Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

phân tích một số chỉ tiêu đặc trưng trong nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.39 KB, 53 trang )

PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Bình Dương, Ngày . . . Tháng . . . Năm 201
GIÁM ĐỐC


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Bình Dương, Ngày . . . Tháng . . . Năm 201
GIẢNG VIÊN


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

L

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN


LỜI CẢM ƠN

ời đầu tiên em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn và kính trọng sâu sắc đối
với Thầy, Thầy Đặng Chí Hiền, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình hoàn thành báo cáo này. Thầy đã mở ra cho em những vấn đề rất
lý thú, hết sức thiết thực và vô cùng bổ ích, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho em học tập và làm báo cáo này. Em đã học hỏi được rất nhiều ở Thầy phong cách
làm việc, cũng như phương pháp giảng dạy....Em luôn được Thầy cung cấp các tài
liệu, các chỉ dẫn hết sức quý báu khi cần thiết trong suốt thời gian thực hiện báo cáo.
Em cũng xin thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu trường
Đại Học Kinh Tế Kỹ Thuật Bình Dương cùng quý Thầy Cô trong Khoa hóa học,
những người đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức chuyên ngành, cũng như sự chỉ
bảo, giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô đối với em trong suốt quá trình học tập. Tất cả
các kiến thức mà em lĩnh hội được từ bài giảng của các Thầy Cô là vô cùng quý giá.
Nhân đây, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba, Mẹ và những người thân
trong gia đình, cảm ơn những tình cảm và những lời động viên con trong suốt quá
trình hoàn thành báo cáo này.
Em cũng xin được cảm ơn chi nhánh Công ty TNHH 1 Thành Viên Cấp thoát
nước - Môi trường Bình Dương đã tạo điều kiện cho em có cơ hội làm quen với công
việc của mình trong bước đầu còn bỡ ngỡ. Khoảng thời gian thực tập tuy ngắn ngủi
nhưng đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này, bên cạnh đó có sự giúp đỡ của
toàn thể các anh, các chị trong Công ty, các bạn học, những người đã cung cấp và
chia sẽ những tài liệu, thông tin quý báu trong suốt quá trình thực tập, hoàn thành báo
cáo.

Xin Chân Thành Cảm Ơn


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC


GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

LỜI MỞ ĐẦU
Môi trường và tài nguyên nước luôn là trung tâm của mọi sự phát triển. Tài
nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước mưa và nước ngầm. Và ai trong chúng
ta cũng đều biết rằng nước là nguồn gốc của sự sống, nước duy trì sự sống trên hành
tinh của chúng ta, nước chiếm gần 3/4 diện tích, tác dụng cuả nước là vô cùng to lớn,
nước phục vụ cho con người trên tất cả lĩnh vực của đời sống : sinh hoạt; sản xuất;
thủy điện …mặc dù nước chiếm gần 3/4 diên tích bề mặt nhưng thực tế có tới 96,5% là
nước mặn có chứa trong đại dương, còn lại 3,5% là các loại nước khác.
Nước ngọt tương đối khan hiếm, chỉ chiếm khoảng 3% tổng lượng nước trái
đất. Nhìn chung nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt con người là rất ít. Vì vậy nếu như
chúng ta không biết bảo vệ nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt do sự gia tăng dân số
cũng như sự gia tăng sản xuất ngày càng nhanh đã làm cho môi trường nước ngày
càng bị ô nhiễm, thì không bao lâu nữa con người sẽ không còn nước để sử dụng, khi
đó con người chúng ta sẽ như thế nào?, Hành tinh chúng ta sẽ ra sao?..
Sau đây em xin trình bày những chỉ tiêu đã được thực tập tại nhà máy trong
thời gian qua.Vì thời gian hạn chế nên không thế tránh khỏi sơ sót, khuyết điểm, em
rất mong quý thầy cô và các thế hệ đi trước đóng góp thêm nhiều ý kiến để cuốn báo
cáo của em hoàn chỉnh hơn.


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

Sinh Viên Thực
TậpMỤC


LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY.................................................... 1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8

Quá trình thành lập và phát triển của công ty.....................................................1
Đặc điểm sản xuất của công ty..........................................................................2
Tên gọi chính thức và địa chỉ ...........................................................................3
Chính sách chất lượng của công ty ...................................................................3
Giới thiệu về bộ máy doanh nghiệp..................................................................4
Nhiệm vụ của phòng thí nghiệm.......................................................................4
An toàn lao động trong phòng thí nghiệm.........................................................4
Tóm tắt quy trình công nghệ xử lý nước .........................................................5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC..........................................................8
2.1
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3

Tầm quan trọng của nước trên trái đất...............................................................8

Tổng quan về chất lượng nước.........................................................................8
Các loại nguồn nước dủng để cấp nước...........................................................8
Tính chất và các chỉ tiêu về chất lượng nước...................................................8
Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu.........................................................12

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC THÔ
VÀ NƯỚC CẤP SINH HOẠT...........................................................................16

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
..................................................................................................................................... 18
3.1
Độ acid.............................................................................................................16
3.1.1 Nguyên tắc:...................................................................................................16
3.1.2 Điểm Dừng....................................................................................................16
3.1.3 Các yếu tố cản trở.........................................................................................16
3.1.4 Sự lựa chon phương pháp..............................................................................17
3.1.5 Lấy và bảo quản mẫu....................................................................................17
3.1.6 Dụng cụ ,hóa chất..........................................................................................17
3.1.7 Cách tiến hành ..............................................................................................18
3.1.7 Công thức tính...............................................................................................18
3.1.9 Báo cáo kết quả.............................................................................................19
3.2

Độ kiềm........................................................................................................... 19


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

3.2.1 Nguyên tắc....................................................................................................19
3.2.2 Điểm dừng....................................................................................................19
3.2.3 Chất cản trở...................................................................................................19
3.2.4 Lựa chọn phương pháp..................................................................................20
3.2.5 Lấy và bảo quản mẫu....................................................................................21
3.2.6 Dụng cụ - hóa chất........................................................................................21
3.2.7 Cách tiến hành...............................................................................................21
3.2.8 Công thức tính...............................................................................................22
3.2.9 Kết quả..........................................................................................................22
3.3 Độ cứng tổng......................................................................................................22
3.3.1 Nguyên tắc....................................................................................................23
3.3.2 Chât cản trở....................................................................................................23
3.3.3 Dụng cụ hóa chất...........................................................................................23
3.3.4 Cách tiến hành...............................................................................................24
3.3.5 Công thức tính...............................................................................................25
3.3.6 Kết quả...........................................................................................................25
3.4 Độ cứng canxi.....................................................................................................25
3.4.1 Nguyên tắc...................................................................................................25
3.4.2 Chât cản trở..................................................................................................26
3.4.3 Dụng cụ- hóa chất........................................................................................26
3.4.4 Cách tiến hành..............................................................................................26
3.4.5 Công thức tính..............................................................................................27

3.4.6 Kết quả........................................................................................................27
3.5 Xác định Clorua...................................................................................................27
3.5.1
Nguyên tắc..................................................................................................27
3.5.2
Chất cản trở.................................................................................................28
3.5.3
Lựa chọn phương pháp...............................................................................28
3.5.4
Lấy và bảo quản mẫu..................................................................................28
3.5.5
Dụng cụ- hóa chất.......................................................................................28
3.5.6
Các yếu tố cản trở.......................................................................................28
3.5.7
Cách tiến hành............................................................................................29
3.5.8
Công thức tính.............................................................................................29
3.5.9
Kết quả........................................................................................................29
3.6 Xác định Oxi hòa tan (DO).................................................................................29
3.6.1
Nguyên tắc..................................................................................................29
3.6.2
Các yếu tố ảnh hưởng.................................................................................30
3.6.3
Dụng cụ - hóa chất......................................................................................30
3.6.4
Cách thực hiện............................................................................................31
3.6.5

Công thức tính.............................................................................................31
3.6.6
Kết quả........................................................................................................32
3.7 Xác định nhu cầu oxy hóa, hóa học.....................................................................32
3.7.1
Nguyên tắc.................................................................................................32


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

3.7.2
Ảnh hưởng.................................................................................................32
3.7.3
Dụng cụ- hóa chất......................................................................................32
3.7.4
Cách tiến hành...........................................................................................33
3.7.5
Công thức tính............................................................................................33
3.7.6
Kết quả.......................................................................................................34
3.8 Xác định nhu cầu oxy sinh hóa...........................................................................34
3.8.1
Nguyên tắc..................................................................................................34
3.8.2
Dụng cụ- hóa chất......................................................................................34
3.8.4
Công thức tính............................................................................................37

3.8.5
Kết quả........................................................................................................37
3.9 Xác định Amoni..................................................................................................37
3.9.1
Nguyên tắc.................................................................................................37
3.9.2
Thiết bị - Hóa chất.....................................................................................38
3.9.3
Cách tiến hành...........................................................................................39
3.9.4
Công thức tính............................................................................................40
3.9.5
Kết quả.......................................................................................................40
3.10 Xác định Nitrat..................................................................................................41
3.10.1
Nguyên tắc................................................................................................41
3.10.2
Chất cản trở...............................................................................................42
3.10.3
Bảo quản mẫu...........................................................................................42
3.10.4
Nồng độ phát hiện tối thiểu.......................................................................42
3.10.5
Dụng cụ- hóa chất.....................................................................................42
3.10.6
Cách tiến hành...........................................................................................43
3.10.7
Công thức tính..........................................................................................44
3.10.8
Kết quả.....................................................................................................44

3.11 Xác định Sắt....................................................................................................44
3.11.1 Nguyên tắc...................................................................................................44
3.11.2 Các yếu tố cản trở.........................................................................................44
3.11.3
Nồng độ tối thiểu có thể xác định.................................................................45
3.11.4 Dụng cụ- hóa chất........................................................................................45
3.11.5 Cách tiến hành...............................................................................................46
3.11.6 Công thức tính...............................................................................................47
3.11.7 Kết quả..........................................................................................................47
KẾT LUẬN................................................................................................................. 49
KIẾN NGHỊ...............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................51


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty.
Công ty Cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương tiền thân là trung tâm cấp thủy
Bình Dương từ trước năm 1975. Lúc đó công ty chỉ có 4 trạm bơm nước ngầm công
suất 5000m3/ ngày đêm với nhiệm vụ chủ yếu là cấp nước sạch cho nhân dân khu vực
nội ô thị xã. Số lượng khách hàng khoảng 2.000 hộ tiêu thụ bao gồm cô quan và nhân
dân. Đến nay cùng với tốc độ phát triển của tỉnh nhà công ty luôn phát triển và ngày
càng nâng cao dịch vụ cấp nước cho khách hàng công suất hiện tại 200.000 m 3/ngày
đêm. Công ty đã qua các lần đổi tên như sau:
- Khi vừa tiếp quản công ty có tên là Nhà Máy Nước Thủ Dầu Một và trực Thuộc Sở
Giao Thông Vận Tải.

- Năm 1979 công ty đổi thành “Xí nghiệp điện nước nhà ở và công trình công cộng” trực
thuộc Sở Xây Dựng.
- Đến năm 1991 công ty đổi tên là “Xí nghiệp cấp nước Sông Bé”.Ngày 15/10/1991. Xí
nghiệp cấp nước Sông Bé có quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước. Doanh
nghiệp được giao nhiệm vụ sản xuất, phân phối nước sạch và thi công lắp đặt các công
trình chuyên nghành cấp nước. Doanh nghiệp được hạch toán độc lập, có con dấu riêng
và có sự chỉ đạo, quản lý của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh.
- Ngày 31/01/1997 sau khi tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
Ngày 13/06/1997 đổi tên thành Công Ty Cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương với
tư cách là doanh nghiệp nhà nước hoạt đông công ích.Công ty chịu sự chỉ đạo và quản lí
của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, Sở Xây Dựng giúp Ủy Ban quản lý nhà nước vể mặt kinh tế
kĩ thuật đối với công ty.
- Tháng 12/2005 thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp, đổi tên thành Công Ty THNN Một
Thành Viên Cấp thoát nước – Môi trường Bình Dương.
Năm 1992 theo biên bản bàn giao vốn ngày24/10/1992 doanh nghiệp có tổng số vốn
kinh doanh là 1.515.258.205 đ.Trong đó:
- Vốn cố định: 1.444.041.133đ trong đó nguồn vốn ngân sách cấp: 1.407.485.474đ
- Vốn lưu động : 31.766.889đ trong đó nguồn vốn ngân sách cấp là 31.766.889đ.
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 39.450.185 đ là do công ty tự bổ xung.
Trong suốt thời gian qua công ty luôn hoạt đông và phát triển, quy mô dịch vụ ngày một
nâng cao đáp ứng được tốc độ phát triển của Bình Dương nói riêng và cả nước nói
chung. Từ những khó khăn ban đầu sau chiến tranh, công ty đã chứng tỏ mình luôn
thích ứng và đứng vững từ nền kinh tế bao cấp tập trung cho đến nền kinh tế thị trường.
Công ty đã không ngừng sang tạo cải tiến kĩ thuật,mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, công
nghệ mới, vật liệu mới vào trong sản xuất phục vụ công cuộc Công nghiệp hóa – Hiện
đại hóa của đất nước.Vốn sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng được tăng lên,
tổng số vốn công ty có đến ngày 31/12/2005 là 120.808.523.588đ. Trong đó:
- Vốn cố định: 119.191.871.256 đ trong đó nguồn vốn ngân sách cấp :
118.859.954.749 đ
8



PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

- Vốn lưu động : 1.616.652.332 đ do nguồn vốn ngân sách cấp
- Vốn khấu hao: 22.599.589.574 đ
Về quy mô sản xuất :
Hiện công ty cung cấp nước sạch phục vụ cho công nghiệp và sinh hoạt cho toàn tỉnh
Bình Dương với tổng công suất tăng 200.00 m3/ngày đêm. Trong đó có các xí nghiệp
trực thuộc như sau:
+ Xí nghiệp cấp nước Dĩ An: Khai thác từ sông Đồng Nai với công suất 90.000 m 3/ngày
đêm hiện đang cung cấp cho TX Dĩ An, 1 phần huyện Thuận An.
+ Xí nghiệp cấp nước Thủ Dầu Một: Khai thác nguồn nước từ sông Sài Gòn với công
suất 21.600 m3/ngày đêm.
+ Xí nghiệp cấp nước Khu Liên Hợp: Khai thác từ sông Đồng Nai với công suất thiết kế
180.000 m3/ngày đêm tuy nhiên mới hoàn thành và đưa vào sử dụng 60.000 m 3/ngày
đêm cung cấp cho khu vực huyện Bến Cát, khu vực Công Nghiệp Dịch Vụ Đô Thị Trung tâm Thành Phố mới.
+ Cụm nhà máy Nước Tân Uyên (nhà máy Nam Tân Uyên, Uyên Hưng Đất Cuốc). Khai
thác ở sông Đồng Nai và một phần nước ngầm công suất 7.900 m3/ngày đêm. Hiện đang
cung cấp nước sạch cho thị trấn Uyên Hưng, khu công nghiệp Nam Tân Uyên, khu công
nghiệp Đất Cuốc. Nhà máy xử lý nước mặt công suất 10.000 m3/ngày đêm.
+ Xí nghiệp Tư Vấn cấp thoát nước.
+ Xí nghiệp Xây lắp.
+ Xí nghiệp Xử lý chất thải.
+ Xí nghiệp Quản lý Khai thác Thủy lợi.
+ Xí nghiệp Công trình Đô thị.
+ Nhà máy nước Dầu Tiếng: Khai thác nguồn nước ngầm công suất 2.000 m 3/ngày

đêm
+ Nhà máy nước Phước Vĩnh: Khai thác nguồn nước suối Giai công suất 1.200
m3/ngày đêm.

1.2 Đặc điểm sản xuất của công ty.
- Đầu tư khai thác xử lý, cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và dịch
vụ.
- Sản xuất nước tinh khiết đóng chai.
- Đầu tư quản lý hệ thống thoát nước.
- Xử lý thu gom chất thải sinh hoạt công nghiệp độc hại, sản xuất phân compast.
- Thực hiện các công trình đô thị.
- Quản lí khai thác kinh doanh các dịch vụ từ công trình thủy lợi.

1.3 Tên gọi chính thức và địa chỉ :
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN CẤP THOÁT NƯỚC
MÔI TRƯỜNG BÌNH DƯƠNG.
Tên giao dịch: BIWASE
Địa chỉ: số 11- đường Ngô Văn Trị -Phường phú lợi- thị xã Thủ Dầu Một tỉnh BÌNH
DƯƠNG.
Điện thoại liên lạc: 0650.3825172
9


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

Địa chỉ : www. biwase.com.vn


1.4 Chính sách chất lượng của công ty
Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt đông sản xuất kinh doanh nhằm phát triển bền
vững công ty.
Đảm bảo chất lượng nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sinh hoạt ăn uống với dịch
vụ tốt nhất cho người tiêu dùng.
Xây dựng và mở rộng phạm vi cung cấp nước của công ty: khu dân cư tập trung, khu
công nghiệp, các đô thị,các huyện … nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch.
Luôn đổi mới công nghệ, cải tiến công tác quản lý, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, khuyến khích sáng kiến cải tiến hợp lý sản xuất tiết kiệm chí phí.
Đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả để yêu cầu phát triển và hội
nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Xây dựng môi trường văn hóa công ty lành mạnh để mọi người trong công ty phấn khởi
thi đua lao động sáng tạo, phát triển thế chất và tăng cường mối quan hệ công đồng, khuyến
khích các thành phần kinh tế và toàn xã hội và việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước, phát
triển các hệ thống cấp nước.
Xây dưng, duy trì hiệu lực và không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9001; 2000.

1.5 Giới thiệu về bộ máy doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức bộ máy:
- Tổng số cán bộ nhân viên công ty: 794 tổng số người (tính đến 4/2012)
Lãnh đạo công ty.
+Tổng giám đốc: 01 người.
+Phó tổng giám đốc: 05 người.
+Kế toán trưởng công ty: 01 người.
Các phòng ban Công ty.
+Phòng Tổ chức – Hành chính.
+Phòng Kế hoạch.
+Phòng Tài chính – Kế toán.
+Phòng Thí nghiệm.

+Phòng Dịch vụ khách hàng.
+Các Ban quản lí dự án.
+Phòng chống thất thoát.

1.7 Tóm tắt quy trình công nghệ xử lý nước.

10


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

Sông sài gòn

Trạm bơm cấp 1
Vôi

PAC

Trộn

Phản ứng

Lắng
Vôi trong nâng pH

Lọc
Clo khử trùng


Bể chứa

Trạm bơm cấp 2

Mạng phân phối
11


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

gdgggdgdfgfdgdfgdfgfdgdfg

1.8 An toàn lao động trong phòng thí nghiệm
1. Phải giữ trật tử ngăn nắp, sạch sẽ gọn gàng để tránh nhầm lẫn, gây tai nạn lao
động, tất cả các chai lọ phải ghi nhãn rõ ràng, dụng cụ dùng xong phải rửa ngay và không
dùng dụng cụ thí nghiệm để ăn uống.
2. Chấp hành nội quy phòng thí nghiệm.
 Phải mặc áo Blouse khi làm việc.
 Phải làm việc đúng quy định, phòng nào dùng việc ấy.
 Đồ dùng phải để đúng quy định. Các dụng cụ phải chính xác.
 Đảm bảo nhiệt độ khi bảo quản dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
 Không hút thuốc, ăn uống trong phòng thí nghiệm.
 Phải có biện pháp khi xảy ra tai nạn lao động. Khi về phải kiểm tra điện nước.
3. Hết sức cẩn thận với các hoá chất có thế gây cháy nổ, phải biết cách xử lý khi có
các trường hợp cháy nổ xảy ra. Các chất dễ cháy phải có kho chứa riêng.
4. Khi làm việc với các Acid, Bazo mạnh.

 Phải đeo kiếng bảo hộ, găng tay khi sử dụng các Acid, Bazo đậm đặc.
 Tránh không để rơi vãi hóa chất ra người.
5. Khi làm việc với hoá chất độc.
 Xem cẩn thận những chi tiết trên chai khi sử dụng.
 Chất độc phải để riêng trong tủ, khi hút phải hết sức cẩn thận.
 Nếu bị ngộ độc thi phải tiến hành sơ cấp cứu ban đầu bằng cách cho nôn thật
nhanh, thật mạnh hoặc trung hòa bằng các Acid, Bazo. Rồi đưa ngay tới bệnh
viện.
6.Khi làm việc với dụng cụ thiết bị có điện.
 Tránh để các dụng cụ ẩm, bắn nước hoặc hóa chất vào máy.

Kiểm tra điện thế trước khi sử dụng.

Nếu xảy ra tai nạn về điện, phải ngắt ngay nguồn điện, đưa nạn nhân đi
khỏi khu vực có điện và sơ cứu tại chỗ.
7.Khi làm việc với thủy tinh và sứ.

Tránh đổ vỡ, để đúng quy định và tránh dụng cụ bị nứt.

Nếu bị đứt tay, mảnh vỡ bắn vào mắt phải băng ngay xử lý vô trùng đưa đến bệnh
viện nếu như cần thiết.
8. Khi làm việc với các thiết bị bình nén khí, thiết bị chịu áp lực.
 Không được để thiết bị ở nơi có nhiệt độ cao.
 Luôn kiểm tra van an toàn trước khi làm việc.
 Tránh va chạm mạnh thiết bị.
 Kiểm tra đóng điện trước khi sử dụng .

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC
12



PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

2.1 Tầm quan trọng của nước trên trái đất.
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công
trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng
anh ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này
đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước
ngọt và sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như sự sống trên
trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ sử dụng hợp lí
nguồn tài nguyên nước.
Hiện nay, đã có nhiều hoạt đông tuyên truyền chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ tài
nguyên nước, đưa ra nhiều biện pháp nhằm kêu gọi tất cả các thành viên trong xã hội nâng
cao ý thức, cùng hành động tích cực bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên này. Bảo vệ tài
nguyên nước là nhiệm vụ cấp bách, nó không chỉ đáp ứng các yêu cầu trước mắt mà còn
tạo nền tảng vũng chắc cho sự nghiệp bảo vệ tài nguyên và môi trường trong tương lai lâu
dài, vì đó là sự sống còn của chính chúng ta và con cháu sau này.

2.2 Tổng quan về chất lượng nước.
2.2.1 Các loại nguồn nước dùng để cấp nước.
Để cung cấp nước sạch, có thể khai thác từ các nguồn nước thiên nhiên (thường gọi
là nước thô ) từ nước mặt, nước ngầm, nước biển.
* Nước mặt: bao gồm các nguồn nước trong ao hồ, sông suối. Do kết hợp từ các
dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng của nước
mặt là.
- Chứa khí hòa tan đặt biệt là oxy.
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hợp nước trong các ao, đầm hồ, chứa rất ít

chất rắn lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo tụ).
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
- Chứa nhiều vi sinh vật.
* Nước ngầm: được khai thác từ các tầng chứa dưới đất. Chất lượng nước ngầm phụ
thuộc vào cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các lớp đại tầng
chứa cát hoặc granit thường có tính axit chứa ít chất khoáng. Khi chảy qua địa tầng chứa
đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao.
* Nước biển: thường có độ mặn cao. Hàm lượng muối trong nước biển thay đổi tùy
theo vị trí địa lý: khu cửa sông, gần hay xa bờ. Ngoài ra nước biển thường có nhiều chất lơ
lửng, chủ yếu là các phiêu sinh vật – thực vật.

2.2.2 Tính chất và các chỉ tiệu về chất lượng nước.
2.2.2.1 Các chỉ tiêu lí học của nước.
* Nhiệt độ: nhiệt độ của nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí
hậu. Nhiệt độ có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xử lý nước và nhu cầu tiêu thụ. Nước
mặt thường có nhiệt độ thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Ví dụ: ở miền bắc Việt Nam,
nhiệt độ nước thường dao động từ 13-340C, trong khí nhiệt độ trong các nguồn nước mặt ở
miền nam tương đối ổn định hơn (26-290C).
13


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

* Độ màu: độ màu thường do các chất bẩn trong nước tạo nên. Các hợp chất sắt, mangan
không hòa tan làm nước có màu nâu đỏ, các chất mùn humic gây ra màu vàng, còn các loại
thủy sinh tạo cho nước màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải sinh hoạt hay

công nghiệp thường có màu xanh hay đen.
- Đơn vị đo độ màu thường dùng là plain - coban. Nước thiên nhiện thường có độ màu
thấp hơn 200PtCo. Độ màu biểu kiến trong nước tạo ra và dễ dàng loại bỏ bằng phương
pháp lọc. Trong khi đó, để loại bỏ màu thực của nước (do các chất hoà tan tạo nên) phải
dùng các biện pháp hóa lí kết hợp.
* Độ đục: nước là một môi trường truyền ánh sáng tốt. Khi trong nước có các vật lạ như
các chất huyền phù, các hạt cặn đất cát, các vi sinh vật,….khả năng truyền ánh sáng bị giảm
đi. Nước có đục lớn chứng tỏ có nhiều cặn bẩn. Đơn vị đo độ đục thường là mg SiO 2, NTU,
FTU; trong đó đơn vị NTU và FTU là tương đương nhau. Nước mặt thường có độ đục 20100 NTU, mùa lũ có khi cao đến 500-600 NTU. Nước cấp cho ăn uống thường có độ đục
không vượt quá 5NTU.
- Hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng là một đại lượng tương quan đến độ đục của nước
* Mùi vị: mùi vị trong nước thường do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp chất
hữu cơ hay các sản phẩm từ các quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nước thiên nhiên có
thể có mùi đất, mùi tanh, mùi thối. Nước sau khi tiệt trùng với hợp chất clo.
- Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hòa tan, nước có thể có các vị mặn,
ngọt, đắng, chát…
* Độ nhớt: độ nhớt là đại lượng biểu thị sự ma sát nội, sinh ra trong quá trình dịch chuyển
giữa các lớp chất lỏng với nhau. Đây là yếu tố chính gây nên tổn thất áp lực do vậy nó đóng
vai trò quan trọng trong quá trình xử lý nước. Độ nhớt tăng khi hàm lượng các muối hòa tan
trong nước tăng và giảm khi nhiệt độ tăng.
* Độ dẫn điện: Nước có độ dẫn điện kém. Nước tinh khiết ở 20 0C có độ dẫn điện là 4.2
µS/m (tương ứng điện trở 23,8 MΩ /cm). Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng các
chất khoáng hòa tan trong nước và dao động theo nhiệt độ.
- Thông số này thường được dùng để đánh giá tổng hàm lượng chất khoáng hòa tan trong
nước.
* Tính phóng xạ: Tính phóng xạ của nước là do sụ phân hủy các chất phóng xạ trong
nước tạo nên. Nước ngầm thường nhiễm các chất phòng xạ tư nhiên, các chất này có thời
gian bán phân hủy rất ngắn nên nước thường vô hại .
- Tuy nhiên khi bị nhiễm bẩn phòng xạ từ nước thải và không khí thì tính phòng xạ của
nước có thể vượt quá giới hạn cho phép.

- Hai thông số tổng hoạt độ phòng xạ α và β thường đượng dùng để xác định tính phóng
xạ của nước. Các hạt α bao gồm 2 proton và 2 neutron có nặng lượng xuyên thấu nhỏ,
nhưng có thể xuyên vào cơ thể sống qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa, gây tác hại cho cơ thể
do tính ion hoá mạnh. Các hạt β có khả năng xuyên thấu mạnh hơn, nhưng dễ bị ngăn lại bởi
các lớp nước và cũng gây tác hại cho cơ thể.
2.2.2.2 Các chỉ tiêu hóa học.

14


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

* Độ pH: Độ pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H + có trong dung dịch, thường
được dùng để biểu thị tính acid và tính kiềm của nước. Khi pH =7 nước có tính trung tính,
pH < 7 nước có tính acid, pH > 7 nước có tính kiềm.
- Độ pH của nước có liên quan đến sự hiện diện của một số kim loại và khí hoà tan trong
nước. Ở độ pH < 5, tùy thuộc vào điều kiện địa chất, trong một số nguồn nước có thể chứa
sắt, mangan, nhôm ở dạng hòa tan và một số khí như CO 2, H2S tồn tại ở dạng tự do trong
nước. Độ pH được ứng dụng để khử các hợp chất sunfur và cacbonat có trong nước bằng
biện pháp làm thoáng. Ngoài ra khi tăng pH và có thêm tác nhân oxy hóa, các kim loại hòa
tan trong nước chuyển thành dạng kết tủa và dễ dàng tách ra khỏi nước bằng biện pháp lắng
lọc.
* Độ kiềm: độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng của các ion hydrocacbonat (HCO 3-),
hyđrôxyl (OH-) và ion muối của các axit khác.
- Ở nhiệt độ nhất định, độ kiềm phụ thuộc vào độ pH và hàm lượng khí CO 2 tự do có
trong nước. Độ kiềm là một chỉ tiêu quan trọng trong cộng nghệ xử lý nước. Để xác định độ
kiềm thường dùng phương pháp chuẩn độ mẫu nước thử bằng axit clohydric.

* Độ cứng: độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi và magie có
trong nước. Trong kĩ thuật xử lý nước sử dụng ba loại khái niệm độ cứng:
- Độ cứng toàn phần biểu thị tổng hàm lượng các ion canxi và magie có trong nước.
- Độ cứng tạm thời biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca 2+, Mg2+ trong các muối cacbonat
và hydrocacbonat canxi, hydrocacbonat magie có trong nước.
- Độ cứng vĩnh cửu biểu thị tổng hàm lượng các ion Ca 2+, Mg2+ trong các muối axit mạnh
của canxi magie.
- Dùng nước có độ cứng cao trong sinh hoạt sẽ gây lãng phí xà phòng do caxi và magie
phản ứng với các axit béo tạo thành các hợp chất khó tan. Trong sản xuất, nước cứng có thể
tạo lớp cáu cặn trong các lò hơi hoặc gây kết tủa ảnh hưởng đển chất lượng sản phẩm.
* Độ oxi hóa: độ oxi hóa là một đại lượng để đánh giá sơ bộ mức độ nhiễm bẩn của
nguồn nước. Đó là lượng oxi cần có để oxi hóa hết các hợp chất hữu cơ trong nước. Chất
oxi hóa thường dùng để xác định chỉ tiêu này là kali permanganate (KMnO4).
Trong thực tế, nguồn nước có độ oxi hóa lớn hơn 10mgO 2/l đã có thể bị nhiễm bẩn. Nếu
trong quá trình xử lý có dùng clo ở dạng clo tự do hay hợp chất hypoclorit sẽ tạo thành các
hợp chất clo hữu cơ [trihalomentan(THM) có khả năng gây ung thư. Tổ chức y tế thế giới
quy định mức tối đa của THM trong nước uống là 0,1mg/l. Ngoài ra, đánh giá khả năng ô
nhiễm nguồn nước, cần cân nhắc thêm các yếu tố sau đây:
- Độ oxi hóa trong nước mặt, đặc biệt có mẫu có thể cao hơn nước ngầm. Khi nguồn
nước có hiện tượng nhuộm màu do rong tảo phát triển, hàm lượng oxi hòa tan trong nước sẽ
cao nên độ oxi hóa có thể thấp hơn thực tế.
- Sự thay đổi oxi hóa theo dòng chảy: nếu độ oxi hóa giảm chậm, lượng chất hữu cơ có
trong nguồn nước chủ yếu là các axit humic. Nếu độ oxi hóa giảm mạnh, chứng tỏ nguồn ô
nhiễm là do các dòng nước thải từ bên ngoài đổ vào nguồn nước. Cần kết hợp với các chỉ
tiêu khác như hàm lượng ion clorua, sunfat, photphat, oxi hòa tan, các hợp chất nitơ, hàm
lượng vi sinh vật gây bệnh để có thể đánh giá tổng quát vể mức độ nhiễm bẩn của nguồn
nước.
15



PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

* Các hợp chất chứa nitơ: quá trình phân hủy các chất hữu cơ tạo ra ammoniac(NH 4+),
nitri (NO2-) và nitrat (NO3-). Do đó các hợp chất này thường được xem là những chất chỉ thị
dùng để nhận biết mức độ bẩn của nguồn nước. Khi mới bị nhiễm bẩn, ngoài các chỉ có giá
trị cao như độ oxi hóa, ammoniac, trong nước còn có một ít nitrit và nitrat. Sau một thời
gian NH4+, NO2- bị oxy hóa thành NO3-. Phân tích sự tương quan giá trị các đại lượng này có
thể dự đoán mức độ ô nhiễm nước.
- Việc sử dụng rộng rãi các loại phân bón làm cho hàm lượng nitrat trong nước tự nhiên
tăng cao. Ngoài ra do cấu trúc địa tầng tăng ở một số đầm lầy, nước thường nhiễm nitrat.
- Nồng độ NO3- cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho tảo, rong phát triển , gây ảnh hưởng
đến chất lượng nước dùng trong sinh hoạt. Trẻ em ống nước có nồng độ nitrat cao có thể
ảnh hương đến máu (chứng methaemoglo binaemia ). Theo quy định của tổ chức y tế thế
giới, nồng độ NO3 trong nước uống không vượt quá 10mg/l (tính theo N).
* Các hợp chất photpho: trong nước tự nhiên, thường gặp nhất là photphat. Đây là sản
phẩm của quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ. Cũng như nitrat là chất dinh dưỡng
cho sự phát triển của rong tảo. Nguồn photphat đưa vào môi trường nước là từ nước thải
sinh hoạt, nước thải một số ngành công nghiệp và lượng phân bón dùng trên đồng ruộng.
- Photphat không thuộc loại hoá chất đôc hại đối với con người, nhưng sự tồn tại của chất
này với hàm lượng cao trong nước sẽ gây cản trở cho quá trình xử lý, đặc biệt là hoạt chất
của bể lắng. Đối với những nguồn nước có hàm lượng chất hữu cơ, nitrat và photphat cao,
các bông cặn ở bể tạo bông sẽ không lắng được ở bể mà có khuynh hướng tạo thành đám
nổi lên mặt nước, đặc biệt vào những lúc trời nắng trong ngày.
* Các hợp chất chứa Silic: trong nước thiên nhiên thường có các hợp chất silic. Ở pH < 8,
silic tồn tại ở dạng H2SiO3. Khi pH = 8 – 11, silic chuyển sang HSiO3- . Ở pH > 11, silic tồn
tại ở dạng HSiO3- và SiO32-. Do vậy trong nước ngầm,hàm lượng silic thường không vượt
quá 60mg/l, chỉ có ở những nguồn nước có pH > 9,0 hàm lượng silic đôi khi cao đến

300mg/l.
- Trong nước cấp cho các nồi hơi áp lực cao, sự tồn tại của các hợp chất silic rất nguy
hiểm do cặn silic đóng lại trên thành nồi, thành ống làm giảm khả năng truyền nhiệt và gây
tắc ống. Trong quá trình xử lý nước, silic có thể được loại bỏ một phần khi dùng các hóa
chất keo tụ để làm trong nước.

2.2.3 Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu.
2.2.3.1. Dụng cụ lấy mẫu.
Đối với mẫu nước thì bình lấy tốt nhất loại bình thủy tinh, thạch anh hoặc Teflon (TFE
-Tetra Flouro Ethylene). Tuy nhiên, những loại bình này tương đối đắt tiền nên có thế thay
bằng loại bình PE hoặc PP có nắp bằng PE.
Chai PE tiên di chuyển, giá thành thấp, nhưng thường lưu lại tạp chất do khả năng hấp
thụ phụ một số nguyên tố và mẫu chất hữu cơ. Đặc biệt khi kiểm các chỉ tiêu về màu, mùi
thì phải chứa trong chai thủy tinh. Các mẫu có chứa bạc cần chứa trong bình màu sẫm.

2.2.3.2 Dụng cụ chứa mẫu
- Sạch, tiện dụng, dễ di chuyển, sử dụng được trong điều kiện bảo quản theo yêu cầu.Vật
liệu bao bì không làm thay đổi tính chất hay thành phần của mẫu.
16


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

- Đối với các mẫu kiểm chỉ tiêu hóa học: các dụng cụ phải rửa thật sạch bằng xà phòng,
bằng chất kiềm, acid hay hỗn hợp Kalibicromat trong acid cromic, sau đó rửa kỹ bằng nước
sạch, tráng bằng nước trao đổi ion. Trước khi lấy mẫu phải tráng ít nhất một lần bằng chính
mẫu cần xác định.

- Đối với các mẫu kiểm chỉ tiêu vi sinh: chai thủy tinh sau khi đã xử lý về mặt hóa học
làm khô tự nhiên, chai được nút kín và bọc giấy lại cẩn thận.

2.2.3.3. Cách lấy mẫu nước.
- Phụ thuộc vào nồng độ (mức độ ) chất ô nhiễm.
- Phụ thuộc vào phương pháp kiểm tra (hóa học, vi sinh,…)
- Lấy mẫu gián đoạn: nhằm kiểm soát mội trường
- Lấy mẫu liên tục: nước ô nhiễm .
* Lấy mẫu nước sông chảy một chiều:
Sông nhỏ - không ô nhiễm: lấy tại giữa dòng sông một điểm, theo độ sâu là 20cm và
cách đáy là 50 cm.
Sông lớn - không ô nhiễm: lấy theo hai chiều tại giữa dòng sông, theo dòng nước
chảy theo độ sâu.
Sông nhỏ -ô nhiễm: lấy ở giữa dòng theo hai chiều, chiều sâu và chiều nước chảy.
Sông lớn – ô nhiễm: lấy ba chiều, chiều ngang, chiều sâu ở giữa dòng và chiều nước
chảy.
* Lấy mẫu nước sông có thủy triều.
Về vị trí cách lấy giống như trên nhưng lấy theo thời gian: chiều xuống, chiều lên, nước
đứng, theo mùa. Nếu đi kiểm tra môi trường thì không được lấy mẫu ở những nguồn gây ô
nhiễm cón muốn xác định nguồn gây ô nhiễm thì lấy mẫu tại nơi đó.

2.2.3.4 Cách bảo quản mẫu.
Tùy loại mẫu và chất phân tích mà mẫu có thể được bảo quản :
- Trong điều kiện bình thường, trong phòng có không khí sạch.
- Trong tủ lạnh có khống chế được nhiệt độ theo yêu cầu.
- Trong kho kín, khô ráo, không bụi, không có độc hại cho mẫu.
Bảo quản theo bảng hướng dẫn sau:
Chỉ Dụng Điểu kiện Nơi
Thời
tiêu

cụ
bảo quản phân
gian
phân chứa
tích
bảo
tích
quản
tối đa
Nhiệt PE,G
Tại
độ
hiện
trường
pH PE,G Thấp hơn Tại
Phân
nhiệt độ hiện
tích
khi lấy, trường càng
mẫu
, tại
sớm
PTN sáng
17


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN


tốt

TDS

Tại
hiện
trường
, tại
PTN
Độ
Tại
đục hiện
trường
, tại
PTN
DO

Chai
DO

Tại
hiện 48 giờ
trường
, tại
PTN
PTN Bảo
quản
lạnh 24
g


Cố định
Tại
oxi tại
hiện
chỗ và trường
giữ nơi
, tại
tối
PTN

Phân
tích
càng
sớm
càng
tốt

COD PE,G Acid hóa
đến pH
< 2 bằng
H2SO4 ,
2-50C

PTN

24 giờ

2-50C
Acid hóa

Amo PE,G đến pH
niac
< 2 bằng
H2SO4 ,
2-50C
Nitri PE,G
2-50C
c
Nitra PE,G Acid hóa
t
đến pH
< 2 bằng
H2SO4 ,
2-50C
Phot
G
Lọc tại
phat
chỗ màng
lọc 0,45

PTN

5 ngày

PTN

24 giờ

PTN


24 giờ

PTN

24 giờ

PTN

24 giờ

BOD PE,G

18


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

µm, 250C
Cloru PE,G
a
Sunp PE,G
hat

2-50C

PTN


1 tuần

2-50C

PTN

1 tuần

Độ PE,G
2-50C
PTN 24 giờ
acid,
độ
kiềm
Nhô
PE Lọc ngay PTN 24 giờ
m
khi lấy
mẫu, acid
hóa đến
pH < 2
Canx PE,G
PTN 24 giờ
i,
Magi
ê
Tại
0
Độ PE,G

2-5 C
hiên 24 giờ
dẫn
trường
điện
, tại
PTN
Sắt
G
Lọc ngay PTN 24 giờ
khi lấy
mẫu, acid
hóa đến
pH < 2
-PE: chai nhựa
G: chai thủy tinh
TIÊU CHUẨN VỆ SINH NƯỚC ĂN UỐNG.
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01: 2009/BYT.
( Trích một số chỉ tiêu trong bộ QCVN 01: 2009/BYT mà PTN thường xuyên theo dõi )
STT
1
2
3
4
5
6
7

Tên chỉ tiêu
Màu sắc

Mùi vị
Độ đục
pH
Hàm lượng Clo dư
Độ cứng
Tổng chất rắn hòa
tan (TDS)

Đơn vị tính
TCU
NTU
mg/l
mgCaO3/l
mg/l

Giới hạn tối đa
15
Không có mùi vị lạ
2
6,5-8,5
0,3-0,5
300
1000
19


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Hàm lượng Clorua
Hàm lượng Sắt
Hàm lượng Mangan
Hàm lượng Amoni
Hàm lượng Nitrat
Hàm lượng Nitrit
Hàm lượng Sunfat
Hàm lượng Kẽm
Hàm lượng Nhôm
Hàm lượng Đồng
Hàm lượng Xyanua
Hàm lượng Florua

Hàm lượng Hydro
sunfua
Hàm lượng Chì
Hàm lượng Niken
Độ oxy hoá
Colifrom tổng số
Ecoli hoặc colifrom
chịu nhiệt

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

250
0,5
0,5
3
50(*)

3(*)
250
3
0,2
1
0,07
0,7-1,5
0,05

mg/l
mg/l
mg/l
Khuẩn lạc/100ml
Khuẩn lạc/100ml

0,01
0,02
2
0
0

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 08: 2008/BYT.
( Trích một số chỉ tiêu trong bộ QCVN 08: 2008/BYT mà PTN thường xuyên theo dõi
STT
Tên chỉ tiêu
Đơn vị tính
Giá trị giới hạn (theo
cột A22)
1
pH

6,0 - 8,5
2
Oxy hòa tan (DO)
mg/l
≥5
3
Tổng chất rắn lơ lửng
mg/l
30
(TSS)
4
COD
mg/l
15
0
5
BOD5 (20 C)
mg/l
6
6
Hàm lượng Amoni
mg/l
0,2
(tính theo N)
7
Hàm lượng Clorua
mg/l
400
8
Hàm lượng Florua

mg/l
1,5
9
Hàm lượng Nitrit (tính
mg/l
0,02
theo N)
10
Hàm lượng Nitrat
mg/l
5
(tính theo N)
11
Hàm lượng Phosphat
mg/l
0,2
(tính theo P )
12
Hàm lượng Xyanua
mg/l
0,01
13
Hàm lượng Chì
mg/l
0,02
14
Hàm lượng Chì
mg/l
1
15

Hàm lượng Đồng
mg/l
0,2
20


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

16
17
18
19
20
21
22
23
(*)

Hàm lượng Niken
Hàm lượng Sắt
Colifrom tổng số
Ecoli hoặc colifrom
chịu nhiệt
Hàm lượng Nhôm
Hàm lượng Mangan
Hàm lượng Hydro
sunfua
Độ oxy hoá


GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

mg/l
mg/l
Khuẩn lạc/100ml
Khuẩn lạc/100ml

0,1
1
0
0

mg/l
mg/l
mg/l

-

mg/l

-

Khi có mặt cả hai nitric và nitrat thì :
CNITRAT/50 + CNITRiT/3 ≤ 1

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG NƯỚC
THÔ VÀ NƯỚC CẤP SINH HOẠT
3.1 Độ acid.
Độ acid biểu thị khả năng phóng thích proton H + của nước. Đặc tính này do sự hiện diện
của các acid như: acid cacbonic, acid tannic, acid humic bắt nguồn từ các phản ứng phân

hủy chất hữu cơ, phần khác do sự phân hủy các muối dẫn xuất từ acid mạnh như sunfat
nhôm, sunfat sắt tạo thành.
Các acid làm tăng tính ăn mòn và ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học, quá trình hóa
học và sinh học. Độ acid cũng phản ánh sự thay đổivề chất lượng nước nguồn.

3.1.1 Nguyên tắc.
Ion H+ hiện diện trong mẫu là kết quả của quá trình phân ly hoặc thủy hoặc thủy phân
của các dung dịch phản ứng với dung chuẩn cho vào. Do đó, độ acidd phụ thuộc vào điểm
cuối của pH hay chất chỉ thị sử dụng.
Lập đường cong chuẩn độ bằng cách ghi nhận chuỗi pH của mẫu sau khi thêm dung dịch
chuẩn độ nối tiếp nhau với lượng nhỏ nhằm xác định được điểm uốn và khả năng đệm.
Đường cong chuẩn độ có thể xác định độ acid tại bất kì giá trị pH nào.

3.1.2 Điểm dừng
Điểm dừng của phương pháp chuẩn độ acid sẽ tương ứng với điểm tương đương của quá
trình trung hòa các acid hiện diện. Độ pH tại điểm tương đương phụ thuộc vào mẫu.
Sự đổi màu của chất chỉ thị phenolphthalein gần điểm pH =8,3, metacresol đỏ tía cũng
có điểm dùng tại pH = 8,3 và cho sự đổi màu rõ rệt hơn.
Kết quả chuẩn độ dựa vào chất chỉ thị như độ acid Methy cam (pH= 3,7) và phenoltalein
hay độ acid tổng cộng (pH = 8,3).
3.1.3 Các Yếu Tố Cản Trở:

21


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN


Các khí hòa tan ảnh hưởng đến đô acid như CO 2, H2S hay NH3 có thể bị mất đi hoặc tăng
lên trong suốt quá trình lấy mẫu, bảo quản hoặc chuẩn độ. Tránh lắc mạnh bình khi lấy mẫu,
không để mẫu ở nhiệt độ nóng hơn lúc lấy mẫu.
Các mẫu có chứa các ion có khả năng oxi hóa hay thủy phân như là Fe 2, Fe3+, Al, và Mn,
tốc độ phản ứng tại nhiệt độ phòng có thể chậm gây nên sự trôi điểm dừng.
Không sử dụng phương pháp chuẩn độ dùng chất chỉ thị với những mẫu có màu hay nước
bị đục vì ảnh hưởng màu ở điểm dừng không rõ ràng.
Trong nước sinh hoạt, với tính chất khử màu mạnh, Clo dư cũng gây trở ngại cho việc
định phân, loại bỏ bằng cánh thêm 1- 2 giọt chỉ thị Na2S2O3 0,1N vào mẫu.
3.1.4 Sự Lựa Chọn Phương Pháp:
Độ acid mẫu được tính bằng thể tích của chất kiềm chuẩn dùng để định phân mẫu đến pH
= 3,7 (Độ kiềm phenolphtalein ) hay pH = 3,7 (Độ acid Methyl da cam) của nước thải và
nước ô nhiễm nặng .
Đối với mẫu chứa ion kim loại có khả năng thủy phân hay các dạng khử của các cation đa
hóa trị như dung dịch có chứa rỉ sắt, nước thải acid và các loại nước thải công nghiệp khác
có thể dùng phương pháp Peroxid để xử lý mẫu.
3.1.5 Lấy và Bảo Quản Mẫu:
Chứa các mẫu trong bình nhựa hoặc thủy tinh Borosilicat và giữ ở nhiệt độ thấp. Cho
nước đầy bình và đậy nắp thật chật.
Trong mẫu nước thải, do hoạt động của vi khuẩn và lượng CO2 hoặc các khí các có thể
tăng lên hay mất đi khi để ngoài không khí, thực hiện định phân càng sớm càng tốt.

3.1.6 Dụng cụ, hoá chất .
3.1.6.1 Dụng cụ
a
b
c

Bình tam giác 125ml.
Ống nhỏ giọt định phân 10 ml.

Máy đo pH.

3.1.6.2 Hóa chất.
- Nước không có CO2: Điều chế tất cả các dung dịch lưu trữ, dung dịch chuẩn và nước
pha loãng bằng nước cất đã đun sôi trong 15 phút và làm nguội tới nhiệt độ phòng, pH cuối
của nước < 6,0 và độ dẫn điện nhỏ hơn 2µs/cm.
- Dung dịch KHC8H4O4 (nồng độ xấp xỉ 0,05 N): Nghiền 15-20 g KHC 8H4O4 tinh khiết
(kích thước 100mm )và sấy ở nhiệt độ 120 0C trong 2 giờ. Làm nguội trong bình hút ẩm. Cân
10 gam cho vào bình định mức và pha loãng thành 1000ml.
- Dung dịch NaOH 0,1 N: Điều chế dung dịch NaOH có nồng độ xấp xỉ 0,1 N. Chuẩn độ
40 ml KHC8H4O4. Chuẩn độ đến gần điểm cuối gần với pH = 8,7.Tính toán nồng độ lượng
dung dịch NaOH.
Nồng độ đương lượng =
Trong đó:
A: Khối lượng KHC8H4O4 (g) vào bình 1000ml.
B: Dung dịch KHC8H4O4 dùng chuẩn độ.
22


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

C: Dung dịch NaOH đã dùng (ml).
- Dung dịch NaOH 0,02 N: Pha loãng 200ml NaOH 0,1N thành 1000ml và chứa trong bình
Polylefin.
1ml = 1,0mg CaCO3.
- Dung dịch chỉ thị Bromphenol lục (chất chỉ thị pH = 8,3 ): Hòa tan 100mg Bromphenol
lục, muối Natri trong 100 ml nước cất.

- Dung dịch chỉ thị Metacresol đỏ tía (chất chỉ thị pH = 8,3 ): Hòa tan 100mg Metacresol đỏ
tía trong 100 ml nước cất.
- Dung Dịch Chỉ Thị Màu Phenolphtalein:
Pha bằng 2 cách sau:
* Hòa tan 5g muối Phenolphtalein disodium trong nước cất và định
* Hòa tan 5g muối Phenolphtalein disodium Ethyl Alcohol 9,5% hay Isopropyl alcohol và
500ml nước cất.
- Dung Dịch Chỉ Thị Màu Methyl Cam: Hòa tan 0,5 Methyl cam với nước cất thành 1 lít.
- Dung Dịch Na2S2O3 0,1N: Hòa tan Na2S2O3.5H2O pha loãng với nước cất thành 1 lít.

3.1.7 Cách tiến hành.
3.1.7.1 Chuẩn bị mẫu :
Nếu mẫu bị đục, có sắt được loại bằng cách lọc li tâm.

3.1.7.2 Chuẩn độ.
Lấy chích xác 25ml mẫu cho vào bình tam giác.
a) Độ acid Methyl Cam :
Nếu mẫu có pH < 4,5 cho vào mẫu 2 - 3 giọt chỉ thị Methyl Cam, định phân với
dung dịch NaOH 0,02N cho đến khi dung dịch có màu da cam. Ghi nhận thể tích V 1
vừa định phân tính độ acid Methyl Cam.
b) Độ Acid Tổng Cộng:
Nhỏ 2 - 3 giọt chỉ thị Phenolphtalein, định phân bằng dung dịch NaOH 0,02N, dung
dịch từ không màu chuyển sang màu tím nhạt, màu phải bền ít nhất trong vòng 5
phút. Ghi thể tích V2 dung dịch NaOH vừa định phân xác định độ acid tổng cộng .
Trong trường hợp mẫu có nhiều CO 2, đun sôi khoảng 2 phút và định phân tương tự
như độ acid tổng cộng trên. Ghi thể tích V2’ dung dịch NaOH đã dùng.

3.1.8 Công thức tính.
1)


2)

Độ acid Methyl Cam (mgCaCO 3/l)

=

Độ acid tổng cộng (mgCaCO3/l) =

23


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
TRƯNG TRONG NƯỚC

3)

GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN

Độ acid tổng cộng (mgCaCO3/l) =

(Đun sôi)
Trong đó:
N: Nồng độ đương lượng của dung dịch NaOH 0,02N
50: Đương lượng gam của CaCO3.
→ Độ acid Methyl Cam (mgCaCO3/l) = V1 × 40
→ Độ acid tổng cộng (mgCaCO3/l) = V2 × 40

3.1.9 Kết quả:
Tên mẫu
Nước thô thủ dẩu một


Ngày lấy mẫu
23/4/2012

Ngày phân tích
23/4/2012

Giá trị xác định
6

3.2 Độ kiềm.
Độ kiềm gây ra khả năng trung hòa với các ion H+. Trong thiên nhiên, độ kiềm gây ra
do sự hiện diên của các muối acid yếu dưới dạng HCO3-(KHCO3,
NaHCO3,Ca(HCO3)2,...).Các chất này hình thành do tác dụng của CO2 với các chất khoáng
có trong đất.
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2.
Trong một vài trường hợp, độ kiềm gây ra bởi các ion OH-, CO32- do mất CO2 từ HCO3như :
+ Nước có rong tảo phát triển nhiều (tiêu thụ CO2).
+ Đun sôi nước: CO2 bay ra .
+ Nước xử lý bằng vôi Ca(OH)2 hoặc Na2CO3.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → 2CaCO3 + H2O

3.2.1 Nguyên tắc .
Độ kiềm của mẫu nước được xác định bằng phương pháp định phân, với phản ứng
trung hòa giữa các ion gây ra độ kiềm như OH-, CO32-, HCO3-… và các dung dịch chuẩn
H2SO4 0,02N.
Các ion OH- có mặt trong mẫu là do phân ly hoặc thủy phân của chất tan khi phản ứng
với các acid chuẩn khi thêm vào. Do đó, độ kiềm của mẫu phụ thuộc vào điểm dùng của pH
sử dụng.

Chất chỉ thị Phenolphtalein và Methyl Cam hoặc Bromcresol Green - Methy Red.
• pH > 8,3 môi trường tồn tại 2 ion OH-, CO32- hoặc một trong hai, dùng chỉ màu
Phenolphtaleinđịnh phân bằng H2SO4 0,02N dung dịch chuyển từ màu hồng
sang không màu.
24


PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐẶC
GVHH: TS. THẦY ĐẶNG CHÍ HIỀN
TRƯNG TRONG NƯỚC
• 4,5 < pH < 8,3, ion chính tồn tại là ion bicacbonat (HCO3-) dùng chỉ thị màu

Methyl Cam, dung dịch chuyển từ màu vàng sang da cam. Điểm chuyển màu
này khó nhận thấy nên có thể thay bằng hỗn hợp Bromcresol Green-Methy
Red với cùng khoảng đổi màu nhưng sẽ dễ nhận thấy nhờ dãy màu rộng.
Phương trình phản ứng :
OH- + H+ → H2O
CO32- + H+ → HCO3HCO3- + H+ → H2CO3
H2CO3 → CO2↑ + H2O

3.2.2 Điểm dừng.
Độ kiềm bao gồm toàn bộ hàm lượng CO32- hoặc HCO3-, thì pH tại điểm tương đương
của phép chuẩn độ được xác định bằng nồng độ CO2 tại khoảng đó. Nồng độ CO2 tùy thuộc
vào tổng các gốc CO32- có trong mẫu nước và lượng thất thoát trong quá trình chuẩn độ. Độ
kiềm được tính theo đơn vị mg CaCO3/l.
Độ kiềm Phenolphtalein thường được dùng để định lượng theo phép chuẩn độ đến
pH=8,3 không kể đến màu của chất chỉ thị được sử dụng trong xét nghiệm.
Điểm đổi màu rõ rệt là tại điểm dừng pH = 8,3 bằng chỉ thị Methy đỏ và pH = 4,5
Bromcresol xanh.
Điểm dừng của pH.


150
500
Silicat

3.2.3 Chất cản trở:
Mẫu có chứa các ion có khả năng oxy hóa hay thủy phân như là Fe 2+, Al3+, tốc độ phản
ứng tại nhiệt độ phòng có thể chậm, gây nên sự trôi điểm dừng.
Không sử dụng phương pháp chuẩn độ dùng chất chỉ thị đối với những mẫu có màu hay
bị đục vì sự đổi màu ở điểm cuối không rõ ràng.
Thêm 1 - 2 giọt Na2S2O3 0,1N trước khi định phân để khử ảnh hưởng của Clo dư trong
mẫu.

3.2.4 Lựa chọn phương pháp.
Xác định độ kiềm của mẫu dựa vào thế tích acid H 2SO4 0,02N dùng chuẩn độ ở pH chỉ
thị. Chuẩn độ ở nhiệt độ phòng với máy pH đã hiệu chuẩn chính xác hay dùng chất chỉ thị
màu.
25


×