Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Tóm tắt cuộc chiến giữa lực lượng tây sơn và nguyễn ánh giai đoạn 1778 – 1802

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.92 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ
NỘI

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY
SƠN VÀ NGUYỄN ÁNH GIAI ĐOẠN 1778 1802
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13

Tãm t¾t LuËn ¸n tiÕn sÜ LÞCH


hµ néi – 2017


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. Đào Tố Uyên
2. PGS.TS. Nguyễn Duy Bính

Phaûn bieän 1: PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ
Viện Sử học
Phaûn bieän 2: PGS.TS. Lê Đình Sỹ
Viện Lịch sử quân sự
Phaûn bieän 3: PGS.TS. Nguyễn Quang Hồng
Trường Đại học Vinh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp: Trường


họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi.............giờ...........phút, ngày........tháng........năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG
BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Thị Hằng Nga (2017), “Phượng Hoàng Trung đô với
vương triều Quang Trung”, Tạp chí Xưa & Nay, (số 486 tháng
8/2017), ISSN 868 – 331X, trang 32 – 37.
2. Nguyễn Thị Hằng Nga (2016), “Những trận chiến gió mùa của
Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn”, Tạp chí Lịch sử quân
sự (số 295, tháng 7/2016), ISN 086- 7683, trang 60-66.
3. Nguyễn Trọng Văn, Nguyễn Thị Hằng Nga (2011), “Quá trình khủng
hoảng và sụp đổ của vương triều Tây Sơn”, Tạp chí khoa học, Đại
học Vinh (tập 40, số 3B), ISSN 1859 – 2228, trang 80 – 94.
4. Nguyễn Thị Hằng Nga (2011), “Vương triều Cảnh Thịnh”, Tạp chí
Khoa học & Công nghệ, Nghệ An (số 11, năm 2011), ISSN 1859 –
1949, trang 41 – 49.
5. Hoàng Văn Lân, Nguyễn Thị Hằng Nga (2011), “Nguyễn Hữu
Chỉnh, nhân vật lịch sử đặc biệt thời Tây Sơn”, Tạp chí Khoa học
xã hội và nhân văn Nghệ An (số 1 năm 2011), trang 69 – 75.


4

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề
tài
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là giai đoạn lịch sử đầy biến động
trong lịch sử Đại Việt. Cuộc đấu tranh giữa phong trào nông dân Tây Sơn
với chúa Nguyễn chuyển thành cuộc chiến giữa hai lực lượng phong kiến:
vương triều Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Kết cục, Nguyễn Ánh lật đổ triều
Tây Sơn, thống nhất quốc gia Đại Việt, thiết lập vương triều Nguyễn.
Từ trước đến nay, nhiều công trình đã nghiên cứu những đóng góp
của phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn. Tuy nhiên, bên cạnh
những chiến công hiển hách của Tây Sơn thì còn một mảng trống chưa
được làm rõ: đó là sự chuyển biến trong nội bộ Tây Sơn, quá trình phong
kiến hóa của anh em Tây Sơn, sự suy yếu của vương triều Tây Sơn.
Về phía lực lượng chúa Nguyễn, các công trình nghiên cứu đã đánh
giá khách quan về công lao khai hoang, mở đất của các chúa Nguyễn và
những đóng góp của vương triều Nguyễn, nhưng khoảng thời gian giữa hai
thời kì đó, khi chúa Nguyễn suy vong, trao lại quyền thống lĩnh cho
Nguyễn Ánh, quá trình phục hưng cơ nghiệp chúa Nguyễn đầy gian truân
của Nguyễn Ánh chưa được làm rõ.
Trong xã hội Đại Việt cùng diễn ra hai quá trình trái chiều của hai lực
lượng phong kiến: Tây Sơn hưng khởi thì chúa Nguyễn bại vong, trên bước
đường suy vong, quyền thống lĩnh lực lượng chúa Nguyễn trao lại cho hậu
duệ Nguyễn Ánh. Nắm quyền thống lĩnh, Nguyễn Ánh tranh thủ sự chia rẽ,
suy yếu của nhà Tây Sơn để phục hưng cơ nghiệp chúa Nguyễn, thiết lập
vương triều Nguyễn. Nghiên cứu cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh sẽ làm rõ sự chuyến biến bên trong của hai lực lượng, lí giải vì
sao Tây Sơn hiển hách nhưng cuối cùng sụp đổ, vì sao Nguyễn Ánh bại
vong mà vẫn trở về, khôi phục cơ nghiệp chúa Nguyễn và hệ quả cuộc
chiến.
Cho đến nay, còn có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh cuộc chiến
giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh, nghiên cứu đề tài sẽ góp phần

đánh giá khách quan hơn về cuộc chiến, nhìn nhận lại sự thắng lợi của
Nguyễn Ánh trước lực lượng Tây Sơn.
Xuất phát từ những nhận thức trên, tác giả quyết định chọn “Cuộc
chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802” làm
đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Luận án nghiên cứu cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn
và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, đặt cuộc chiến trong sự kế tiếp


5

cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và chúa Nguyễn giai đoạn 1771 –
1777.


Phạm vi:
- Về không gian: Cuộc chiến Tây Sơn và lực lượng Nguyễn Ánh giai đoạn
1778 – 1802 được nghiên cứu trong bối cảnh quốc gia Đại Việt cuối thế
kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Đồng thời tác giả khai thác mối liên hệ giữa các
lực lượng trong xã hội Đại Việt với các nước trong khu vực và trên thế
giới để làm rõ sự chuyển biến trong cuộc chiến.
- Về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận án là cuộc chiến giữa
lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 - 1802.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua việc tái hiện lại cuộc chiến giữa lực
lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, luận án làm rõ sự
chuyển biến giữa các lực lượng, sự thay đổi trong cục diện cuộc chiến,
phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến thất bại của Tây Sơn và thắng lợi của lực
lượng Nguyễn Ánh, hệ quả của cuộc chiến đến Đại Việt cuối thế kỉ XVIII.

Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Sưu tầm, đánh giá các nguồn tư liệu có liên quan đến cuộc chiến
giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802.
- Phân tích những điều kiện ảnh hưởng, tác động đến cuộc chiến giữa lực
lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
- Trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu, tái hiện lại diễn biến của cuộc chiến
giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, từ đó
xác định rõ sự thay đổi tính chất của cuộc chiến, nguyên nhân và hệ quả
của cuộc chiến.
- Đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về cuộc chiến giữa lực
lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu:
- Các công trình sử học do các sử gia triều Lê – Trịnh, triều Nguyễn, các bộ
sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn.
- Một số thư từ, chiếu, chế, biểu... của nhà Tây Sơn còn được lưu giữ trong
các trước tác của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, hoặc ở các địa phương.
- Thư từ trao đổi giữa Nguyễn Ánh với người Pháp, thư của những người
châu Âu trong lực lượng Nguyễn Ánh được lưu giữ ở Bộ ngoại giao, bộ
Hải quân và Thuộc địa Pháp, hồi kí của những thương nhân, giáo sĩ đến
Đại Việt thế kỉ XIX.
- Tư liệu điền dã ở các địa phương.
- Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và thế giới liên
quan đến luận án.


Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy
vật lịch sử, quan điểm sử học Macxit, tác giả vận dụng các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành kết hợp với phương pháp liên ngành nhằm đưa

ra những kết quả khoa học.
5. Đóng góp của luận án
Trên cơ sở giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, luận án có những đóng
góp sau:
- Luận án tái hiện cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh
(1778 – 1802), góp phần nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về quá trình
khủng hoảng, sụp đổ của vương triều Tây Sơn, quá trình suy vong và từng
bước phục hưng lại cơ đồ chúa Nguyễn của Nguyễn Ánh, những bước
chuyển và sự thay đổi trong cục diện cuộc chiến giữa Tây Sơn và
Nguyễn Ánh.
- Luận án làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến kết cục nhà Tây Sơn thất bại và
Nguyễn Ánh phục hưng lại cơ nghiệp chúa Nguyễn đồng thời, luận án
phân tích hệ quả của cuộc chiến đối với quốc gia Đại Việt cuối thế kỉ
XVIII đầu thế kỉ XIX.
- Từ những nội dung trên, luận án góp phần đưa ra những cơ sở để phân
tích, nhận định về một số vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều cũng như một
số vấn đề còn bỏ ngỏ khi đánh giá về vương triều Tây Sơn cũng như về
quá trình phục hưng của Nguyễn Ánh.
- Luận án góp thêm tư liệu để nhận thức sâu sắc và toàn diện hơn về quốc
gia Đại Việt cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX và sự xác lập vương triều
Nguyễn.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án
được chia làm 5 chương:
Chương 1. Tổng quan nguồn tư liệu và tình hình nghiên cứu vấn đề
Chương 2. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XVIII và sự xuất hiện cuộc
chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh
Chương 3. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh
(1778 – 1788)
Chương 4. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh

(1788 – 1802)
Chương 5. Kết cục, nguyên nhân, hệ quả của cuộc chiến giữa lực
lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802:.


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGUỒN TƢ LIỆU
VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN
ĐỀ
1.1. Tổng quan nguồn tƣ liệu
1.1.1 Nguồn tư liệu trong nước
Về phía Tây Sơn, tư liệu liên quan đến Tây Sơn đã bị Gia Long đốt
hủy. Một số tư liệu tản mạn còn được lưu giữ trong: tập Hàn các anh hoa
(Ngô Gia Văn phái), Bộ Khâm định An Nam kỷ lược là tập tài liệu đầy đủ
nhất của nhà Thanh ghi lại những diễn tiến cuộc chiến tranh giữa Tây Sơn
và nhà Thanh từ năm 1788 đến năm 1791, ngoài ra, tư liệu về nhà Tây Sơn
còn có một số chiếu, biểu, sắc phong… được nhân dân ở các địa phương
lưu giữ… Đây là những nguồn sử liệu quý giá để đánh giá về Tây Sơn và
cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Thế kỉ XVIII, các sử gia triều Lê – Trịnh biên soạn cuốn Đại Việt sử
kí tục biên (1676 – 1789); Phủ biên tạp lục (Lê Quý Đôn); Hoàng Lê nhất
thống chí (Ngô Gia văn phái), Lịch triều tạp kỷ (Ngô Cao Lãng)... Mặc dù
các sử gia đứng về phía đối lập với Tây Sơn và chúa Nguyễn, nhưng các
bộ sử đã phản ánh cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn, quá trình
hình thành lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh, sự thay đổi của Đàng
Ngoài sau khi Tây Sơn tiến ra Bắc.
Đầu thế kỉ XIX, các bộ sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn:
Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Việt sử thông giám
cương mục… viết khá rõ về cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn
Ánh, tuy nhiên, các bộ sử xem Tây Sơn là “ngụy triều”, ca ngợi công lao

của Nguyễn Ánh.
Một số bộ sử của các sử gia nhà Nguyễn: Gia Định thành thông chí
(Trịnh Hoài Đức); Quốc sử di biên (Phan Thúc Trực); Việt sử cương mục
tiết yếu (Đặng Xuân Bảng); Tây Sơn thủy mạt khảo (Đào Nguyên Phổ)…
mặc dù đứng trên lập trường nhà Nguyễn, nhưng các sử gia bước đầu công
nhận địa vị của nhà Tây Sơn trong các triều đại phong kiến Đại Việt.
1.1.2 Nguồn tư liệu nước ngoài
Đầu thế kỉ XIX, một số tập kí sự của các thương nhân, giáo sĩ, binh
lính đến Đại Việt, chứng kiến những diễn tiến của cuộc chiến tranh giữa
lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh được công bố: A voyage to
Cochinchina in the years 1792 and 1793 (Một chuyến du hành đến xứ
Nam Hà trong những năm 1792 - 1793) của John Barrow; La relation sur
le Toukin et la Cochinchine (Kí sự về Đàng Ngoài) của De la Bissachère.


Ngoài ra, các thư từ trao đổi giữa giám mục Pigneau de Béhaine và
Nguyễn Ánh, thư của những người Pháp giúp Nguyễn Ánh được lưu giữ
trong thư viện của Hội Thừa sai Paris, bộ Ngoại giao Pháp, bộ Hải quân và
thuộc địa được công bố trên tạp chí: Bulletin de l’Ecole française
d’Extrême - Orient, (1912), tiêu biểu là “Documents relatifs à l'époque de
Gia-long” (Tư liệu liên quan đến thời Gia Long). Từ năm 1914 – 1944, tập
san Bulletin des Amis du Vieux Hué (Tập san của Những người bạn Cố đô
Huế) công bố nhiều tư liệu về tiểu sử và hành trạng của những người Pháp
đã giúp đỡ Nguyễn Ánh cùng những tư liệu giao thiệp giữa Nguyễn Ánh
và người Pháp. Đây là nguồn tư liệu quý giá để đối chiếu với các tư liệu
trong nước đồng thời góp phần tái hiện cuộc chiến.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề trong nước
1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu vấn đề trong nước trước năm 1954
Đầu thế kỉ XX, các trí thức tân học cũng đã đưa ra những nhìn nhận

mới về cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh:
Cuốn Việt Nam sử lược (Trần Trọng Kim); bài “Lịch sử đời Tây
Sơn” (Sở Cuồng), “Một đoạn lịch sử nước nhà, Đức Cao hoàng và ông
Giám mục Bá Đa Lộc” (Đỗ Đình Nghiêm)... đăng trên các tạp chí Đông
Thanh, Trung Bắc chủ nhật, Tri Tân, các tác giả công nhận địa vị chính
thống của nhà Tây Sơn, đồng thời khẳng định chính sự chia rẽ của nhà Tây
Sơn đã tạo điều kiện cho Nguyễn Ánh giành thắng lợi, bên cạnh đó các tác
giả đề cao vai trò của giám mục Pigneau de Béhaine và những người Pháp
đến giúp Nguyễn Ánh, cũng như sự xuất hiện của kĩ thuật phương Tây
trong quân đội Nguyễn Ánh.
Trong số trí thức Việt Nam đầu thế kỉ XX, người đầu tiên nhìn nhận
khách quan về mối quan hệ giữa Nguyễn Ánh và người Pháp là Nguyễn Ái
Quốc, trong truyện ngắn Les lamentations de Trung Trac (Lời than của bà
Trưng Trắc) đăng trên báo L’Humanité số ra ngày 24/6/1922, trong sự
tương phản giữa vua Gia Long và Khải Định, Nguyễn Ái Quốc đã phủ
nhận quan điểm đề cao vai trò người Pháp, khẳng định vai trò quyết định
của Nguyễn Ánh trong việc xác lập vương triều Nguyễn.
Cùng với sự chuyển biến của phong trào cách mạng Việt Nam, năm
1944, Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm công bố cuốn: Kí sự lịch sử, tác giả đề
cao sự nghiệp của vua Quang Trung, tầm vóc của cuộc khởi nghĩa Tây
Sơn, lên án sự cầu viện bên ngoài của Nguyễn Ánh.


1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu vấn đề trong nước sau năm 1954
Sau năm 1954, cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh
được các nhà sử học miền Bắc và miền Nam đánh giá với những quan
điểm khác nhau:
Các nhà sử học phía Nam có hai khuynh hướng khi nghiên cứu về Tây
Sơn:
Trên Tập san Sử - Địa (1966 – 1975) có ba số đặc khảo về Tây Sơn:

Quang Trung (số 9,10), về chiến thắng Đống Đa (số 13); 200 năm phong
trào Tây Sơn (số 21)... Các bài viết đề cao phong trào Tây Sơn, sức mạnh
thủy quân của Nguyễn Huệ, sự phát triển của kỹ thuật đóng thuyền, vũ khí
lợi hại tạo nên sức mạnh cho Tây Sơn.
Bên cạnh quan điểm đề cao Tây Sơn, các công trình của các nhà sử
học ở phía Nam tiêu biểu như: “Lịch sử tân biên” (1959) (Phạm Văn Sơn);
“Việt Nam thời bành trướng Tây Sơn” (1968) (Nguyễn Phương); “Việt Nam
thời Tây Sơn, lịch sử nội chiến (1771 - 1802)” (1969) (Tạ Chí Đại Trường),
nhìn nhận cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh là giai đoạn kết của cuộc nội
chiến trong xã hội Đại Việt, cũng là hệ quả của quá trình Nam tiến, cuối
cùng, sức mạnh đang lên của Nam Hà đã lấn át sự tàn lụi dần của Bắc Hà.
Các tác giả đề cao vai trò của Nguyễn Ánh và nhấn mạnh sự giúp đỡ của
phương Tây trong việc lật đổ nhà Tây Sơn, thiết lập vương triều Nguyễn.
Các công trình của các nhà sử học miền Bắc: “Cách mạng Tây Sơn”
(1958) của Văn Tân; “Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn
trước 1858” (1958) của Trần Văn Giàu; Phong trào nông dân thế kỉ XVIII
và khởi nghĩa Tây Sơn (1958) của Minh Tranh... khẳng định: Phong trào
Tây Sơn là đỉnh cao của phong trào nông dân thời phong kiến, còn Nguyễn
Ánh đã dựa vào sự ủng hộ của tầng lớp địa chủ trong nước và tư bản nước
ngoài lật đổ Tây Sơn, phục hưng lại nhà Nguyễn.
Sử học miền Bắc thời kì này, bên cạnh quan điểm đề cao phong trào
Tây Sơn còn có quan điểm đánh giá tương đối khách quan về cả hai bên
trong cuộc chiến. Năm 1960, cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam (tập
3) của các tác giả: Phan Huy Lê, Chu Thiên, Vương Hoàng Tuyên,
Đinh Xuân Lâm. Các tác giả đã phân chia 4 thời kì trong cuộc chiến:
Thời kì Nguyễn Ánh lưu vong (1777 – 1787); thời kì Nguyễn Ánh đánh
chiếm và củng cố Gia Định (1788 – 1790); thời kì phản công của Nguyễn
Ánh và những trận “giặc mùa” (1790 – 1800); thời kì tấn công thắng lợi
của Nguyễn Ánh (1800
– 1802). Các tác giả chỉ rõ sự chuyển biến trong tính chất cuộc chiến: Từ

một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa một bên là lực lượng nông
dân do


Tây Sơn lãnh đạo, một bên là những thế lực phong kiến phản động đã
chuyển hóa thành cuộc chiến tranh giữa hai lực lượng phong kiến: một bên
là Tây Sơn - lực lượng phong kiến tiến bộ và một bên là Nguyễn Ánh đại
diện cho lực lượng phong kiến phản động nhất trong nước. Sau những
thắng lợi ban đầu, phong trào nông dân thoái trào dần và đi vào con đường
phong kiến hóa, Tây Sơn không giữ được sự ủng hộ của nhân dân, cơ sở
của chính quyền Tây Sơn chưa vững chắc, thế lực quan lại địa chủ cũ
chống đối làm cho Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh được sự ủng hộ của
giai cấp địa chủ cả nước, nhất là địa chủ Gia Định là để đánh bại Tây Sơn.
Từ đó tác giả kết luận: Thất bại của Tây Sơn không phải là một tất yếu.
Từ sau năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ thắng lợi, đất nước
thống nhất, quan điểm đánh giá về cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn Nguyễn Ánh của nhóm tác giả cuốn Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam
(tập 3) tiếp tục được kế thừa và phát triển với những nhận thức mới về
lực lượng của Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Từ sau năm 1975, nhiều công trình nghiên cứu về Tây Sơn như: Nhà
Tây Sơn (1989) của Quách Tấn, Quách Giao; hội thảo: “Tây Sơn – Thuận
Hóa và anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung” (2008), chuyên đề:
“Phong trào nông dân trong lịch sử Việt Nam thời trung đại” (1998) của
Nguyễn Cảnh Minh, Phong trào Tây Sơn và cải cách Quang Trung (2000)
của Nguyễn Phan Quang… Các tác giả đã khẳng định những đóng góp của
phong trào Tây Sơn và vương triều Tây Sơn, đồng thời cũng đã đề cập đến
quá trình khủng hoảng, suy yếu của vương triều Tây Sơn, qua đó, các tác
giả bước đầu nhìn lại sự chuyển biến trong tính chất cuộc chiến giữa Tây
Sơn và Nguyễn Ánh, nguyên nhân và hệ quả của cuộc chiến.
Quá trình phục hưng cơ nghiệp chúa Nguyễn và xác lập vương triều
Nguyễn cũng được nhìn nhận lại. Các tập kỉ yếu: Những vấn đề văn hoá

xã hội thời Nguyễn (1995); Lịch sử nhà Nguyễn, một cách tiếp cận
mới (2005); Những vấn đề lịch sử triều Nguyễn (2007); Lược sử vùng đất
Nam Bộ - Việt Nam (2006); Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong
lịch sử Việt Nam (2008)... đóng góp lớn nhất của các công trình này đó là
đã đánh giá khách quan hơn về quá trình khủng hoảng của vương triều
Tây Sơn, bước đầu nhìn nhận lại quá trình phục hưng cơ nghiệp chúa
Nguyễn đầy gian truân của Nguyễn Ánh. Việc tiếp tục nghiên cứu về
những vấn đề đặt ra trong hội thảo sẽ góp phần nhận thức đúng về cuộc
chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh, vai trò Nguyễn Ánh trong
lịch sử.


Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam, cuốn:
“Hoạt động quân sự thời Tây Sơn (1771 – 1802)” (2014), Lịch sử tư
tưởng quân sự Việt Nam (tập 2)(2015) của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam
đã khái quát những tư tưởng quân sự cơ bản của Tây Sơn và Nguyễn Ánh,
đồng thời đưa ra những nhận định khách quan về mối quan hệ giữa
Nguyễn Ánh và phương Tây trong cuộc chiến, nguyên nhân dẫn đến sự
sụp đổ của Tây Sơn và thắng lợi của Nguyễn Ánh.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước trước năm 1954
Từ những nguồn tư liệu từng bước được công bố, các sử gia nước
ngoài đã bước đầu nghiên cứu về cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh, tiêu biểu như: “Voyage das l’Indochine 1848 – 1856”(Hành
trình sang Đông Dương 1848 – 1856) (Charles Emile Bouilleaux); “Les
Francais en Cochinchine au XVIII e siède, Mg Pigneau de Behaine Evêque
d’Adran” (Những người Pháp ở Nam Hà thế kỉ XVIII, giám mục Mg
Pigneau de Behaine Evêque d’Adran) (Alexis Faure); Mgr d'Adran:
Missionnaire et patriote (Giám Mục Adran: Truyền giáo và yêu nước)
(Louis-Eugène Louvet) ; Histoire moderne du pays d’Annam (1592 - 1820)

(Lịch sử hiện đại xứ An Nam (1592 – 1820) (Charles B.Maybon); Gia Long
(Marcel Gaultier); Le déclin de l’apogée du règne des Tây - Sơn: Les
batailles de Qui Nhơn (janvier - février 1801) (Sự suy yếu của Tây Sơn:
Những trận chiến ở Quy Nhơn, tháng 1, tháng 2 năm 1801) (Emile
Tavernier)... Quan điểm chung của các học giả nước ngoài là khẳng định
vai trò to lớn của Nguyễn Ánh trong việc đánh bại nhà Tây Sơn, đồng
thời, các công trình đề cao vai trò người Pháp và kĩ thuật quân sự phương
Tây trong lực lượng Nguyễn Ánh, xem đây là yếu tố quyết định dẫn đến
thắng lợi của Nguyễn Ánh.
1.2.2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước sau năm 1954
Năm 1982, công trình nghiên cứu đầy đủ nhất của các học giả ngoài
nước về cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh là cuốn:
“L’Histoire du Việt-Nam des origines à 1858 (1982) (Lịch sử Việt Nam từ
nguồn gốc đến 1858) của Lê Thành Khôi, tác giả khẳng định: Thắng lợi của
Nguyễn Ánh bắt nguồn từ lòng can đảm và sự kiên trì phi thường của
Nguyễn Ánh, Nguyễn Ánh đã phát huy được sức mạnh của Gia Định,
tiếp thu kĩ thuật quân sự phương Tây, tranh thủ sự chia rẽ, mất lòng dân
của Tây Sơn để giành thắng lợi. Cuối thế kỉ XX, Lê Thành Khôi là học giả
ở ngoài nước có những nhận định khách quan về cuộc chiến giữa Tây Sơn
và Nguyễn Ánh.


1.3. Những kết quả nghiên cứu đƣợc luận án kế thừa và những vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu của các học giả trong nước và nước ngoài
dựa trên cơ sở nguồn tư liệu khá phong phú về cuộc chiến Tây Sơn và
Nguyễn Ánh. Song khiếm khuyết lớn nhất là nguồn tư liệu của nhà Tây
Sơn viết về cuộc chiến chưa đầy đủ. Nguồn sử liệu chủ yếu là các bộ sử
của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, hoặc của các cá nhân viết trên
lập trường của triều Nguyễn. Ngoài ra, còn có nguồn tư liệu từ những

người Pháp đến giúp Nguyễn Ánh, những thương nhân, giáo sĩ đến Đại
Việt buôn bán, truyền đạo. Nguồn sử liệu đó là cơ sở để gạn lọc, phục
dựng lại cuộc chiến Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu sự phát triển của phong
trào Tây Sơn, công lao của các chúa Nguyễn và vua Nguyễn, còn giai đoạn
khủng hoảng của vương triều Tây Sơn, quá trình Nguyễn Ánh lưu vong,
tập hợp lực lượng, tranh thủ sự suy yếu của Tây Sơn trở về phục hưng cơ
nghiệp chúa Nguyễn, chưa được nghiên cứu rõ.
Một số công trình đề cập đến cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn
Ánh nhưng chưa làm rõ sự thay đổi trong tương quan lực lượng hai bên
trong cuộc chiến. Sự chuyển biến về tính chất cuộc chiến, nguyên nhân
dẫn đến sự thất bại của Tây Sơn và thắng lợi của Nguyễn Ánh vẫn còn
nhiều quan điểm khác nhau. Vấn đề Nguyễn Ánh nhờ sự giúp đỡ của
Xiêm, cầu viện Pháp, vai trò của những người Pháp trong lực lượng
Nguyễn Ánh vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
Từ tình hình nghiên cứu đã đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu
giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh, sự chuyển biến trong tương quan lực lượng hai
bên qua các giai đoạn của cuộc chiến.
Thứ hai, phong trào Tây Sơn từ một phong trào nông dân đã vươn lên
làm nhiệm vụ dân tộc, lập nên vương triều Tây Sơn. Tính chất cuộc chiến
giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh cũng thay đổi theo những
bước phát triển đó.
Thứ ba, trong cuộc chiến đó, để phục hưng lại cơ nghiệp chúa
Nguyễn, Nguyễn Ánh có mối quan hệ với Xiêm, với các nước phương
Tây, đặc biệt là Pháp, vậy mức độ và tác động của mối quan hệ đó đến
chiến cuộc giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh như thế nào?



Thứ tư, kết cục cuộc chiến là: Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh khôi phục
lại cơ nghiệp chúa Nguyễn, vương triều Nguyễn được thiết lập. Vấn đề
nguyên nhân và hệ quả của kết cục đó cần tiếp tục nghiên cứu thêm.
Như vậy, vấn đề: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh
(1778 – 1802) đã được giới sử học quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên các
công trình mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh và đứng trên các lập
trường quan điểm khác nhau, cho đến nay chưa có một công trình nào
nghiên cứu toàn diện về vấn đề đó. Mặc dù còn nhiều quan điểm trái chiều,
nhiều mảng trống chưa được nghiên cứu nhưng thành quả của các học giả
đi trước là cơ sở để tác giả tiếp tục bổ sung các mảng trống, tái hiện đầy đủ
hơn và đưa ra những nhận thức mới về chiến cuộc Tây Sơn – Nguyễn Ánh
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
Chƣơng 2
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CUỐI THẾ KỈ XVIII VÀ SỰ XUẤT HIỆN
CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN VÀ NGUYỄN
ÁNH
2.1. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XVIII
2.1.1. Tình hình thế giới và bối cảnh khu vực cuối thế kỉ XVIII
Thế kỉ XVIII, mầm mống kinh tế tư bản hình thành ở nước Pháp,
triều đình vua Lui XVI khủng hoảng toàn diện, nhất là trong lĩnh vực tài
chính. Nước Pháp đứng trước ngưỡng cửa của một cuộc cách mạng.
Năm 1789, cách mạng tư sản Pháp bùng nổ: lật đổ chế đổ phong kiến, chủ
nghĩa tư bản được thiết lập.
Cùng với sự xác lập của chủ nghĩa tư bản, các nước phương Tây
hướng sang các nước phương Đông để buôn bán, truyền đạo, tìm kiếm
thuộc địa. Trên con đường thương mại Đông – Tây, Đông Nam Á có một vị
trí chiến lược quan trọng. Sự tiếp xúc với các nước phương Tây là một
trong những yếu tố chi phối, tác động đến chế độ phong kiến Đông Nam Á.
Thời kì này, cục diện chính trị ở Đông Nam Á cũng có nhiều chuyển
biến. Sự phát triển của triều Mãn Thanh và vương triều Xiêm đã chi phối

đến tình hình khu vực. Triều Mãn Thanh dưới thời vua Càn Long nuôi
tham vọng bành trướng xuống phía Nam, vương triều Xiêm thời Rama I
có ý đồ mở rộng sang phía Đông. Đại Việt có nguy cơ bị xâm lược từ hai
phía.
Bối cảnh thế giới và khu vực chi phối đến đối sách của hai bên trong
cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.


2.1.2. Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XVIII
Cuối thế kỉ XVIII, quốc gia Đại Việt đang trong thời kì phân liệt
Đàng Trong – Đàng Ngoài. Đàng Ngoài, thể chế vua Lê – chúa Trịnh bất
ổn, sau năm 1775, Trịnh Sâm lấn bức vua Lê, hãm hại công thần, làm mất
lòng dân. Cuối đời Trịnh Sâm, triều đình rối loạn trong chuyện phế lập,
phủ chúa sinh bè cánh, kiêu binh nổi loạn, cơ nghiệp nhà chúa suy sụp,
những cuộc đấu tranh của nhân dân Đàng Ngoài làm cho chính quyền vua
Lê - chúa Trịnh lung lay tận gốc.
Đàng Trong, đến cuối thế kỉ XVIII, chính quyền chúa Nguyễn khủng
hoảng trầm trọng. Khi Nguyễn Phúc Khoát mất, Nguyễn Phúc Thuần lên
ngôi, Trương Phúc Loan chuyên quyền, lấn át, cảnh ấu chúa – quyền thần
làm cho Đàng Trong suy yếu trầm trọng.
Cuối thế kỉ XVIII, Đàng Trong, Đàng Ngoài đều khủng hoảng, chia
cắt. Tình hình đó đòi hỏi một cuộc biến cách: Lật đổ vua Lê – chúa Trịnh,
đánh đổ chúa Nguyễn, thống nhất đất nước, ổn định kinh tế - chính trị của
quốc gia Đại Việt.
2.2. Cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn giai đoạn 1771 – 1778, sự
hình thành vƣơng triều Tây Sơn và lực lƣợng Nguyễn Ánh
2.2.1. Tây Sơn khởi nghĩa, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Phú
Xuân, lập chính quyền riêng
Năm 1771, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Năm 1773, nghĩa quân Tây
Sơn đánh chiếm thành Quy Nhơn rồi tiến ra chiếm Quảng Ngãi, Phú Yên.

Tranh thủ khi triều Phú Xuân suy yếu, năm 1775, chúa Trịnh mở cuộc
Nam chinh, đánh bật chúa Nguyễn khỏi Phú Xuân. Trên bước đường suy
vong, lực lượng chúa Nguyễn chia thành hai ngả, Nguyễn Phúc Dương
chạy vào trấn giữ Quảng Nam, Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Gia Định.
Tây Sơn lâm vào thế bị vây hai đầu, Nguyễn Nhạc quyết định thần phục
chúa Trịnh, tấn công chúa Nguyễn. Đến tháng 3 năm 1776, Tây Sơn làm
chủ từ Quảng Nam đến Phú Yên, Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn vương,
đúc ấn vàng, phong cho Nguyễn Huệ làm Long Nhương tướng quân,
Nguyễn Lữ giữ chức Thiếu phó, xây lại thành Đồ Bàn làm kinh đô, vương
triều Tây Sơn từng bước hình thành.
2.2.2. Tây Sơn liên tiếp tấn công, đánh bại chúa Nguyễn ở Gia Định,
vương triều Tây Sơn thành lập (1776 – 1778)
Nhân thế thắng, Tây Sơn liên tiếp đánh chiếm Gia Định, chúa
Nguyễn đại bại, Tân chính vương đầu hàng, Thái Thượng vương bị bắt


giết, Nguyễn Ánh rút ra đảo Thổ Châu. Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế,
đặt niên hiệu Thái Đức, vương triều Tây Sơn chính thức thiết lập.
2.2.3. Nguyễn Ánh nắm quyền thống lĩnh lực lượng chúa Nguyễn
(1/1778)
Tháng 11/1777, lực lượng chúa Nguyễn quy tụ lại dưới ngọn cờ
Nguyễn Ánh, đánh chiếm lại Sài Gòn. Thắng lợi này định vị quyền uy và
vị thế của Nguyễn Ánh, Nguyễn Ánh được các tướng tôn lên làm Đại
nguyên soái, từ đây, Nguyễn Ánh nắm quyền thống lĩnh lực lượng chúa
Nguyễn.
Năm 1778, đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến, cuộc chiến giữa
lực lượng Tây Sơn và chúa Nguyễn chuyển thành cuộc chiến giữa lực
lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Tính chất cuộc chiến thay đổi, từ cuộc đấu
tranh của nông dân nổi lên chống lại chế độ phong kiến áp bức đã chuyển
thành cuộc chiến giữa hai lực lượng phong kiến trong quốc gia Đại Việt.

Tiểu kết chương 2:
Thế kỉ XVIII, các nước phương Tây chuyển sang thời kì Tư bản chủ
nghĩa. Sự tiếp xúc với phương Tây là một trong những yếu tố chi phối
những diễn tiến chính trị ở các nước ở châu Á.
Ở châu Á, cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh bị chi phối bởi
âm mưu bành trướng lãnh thổ của nhà Thanh (phía Bắc) và vương triều
Xiêm (phía Nam). Cuộc chiến giữa các lực lượng phong kiến ở Đại Việt
diễn tiến cùng hai cuộc kháng chiến chống quân Thanh ở phía Bắc và
kháng chiến chống Xiêm ở phía Nam. Những chuyến biến trên thế giới và
cục diện chính trị ở khu vực đã ảnh hưởng, tác động đến cuộc nội chiến
giữa các lực lượng phong kiến ở Đại Việt cuối thế kỉ XVIII.
Ở Đại Việt, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ, làm lung lay chính
quyền chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn càng suy yếu, lùi dần về Gia Định thì
Tây Sơn càng mở rộng phạm vi chiếm đóng và càng tiến sâu hơn vào quỹ
đạo của vương triều phong kiến. Với sự kiện Nguyễn Nhạc xưng đế,
vương triều Tây Sơn chính thức thiết lập. Còn lực lượng chúa Nguyễn,
trên bước đường suy vong, chúa Nguyễn bị bắt giết nhưng lực lượng còn
lại đã tập hợp lại dưới quyền thống lĩnh của Nguyễn Ánh.
Năm 1778 đánh dấu sự chuyển biến trong tính chất cuộc chiến: Từ
một phong trào nông dân nổi lên chống lại chính quyền phong kiến Đàng
Trong đã chuyển thành cuộc chiến giữa hai lực lượng phong kiến: Tây Sơn
và Nguyễn Ánh.


Chƣơng 3
CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN VÀ NGUYỄN
ÁNH (1778 – 1788)
3.1. Tây Sơn liên tiếp tấn công vào Gia Định, lực lƣợng Nguyễn Ánh đại
bại (2/1778 – 1/1785)
3.1.1. Tây Sơn xây dựng vương triều riêng, Nguyễn Ánh từng bước thiết lập

chính quyền ở Gia Định (2/1778 – 1/1785)
Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế, thiết lập triều đình riêng, làm chủ
từ Quảng Nam đến Phú Yên. Tranh thủ khi Tây Sơn lo xây dựng triều
chính, Nguyễn Ánh chiếm lại Gia Định, định lại địa giới các dinh, lập
thêm dinh Trường Đồn, thiết lập hệ thống chính quyền ở Gia Định. Đồng
thời, Nguyễn Ánh cho lập các xưởng đóng thuyền, rèn đúc vũ khí, tăng
cường lực lượng quân sự.
3.1.2.Tây Sơn liên tiếp tấn công, đánh bật Nguyễn Ánh khỏi Gia Định (2/1778
– 1/1785)
Từ năm 1778 đến 1782, hai lần Tây Sơn tấn công vào Gia Định. Mỗi
đợt tấn công của Tây Sơn, Nguyễn Ánh bị đánh bật khỏi Gia Định, nhưng
khi đại binh Tây Sơn rút lui, Nguyễn Ánh tập hợp lực lượng, đánh chiếm
lại Sài Gòn. Năm 1783, trước những đợt tấn công của Nguyễn Huệ,
Nguyễn Ánh đại bại, rút chạy ra Phú Quốc, thế cùng lực kiệt, rút chạy sang
Xiêm trú ẩn. Năm 1784, Nguyễn Ánh cùng 2 vạn quân Xiêm trở về đánh
chiếm Sài Gòn. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút của Nguyễn Huệ là chiến
thắng quyết định làm thay đổi hoàn toàn cục diện cuộc chiến, Nguyễn Ánh
đại bại, cùng đường chạy sang Xiêm trú ẩn.
3.2.Quá trình Nguyễn Ánh từ Xiêm trở về chiếm lại Gia Định, xây
dựng căn cứ chống Tây Sơn (2/1785 – 9/1788)
3.2.1. Tây Sơn phát triển ra Bắc, nội bộ xuất hiện sự chia rẽ (2/1785 –
9/1788)
Dẹp yên lực lượng chúa Nguyễn ở phía Nam, tháng 5/1786, Nguyễn
Huệ đánh chiếm Phú Xuân, làm chủ đất Thuận Hóa, nhân thế thắng, tiến
quân ra Bắc, lật đổ chúa Trịnh, trao quyền bính lại cho vua Lê. Tuy nhiên,
khi đất nước có tiền đồ thống nhất thì nội bộ nhà Tây Sơn xuất hiện sự
chia rẽ: Vua Thái Đức muốn kiềm chế Nguyễn Huệ, đem quân ra Thăng
Long, buộc Nguyễn Huệ về Quy Nhơn. Nguyễn Huệ theo về nhưng đóng
quân ở Phú Xuân. Cuối cùng Tây Sơn chia nước: Nguyễn Huệ là Bắc Bình



vương (từ Hải Vân trở ra), Nguyễn Lữ là Đông Định vương (Gia Định),
còn Nguyễn Nhạc là trung ương hoàng đế (ở giữa). Nước đã chia, nhưng
sự phân chia không đồng đều làm cho anh em bất hòa, kết cục, năm 1787,
Nguyễn Huệ vây thành Quy Nhơn. Thái Đức buộc phải cắt thêm vùng đât
Quảng Nam cho Nguyễn Huệ, chiến tranh huynh đệ mới chấm dứt.
3.2.2. Nguyễn Ánh xây dựng lực lượng ở Xiêm, trở về chiếm lại Gia Định
(2/1785 – 9/1788)
Sau trận Rạch Gầm – Xoài Mút, Nguyễn Ánh sang Xiêm trú ẩn. Từ
bài học trong lần cầu viện quân Xiêm năm 1784, Nguyễn Ánh khéo léo từ
chối đề nghị giúp quân của vua Xiêm, đồng thời, hiến kế và cho quân giúp
vua Xiêm đánh quân Miến Điện, vì vậy, vua Xiêm tạo điều kiện cho
Nguyễn Ánh xây dựng lực lượng. Ở Long Kỳ, Nguyễn Ánh cho quân làm
đồn điền, cho về các đảo đóng chiến thuyền, cho người về Gia Định tập
hợp quân nghĩa dũng. Tháng 8/1787, tranh thủ khi Tây Sơn chia rẽ,
Nguyễn Ánh trở về, đánh chiếm Tân Long, xây dựng Tân Long thành căn
cứ, từ đó đánh chiếm Gia Định. Tháng 9/1788, Nguyễn Lữ bỏ chạy về Sài
Gòn, Phạm Văn Tham đơn độc chống cự, cuối cùng Nguyễn Ánh làm chủ
hoàn toàn Gia Định.
Tiểu kết chƣơng 3
Từ năm 1778 đến năm 1785, Tây Sơn liên tục tấn công, giành thế chủ
động ở Gia Định. Những đòn tấn công của Tây Sơn làm cho lực lượng
Nguyễn Ánh ngày càng yếu thế, co cụm, bị động đối phó với Tây sơn, cuối
cùng bị đánh bật ra khỏi Gia Định. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đã
thay đổi cục diện cuộc chiến giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh, Tây Sơn kiểm
soát hoàn toàn Gia Định, Nguyễn Huệ đem quân đánh chiếm Phú Xuân,
tiến ra Thăng Long, lật đổ chúa Trịnh. Tây Sơn càng phát triển ra Bắc thì
mâu thuẫn anh em càng khắc sâu, cuộc chiến tranh huynh đệ (1787) dẫn
đến kết cục Tây Sơn chia nước. Ngược lại, Nguyễn Ánh cùng đường, rút
chạy sang Xiêm trú ẩn, thế cùng lực kiệt. Rút bài học từ sự thất bại trong

việc cầu viện quân Xiêm năm 1785, Nguyễn Ánh mượn đất Xiêm để gây
dựng lực lượng, trong ngoài tiếp ứng trở về lập căn cứ Tân Long, mở rộng
chiếm lại Gia Định. Năm 1788, đánh dấu một mốc quan trọng trong công
cuộc phục hưng của Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh giành lại Gia Định bằng
chính lực lượng của mình, đây là nền tảng vững chắc để Nguyễn Ánh giữ
vững và xây dựng Gia Định thành một căn cứ vững chắc chống lại Tây
Sơn.


Chƣơng 4
CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN VÀ NGUYỄN
ÁNH (1788 – 1802)
4.1.Cuộc chiến giữa lực lƣợng Tây Sơn và Nguyễn Ánh từ tháng
9/1788 đến tháng 7/1792
4.1.1. Quang Trung đánh bại quân Thanh, xây dựng vương triều riêng (9/1788
– 7/1792)
Năm 1788, Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh, 29 vạn quân Thanh
kéo vào xâm lược Đại Việt. Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân
(22/12/1788) Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu Quang Trung,
thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc. Chiến thắng năm Kỷ Dậu đã đập tan âm
mưu xâm lược của nhà Thanh, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Từ năm 1788,
Nguyễn Lữ để mất Gia Định, Thái Đức lui về yên phận, cầu an, ngược lại,
Quang Trung đã xây dựng được một vương triều phong kiến vững mạnh
về nội trị và có uy thế lớn trong quan hệ bang giao.
4.1.2. Nguyễn Ánh xây dựng căn cứ vững chắc ở Gia Định (9/1788 –
7/1792)
Khi làm chủ hoàn toàn Gia Định, Nguyễn Ánh thiết lập bộ máy triều
chính, tiếp tục tổ chức chính quyền, xây dựng Gia Định thành căn cứ vững
chắc để chống Tây Sơn. Nguyễn Ánh tiếp tục thực hiện chính sách đồn
điền, khuyến khích khai hoang, quy hoạch lại nghành nghề thủ công,

khuyến khích thương nhân phương Tây đến buôn bán, trao đổi vũ khí.
Nguyễn Ánh tăng cường xây dựng lực lượng quân sự. Bên cạnh quân
pháp, kỹ thuật quân sự truyền thống, Nguyễn Ánh tiếp thu thêm kỹ thuật
quân sự phương Tây để tăng cường khả năng tác chiến cho quân đội. Từ
năm 1788 – 1792, Nguyễn Ánh đã thiết lập những trụ cột căn bản của một
vương triều mới ở Gia Định, đồng thời, xây dựng Gia Định thành một căn
cứ vững chắc, làm bàn đạp tấn công Tây Sơn.
4.1.3. Những trận chiến “gió mùa” đầu tiên của Nguyễn Ánh (4/1791 –
7/1792)
Có được căn cứ vũng chắc ở Gia Định, lực lượng quân sự vững
mạnh, năm 1792, Nguyễn Ánh đề ra chiến thuật “gió mùa”: Hàng năm, khi
có gió mùa, thủy quân theo đường biển tấn công Tây Sơn, gió thuận thì
đánh, gió vãn thì lui quân về, xây dựng lực lượng. Tháng 7/1792, quân
Nguyễn Ánh tấn công Thị Nại, chỉ trong 10 ngày đánh tan căn cứ thủy
quân Thái Đức. Đây là trận chiến đầu tiên Nguyễn Ánh chủ động tấn
công vào


căn cứ thủy quân của Tây Sơn, thắng lợi này khẳng định sự lớn mạnh của
lực lượng thủy binh của Nguyễn Ánh đồng thời cũng chứng tỏ hiệu quả
của chiến thuật “gió mùa”.
4.2.Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, Nguyễn Ánh liên tiếp tiến hành những trận
chiến “gió mùa” (7/1792 – 8/1795)
4.2.1. Quang Trung băng hà, triều Cảnh Thịnh chia rẽ (7/1792 –
8/1795)
Khi sự nghiệp của vua Quang Trung đang có tiền đồ xán lạn thì
Quang Trung đột ngột băng hà. Quang Toản lên kế vị, Bùi Đắc Tuyên làm
thái sư thao túng triều chính. Cảnh quyền thần ấu chúa làm cho triều Cảnh
Thịnh chia rẽ, loạn li.
4.2.2. Trận chiến Quy Nhơn năm 1793, triều Thái Đức sụp đổ

Năm 1793, nhân khi Thái Đức và Cảnh Thịnh chia rẽ, Nguyễn Ánh
đem quân bao vây Quy Nhơn. Thái Đức cùng 10000 quân cố thủ trong
thành, liệu thế không chống đỡ nổi, buộc phải cầu cứu Phú Xuân. Cảnh
Thịnh cho quân vào giải vây thành Quy Nhơn. Ỷ thế thắng, quân Cảnh
Thịnh lộng quyền, vua Thái Đức bức tử, triều Thái Đức sụp đổ. Quân Cảnh
Thịnh tiếp tục vây thành Diên Khánh, tuy nhiên, ở Phú Xuân, các đại thần
lập mưu bắt giết Bùi Đắc Tuyên, giết Ngô Văn Sở. Trần Quang Diệu đành
bỏ vây Diên Khánh, rút về Phú Xuân. Tây Sơn giữ được Quy Nhơn nhưng
nội bộ chia rẽ, triều đình li tán.
4.3.Cảnh Thịnh củng cố triều chính, Nguyễn Ánh tăng cƣờng sức
mạnh quân sự, chiếm thành Quy Nhơn (1795 - 1799)
4.3.1. Cảnh Thịnh củng cố lại triều chính (8/1795 – 4/1799)
Lên kế vị năm 1792, nhưng đến 1795, Bùi Đắc Tuyên bị giết, Cảnh
Thịnh mới thực sự nắm quyền. Cảnh Thịnh khôi phục kinh tế, khuyến
khích giao thương, giữ quan hệ hòa hảo với nhà Thanh, chuẩn bị lực lượng
chống đỡ quân Nguyễn Ánh.
4.3.2. Nguyễn Ánh tăng cường sức mạnh quân sự (8/1795 – 4/1799)
Trong hai năm 1797- 1798, lực lượng của Nguyễn Ánh lớn mạnh
nhanh chóng. Nguyễn Ánh tăng cường thủy binh, đóng thêm chiến thuyền,
chế tạo vũ khí, tiếp thu thêm kỹ thuật quân sự phương Tây, tăng cường sức
mạnh quân sự, chuẩn bị tấn công Tây Sơn.
4.3.3. Nguyễn Ánh đánh chiếm Quy Nhơn (8/1795 – 4/1799)
Năm 1795, khi vua Thái Đức bức tử, Nguyễn Bảo bất mãn, nhân khi
khi Trần Quang Diệu và các tướng ở Phú Xuân bất hòa, Lê Trung rút về


Phú Xuân, Nguyễn Bảo chiếm thành Quy Nhơn, xin hàng Nguyễn Ánh.
Trần Quang Diệu cho người bắt giết Nguyễn Bảo, Lê Trung. Nhân khi
triều Cảnh Thịnh chia rẽ, Nguyễn Ánh cử quân vây đánh Quy Nhơn,
chiếm thành, Quy Nhơn đổi tên thành Bình Định. Chiến thắng này đánh

dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến, nền tảng của vương triều Tây Sơn bị
phá vỡ, Tây Sơn mất đi một căn cứ thủy binh vững chắc, việc Trần Quang
Diệu tập trung tinh binh vây thành bình định đã làm cho lực lượng Phú
Xuân suy yếu, Nguyễn Ánh tranh thủ cơ hội đó từng bước tấn công ra Phú
Xuân, Thăng Long.
4.4.Triều Cảnh Thịnh suy yếu, Nguyễn Ánh tấn công chiếm Phú
Xuân, Thăng Long (4/1799 – 12/1802)
4.4.1 Tây Sơn bao vây Bình Định, Nguyễn Ánh hạ thành Phú Xuân
Mất Quy Nhơn, Tây Sơn lâm vào tình trạng rối loạn, đình thần đổ lỗi
cho nhau, triều Cảnh Thịnh rối ren. Tháng Giêng năm 1800, Trần Quang
Diệu đem tinh binh vây thành nhằm chiếm lại Bình Định. Viện binh
Nguyễn Ánh gần một năm không giải vây được thành, Nguyễn Ánh tranh
thủ cơ hội khi lực lượng Tây Sơn dồn vây Bình Định, quyết định tấn công
ra Phú Xuân. Quân Cảnh Thịnh tan rã, Nguyễn Ánh hạ thành Phú Xuân.
4.4.2 Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long (1801)
Mất Phú Xuân, Cảnh Thịnh chạy ra Bắc thành, tập hợp lực lượng,
quyết chiến chống giữ vùng đất địa đầu Thuận Hóa. Quân Nguyễn Ánh
nhân đà thắng lợi vượt qua lũy Trấn Ninh, quân Cảnh Thịnh vỡ trận, thủy
quân Tây Sơn bị chặn đứng ở Nhật Lệ. Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng
bị cô lập, đành bỏ vây Bình Định, chạy ra Nghệ An, Nguyễn Ánh chiếm
lại Bình Định, làm chủ hoàn toàn đất Thuận Hóa. Tháng 6/1802, quân
Nguyễn Ánh tiến ra Thăng Long, nhà Tây Sơn sụp đổ.
Tiểu kết chương 4:
Năm 1788, Nguyễn Ánh từ Xiêm trở về chiếm lại Gia Định, từ đây,
Gia Định trở thành căn cứ vững chắc của Nguyễn Ánh. Từ năm 1788 đến
năm 1792, Nguyễn Ánh củng cố và xây dựng lực lượng ở Gia Định, đây là
giai đoạn lực lượng quân sự Nguyễn Ánh có sự thay đổi về chất. Có căn cứ
vững chắc, lực lượng quân sự lớn mạnh, từ năm 1791, Nguyễn Ánh chủ
động tiến hành các trận đánh theo gió mùa tấn công Tây Sơn.
Năm 1792, sự kiện vua Quang Trung băng hà đã đẩy nhanh quá trình

suy thoái của vương triều Tây Sơn. Cảnh Thịnh lên ngôi kế vị, nhưng triều
Cảnh Thịnh lâm vào cảnh quyền thần ấu chúa, đến khi dẹp được quyền
thần


thì đại thần lại hiềm khích, chia rẽ. Từ sau năm 1792, Nguyễn Ánh luôn
giành thế chủ động tấn công: Trận chiến Thị Nai (1792) đã phá vỡ căn cứ
thủy binh kiên cố của vua Thái Đức; trận chiến Quy Nhơn (1797), triều Thái
Đức lâm nguy, phải cầu cứu Phú Xuân, cuối cùng Quy Nhơn được giải vây
nhưng triều Thái Đức sụp đổ; Đến năm 1799, không chống đỡ nổi trước
những cuộc tấn công của Nguyễn Ánh, Tây Sơn buộc phải rút khỏi Quy
Nhơn, từ đây, Quy Nhơn đổi tên thành Bình Định. Tranh thủ khi Cảnh
Thịnh tập trung tinh binh nhằm chiếm lại Quy Nhơn, Nguyễn Ánh đánh
chiếm Phú Xuân, làm chủ Thăng Long. Như vậy, những đợt tấn công của
Nguyễn Ánh đã đẩy nhanh sự suy yếu của Tây Sơn, Tây Sơn đối phó bị
động, lúng túng, cuối cùng nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh thiết lập
vương triều Nguyễn.
Chƣơng 5
KẾT CỤC, NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA CUỘC CHIẾN
GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN VÀ NGUYỄN ÁNH
(1778 – 1802):
5.1. Kết cục
Năm 1802, cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh kết
thúc, nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh hoàn thành công cuộc phục hưng
cơ nghiệp chúa Nguyễn, vương triều Nguyễn được thiết lập.
5.2. Nguyên nhân dẫn đến kết cục nhà Tây sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh
khôi phục lại cơ nghiệp chúa Nguyễn
Thứ nhất, Tây Sơn thu hút được sự ủng hộ của nhân dân khi khởi
nghiệp, nhưng khi đại thành, Tây Sơn chia rẽ, mất dần sự ủng hộ của nhân
dân, suy yếu trước sự phát triển của lực lượng Nguyễn Ánh. Ngược lại,

Nguyễn Ánh có được chỗ dựa vững chắc là địa chủ và cư dân Gia Định,
Nguyễn Ánh luôn nỗ lực trong việc quy tụ lực lượng tăng cường sức mạnh
của mình.
Thứ hai, Tây Sơn không bám trụ được ở Gia Định, lại chưa duy trì
được nền tảng vững chắc ở Quy Nhơn, Phú Xuân, Thăng Long. Ngược lại,
mất Phú Xuân, bị đánh bật khỏi Gia Định nhưng Nguyễn Ánh vẫn bám trụ
nền tảng kinh tế xã hội vững chắc ở Gia Định, tranh thủ mọi cơ hội để
chiếm lại Gia Định, xây dựng Gia Định thành một căn cứ an toàn, vững
chắc, làm bàn đạp tấn công Tây Sơn.
Thứ ba, cùng với quá trình xây dựng vương triều riêng, Tây Sơn ngày
càng chia rẽ. Nguyễn Ánh quy tụ lực lượng, tăng cường sức mạnh quân sự,


tranh thủ khi Tây Sơn mâu thuẫn nội bộ để tấn công và giành thắng lợi. Mỗi
đợt tấn công của Nguyễn Ánh lại càng khắc sâu những mâu thuẫn nội
bộ trong triều Tây Sơn, Tây Sơn liên tục bỏ dở những đợt tấn công để giải
quyết tranh chấp, cuối cùng sụp đổ trước những cuộc tấn công của Nguyễn
Ánh.
Thứ tư, trong cuộc chiến, Tây Sơn chú trọng xây dựng lực lượng
bên trong, từ chối sức mạnh quân sự phương Tây, ngược lại, Nguyễn Ánh
vừa phát huy sức mạnh bên trong vừa tranh thủ sức mạnh bên ngoài để
tăng cường sức mạnh quân sự, từng bước thay đổi tương quan lực lượng.
Thứ năm, trong thời kì dấy nghiệp, lãnh đạo Tây Sơn đồng lòng, hợp
sức, nhưng khi thiết lập vương triều riêng, lực lượng lãnh đạo nhà Tây Sơn
chia rẽ. Trung ương hoàng đế Nguyễn Nhạc lại không có vị thế là trung
tâm quy tụ sức mạnh Tây Sơn. Nguyễn Huệ - Quang Trung tài năng quân
sự nổi trội, nhưng chưa nắm được ngọn cờ thống lĩnh lực lượng Tây Sơn,
tiền đồ sự nghiệp đang xán lạn thì sớm băng hà, Cảnh Thịnh nhỏ tuổi chưa
có uy thế để quy tụ lực lượng, cuối cùng thất bại trước những đợt tấn công
của Nguyễn Ánh.

Nguyễn Ánh là người “kiên gan, bền trí”, nắm quyền thống lĩnh
trong một tình thế nguy nan nhưng, vẫn kiên trì bám trụ Gia Định, quy tụ
lực lượng, thu phục nhân tâm, phát huy ưu thế quân sự bên trong, chủ
động tranh thủ yếu tố bên ngoài để tăng cường sức mạnh, xây dựng căn cứ
vững chắc ở Gia Định, Nguyễn Ánh tranh thủ sự chia rẽ nội bộ Tây Sơn để
tiến hành những trận chiến “gió mùa” tấn công Tây Sơn, phục hưng cơ
nghiệp chúa Nguyễn.
Thứ sáu, Tây Sơn đã xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài,
đặt nền tảng cho sự thống nhất của quốc gia Đại Việt. Nhưng khi Tây Sơn
chia nước, công cuộc phục hưng cơ nghiệp chúa Nguyễn của Nguyễn Ánh
đã lật đổ nhà Tây Sơn, thiết lập vương triều Nguyễn, hoàn thành thống
nhất đất nước.
5.3. Hệ quả của cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh đến quốc gia Đại Việt
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
Thứ nhất, Tây Sơn đã xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài,
đặt nền tảng cho sự thống nhất Đại Việt. Nguyễn Ánh đã kế tiếp quá trình
đó, lật đổ nhà Tây Sơn, xóa bỏ sự chia nước, đặt nền tảng cho triều
Nguyễn hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính.
Thứ hai, chiến tranh làm cho nền kinh tế Đại Việt bị suy thoái. Tuy
nhiên, để có tiềm lực chống lại đối phương, mỗi bên có đề ra những chính


sách phát triển kinh tế, an dân, nuôi quân, vì vậy kinh tế có sự chuyển biến
nhưng nhìn chung nền kinh tế phát triển chưa toàn diện, gián đoạn, chủ
yếu phục vụ mục đích quân sự.
Thứ ba, kết cục của cuộc chiến đã chấm dứt sự phân tranh trong xã
hội Đại Việt nhưng chưa tạo được những tiền đề để dẫn đến một cuộc biến
cách về chính trị, xã hội của Đại Việt, cho nên, vương triều Nguyễn được
thiết lập nhưng quốc gia Đại Việt vẫn trong quỹ đạo của chế độ phong
kiến.

Thứ tư, Đại Việt diễn ra nội chiến khi các nước phương Tây mở rộng
ảnh hưởng sang phương Đông, nước Xiêm, Trung Quốc âm mưu tranh thủ
cơ hội để khuếch trương thanh thế. Vì vậy, quốc gia Đại Việt vừa nội
chiến, vừa phải tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự chủ quốc
gia. Năm 1785, chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của Tây Sơn đã đập tan
lực lượng quân Xiêm và Nguyễn Ánh để bảo vệ độc lập dân tộc. Vừa tiến
hành cuộc chiến tranh với Nguyễn Ánh, Tây Sơn vừa tiến hành cuộc
kháng chiến chống Thanh, đánh bại âm mưu bành trướng của nhà Thanh,
tạo uy thế cho dân tộc trong công cuộc bang giao. Nền độc lập của dân tộc
được giữ vững. Về phía Nguyễn Ánh, việc Nguyễn Ánh cầu viện quân
Xiêm và kí Hiệp ước Vecxai với Pháp đã đặt quốc gia Đại Việt trước nguy
cơ mất độc lập, tuy nhiên, sau thất bại trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút,
Nguyễn Ánh đã từ bỏ ý định cầu viện, chỉ nhờ đất Xiêm để xây dựng lực
lượng, ngay khi trở về chiếm lại Gia Định, Nguyễn Ánh đã viết thư cho
vua Pháp để gỡ bỏ những ràng buộc của Hiệp ước Vecxai.
Thứ năm, trên cơ sở binh pháp truyền thống, Nguyễn Ánh đã tiếp thu
thêm kỹ thuật phương Tây để tăng cường sức mạnh quân sự. Vương triều
Nguyễn được thành lập trên nền tảng một quốc gia thống nhất, với một
tiềm lực quân sự mạnh.
Tiểu kết chƣơng 5
Cuộc chiến Tây Sơn và lực lượng Nguyễn Ánh (1778 – 1802) là sự
kế tiếp cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn (1771 – 1777), cuộc hiến
kết thúc với sự sụp đổ của Tây Sơn và sự phục hưng cơ đồ họ Nguyễn của
Nguyễn Ánh.
Cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh kết thúc, từ đây, nội chiến chấm
dứt, vương triều Nguyễn thành lập. Tây Sơn đã xóa bỏ sự chia cắt quốc gia
Đại Việt, đặt nền tảng cho sự thống nhất, Nguyễn Ánh đã hoàn thành quá
trình nhất thống đó. Triều Nguyễn thành lập được kế thừa nền tảng thống
nhất, tiềm lực quân sự mạnh của lực lượng Nguyễn Ánh.



KẾT LUẬN
Từ năm 1771 đến năm 1777, cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
chúa Nguyễn là cuộc đấu tranh giữa phong trào nông dân nổi lên chống lại
chế độ phong kiến hà khắc. Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng đế, lập triều
đình riêng, còn lực lượng chúa Nguyễn trên bước đường suy vong đã quy
tụ lại dưới quyền thống lĩnh của Nguyễn Ánh. Cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802 trở thành cuộc chiến giữa
hai lực lượng phong kiến: một lực lượng phong kiến mới chuyển biến từ
một phong trào nông dân, một thế lực phong kiến trên bước đường suy
vong đang từng bước phục hưng lại cơ nghiệp. Nhìn lại cuộc chiến giữa
lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, có thể rút ra
một số kết luận sau:
1. Cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đại Việt lâm vào tình trạng khủng
hoảng, chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài; bên ngoài, hai quốc gia phong
kiến lớn mạnh: phía Bắc là nhà Thanh, phía Nam là nước Xiêm âm mưu
lợi dụng khi Đại Việt diễn ra nội chiến để can thiệp, thực hiện ý đồ bành
trướng lãnh thổ. Độc lập dân tộc, thống nhất quốc gia, phát triển đất nước
trở thành vấn đề cấp thiết đối với Đại Việt.
Trước những yêu cầu lịch sử đó, từ một phong trào nông dân Tây
Sơn đã vươn lên thực hiện nhiệm vụ dân tộc, hoàn thành được nhiều
nhiệm vụ lịch sử đặt ra: Tây Sơn đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong
kiến vốn đã khủng hoảng, suy yếu, triều chúa Nguyễn ở Đàng Trong và
triều “vua Lê - chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài; đã bước đầu xoá bỏ sự chia
cắt gần 3 thế kỉ, đặt nền tảng cho sự thống nhất về lãnh thổ của quốc gia
Đại Việt; đồng thời Tây Sơn cũng đánh bại quân Xiêm, quân Thanh bảo
vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, dân tộc; Quang Trung đã thiết lập một
vương triều phong kiến vững mạnh về nội trị, có uy thế lớn trong quan hệ
bang giao, có tiền đề để trở thành một quốc gia phong kiến hùng mạnh
của khu vực.

Tuy nhiên, cùng với quá trình hoàn thành những nhiệm vụ lịch sử
vĩ đại đó, anh em Tây Sơn cũng dần đi vào quỹ đạo phong kiến, nội bộ
phân hóa. Năm 1787, sau khi Nguyễn Huệ vây thành Quy Nhơn, vua Thái
Đức buộc phải chia nước: từ Bến Ván trở ra giao cho Nguyễn Huệ làm
Bắc Bình Vương, giao Gia Định cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương,
còn Thái Đức chiếm giữ phần đất ở giữa, là Trung ương hoàng đế. Năm


×