Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Bài 7. Bánh trôi nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.74 KB, 24 trang )

MÔN NGỮ VĂN 7


Đọc thuộc bài thơ Sông núi nước Nam.
Nêu nội dung, nghệ thuật của bài thơ đó?


I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Hồ Xuân Hương
- Là nữ thi sĩ tài hoa
và độc đáo nhất thời
kì văn học trung đại
Việt Nam.
- Được mệnh danh là
“Bà chúa thơ Nôm”.


2. Tác phẩm:
Bài thơ tiêu biểu cho phong cách
nghệ thuật độc đáo của Hồ Xuân
Hương, được làm theo lối vịnh, phần
lớn từ ngữ là chữ Nôm.


Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.


Chú thích:


- Bánh trôi nước: là loại bánh được làm
bằng bột nếp, được nhào nặn và viên tròn,
có nhân đường phèn màu đỏ bên trong,
được luộc bằng cách bỏ vào nồi nước đun
sôi, khi bánh nổi là chín.
- Rắn: cứng
- Nát: nhão


* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
* Bố cục: 2 phần
- Hình ảnh bánh trôi nước.
- Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của
người phụ nữ qua hình ảnh bánh trôi
nước.


II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Hình ảnh bánh trôi nước:



- “Thân em”: bánh trôi tự giới thiệu về
mình
+ Màu sắc: trắng
+ Hình dáng: tròn
+ Nhân: đỏ son
+ Cách nấu: luộc trong nước
+ Sống: chìm, chín: nổi
+ Chất lượng: ngon ngọt không thay đổi



→ Nghệ thuật: Nhân hóa, sử dụng cặp quan
hệ từ “vừa … vừa” hô ứng nhau, đảo ngữ.
 Bánh trôi là loại bánh vừa đẹp về hình
thức vừa ngon đậm đà, hấp dẫn.


2. Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ qua
hình ảnh bánh trôi nước:
- Hình thể: “vừa trắng vừa tròn”  Vẻ đẹp
tròn đầy, hoàn hảo.
- Thân phận:
+ “Bảy nổi ba chìm”  Lận đận, bấp
bênh, vất vả, truân chuyên.
+ “Rắn nát mặc dầu”  Phụ thuộc và
cam chịu.
- Phẩm chất: “vẫn giữ tấm lòng son”  Son
sắt, thủy chung.


→ Nghệ thuật: Ẩn dụ,kết cấu chặt chẽ,
ngữ bình dị.

ngôn

 Người phụ nữ mang vẻ đẹp hoàn hảo
về hình thể và tâm hồn nhưng cuộc đời lại
chịu nhiều nỗi bất hạnh.



1.Bánh trôi nước 2. Hình ảnh người phụ nữ
a. Hình dáng:
Trắng, tròn
b. Kỹ thuật làm bánh:
Nước, rắn, nát, chìm,
nổi

c. Chất lượng:
Nhân đỏ son, ngon
ngọt, không đổi
Tả thực bánh trôi nước

a. Hình thể:
Thân em

Vừa trắng
Vừa tròn

Tròn đầy
Hoàn hảo

b. Thân phận:
- Bảy nổi ba chìm

Lận đận,
bấp bênh

- Rắn nát mặc dầu


Phụ thuộc
cam chịu,

c. Phẩm chất:
- Vẫn giữ tấm lòng
son

Son sắt,
thủy chung

Vẻ đẹp tâm hồn nhân cách
người phụ nữ



III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Nhân hóa, ẩn dụ, đảo ngữ
- Kết cấu chặt chẽ, độc đáo
- Ngôn ngữ bình dị, trong sáng

2. Nội dung:
Bài thơ thể hiện thái độ vừa trân trọng với vẻ đẹp,
phẩm chất trong trắng, sắt son của người phụ nữ
vừa cảm thương cho số phận chìm nổi, lận đận và bị
lệ thuộc của họ.


IV. Luyện tập:
* Bài

Bài tập
tập1:1: Những câu ca dao bắt đầu
bằng cụm từ “Thân em”

Hãy tìm những câu ca dao
bắt đầu bằng cụm từ
“Thân em”?


1. Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.
2. Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
3. Thân em như giếng giữa đàng
Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.
4. Thân em như như hạt mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
5. Thân em như quế giữa rừng
Thơm tho ai biết ngát lừng ai hay.
6. Thân em như củ ấu củ gai
Nửa trong thì trắng, nửa ngoài thì đen.
7. Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
...........................


IV. Luyện tập:
* Bài tập 2:
Mối liên quan giữa cảm xúc của bài thơ
CÂU

HỎI với
THẢO
LUẬN:
“Bánh trôi
nước”
những
câu hát than
thân
là:
Cảm
xúc
chung
đều
chỉ
thân
Hãy cho biết mối liên quan giữa cảm
phận bấp
bênh,
chìm
nổiNH
củaÓM
người phụ
ẬN
LU
ẢO
TH
xúc của bài thơ “Bánh trôi nước” với
nữ. Họ không có quyền hạn gì, không
T)
những

câu
hát
than
(3 PHÚ
thân?
làm chủ được cuộc đời mình mà hoàn
toàn phụ thuộc vào xã hội phong kiến
đầy rẫy bất công.


Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.



GHI NHỚ:
Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ
“Bánh trôi nước” cho thấy Hồ
Xuân Hương vừa rất trân trọng
vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng,
son sắt của người phụ nữ Việt
Nam ngày xưa, vừa cảm thương
sâu sắc cho thân phận chìm nổi
của họ.


DẶN DÒ:
- Học thuộc: bài thơ, phần phân tích ghi

trong vở và phần “Ghi nhớ” ở sgk
- Chuẩn bị bài: “Sau phút chia li” của
dịch giả Đoàn Thị Điểm.


TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ HẾT
XIN CẢM ƠN CÁC EM!



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×