Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

những bài văn tả về cảnh đẹp của quê hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.01 KB, 10 trang )

Bài 1:
Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức
cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức nămhọc, em đạt danh hiệu học sinh xuất
sắc, bô' rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một
vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế
giới.
Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về
những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng
vịnh. Trên đường đi, hình ảnh những làng mạc, nhà cửa, phố xá trải dài ra trước
mắt... Non nước Việt Nam sao mà đáng yêu đến thế!
Kia rồi vịnh Hạ Long! Em reo lên sung sướng khi chiếc ô tô đỗ lại. Thật là trời
nước một màu trong xanh thăm thẳm. Trước mắt em, trải ra ngút ngàn là màu nước
biển mát lành và những hòn đảo nhỏ đan xen nhấp nhô trong lòng vịnh. Lên thuyền
ra vịnh mới thấy hết cái tươi đẹp kì vĩ của khung cảnh nơi đây.
Đứng trên khoang thuyền, em nghe gió mát lồng lộng mơn man trên mái tóc. Nắng
trải ra làm nước biển xôn xao lấp lánh. Càng vào sâu trong lòng vịnh càng có cảm
giác nước trong vịnh là một khối ngọc bích nhưng mềm mại uyển chuyển. Nhìn
bốn bề thấy mênh mang là sóng nước hiền hòa. Xa xa, cây cầu treo Bãi Cháy nổi
tiếng trông như một bàn tay xinh xắn đang vẫy chào du khách. Đi sâu thêm chút
nữa, quanh ta đều là những hòn đảo nhỏ đan xen vào nhau như một mê cung đầy
hấp dẫn.
Mỗi hòn đảo mang một hình dáng riêng, rất kì lạ. Truyền thuyết kể rằng có 99 con
rồng đã trầm mình xuống vịnh khiến cho nước biển nơi đây xanh một màu xanh
biêng biếc kì diệu. Mỗi con rồng đã hóa thành một hòn đảo nên nơi đây mới có tên


là vịnh Hạ Long. Tên mỗi hòn đảo lại được đặt theo hình dáng mà người ta tưởng
tượng về hòn đảo đó, nào là hòn Trống Mái, nào là đảo Con Gà, nào là hang Đầu
Gỗ,... lại còn hang Ti Tốp, hang Sửng Sốt nữa chứ! Có lẽ con người quá ngỡ ngàng
về những gì tạo hóa diệu kì ban cho vịnh Hạ Long. Đến gần, ta mới thấy 'những
hòn đảo nơi đây được tạo nên bởi những khối đá vôi khổng lồ. Qua mưa nắng thời


gian, chúng đã bị bào mòn nên có hình dáng kì lạ như ngày nay. Mỗi hòn đảo lại
được phủ xanh bởi những loài cây kiên cường dũng cảm: bản thân loại đá vôi có
rất ít chất dinh dưỡng, cây phải tự bám đá, rễ của chúng tiết ra một loại dịch để có
thể “tiêu hóa” thứ đá khô cằn kia.
Nhưng phải đến với các hang động mới thấy được hết vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long.
Bước vào hang Sửng Sốt (có lẽ vì hang đẹp đến sửng sốt chăng?) ta thấy trong
lòng hang có những mạch nước ngầm nhỏ,những giọt nước từ trên trần hang nhỏ
xuống mang theo vài ba hạt cát tí xíu. Những hạt cát này không theo nước rơi
xuống mà ôm ấp lấy nhau, qua hàng nghìn hàng triệu năm, chúng tạo thành những
mảng thạch nhũ lấp lánh. Những cái hang ở đây đều được tạo nên bởi những mảng
thạch nhũ như thế, đó là kết quả của một sự vận động tự nhiên bền bỉ diệu kì đến
kinh ngạc. Hang rất sâu và rộng, có thể chứa đến nghìn người. Nền hang là đá
thường, còn trần hang đầy những thạch nhũ. Thạch nhũ cũng có muôn hình vạn
trạng khiến du khách sửng sốt. Hình dáng phổ biến của chúng là hình trụ, thuôn
nhọn về phía đuôi xuống lòng hang. Đặc biệt, có những nơi, thạch nhũ tạo thành
những hình có ý nghĩa trên vách hang, trần hang. Đó là hình đôi vợ chồng trong
ngày cưới, là hình con gà, con khỉ,... Dưới ánh đèn, những hình ảnh đó lấp lánh kì
ảo đẹp đến khó tin.
Bước ra khỏi hang là đặt chân lên đỉnh của hòn đảo. Đứng trên cao nhìn ra bao la
bát ngát vịnh Hạ Long, một lần nữa ta lại được thấy quanh mình cái mênh mông
trời bể trong xanh mát lành. Những hòn đảo nhỏ nhấp nhô như ôm ấp lòng vịnh.


Còn những chiếc thuyền nhỏ của ngư dân, của những đoàn khách du lịch quây
quần dưới chân đảo như đàn con đang làm nũng cha mẹ...
Rời vịnh Hạ Long, em vẫn còn cảm giác ngỡ ngàng thích thú trước vẻ đẹp của vịnh
- một kì quan hiếm có của Tổ quốc. Em thấy tự hào hơn về non sông gấm vóc của
mình và càng thấm thìa hơn trách nhiệm phải góp phần giữ gìn và xầy dựng đất
nước. Kì nghỉ hè của em đã trôi qua với bao điều thú vị và bổ ích như thế.


Bài 2:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.
Đó là bài ca dao ngợi ca vẻ đẹp của Hồ Tây, Hà Nội. Chắc ai đến Hà Nội đều đã
du ngoạn cảnh Hồ Tây! Đó là một cảnh đẹp làm tôi vô cùng yêu thích cũng như
bao du khách đến đây.
Có thể gọi Hồ Tây là một bức hoạ tuyệt vời với bao truyền thuyết thời xa xưa. Ở
nơi này có một cái gì đó mà sao thiêng liêng, cổ kính và dệt nên phong cảnh hữu
tình đến như vậy? Lòng người dạo cảnh khẽ xốn xang với những gì đã đi vào thời
huyền sử xa xưa ghi lại bằng trang sử hào hùng của dân tộc ta. Đất nước ta tươi
đẹp lắm mà cũng nên thơ lắm. Mỗi nơi là một cảnh đẹp, như Hồ Tây chẳng hạn.
Đền Quan Thánh ở phía Bắc có vị thần oai dũng trấn giữ.
Có đến mới biết Tây Hồ bao gồm một loạt đền miếu, chùa chiền với lối kiến trúc
thời vua chúa, hoàng gia nên rất độc đáo, có sắc thái nghệ thuật phong phú. Chẳng


phải thế mà ai đến đây cũng bị lôi cuốn bởi vẻ hấp dẫn làm xao động lòng người,
gieo lại trong họ bao ấn tượng sâu đậm về một Tây Hồ như vậy. Cứ đi dọc theo bờ
hồ mặt dường Thanh Niên, nếu là vào hè thì sẽ thấy một màu tím ngắt của hoa
bằng lăng làm dịu đi cái nắng gắt của thần Mặt trời. Chùa xưa có tên là chùa Khai
Quốc từ thời vua Lí Nam Đế, tức là chùa mở nước, nay gọi là chùa Trấn Quốc.
Mọi người đến Tây Hồ không chỉ để ngắm cảnh mà còn đến với tấm lòng thành
kính. Nếu để ý, ta sẽ thấy ở mỗi gốc cây trong chùa đều có vài nén hương của du
khách như tỏ lòng thành. Hồ Trúc Bạch nước êm đềm. Hàng liễu rủ thướt tha. Cây
cối um tùm, tươi tốt, che rợp bóng. Lại thêm mấy gốc si già, gốc đa cổ kính rêu
phong như từng chứng kiến huyền thoại dệt nên truyền thuyết về kinh đô Thăng
Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Tiếp đến là đình Yên Phụ. Mái tam quan cũng
cách chẳng bao xa. Mái chùa cong, rêu phong phủ kín, còn ẩm hơi sương đêm.

Thế mới biết, mọi người nói chẳng sai chút nào. Hồ Tây quả là đẹp thật! Và vẽ
cảnh quan Tây Hồ sẽ đẹp đến mức nào? Hẳn là sẽ tuyệt vời lắm. Đi theo bờ hồ, ta
gặp nhiều đình, chùa nữa như là chùa Bà Đanh, chùa Thiên Niên... Đó vẫn còn là
những nét cuốn hút du khách thập phương về.
Tôi mới đến Hồ Tây một lần thôi nhưng vẻ đẹp đã để lại trong tôi một cảm xúc
khó quên. Nhiều người còn bảo Hồ Tây thực là “danh bất hư truyền”. Sao nghe mà
hay đến vậy, chân thành đến vậy. Năm tháng sẽ qua đi nhưng Hồ Tây sẽ vẫn còn in
đậm trong lòng người Hà Nội nói riêng và bao du khách khắp nơi nói chung.

Bài 3:
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt,
là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta
cũng

nhớ

về

quê

cha

đất

tổ.


Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh
đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau
cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh

đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng
đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên
nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng
rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với
thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại
sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông
dân

đang

gặt

lúa,

nón

trắng

nhấp

nhô

trên

đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự
với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một
màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương
long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng
như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất
đẹp.
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng.
Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh
thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra
và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng
chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên
con đường hạnh phúc.


Bài 4:
Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em.
Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa.
Từ xa nhìn lại, công viên thành phố em giống như một tấm thảm nhiều màu. Nổi
bật trên đó là hàng dừa cao vút, đong đưa tàu lá trong gió, soi mình xuống dòng
nước lững lờ. Bước chân vào vườn hoa, ta thấy những lối đi viền gạch đỏ được trải
đá bột, tỏa ra khắp công viên như một búi rễ khống lồ. Dọc theo lối đi, những bồn
hoa lớn được trồng đủ các loại hoa: hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa
hướng dương vàng rực… nổi bật dưới ánh nắng chói chang. Xen kẽ trong những
bồn hoa là những cụm dền xanh đỏ được sắp thành hàng chữ “Công viên Đồng
Nai”. Đứng cạnh muôn hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông
thú, trông thật đẹp mắt. Đây là chú nai tơ đang tròn mắt ngơ ngác nhìn du khách.
Kia là chú chim sâu đang chúi mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Kia là những cô
công, chàng công xòe cái đuôi như chào khán giả trước lúc biểu diễn. Chính giữa
công viên là một hòn non bộ đứng sừng sững như thách thức với gió mưa. Phía
dưới, đàn cá hồng lượn lờ quanh những bông súng tím hồng. Rải rác khắp công
viên là những băng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghỉ
chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông là nhà thủy tạ kiên cố với kiểu cấu trúc

hoa mĩ. Đứng trên đó, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ nhìn thấy hai cây cầu nằm về hai
hướng, cầu Mới và cầu Ghềnh. Ta còn thấy được cả những mái nhà ngói đỏ thấp
thoáng sau hàng cây xanh ngắt. Xa hơn nữa, ngọn núi Châu Thới mờ mờ trong
ráng chiều đỏ ối. Chiều xuống mặt trời ngả về tây, mặt sông ánh lên màu đỏ pha
sắc vàng rực rỡ. Lúc này, công viên rộn rã hẳn lên bởi bước chân người, bởi tiếng
cười đùa ríu rít của trẻ con. Đông vui nhất phải kể đến ngày chủ nhật, du khách đến


chơi, chụp hình kỉ niệm nhiều vô kể. Các em nhỏ tung tăng líu lo bên ba mẹ. Các
anh chị lớn ngồi trên ghế đá đọc sách trò chuyện…
Được ngồi trên ghế đá đón gió sông mát rượi, ngắm nhìn trời nước mênh mông,
vui chuyện cùng chúng bạn thì không- còn gì thích thú cho bằng. Em mong công
viên thành phố quê hương em giữ mãi được vẻ đẹp thơ mộng này.

Bài 5:
Quê tôi không có sông, không có cánh, đồng bát ngát phì nhiêu. Quê tôi là một
vùng biển – vùng biển Vũng Tàu nổi tiếng mà khách thập phương đến đây ai cũng
lưu luyến khi phải rời xa.
Đó là một vùng biểh với những bãi cát phẳng lì rì rào sóng vỗ và vô vàn những
cảnh sắc tươi đẹp. Biển Vũng Tàu! Ôi! Chỉ nghe những tiếng ấy mà lòng tôi đã xốn
xang biết bao kỉ niệm của thời thơ ấu. Những địa danh Núi Lớn, Núi Nhỏ, Bãi
Trước, Bãi Sau, những hàng phi lao xanh ngắt, những ngọn dừa trải dài theo bờ
biển đã làm cho tâm trí mọi người nao nao một cảm giác khoan khoái và thú vị.
Đứng ở Núi Lớn ta có thể nhìn xuống Bãi Sau. Trên bãi tắm hàng trăm chiếc dù
sặc sỡ luôn xòe ra như những cây nấm đủ màu sắc, sẵn sàng đón khách tham quan,
ở đó, hàng ngàn người cười nói, đùa giờn và tắm biển. Mọi người đều vui vẻ và
hớn hở. Những con sóng lớn, nhỏ thi nhau chạy vào bờ, cứ mỗi lần rút ra thường
để lại những màng bọt biển trắng xóa, xôm xốp. Ngoài ra, hàng trăm ngàn con
sống đua nhau chạy, vấp phải những mũi thuyền đánh cá của ngư dân bị hất tung
lên, bọt trắng bắn tung tóe. Xa hơn một tí, Hòn Bà đứng uy nghi, sừng sững giữa

biển cả mênh mông. Hai cái lô cốt cũ kĩ sát chân Hòn Bà như hai bộ mặt lạnh lùng
mở to hai mắt quan sát mọi người. Những, bậc thang màu trắng dẫn ta lên đến đền


thờ trên hòn đảo này. Và kia là đoàn tàu đánh cá của Xí nghiệp Quốc doanh đánh
cá Vũng Tàu – Côn Đảo ra khơi theo những cánh hải âu trắng, vốn là những người
dẫn đường của ngư dân. Ngoài xa, phía chân trời, các giàn khoan cố định đang làm
việc tất bật để lấy những tấn dầu thô cho Tổ quốc.
Ở phía Bãi sau, cảnh vật cũng hết sức kì ảo và thú vị. Con đường đi trên bãi được
bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Và cái tịnh xá Niết Bàn, một trong
những danh thắng của Vũng Tàu uy nghiêm trên đồi cao đón gió biển Đông. Bãi
tắm ở đây bé thôi nhưng nước trong xanh. Ta có thể thấy tặn đáy nước mặc dù
đứng ở trên đá cao. Những con thuyền máy chở khách chu du đây đó lướt qua, lướt
lại, nổ máy ầm ầm. Ở đó, ta sẽ nhìn thấy Núi Lớn, Núi Nhỏ như một bức bình
phong che chắn gió bão cho quê hương.
Và kia nữa là khách sạn Thái Bình Dương. Bước vào cổng, ta bắt gặp những luống
hoa cúc, mười giờ… đẹp lạ lùng. Ớ giữa sân có vòi phun nước. Những vòi nước
phun lên trời rồi xòe ra như mưa rào mùa hạ. Vào sâu trong khuôn viên là quán nhà
sàn Buôn Mê Thuột nằm cạnh hồ sen. Những bông sen trắng, sen hồng lung linh
trên mặt nước xao động. Bốn tầng của khách sạn có đầy đủ phòng ăn, phòng giải
khát, phòng chiếu phím, phòng khiêu vũ… Nhưng phòng chờ là đẹp nhất, ở đó, có
những chậu hoa quý hiếm, những giò phong lan duyên dáng, tốt tươi. Ngoài cửa
lớn có một hòn non bộ to, được xây dính liền với bể nước. Hàng chục con cá kiểng
rực rỡ màu sắc, hình dáng mềm mại dễ thương, nhẹ nhàng bơi lượn. Tối đến khi
thắp sáng các ngọn đèn đủ kiểu, đủ loại, khách sạn trở nên nguy nga huvền ảo.
Khách du lịch đến đây nghỉ ngơi nếu cần sẽ có đủ các món ăn theo kiểu A, kiểu
Âu… và các món ăn đặc sản vùng biển.
Khi đến công viên Trần Hưng Đạo, ta sẽ thấy biết bao nhiêu là hoa, là kiểng. Trong
công viên, khách du lịch thường đi dạo trên những con đường nhỏ trải sỏi, chạy
ngoằn ngoèo dẫn đi hết diện tích rộng lớn của công viên. Tiếng lao xao của đá sỏi



dưới chân, tiếng lá êm nhẹ rì rào, xen lẫn tiếng nước suối nhân tạo chảy róc rách
tạo thành một bản nhạc êm ái du dương. Gió đưa hương từ đâu thoảng tới thơm
ngát. Những ô cỏ, những tán cây xanh mát rượi. Ong bướm tung tăng bay lượn dạo
quanh những cây kiểng uốn hình con nai, con cá, con rồng… do các nghệ nhân tạo
nên.
Quê tôi còn nhiều phong cảnh đẹp nữa mong bạn có dịp tới thăm. Với tôi, quê
hương là tất cả. Đó là nơi nuôi dưỡng tôi lớn lên, trưởng thành, gắn bó với tôi suốt
thời thơ ấu. Tôi yêu nó vì nó cho tôi những kỉ niệm đẹp, nên thơ của tuổi thiếu
thời.

Bài 6
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”
Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Nhưng đối
với tôi, không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi,
quê hương Vũng Tàu.
Biển, thủy chung đôn hậu! Đã có người tặng cho nó vần thơ:
“Khi ra biển mới thấy biển đẹp
Khi ngắm biển mới thấy biển hiền”.
Một ngày xuân ấm áp, khi ngắm biến, bạn sẽ thốt lên: “Biển tuyệt đẹp!”. Phải
chăng cái đẹp ấy là do tạo hóa ban tặng con người.
Biển nên thơ vào những buổi chiều tà, biến dạt dào vào những lúc bình minh thức
dậy, biển chói lọi khi mặt trời chiếu xuống làm xuất hiện vô vàn những hạt kim


cương trong những ngày đẹp nắng. Nhưng đâu phải cái đẹp đó theo một khuôn
mẫu nhất định.
Sáng sớm, khi bình minh ló dạng, ông mặt tròi có màu hồng đào như lòng quả

trứng gà thì biển đã dâng trào sức sống. Nó ào dậy với niềm tin mãnh liệt đón chào
ngày mới. Phía tít trời xa, biển như một dải lụa đào rực rỡ. Nhưng lùi về phía bờ,
biển là một dải băng vĩ đại tô nhuộm bởi một màu xanh biếc, càng vào trong, càng
nhạt dần. Hình như biển là một người khổng lồ khoác tấm áo đủ màu khoe mình
trong vũ trụ bao la. Sóng như con trăn ưỡn mình múa lượn, đuổi xô nhau tung bọt
trắng vào bờ.
Mặt trời càng lên cao, nước biển càng lóng lánh. Biển lộng lẫy trong bộ áo vàng
rực rỡ. Muôn vàn hạt bụi li ti nhảy nhót tung tàng trên đầu con sóng. Bãi cát liền
bờ càng vàng rực lên dưới ánh nắng chói chang của ông mặt trời. Trong các kẽ đá,
tiếng nước biển va đập ầm ào như những lời tâm sự.
Đối với tôi, biển là người bạn gần gũi, thân yêu nhất. Người bạn đó dịu dàng, chân
thật trong những buổi chiều tà thường thủ thỉ trò chuyện vui buồn cùng tôi.
Biển có cái đẹp vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ, đồng thời lại mang trong mình cả kho
tài nguyên phong phú. Kho tài nguyên đó làm giàu thêm cho cuộc sống. Biển hiền
lành, chăm chỉ, giản dị như người dân Vũng Tàu. Quê tôi đâu chỉ có biển mà còn
bao phong cảnh hữu tình: Bạch Dinh, Núi Lớn, Thích Ca Phật đài… Bao công
trình kiến trúc của người xưa. Có cái nguy nga tráng lệ, có cái giản dị, hiền hòa.
Bạn hãy đến với Vũng Tàu – vùng biển quê tôi. Bạn hãy đến đây để thưởng thức vị
hương say; say với biển; say với những tấm lòng nhân hậu; với cuộc đời và với tất
cả tình yêu.



×