Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Trang bị điện trong máy tiện wasino 19j 850

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.56 KB, 23 trang )

1

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: TỒNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN............................
1.1

Tổng quan....................................................................................
1.1.1 Chức năng, công dụng.......................................................
1.1.2 Phân loại máy tiện.............................................................
1.1.3 Nguyên lý làm việc............................................................

1.2 Đặc điểm công nghệ......................................................................
1.2.1 Truyền động chính.............................................................
1.2.2 Truyền động ăn dao...........................................................
1.2.3 Truyền động phụ................................................................
Chương 2: NỘI DUNG MÁY TIỆN WASINO 19J - 850...............................
2.1 Giới thiệu máy tiện Wasino 19J – 850..........................................

2.1.1 Thân Máy........................................................................10
2.1.2 Bàn Dao Dọc...................................................................10
2.1.3 Bàn Dao Ngang...............................................................11
2.1.4 Bàn Xoay.........................................................................11
2.1.5 Bàn dao Dọc Phụ.............................................................12
2.1.6 Ổ Gà Dao.........................................................................12


2.1.7 Ụ Động............................................................................12
2.2 Phần Cơ......................................................................................13
2.3 Phần Điện...................................................................................13
2.3.1 Sơ đồ mạch điều khiển......................................14
2.3.2 Sơ đồ mạch động lực.........................................15
2.4 Tính toán công suất động cơ........................................................16
Chương 3: KẾT LUẬN.................................................................................18
3.1 Ưu, nhược điểm..........................................................................18
3.2 Nhận xét chung...........................................................................18
3.3 Tài liệu tham khảo......................................................................19


2

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển của loài ngoài qua các thời đại gắn liền với các công cụ.
Thời nguyên thủy con người dùng đá để làm công cụ săn bắt động vật làm
thức ăn. Với việc tìm ra lửa và biết sử dụng lửa để lấy kim loại từ quặng đã
đưa đến sự phát triển các công cụ mới và tốt hơn.


3

Trường ĐHCN TPHCM

Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

Với các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào thế kỷ 18, các máy
công cụ đầu tiên đã xuất hiện và liên tục được cải tiến. Đầu tiên các máy
công cụ sử dụng năng lượng từ hơi nước để hoạt động. Về sau khi máy móc
được cải tiến và nhiều nguồn năng lượng mới được phát hiện và đưa vào sử
dụng. Các máy phát điện và đưa vào sử dụng. Các phát điện và các máy
móc sử dụng điện năng xuất hiện.
Với sự xuất hiện của các máy móc sử dụng điện năng naỳ đòi hỏi
phải có một hệ thống điện được lắp đặt trong máy để đáp ứng yêu cầu làm
việc và tính năng của từng loại máy công cụ như : đảo chiều động cơ, thay
đổi tốc độ…Do đó, trang bị điện trong máy công cụ là một phần không thể
thiếu.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Tổng quan


4

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850


Trong lịch sử , máy tiện là thiết bị đi đầu trong tất cả các máy công cụ.
Máy tiện ứng dụng nguyên lý làm việc của bàn xoay của thợ làm gốm. Máy
tiện hiện đại hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản này.
Máy tiện là mộ trong những máy công cụ linh hoạt nhất được dùng trong
công nghiệp.
Nền sản xuất hiện đại đã xuất hiện đến việc phát triển nhiều loại máy
tiện đặc biệt như : máy tiện ren vít văng, máy tiện mâm tháp, máy tiện tự
động đa trục và đơn trục, máy tiện chép hình, máy tiện Rovolve, máy tiện
tự động và bán tự động…
1.1.1 Chức năng, công dụng:
Máy tiện là một loại máy trong nhóm máy cắt gọt kim loại dùng để
gia công định hình các chi tiết gần đúng với yêu cầu (gia công thô) hoặc
thỏa mãn yêu cầu phần nào về độ chính xác của kích thước và độ bóng bề
mặt.
Trên máy tiện có thể thực hiện nhiều công đoạn tiện như:
-

Tiện trụ trong.
Tiện trụ ngoài.
Tiện côn.
Tiện định hình.
Ngoài ra nếu sử dụng các dụng cụ cắt khác như: mũi khoan, mũi doa,

tiện ren, taro ren…

1.1.2 Phân loại máy tiện: Có thể phân loại theo những đặc điểm sau:


5


Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

Theo công dụng:
Máy tiện vạn năng:
Máy tiện ren.
Máy tiện mặt đầu.
Máy tiện chuyên dùng.
Theo hình thức truyền động chính:
- Máy tiện đứng: chi tiết quay theo phương thẳng đứng.
- Máy tiện ngang: chi tiết quay theo phương nằm ngang.
• Theo mức độ phức tạp của hệ thống truyền động điện:
Đơn giản: dùng động cơ KĐB với 1-2 cấp tốc độ cho truyền động chính.
Trung bình: dùng động cơ KĐB nhiều cấp tốc độ hoặc động cơ mạch hở
Phức tạp: điều chỉnh và ổn định tốc độ với chỉ tiêu và chất lượng cao.



-

1.1.3 Nguyên lý làm việc:
Tiện là phương pháp gia công có chuyển động chính là chuyển động
quay tròn của chi tiết, chuyển động chạy dao là chuyển động tịnh tiến của
dụng cụ cắt.
1.2 Đặc điểm công nghệ:
1.2.1 Truyền động chính:

Chuyển động chính của máy tiện làm việc ở chế độ dài han, đó là
chuyển động quay của mâm cặp, chuyển động tịnh tiến liên tục của bàn dao,
các chuyển động phụ gồm chuyển động nhanh đầu dao và ụ sau, kéo phôi,
bơm nước,nâng hạ, kẹp và nới xà…
Truyền động chính cần phải được đảo chiều quay để đảm bảo quay
chi tiết cả hai chiều, ví dụ khi ren trái hoặc ren phải. Phạm vi điều chỉnh tốc
độ trục chính D < (40÷125)/1với độ trơn điều chỉnh φ= 1,06 và 1,21 và
công suất là hằng số( Pc= const).
Ở chế độ xác lập, hệ thống truyền động điện cần đảm bảo độcứng đặc
tính cơ trong phạm vi điều chỉnh tốc độ với sai số tĩnh nhỏ hơn 10% khi phụ


6

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

tải thay đổi từ không đến định mức. Quá trình khởi động , hãm yêu cầu phải
trơn, tránh va đập trong bộ truyền lực. Đối với máy tiện cỡ nặng và máy
tiện đứng dùng gia công chi tiết có đường kính lớn, để đảm bảo tốc độ cắt
tối ưu và không đổi (v = const) khi đường kính chi tiết thay đổi, thì phạm vi
điều chỉnh tốc độ được xác định bởi phạm vi thay đổi tốc độ dài và phạm vi
thay đổi đường kính:

Ở những máy tiện cỡ nhỏ và trung bình, hệ thống truyền động điện
chính thường là động cơ không đồng bộ roto lồng sóc và hộp tốc độ có vài
cấp tốc độ. Ở các máy tiện cỡ nặng, máy động cơ trong truyền động chính

tiện đứng, hệ thống truyền động chính điều chỉnh 2 vùng, sử dụng bộ biến
đổi động cơ điện một chiều (BBĐ– Đ) và hộp tốc độ: khi v< v gh đảm bảo M
= const; khi v> vgh thì P= const. Bộ Biến đổi có thể là máy phát một chiều
hoặc bộ chỉnh lưu dùng Thyristor.
Ở các máy cỡ nhỏ và cỡ trung bình, chuyển động chính và chuyển
động ăn dao được thực hiện từ một động cơ. Ở các máy tiện đứng và ở các
máy tiện có khoảng cách giữa các tâm lớn hơn 8 mét truyền động ăn dao
thường do một động cơ tiêng kéo; khi đó kết cấu cơ khí của máy sẽ đơn
giản dễ khống chế máy, điều chỉnh được lượng ăn dao độc lập với tốc độ
trục chính và dễ dàng lựa chọn chế độ cắt gọt tối ưu

1.2.2 Truyền động ăn dao:


7

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

Truyền động ăn dao cần phải đảo chiều quay để đảm bảo ăn dao hai
chiều. Đảo chiều bàn dao có thể thực hiện bằng đảo chiều động cơ điện
hoặc dùng khớp ly hợp điện từ. Phạm vi điều chỉnh tốc độ của truyền động
điện hoặc dùng khớp ly hợp điện từ. Phạm vi điều chỉnh tốc độ của truyền
động ăn dao thường là D = (50÷ 300)/1với độ trơn điều chỉnh φ= 1,06 và
1,21 và momen không đổi (M = const).
Ở chế độ làm việc xác lập, độ sai lệch tĩnh yêu cầu nhỏ hơn 5% khi
phụ tải thay đổi từ không đến định mức. Động cơ cần khởi động và hãm

êm. Tốc độ di chuyển bàn dao của máy tiện cỡ nặng và máy tiện đứng cần
liên hệ với tốc độquay chi tiết để đảm bảo nguyên lượng ăn dao. Ở máy tiện
cỡ nhỏ thường truyền động ăn dao được thực hiện từ động cơ truyền động
chính, còn ở những máy tiện nặng thì truyền động ăn dao được thực hiện từ
một động cơ riêng là động cơ một chiều cấp điện từ khuếch đại máy điện
hoặc bộ chỉnh lưu có điều khiển.
1.2.3 Truyền động phụ:
Truyền động phụ không yêu cầu điều chỉnh tốc độ và không yêu cầu
gì đặc biệt nên thường sử dụng động cơ không đồng bộ rôto lồng sóc kết
hợp với hộp tốc độ
Ở các máy cở nhỏ, người ta thường dùng động cơ lồng sóc để kéo các
truyền động cơ bản. Loại động cơ này có ưu điểm về mặt kinh tế , đơn giản
và đặc tính cơ cứng. Điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp cơ khí, trong
phạm vi không rộng lắm. Khi máy yêu cầu phạm vi tốc độ rộng thường sử
dụng động cơ lồng sóc hai hoặc nhiều tốc độ.
Một trong những đặc điểm của máy tiện cỡ nặng là yêu cầu điều
chỉnh tốc độ trơn trong phạm vi rộng. Vì vậy, phần nhiều người ta dùng


8

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

động cơ điện một chiều kết hợp với tốc độ 3 – 4 cấp. Điêu chỉnh tốc độ
điện khi được thực hiện bằng cách thay đổi từ thông động cơ, hoặc bằng
phương pháp điều chỉnh hai vùng.

Các truyển động phụ không có yêu cầu cao về điều chỉnh tốc độ và
khống chế quá độ, nên thường dùng động cơ lồng sóc một tốc độ. Ở máy
tiện revolve máy tiện hiện đại nói chung thường các chuyển động phụ được
tự động hóa.


9

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

CHƯƠNG II. TRANG BỊ ĐIỆN TRONG MÁY TIỆN WASINO 19J - 850
2.1. Giới thiệu máy tiện Wasino 19J - 850
Máy tiện Wasino 19J - 850 là loại máy tiện vạn năng được ra đời từ
những năm đầu tiên của cuộc cách mạng công nghiệp nhằm đáp ứng những
nhu cầu của con người và khoa học xã hội. Máy tiện wasino có thể gia công
được các loại bề mặt : tiện trơn, tiện trục bạc, tiện mặt đầu, vát mép, góc
lượn, vê cung, các mặt định hình, mặt côn, tiện ren, khoan lỗ .v.v. .
Máy được điều chỉnh tốc độ bằng phương pháp cơ khí thông qua tỉ số
truyền được sử dụng nhiều trong các xưởng cơ khí vừa và nhỏ.
Máy sử dụng động cơ 3 pha dạng động cơ lồng sóc để truyền chuyển
động chính cho máy.
Để thực hiện được các bề mặt này máy tiện thực hiện hàng loạt các
chuyển động như quay tròn trục chính, tịnh tiến bàn xe dao theo hai phương
dọc ngang…Và chuyển động này đều được thực hiện trên các mặt trượt các
bộ phận của máy.
Cấu tạo của máy cơ bản gồm có

1. Đế máy.
2. Thân máy.
3. ụ đứng.


10

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

4. ụ động.
5. Bàn xe dao.
6. Hộp tiến tốc
7. Hộc tốc độ
2.1.1. THÂN MÁY


Chức năng làm việc:
Thân máy là bộ phận vô cùng quan trọng, nó được lắp chính xác, đảm

bảo độ cứng vững trên đế máy và móng máy. Nó là bộ khung để gá lắp,
nâng đỡ tất cả các bộ phận cơ cấu của máy như: ụ động, bàn xe dao, ụ đứng,
động cơ, hộp tốc độ… Thân máy tiện là bộ phận quan trọng đảm bảo độ
cứng vững của máy.
Trên thân máy quan trọng nhất là băng máy( hệ thống mặt trượt của
thân máy). Nó nằm theo phương ngang, song song với tâm trục chính. Gồm
12 mặt dẫn trượt chính tiếp xúc trực tiếp với các mặt trượt của bàn xe dao, ụ

động, và mặt bắt căn. Hệ thống các mặt trượt của thân là bộ phận rất quan
trọng. Nó có tác dụng dẫn hướng cho bàn xe dao, ụ động và nhờ đặc tính
làm việc của cơ cấu vít me - đai ốc cho phép ta gia công các chi tiết khác
nhau, lấy chiều sâu cắt phù hợp với từng bước gia công cụ thể: gia công thô,
gia công tinh. Nó có ảnh hưởng chủ yếu đến độ chính xác gia công chi tiết
như: kích thước, độ côn, độ ô van, độ bóng.
2.1.2. BÀN XE DAO DỌC
a)

Nguyên lý làm việc.


11

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

Bàn xe dao dọc chuyển động di trượt được trên bằng máy nhờ hộp xe
dao lắp cứng với bàn xe dao dọc và nhận chuyển động từ trục trơn, trục vít
me hoặc bằng tay thông qua bánh răng hộp xe dao ăn khớp thanh răng lắp
trên thân máy cho bàn xe dao dọc đi lại được.
Phía trên bàn xe dao ngang chuyển động được là nhờ bộ trục vít đai
ốc lắp trên bàn xe dao dọc thông qua bánh răng trên hộp xe dao (tự động
đóng ngoặc hoặc bằng tay).
Nhờ các chuyển động trên mà bàn xe dao dọc có thể chuyển động đi
trượt trên băng. Máy để thực hiện chuyển động cắt dọc và đưa bàn xe dao
ngang đi trượt trên nó thực hiện cắt ngang (cắt mặt đầu, cắt đứt…) kết hợp

hai chyuển động này để cắt chi tiết dạng côn, dạng định hình.
b)

Nhiệm vụ của bàn dao dọc.
Bàn xe dao có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ bàn xe dao trên . Mang các

bàn dao phía trên chuyển động dọc trên thân máy. Dẫn hướng cho các bàn
dao trên chuyên động. Nên có thể điều chỉnh được chuyển động của dao đi
lại cắt gọt , gia công .
2.1.3. BÀN DAO NGANG


Chức năng làm việc
Các mặt trượt giúp bàn giao ngang có thể di chuyển ra vào khi làm

việc. Nó còn có nhiệm vụ đỡ các bàn dao dọc trên bàn xoay…Nhờ chuyển


12

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

động tự động hoặc bằng tay quy trục vít me trên bàn dao dọc và đai ốc trên
bàn giao ngang để gia công một đầu.
2.1.4. BÀN XOAY



Chức năng, nhiệm vụ:
Bàn xoay có nhiệm vụ đỡ bàn trượt giá dao di trượt trên nó để thực

hiện điều chỉnh cắt gọt, cắt gọt tiến hành bằng tay, chuyển hướng chuyển
động bàn trượt giá dao hay để tạo góc độ khi tiện côn, tiện định hình tiến
hành bằng tay.

2.1.5. BÀN DAO DỌC PHỤ


Chức năng, nhiệm vụ:
Bàn dao dọc phụ là bàn có kích thước nhỏ có nhiệm vụ giữ đầu giá

dao cho nó trượt để thực hiện điều chỉnh dao.
Bàn dao dọc phụ có các mặt dưới tiếp xúc với đế giá dao, còn mặt
trên tiếp xúc đầu giá dao để nâng đỡ toàn bộ đầu dao.
Bàn dao dọc phụ có nhiệm vụ đế bàn ổ giá dao để nó thực hiện điều
chỉnh cắt gọt, cắt gọt tiến hành bằng tay, chuyển hướng chuyển động bàn
trượt giá dao hay để tạo góc độ khi tiện côn, tiện định hình tiến hành bằng
tay hay tự động.
2.1.6. Ổ GÁ DAO


Chức năng, nhiệm vụ.


13

Trường ĐHCN TPHCM

Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

Đế ổ gá dao là đế có kích thước nhỏ có nhiệm vụ giữ dao kẹp chặt nó
và giữ dao đúng vị trí cắt gọt trong khi làm việc.
Đế ổ gá dao có một mặt trượt 1 là tiếp xúc với bàn dao dọc phụ dùng
để khi xoay ổ gá.
2.1.7. Ụ ĐỘNG


Chức năng, nhiệm vụ của ụ động:

Ụ động là một chi tiết rất quan trọng của máy tiện khi gia công chi
tiết dạng trục dài, ụ động gồm hai phần riêng biệt: Đế ụ động và thân ụ
động.
Đế ụ động có nhiệm vụ nâng đỡ thân ụ động di trượt trên băng máy
để đưa thân ụ động đi ra đi vào, để thực hiện các công việc kẹp chặt, chống
tâm chi tiết, cố định với băng máy khi tiện, khoan khoét doa… Ngoài ra còn
có nhiệm vụ là đường dẫn trượt cho thân ụ động đi lại theo phương ngang
vuông góc với băng máy.
Khi điều chỉnh tiện côn, độ đồng tâm với trục chính, đế ụ động di
trượt trên băng máy nhờ lực đẩy đi đẩy lại và ốc điều chỉnh độ lệch tâm trên
thân.
Thân ụ động được lắp trên đế ụ động, nó có nhiệm vụ để lắp nòng ụ
động cho nòng ụ động chuyển động ra vào nhờ cơ cấu trục vítme đượ điều
chỉnh bằng tay quay.
2.2. Phần cơ
- Thông số kỹ thuật cơ bản của máy :

+ Đường kính mâm cặp 230 mm
+ Đường kính lỗ trục chính : 50 mm
+ Chiều dài chống tâm : 800 mm
+ Đường kính tiện qua băng : 300 mm
+ Đường kính vật tiện qua bàn xa dao : 230 mm


14

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

+ Trọng lượng máy : 2 tấn
+ Loại mâm cặp : 3 chấu
+ Kích thước máy : 2,15 x 1,1 x 1,3 m
+ Số cấp tốc độ trục chính : 12 cấp
+ Tốc độ trục chính : 50 – 1500 v/ph
2.3. Phần điện
Máy sử dụng động cơ không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc. Động cơ sử dụng
điện áp 220/380 v công suất 5,5(kw), tốc độ 1440 (vòng phút)

2.3.1. Sơ đồ mạch điện điều khiển


15

Trường ĐHCN TPHCM

Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

2.3.2. Mạch động lực

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850


16

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy



Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

Nguyên lý lam việc của mạch điện :

Đầu tiên đóng cầu dao nguồn 3 pha, sau đó nhấn nút ON dòng điện
qua rơ le R0 tiếp điểm thườn gmở R0 đóng lại duy trì dòng điện cho mạch.
-

Chạythuận :

Đẩy tay gạt xuống tiếp điểm 2,4 đóng contactor K1 được cấp điện
động cơ quay theo chiều thuận.
-


Chạynghịch :

Kéo tay gạt lên trên tiếp điểm 1,3 đóng contactor K2 được cấp điện động cơ
chính quay chiều nghịch


17

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

Máy tiện nàycho phép đảo chiều quay tức thì mà không cần phải dừng máy
vì 2 Contactor K1 và K2 đượckhóa lẩn chức năng bằng 2 tiếp điểm thường
đóng.
Ngoài ra mạch điện còn có thêm công tắc hành trình để bảo vệ máy khi bị
quá cử.
Muốn ngừng cung cấp dòng điện cho mạch ta nhấn nút OFF.
2.4. Tính toán công suất động cơ
Truyền động chính máy tiện thường làm việc ở chế độ dài hạn.
Tuy nhiên, khi gia công các chi tiết ngắn, ở các máy trung bình và nhỏ,
do quá trình thay đổi nguyên công và chi tiết chiếm thời gian quá lớn
nên truyền động chính phải tiến hành tính toán ở một chế độ nặng nề
nhất.công suất có thể chọn theo công suất trung bình hoặc công suất đẳng
trị.
Chọn nguyên công nặng nề nhất và giả thiết ở nguyên công ấy máy
làm việc ở chế độ định mức. Từ đó xác đinh hiệu suất của máy ứng với
phụ tải của từng nguyên công theo công thức:


a, b - hệ số tổn hao không biến đổi và biến đổi.
Công suất trên trục động cơ ứng với từng nguyên công:

Giả thiết trong thời gian gá lắp, tháo gỡ chi tiết, chuyển đổi từ
nguyên công này sang nguyên công khác, động cơ quay không tải (mà
không cắt điện động cơ) thì công suất trên trục động cơ lúc này là công
suất không tải của máy, tức là bằng lượng mất mát không đổi


18

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

Ứng với công suất này là thời gian phụ của máy, chúng được xác
định
theo tiêu chuẩn vận hành của máy Σt0
Động cơ có thể chọn theo công suất trung bình hoặc công suất đẳng
trị:

hoặc

trong đó:
Pci, ti – công suất trên trục động cơ, thời gian máy của nguyên công thứ i
P0j, t0j- công suất không tải trên trục động cơ, thời gian làm việc không
tải

của máy, P0j = P0
n - số khoảng thời gian làm việc không tải


19

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

Hình 2.2 Đồ thị phụ tải của động cơ
Chọn động cơ có công suất định mức lớn hơn 20 ÷ 30% công suất
trung bình hay đẳng trị:
Pđm ≈ (1,2 ÷ 1,3) Ptb hoặc Pđm= (1,2 ÷ 1,3)Pđt
Động cơ truyền động chính máy tiện cần phải được kiểm nghiệm
theo điều kiện phát nóng và quá tải.


20

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
3.1 Ưu, nhược điểm của máy tiện đứng

Ưu điểm:


Có thể gia công chi tiết nặng và có đường kính rất lớn.



Có thể thực hiện : tiện mặt trụ ngoài và trong, tiện rãnh,
khoét lỗ, xén mặt, cắt đứt…



Do chi tiết quay xung quanh trục thẳng đứng nên gá đặt
dễ dàng và an toàn hơn

Nhược điểm:


Lắp đặt và kẹp chặt chi tiết nặng rất khó khăn.



Độ chính xác không cao.

3.2 Nhận xét chung:
Trong nhiều năm trở lại đây, với sự phát triển không ngừng của công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến, gia công truyền thống được thay thế bằng gia công
tự động và điều khiển số ra đời.Tuy nhiên, không thể phủ nhận tầm quan
trọng của việc gia công truyền thống, tạo tiền đề cho sự phát triển sau này.
Với sự phát triển nhanh chóng, máy điều khiển số dần dần thay thế những

máy công cụ công kềnh, phức tạp của các máy cơ trong đó có máy tiện
đứng. Mặc dù, chúng em đã cố gắng tìm kiếm nhưng tài liệu cũng thật ít
ỏi.Bài tiều luận về máy tiện Wasino 19J- 850 mà chúng em tìm hiểu trong
khoảng thời gian ngắn không thể tránh nhiều sai sót. Mong nhận được nhiều


21

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

sự đóng góp quý báu từ thầy, cô, bạn bè, để các thành viên trong nhóm hoàn
thiện hơn vốn kiến thức của mình.


22

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Nguyễn Ngọc Cẩn, Giáo trình trang bị điện trong máy cắt kim loại,
NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM, 2005 .

[2].Nguyễn Mạnh Tiến, Vũ Quang Hồi, Trang bị điện- điện tử máy gia
công kim loại, NXB Giáo Dục, 1994.
[3].Võ Hồng Căn, Phạm Thế Hựu, Đọc và phân tích mạch điện cắt gọt kim
loại, NXB Công Nhân Kỹ Thuật Hà Nội, 1982.
[4]. PGS-TS Phạm Văn Hùng, PGS-TS Nguyễn Phương, Cơ sở máy công
cụ, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2007.
[5]. Ks. Trần Quốc Tuấn, Đề cương bài giảng công nghệ sửa chữa


23

Trường ĐHCN TPHCM
Khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy

Trang Bị Điện Trong
Máy tiện Wasino 19J - 850



×