Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ứng dụng của giberelin đối với cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (955.16 KB, 18 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
TP HCM
KHOA: CNSH & KTMT

TIỂU LUẬN : SINH LÝ THỰC VẬT
Đề tài:

ỨNG DỤNG CỦA GIBERELIN ĐỐI VỚI CÂY
TRỒNG

GVHD : Lê Thị Thúy

1


MỤC LỤC
Lời nói đầu.........................................................................................trang2
I.Nguồn gốc, lịch sử ra đời và phát triển .......................................trang 3
II. Khái niệm, cấu tạo, tính chất, phân loại và sự sinh tổng hợp Gibberelin
................................................................................................................. trang 3
III.Sự sinh tổng hợp gibberelin.........................................................trang 4
IV.Vai trò của gibberelin ..................................................................trang 6
V. Cơ chế tác dụng của giberelin .....................................................trang 7
VI. Ứng dụng của gibberellin với cây trồng....................................trang 8
VII. Độc tính của gibberellins ..........................................................trang 13
VIII. Kết luận.....................................................................................trang 13
IX. Tài liệu tham khảo......................................................................trang 14

2




LỜI NÓI ĐẦU
Trong lĩnh vực nông nghiệp, vấn đề tạo ra những loại cây trồng có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt góp phần cung cấp sản phẩm đạt hiệu suất cao không chỉ là bản
năng tìm ẩn trong cây trồng mà bên cạnh đó chúng ta cần phải bổ sung thêm chất kích
thích nhân tạo cũng như là chất điều hòa sinh trưởng gibberelin. Gibberelin là một
hoocmon thực vật với những cấu tạo và tính chất phù hợp với cấu tạo của cơ thể cây
trồng nên nó đóng vai trò kích thích qua nhiều hình thức đối với giai đoạn sinh trưởng và
phát triển ở cây: kích thích sự kéo dài của thân cây, sự nảy mầm của hạt, sự ra hoa,..vì
vậy mà nó được ứng dụng khá là rộng rãi ở từng giai đoạn phát triển của cây và được
ứng dụng ngay cả ở lĩnh vực công nghiệp đặc biệt là kỹ thuật lên men sản xuất bia bằng
cách kích thích hoạt tính của enzim có vai trò thủy phân tinh bột trong hoa, quả.

3


I.Nguồn gốc, lịch sử ra đời và phát triển
1.Nguồn gốc
Gibberelin thuộc nhóm phytohormone được phát hiện sau auxin. Nó là kết quả của
những sự nghiên cứu về bệnh ở lúa cụ thể là “bệnh lúa von”, do một loài nấm Fusarium
moniliforme ký sinh ở lúa Gibberella gây ra.

Bệnh von ở lúa
Bệnh lúa von còn gọi là bệnh mạ đực, bệnh thối gốc , hay bệnh vươn lóng. Bệnh có
thể xuất hiện và gây hại từ khi cây lúa ở giai đoạn còn non đến khi trưởng thành.
Ngày nay gibberellin ở nhiều nguồn khác nhau như ở các loại nấm, ở thực vật bậc
thấp và thực vật bậc cao.
2.Lịch sử ra đời và phát triển
Vào năm 1926, Kurosawa đã thành công về thí nghiệm gây “bệnh von”nhân tạo ở lúa

và ngô.
Yabuta đã tách được hai chất dưới dạng tinh thể từ nấm lúa non gọi gibberelin A và B
nhưng chưa xác định được bản chất hóa học của chúng.
Năm 1955 hai nhóm nghiên cứu của Anh và Mỹ đã phát hiện ra acid gibberellic ở cây
lúa bị bệnh lúa von và xác định được công thức hóa học của nó là C 19H22O6.
4


Đến năm 1956, West, Phiney, Radley đã tách được gibberellin từ các thực vật bậc cao
và rút ra kết luận phytohormone tồn tại trong các bộ phận của cây.
Hiện nay đã có trên 50 loại gibberellin và ký hiệu A1, A2, A3,... A52. Trong đó
gibberellin A3 (GA3) là acid gibberellic có tác dụng sinh lý mạnh nhất.

II. Khái niệm, cấu tạo, tính chất, phân loại và sự sinh tổng hợp Gibberelin
1.Khái niệm
Gibberellin là một hoóc môn sinh trưởng, có tác dụng điều chỉnh sự sinh trưởng và
phát triển ở thực vật như: kích thích sự dài ra của thân, sự nảy mầm của củ và hạt khi
chúng đang ở trạng thái ngủ, sự ra hoa, biểu hiện gen, kích thích enzym và tình trạng già
yếu của lá cũng như quả.
2.Cấu tạo và phân loại
Về mặt cấu tạo, gibberelin là những terpenoid, được cấu tạo từ 4 đơn vị isopren (C 5):
CH2=C(CH3)-CH=CH2.
Về mặt phân loại,có khoảng 126 chất gibberellin có nguồn gốc từ thực vật, nấm và vi
khuẩn. Trong đó axít gibberellin còn gọi là gibberellin A3( GA3) là chất có tác dụng sinh
học lớn nhất.
GA3 có công thức phân tử: C19H22O6
Công thức cấu tạo của GA3:

Các gibberellin A2, A10 đến A15, A24 và
A25 tách được từ nấm Fusarium

moniliforme. Các gibberellin A5, A6, A8, A16 đến A23, A26 đến A32 có thực vật bậc
cao, còn gibberellin A1, A3, A4, A7 và A9 có cả ở nấm Fusarium moniliforme và thực
vật bậc cao.
5


3.Tính chất
Gibberellin trong phân tử không chứa nitơ, hòa tan kém trong nước nhưng tan tốt
trong các dung môi hữu cơ bình thường.
Gibberellin có tính vận chuyển không phân cực, có thể di chuyển theo kiểu hướng
ngọn và hướng gốc tùy nơi sử dụng. Gibberellin di chuyển trong hệ thống mạch dẫn với
vận tốc từ 5- 25 mm trong 12 giờ.Trong cơ thể gibberelin tồn tại ở dạng tự do và dạng
liên kết như auxin, chúng có thể liên kết với glucose và protein.
III.Sự sinh tổng hợp gibberelin
Gibberellin được tổng hợp từ mevalovic acid có trong phôi đang sinh trưởng, trong
các cơ quan đang sinh trưởng khác như lá non, rễ non, quả non... và trong tế bào ở bào
quan lục lạp.
Sự sinh tổng hợp Gibberelin gồm có 3 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Chuyển hóa mevalonic acid thành ent-kaurene.
- Giai đoạn 2: Chuyển hóa ent-kaurene thành gibberellin prototype, GA12-aldehyde.
- Giai đoạn 3: Chuyển hóa GA12-aldehyde thành C20, từ đó hình thành C19-GA với
những con đường khác nhau cuối cùng tạo được gibberelin ở các dạng khác nhau

Sơ đồ sinh tổng hợp Gibberelin:

6


Quá trình sinh tổng hợp gibberelin được diễn ra như sau:
Mevalonic acid là chất khởi đầu cho sự sinh tổng hợp gibberelin có nguồn gốc từ

Acetyl CoA trong con đường hô hấp. Đầu tiên mevalonic acid biến đổi thành mevalonic
acid pyrophosphate, sau đó hình thành isopentenyl pyrophosphate, từ chất này sẽ tách ra
theo hai hướng: hướng tổng hợp cytokinin, abscisic acid và hướng tạo thành ent-kaurene
sẽ dẫn đến sự thành lập các phân tử gibberellin. Trong quá trình sinh tổng hợp có thể có
mặt của các chất làm chậm sinh trưởng trong bước chuyển hóa từ geranylgeranyl
pyrophosphate thành copyl pyrophosphat. Các chất làm chậm sinh trưởng gốc
pyrimidine, triazole, tetcyclacis và inabenfide cũng ức chế sự biến đổi từ ent-kaurene
thành ent-kaurenol, từ ent-kaurenol thành ent-kaurenal, từ ent-kaurenal thành entkaurenoic acid.
7


IV.Vai trò của gibberelin :
Gibberelin đóng vai trò đặc biệt đối với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong
chu trình sống của cây.
1.Kích thích sự sinh trưởng của cây theo chiều dọc
- Kích thích sự kéo dài của tế bào
Gibberelin kiểm soát hướng đặt các vi sợi celluloz (do hướng đặt của các vi ống ở
ngoại vi tế bào quyết định), từ đó nó cảm ứng sự đặt các vi ống theo hướng ngang ở
nhiều kiểu tế bào.Gibberelin hạ thấp nồng độ Ca 2+ trong vách và do đó giúp sự kéo dãn
vách. Gibberelin cản hoạt động của các peroxidaz vách tế bào, do đó làm chậm sự hoá
cứng của vách, hiện tượng do sự tạo lignin dưới tác dụng của các peroxidaz.
- Sự kéo dài của thân
Gibberelin gây kích thích lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc kết quả dẫn đến sự
sinh trưởng mãnh mẽ làm kéo dài của thân cũng như là sự vươn dài của lóng từ đó làm
tăng sinh khối của cây. Dưới tác động của gibberellin làm cho thân cây tăng chiều cao
rất mạnh, ngoài ra còn thúc đẩy sự phân chia tế bào .
-Sự kéo dài lóng và tăng trưởng lá:
Đối với sự kéo dài ở lóng, gibberelin vừa đóng vai trò trong sự kéo dài và phân chia tế
bào thân. Gibberelin kích thích mạnh sự phân chia tế bào nhu mô vỏ và biểu bì.
Ví dụ: xử lý gibberelin làm tăng năng suất mía cây và đường đó là kết quả của sự kích

thích sự kéo dài lóng.
Giberelin ở liều lượng cao kích thích mạnh sự tăng trưởng lá diện tích có thể gấp đôi
bình thường .
2.Kích thích sự nảy mầm của hạt,củ

8


sự nảy mầm của hạt

- Gibberellin kích thích sự thức dậy của các mầm, chồi của hạt và củ khi chúng còn
đang ngủ nghỉ và hàm lượng của nó tăng mạnh lúc hạt nảy mầm, nảy chồi. Gibberellin
kích thích sự tổng hợp của enzyme amilaza và các enzyme thuỷ phân khác như protease,
photphatase... làm tăng hoạt tính của các enzyme này thúc đẩy quá trình phân hủy tinh
bột thành đường, tạo nguồn nguyên liệu và năng lượng cho quá trình nảy mầm.
- Gibberelin còn ảnh hưởng đến pha sinh trưởng kéo dài của phôi làm cho phôi dài ra,
chui ra vỏ hạt mở đầu cho thời kì nảy mầm của hạt.

3.Kích thích sự ra hoa
Gibberellin kích thích sự ra hoa của cây. Dưới tác động của gibberellin những cụm
hoa sinh trưởng và kéo dài một cách nhanh chóng, vì vậy mà nó kích thích cây ngày dài
ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.
Gibberellin còn có khả năng ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của hoa, có xu
hướng ức chế sự phát triển hoa cái và kích thích sự phát triển hoa đực.

9


4.Kích thích sự sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt.
Gibberellin có vai trò khá là đặc biệt, làm tăng kích thước của quả và có ứng dụng

đặc biệt trong việc tạo quả không hạt tương tự như auxin. Hiệu quả này càng rõ rệt khi
phối hợp tác dụng với auxin.

V. Cơ chế tác dụng của gibberellin
Sở dĩ gibberelin có những vai trò đặc biệt chính vì bản thân nó có những cơ chế tác
động đối với cơ thể của cây trồng và cơ chế đó được thể hiện:
1.Kích thích sự hình thành và giải phóng enzym thủy phân amylase, protease:
Cơ chế tác động của gibberellin được nghiên cứu khá kỹ là hoạt động của enzyme
thủy phân trong các hạt nảy mầm. Gibberelin có vai trò cảm ứng hình thành enzim thủy
phân này, đối với hạt đang ngủ nghỉ thì phytohormon rất thấp, khi chúng ta ngâm những
hạt này trong nước, gibberelin ở phôi được di chuyển sang phôi nhũ và hoạt hóa quá các
quá trình tạo các enzim thủy phân chuyển hóa các chất dữ trữ thành các chất đơn giản
cần cho quá trình hô hấp cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho quá trình sinh trưởng
của phôi hạt.

2.Hoạt hóa bơm proton
Cơ chế kích thích giãn của tế bào bởi gibberellin cũng liên quan đến hoạt hóa bơm
proton tương tự
như auxin. Tuy nhiên các tế bào nhạy cảm với auxin và gibberellin khác nhau có
những đặc trưng khác nhau dẫn đến các nhân tố tiếp nhận hormone khác nhau trong các
kiểu tế bào khác nhau.
10


3.Hoạt hóa gen
Gibberellin gây nên sự giải ức chế gen chịu trách nhiệm tổng hợp các enzyme này mà
trong hạt đang ngủ nghỉ chúng hoàn toàn bị trấn áp bằng các protein histon. Gibberellin
đóng vai trò như là chất cảm ứng mở gen để hệ thống tổng hợp protêin enzyme thủy
phân hoạt động.
VI. Ứng dụng của gibberellin với cây trồng

Ứng dụng cơ bản của chất điều hòa sinh
trưởng thực vật không chỉ giới hạn trong việc
điều chỉnh ra hoa ra trái như chúng ta thường
nghĩ, mà còn có thể tác động hầu hết các lĩnh
vực sản xuất nông nghiệp nhằm phục vụ yêu
cầu của con người. Sau đây là những ứng
dụng cơ bản của chất điều hòa sinh trưởng
thực vật GA trong nông nghiệp

1.Kích thích nhanh sự sinh trưởng của cây tăng chiều cao, tăng sinh khối.

Đây là lĩnh vực được ứng dụng phổ biến và quan trọng nhất của chất điều hòa sinh
trưởng.Đối với những cây trồng cần chiều cao như cây lấy sợi, cây mía…thì sử dụng GA
đều có thể đạt hiệu quả cao. Nếu phun dung dịch GA nồng độ 20 – 50 ppm có thể làm
chiều cao cây đay tăng gấp 2 lần và khi phun GA cho mía cũng làm tăng chiều dài lóng
và tăng sản lượng rõ rệt. Đặc biệt đối với các cây bị đột biến lùn, khi xử lý GA làm cây
trở nên cao bình thường.
11


Với các cây rau, việc tăng sinh khối có ý nghĩa rất
quan trọng vì làm tăng sản lượng nông sản thu hoạch.
Vì vậy mà người dân đã tìm đến chất kích thích sinh
trưởng Auxin và GA. Phun dung dịch Auxin hoặc GA
cho các loại rau ăn lá đều làm tăng năng xuất rất
nhiều so với lúc bình thường. Một thí nghiệm ở TP.
Hồ Chí Minh, phun GA nồng độ 20 ppm hai lần vào
ngày thứ 7 và 14 sau khi trồng, năng xuất rau xà lách
đạt 35 tấn/ha, tăng hơn không phun
tới 10 tấn với cây rau cải ngọt cũng cho kết quả tương tự.


Rau xà lách

2. Tăng kích thước và năng suất quả

Đây là hướng ứng dụng rất quan trọng đối với các cây ăn quả. Đối với các cây nho và
táo,..việc xử lý GA là biện pháp phổ biến ở nhiều nước để làm tăng năng suất và phẩm
chất của chúng. Ở Mỹ và Nhật từ năm 1952 đã bắt đầu dùng GA trong nghề trồng nho,
họ sử dụng chất ADHS (Alar) cho nho, táo cũng có hiệu quả tăng năng suất rõ rệt.

3.Kích thích sự ra rễ phụ của cành giâm, cành chiết

12


Hướng này được ứng dụng vào việc nhân giống vô tính cây trồng. Nhiều nhà khoa
học đã tập trung nghiên cứu cơ sở sinh lý của sự tái sinh rễ phụ và ứng dụng vào việc
nhân giống vô tính nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây cảnh, cây làm thuốc.
Đối với cành giâm có 3 phương pháp xử lý chính là phương pháp nhúng nhanh gốc
cành giâm trong dung dịch kích thích ra rễ có nồng độ cao (khoảng 1.000 – 10.000 ppm)
trong 3 – 5 giây rồi cắm vào giá thể, phương pháp ngâm lâu gốc cành trong dung dịch
loãng (từ vài chục đến vài trăm ppm) trong 12 – 24 giờ và phương pháp phun lên lá thay
cho xử lý cành giâm. Phương pháp xử lý nhanh trong nồng độ đặc thường cho hiệu quả
cao hơn cả với hầu hết các đối tượng cành giâm
Auxin thường được sử dụng kích thích ra rễ cho cành chiết bằng cách xử lý nồng độ
cao (xử ký nhanh) và xử lý nồng độ thấp (xử lý chậm) giống như với cành giâm. Có thể
pha dung dịch với nồng độ cao rồi bôi lên chổ khoanh vỏ . Cũng có thể pha nồng độ
loãng rồi trộn vào bầu chiết.
4. Điều khiển sự ngủ nghỉ của cơ quan thực vật


13


Người ta đã sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật để phá bỏ hoặc kéo dài thời
gian ngủ nghỉ của hạt, củ và căn hành tùy theo mục đích của mình.
Để phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ thường sử dụng chất GA. Khi xâm nhập vào cơ quan
đang ngủ nghỉ, GA sẽ làm mất cân bằng hormon lệch về phía thuận lợi cho sự nảy mầm.
Việc phá ngủ nghỉ cho củ khoai tây mới thu hoạch bằng GA đã được ứng dụng từ khá
lâu ở nhiều nước và ở nước ta.
Ứng dụng này được thể hiện bằng sự nghiên cứu của trường Đại Học Nông Nghiệp I
ở Hà Nội đã thành công biện pháp phá ngủ nghỉ cho củ khoai tây thu hoạch vụ Đông để
có mầm kịp trồng cho vụ Xuân bằng phun dung dịch GA. Kết quả tỷ lệ nảy mầm hạt
trên 90% trong 5 – 7 ngày. Nếu xử lý GA kết hợp với nhiệt độ thấp (7 – 10 o C) thì có thể
phá ngủ nghỉ cho bất kỳ đối tượng ngủ nghỉ nào.
Bên cạnh sự đánh thức trạng thái ngủ của hạt,củ..Trong lĩnh vực bảo quản, việc kéo
dài thời gian ngủ nghỉ của sản phẩm là yếu tố rất quan trọng. Để kìm hãm sự nảy mầm
củ khoai tây người ta thường xử lý chất IPCC (Isopropyl chlorocar – baminate), MH
hoặc MENA (methyl ester của NAA). Để bảo quản hành, tỏi chống tóp và chóng nảy
mầm, khi ta xử lý MH ở nồng độ 500 – 2500 ppm.
5.Điều chỉnh sự ra hoa của cây
Người ta cũng xử lý GA kích thích cho xà lách, bắp cải, xu hào…ra hoa để lấy hạt
trong điều kiện nhiệt độ cao, không cần qua nhiệt độ thấp của mùa đông, hạt vẫn đạt tỷ
lệ mầm cao.
Chất điều hòa sinh trưởng cũng được sử dụng để tăng số lượng hoa, rút ngắn thời gian
ra hoa ở cây cảnh (cúc, huệ, loa kèn, lay ơn…). Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội
xử lý GA phối hợp nhiệt độ thấp cho cây loa kèn ra hoa sớm 1 – 2 tháng, làm tăng hiệu
quả kinh tế lên rất nhiều.
Cây cà phê thường ra hoa kéo dài trong nhiều tháng làm cho thời gian chín của trái
cũng kéo dài, gây khó khăn cho việc thu hoạch. Tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã phun GA
vào giai đoạn hoa bắt đầu hình thành đã làm cho 80% hoa nở tập trung trong thời gian

ngắn 15 – 20 ngày.

14


6. Điều chỉnh giới tính của hoa

Hoa đực

Hoa cái

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng nếu xử lý GA sẽ kích thích sự hình thành hoa
đực, sự phát triển của bao phấn và hạt phấn. Nếu dùng Cytokynin hoặc Ethrel thì sẽ kích
thích hình thành hoa cái. Ở các cây bầu bí, dưa và một số cây hoa đơn tính khác (hoa
đực và hoa cái riêng rẽ), nếu xử lý Ethrel nồng độ 50 – 250 ppm có thể tạo nên nhiều
hoa cái (thậm chí toàn bộ là hoa cái) làm tăng sản lượng quả rất nhiều. Người ta cũng đã
xử lý MH nồng độ 100 ppm cho cây dưa chuột và thấy có tác dụng tăng số hoa cái lên rõ
rệt và tăng năng suất.
Trong việc sản xuất hạt lai F1 của cây họ bầu bí, người ta phun GA để tạo nên cây
mang toàn hoa đực. Hạt của cây bầu bí chỉ mang hoa cái (đã ngắt bỏ hết hoa đực) ở cạnh
cây chỉ có hoa đực đó sẽ là hạt lai.
15


7. Hạn chế sự rụng của lá, hoa và quả
Sự rụng lá, hoa và quả là do hình thành tầng rời ở cuống của chúng. Sự hình thành
tầng rời là do tác dụng của các chất ức chế sinh trưởng như AAB, Ethylen… Những chất
này lại bị ức chế bởi các chất kích thích sinh trưởng, nhất là Auxin để làm thay đổi sự
cân bằng hormon trong cơ quan theo hướng không thuận lợi cho sự hình thành tầng rời.
Để hạn chế hiện tượng rụng quả non người ta phun lên nụ hoa hoặc quả non dung

dịch GA hoặc Auxin (NAA, 2,4D). Có thể phun các chất kích thích này khi quả lớn để
hạn chế rụng quả trước khi thu hoạch. Với cam, chanh thường dùng 2,4D nồng độ 8 – 16
ppm. Với lê, táo dùng NAA 10 ppm hoặc dùng ADHS 500 – 2000 ppm.
8.Tăng đậu quả và tạo quả không hạt
Sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi. Phôi sinh trưởng là trung tâm sinh sản ra các chất
kích thích sinh trưởng có bản chất Auxin và GA. Các chất này khuếch tán vào bầu nhụy
và kích thích bầu lớn lên thành quả. Vì vậy, nếu không được thụ tinh thì hoa sẽ rụng.
Trong tự nhiên, ở nhiều loại cây, do nhiều lý do mà tỷ lệ hoa không thụ tinh rất cao,
có khi tới trên 90% (nhãn, vải, vú sữa, chôm chôm…), phần lớn hoa sẽ rụng, quả ít.
Nếu xử lý thêm Auxin và GA cho hoa trước khi thụ tinh thì có thể thay thế được
nguồn Phytobormon nội sinh từ phôi làm cho quả được hình thành mà không cần thông
qua thụ tinh, quả có hạt lép hoặc không có hạt. Ngoài ra các chất kích thích sinh trưởng
còn hạn chế sự hình thành tầng rời, do đó cũng góp phần hạn chế sự rụng hoa, rụng quả.

Vậy sử dụng các chất kích thích sinh trưởng Auxin và GA làm tăng đậu quả và quả
không hạt cũng là biện pháp được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả đối với nhiều loại cây
trồng như nho, táo, cam, chanh, cà chua, bầu bí….. Với nho, sử dụng GA (5 – 20 ppm),
16


với táo dùng GA (400 ppm) hoặc phối hợp GA (250 ppm) với Auxin (10 ppm). Với cà
chua, bầu bí, có thể sử dụng các Auxin như NAA (20 – 30 ppm), 2,4D ( 5 – 10 ppm), 4CPA (4 – chlorophenxy acetic acid) nồng độ 15 ppm.

9. Kích thích hoạt tính của enzyme trong kỹ nghệ sản xuất men bia
Chất GA có khả năng kích thích nảy mầm của hạt lúa mì, mạch, lúa, ngô, làm tăng
hàm lượng và hoạt tính của enzyen thủy phân tinh bột  vì vậy mà làm giảm chi phí sản
xuất men, tăng chất lượng men, rút ngắn thời gian làm men. Cứ 1 tấn đại mạch cần đến
500 mg đến 1 g GA. Chi phí làm men rút ngắn từ 8 ngày xuống còn 5 ngày. Đặc biệt đối
với các hạt có độ nảy mầm kém hoặc vào lúc thời tiết không thuận lợi thì hiệu quả càng
rõ. Hiện nay kỹ thuật sử dụng GA trong nghề làm bia được thực hiện ở hầu hết các hãng

bia lớn trên thế giới. Khoảng 50% tổng số GA sản xuất trên thế giới được sử dụng trong
công nghiệp rượu bia.
Hiện nay GA3 đã được sử dụng phổ biến, gần đây người ta đã phát hiện và sử dụng
GA4, GA7 cho cây trồng. GA4 và GA7 mang đầy đủ đăc tính và công dụng như GA3
nhưng sử dụng trong thực tế có phần thuận tiện và an toàn hơn. Xử lý GA3 cây vươn cao
mạnh nhưng chiều ngang không tăng nên cây mảnh khảnh, yếu ớt, dễ đổ gẫy. Xử lý GA4
và GA7 cây vươn cao vừa phải với dáng cân đối, vững chắc hơn.

VII. ĐỘC TÍNH CỦA GIBBERELLIN
Tương tự với các chất điều hòa sinh trưởng thực vật khác, gibberelin chỉ có tác dụng
hiệu quả với cây ở liều rất thấp, tuy nhiên tác dụng của nó cũng phụ thuộc nhiều vào đặc
điểm cây trồng và thời điểm sử dụng.
Ngoài ra nếu chúng ta sử dụng với liều lượng cao và không đúng kỹ thuật sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến cây trồng cũng như đối với cơ thể sinh vật vì vậy mà gibberelin cũng có
tính độc.
Đối với GA3, là chất ổn định, dễ bắt cháy và không tương thích với các acid và các
chất ôxi hóa mạnh. Nó có thể có tác động như là một chất gây kích thích dị ứng đối với
mắt (R36). Liều gây tử vong đối với 50% mẫu chuột cống thử nghiệm bằng đường
miệng là LD50 = 6.300 mg/kg. Về mức dư lượng cho phép của Gibberellin trên rau là
0,001 ppm.
Các gibberelin thuộc nhóm độc IV ,tuy rất ít độc với người nhưng khi sử dụng cũng
chú ý đảm bảo thời gian cách ly.
17


VIII. Kết luận
Như vậy gibberelin đóng vai trò là chất điều hòa sinh trưởng không thể thiếu trong
suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Chính vì vậy mà gibberelin có
ứng dụng rất rộng rãi ở nhiều lĩnh vực nông nghiêp, công nghiệp…góp phần tạo ra
những sản phẩm có năng suất và hiệu quả đáng kể đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho mọi

người dân.

IX. Tài liệu tham khảo
1. Vũ Văn Vụ - Sinh lý học thực vật – NXB GD Việt Nam – tháng 8 năm 2012
2. />3. />4. />
5. />
18



×