Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Quan điểm của V.I. Lênin về phép biện chứng trong tác phẩm Bút ký triết học và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển phép biện chứng duy vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.24 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN XUÂN DƢƠNG

QUAN ĐIỂM CỦA V.I. LÊNIN VỀ
PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG TÁC PHẨM BÚT KÝ
TRIẾT HỌC VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI
SỰ PHÁT TRIỂN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Chuyên ngành: Triết học
Mã số:

60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ HỮU ÁI

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trần Xuân Dƣơng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Bố cục đề tài .......................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu ................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. QUAN ĐIỂM VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG CỦA V.I.
LÊNIN TRONG TÁC PHẨM BÚT KÝ TRIẾT HỌC ................................ 7
1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI TÁC PHẨM BÚT KÝ TRIẾT HỌC .................. 7
1.2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG TRONG
TÁC PHẨM BÚT KÝ TRIẾT HỌC................................................................. 9
1.2.1. Phép biện chứng với tính cách là khoa học về sự phát triển .......... 9
1.2.2. Hoàn thiện lý luận nhận thức duy vật biện chứng ........................ 24
1.3. TƢ TƢỞNG CỦA V.I. LÊNIN VỀ SỰ THỐNG NHẤT PHÉP BIỆN
CHỨNG, LÔGÍC HỌC VÀ LÝ LUẬN NHẬN THỨC................................. 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 35
CHƢƠNG 2. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ THỜI ĐẠI CỦA PHÉP BIỆN
CHỨNG DUY VẬT TRONG TÁC PHẨM BÚT KÝ TRIẾT HỌC ........ 36
2.1. ĐÁNH GIÁ CỦA V.I. LÊNIN VỀ LỊCH SỬ PHÉP BIỆN CHỨNG .... 36
2.2. BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN PHÉP BIỆN CHỨNG MÁCXÍT .............. 48
2.2.1. Các nguyên lý................................................................................ 51
2.2.2. Một số cặp phạm trù ..................................................................... 52
2.2.3. Các quy luật cơ bản ....................................................................... 58


2.3. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỚI CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................. 67

2.3.1. Toàn cầu hóa kinh tế và độc lập dân tộc ....................................... 73
2.3.2. Kinh tế thị trƣờng và định hƣớng xã hội chủ nghĩa ...................... 75
2.3.3. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội............. 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 81
KẾT LUẬN .................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 85
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bút ký triết học là một trong những tác phẩm có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc, là cơ sở để bảo vệ và phát triển tƣ tƣởng triết học mácxít ở giai
đoạn V.I. Lênin. Tác phẩm Bút ký triết học đã đề cập những tƣ tƣởng của V.I.
Lênin trong các lĩnh vực hết sức khác nhau của tri thức loài ngƣời, nhất là
phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng duy vật đã đề cập nhiều nội dung
phong phú, thể hiện các quy luật và phạm trù cơ bản của phép biện chứng,
lịch sử hình thành của những nguyên lý, quy luật và những phạm trù ấy, ý
nghĩa của chúng đối với khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, tính chất phép
biện chứng đối với sự phát triển khoa học kỹ thuật.
Bút ký triết học chỉ là sự ghi chép lại, với mục đích là nghiên cứu chuyên
khảo về lĩnh vực triết học không đƣợc V.I. Lênin tổng kết ở bất cứ tác phẩm
nào, nhƣng nội dung chính là những vấn đề của phép biện chứng duy vật tạo
thành bộ phận hữu cơ trong tập hợp các tác phẩm điển hình nhất của chủ
nghĩa Mác – Lênin. Sự cần thiết xây dựng phép biện chứng duy vật nhƣ
phƣơng pháp luận khoa học của sự nhận thức và cải tạo thực tiễn xuất phát từ
những đòi hỏi đặt ra trƣớc các nhà lý luận mácxít vào những năm chiến tranh
thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh đã phơi bày bản chất của chủ nghĩa đế

quốc, làm bộc lộ rõ những mâu thuẫn gay gắt trong mỗi nƣớc, những mâu
thuẫn không thể khắc phục đƣợc giữa các nhà tƣ bản với nhau, những mâu
thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc bị nô dịch. Trong giai đoạn của
những chuyển biến phức tạp đó, việc xác lập một cách biện chứng về thế giới,
giới tự nhiên, thực tiễn xã hội và quá trình tƣ duy mang ý nghĩa hàng đầu. V.I.
Lênin chú trọng đến xác lập quan điểm biện chứng về những hiện tƣợng mới,
đẩy nhanh quá trình cải tạo cách mạng đối với xã hội trên những nguyên tắc
mácxít.


2

Ở nƣớc ta, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ một nƣớc vốn là
thuộc địa nửa phong kiến, lực lƣợng sản xuất thấp, đất nƣớc trải qua chiến
tranh ác liệt kéo dài, hậu quả xã hội do chiến tranh để lại còn nặng nề, các thế
lực thù địch thƣờng xuyên tìm cách phá hoại... Hiện nay, đất nƣớc ta đang
tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nƣớc thì việc nghiên cứu phép biện chứng duy vật một cách có hệ
thống và vận dụng phép biện chứng duy vật là một yêu cầu bức thiết để đổi
mới tƣ duy, định hƣớng tƣ tƣởng và hình thành tƣ duy sắc bén nhằm chống lại
tƣ duy siêu hình, bảo thủ, lạc hậu để thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu,
nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội. Phép biện chứng duy vật mácxít là cơ sở khoa học hình thành thế giới
quan duy vật, giúp con ngƣời nhận thức và cải tạo tự nhiên, xã hội và chính
bản thân mình. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề
tài: Quan điểm của V.I. Lênin về phép biện chứng trong tác phẩm Bút ký triết
học và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển phép biện chứng duy vật làm đề
tài luận văn thạc sỹ triết học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích các quan điểm của V.I. Lênin về phép biện chứng
trong tác phẩm Bút ký triết học, chỉ ra những giá trị của nó đối với sự hình
thành và phát triển phép biện chứng duy vật mácxít nhằm vận dụng vào công
cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích những nội dung cơ bản quan điểm của V.I. Lênin về phép
biện chứng trong tác phẩm và chỉ ra các giá trị của nó đối với sự phát triển
phép biện chứng duy vật.


3

- Phân tích ý nghĩa lịch sử và thời đại của phép biện chứng trong tác
phẩm, nhất là quá trình hội nhập kinh tế hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận về phép biện chứng trong tác
phẩm Bút ký triết học của V.I. Lênin và ý nghĩa thực tiễn của phép biện chứng
duy vật đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề lý luận về phép biện chứng trong tác phẩm Bút ký triết học
của V.I. Lênin và sự vận dụng phép biện chứng duy vật ở Việt Nam hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là phép biện
chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả luận văn sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp; so
sánh; phƣơng pháp lôgíc và lịch sử; phƣơng pháp khảo cứu tài liệu.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm có hai chƣơng và sáu tiết.

6. Tổng quan tài liệu
Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và của
V.I. Lênin là lĩnh vự đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các nghiên
cứu này đƣợc các tác giả trình bày dƣới dạng các đề tài khoa học, các luận
văn, luận án, sách, tạp chí… và dƣới nhiều góc độ khác nhau dựa trên các
mục tiêu nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn, tác giả đã tiếp cận các công trình
nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài đƣợc phân thành các nhóm sau
đây:


4

+ Nhóm các đề tài và sách nghiên cứu dưới góc độ lịch sử phép biện
chứng và phép biện chứng duy vật.
- Luận văn thạc sỹ triết học của Nguyễn Thành Chung, Phép biện chứng
duy vật với việc khắc phục những sai lầm trong tư duy ở nước ta hiện nay,
năm 2004. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã trình bày các vấn đề
nghiên cứu lý luận nhƣ: lịch sử phép biện chứng, vai trò phép biện chứng duy
vật trong việc khắc phục sai lầm trong tƣ duy ở nƣớc ta, đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp góp phần đổi mới ở nƣớc ta hiện nay.
- Cuốn sách: Lịch sử phép biện chứng mácxít (Giai đoạn V.I. Lênin),
NXB Tiến bộ Mát-xcơ-va, năm 1987.
- Cuốn sách: Lịch sử phép biện chứng mácxít (Từ khi xuất hiện chủ
nghĩa Mác đến giai đoạn V.I. Lênin), NXB Tiến bộ Mát-xcơ-va, năm 1986.
- Cuốn sách: Lịch sử phép biện chứng - phép biện chứng cổ đại, Viện
Hàn lâm khoa học Liên Xô.Viện triết học. NXB CTQG, Hà Nội, năm 1998.
- Cuốn sách: Lịch sử phép biện chứng - phép biện chứng thế kỷ XIVXVIII, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô.Viện triết học. NXB CTQG, Hà Nội,
năm 1998.
- Cuốn sách: Lịch sử phép biện chứng - phép biện chứng cổ điển Đức,

Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Viện triết học. NXB CTQG, Hà Nội, năm
1998.
- Cuốn sách: Lịch sử triết học, GS. TS. Nguyễn Hữu Vui, NXB CTQG,
năm 2007.
- Cuốn sách: Lịch sử triết học phương Tây, PGS. Bùi Đăng Duy, PGS.
TS. Nguyễn Tiến Dũng, NXB Tổng hợp HCM, năm 2005.
- Cuốn sách: Văn tuyển tư liệu lịch sử triết học thế giới, (4 tập), NXB
Tiến bộ, Mát-xcơ-va, năm 1969.
- Cuốn sách: Lịch sử triết học Tây phương, (3 tập), Lê Tôn Nghiêm,


5

NXB TP. Hồ Chí Minh, năm 2004.
+ Nhóm các sách nghiên cứu dưới góc độ tác phẩm Bút ký triết học của
V.I. Lênin.
- V.I. Lênin Toàn tập, tập 29, NXB Tiến bộ Mát-xcơ-va, năm 1981.
- V.I. Lênin, Bút ký triết học, NXB CTQG Hà Nội, năm 2004.
- Vấn đề triết học trong các tác phẩm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I.
Lênin, PGS. TS. Doãn Chính - PGS. TS. Đinh Ngọc Thạch, NXB CTQG, Hà
Nội, năm 2008.
- Triết học mở và xã hội mở, Maurice Cornforth, NXB Khoa học xã hội,
năm 2002.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin - Học thuyết về sự phát triển và sáng tạo không
ngừng, GS. Trần Nhâm, NXB CTQG Hà Nội, năm 2011.
+ Nhóm các tạp chí nghiên cứu dưới góc độ vai trò của phép biện chứng
duy vật với công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
- Lê Hữu Nghĩa, Tư duy biện chứng trong sự kết hợp giữa kinh tế thị
trường và định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Tạp chí Triết học, số 6,
năm 2013, tr. 3.

- Chu Văn Tuấn, Văn kiện Đại hội XI của Đảng và một số vấn đề lý luận
về định hướng chính trị đối với sự phát triển xã hội, Tạp chí Triết học, số 1,
năm 2013, tr.3.
- Phạm Văn Đức, Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã
hội nhìn từ biện chứng của sự tiến hóa lịch sử, một số đặc trưng của kinh tế
thị rường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Tạp chí Triết học, số 7,
năm 2013, tr. 3.
- Trần Thành, Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc định hướng xã hội
chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học, số
10, năm 2012, tr. 3.


6

- Vũ Văn Viên, Thực chất của định hướng chính trị đối với sự phát triển
kinh tế ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Triết học, số 12, năm 2012. tr. 3.
- Bùi Thị Thanh Hƣơng, Góp thêm mấy ý kiến về phép biện chứng duy
vật, Tạp chí Triết học, số 5, năm 2013. tr. 70.
- Hoàng Đức Thân, Gắn kết tăng trưởng kinh tế và thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 809, năm 2010. tr. 3.
Những đề tài nghiên cứu trên đã nghiên cứu toàn diện và sâu sắc tác
phẩm Bút ký triết học của V.I. Lênin, lịch sử phép biện chứng, vị trí và vai trò
của phép biện chứng duy vật, là tài liệu tham khảo của luận văn. Tuy nhiên,
qua khảo sát các công trình này cho thấy, dƣới góc độ lý luận và thực tiễn,
hiện chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về
vấn đề: Quan điểm của V.I. Lênin về phép biện chứng trong tác phẩm Bút ký
triết học và ý nghĩa của nó đối với sự phát triển phép biện chứng duy vật.


7


CHƢƠNG 1

QUAN ĐIỂM VỀ PHÉP BIỆN CHỨNG CỦA V.I. LÊNIN
TRONG TÁC PHẨM BÚT KÝ TRIẾT HỌC
1.1. HOÀN CẢNH RA ĐỜI TÁC PHẨM BÚT KÝ TRIẾT HỌC
Tác phẩm Bút ký triết học đƣợc tập hợp từ các bản ghi chép của V.I.
Lênin trong những năm 1915-1916. Bút ký triết học không phải là tác phẩm
hoàn chỉnh, V.I. Lênin cũng không có ý định xuất bản. Trong tác phẩm, V.I.
Lênin tự giải thích các vấn đề khác nhau cho bản thân mình. Tác phẩm gồm
những bản tóm tắt các cuốn sách, những ghi chú, những nhận xét, những tƣ
tƣởng riêng biệt khi đọc các công trình về triết học và các công trình khoa học
tự nhiên khác nhau.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, triết học Mác bị công kích từ phía các thủ
lĩnh quốc tế II, những đại diện của chủ nghĩa cơ hội thuộc mọi khuynh hƣớng.
Bécxtanh phủ nhận sự cần thiết của phép biện chứng duy vật trong việc phân
tích các hiện tƣợng xã hội, không thừa nhận học thuyết mácxít về vai trò quyết
định của quan hệ sản xuất trong đời sống xã hội. Cauxky thì đánh đồng phép
biện chứng với ngụy biện và chiết trung. Các đảng thuộc Quốc tế II dần dần
biến thành các đảng cải lƣơng, bám rể vào hệ thống chính trị của xã hội phƣơng
Tây đƣơng thời. Trong những năm của chiến tranh thế giới thứ nhất, các thủ
lĩnh của phái cơ hội đã xa rời chủ nghĩa Mác, hƣớng phong trào công nhân đến
chổ thỏa hiệp với các lực lƣợng đang cầm quyền. Những ngƣời cơ hội phản đối
chiến tranh đế quốc, nhƣng cũng không chấp nhận cách mạng xã hội, vì theo
họ cách mạng là sự thể nghiệm trên con ngƣời các dự án của tƣ tƣởng, mà điều
này hoàn toàn phi nhân tính. Thay vì cách mạng, họ kêu gọi cải cách, và coi
những thay đổi tiệm tiến, dần dần là đặc điểm của vận động xã hội.
Mặt khác, đầu thế kỷ XX, do sự phát triển không đều của chủ nghĩa tƣ



8

bản ở châu Âu, mà trung tâm cách mạng đã chuyển từ Tây Âu sang nƣớc
Nga. Nƣớc Nga dƣới chế độ Sa hoàng thực hành sự cai trị hà khắc với đƣờng
lối chính trị phản động đã dẫn đến những cuộc khởi nghĩa của nông nô và
xuất hiện các trào lƣu tƣ tƣởng tiến bộ của các nhà dân chủ Nga.
Trong nội bộ phong trào công nhân Nga, cuộc chiến tranh về lý luận diễn
ra gay gắt. Lúc đó có hai khuynh hƣớng tƣ tƣởng nổi lên đó là tả khuynh và
hữu khuynh. Khuynh hƣớng tả khuynh nhấn mạnh bạo lực chính trị vô điều
kiện, thực chất là khủng bố. Khuynh hƣớng hữu khuynh đƣợc những ngƣời
mensêvích tán thành, tìm kiếm phƣơng hƣớng ôn hòa cho các thay đổi xã hội.
Cả hai khuynh hƣớng đều giải thích bản chất phép biện chứng mácxít và chủ
nghĩa duy vật lịch sử một cách sai lệch, truyền bá các phƣơng án khác nhau
hoặc của thuyết “cân bằng xã hội”, điều hòa các quan hệ giai cấp, hoặc
khuynh hƣớng duy ý chí, lý giải một cách duy tâm, chủ quan diễn biến của
qúa trình lịch sử.
Trong giai đoạn của những chuyển biến phức tạp, việc xác lập một cách
tiếp cận biện chứng về thế giới, giới tự nhiên, thực tiễn xã hội và quá trình tƣ
duy mang ý nghĩa hàng đầu. Những ngƣời mácxít phải tỉnh táo đánh giá vấn
đề, bám sát vào các chuyển biến chính trị, xã hội, đồng thời nắm bắt nhanh
chóng các khuynh hƣớng vận động của xã hội, phân tích các thành quả mới
nhất của khoa học, các trào lƣu triết học, hiểu đƣợc trình độ nhận thức chung
của xã hội, từ đó xác định các vấn đề lý luận và thực tiễn cốt lõi nhất.
V.I. Lênin chú trọng đến việc xác lập quan điểm biện chứng về những
hiện tƣợng mới, tổng kết kinh nghiệm của cuộc đấu tranh cách mạng, khám
phá các quy luật và động lực mới, đẩy nhanh quá trình cải tạo cách mạng đối
với xã hội trên những nguyên tắc khoa học mácxít. V.I. Lênin cho rằng, trong
thời điểm cấp bách này, nếu các nhà lý luận gia của giai cấp vô sản im lặng
hoặc dừng lại là phản bội chủ nghĩa Mác. Vì thế nhiệm vụ quan trọng nhất là



9

khẳng định phép biện chứng duy vật bằng nền tảng khoa học tự nhiên đƣơng
đại và lịch sử phép biện chứng mà đỉnh cao nhất trƣớc C. Mác là phép biện
chứng của Hêghen.
Mục đích tối cao của Bút ký triết học là bảo vệ và phát triển phép biện
chứng duy vật của C. Mác và Ph. Ăngghen, chống lại mọi xu hƣớng tƣ tƣởng
hoặc là xuyên tạc, hoặc là đòi xét lại chủ nghĩa Mác.
Có lẽ V.I. Lênin định viết một tác phẩm triết học về vấn đề này nhƣng
chƣa kịp hoàn thành. V.I. Lênin chỉ để lại cho chúng ta Tập bút ký, mà ngày
nay tập hợp lại xuất bản thành sách với tên gọi Bút ký triết học gồm 3 phần
lớn. Tác phẩm Bút ký triết học lần đầu tiên xuất bản vào năm 1929-1930 và
sau đó đƣợc bổ sung và hoàn thiện dần.
1.2. NHỮNG NỘI

DUNG CƠ

BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG

TRONG TÁC PHẨM BÚT KÝ TRIẾT HỌC
1.2.1. Phép biện chứng với tính cách là khoa học về sự phát triển
Phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin là sự kế thừa có chọn lọc
phép biện chứng duy tâm của Hêghen và cải tạo nó thành phép biện chứng
duy vật. Hêghen trình bày phép biện chứng trong tác phẩm Khoa học lôgíc.
Đối với Hêghen, phép biện chứng và khoa học lôgíc đồng nhất với nhau và
đƣợc coi là một bộ phận của Siêu hình học. Phép biện chứng của Hêghen mặc
dù nằm trong khuôn khổ của chủ nghĩa duy tâm khách quan, nhƣng nó đã
chứa đựng những mầm mống thiên tài của phép biện chứng duy vật. V.I.
Lênin đã đọc và nghiên cứu rất kỹ tác phẩm này, trích dẫn cụ thể để đƣa ra

những nhận xét xác đáng và những tổng kết rất có giá trị. Để hiểu đƣợc sự
phát triển của V.I. Lênin đối với phép biện chứng duy vật, chúng ta cần
nghiên cứu những trích dẫn và nhận xét của V.I. Lênin về phép biện chứng
trong tác phẩm này, sắp xếp chúng lại theo một hệ thống.


10

a. Khái niệm phép biện chứng
Các khái niệm mà chúng ta bắt gặp trong tác phẩm rất đa dạng. Đó phần
nhiều là khái niệm của chính V.I. Lênin, có một vài khái niệm do ngƣời khác
nêu lên đƣợc V.I. Lênin khái quát lại. Trong đó có một số định nghĩa rất quan
trọng. Những định nghĩa này xoay quanh hai trục chính là các mặt đối lập,
mâu thuẫn và sự phát triển. Việc V.I. Lênin định nghĩa phép biện chứng chủ
yếu thông qua các mặt đối lập, thông qua mâu thuẫn là điều có thể hiểu đƣợc.
Theo V.I. Lênin thì phép biện chứng không có gì khác hơn chính là học
thuyết về sự phát triển, mà để có sự phát triển thì phải có nguồn gốc và động
lực; còn nguồn gốc và động lực đó lại nằm trong các mặt đối lập và trong mâu
thuẫn, trong việc giải quyết các mâu thuẫn. Đọc các tác phẩm của Hêghen,
V.I. Lênin rất quan tâm đến sự phân tích của Hêghen về mâu thuẫn, trong đó
Hêghen luận chứng về nguyên lý tự vận động của các sự vật. V.I. Lênin đánh
giá cao quan điểm của Hêghen về mâu thuẫn và hƣớng nó chống lại tham
vọng muốn tẩy rửa hiện thực khỏi mâu thuẫn và đấu tranh.
Kết luận chủ yếu của Hêghen đƣợc V.I. Lênin trích nguyên văn: “Mâu
thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi vận động và của tất cả mọi sức sống; chỉ
trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó
mới vận động, mới có xung lực và hoạt động… không thể coi mâu thuẫn chỉ
là một hiện tƣợng khác thƣờng nào đấy chỉ xảy ra ở chỗ này chỗ nọ: nó là cái
phủ định trong sự quy định bản chất của nó, là nguyên tắc của mọi sự tự vận
động, mà sự tự vận động này không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện

nào đấy của mâu thuẫn”[14, tr. 147-148].
V.I. Lênin nhấn mạnh rằng: phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ
và sự vận động, vận động là tự thân vận động. Vận động và vận động tự thân
có những ý nghĩa khác nhau. Vận động là sự biểu hiện qua lại giữa các sự vật
và hiện tƣợng, sự vận động tự thân là muốn nói đến nguồn gốc của vận động,


11

là mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tƣợng. V.I. Lênin trích dẫn một đoạn
của Hêghen nói về vận động tự thân: “Vận động là “tự vận động”, “sự biến
đổi”, “vận động là sức sống”, “nguyên tắc của tất thảy mọi sự vận động”,
“xung lực”, kích thích “sự vận động và sự hoạt động” – đối lập với tồn tại
chết…”. V.I. Lênin cho rằng, Hêghen đã nêu rõ những căn nguyên bên trong
của vận động tự thân, đó là tính tất nhiên bên trong, xung lực bên trong và sức
sống… Do đó, vật chất là tự vân động, có tính năng động. Cái bản chất đó,
phải phát hiện ra nó, hiểu nó, bóc nó ra… và đó là công việc mà C Mác và Ph.
Ănghen đã làm”[14, tr. 150]. Ở đây, V.I. Lênin chỉ ra hạt nhân hợp lý của triết
học Hêghen và nêu lên thái độ đúng đắn đối với nó và bản thân C. Mác và Ph.
Ăngghen cũng làm nhƣ vậy.
V.I. Lênin tán thành cách nói của Hêghen và cho rằng, điều đó đã chống
lại quan điểm của chủ nghĩa Makhơ, vì những ngƣời theo quan điểm duy tâm
chủ quan và những ngƣời theo thuyết bất khả tri giải thích quy luật là những
giả thiết, những phù hiệu chủ quan của con ngƣời tạo ra thế giới để giải thích
sự vật và hiện tƣợng. V.I. Lênin khẳng định, quy luật là mối quan hệ của
những bản chất hay giữa những bản chất. “Khái niệm quy luật là một trong
những giai đoạn của sự nhận thức của con ngƣời về tính thống nhất và về liên
hệ, về sự phụ thuộc lẫn nhau và tính chỉnh thể của quá trình thế giới”[14, tr.
161].
Dƣới đây là một số khái niệm tiêu biểu:

- “Cái biện chứng – “nắm đƣợc những mặt đối lập trong sự thống nhất
của chúng””[14, tr. 107].
- “Phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập”
[14, tr. 240].
- “Phép biện chứng là học thuyết vạch ra rằng những mặt đối lập làm thế
nào mà có thể và thƣờng là (trở thành) đồng nhất, - trong những điều kiện nào


12

chúng là đồng nhất, bằng cách chuyển hóa lẫn nhau, - tại sao lý trí con ngƣời
không nên xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ, mà là sinh động, có
điều kiện, năng động, chuyển hóa lẫn nhau”[9, tr. 116].
- “Phép biện chứng là sự nghiên cứu mâu thuẫn ngay trong bản chất của
các đối tƣợng”[9, tr. 268].
- “… Bản chất của phép biện chứng. Chính bản chất ấy đã đƣợc thể hiện
trong công thức: thống nhất, đồng nhất của các mặt đối lập”[14, tr. 275].
- ““Những vòng khâu đang mất đi” = tồn tại và không tồn tại. Đó là một
định nghĩa cực hay về phép biện chứng!!”[14, tr. 298].
- “Phép biện chứng = “phá hoại chính bản thân nó””[14, tr. 328].
- “Sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức của các bộ phận mâu
thuẫn của nó… đó là thực chất… của phép biện chứng”[14, tr. 378].
- “Nhiều ngƣời lẫn lộn phép biện chứng với học thuyết về sự phát triển,
và phép biện chứng, thực tế, là một học thuyết nhƣ vậy”[14, tr. 458].

b. Biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan
Nghiên cứu Lôgíc học của Hêghen, một tác phẩm duy tâm trình bày sự
phát triển của ý niệm tuyệt đối, qua hai phần đầu (Học thuyết về tồn tại và
Học thuyết về bản chất), V.I. Lênin đã lật ngƣợc lại theo quan điểm duy vật
những tƣ tƣởng của Hêghen để tìm ra những nguyên lý của phép biện chứng

khách quan. Sang phần thứ ba (Học thuyết về khái niệm), V.I. Lênin tiếp thu
những tƣ tƣởng sâu sắc của Hêghen, coi nhƣ những nguyên lý của phép biện
chứng chủ quan.
V.I. Lênin nhận xét nhƣ sau: “Tổng cộng và tóm tắt, tiếng nói cuối cùng
và bản chất của lôgíc của Hêghen, đó là phƣơng pháp biện chứng, - cái này
thật là tuyệt diệu. Và còn cái này nữa: trong tác phẩm duy tâm nhất này của
Hêghen, có ít chủ nghĩa duy tâm nhất, nhiều chủ nghĩa duy vật nhất. Đó là
mâu thuẫn, nhƣng đó là một sự thực!”[14, tr. 254-255]. Hêghen phê phán


13

lôgíc hình thức cũ cũng giống nhƣ cái trò chơi trẻ con là đem tập hợp những
mẫu của một tấm ảnh đã bị cắt ra.
V.I. Lênin tiếp thu quan điểm của Ph. Ăngghen cho rằng, lôgíc hình thức
còn có giá trị trong phạm vi nhỏ hẹp, thông thƣờng, nhƣng nó bị hạn chế
không đủ để giải thích những vấn đề rộng lớn và phức tạp của thế giới tự
nhiên và xã hội loài ngƣời. Nó phải đƣợc thay thế bằng lôgíc biện chứng.
V.I. Lênin viết: “Lôgíc không phải là học thuyết về những hình thức bên
ngoài của tƣ duy, mà là học thuyết về những quy luật phát triển của “tất thảy
mọi sự vật vật chất, tự nhiên và tinh thần”, tức là học thuyết về những quy
luật phát triển của toàn bộ nội dung cụ thể của thế giới và nhận thức thế giới,
tức là sự tổng kết, tổng số, kết luận của lịch sử nhận thức thế giới”[14, tr.
101].
V.I. Lênin cho rằng lôgíc và nhận thức luận đồng nhất với nhau. “Lôgíc
là học thuyết về nhận thức, là lý luận nhận thức. Nhận thức là sự phản ánh
giới tự nhiên bởi con ngƣời. Nhƣng đó không phải là một sự phản ánh đơn
giản, trực tiếp, hoàn chỉnh, mà là một quá trình cả một chuỗi những sự trừu
tƣợng, sự cấu thành, sự hình thành ra các khái niệm, quy luật… và chính các
khái niệm, quy luật này…(tƣ duy, khoa học = ý niệm lôgíc) bao quát một

cách có điều kiện, gần đúng tính quy luật phổ biến của giới tự nhiên vĩnh viễn
vận động và phát triển”[14, tr. 192].
Theo V.I. Lênin, con ngƣời không thể nắm bắt đƣợc, miêu tả đƣợc toàn
bộ giới tự nhiên một cách đầy đủ ngay, mà con ngƣời chỉ có thể đi gần mãi
đến đó, bằng cách tạo ra những trừu tƣợng, những khái niệm, những quy luật,
một bức tranh khoa học về thế giới. Nhận thức là một quá trình nhờ đó tƣ duy
mãi mãi và không ngừng tiến gần đến khách thể.
Sự phản ánh của thế giới tự nhiên trong tƣ tƣởng của con ngƣời không
phải là một cách đứng im, chết cứng, không mâu thuẫn, mà là một quá trình


14

vĩnh viễn của vận động, của sự nảy sinh mâu thuẫn và của sự giải quyết
những mâu thuẫn đó.
Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế
giới quan và phƣơng pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin; là khoa
học về mối liên hệ phổ biến và cũng là khoa học về những quy luật phổ biến
của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài ngƣời và của tƣ
duy. Theo quan niệm của C. Mác, cũng nhƣ Hêghen thì phép biện chứng là lý
luận nhận thức hay nhận thức luận.
Trong triết học Hy Lạp cổ đại, một số nhà triết học nhƣ Xôcrát, Platôn
sử dụng phép biện chứng nhƣ là nghệ thuật tranh luận để tìm ra chân lý, làm
nhƣ thể nó dựa vào một tài năng chủ quan nào đó, chứ không thuộc về tính
khách quan của khái niệm. V.I. Lênin đƣa ra nhận xét của mình nhƣ sau: tính
khách quan của phép biện chứng, và phê phán: “ngƣời ta hiểu phép biện
chứng nhƣ là một trò ảo thuật”[14, tr. 243]. Phép biện chứng thƣờng đƣợc
quan niệm nhƣ là cái gì ngẫu nhiên, ngoài ra nó thƣờng có cái hình thức chi
tiết hơn, tức là về một đối tƣợng nào đó, chẳng hạn về thế giới, vận động,
điểm… ngƣời ta chỉ ra rằng nó vốn có một quy định nào đó theo thứ tự những

đối tƣợng đã đƣợc nêu lên, tính hữu hạn trong không gian hoặc thời gian, sự
tồn tại ở chỗ này và sự phủ định tuyệt đối không gian. Chẳng hạn, tính vô hạn
trong không gian và thời gian, sự không ở chỗ này, quan hệ với không gian và
do đó tính không gian.
Biện chứng và phép biện chứng là hai thuật ngữ khác nhau. Biện chứng
là đặc điểm vốn có của tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Biện chứng khách quan là
biện chứng của tự nhiên và xã hội; biện chứng chủ quan là biện chứng của tƣ
duy, biện chứng của khái niệm – phản ánh của biện chứng khách quan ở trong
đầu óc con ngƣời. Phép biện chứng là lý luận, khoa học nghiên cứu cả biện
chứng khách quan và biện chứng chủ quan nhằm rút ra những nguyên lý, quy


15

luật, nguyên tắc chỉ đạo hoạt động tƣ duy của con ngƣời, đảm bảo cho tƣ duy
phản ánh đúng đắn biện chứng khách quan.
Trong phép biện chứng duy tâm của Hêghen, biện chứng của ý niệm sản
sinh ra biện chứng của sự vật. Đây là phép biện chứng ngƣợc đầu vì nó đặt
ngƣợc mối liên hệ hiện thực. Cần phải đảo xuôi lại: biện chứng khách quan có
trƣớc và sản sinh ra biện chứng của khái niệm (biện chứng chủ quan). Toàn
bộ tất cả các mặt của hiện tƣợng, của hiện thực và các quan hệ của chúng, đó
là những cái hợp thành chân lý. Những quan hệ của những khái niệm đều
đƣợc trình bày nhƣ là những phản ánh của thế giới khách quan. “Biện chứng
của sự vật sản sinh ra biện chứng của ý niệm, chứ không phải ngƣợc lại”[14,
tr. 209]. Phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin vì thế xuất phát từ đặc
tính biện chứng vốn có của bản thân sự vật. Phép biện chứng phản ánh đặc
tính đó của sự vật chứ không sản sinh ra sự vật.
Bản tính bản thân cái hữu hạn là ở chỗ vƣợt qua những hạn độ của nó,
phủ định cái phủ định của nó và trở thành vô hạn. Sự thống nhất của cái hữu
hạn và cái vô hạn không phải là một sự ghép cái nọ với cái kia một cách bên

ngoài cũng không phải là một sự kết hợp không thích hợp, trái với tính quy
định của chúng, một sự kết hợp nhƣ là sự kết hợp những vật tách biệt và đối
lập, độc lập đối với nhau, và do đó không thể dung hòa với nhau đƣợc. V.I.
Lênin cho rằng: “Phép biện chứng của bản thân các sự vật, của bản thân giới
tự nhiên, của bản thân tiến trình các sự kiện”[14, tr. 119].
Phép biện chứng là học thuyết vạch ra rằng những mặt đối lập làm thế
nào mà có thể trở thành đồng nhất, bằng cách chuyển hóa lẫn nhau, tại sao lý
trí của con ngƣời không xem những mặt đối lập ấy là chết, cứng đờ, mà là
sinh động, có điều kiện, năng động, chuyển hóa lẫn nhau. Tính linh hoạt toàn
diện, phổ biến của các khái niệm, tính linh hoạt đến mức đồng nhất của các
mặt đối lập. Tính linh hoạt đó áp dụng một cách chủ quan nghĩa là chủ nghĩa


16

chiết trung và ngụy biện. Tính linh hoạt áp dụng một cách khách quan, nghĩa
là phản ánh tính toàn diện của quá trình vật chất và sự thống nhất của quá
trình đó, thì đó là phép biện chứng, là sự phản ánh chính xác sự phát triển
vĩnh viễn của thế giới. V.I. Lênin: “Phép biện chứng là phản ánh tính toàn
diện của quá trình vật chất và sự thống nhất của quá trình đó… là sự phản ánh
chính xác sự phát triển vĩnh viễn của thế giới”[14, tr. 118].
c. Những yếu tố của phép biện chứng
V.I. Lênin có ý định xây dựng một hệ thống hoàn chỉnh cho phép biện
chứng duy vật. Khi đọc Khoa học lôgíc của Hêghen nói về phân tích và tổng
hợp của phƣơng pháp nhận thức, V.I. Lênin đã vạch ra vấn đề của yếu tố
trong phép biện chứng. V.I. Lênin nêu lên ba yếu tố nhƣ sau:
- Định nghĩa của khái niệm từ bản thân khái niệm {bản thân sự vật phải
đƣợc xem xét trong những quan hệ của nó và trong sự phát triển của nó}.
- Tính mâu thuẫn trong bản thân sự vật (cái khác của bản thân nó),
những lực lƣợng và những mâu thuẫn trong mọi hiện tƣợng.

- Sự kết hợp phân tích và tổng hợp.
Tuy nêu nêu ra ba yếu tố trên, song V.I. Lênin cảm thấy còn sơ lƣợc, cần
đƣợc bổ sung và mở rộng thêm. Sau khi nghiên cứu Lôgíc học của Hêghen,
V.I. Lênin đã tổng kết lại và nêu lên 16 yếu tố của phép biện chứng:
Yếu tố 1: Tính khách quan của phép biện chứng – tính khách quan của
việc xem xét sự vật. Tính khách quan, sự tính toán khách quan tổng thể các
quan hệ đa chiều đa diện của các sự vật, chú ý đến điều kiện khách quan của
sự chín muồi và phát triển của mỗi chất trong từng thời điểm là tính lôgíc
khách quan của sự thay đổi – đó là những đòi hỏi của phép biện chứng duy
vật.
Đây là nguyên tắc của phép biện chứng duy vật khi quan sát sự vật và
hiện tƣợng, đòi hỏi chủ thể không đƣợc thêm bớt vào khách thể. Trong khi


17

quan sát nếu chỉ dựa vào những sự vật, hiện tƣợng riêng lẻ để làm ví dụ là
không đủ, vẫn là không có tính khách quan, tính khách quan đòi hỏi phải để
bản thân sự vật tự nó thể hiện đầy đủ những mặt, những thuộc tính của nó.
Yếu tố 2: Tổng hoà những quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự
vật khác. V.I. Lênin chỉ ra mối liên hệ mọi mặt của từng sự vật với những sự
vật khác. Bởi lẽ bấy kỳ sự vật nào trong khi tác động với các sự vật khác cũng
đều nằm trong các quan hệ nhất định nhƣ: quan hệ không gian, quan hệ thời
gian, quan hệ của bộ phận với toàn thể, quan hệ của thành tố trong hệ
thống...). “Muốn hiểu đƣợc bản chất của sự vật, hiện tƣợng cần phải tính đến
các quan hệ đa dạng của chúng. Không nghiên cứu các mối liên hệ và quan hệ
mọi mặt của từng sự vật thì không nắm bắt đƣợc tính phức tạp trong cơ cấu
của nó, tính phụ thuộc nhân quả của các sự vật, hiện tƣợng”[3, tr. 637]. Các
đặc tính, tính chất, khía cạnh của sự vật bộc lộ ra thông qua những tác động,
chi phối lẫn nhau giữa chúng. Vì thế, trong quá trình tìm hiểu, phân tích sự

vật cần tuân thủ quan điểm toàn diện. Việc xem thƣờng nguyên tắc này dẫn
đến quan niệm phiến diện, siêu hình về sự vật, đối lập hẳn với phép biện
chứng.
Do chỗ mọi sự vật luôn luôn tồn tại trong một hệ thống nhất định, với
những mối liên hệ nhất định, nên những đặc tính của chúng thể hiện ra khác
nhau trong những điều kiện khác nhau. Điều này cần phải tính đến những điều
kiện cụ thể, những giới hạn khách quan. Nguyên tắc thứ hai đƣợc rút ra: quan
điểm lịch sử - cụ thể, hay nguyên tắc tính cụ thể.
Lôgíc biện chứng đòi hỏi chúng ta muốn thực sự hiểu đƣợc sự vật, hiện
tƣợng cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên
hệ và các quan hệ gián tiếp của sự vật đó; phải xem xét sự vật trong sự vận
động và phát triển, trong sự biến đổi của nó. Toàn bộ thực tiễn của con ngƣời
– thực tiễn này vừa với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý, vừa với tính cách


18

là kẻ xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa sự vật với những điều kiện cần
thiết đối với con ngƣời. Lôgíc biện chứng cho rằng: “không có chân lý trừu
tƣợng, chân lý luôn cụ thể”. [9, tr. 363]
Yếu tố 3: Sự phát triển của sự vật ấy (cũng nhƣ của hiện tƣợng), sự vận
động của chính nó, đời sống của chính nó. Cần phải xem xét các sự vật trong
sự vận động, phát triển của chúng. V.I. Lênin chú trọng đến tính quy định
khách quan của quá trình phát triển. Trong quá trình phát triển luôn thể hiện
các lực lƣợng bên trong, các khuynh hƣớng của sự vật, triển khai nhiều mặt
ngày càng mới, khám phá thêm các hình thức liện hệ và phụ thuộc lẫn nhau.
Điều quan trọng là phải vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát
triển.
Yếu tố 4: “Những khuynh hƣớng (và những mặt) mâu thuẫn bên trong
của sự vật ấy”[14, tr. 239].

Trong tóm tắt Học thuyết về bản chất của Hêghen, V.I. Lênin cho rằng:
Bất cứ sự vật cụ thể nào, bất cứ một cái gì cụ thể cũng nằm trong những mối
quan hệ khác nhau và thƣờng là mâu thuẫn với tất cả cái còn lại, nó là bản
thân nó và cái khác. V.I. Lênin dẫn lại quan điểm Hêghen, theo đó mọi sự vật
đều chứa đựng mâu thuẫn bên trong; mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi
vận động và của tất cả mọi sự sống; chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng
trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận động, mới có xung lực và
hoạt động. Tiếp đó, V.I. Lênin đánh giá cao tƣ tƣởng của Hêghen về sự nhận
thức bản chất của mâu thuẫn trong các hiện tƣợng tự nhiên và xã hội. Biểu
tƣợng thông thƣờng nắm đƣợc sự khác nhau và mâu thuẫn, nhƣng không nắm
đƣợc sự chuyển hóa từ cái này sang cái kia, mà chính điều đó mới quan trọng
nhất.
Trong khi đó, lý tính (trí tuệ) đang tƣ duy mài sắc sự khác nhau đã cùn đi
của cái khác nhau, tính nhiều vẻ đơn giản của những biểu tƣợng thành một sự


19

khác nhau bản chất, một sự đối lập. Chỉ khi nâng nó lên đến chóp đỉnh của
mâu thuẫn thì những cái nhiều hình nhiều vẻ mới trở nên động và sóng đôi
với nhau, - và mới chứa đựng một tính phủ định, tức là sự phát động bên
trong của tự vận động và của sức sống.
Những yếu tố phân tích ở trên cho phép rút ra nguyên tắc trong lý luận
nhận thức: Tính linh hoạt toàn diện, phổ biến cúa các khái niệm, tính linh hoạt
đến mức đồng nhất của các mặt đối lập, - đấy là thực chất. Tính linh hoạt áp
dụng một cách khách quan, nghĩa là phản ánh tính toàn diện của quá trình vật
chất và sự thống nhất của quá trình đó, thì đó là phép biện chứng, là sự phản
ánh chính xác phát triển vĩnh viễn của thế giới.
Yếu tố 5: Sự vật (hiện tƣợng etc.) coi là tổng số và sự thống nhất của các
mặt đối lập. Đây cũng là đặc trƣng cơ bản của phép biên chứng. Sự thống

nhất của các mặt đối lập phản ánh quá trình vận động và phát triển của sự vật.
Khi xem xét các sự vật thực tế nằm trong hệ thống này hay hệ thống khác của
các mối liên hệ, cần phân tích những mặt khác nhau của sự thống nhất của các
mặt đối lập – sự thống nhất bên trong và bên ngoài, hình thức và nội dung,
hiện tƣợng và bản chất. Căn cứ vào các đặc trƣng của sự thống nhất ấy mà
chúng ta có thể phân loại các dạng mâu thuẫn khác nhau.
Phép biện chứng đòi hỏi xem xét sự thống nhất của các mặt đối lập một
cách cụ thể. Đây cũng là bản chất của sự đồng nhất mang tính biện chứng, sự
đồng nhất có chứa đựng các yếu tố khác biệt.
Yếu tố 6: Sự đấu tranh cũng nhƣ sự triển khai của các mặt đối lập ấy, của
những khuynh hƣớng mâu thuẫn etc... Yếu tố này chỉ ra qúa trình triển khai
các mặt đối lập, sự thâm nhập lẫn nhau của chúng. Ngay trong các khái niệm
phản ánh bản chất của sự thống nhất và tác động lẫn nhau của các mặt đối lập
cũng phải đƣợc mài sắc, gọt dũa, làm mềm dẻo, linh hoạt, tƣơng đối, liên hệ
với nhau, thống nhất trong các đối lập để có thể bao quát thế giới. Nhận thức


20

biện chứng cần phản ánh sự triển khai toàn bộ các lĩnh vực của thực tiễn chứa
đầy mâu thuẫn; cùng lúc cần tạo ra sự đổi mới kịp thời về mặt lý luận để
nghiên cứu một cách hiệu quả mối quan hệ nhiều mặt của nó. Thiếu điều này
thì không thể hiểu đƣợc giai đoạn phát triển và giải quyết mâu thuẫn biện
cứng. Giải quyết mâu thuẫn là kết quả khắc phục mặt đối lập này bằng một
mặt đối lập khác. Một mâu thuẫn đƣợc giải quyết lại xuất hiện những mặt đối
lập mới trong quqn hệ với nhau, có nghĩa là những mâu thuẫn mới.
Ba yếu tố 4, 5, 6 đòi hỏi khi nghiên cứu sự vật phải coi nó là sự thống
nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
Yếu tố 7: Sự kết hợp phân tích và tổng hợp, - sự phân tích những bộ phận
riêng biệt và tổng hoà, tổng của những bộ phận ấy trên nhiều bình diện khác

nhau. Nếu nhƣ phép phân tích đòi hỏi tách một hiện tƣợng cụ thể nào đó bằng
cách đƣa ra các mặt riêng lẻ của nó, các đặc điểm, các mối quan hệ ở hình
thức trừu tƣợng hóa, thì trong khi tổng hợp các mặt đối lập đã trừu tƣợng hóa
của đối tƣợng, chúng ta liên kết các mặt ấy với nhau, phù hợp với bản chất
của khách thể nhằm mục đích thể hiện đầy đủ hơn cái toàn vẹn xuất phát
trong hệ thống khái niệm. Phép phân tích và phép tổng hợp nằm trong sự
thống nhất, mặc dù phản ánh các mặt đối lập nhau của quá trình nhận thức.
Yếu tố này đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu không chỉ phân tích thành
những bộ phận riêng lẻ mà còn phải biết tổng hợp những bộ phận đó lại để
nhận thức sự vật, hiện tƣợng một cách hoàn chỉnh. Bảy yếu tố trên đây đã
phát triển mở rộng ba yếu tố sơ lƣợc ban đầu.
Yếu tố 1, 2 và 3 mở rộng yếu tố 1 trong ba yếu tố sơ lƣợc trên. Yếu tố 4,
5 và 6 làm rõ và bổ sung yếu tố thứ hai, trong ba yếu tố sơ lƣợc. Yếu tố 7:
Làm rõ thêm yếu tố thứ ba trong ba yếu tố sơ lƣợc trên.


21

Nêu lên bảy yếu tố đã là một bƣớc tiến dài làm phong phú nội dung của
phép biện chứng duy vật, song V.I. Lênin lại tiếp tục bổ sung thêm năm
yếu tố: 8, 9, 10, 11 và 12.
Yếu tố 8: Những quan hệ của mỗi sự vật (hiện tƣợng etc.) không những
là muôn vẻ, mà còn là phổ biến, toàn diện. Mỗi sự vật (hiện tƣợng, quá trình
etc.) đều liên hệ với mỗi sự vật khác[14, tr. 239]. V.I. Lênin nêu lên mỗi sự
vật có mối liên hệ phổ biến với các sự vật khác, trong mỗi sự vật riêng lẻ đều
có quy luật chung.
Nhận thức của con ngƣời phát hiện ra mối quan hệ của các sự vật cụ thể
trong sự tác động toàn diện, đồng thời chứng minh đƣợc rằng cái chung tồn
tại thông qua cái riêng, còn cái riêng thông qua nhiều mối liên hệ mà gắn với
các hiện tƣợng khác, và vƣơn đến cái chung. Cái chung thể hiện các tính chất

tiêu biểu của cái riêng, nhƣng chỉ bao quát các khía cạnh và các quan hệ đa
dạng của nó. Đặc biệt quan trọng của nhận thức lý luận là làm sáng tỏ các mối
liên hệ phổ biến, toàn diện, có quy luật.
Yếu tố 9: Phép biện chứng chỉ ra đặc trƣng chuyển hóa các mặt đối lập.
“Không phải chỉ là sự thống nhất của các mặt đối lập, mà còn là những
chuyển hoá của mỗi quy định chất, đặc trƣng, thuộc tính sang mỗi cái khác
(sang cái đối lập với nó)”[14, tr. 239-240].
V.I. Lênin gắn đặc điểm này của sự phát triển với hai yếu tố cuối cùng
của phép biện chứng – yếu tố thứ 15 và yếu tố thứ 16: Đấu tranh của nội dung
với hình thức và ngƣợc lại. Vứt bỏ hình thức, cải tạo nội dung (yếu tố thứ 15)
và sự (chuyển hóa lƣợng thành chất (yếu tố thứ 16).
Trong khi tìm hiểu mối liên hệ bên trong của các yếu tố này cần phải làm
sáng tỏ ý nghĩa của các các cặp phạm trù: nội dung, hình thức, chất, lƣợng,
bƣớc nhảy, qúa trình chuyển hóa từ lƣợng sang chất và ngƣợc lại.


×