Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng TMCP công thương Việt Nam, CN Bình Định.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.36 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ THU THẢO

HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢ

Đà Nẵng – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VÕ THỊ THU THẢO

HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành
Mã số

- Ngân
: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢ


NH

Người hướng dẫn khoa học: TS. HỒ HỮU TIẾN

Đà Nẵng – Năm 2013


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Người viết luận văn

Võ Thị Thu Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................ 2
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu .............................................. 2
4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................ 3
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 3
7. Tổng quan tài liệu................................................................................ 3
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................... 8
1.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI........................................................................................................................ 8
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thẻ thanh toán.............................................. 8
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của dịch vụ thẻ .......................................... 11

1.1.3. Phân loại thẻ thanh toán .............................................................. 13
1.1.4. Các chủ thể tham gia trong quá trình kinh doanh thẻ ................. 15
1.1.5. Các hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại ........ 17
1.1.6. Lợi ích của thẻ thanh toán ........................................................... 20
1.1.7. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ ....................................... 24
1.2. HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................................................................... 28
1.2.1. Quan niệm về hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của
Ngân hàng thương mại .................................................................................... 28
1.2.2. Nội dung và các chỉ tiêu phản ánh kết quả của công tác hạn chế
rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại ................ 29


1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro trong hoạt
động kinh doanh thẻ của Ngân hàng thương mại ........................................... 32
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..................................................................................................... 36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH .............................................. 37
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BÌNH ĐỊNH .......................................................................................................... 37
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam – Chi nhánh Bình Định ................................................................... 37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Bình Định........................................................................... 39
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định giai đoạn 2009-2012 .................... 41
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2009 2012 .......................................................................................................................................... 46
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH ................................................................................................. 50
2.3.1. Môi trường kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – Chi nhánh Bình Định........................................................................... 50
2.3.2. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định................................. 53
2.3.3. Các biện pháp Chi nhánh Vietinbank Bình Định đã và đang thực
thi để hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh............... 55


2.2.4. Kết quả công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định ......... 61
2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI
NHÁNH BÌNH ĐỊNH .......................................................................................................... 68
2.3.1. Thành công .................................................................................. 68
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ............................................................. 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..................................................................................................... 73
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH ............................................................................................... 74
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH ................................................................................................. 74
3.1.1. Định hướng công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh
thẻ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định.. 74
3.1.2. Mục tiêu hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định ........................ 75
3.2. GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÌNH

ĐỊNH........................................................................................................................................ 75
3.2.1. Các giải pháp đối với ngân hàng ................................................. 76
3.2.2. Thường xuyên nhắc nhở, ràng buộc và kiểm soát chủ thẻ trong
việc thực hiện các quy định an toàn ................................................................ 84
3.2.3. Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở; định kỳ tập huấn các ĐVCNT
về các biện pháp phòng chống rủi ro .............................................................. 87


3.3. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 90
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ... 90
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam –
Chi nhánh Bình Định ...................................................................................... 91
3.3.3. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan .................................... 92
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATM (Automatic Teller Machine)

Máy rút tiền tự động

CMND

Chứng minh nhân dân

ĐƯTM


Điểm ứng tiền mặt

ĐVCNT

Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ

NH

Ngân hàng

NHCT

Ngân hàng Công thương

NHCTVN

Ngân hàng Công thương Việt Nam

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần


NHTMCPCTVN

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

NHTM VN

Ngân hàng thương mại Việt Nam

NHTM NN

Ngân hàng thương mại Nhà nước

PIN (Personal Identify Number)

Số mật mã cá nhân

POS (Point Of Sale)

Máy chấp nhận thẻ

TDQT

Thẻ tín dụng quốc tế

Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam


DANH MỤC BẢ

Số hiệu
bảng
2.1

2.2

2.3

2.4

Tên bảng biểu
Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Vietinbank Bình Định 2009 - 2012
Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
Vietinbank Bình Định 2009-2012
Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh
Vietinbank Bình Định 2009-2012
Bảng tổng hợp số lỗi trong hoạt động kinh doanh thẻ
của CN Vietinbank Bình Định 2009 – 2012

Trang

42

43

47

63



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

Trang

Tình hình huy động vốn và cho vay CN Vietinbank

44

Đồ thị
2.1

Bình Định
2.2

Diễn biến lợi nhuận của Chi nhánh Vietinbank Bình

45

Định
2.3

Tỷ trọng nguồn thu nhập của Chi nhánh Vietinbank

46

Bình Định qua các năm từ 2009 đến 2012

2.4

Số lượng thẻ phát hành của CN Vietinbank Bình Định

48

2.5

Doanh số thu phí dịch vụ thẻ Vietinabank Bình Định

49


DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Số hiệu

Tên hình

Trang

hình
1.1

Số hiệu

Một số thương hiệu thẻ nổi tiếng

Tên hình


16

Trang

Sơ đồ
1.1

Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ

17

2.1

Cơ cấu tổ chức và quản lý của Vietinbank Bình Định

40


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những năm gần đây đã có
sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là hoạt động kinh doanh thẻ. Các sản phẩm
dịch vụ thẻ ngân hàng ngày càng phát triển mang lại nhiều tiện ích cho người
sử dụng cũng như lợi ích cho ngân hàng. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng
của ngành công nghệ thông tin, công nghệ thẻ cũng được ứng dụng và phát
triển lên tầm cao mới, tình hình hoạt động kinh doanh thẻ nhờ đó cũng phát
triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh thẻ lớn mạnh lại đi kèm với sự không

ngừng gia tăng các rủi ro, đối mặt với nhiều loại tội phạm. Các rủi ro trong
hoạt động kinh doanh thẻ ngày càng đa dạng và phức tạp. Khi rủi ro xảy ra sẽ
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đồng thời làm
suy giảm uy tín và vị thế thương hiệu của ngân hàng trên thị trường. Chính vì
vậy, công tác an ninh thẻ hiện nay không chỉ là một thách thức lớn của các
ngân hàng thương mại mà còn là mối quan tâm hàng đầu của người sử dụng
thẻ.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một trong những Ngân
hàng đi đầu trong hoạt động kinh doanh thẻ, bên cạnh mục tiêu phát triển các
sản phẩm dịch vụ thẻ với công nghệ hiện đại, Vietinbank luôn hướng tới mục
tiêu xây dựng một hệ thống cảnh báo rủi ro thật sự hiệu quả, đảm bảo các giao
dịch thẻ được thực hiện một cách an toàn nhất. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài
“Hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định” để làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn tốt nghiệp của mình.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần thiết thực trong việc hình thành một sản phẩm khoa học có
giá trị lý luận và thực tiễn về hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.
Tập trung tìm hiểu một số lý luận cơ bản về thẻ ngân hàng, rủi ro trong
hoạt động kinh doanh thẻ và công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ của các Ngân hàng thương mại.
Phân tích thực trạng công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh
thẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và của Chi nhánh
Vietinbank Bình Định nói riêng.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phân tích, đánh giá thực tế để đề
xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ của Chi nhánh Vietinbank Bình Định.

3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những lý luận và thực tiễn vể rủi ro và công
tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Vietinbank
Bình Định.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm có:
- Phương pháp hệ thống hóa để hệ thống lại một cách khoa học nhất các
lý luận cơ bản về hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ.
- Phương pháp thống kê – so sánh nhằm thống kê các số liệu trong hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và trong hoạt động kinh doanh thẻ
nói riêng, trên cơ sở đó có thể so sánh các kết quả và đánh giá thực trạng.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
Ngoài ra, Đề tài còn sử dụng nguồn dữ liệu từ các báo cáo của Trung
tâm thẻ, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, của Chi nhánh
Vietinbank Bình Định, các tạp chí, các website có liên quan.


3
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài thực hiện nghiên cứu công tác hạn chế rủi ro
trong hoạt đông kinh doanh thẻ của Chi nhánh Vietinbank Bình Định.
- Về không gian: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Chi nhánh
Vietinbank Bình Định.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác hạn chế
rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh Vietinbank Bình Định
trong các năm từ 2009 – 2012.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa một cách cơ bản nhất những lý luận về thẻ ngân hàng,
rủi ro và công tác hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh thẻ của
ngân hàng;
- Đánh giá được thực trạng các rủi ro xảy ra và công tác hạn chế rủi ro

trong hoạt động kinh doanh thẻ của Chi nhánh Vietinbank Bình Định.
- Đóng góp một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong
hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh Vietinbank Bình Định.
6. Kết cấu của luận văn
Chương 1. Lý luận cơ bản về hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh
thẻ của Ngân hàng thương mại.
Chương 2. Thực trạng công tác hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình
Định.
Chương 3. Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định.
7. Tổng quan tài liệu
Trong những năm vừa qua, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, một số mặt có tốc độ tăng


4
trưởng nhanh, tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức, thói quen của người
dân và doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Đáng
chú ý là, hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng đang ngày càng có những đóng
góp quan trọng, được ưa chuộng bởi tính tiện ích và tiện lợi mang lại.
Thị trường thẻ đem lại nguồn lợi không nhỏ cho các Ngân hàng thương
mại nên được các Ngân hàng chú trọng phát triển, đầu tư nhiều về công nghệ,
con người, phát triển đa dạng sản phẩm thẻ hiện đại. Dịch vụ thẻ ngân hàng
phát triển đã giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các
dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều tiện ích khác nhau cung cấp cho khách hàng.
Với sự phát triển rộng rãi và nhanh chóng như vậy, thị trường thẻ Việt
Nam cũng đối mặt với rất nhiều rủi ro có thể xảy ra. Theo thống kê của Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam, gian lận thanh toán thẻ quốc tế tại thị
trường Việt Nam tăng vọt trong năm 2012, tổng giá trị giao dịch gian lận ước

tính khoảng một triệu USD trong Quý 01/2012 và 1,5 triệu USD trong quý
02/2012, gấp từ 3 đến 5 lần so với cùng kỳ năm 2011. Rủi ro trong hoạt động
kinh doanh thẻ có thể xảy ra trong tất cả các khâu, từ hoạt động phát hành thẻ
đến quá trình sử dụng và chấp nhận thanh toán thẻ.
Do vậy, các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay rất chú trọng
đến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ để bảo vệ quyền
lợi của Ngân hàng và tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng thẻ.
Vì vậy, đã có rất nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu về đề tài này với
mục đích đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế rủi ro trong
hoạt động kinh doanh thẻ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tuy
nhiên, các luận văn nghiên cứu đã khá nhiều năm, hầu như các tác giả nghiên
cứu qua các bài viết nhỏ, chỉ đề cập đến một góc của vấn đề.


5
Luận văn sử dụng một số kết quả nghiên cứu dưới đây để làm nền tảng
lý luận và minh chứng cho những nhận định được trình bày trong luận văn.
Cụ thể như sau:
- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động
kinh doanh thẻ tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thu
Trang được nghiên cứu và bảo vệ đề tài tại Trường Đại học Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh năm 2011. Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng kết quả hoạt
động kinh doanh thẻ, thực trạng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, từ đó có cái nhìn tổng quan và
đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động
kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam” của tác giải Hà Thị
Anh Đào được nghiên cứu và bảo vệ đề tài tại Trường Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh. Luận văn Tìm hiểu về lý luận một cách tổng quan về thẻ

thanh toán và rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM. Sau đó
phân tích thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại NHCT VN.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tình hình thực tế, đưa ra các giải pháp,
kiến nghị để hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ,
nhằm góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu và hiệu quả kinh doanh của
NHCT VN;
- Luận văn thạc sỹ kinh tế “Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Lê
Hữu Nghị được nghiên cứu và bảo vệ đề tài tại Trường Đại học Kinh tế thành
phố Hồ Chí Minh. Đề tài này đã thực hiện hệ thống hoá, phân tích, thống kê
một cách logic thực trạng của hoạt động dịch vụ thẻ tại ngân hàng thương mại
để có cơ sở đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ tại ngân hàng


6
thương mại Việt nam. Từ thực tiễn phát sinh, đưa ra các bài học kinh nghiệm,
đề xuất giải pháp, kiến nghị để hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động
thanh toán thẻ nhằm góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu của các ngân
hàng thương mại Việt Nam cũng như thúc đẩy hoạt động dịch vụ tài chính
ngân hàng phát triển an toàn và hiệu quả;
- Luận văn thạc sỹ “Những giảp pháp phát triển thẻ thanh toán tại
Ngân hàng Công thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Tú Quỳnh được
nghiên cứu và bảo vệ đề tài tại Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí
Minh. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản của thẻ thanh toán,
một công cụ thanh toán gắn liền với sản phẩm công nghệ, nghiên cứu các số
liệu về tình hình kinh doanh thẻ của Ngân hàng Công thương Việt Nam để có
cái nhìn tổng quát định hướng cho hoạt động thẻ thanh toán, từ đó đề xuất các
giải pháp khả thi nhằm phát triển thẻ thanh toán của Ngân hàng Công thương.
- Bài viết “Hạn chế rủi ro trong thanh toán bằng thẻ ngân hàng” của
thạc sỹ Vũ Thùy Linh thuộc Đại học Lao động – xã hội đăng trên website

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 27/08/2012. Trong bài viết ngày tác giả
đã đưa ra các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng và chấp nhận thanh
toán thẻ, phân tích những nguyên nhân một cách tổng quan, từ đó đưa ra một
số giải pháp, kiến nghị đối với Ngân hàng phát hành, đối với chủ thẻ và đối
với đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ để quản lý rủi ro trong thanh toán thẻ.
- Bài viết “Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro khi sử dụng thẻ ngân
hàng” được đăng trên website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Với bài viết
này, tác giả đã nên ra được các tiện ích của thẻ ngân hàng, vấn đề an toàn, bảo
mật thẻ. Từ đó đưa ra một số biện pháp phòng ngừa rủi ro khi sử dụng thẻ
ngân hàng, đặc biệt là đối với hiện tượng ATM skimming.
- Bài viết “Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng thẻ Ngân
hàng” của tác giả Lê Thị Kim Thu – PGĐ trung tâm thẻ BIDV. Tác giả đã


7
nghiên cứu sâu, đưa ra cách thức nhận dạng các rủi ro và xu hướng rủi ro; đúc
kết được những vấn đề cơ bản nhất mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam
đang phải đối mặt, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để phòng ngừa
và giảm thiểu những thiệt hại trong hoạt động kinh doanh thẻ của các Ngân
hàng thương mại Việt Nam.
- Bài viết “Nhận diện rủi ro và các giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt
động kinh doanh thẻ tại các ngân hàng thương mại” của tác giả Phạm Thanh
Phong. Với bài viết này, tác giả đã dự đoán được xu hướng phát triển mạnh
mẽ của thị trường thẻ Việt Nam đi liền với sự xuất hiện nhiều loại rủi ro sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng
thương mại. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, bài viết đề cập đến
các vấn đề liên quan đến các loại rủi ro trong kinh doanh thẻ và một số giải
pháp để ngăn ngừa và kiểm soát chúng.
- Bài viết “Nhận diện rủi ro đối với nghiệp vụ ngân hàng điện tử và tiền
điện tử” của tác giả ThS. Lê Văn Hinh được đăng trên website Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam.


8

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm thẻ thanh toán
a. Nguồn gốc ra đời và phát triển của thẻ thanh toán
Thẻ là phương tiện được sử dụng khá phổ biến trong một xã hội văn
minh như ngày nay. Thẻ thanh toán ra đời đầu tiên vào năm 1928 do hãng
Farrington Manufacturing Co tại Boston sản xuất, có tên là Charge-Plate.
Những tấm thẻ này được các cửa hàng lớn cung cấp cho các khách hàng quen
biết của mình: khi chi trả tiền hàng hóa, người bán hàng ép thẻ qua một thiết
bị đặc biệt, những chữ cái và con số trên thẻ được in lên hóa đơn tính tiền để
sau đó gửi tới ngân hàng khấu trừ trong tài khoản.
Năm 1949, ông Frank X. MCNamara, một doanh nhân người Mỹ đã
nghĩ ra hình thức thẻ tín dụng và thảo luận với chủ nhân nhà hàng Major’s
Cabin Grill về việc, họ sẽ nhận những chiếc thẻ chữ nhật có dòng chữ Diners
Club để thay cho tiền mặt. Ngày 8-2-1949 đã diễn ra một sự kiện trong lịch sử
thẻ tín dụng gọi là “Buổi tối đầu tiên”, khi Frank X. MCNamara và Ralph
Sneider lần đầu tiên chi trả bằng thẻ tín dụng. Cũng trong năm này, hai nhân
vật trên đã sáng lập ra công ty Diners Club International. Và, loạt thẻ tín dụng
đầu tiên – được 27 nhà hàng lớn tại New York thỏa thuận tiếp nhận – đã được
McNamara và Sneider cung cấp cho khoảng 200 bạn bè và người thân. Thẻ
tín dụng nhanh chóng trở nên phổ biến. Đến cuối năm 1950, số lượng người
sở hữu thẻ “Diners Club” đã lên tới 20 ngàn.

Theo chân Diner Club, năm 1955 hàng loạt các thẻ mới ra đời và phát
triển như Trip Changes, Golden Key, Esquire Club…


9
Tháng 9/1958, Bank of America phát hành BankAmericard, loại thẻ tín
dụng hiện đại thành công đầu tiên.
Năm 1966, bản quyền sản xuất thẻ BankAmericard được chuyển giao
cho một loạt các ngân hàng khác. Cũng trong năm 1966, một vài ngân hàng
tại California do không muốn “núp bóng” Bank of America (khi đó đã trở
thành thủ lĩnh trong lĩnh vực này) đã cùng nhau liên kết tung ra loại thẻ
Master Charge. Loại thẻ này phát triển rất nhanh, khi có thêm Everything
Card của Citibank cùng gia nhập vào hệ thống.
Vào năm 1977, thẻ tín dụng Bank Americard được đổi tên thành thẻ
Visa. Tổ chức thẻ Visa quốc tế hình thành và phát triển nhưng không trực tiếp
phát hành thẻ mà giao lại cho các thành viên phát hành khiến cho tổ chức thẻ
Visa nhanh chóng mở rộng thị trường. Đến nay, thẻ Visa có quy mô lớn nhất
và số lượng người sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Năm 1979, Master Charge đổi tên thành MasterCard và trở thành tổ
chức thẻ quốc tế lớn thứ 2 trên thế giới, sau Visa, góp phần đưa thị trường thẻ
thanh toán ngày càng phát triển trên toàn cầu.
Các loại thẻ Master, Visa, Diners Club, JCB, American Express
(Amex) được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu và chúng thay nhau phân chia các
thị trường rộng lớn.
Tại Việt Nam
Năm 1990 hợp đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp
BFCE và Ngân hàng Ngoại thương VN đã mở đầu cho sự du nhập của thẻ
thanh toán vào VN. Sự liên kết này chủ yếu là nhằm phục vụ cho lượng khách
du lịch quốc tế đang đến VN ngày càng nhiều.
Đến năm 2006 – 2007, thị trường thẻ trở lên sôi động vì Việt Nam đã

bước vào sân chơi rộng hơn là WTO, thị trường tài chính Việt Nam càng cạnh
tranh quyết liệt hơn khi có thêm nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào đây


10
và dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ ATM là một loại “vũ khí” đắc lực để ngân hàng
thâm nhập thị trường. Hàng loạt sản phẩm thẻ thanh toán ra đời, mở ra một
cuộc “so tài” phát hành thẻ giữa các ngân hàng trong nước. Đây là phương
tiện thanh toán năng động nhắm vào giới doanh nhân.
Do thẻ ngày càng được sử dụng rộng rãi nên trong những năm gần đây,
thị trường thẻ Việt Nam đã và đang dần dần thâm nhập sâu vào đời sống dân
cư, được sử dụng rất nhiều trong các hoạt động xã hội. Đây được xem như là
những dấu hiệu đáng mừng, góp phần to lớn vào sự phát triển của thị trường
thẻ trong tương lai.
b. Khái niệm thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do
các ngân hàng, các định chế tài chính hoặc các công ty phát hành cho các
khách hàng của mình (được gọi là chủ thẻ) mà người chủ thẻ có thể sử dụng
để thanh toán cho các giao dịch về hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các
ngân hàng, các đại lý ngân hàng hoặc các máy rút tiền tự động (Máy ATM).
Ngoài ra, NHNN Việt Nam cũng đưa ra khái niệm về thẻ ngân hàng
được quy định tại “Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch
vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng” được ban hành kèm theo Quyết định số
20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007. Theo đó, NHNN quy định: Thẻ ngân
hàng là phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch
thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận.
c. Đặc điểm của thẻ thanh toán
Từ khi ra đời đến nay thẻ ngân hàng đã có nhiều sự thay đổi về kiểu
dáng, cấu tạo cũng như đa dạng các tiện ích của nó nhưng hầu hết các loại thẻ
đều có hình chữ nhật, bốn góc tròn, được làm bằng nhựa ABC hoặc PC, cấu

tạo bởi ba lớp được ép thường với kỹ thuật cao và có kích thước chuẩn là
85mm x 54mm x 0,76mm và gồm 2 mặt:


11
- Mặt trước thường bao gồm các yếu tố cơ bản như: tên và biểu tượng
của NHPH thẻ, tên chủ thẻ, thời gian hiệu lực của thẻ, số thẻ, bộ nhớ điện tử.
Ngoài ra còn có thể có những yếu tố khác như đặc điểm qui định về tính năng
an toàn của thẻ, hình chủ thẻ,…
- Mặt sau của thẻ gồm các yếu tố: dãy băng từ, băng chữ ký của chủ thẻ
hoặc có thêm các lưu ý trong việc dùng thẻ, tên, địa chỉ của ngân hàng phát
hành.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của dịch vụ thẻ
Các NHTM khi tham gia hoạt động kinh doanh thẻ đều có những chính
sách đầu tư, phát triển mạnh các dịch vụ thẻ kèm theo và đây là một trong
những nguồn thu phí dịch vụ lớn, mang lại lợi nhuận cao cho các Ngân hàng
thương mại. Mỗi NHTM đều có những chính sách phát triển các dịch vụ thẻ
riêng, tùy theo quy mô và phạm vi hoạt động của từng ngân hàng. Dịch vụ thẻ
muốn phát triển tốt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng luôn đòi hỏi phải đầu
tư công nghệ hiện đại, hoạt động thông suốt và đảm bảo an toàn cho khách
hàng sử dụng thẻ và cả chính Ngân hàng. Tuy nhiên, dịch vụ thẻ của một
ngân hàng nhìn chung đều có đầy đủ các loại dịch vụ thẻ sau đây:
- Tài khoản thẻ: là tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại
Ngân hàng phát hành. Tài khoản thẻ được mở ngay khi khách hàng đăng ký
sử dụng thẻ tại Ngân hàng, có thể thực hiện được tất cả các chức năng cơ bản
của một tài khoản thanh toán thông thường như: rút tiền từ tài khoản, nộp tiền
vào tài khoản, chuyển khoản sang một tài khoản khác trong cùng ngân hàng
hoặc khác ngân hàng, nhận lãi tiền gửi...
- Nộp tiền vào tài khoản: là việc khách hàng nộp một khoản tiền vào tài
khoản thẻ bằng cách nộp tiền mặt, séc, chuyển tiền bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín

dụng hoặc trích từ tài khoản tiền gửi thanh toán thông qua tổ chức phát hành
thẻ, tổ chức thanh toán thẻ, đại lý phát hành thẻ hoặc ĐVCNT.


12
- Rút tiền: là việc rút một khoản tiền mặt từ thẻ thanh toán thông qua
các máy rút tiền tự động (ATM), tại quầy giao dịch ngân hàng hoặc các điểm
thanh toán thẻ.
- Nhận chuyển khoản: Với tài khoản thẻ được cung cấp khi phát hành
thẻ, các chủ thẻ có thể nhận được tiền chuyển vào tài khoản thẻ của mình. Các
ngân hàng ngày nay phát triển rất nhiều hình thức nhận tiền cho các tài khoản
thẻ như: nhận tiền chuyển khoản từ các ngân hàng trong cùng hệ thống hoặc
khác hệ thống hoặc từ nước ngoài, nhận tiền kiều hối hay nhận lương từ chính
công ty của mình. Hiện nay hình thức nhận lương qua tài khoản ở Việt Nam
ngày càng trở nên phổ biến và được nhà nước khuyến khích.
- Thanh toán qua thẻ: là việc chuyển một khoản tiền từ tài khoản thẻ
qua các tài khoản khác tại nhiều ngân hàng khác nhau để thanh toán các giao
dịch kinh doanh, các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra dịch vụ thanh toán
qua thẻ còn được các ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ thanh toán trực
tuyến qua internet, thanh toán tại các máy ATM cho các hóa đơn hàng hóa,
dịch vụ đã sử dụng như thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại,
hóa đơn bảo hiểm hay mua thẻ trả trước…Việc thanh toán hóa đơn qua thẻ có
thể được thực hiện chuyển khoản trực tiếp với các tài khoản mở tại ngân hàng
hoặc thông qua các trung gian thanh toán là các cổng thanh toán trực tuyến
hoặc các ví điện tử…
- Mã số định danh cá nhân (Personal Identification Number – viết tắt là
PIN): là mã số mật của cá nhân được tổ chức phát hành cung cấp cho chủ thẻ,
được sử dụng trong các giao dịch thẻ để xác thực chủ thẻ. Đây là 1 công cụ
bảo vệ được thiết kế để ngăn ngừa việc sử dụng thẻ trái phép. Mã PIN thường
là các chữ số và người dùng có thể thay đổi được. Mã số này do chủ thẻ chịu

trách nhiệm bảo mật. Trong giao dịch điện tử, số PIN được coi là chữ ký của
chủ thẻ.


13
- Huy động vốn: là dòng tiền gửi vào ngân hàng thông qua các tài
khoản thẻ, gồm số lượng tiền gửi của khách hàng để thanh toán thẻ, số lượng
tiền ký quỹ duy trì tài khoản, số tiền khách hàng nộp vào thẻ nhưng chưa sử
dụng đến. Các tài khoản này sẽ giúp cho ngân hàng có được một nguồn vốn
huy động đáng kể với lãi suất thấp (lãi suất tiền gửi không kỳ hạn) để có thể
phục vụ cho các mục đích kinh doanh khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
- Gửi tiết kiệm tại ATM: cũng giống như hình thức gửi tiết kiệm thông
thường nhưng với hình thức gửi tiết kiệm tại ATM chủ thẻ không cần phải
mang tiền mặt đến ngân hàng mà chỉ thực hiện giao dịch gửi tiết kiệm tại máy
ATM hoặc qua internet và có thể lựa chọn gửi nhiều kỳ hạn khác nhau.
1.1.3. Phân loại thẻ thanh toán
Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, có rất nhiều loại thẻ khác
nhau, với những đặc điểm cũng như công dụng rất đa dạng và phong phú. Từ
đó thẻ có thể phân loại theo một số tiêu thức sau:
a. Xét theo tiêu thức thanh toán của thẻ: có 2 loại thẻ
- Thẻ tín dụng (credit card): Là loại thẻ cho phép chủ thẻ được thực
hiện giao dịch trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận
với tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phải thanh toán ít nhất mức trả nợ tối thiểu
khi đến hạn quy định và sẽ phải trả lãi cho số tiền còn nợ theo mức lãi suất
thỏa thuận trước. Thẻ tín dụng được xem như một công cụ cho vay tiêu dùng
của tổ chức phát hành cấp cho chủ thẻ.
- Thẻ ghi nợ (debit card): Là loại thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao
dịch trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở
tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Thẻ ghi nợ không có hạn mức
tín dụng vì nó phụ thuộc số dư hiện hữu trên tài khoản chủ thẻ. Tuy nhiên, để

tạo điều kiện cho chủ thẻ trong giao dịch, tổ chức phát hành có thể cho phép
chủ thẻ chi tiêu hoặc rút tiền vượt quá số dư trong một khoảng thời gian nhất


14
định, tùy thuộc vào mối quan hệ khách hàng, hình thức này gọi là thấu chi.
b. Xét theo công nghệ sản xuất: có 3 loại thẻ
- Thẻ khắc chữ nổi (embossed card): Là loại thẻ sơ khai ban đầu, các
thông tin cơ bản được khắc nổi trên thẻ, loại này nhanh chóng bị thay thế bởi
tính bảo mật kém và dễ làm giả.
- Thẻ băng từ (magnetic stripe): Là loại thẻ được phủ một băng từ với 2
hoặc 3 dãy để ghi những thông tin cần thiết đã được mã hóa, các thông tin này
thường là thông tin cố định về chủ thẻ và số liệu kết nối. Khi trình độ công
nghệ phát triển cao, nó bộc lộ những điểm yếu do tính bảo mật không an toàn,
dễ bị kẻ gian lợi dụng đọc thông tin và làm giả thẻ, hoặc tạo các giao dịch giả
gây thiệt hại cho chủ thẻ và ngân hàng.
- Thẻ thông minh (smart card - thẻ chip): Là loại thẻ được sản xuất dựa
trên kỹ thuật vi xử lý nhờ gắn một chíp điện tử theo nguyên tắc xử lý như một
máy tính nhỏ. Đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, nó khắc phục nhiều
nhược điểm của thẻ từ, đảm bảo tính an toàn cao.
c. Xét theo phạm vi lãnh thổ: có 2 loại thẻ
- Thẻ nội địa: là loại thẻ chỉ sử dụng trong phạm vi một quốc gia và
đồng tiền giao dịch là đồng bản tệ. Thông thường đó là thẻ ghi nợ của các
ngân hàng thương mại, được phát hành, sử dụng tại hệ thống máy ATM và
mạng lưới các ĐVCNT trong nước.
- Thẻ quốc tế: là loại thẻ có thể được sử dụng trong nước và quốc tế. Để
phát hành thẻ quốc tế, tổ chức phát hành thẻ phải là thành viên của tổ chức thẻ
quốc tế, tuân thủ chặt chẽ các quy định trong việc phát hành và thanh toán thẻ
do tổ chức thẻ quốc tế đó ban hành.
d. Xét theo chủ thể phát hành: thẻ có 2 loại

- Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng
phát hành giúp cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.


×