Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Tác hại của việc lạm dụng nước ngọt có gas và không gas

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.8 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÀI BÁO MÔN: NƯỚC GiẢI KHÁT KHÔNG LÊN MEN

Những tác hại do lạm dụng nước ngọt có gas và không
gas

GVHD: Dương Thị Ngọc Diệp


Nội Dung

I. Tổng quan
II. Nguyên nhân ngành hàng nước ngọt được lựa chọn sử dụng nhiều
III.Những tác hại do lạm dụng nước ngọt không gas và có gas
IV. Kết luận




Tình hình tiêu thụ nước giải khát hiện nay

Các loại nước giải khát chính tiêu thụ trên toàn cầu năm 2012

Nguồn: Euromonitor International, Michael Schaefer & Jonas Feliciano, Soft drink in 2013: The quest for
growth in a multi-polar world


Tỉ lệ sử dụng các loại nước giải khát theo khu vực năm 2012



Lượng nước ngọt các loại bán ra ở Việt Nam

Nguồn: BMI (Business Monitor International Ltd), VietNam Food
& Drink


II. Nguyên nhân ngành hàng nước ngọt được lựa chọn sử dụng nhiều

Ngon miệng

Tác động của

Có mặt ở khắp mọi

những người

nơi

xung quanh

Nước
ngọt

Cafein

Quảng cáo


III. Những tác hại do lạm dụng nước ngọt có gas và

không gas

1.

Tốn kém

1lon nước ngọt = ??? Nghìn VNĐ

Trong những trường hợp có sẵn nước lọc như ở
nhà hay văn phòng, đừng mua nước ngọt làm gì
cho tốn tiền.


2. Không có giá trị dinh dưỡng

•Ngoại trừ các loại nước ép trái cây và necta thì các loại nước ngọt còn lại

không chứa bất cứ một chất dinh dưỡng nào. Đặc biệt là Nước ngọt có gas, nó chỉ
là nước giải khát theo khẩu vị, cung cấp năng lượng mà không cung cấp các chất
dinh dưỡng cần thiết như sinh tố hay muối khoáng.


Thành phần chủ yếu của nó là nước và đường. Ví dụ:

•Nước ngọt cola tribeco.

Thành phần: nước bão hòa CO2, đường, fructose, màu tự nhiên:

caramel (150d), hương cola tổng hợp, chất điều chỉnh độ axit: axit photphoric (338),caffein, chất
ngọt tổng hợp: acesulfam kali (950), sucralose (955).


• Trà xanh không độ có đường . Thành phần: Nước, đường, fructose, trà xanh, vitamin C,
chất điều chỉnh độ chua (330), hương chanh tự nhiên.

•Nước soda của chương dương: Nước CO2 (3.7 v/v) Sodium Bicarbonate (≤1.1g/l)


3. Tăng cảm giác thèm đường

•Nhu cầu : <20 g (khoảng 4 muỗng cà phê đường)
•1lon nước ngọt có gas 330ml = ??? muỗng đường
•Theo Tiến sĩ Hans-Peter Kubis, Đại học Bangor, Anh, uống 2 lon nước ngọt có gas một ngày
khiến chúng ta có cảm giác thèm đường nhiều hơn, bởi vì:

Vị ngọt kích thích đến các hệ thống trong não.
Khí Carbon dioxide trong nước uống có ga đóng vai trò như một loại axit giúp tăng cường phản
ứng của cơ thể với đường, tạo ra cảm giác thèm ăn.


4. Tăng cân và béo phì

•Đường đơn và đường phức đều tạo ra năng lượng.
•1g đường = 4kcal. Năng lượng dư thừa sẽ được
dự trữ dưới dạng glycogen và mỡ.
=> Uống nước ngọt chứa quá nhiều đường thường
xuyên thì nguy cơ bị béo phì rất cao


5. Đái tháo đường


• Lượng đường cao -> một lượng lớn insulin được tiết ra -> tuyến tụy hoạt động căng thẳng
-> hoạt động kém hơn -> tiểu đường.

• 90% các bác sĩ ở Mỹ, Vương quốc Anh và châu Á tin rằng lượng đường quá nhiều trong đồ
uống sẽ gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Bệnh này ảnh hưởng đến khoảng 2,9 triệu người ở Anh và
theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nó ảnh hưởng đến hơn 310 triệu người trên toàn thế giới.


6. Xương yếu đi và nguy cơ loãng xương

• Lạm dụng nước ngọt có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Đặc biệt là những người
thường xuyên uống nước ngọt thay vì uống sữa giàu canxi.

• Chất gây suy yếu xương chủ yếu trong nước có gas thường là acid Phosphoric.
• Nếu chế độ ăn hàng ngày thiếu can-xi thì việc uống thêm nước ngọt có gas vào sẽ làm
tăng tình trạng thiếu can-xi cho cơ thể, vì thế làm tăng nguy cơ gây loãng xương.


7. Ăn mòn răng và sâu răng

Các acid có thể hòa tan các khoáng chất của men răng
làm cho răng yếu, nhạy cảm hơn và dễ bị sâu răng.
Không nên cho trẻ em sử dụng nước ép trái cây như
một cách thay thế nước uống thông thường.


8. Làm hỏng hệ tiêu hóa:
Trong nước ngọt chứa rất nhiều các loại chất bảo quản, chất tạo màu, hương
vị. Sử dụng hàng ngày loại đồ uống có tính axit này sẽ tạo ra môi trường axit kéo
dài, tổn hại niêm mạc ruột và dạ dày.



9. Nguy hại đối với phụ nữ
có thai:
Phosphate trong nước ngọt có gas kết
hợp với sắt trong thức ăn sẽ làm mất sắt, gây
thiếu sắt. Em bé trong bụng mẹ không được
cung cấp đầy đủ sắt sẽ không thể phát triển tốt


10. Gây hại cho thận:
Trong nước ngọt có chứa chất phosphate, một loại chất đã được xác định là góp
phần gây nên sỏi thận. Tạp chí Dịch tễ học của Mỹ cũng đã công bố một nghiên cứu,
trong đó cho biết, uống hai lon hoặc nhiều hơn nước ngọt mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi
nguy cơ mắc bệnh thận.


11. Tăng huyết áp và bệnh tim mạch

Các nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Swinburne Hawthorn (Australia) đã tiến
hành nghiên cứu, họ nhận thấy người thường xuyên dùng nước ép trái cây dễ đối diện với
tình trạng đau tim, đau thắt vùng ngực. Thực tế, nước ép chứa nhiều vitamin thiết yếu song
chúng lại chứa lượng đường cao và chất xơ vô cùng khiêm tốn .


12. Không thực sự làm dịu cơn khát

• Sau khi uống nước sô-đa, có thể chúng ta không
nghĩ rằng mình khát nước, nhưng sau đó sẽ khát nhiều hơn,
vì lượng đường trong nước ngọt làm khô cổ họng.


•Khi lượng đường cao được đưa vào trong cơ thể, rất
nhiều nước trong cơ thể phải tập trung để xử lý lượng
đường này vì nó dẫn tới tình trạng mất nước mãn tính trong
cơ thể.


13. Tăng tốc độ lão hóa

Các nhà nghiên cứu Đại học California, Mỹ,
cho biết, những người uống 2 lon nước ngọt có
đường hàng ngày sẽ gây ra những thay đổi ADN
khiến họ già hơn 4-6 năm so với những người
không uống.


IV. Kết luận



Đa số chúng ta thích uống nước ngọt vì nó ngon lành đã khát, giúp ăn gì
cũng trôi, và còn nạp năng lượng thần tốc cho những lúc mệt nhoài. Nhưng
nước ngọt, ngoài chuyện nó làm ta béo thì còn cả đống lý do rất đáng để thôi
không uống nước ngọt nữa




Chưa kể , với thị trường như hiện nay có rất nhiều cơ sở làm hàng giả, hàng
nhái các loại thức uống, trong đó có nước tăng lực nhan nhãn khắp nơi, báo

động những nguy hiểm luôn rình rập sức khỏe. Vì vậy, bạn cần cảnh giác và
tỉnh táo trong sự lựa chọn sản phẩm thức uống để bảo vệ sức khỏe của mình.




Nói thế không có nghĩa phải xoay lưng với nước ngọt. Trái lại, đó là món giải
khát , thức uống để “chữa cháy“ cho người tụt đường huyết. Nếu thèm cứ
uống nhưng đừng lạm dụng. Khéo hơn nhiều là nếu định uống hai ly mới đã
khát thì cứ chọn một ly nước ngọt có gas nhưng ly thứ hai là nước khoáng
hay nước trà.


CẢM ƠN CÔ VÀ TẤT CẢ CÁC BẠN ĐÃ CH
LẮNG NGHE



×