Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Vĩnh Cửu.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN THỊ NGA

TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH CỬU

Chuyên ngành : Kế toán
Mã số

: 60.3430

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của GS. TS. Trương Bá Thanh.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Trần Thị Nga



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 2
6. Ý nghĩa thưc tiễn của đề tài ..................................................................... 3
7. Bố cục đề tài ............................................................................................ 3
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ................................................................. 3
CHƢƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ................ 6
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ........................................... 6
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm.......................................................... 6
1.1.2. Mục tiêu của kế toán trách nhiệm ..................................................... 7
1.1.3. Bản chất của kế toán trách nhiệm...................................................... 8
1.1.4. Chức năng và vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp .. 9
1.2.NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG DOANH
NGHIỆP ............................................................................................................... 10
1.2.1. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm ........................... 10
1.2.2. Phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm ............... 12
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đo lường thành quả trung tâm trách nhiệm......... 17
1.2.4. Báo cáo thành quả các trung tâm trách nhiệm ................................ 22
1.2.5. Định giá sản phẩm chuyển giao ...................................................... 23
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH CỬU .......................................................... 27
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH CỬU ................. 27
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .................................. 27



2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ ................................................................... 29
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần Vĩnh Cửu ................. 31
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Vĩnh Cửu .. 33
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VĨNH CỬU ........................................................................................ 36
2.2.1. Phân cấp quản lý tại công ty Cổ phần Vĩnh Cửu ............................ 36
2.2.2. Công tác lập kế hoạch tại Tổng công ty Cổ phần Vĩnh Cửu ........... 40
2.2.3. Đánh giá các thành quả của các bộ phận tại Tổng công ty ............. 45
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH CỬU ..................................................................... 51
2.3.1. Ưu điểm ........................................................................................... 51
2.3.2. Một số vấn đề còn tồn tại ................................................................ 52
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 55
CHƢƠNG 3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ
TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH CỬU ............... 56
3.1. CĂN CỨ ĐỂ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM...... 56
3.1.1. Mô hình tổ chức quản lý của công ty .............................................. 56
3.1.2. Yêu cầu và trình độ quản lý của công ty ......................................... 57
3.1.3. Mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí ................................................. 57
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĨNH CỬU ............................................... 57
3.2.1. Về việc phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm .. 57
3.2.2. Về việc xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá trách nhiệm .................. 61
3.2.3. Hoàn thiện công tác lập dự toán ...................................................... 64
3.2.4. Việc thực hiện các báo cáo trách nhiệm .......................................... 72
3.2.5. Sự chuyển giao giữa các bộ phận .................................................... 77
3.2.6. Một số giải pháp khác...................................................................... 78



KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................... 81
KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
PHỤ LỤC.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

: Cổ phần

CP NVLTT

: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CP NCTT

: Chi phí nhân công trực tiếp

CPSXC

: Chi phí sản xuất chung

DT

: Doanh thu

HĐQT


: Hội đồng quản trị

LN

: Lợi nhuận

KT

: Kế toán

KTQT

: Kế toán quản trị

KTTN

: Kế toán trách nhiệm

TGĐ

: Tổng Giám đốc

TP

: Thành phố


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu


Tên sơ đồ

sơ đồ
1.1

Mối quan hệ giữa hệ thống kế toán trách nhiệm với cơ

Trang
11

cấu tổ chức quản lý
1.2

Mô hình tổng quát của trung tâm trách nhiệm

13

1.3

Trung tâm chi phí định mức

14

1.4

Trung tâm chi phí linh hoạt

15

1.5


Trung tâm doanh thu

15

1.6

Trung tâm lợi nhuận

16

1.7

Trung tâm đầu tư

17

2.1

Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Cổ phần Vĩnh Cửu

31

2.2

Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần Vĩnh Cửu

34

2.3


Lưu đồ kế hoạch chi phí

41

2.4

Lưu đồ kế hoạch bán hàng

43

2.5

Lưu đồ kế hoạch thu – chi tiền

44

3.1

Sơ đồ trung tâm chi phí

58

3.2

Sơ đồ trung tâm doanh thu

60

3.3


Sơ đồ trung tâm lợi nhuận

60


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng biểu

Trang

2.1

Mẫu báo cáo bán hàng chi nhánh Đà Nẵng

39

2.2

Báo cáo thực hiện doanh thu

47

2.3


Bảng phân tích tình hình doanh thu chi nhánh Đà

47

Nẵng
2.4

Bảng phân tích tình hình doanh thu toàn công ty

48

2.5

Bảng phân tích biến động chi phí tháng 12- phân

51

xưởng gạch
3.1

Báo cáo dự toán trung tâm doanh thu năm 2013 toàn

65

công ty
3.2

Dự toán nguyên vật liệu TT đá ốp tường màu đỏ

67


3.3

Dự toán nguyên vật liệu TT đá góc thuận

68

3.4

Dự toán nguyên vật liệu TT đá góc nghịch

68

3.5

Dự toán nhân công trực tiếp sản xuất

69

3.6

Dự toán chi phí sản xuất chung

71

3.7

Báo cáo thành quả trung tâm chi phí phân xưởng

73


gạch
3.8

Báo cáo thành quả trung tâm doanh thu chi nhánh

74

Hà Nội
3.9

Báo cáo thành quả trung tâm lợi nhuận

75

3.10

Báo cáo thành quả trung tâm đầu tư

77


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Càng
ngày, kế toán trách nhiệm càng có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở
các doanh nghiệp trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, kế toán
quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn

khá mới mẽ. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm
là một yêu cầu cấp thiết. Kế toán quản trị sử dụng kế toán trách nhiệm để
phân loại cấu trúc tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó
đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa trên trách nhiệm được giao. Kế toán
trách nhiệm mang lại rất nhiều lợi ích, giúp nhà quản lý cấp cao thuận tiện
trong việc ra quyết định, đánh giá trách nhiệm của từng cấp quản lý, cũng như
việc xác định những mặt còn yếu kém trong bộ máy toàn doanh nghiệp. Các
tổ chức kinh doanh nói chung và công ty Cổ phần Vĩnh Cửu nói riêng đều
phải có cơ cấu tổ chức, được hình thành từ nhiều bộ phận chức năng và nhiệm
vụ khác nhau. Ban quản trị cấp cao muốn phối hợp hoạt động của các bộ phận
khác nhau trong tổ chức một cách tốt nhất cần phải dựa vào kế toán trách
nhiệm.
Để quản lý có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh các nhà quản trị
thường tiến hành việc phân quyền phù hợp với cấu trúc tổ chức của đơn vị
mình. Kế toán trách nhiệm được áp dụng và thực hiện xuất phát từ những yêu
cầu và đòi hỏi có tính khách quan của nền kinh tế thị trường nhằm đáp ứng
yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho công tác lập dự toán, kiểm soát chi
phí, đánh giá trách nhiệm và ra các quyết định kinh doanh của các đơn vị, bộ
phận, phòng ban chức năng. Ngày nay, thương hiệu Vĩnh Cửu đã trở thành
một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong ngành trang trí nội,


2

ngoại thất và sân vườn. Qua quan sát và nghiên cứu cụ thể tại công ty Cổ
phần Vĩnh Cửu, Tổng công ty cũng đang từng bước xây dựng hệ thống kế
toán trách nhiệm, với hệ thống các báo cáo ban đầu còn khá sơ sài, chưa đi
vào cụ thể cho từng bộ phận trung tâm, chính vì vậy cần được đánh giá và
hoàn thiện sao cho hợp lý và hiệu quả hơn, xuất phát từ yêu cầu đó tôi đã
chọn đề tài: “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ phần Vĩnh Cửu”

làm luận văn thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp;
- Tìm hiểu thực trạng của kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ phần Vĩnh
Cửu, qua đó thấy được ưu điểm và hạn chế còn tồn tại tại công ty;
- Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện kế toán trách nhiệm theo đặc
thù của công ty, giúp cho ban quản lý cấp cao đánh giá đúng đắn thành quả
từng bộ phận để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Tại tổng công ty Cổ phần Vĩnh Cửu có sự phân quyền trong quản lý
hay không?
- Thông tin kế toán quản trị đáp ứng nhu cầu quản lý theo phân cấp ở
mức độ như thế nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nội dung về kế toán trách nhiệm và phạm vi nghiên
cứu tại Tổng công ty Cổ phần Vĩnh Cửu.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trong luận văn chủ yếu là phương pháp định
tính kết hợp với tìm hiểu thực tế từ đó phân tích, tổng hợp, đối chiếu các vấn
đề lý luận, thực trạng để từ đó đưa ra phương hướng hoàn thiện nội dung kế
toán trách nhiệm. Tài liệu thứ cấp được sử dụng đó là các quy chế về phân


3

cấp quản lý và báo cáo nội bộ có liên quan tại công ty Cổ phần Vĩnh Cửu.
Ngoài ra, tác giả còn tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng về các nội dung liên
quan đến bộ máy kế toán tại Tổng công ty.
6. Ý nghĩa thƣc tiễn của đề tài
Với đề tài “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ phần Vĩnh Cửu”

đã:
- Xác lập được quan điểm xây dựng và hoàn thiện những vấn đề cơ bản
của kế toán trách nhiệm;
- Xác lập nội dung cụ thể để biết được những công việc, những vấn đề,
quy trình cần thực hiện, bổ sung.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm;
Chương 2: Thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ phần
Vĩnh Cửu
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán trách nhiệm tại
công ty Cổ phần Vĩnh Cửu
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo một số tài liệu, luận văn
thạc sỹ tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng, đó
là:
- Đề tài thạc sỹ “Tổ chức kế toán trách nhiệm về chi phí tại công ty
sợi thuộc tổng công ty Cổ phần dệt may Hòa Thọ” tác giả: Nguyễn Thị
Linh Nguyệt, năm 2008, tại Đại học Đà Nẵng đã tập trung nghiên cứu về tình
hình phân cấp quản lý, đặc biệt là phân cấp quản lý tài chính, quá trình hạch
toán các loại chi phí và việc tổ chức hệ thống báo cáo chi phí tại công ty sợi
thuộc Tổng công ty cổ phần dệt may Hoà Thọ. Đồng thời, qua đó xác định


4

các trung tâm chi phí, nhiệm vụ của từng trung tâm, hoàn thiện công tác lập
dự toán các loại chi phí, thiết lập các chỉ tiêu phân tích, đánh giá, xây dựng
kênh thông tin báo cáo cho nhà quản trị, cũng như xây dựng các báo cáo để
phân tích và đánh giá thành quả của các trung tâm chi phí.

- Đề tài thạc sỹ “Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty
Cổ phần Bóng đèn phích nƣớc Rạng Đông”, tác giả: Tôn Nữ Thanh Thiện,
năm 2011, tại Đại học Đà Nẵng đã đánh giá được thực trạng việc áp dụng kế
toán trách nhiệm tại công ty, từ đó hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm
giúp cho việc đánh giá từng bộ phận trách nhiệm tại công ty, tuy nhiên luận
văn chưa cho người đọc thấy rõ sự phân cấp quản lý của công ty.
- Đề tài thạc sỹ “Hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Bƣu điện tỉnh
Quảng Nam” tác giả: Lê Vũ Bảo Trân, năm 2012, tại Đại học Đà Nẵng.
Luận văn đã đề xuất được những giải pháp chính như thiết lập hệ thống trung
tâm trách nhiệm và xây dựng hệ thống báo cáo cho nhà quản trị, tuy nhiên
luận văn chưa đề cập sâu vào vấn đề thiết lập các chỉ tiêu đo lường thành quả
hoạt động kinh doanh.
- Đề tài thạc sỹ “Kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ phần Dƣợc và
thiết bị Y tế Đà Nẵng” tác giả: Trần Thị Tuyết Mai, năm 2012, tại Đại học
Đà Nẵng. Đây là công ty có quy mô lớn, là nhà phân phối chuyên nghiệp, chi
phối thị trường dược và thiết bị y tế khu vực miền Trung Tây Nguyên, luận
văn đã hệ thống những vấn đề lí luận về kế toán trách nhiệm, đưa ra một số
giải pháp cấp thiết cho công ty như: nâng cao nhận thức của nhà quản trị, ứng
dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính sách đào tạo nhân viên… Nhìn
chung, luận văn đã tập trung giải quyết được vấn đề tồn tại trong công tác kế
toán trách nhiệm tại công ty Cổ phần Dược và thiết bị Y tế Đà Nẵng, hỗ trợ
thêm một công cụ đắc lực cho công tác quản lý tại doanh nghiệp.


5

- Đề tài thạc sỹ “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty
Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội” tác giả: Nguyễn Thị Ánh Hồng,
năm 2012, tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài đã đề cập
được đến những nội dung mới như: định giá sản phẩm, dịch vụ luân chuyển

nội bộ, phân bổ chi phí cho các trung tâm trách nhiệm, phân tích biến động
chi phí – doanh thu – lợi nhuận, mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi
nhuận (CVP). Tuy nhiên, đề tài lại chưa tính toán đến các chỉ tiêu đánh giá
kết quả và hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm.
Từ những tài liệu tham khảo trên, tác nhận thấy mô hình kế toán trách
nhiệm thực sự là “vũ khí” của các công ty lớn, giúp phối hợp đồng bộ, nhịp
nhàng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp để đạt được mục tiêu chung của
tổ chức, nâng cao năng lực cạnh tranh và không ngừng phát triển. Với mỗi đề
tài đều có những điểm mạnh, cũng như những thiếu sót nhất định, và qua thực
tiễn tìm hiểu tại công ty Cổ phần Vĩnh Cửu, là một trong những công ty hàng
đầu trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm nội, ngoại thất, sân vườn, với các
sản phẩm đặc thù, có quy mô lớn, chi nhánh hoạt động rộng khắp trên cả
nước. Tuy nhiên, công ty chỉ mới dừng lại ở việc lập các kế hoạch ở những bộ
phận chủ chốt, chưa xây dựng các chỉ tiêu cụ thể đánh giá cho từng bộ phận,
cũng như chưa có hệ thống báo cáo thể hiện trách nhiệm của mỗi phòng ban,
bộ phận, chi nhánh. Chính vì vậy, để công ty quản trị tốt tất cả các mặt hoạt
động, thì đòi hỏi phải có sự phân cấp quản lý rõ ràng, rành mạch, hệ thống
báo cáo minh bạch, cụ thể, mà các yếu tố này chính là điểm cốt lõi của mô
hình kế toán trách nhiệm. Ngoài việc nghiên cứu mẫu tại công ty Cổ phần
Vĩnh Cửu, tác giả hy vọng đóng góp những nội dung cần xây dựng, hoàn
thiện kế toán trách nhiệm cho các doanh nghiệp có đặc điểm hoạt động, quản
lý tương đồng.


6

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm

Kế toán trách nhiệm ra đời trên thế giới từ những năm 1970 của thế kỷ
XX xuất phát từ đòi hỏi nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để
thích nghi với sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh.
Nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan
and S.mark Young khẳng định: KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng
thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách
nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, cung cấp thông tin
nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo
chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một
cấp quản lý.
Nhóm tác giả Weygandt, Kieso và Kimmel cho rằng KTTN là một bộ
phận của KTQT mà liên quan đến việc tích lũy, báo cáo về thu nhập và chi
phí trên cơ sở nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết định trong hoạt động
hằng ngày về các vấn đề đó.
Nhóm tác giả Clive Emmanuel, David Otley and Kenneth Mar-chant
lại xác định KTTN là sự thu thập tổng hợp và báo cáo những thông tin tài
chính về những trung tâm khác nhau trong một tổ chức (những trung tâm
trách nhiệm), cũng còn được gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng
sinh lợi.
Tóm lại, hiện có nhiều quan điểm khác về KTTN, tuy nhiên chúng ta
thấy rằng sự khác nhau của các quan điểm trên được thể hiện ở cách thức nhìn
nhận của mỗi tác giả về đặc điểm, ý nghĩa và cơ chế tổ chức KTTN ở DN, sự
khác nhau đó không mang tính đối nghịch mà chúng cùng bổ sung cho nhau


7

nhằm giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về KTTN. Vậy, kế toán trách
nhiệm là hệ thống kế toán cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt động
của các bộ phận, các đơn vị trong một doanh nghiệp. Đó là công cụ đo lường,

đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, lợi nhuận, doanh
thu, chi phí mà bộ phận đó có quyền kiểm soát và có trách nhiệm tương ứng
nhằm thực hiện mục tiêu chung của toàn công ty.
1.1.2. Mục tiêu của kế toán trách nhiệm
a. Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin đánh giá trách nhiệm các
cấp bậc quản lý trong doanh nghiệp
KTTN ra đời nhằm hướng đến phục vụ công tác đánh giá trách nhiệm
các cấp bậc quản lý trong DN, đưa ra các chỉ tiêu đo lường và đánh giá
thường kỳ thành quả hoạt động của mỗi cá nhân được phân cấp quản lý trong
doanh nghiệp như: giám đốc, phó giám đốc, các trưởng phòng ban, quản đốc,
tổ trưởng… Điều này đảm bảo mọi hoạt động trong doanh nghiệp đều có địa
chỉ trách nhiệm. Từ đó sẽ tạo nên một hệ thống trách nhiệm rõ ràng thúc đẩy
doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững.
b. Kế toán trách nhiệm cung cấp cơ sở để đánh giá mức độ phù hợp
giữa các quyết định bộ phận với mục tiêu chung của doanh nghiệp
Ra quyết định là một trong những chức năng cơ bản của nhà quản trị.
Những thông tin cung cấp cho nhà quản trị ra quyết định là sự kết hợp giữa
thông tin quá khứ với thông tin tương lai dựa trên cơ sở những dự báo, chiến
lược kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, để đảm bảo tính phù hợp của
các quyết định với mục tiêu chung của doanh nghiệp nhà quản trị cần có
những thông tin, kết hợp với những thông tin của chính từng bộ phận trong
doanh nghiệp. KTTN ra đời nhằm đáp ứng các mục tiêu này.
c. Kế toán trách nhiệm đảm bảo sử dụng hữu hiệu và hiệu quả các
nguồn lực của tổ chức


8

Tính hữu hiệu thể hiện tình hình thực thi, ảnh hưởng các quyết sách
kinh doanh trong DN. Trong khi đó, tính hiệu quả thể hiện hiệu suất hoạt

động của mỗi cá nhân, bộ phận trong doanh nghiệp. Thông qua kế toán trách
nhiệm giúp nhà quản trị xác định được tình hình thực thi, hiệu lực các quyết
sách kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng các nguồn lực kinh tế
của mỗi cá nhân, bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp.
1.1.3. Bản chất của kế toán trách nhiệm
- Kế toán trách nhiệm là nội dung cơ bản của kế toán quản trị: Kế toán
quản trị doanh nghiệp là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán
doanh nghiệp. Kế toán quản trị biểu hiện trách nhiệm của các nhà quản lý các
cấp bên trong doanh nghiệp thông qua kế toán trách nhiệm. Có nhiều quan
điểm khác nhau về KTTN, tuy nhiên chúng ta thấy rằng sự khác nhau của các
quan điểm trên được thể hiện ở cách thức nhìn nhận của mỗi tác giả về đặc
điểm, ý nghĩa và cơ chế tổ chức KTTN ở doanh nghiệp, sự khác nhau đó
không mang tính đối nghịch mà chúng còn bổ sung cho nhau nhằm giúp cho
chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về KTTN. Từ đó có thể rút ra những vấn
đề thuộc bản chất của KTTN là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị.
- Kế toán trách nhiệm- một nhân tố trong hệ thống kiểm soát quản lý:
Để xây dựng một hệ thống kiểm soát quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ
chức, trước tiên các nhà quản lý phải xây dựng chiến lược lâu dài cho đơn vị.
Dựa trên chiến lược của đơn vị và của từng bộ phận, đơn vị đề ra các mục tiêu
cụ thể và các mục tiêu này phải có mối liên quan chặt chẽ với nhau, cùng hỗ
trợ nhau hướng đến mục đích chung của đơn vị. Như vậy, áp dụng KTTN để
nhận rõ bộ phận nào trong tổ chức có trách nhiệm với từng mục tiêu, thiết lập
các chỉ tiêu đo lường và các báo cáo ở từng bộ phận trong tổ chức hoặc từng
trung tâm trách nhiệm.


9

1.1.4. Chức năng và vai trò của kế toán trách nhiệm trong doanh
nghiệp

a. Chức năng
Trong doanh nghiệp, kế toán trách nhiệm có hai chức năng cơ bản là
cung cấp thông tin và xác định trách nhiệm.
- Chức năng cung cấp thông tin
KTTN là một kênh cung cấp thông tin cho các nhà quản trị giúp họ có
thể nắm bắt được tình hình hoạt động của mỗi bộ phận, đơn vị và nhận biết
được nguyên nhân dẫn đến những thành quả và hạn chế của bộ phận, đơn vị
mà họ phụ trách. Từ đó tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của
bộ phận trong tương lai.
- Chức năng đánh giá trách nhiệm
KTTN giúp xác định mức độ đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào
lợi ích của toàn doanh nghiệp. Từ đó, giúp nhà quản trị cấp cao xác định được
kết quả, hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, đơn vị và của chính họ trong
doanh nghiệp.
b. Vai trò
KTTN là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thành
những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng. Nói
cách khác, KTTN là một "công cụ" để đo lường về kết quả hoạt động của một
khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá
trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Vai trò của KTTN được
thể hiện ở những khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận
vào lợi ích của toàn bộ tổ chức.
Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết
quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận.


10

Thứ ba, KTTN được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các

nhà quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các
nhà quản lý này.
Thứ tư, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của
mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ
chức.
1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP
1.2.1. Đối tƣợng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm
 Thông tin Kế toán trách nhiệm là một bộ phận thông tin quan trọng
của Kế toán quản trị, và do vậy đối tượng sử dụng thông tin Kế toán trách
nhiệm cũng gồm các nhà quản trị cấp thấp, cấp trung và cấp cao, nhằm đánh
giá trách nhiệm quản trị của từng bộ phận cấu thành từng cấp quản lý cụ thể:
- Đối với nhà quản trị cấp cao: Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin
cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của doanh nghiệp. KTTN
xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệ thống hoá
các công việc của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá. KTTN
giúp nhà quản trị cấp cao đánh giá và điều chỉnh các bộ phận cho thích hợp.
- Đối với nhà quản trị cấp trung: Kế toán trách nhiệm cung cấp thông
tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý.
Thông qua KTTN, nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá chi phí, doanh thu
và lợi nhuận thực hiện của từng bộ phận. Báo cáo trách nhiệm phản hồi cho
người quản lý biết thực hiện kế hoạch của các bộ phận ra sao, nhận diện các
vấn đề hạn chế để có sự điều chỉnh các chiến lược mục tiêu ra sao cho kết quả
kinh doanh là tốt nhất. Đây có thể xem là nguồn thông tin quan trọng để nhà
quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi phí một
cách hợp lý, và cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.


11


- Đối với nhà quản lý cấp thấp: Kế toán trách nhiệm khuyến khích nhà
quản lý hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Mục tiêu chiến lược của
doanh nghiệp được gắn với các trung tâm trách nhiệm. Khi KTTN có thể
kiểm soát được công tác tài chính và công tác quản lý, sẽ điều chỉnh hoạt
động hướng đến các mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đồng thời, bản thân
các giám đốc trung tâm trách nhiệm được khích lệ hoạt động sao cho phù hợp
với các mục tiêu cơ bản của toàn doanh nghiệp.
 Thành quả của một trung tâm trách nhiệm thể hiện qua thực trạng tài
chính của trung tâm trên hệ thống báo cáo về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và
vốn đầu tư gắn liền với trách nhiệm và quyền điều hành, quản lý của nhà quản
trị trung tâm. Hệ thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ với cơ cấu tổ
chức quản lý thể hiện qua sơ đồ:
Cơ cấu tổ chức
quản lý

Hệ thống kế toán
trách nhiệm

Các chỉ tiêu đánh
giá

Đại diện chủ sở hữu
vốn HĐQT

Trung tâm đầu tư

Tổng công ty, các
công ty con, CN độc
lập


Trung tâm lợi nhuận

Chênh lệch lợi nhuận,
tỷ lệ LN/ vốn

Chi nhánh bộ phận
nhận hàng

Trung tâm doanh thu

Chênh lệch doanh thu,
tỷ lệ LN/ DT

Các đơn vị bộ phận
sản xuất

Trung tâm chi phí

Chênh lệch chi phí, tỷ
lệ CP/ DT

-

RI
ROI

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa hệ thống kế toán trách nhiệm với cơ cấu tổ chức
quản lý. (Nguồn: Kế toán quản trị, PGS. TS. Ngô Thế Chi (2008))



12

1.2.2. Phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm
a. Phân cấp quản lý
KTTN là công việc được thực hiện không thể tách rời các trung tâm
trách nhiệm. Các trung tâm này được hình thành thông qua việc phân cấp
quản lý. Theo đó, để thực hiện các chức năng quản lý của mình, người quản
lý cấp cao phải thể hiện được đúng đắn quyền lực của mình, phải gây được
ảnh hưởng và sức thuyết phục đối với nhân viên, đồng thời phải tiến hành
phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới nhằm giúp cấp dưới có thể điều hành các
công việc thường xuyên tại bộ phận mà họ quản lý.

 Ưu điểm của phân cấp quản lý
- Người quản lý sẽ có thể giao bớt việc cho người khác. Nên có thể tiết
kiệm được thời gian làm việc của mình, và tập trung cao vào mục tiêu của
doanh nghiệp.
- Trung tâm trách nhiệm được thiết lập phù hợp để thích nghi với môi
trường kinh doanh. Bởi nếu các lĩnh vực kinh doanh nhiều, qui mô kinh
doanh lớn, thị trường rộng thì nhất thiết có nhiều nhân sự cùng gánh vác trách
nhiệm và ngược lại.
- Nguồn thông tin được cung cấp đầy đủ và kịp thời hơn.
- Khuyến khích nhân viên nổ lực với trách nhiệm được giao hơn. Khi
trung tâm trách nhiệm được xác định kết quả, hiệu quả làm việc của mỗi cá
nhân, nó ghi nhận công lao của cá nhân đó nên sẽ khuyến khích họ làm việc
tốt hơn.
- Phân cấp quản lý phục vụ cho việc ra quyết định được tốt hơn. Theo
từng cấp độ và công việc của từng bộ phận.

 Nhược điểm của phân cấp quản lý
- Việc phân cấp quản lý càng nhiều thì càng khó có thể kiểm soát được.

Điều tất nhiên là việc ủy quyền đi chung với việc ít kiểm soát hơn đối với các


13

quyết định của các bộ phận. Quyết định của các trung tâm có ảnh hưởng lẫn
nhau hay đến cả công ty nói chung. Nhà quản lý có thể khó điều hành và phối
hợp giữa các trung tâm. Và nếu kiểm soát không tốt, phân cấp trách nhiệm có
thể dẫn đến tuân thủ sai lệch các mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.
- Ngoài ra, phân cấp quản lý còn có thể dẫn đến sự trùng lắp không cần
thiết đối với các trung tâm trách nhiệm.
b. Xác định các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong một tổ
chức, đặt dưới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý, chịu
trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận đó.
Đầu vào

Đầu ra

Nguồn lực

Sản phẩm/ dịch vụ
CÔNG VIỆC

Sơ đồ 1.2: Mô hình tổng quát của trung tâm trách nhiệm
Trong một tổ chức có thể được xác lập bởi bốn loại trung tâm trách
nhiệm cơ bản sau:
- Trung tâm chi phí: Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách
nhiệm thể hiện phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất
phát của các hoạt động như: Lập dự toán chi phí, phân loại chi phí thực tế

phát sinh, so sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn. Trung tâm
chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp, trực tiếp tạo ra
sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh. Theo đó, người quản
lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh
ở bộ phận mình, không có quyền đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn


14

Trung tâm chi phí được chia thành hai dạng:
+ Trung tâm chi phí định mức: là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi
phí và các mức hao phí về các nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản
phẩm, dịch vụ đều được xây dựng định mức cụ thể. Nhà quản trị trung tâm
chi phí định mức có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh, để vẫn
đảm bảo kế hoạch sản xuất cũng như đảm bảo kế hoạch chi phí cho từng đơn
vị sản phẩm, dịch vụ và tính cho toàn bộ. Đối với trung tâm này thì hiệu suất
được đo lường bởi mối liên hệ giữa đầu vào và đầu ra, còn tính hiệu quả được
đo lường bằng mức độ trung tâm đạt được sản lượng mong muốn tại những
mức độ về chất lượng và thời gian đã định
Quan hệ tối ưu có thể được thiết lập

Đầu vào

Tiền

CÔNG VIỆC

Đầu ra

Hiện vật

Sơ đồ 1.3: Trung tâm chi phí định mức

+ Trung tâm chi phí dự toán: là trung tâm chi phí mà các yếu tố được
dự toán và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ được giao tính chung, không thể
xác định cụ thể cho từng đơn vị sản phẩm hoặc cho từng công việc của trung
tâm. Nhà quản trị trung tâm chi phí này có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực
tế phát sinh sao cho phù hợp với chi phí dự toán, đồng thời đảm bảo thực hiện
nhiệm vụ được giao. Đặc điểm của trung tâm chi phí này là các đầu ra không
thể đo lường bằng các chỉ tiêu tài chính, hoặc không có sự liên hệ rõ ràng
giữa các chi phí đã được sử dụng để tạo ra các kết quả đầu ra tương ứng.
Đánh giá hiệu quả của trung tâm này thường bằng cách so sánh chi phí giữa
dự toán ngân sách đã định và thực tế thực hiện. Tuy nhiên, cách so sánh này


15

chỉ cho kết quả tương đối, nên cần phải kết hợp một số chỉ tiêu phi tài chính
về mức độ và chất lượng của các dịch vụ mà các trung tâm này cung cấp.
Quan hệ tối ưu không được thiết lập

CÔNG VIỆC

Đầu vào

Tiền

Đầu ra

Hiện vật
Sơ đồ 1.4: Trung tâm chi phí linh hoạt


- Trung tâm doanh thu: là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý
chỉ có trách nhiệm với doanh thu cần tạo ra, không chịu trách nhiệm với lợi
nhuận và vốn đầu tư. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán
hàng trong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.
Trung tâm này thường được gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó
là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị như các chi nhánh tiêu thụ, khu vực
tiêu thụ...
Đầu vào không liên quan đến đầu ra

Đầu vào

Chỉ là chi phí liên

CÔNG VIỆC

Đầu ra

Doanh thu

quan trực tiếp
Sơ đồ 1.5: Trung tâm doanh thu
- Trung tâm lợi nhuận: là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị
phải chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Trong
trường hợp này nhà quản lý có thể ra quyết định loại sản phẩm nào cần sản


16

xuất, sản xuất như thế nào, mức độ chất lượng, giá cả, hệ thống phân phối và

bán hàng. Nhà quản lý phải quyết định các nguồn lực sản xuất được phân bổ
như thế nào giữa các sản phẩm, điều đó cũng có nghĩa là họ phải đạt được sự
cân bằng trong việc phối hợp giữa các yếu tố giá cả, sản lượng, chất lượng và
chi phí.
Loại trung tâm trách nhiệm này thường được gắn với bậc quản lý cấp
trung, đó là giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong
tổng công ty như các công ty phụ thuộc, các chi nhánh...
Đầu vào có liên hệ với đầu ra

Đầu vào

CÔNG VIỆC

Chi phí

Đầu ra

Lợi nhuận
Sơ đồ 1.6: Trung tâm lợi nhuận

- Trung tâm đầu tƣ: đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc
quản lý cấp cao như Hội đồng quản trị công ty, các công ty con độc lập,... Đó
là sự tổng quát hóa của các trung tâm lợi nhuận, trong đó khả năng sinh lời
gắn với các tài sản được sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó. Một trung tâm trách
nhiệm được xem là trung tâm đầu tư khi nhà quản trị của trung tâm đó không
những quản lý chi phí và doanh thu mà còn quyết định lượng vốn để tiến hành
quá trình đó.


17


Lợi nhuận có liên quan đến vốn sử dụng

Đầu vào

VỐN ĐẦU TƢ

Chi phí

Đầu ra

Lợi nhuận
Sơ đồ 1.7: Trung tâm đầu tư

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đo lƣờng thành quả trung tâm trách nhiệm
Để đo lường đánh giá các trung tâm trách nhiệm, có hai loại chỉ tiêu cơ
bản thường được sử dụng là chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu hiệu năng. Chỉ tiêu
hiệu quả là mức độ các trung tâm trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đề ra,
có thể là số tuyệt đối hoặc tương đối. Chỉ tiêu hiệu năng là tỷ lệ so sánh giữa
tổng đầu ra và tổng đầu vào của một trung tâm trách nhiệm. Nó cho thấy kết
quả thực tế đạt được so với các nguồn lực được sử dụng để tạo ra kết quả đó,
có nghĩa là xác định mức trung bình kết quả mang lại trên mỗi đơn vị đầu vào.
Đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý cũng như việc đo
lường thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm, bằng cách lấy kết
quả thực hiện của các trung tâm trách nhiệm, so sánh đối chiếu với số liệu dự
toán ban đầu trên cả hai mặt hiệu quả và hiệu năng. Do đầu ra và đầu vào
của mỗi trung tâm trách nhiệm khác nhau, vì vậy các chỉ tiêu đo lường cho
từng loại trung tâm cũng khác nhau.
a. Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của
trung tâm chi phí

Đối với trung tâm chi phí cần được phân biệt làm hai dạng đó là trung
tâm chi phí tiêu chuẩn và trung tâm chi phí dự toán. Thông tin chủ yếu sử
dụng để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trung tâm chi phí là chi phí


×