không.
2.4.Mẫu thử:
Mỗi loại 10 viên.

Gạch S > 0.04m2 thì cần 5 viên
Nếu khối lượng mỗi viên < 50g phải lấy lượng mẫu sau cho từ 50g-100g.
Gạch >200mm, có thể cắt gạch thành các phần nhỏ, nhưng phài đo kích thức phần
mẫu.
2.5.Tiến hành:
Sấy khô mẫu trong lò ở 1100C±50C đến khối lượng không đổi, nghĩa là chênh lệch hai
lần cân liên tiếp không quá 0.01%. để nguội mẫu đó trong bình hút ẩm có silicagel
hoặc chất hút ẩm khác, nhưng không có axit.
Khối lượng

Độ chính xác

50-100

0.02


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

>100-500
>500-1000

0.05

>1000-3000

0.25


>3000

0.5
1

2.6.Độ hút nước;
Với viên gạch, độ hút nước (Eb,v) tính bằng phần tram khối lượng khô, theo công thức:
E b ,v =

Trong đó:

m2 ( b ,v ) − m1
m1

× 100

m1 là khối lượng mẫu gạch khô.

m2 là khối lượng mẫu gạch ướt.
Eb biểu thị độ hút nước m2b, Ev biểu thị cho độ hút nước sử dụng
3. Xác định độ bền uốn.
3.1.Phạm vi áp dụng:
TCVN 6415:2005 quy định phương pháp xác định độ bền uốn gẫy và lực
uốn cho các loại gạch, gốm ốp lát có hoặc không phủ men.Lực uốn gãy: lực tính bằng
niuton, nhận được bằng nhân tải trọng phá hủy với tỷ số.
3.2.Độ bền uốn: đại lượng, tính bằng niuton trên milimet vuông, nhận được
bằng cách chia lực uốn gãy tính toán được cho bình phường chiều dày nhỏ nhất của
cạnh mẫu gãy.
3.3.Nguyên tắc: xác định tải trọng phá hủy, lực uốn gãy và độ bền uốn của
viên gạch bằng truyền tải trọng với mọi tốc độ xác định lên đường tâm của viên

gach5m điểm truyền lực nằm trên bề mặt viên gạch.
3.4.Thiết bị:
Tủ sấy: làm việc ở nhiệt độ 1100C±50C.
Đồng hồ đo áp lực tự ghi, chính xác 2%.
Hai thanh đỡ hình trụ, làm bằng kim loại, phần tiếp xúc mẫu thử có bọc cao su có độ
cứng 50±5. (hình)
Thanh hình trụ ở giữa (hình)


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang
mô tả thanh hình trụ


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

Kích thước
cạnh bên dài
nhất của viên
gạch

Đường
kính d

Chiều
dày cao
su t


Phần gạch
gối lên thanh
đỡ tính từ
mép l

≥ 95

20

5±1

10

Từ 48 đến nhỏ
hơn 95

10

2,5±0,5

5

5

1±0,2

2

Từ 18 đến nhỏ

hơn 48

3.5.Mẫu thử:
Các mẫu thử được lấy ngẫu nhiên từ lô. Nếu được thì thử cả viên gạch nguyên.
Trường hợp mẫu thử quá lớn phải cắt ra.
Kích thước gạch mm

Số lượng tối thiểu của
mẫu

≥48

7

Từ 18 đến nhỏ hơn 48

10

3.6.Tiến hành: Dùng chổi chải nhẹ các hạt buui5 bám vào mẫu thử, sấy ở tủ sấy t0
1100±50C đến khối lượng không đổ, nghĩa là chênh lệch 24h < 0,1%. Mẫu được làm
nguội trong lò kín hoặc trong tủ hút ẩm silicagel hoặc tương tự, nhưng không có axit,
đến nhiệt độ phòng.
Đặt mẫu thử lên thanh đỡ, mặt men hoặc cắt chính quay lên trên, sao cho mẫu
gối lên đầu thanh đỡ thừa ra một đoạn l. ( hình)


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang


Hình mô tả vị trí mẫu, thanh đỡ, thanh truyền lực
3.7.Tính kết quả
Cần ít nhất 5 kết quả để tính trung bình, ít hơn 5 kết quả thì lấy mẫu lần 2 với số
lượng gấp đôi. Như vậy cần ít nhất 10 kết quả chấp nhận được để tính giá trị trung
bình.
P=

FL
trong đó: F là tải trọng phá hủy, tính bằng Niuton.
b

L khoảng cách hai thanh đỡ ( hình2)
B là chiều rộng viên gạch, tính bằng milimet.
Độ bền uốn (Ru) N/mm2
Ru =

3FL
3P
= 2
2
2bh
2h

Trong đó: F là tải trọng phá hủy, tính bằng niuton
L là khoảng cách giữa hai thanh đỡ, tính bằng milimet
b là chiều rộng mẫu thử, tính bằng milimet
h là chiều dày nhỏ nhất của viên gạch, được đo theo mép gẫy,
tính bằng milimet
KẾT QUẢ: kết quả thử là các giá trị trung bình cộng của lực uốn gãy và độ bền uốn
tính toán được của các mẫu thử.

4. Xác định độ bền mài mòn sâu đối với gạch không phủ men.
4.1.Phạm vi áp dụng: TCVN 6415:2005 quy định phương pháp xác định
độ chịu mài mòn sâu áp dụng cho các loại gạch lát nền không phủ men.
4.2.Tài liệu viện dẫn:
ISO630-1 thép kết cấu- phần 1: thép tầm, thép dải rộng, thép thanh.
ISO 8486-1 vật liệu mài mòn – phân tích cỡ hạt – phương pháp phân loại và xác định
sự phân bố cỡ hạt – Phần 1: cỡ hạt từ F4 đến F220.


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

4.3.Nguyên tắc: độ chịu mài mòn của gạch gốm không phủ men được xác
định bằng cách đo chiều dài rãnh tạo ra trên bề mặt của sản phẩm do quá trình mài
mòn của một đĩa quay dưới các điều kiện xác định có sử dụng vật liệu mài.
4.4.Thiết bị:

Thiết bị mài: thiết bị mài gồm chủ yếu một đĩa quay, một phễu chứa vật liệu mài có
lỗ xả, một giá đỡ mẫu với một đối trọng.
Đĩa quay được chế tạo từ thép E235A ( F360A) (ISO630-1) d= 200±2mm, vành
ngoài 10±0.1mm tốc độ quay 75 vòng/phút.
Áp lực của đĩa quay lên mẫu được xác định bằng hiệu chuẩn thiết bị theo miếng
chuẩn silic dioxit đã nung chảy, điều chỉnh sau 150 vòng quay, sử dụng vật liệu F80
ISO8486-1.khi đường kính đĩa quay mài mòn đi 0,5% so với đường kính ban đầu.
Dụng cụ đo. Chính xác 0,1mm.
Vật liệu mài, nhôm oxit trắng cỡ hạt F80 nung chảy, theo ISO8486-1
4.5.Mẫu thử: tiến hành thử trên nguyên mẫu hoặc các mẫu kích cỡ phù hợp
trước khi thử các mẫu phải được gắn khít trên một nền phẳng lớn hơn.
Chuẩn bị mẫu sạch, khô.

Tiến hành ít nhất 5 mẫu.
4.6.Tiến hành:


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

Đặt mẫu thử lên thiết bị thử sao cho mẫu thử tiếp tuyến với đĩa quay. Đảm bảo cấp
đều vật liệu mài vào vúng mài lượng 100±10g/100 vòng quay.
Cho đĩa quay 150 vòng. Lấy mẫu ra khỏi thiết bị và đo chiều dài rãnh L,cchinh1 xác
0.5mm trên mặt chính của mẫu, tiến hành ít nhất tại hai vị trí vuông góc.
Với sản phầm có bề mặt lồi lõm phần lồi lên phải được mài trước khi thử, các kết
quả thư không giống nhau. ( không dùng lại vật liệu mài).
4.7.Kết quả:
Biểu thị bằng thể tích V vật liệu mất đi. Tính bằng milimet khối, trên cơ chiều dài
rãnh L:
 πα
 hd
V =
− sin α 
 180
 8

2

với sinα (0.5α)=

L
d


Trong đó: α là góc ở tâm quay xác định theo chiều dài rãnh.
h chiều dày đĩa quay (mm)
d đường kính đĩa quay(mm)
L chiều dài rãnh (mm)
5.Xác định độ mài mòn bề mặt đối với gạch phủ men.
5.1.Phạm vi áp dụng: TCVN 6415:2005 xác định độ chịu mài mòn bền mặt
gạch gốm lát nền có phủ men.
5.2.Tài liệu viện dẫn:
ISO8486-1 bột mài liên kết-phân tích cỡ hạt-ký hiệu và xác định cấp phối hạt- phấn 1:
macrogrit F4-F220.
TCVN 6415-14:2005 ISO10545-14:1995 gạch gốm ốp lát- phương pháp thử-phần 14:
xác định độ chống bám bẩn.
5.3.Nguyên tắc:
Xác định bằng cách quay vật liệu mài trên bề mặt phủ men và đánh giá sự mài mòn,
thay đổi của mẫu với mẫu không mài.
5.4.Vật liệu
70g bi thép, d=5mm
52,5g bi thép d=3mm
43,75 bi thép d=2mm
8,75 bi thép d=1mm
3g bột nhôm oxit nóng chảy F80 thep ISO8486
20ml nước cất.


Báo Cáo Thực Tập Cuối Khóa

GVHD: Hoàng Trọng Quang

5.5.Thiết bị


Thiết bị mài mòn: bộ phận giữ mẫu: 100x100mm, tấm đỡ: 22,5mm.
Thiết bị đánh giá bằng mắt thường: t0 màu từ 6000k-6500k.
Tủ sấy: 1100C±50C
Cân ( nếu yêu cầu).
5.6.Mẫu thử
Mẫu thử đại diện cho mẫu gạch, có màu hoặc hoa văn khac nhau, phải cẩn thận thể
hiện điều đó trong từng mẫu nhỏ.
Kích thước gạch mẫu 100x100mm, mẫu nhỏ phải gắn bằng vật liệu liên kết.
Số lượng: 11 mẫu, 8 mẫu đánh giá ngoại quan.
5.7.Chuẩn bị: mẫu sạch, khô
5.8.Tiến hành:
-Kẹp khung giữ mẫu lên bề mặt từng viên mẫu thử, đổ vật liệu mài qua lỗ vào
khunggiu744 lên bề mặt mẫu, bịt kín để tránh thất thoát mài mòn. Giai đoạn mài mòn:
100,150,600,750,1500,6000,12000. Mỗi giai đoạn dừng máy.
- Lấy mẫu ra rửa qua vòi nước và sấy.
- Đánh giá ngoại quan, quan sát cường độ ánh sáng 300lx.
- Kiểm tra bằng cách thử lại sự mài mòn.
- Mẫu đạt 12000 vòng, thử độ bền chống bám bẩn TCVN6415-14:2005.
-Nếu có thỏa thuận hao mòn bề mặt kiểm tra khối lượng ở 6000 vòng.
-Xuất hiện phá hủy ở 1500,2100,6000 vòng.
5.9.Phân loại kết quả:
Giai đoạn mài mòn bắt đầu
xuất hiện

Cấp


×