Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ngày 18 THÁNG 11 cung hiến đền thờ thánh phêrô và đền thờ thánh phaolô ở rôma

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.04 KB, 3 trang )

Ngày 18 THÁNG 11 Cung hiến đền thờ Thánh Phêrô và đền thờ Thánh Phaolô ở
Rôma
I. Ghi nhận lịch sử - phụng vụ
Ngày kỷ niệm cung hiến giáo đường thánh Phêrô (khoảng 350) và thánh Phaolô
trên đường Ostia (khoảng 390), cử hành vào ngày 18 tháng 11, đã được nhắc đến
ngay từ thế kỷ XI trong một quyển sách viết về cuộc tử đạo của thánh Phêrô. Năm
1568, Đức Giáo Hoàng Piô V đã cho ghi vào lịch phụng vụ Rôma ngày mừng lễ
cung hiến này chung cho cả hai thánh đường.
Truyền thống kể rằng vương cung thánh đường thánh Phêrô nguyên thuỷ được
hoàng đế Constantinô và các người kế vị xây dựng, được hoàn thành và cung hiến
khoảng năm 350. Thánh đường này xây trên mộ của thánh tông đồ Phêrô ở
Vaticanô, nằm trên khu nghĩa trang cổ (thế kỷ I và II) của người ngoại giáo và Kitô
giáo, tại đây vào cuối thế kỷ II, người ta đã đào xuống thành ba tầng kế tiếp nhau.
Một linh mục người Rôma tên là Caius, dưới thời Đức giáo hoàng Zéphirin (†
217), đã để lại một chứng từ về tầng thứ ba của khu nghĩa trang, và được giám mục
sử gia Eusèbe thành Césarê thuật lại: “Phần tôi, tôi có thể chỉ cho bạn thấy những
chứng tích (phần mộ hay hài cốt) của các tông đồ. Nếu bạn đến Vatican hay trên
đường Ostia, bạn sẽ thấy chứng tích của các vị đã sáng lập Hội Thánh.” (Lịch Sử
Hội Thánh II, 25-7). Những cuộc khai quật ở thánh đường thánh Phêrô (19401949), dưới thời Đức Piô XII, đã khám phá ra khu nghĩa trang này, và có vẻ như đã
khám phá ra phần mộ của thánh Phêrô.
Vào thế kỷ XV, dưới thời Đức Giáo Hoàng Nicolas V, người ta phá ngôi thánh
đường cổ lúc đó đã đổ nát, nhưng việc xây dựng lại ngôi thánh đường này chỉ bắt
đầu dưới thời Đức Giáo Hoàng Jules II (1503-1513). Đức giáo hoàng đã chọn mẫu


thiết kế hình chữ thập Hy lạp của Bramante (1506). Công trình được kiến trúc sư
Maderna thực hiện từ 1606 đến 1617. Theo lệnh Đức Giáo Hoàng Phaolô V, ông
Maderna nối dài lòng nhà thờ thành hình chữ thập la-tinh và vẽ thiết kế phần mặt
tiền. Michel-Angelo (1546) vẽ phần vòm thánh đường và phần này đã hoàn tất năm
1590. Bên dưới vòm là khu Thánh Phê-rô tuyên xưng, gồm nhà hầm mộ thánh tông
đồ và bàn thờ chính đặt trên một phương du bằng đồng, tác phẩm của Bernin


(1624). Công trường thánh Phê-rô, với hai hàng cột đặt theo hình bán bầu dục,
cũng là tác phẩm của Bernin. Thánh đường thánh Phêrô được Đức Đức Giáo
Hoàng Urbain VIII cung hiến lại năm 1626.
Vương cung thánh đường thánh Phaolô ngoài thành, theo truyền thống, cũng do
hoàng đế Constantin và các người kế vị xây dựng trên mộ thánh Tông đồ. Được
Đức Giáo Hoàng Sirice cung hiến vào cuối thế kỷ IV; một cuộc hỏa hoạn đã tàn
phá thánh đường vào năm 1823 và được xây dựng lại theo cùng mẫu thiết kế cũ.
Thánh đường được Đức Giáo Hoàng Piô IX cung hiến lại ngày 10 tháng 12 năm
1854, với sự tham dự của các giám mục từ khắp nơi trên thế giới qui tụ về nhân dịp
công bố tín điều Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Tuy nhiên, vì việc mừng kính
thánh Phaolô trong phụng vụ không thể tách rời việc mừng lễ thánh Phêrô, nên lễ
kỷ niệm cung hiến thánh đường này (ngày 10 tháng 12) cũng được gộp chung vào
ngày kỷ niệm cung hiến thánh đường thánh Phêrô (18 tháng 11).
II. Thông điệp và tính thời sự
Ca Nhập lễ mời gọi chúng ta tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta hai thánh tông
đồ Phêrô và Phaolô, “là tổ tiên của chúng ta trong đức tin”. Lời Nguyện của ngày
diễn tả ý nghĩa của ca nhập lễ khi nói rằng chính nhờ các ngài mà Hội Thánh được
“khởi công rao giảng Tin Mừng”. Thực vậy, nếu phần mộ của hai thánh tông đồ
Phêrô và Phaolô đã thu hút vô vàn khách hành hương qua mọi thời đại, thì công


cuộc rao giảng Tin Mừng của các ngài chính là điều làm các ngài trở thành chứng
nhân của Hội Thánh Chúa Giêsu Kitô cho tới tận cùng thế giới. Lời chứng của linh
mục Caius người Rôma sống vào đầu thế kỷ III: “Nếu bạn đến Vatican hay trên
đường Ostia, bạn sẽ thấy chứng tích của các vị đã sáng lập Hội Thánh.” Bài đọc I
(Cv 28, 11. . .31) mô tả việc thánh Phaolô đến Rôma như một tù nhân vì Tin Mừng.
Sau đó, ở trong thành với một lính canh, ngài tiếp nhận mọi người đến thăm, loan
báo triều đại Thiên Chúa và giảng dạy những điều liên quan đến Đức Giêsu Kitô
với một sự dạn dĩ, không gặp một trở ngại nào.
Bài Tin Mừng (Mt 14, 22-23) mô tả Chúa Giêsu cứu thánh Phêrô trên mặt biển, và

các môn đệ khác cùng tung hô với người vừa được cứu: Quả thật, thầy là Con
Thiên Chúa.
Công trình “sáng lập” của thánh Phêrô và Phaolô tiếp tục qua các thế kỷ đối với
Giáo Hội toàn cầu, nhưng đặc biệt đối với Giáo Hội Rôma là Giáo Hội của thánh
Phêrô và Phaolô, và là Giáo Hội đứng đầu sự hiệp thông toàn cầu. Giờ Kinh Sách
trích một bài của Thánh Lêô Cả, ca tụng sự bảo trợ và công đức của các “bậc tổ
tiên lỗi lạc”. “Như chính chúng ta cảm thấy, và như các bậc tiền bối của chúng ta
đã chỉ cho chúng ta, chúng ta hết lòng tin tưởng rằng chúng ta sẽ luôn được nâng
đỡ bởi lời cầu nguyện của các thánh bổn mạng đặc biệt của chúng ta. . .” (Bài
giảng lễ hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô).
Enzo Lod



×