Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

người đàn bà và con chó nhỏ chekhov văn học nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.24 KB, 25 trang )

Mục lục

Danh mục tài liệu tham khảo


PHÂN TÍCH MỘT TRUYỆN NGẮN NGƯỜI ĐÀN BÀ VÀ CON CHÓ NHỎ
CỦA CHEKHOV VIẾT Ở YALTA

I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
1. Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Chekhov:
1.1. Đôi nét về Chekhov
Chekhov tên đầy đủ là Anton Pavlovich Chekhov, ông sinh ngày 29 tháng 1
năm 1860, tại Taganrog, miền Nam nước Nga trong một gia đình lao động buôn
bán nhỏ, đông con.
Bố của nhà văn - Paven Egorovich Chekhov là một người sùng đạo, là một
thương nhân bán dạo, có một quầy hàng xén nhỏ nhưng sau này bị phá sản. Mẹ của
nhà văn - Evgenya Yakovleva Tsekhova là một người mồ côi và có cuộc sống cơ
cực từ nhỏ, bà là một người phụ nữ đáng thương, bà cần mẫn, yêu nghệ thuật và
giáo dục cho các con tình yêu thiên nhiên, lòng thương và quý trọng đối với những
người nghèo khổ. Bố mẹ ông làm việc vất vả để nuôi bảy người con, ông là con
thứ ba trong gia đình.
Ông là người chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống. Năm 16 tuổi ông đã phải
chống chọi với đám nợ của gia đình sau khi cha ông phá sản. Ông phải cật lực đi
làm để nuôi bản thân và cố gắng học trung học. Gia đình ông rơi vào cảnh lầm than
từ khi sụp đổ cơ nghiệp, anh em phân tán, cũng chính hoàn cảnh đó đã ảnh hưởng
ít nhiều đên việc học, việc yêu đương và những sáng tác của ông.


Năm 1879 Chekhov vào học khoa y, Đại học tổng hợp Moskva. Năm 1884
tốt nghiệp đại học, ra làm nghề bác sĩ và viết văn. Chekhov viết truyện ngắn từ
năm 1880 và liên tục cho đến cuối đời.


Năm 1884, ông tốt nghiệp y khoa và sau đó làm việc tại Moskva. Đây là dịp
ông có thể hiểu sâu hơn về đời sống nhân dân. Ông tham gia chữa bệnh về thể xác
lẫn tinh thần cho nhân dân bằng con đường viết báo và văn chương do chứng kiến
nhiều cảnh sống cơ cực của nhân dân để nói lên một xã hội tha hóa, đày ải người
dân, từ đó ông đặt nặng cảm nghĩ về đất nước và con người.
Ông là người lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên, có tài quan sát bẩm sinh
cùng với sự hóm hỉnh, thông minh thiên phú, Chekhov giỏi nắm bắt những nét hài
hước trong hành động và tính cách của con người. Ông là người đại diện cho trào
lưu văn học hiện thực của Nga với nhiều sáng tác trên nhiều thể loại: truyện ngắn,
tiểu thuyết, kịch.
Ở thời kỳ đầu ông viết truyện cho nhiều tờ báo châm biếm, ký nhiều bút
danh khác nhau. Giai đoạn này có nhiều truyện đặc sắc như: Con kỳ nhông, Anh
béo và anh gầy, Mặt nạ... Giai đoạn chín muồi của tài năng, Chekhov viết những
truyện có độ dài hàng chục trang và có giá trị lớn: Thảo nguyên, Câu chuyện buồn
tẻ, Phòng số 6, Người trong bao... Chekhov đạt đến những tiêu chuẩn lý tưởng của
truyện ngắn: hình thức giản dị, ngắn gọn; nội dung phong phú; ngôn ngữ đẹp và
chính xác; tính hài hước, châm biếm mà vẫn đượm chất trữ tình...
Trong khoảng thời gian từ năm 1886 - 1888 là thời kì Chekhov chuyển từ
truyện ngắn khôi hài sang truyện ngắn dài hơn và chủ đề nghiêm túc rõ ràng hơn
trước.
Ngoài truyện ngắn Chekhov còn là một nhà viết kịch tài năng có nhiều đóng
góp vào việc cách tân thể loại kịch. Trong các tác phẩm kịch nghệ, Chekhov muốn
truyền đạt những bối cảnh của đời thường, thoát ra khỏi khuôn sáo truyền thống


của mô-típ và cách diễn đạt kịch tính. Các vở kịch của ông thoát khỏi khuôn sáo là
chủ yếu tập trung vào nhân vật chính.
Tác phẩm của Chekhov thể hiện đầy đủ tính cách dân tộc Nga - mềm dẻo và
tế nhị, thân mật và chân tình, không điệu bộ, kiểu cách hay thói giả nhân giả nghĩa.
Tình yêu đối với con người, lòng trắc ẩn trước nỗi đau khổ, lòng thương đối với

những người khuyết tật của Chekhov luôn luôn mới mẻ và mãi mãi rung động lòng
người.
Chekhov là một nhà văn và đồng thời ông cũng là một bác sĩ nên trong tác
phẩm của ông xuất hiện không ít những nhân vật bị bệnh tâm thần như Phòng số 6
hay Tu sĩ mặc đồ đen đều nhắc đến những con người có chứng bệnh hoang tưởng.
Năm 1890, Chekhov đi Sakhalin, chốn tận cùng Sibir, hòn đảo mà Nga hoàng
dùng làm nơi đày ải tù nhân. Thực tiễn nghiệt ngã không thể tưởng tượng nổi ở
chốn địa ngục trần gian đã làm cho Chekhov có cái nhìn nghiêm khắc hơn, thái độ
phê phán quyết liệt hơn đối với thực tại và càng nặng trĩu tấm lòng thương yêu
nhân dân, thương yêu những nạn nhân của chế độ Nga hoàng. Nhiều đề tài, nhân
vật được thai nghén cho những truyện mà Chekhov sẽ viết về sau.
Chekhov bị bệnh lao, vào năm 1897 phải dời đến sinh ống tại vùng ấm áp
Yalta, nằm kề biển Đen. Năm 1941, ông kết hôn với nữa diễn viên Olga
Leonardovna Knipper. Trong thời gian này, sức khỏe của ông đi xuống dần. Ông
qua đời năm 1904 ở khu nghỉ mát Badenweiler tại Đức.
1.2. Sự nghiệp sáng tác văn học.
Ông là một người có số lượng sáng tác đồ sộ gồm 500 truyện ngắn và truyện
vừa. Ông được xem là nhà văn hiện thực tiêu biểu của Nga vào thế kỉ XIX.
Những tác phẩm tiêu biểu của ông như: Người trong bao, Anh béo và anh
gầy, Con kì nhông, Chim hải âu, Ba chị em, Vườn anh đào…


Ông được xem là nhà văn có nhiều bút danh nhất với tổng cộng hơn 50 bút
danh và nổi tiếng nhất là bút danh “Antosha Chekhonte”.
Theo nhà nghiên cứu Trudacos thì sáng tác của Chekhov chia làm 3 giai đoạn
gắn với đặc điểm sáng tác của ông: giai đoạn đầu (1880 - 1887) gắn với lối viết
trần thuật chủ quan; giai đoạn hai (1888 - 1894) gắn với trần thuật khách quan; giai
đoạn thứ ba (1895 - 1904) là sự kết hợp hài hoà trần thuật chủ quan và khách
quan.
Về mặt nghệ thuật truyện ngắn của Chekhov có chiều sâu tâm lý rất lớn, lột tả

tinh tế nội tâm các nhân vật đặc trưng của tầng lớp Nga vào thế kỉ XIX nhất là
thành phần thị dân, trí thức trung lưu. Ngôn ngữ của ông rất tinh tế đã nâng tiếng
Nga lên tầm hiện đại. Ông là nhà văn có ảnh hưởng rất lớn đến văn học và văn hóa
Nga cũng như văn học thế giới.
Chekhov được xem là nhà văn đã nâng truyện ngắn lên tầm cao mới ở Nga và
sau này là ở thế giới. Ông là người có cách viết chân thật, gần gũi. Ông chú trọng
đến việc miêu tả nội tâm nhân vật một cách gián tiếp thay vì miêu tả trực tiếp.
Những truyện ngắn của ông thường có kết thúc mở để người đọc tự chiêm nghiệm
và rút ra những bài học cho bản thân mình.
Ông là nhà văn được viện hàn lâm Nga tặng giải Puskin với tập truyện ngắn
Trong bóng hoàng hôn.
1.3 truyện ngắn Chekhov viết ở Yalta.
Vào những năm tháng cuối đời, Chekhov chuyển đến sống ở Yalta, (một
thành phố - bán đảo Krym). Đây là khoảng thời gian đặc biệt vì trong suốt 5 năm
sống cuối đời đó, là khoảng thời gian phức tạp, đau khổ nhưng cũng đầy những
thành quả sáng tạo với những truyện ngắn như:, Người đàn bà và con chó nhỏ,
Một cuộc gặp gỡ, Người ăn mày, Nhu nhược, Vị hôn phu, trăng và thỏ…


Sở dĩ thời kì cuối đời được coi là giai đoạn đặc biệt vì ở giai đoạn này, ở nơi
đây, ông đã gặp gỡ được nhiều trí thức Nga nổi tiếng ( L. Tolstoy, M. Gorki, K.
Stanislavsky, I. Levitan...), tách khỏi các trung tâm văn hóa, cộng thêm trạng thái
tinh thần của ông lúc này phức tạp... Đây là các yếu tố tạo nên nhiều thành quả văn
chương để đời.
2. Tác phẩm truyện ngắn Người đàn bà và con chó nhỏ:
2.1. Hoàn cảnh sáng tác:
Vì bệnh phổi trở nên trầm trọng, năm 1897 Chekhov về Yalta dưỡng bệnh.
Tháng 4 năm 1900, Nhà hát nghệ thuật đã về tận đây để trình diễn vở Cậu Vania và
Chim hải âu cho tác giả xem. Ngày 25 tháng 5 năm 1901, Chekhov kết hôn với
một nữ diễn viên trẻ tuổi và có tài của nhà hát này là Olga Leonardovna Knipper.

Cũng trong thời gian sống ở đây, Chekhov đã có dịp gần gũi với L. Tolstoy và M.
Gorki, ông được hai nhà văn này rất yêu mến.
Giai đoạn dưỡng bệnh ở Yalta đã khiến cho trạng thái tinh thần của Chekhov
thay đổi rất nhiều, bệnh tình trở nên trầm trọng phần nào đã ảnh hưởng đến tâm lý
của nhà văn. Và ông bắt đầu có những tác phẩm đề cập đến vấn đề thức tỉnh ý thức
của con người, ý thức về tính chất vô ý nghĩa của cuộc sống hiện tại và khát vọng
vươn tới một cuộc sống hoàn toàn khác như Một trường hợp trong nghiệp vụ,
Người vợ chưa cưới, Người đàn bà và con chó nhỏ,… nhưng có lẽ nổi tiếng nhất là
truyện ngắn Người đàn bà và con chó nhỏ.
Truyện Người đàn bà có con chó nhỏ được CheKhov sáng tác năm 1898,
thuộc giai đoạn sáng tác thứ ba của nhà văn, giai đoạn (1895 - 1904) kết hợp hài
hoà trần thuật chủ quan và khách quan. Tác phẩm đã vẽ nên bức tranh bi kịch của
cuộc sống đời thường, và qua bức tranh bi kịch đó, ta thấy được nhiều triết lí và
quy luật trong cuộc sống. Đồng thời tác phẩm cũng đã phản ánh được hiện thực
nước Nga thời kỳ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đang sục sôi những biến cố lớn


lao, cuộc sống ngưng đọng bị lay động dữ dội và màn trời đen đặc bắt đầu hé sáng.
Đã thấy xuất hiện nhiều người không hài lòng với cuộc sống, trong số đó có cả
những người không phải chịu đựng một sự thiếu thốn nào về vật chất cả như nhân
vật Gurov và Anna trong truyện.
2.2. Tóm tắt tác phẩm:
Người đàn bà và con chó nhỏ là câu chuyện đời thường kể về cuộc sống bình
thường của những con người trong xã hội. Truyện kể về nhân vật chính là Gurov,
một con người bình thường chưa đầy 40 tuổi, lấy vợ từ khi còn là sinh viên năm
thứ hai. Anh là sinh viên khoa văn, có tâm hồn nghệ sỹ nhưng anh lại làm việc tại
một ngân hàng. Gurov có một cô con gái 12 tuổi và hai đứa con trai bé đang đi học
ở trường. Anh cảm thấy chán ngán với cuộc sống và rồi cuộc gặp gỡ tình cờ giữa
anh và Anna đã khiến cả hai nhớ nhung và bắt đầu yêu nhau say đắm. Anna cũng là
một cô gái rất bình thường, cô đã có gia đình và chồng cô là một công chức ăn

lương…Gurov sống bên cạnh một người vợ học đòi, tâm hồn khô cứng, anh chán
nản bởi trong cuộc đời anh có “nhiều mối tình bãi biển” tầm thường, chóng vánh…
Nhưng khi anh gặp Anna – một người phụ nữ luôn có khát khao có được một cái gì
tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Tình yêu chân thành của Anna đã đánh thức con
người Gurov, anh đã nhận ra tất cả các cảm giác ghẻ lạnh dai dẳng ở chính quá
khứ của mình, anh nhận ra cuộc sống công thức tẻ nhạt, những mối tình vô nghĩa,
rắc rối vấn vương trong cuộc đời anh. Anh khát khao được sống và yêu Anna ngay
từ những lần gặp đầu tiên và anh tìm đến cô bằng trái tim khao khát cháy bỏng yêu
đương.
II. Phân tích truyện ngắn Người đàn bà và con chó nh ỏ:
1.

Cuộc sống và mối quan hệ của hai nhân vật trước khi gặp nhau:


● Đmitri Đmitrits Gurov
Gurov lặp gia đình khi còn là sinh viên, anh đang sống trong một “gia đình
êm ấm” với vợ và hai đứa con. Nhưng anh luôn luôn tìm đến những người phụ nữ
khác với cuộc tình chóng vánh, điên cuồng, và ngắn ngủi. Cuộc sống của Gurov
trôi qua nhàm chán đến nặng nề, và cô đơn khủng khiếp. Tất cả chỉ kết thúc khi
anh gặp “người đàn bà và con chó nhỏ”.
Cuộc gặp gỡ ấy đã thay đổi cuộc sống của Gurov, kéo anh ra khỏi ngục tù tù
túng, ngột ngạt. Anh nhận ra, mình đang sống hai cuộc đời: một cuộc sống lộ ra
bên ngoài mà ai cũng thấy, cũng biết, một cuộc sống đầy những sự thật ước lệ,
giống hệt như cuộc sống của bạn bè và những người quen anh; còn một cuộc sống
nữa thì lại càng lặng lẽ, kín đáo trôi qua. Và “vì một sự sắp xếp kỳ quặc nào đó
những sự kiện có thể là tình cờ, mà tất cả những gì hệ trọng, cần thiết, thích thú
với anh, những gì mà anh chân thành yêu, không lừa dối mình; những gì tạo nên
cốt lõi của cuộc đời anh, thì lại bí mật trôi qua dưới mắt người đời; và tất cả
những gì dối trá lừa đảo, là cái vỏ bề ngoài mà anh nấp vào để che đậy sự thật

chẳng hạn như việc làm trong nhà băng, những cuộc tranh cãi ở câu lạc bộ, cái
câu nửa miệng: "Loại người hạ đẳng", những buổi cùng vợ đi dự tiệc... Tất thảy
đều phơi bày ra ngoài hết”. Một cuộc sống giả tạo, một con người giả tạo, một xã
hội giả tạo, và nó chỉ được gột rửa khi đi đến tận cùng cuộc sống của Gurov. Và
sau tất cả, “người đàn bà có con chó nhỏ” đã giúp anh thoát khỏi cuộc sống ấy.
● Anna Xergeevna.
Anna Xergeevna – người dàn bà và con chó nhỏ - sống chung với một người
chồng mà nàng hay gọi là một người nô bộc với “cái dáng người dài ngoẵng, bộ
râu quai nón và cái trrán hơi bị hói có vẻ ngoan ngoãn, nhún nhường”. Nàng sống
với người chồng nhạt nhẽo ấy trong căn nhà với bức tường rào xám xịt vươn cao


mà ai nhìn cũng sợ hãi. Cuộc sống tù túng, ngột ngạt, và nàng chỉ muốn thoát khỏi
đó.
Và sau tất cả, Gurov đã giúp nàng thoát khỏi cuộc sống ấy. Họ có cảm tưởng
rằng “chính số mệnh đã tạo họ ra cho nhau, và không thể hiểu rằng làm sao mà
anh lại có vợ và nàng có chồng. Họ như hai con chim trời cùng đàn, một con
trống, một con mái, cùng bị bắt và nhốt vào hai cái lồng khác nhau. Họ tha thứ
cho nhau tất cả những gì trong quá khứ mà họ cảm thấy ngượng ngùng, tha thứ tất
cả những gì trong hiện tại và cảm thấy rằng mối tình này đã làm thay đổi hẳn cả
hai người.”
2.

Diễn biến tâm lý hai nhân vật chính
Đặc điểm không thể lẫn Chekhov với các nhà văn khác chính là diễn biến tâm

lý của nhân vật. Không chi tiết, phô ra lộ thiên dễ nhận biết, dễ hiểu như dòng cảm
xúc của nhân vật do Chekhov viết ẩn sau lớp từ tưởng chừng trung lập dửng dưng,
chậm chạp nhưng đầy ám ảnh. Bằng một lối kể với giọng điềm tĩnh, chậm rãi,
không phân tích, không bình luận, người kể đã đưa độc giả đến với một câu chuyện

đời thường trong cuộc sống hàng ngày.
Diễn biến tâm lý của hai nhân vật Gurov và Anna được nhà văn thể hiện
thông qua hành trình tìm kiếm hạnh phúc.
2.1 Gurov
Gurov là một nhà văn với một cuộc sống tẻ nhạt, anh sống trong cái thế giới
với một lớp mặt nạ giả tạo, những câu từ sáo rỗng cùng một người vợ học đòi, cáu
gắt và nhạt nhẽo. Chính vì thế Gurov luôn tìm kiếm những người đàn bà khác cùng
họ ân ái chớp nhoáng rồi đường ai nấy đi. Trong mắt Gurov đàn bà là người bình
thường, nhiều khuyết điểm dễ dàng rơi vào tay đàn ông vì thế Gurov cho rằng đàn
bà là “loài hạ đẳng”. Chỉ là một con mồi giữa thế giới mà chỉ cần khéo léo một
chút có thể đưa họ vào lưới tình thân xác, tinh thần một cách dễ dàng dẫu rằng


“bên cạnh phụ nữ thì anh lại cảm thấy thoải mái và biết phải nói gì, đối xử ra sao;
ngay cả những khi im lặng trước mặt họ, anh cũng cảm thấy mình nhẹ nhõm”.
Bằng lối viết không bộc lộ cảm xúc cùng khung cảnh, cảnh vật một màu tăm tối,
từng chi tiết về bãi biển, bầu trời đang trôi khiến người ta có cảm giác trì độn, mệt
nhoài, đã hé lộ một đời sống tinh thần nhàn hạ đầy chán chường của Gurov. Anh ta
mệt mỏi cuộc sống giả tạo thường ngày với những con người rỗng tuếch, chán cả
những người đàn bà quá dễ chinh phục bằng vài mánh lới nhỏ bé. Ta nhận thấy,
Gurov là một kẻ tự tin và ngạo mạn. Nhưng hơn hết, người đọc nhận ra Chekhov
rất tinh tế khi miêu tả tâm lý đàn ông theo cách rất hiện đại và thực tế rằng đàn ông
là loại sinh vật thích chinh phục. Vì thế, trong tình yêu lẫn trong cuộc sống, người
ta thường nói, đừng bao giờ để người đàn ông của bạn thỏa mãn.
Khi gặp “người đàn bà có con chó nhỏ” với cái cổ thanh thanh yếu ớt, đôi mắt
màu xám cùng “một cái gì tội nghiệp đáng thương”, Gurov cũng chỉ cho rằng đó là
một mối tình chớp nhoáng như bao lần khác. Anh tìm cách đưa cô gái này vào cái
bẫy giăng sẵn, chờ đợi con mồi bước vào. Anh cùng cô đi chơi, thưởng ngoạn
những tháng ngày ở đảo Yalta. Anh nhận ra ở cô có vẻ ngượng ngùng, rụt rè và lạc
lõng. Nó khác hẳn “những người đàn bà vô tư, tốt bụng, vui sướng vì tình yêu, cảm

ơn anh vì niềm hạnh phúc, cho dù là rất ngắn ngủi thôi mà anh đã mang lại”, về
những người không thành thật yêu anh, về một vài người đàn bà khác "xinh đẹp,
lạnh lùng, muốn đạt ở cuộc đời nhiều hơn khả năng cho phép của nó. Những
người này không còn trẻ trung nữa, họ đỏng đảnh, không biết suy đoán, ít thông
minh, cảm thấy mình đầy quyền lực”. Nhưng khi chỉ còn hai người, trước sự phản
đối, dằn vặt của người đàn bà ngoại tình, Gurov đã nhếch mép mệt mỏi. Anh ta cho
rằng đó chỉ là sự giả tạo: “Gurov cảm thấy tẻ nhạt khi nghe những lời đó, cái giọng
thơ ngây, cái bất ngờ tự thú không đúng lúc ấy như chọc tức anh, nếu không nhìn
thấy mắt nàng đẫm lệ thì đã có thể tưởng rằng nàng đang đùa hay đang đóng
kịch”. Nhưng rồi thời gian qua, đắm chìm trong tình cảm chân thật ấy, Gurov bắt


đầu nảy sinh cái cảm giác mông lung khó tả. Cho đến khi nàng về khi được tin
chồng bệnh nặng, Gurov lại trở về với cuộc sống hàng ngày với hai đứa con và
người vợ vô tâm không hiểu tâm ý của chồng.
Chia tay với ngừơi đàn bà có con chó nhỏ, Gurov trở lại cuộc sống ồn ào phù
phiếm ở Moskva với những khách sạn, câu lạc bộ, với những người bạn là luật sư
hay nghệ sỹ… nhưng anh không thể nào bắt nhịp trở lại với lối sống với không
gian đã rất quen thuộc của mình. Những dòng hồi ức, những kỷ niệm về mối tình
trên bãi biển Yalta cứ kéo anh ra khỏi cuộc sống hàng ngày: “Những hồi ức ngày
ấy càng thêm rõ nét… những lúc ấy tự nhiên trong ký ức anh bỗng sống lại tất cả.
Từ những câu truyện xảy ra trên bến tàu, ngoài bờ biển, đến với những buổi sáng
sớm mây mù trên núi cao, những con tàu từ Pheodoxia, những cái hôn… Anh đi đi
lại lại rất lâu vừa đi vừa hồi tưởng lại và mỉm cười…” Gurov dường như không
thể xác lập được cho mình một không gian xác thực, anh sống với những ký ức
những hình ảnh rất cụ thể về Anna: “Anh không phải nằm mơ thấy Anna
Xergeevna, mà là thấy nàng đi bên anh, nàng theo anh khắp mọi nơi như một cái
bóng. Nhắm nghiền mắt lại, anh thấy nàng ở trước mặt. Tối tối nàng như ngắm
nhìn anh từ chiếc tủ đứng đựng sách, từ phía lò sưởi, từ góc phòng; anh nghe thấy
hơi thở nàng, tiếng sống áo nàng sột soạt nhẹ nhàng, âu yếm…" Trong Gurov đồng

thời tồn tại hai cuộc sống. Hai cuộc sống ấy bất cứ lúc nào cũng có thể va chạm,
mâu thuẫn nhau. Qua cách nói ẩn dụ của Gurov ta hiểu được cái gì đang diễn ra
trong lòng anh: “Bây giờ là 3 độ trên 0, thế mà tuyết vẫn rơi. Nhưng cái ấm áp đó
chỉ có trên mặt đất thôi, còn ở trên tầng cao của bầu khí quyển thì nhiệt độ lại
hoàn toàn khác”. Đời sống hiện thực, không gian ngoại cảnh chỉ xuất hiện như là
cái cớ để mở rộng không gian bên trong nhân vật - không gian của những hồi ức và
kỷ niệm, không gian tâm trạng.


Gurov nhận ra hình bóng Anna không phai mờ. Nó vẩn vơ theo anh, dai dẳng,
cho đến khi anh nhận ra không thể sống thiếu cô. Cô trở thành một hình xăm
không thể xóa nhòa, một mạng nhện giăng mắc không thể thoát ra. Chekhov đã rất
khéo léo miêu tả tâm lý của nhân vật Gurov. Đầu tiên, lòng tự trọng của Gurov bị
tổn thương. Anh cảm thấy rằng, người đàn bà có con chó nhỏ ấy không hạnh phúc
khi ở cạnh mình. Anh không đem lại cho cô thứ cảm xúc mà bao lần người phụ nữ
khác đều đạt được: “Anh đối xử với nàng rất vội vã và chân thành, nhưng trong
cách đối xử ấy, trong cách âu yếm nàng vẫn có cái gì cười cợt ám ảnh, vẫn phần
nào có cái trịch thượng thô thiển ở một người đàn ông luôn được hưởng sung
sướng”.
Trở về Moskva, anh nghĩ rằng mình có thể quên được cô. Anh đi dự tiệc, đọc
báo, chở con đi học nhưng lúc ấy, trong đầu người đàn ông ấy chỉ tràn ngập kỷ
niệm của cô: “từ những chuyện xảy ra trên bến tàu, ngoài bờ biển, đến những buổi
sáng sớm mây mù trên núi cao, những con tàu từ Pheođoxia, những cái hôn… Tối
tối nàng như ngắm nhìn anh từ chiếc tủ đứng đựng sách, từ phía lò sưởi, từ góc
phòng: anh nghe thấy hơi thở nàng, tiếng xống áo nàng sột soạt nhẹ nhàng, âu
yếm. Đi ngoài phố, anh đưa mắt tìm kiếm xem có ai giống nàng không”. Khao khát
được hòa nhịp với người đàn bà ấy trở nên mãnh liệt hơn bao giờ hết, đến mức anh
bỏ qua tất cả để đến bên cô nơi thành phố X. Khi nhìn thấy bức hàng rào sắt xám
xịt dựng cao bao bọc lấy ngôi nhà cô đang ở như những định kiến và cuộc sống
đang vây quanh họ. Anh đã bất chấp tất cả để gặp cô. Cho đến khi gặp lại người

phụ nữ đó, anh nhận ra mình không thể đánh mất cô được. Gurov ôm chầm lấy cô:
“Thời gian trôi đi, anh làm quen với phụ nữ, gần gụi họ, rồi lại rời xa, nhưng chưa
bao giờ yêu, có tất cả mọi điều, duy chỉ có tình yêu là chưa đến. Chỉ đến bây giờ,
khi trên đầu anh tóc đã bắt đầu điểm bạc, anh mới yêu, yêu thực sự chân thành lần
đầu tiên trong cả đời mình”. Tâm lý dằn vặt, thay đổi, chóng vánh đầy hoang
mang của Gurov khiến ta thấy được những gì mà Chekhov muốn đề cập. Đàn ông


như kẻ viễn thị. Anh ta luôn muốn đi thật xa, nhìn thật nhiều, nhưng đến cuối cùng,
người làm anh ta thấy thỏa mãn nhất chính là trái tim người đàn bà mà anh ta đã
yêu điên cuồng, bản năng, không cân đo đong đếm những quy luật…
Ban đầu Gurov đến với Anna chỉ là tình cảm giống như bao mối tình khác của
anh nhưng khi xa Anna và trở về với cuộc sống thực tại, bức bối, tẻ nhạt thì những
ký ức đẹp về Anna khiến cho Gurov nhận ra rằng, chính Anna là người phụ nữ mà
anh cần và anh nhớ cô, muốn gặp cô thế nên anh quyết định đến X để gặp cô.
Khi gặp lại được Anna trong rạp hát, trái tim anh như thắt lại, anh bối rối,
gắng gượng, xúc động... Là một kẻ dày dạn trong tình trường, nhưng khi gặp được
người mình yêu thương chân thật thì cảm xúc của anh trở nên lóng ngóng vụng về.
Trái tim anh đập rộn ràng, tình yêu làm thức tỉnh trái tim khô cằn của anh. Còn
Anna, nàng thật sự bất ngờ khi gặp lại người đàn ông tưởng như không bao giờ gặp
lại nữa. Nàng ngạc nhiên, xúc động, lúng túng, bối rối, mọi điều đều được thể hiện
trong ánh mắt nàng, ánh mắt của một người đàn bà khao khát yêu thương và muốn
giãi bày nó với người trong tim.
2.2 Anna Xergeevna – Người đàn bà và con chó nhỏ.
Anna Xergeevna có thể xem là người phụ nữ điển hình, và Chekhov đã rất
khéo léo khi miêu tả tâm lý của người phụ nữ này, từ trạng thái chán chường, đến
khát vọng muốn nếm thử trái tim trái phép, tâm trạng day dứt dằn vặt khi ngoại
tình và cả những rung động sâu xa trong trái tim người phụ nữ khi tìm được tình
yêu đích thực. Người con gái chỉ được khắc họa qua góc nhìn của Gurov. Cô nhẹ
nhàng, trầm lắng, và chính sự nhẹ nhàng ấy làm nên nét đẹp của người phụ nữ đã

có chồng: “mới cách đây không lâu nàng còn đi học như đứa con gái anh, nhớ đến
những nét rụt rè ngượng ngập trong tiếng cười, trong cách nói chuyện của nàng
với một người lạ, chắc chắn đó là lần đầu tiên nàng sống một mình trong môi
trường như thế, nơi mọi người đều đi theo nàng, ngắm nhìn nàng, nói chuyện với


nàng để nhằm một mục đích bí hiểm mà nàng không thể không đoán ra được”.
Tâm lý của Anna khéo léo được bộc lộ qua những lời nhận xét tưởng chừng dễ
dàng bỏ qua bằng chất văn nhẹ nhàng dửng dưng của Chekhov. Sâu xa trong tâm
thức, nàng như bị đánh thức sau những tháng ngày chìm đắm trong cuộc sống
không màu sắc, vô vị bên người chồng làm công ăn lương của mình. Nàng khao
khát được chú ý, và dẫu ánh mắt ấy có soi mói hay nghi kị, nàng vẫn muốn mình
trở nên đẹp trước mắt đàn ông.
Những lần gặp gỡ với Gurov, tâm lý của Anna trở nên phức tạp, dằn vặt, trái
ngang và đau đớn. Một mặt, nàng đến với Gurov bằng tình yêu chân thực không
thể cản lại được. Mặt khác, nàng thấy xấu hổ khi ngoại tình. Lòng tự trọng của một
người phụ nữ không cho phép Gurov hạ thấp, bởi như vậy “anh đã là người đầu
tiên không tôn trọng tôi”. Nhưng rồi, khi tình cảm bắt đầu lấn át, nàng bắt đầu
hoảng loạn: “Tôi yêu một cuộc sống trong sạch, trung thực, tôi ghê tởm những điều
tội lỗi, chính tôi cũng không biết tôi đang làm điều gì. Những người dân thường
nói: bị ma quỷ lấy mất hồn. Giờ đây cũng có thể nói về mình rằng tôi đã bị ma quỷ
lấy mất hồn rồi”. Nhưng rồi, sau tất cả, tình cảm chân thực vẫn chiến thắng mọi
thứ.
Nàng bắt đầu bước vào thứ tình yêu vừa đam mê vừa đáng sợ, vừa nóng bỏng
ngây ngất, vừa tăm tối đen đặc. Gurov trở thành liều ma túy mà nàng đắm chìm
vào đó. Nàng thoát khỏi cuộc sống tù túng, để tìm đến tình yêu đích thực. Trong
dòng cảm xúc chân thực, Chekhov đã viết: “thế giới này vạn vật, trừ những cái mà
chúng ta tự suy tưởng và làm ra, đều đẹp đẽ, khi mà chúng ta quên hết những mục
đích cao siêu của cuộc sống, quên hết cái gọi là phẩm chất của con người mình.”
Và tình yêu, thứ gạt bỏ mọi quy luật và phẩm chất quy định sẵn cho con người,

chính là thứ đem lại tự do cho Anna.
Nhưng rồi nàng nhận được thư chồng báo tin rằng mắt anh ta bị đau nặng và
xin nàng về nhà càng sớm càng tốt. Anna Xergeevna ra điều vội vã. Nàng chia tay


Gurov trong tuyệt vọng, và cho rằng, đó là số mệnh. Anna đã yêu những gì đẹp
nhất, tuyệt vời nhất của Gurov. Như Gurov đã nghĩ: “Lúc nào nàng cũng gọi anh
là người nhân hậu, người cao thượng, phi thường... chắc là nàng tưởng tượng anh
là một người khác, không như thực chất của anh, và thế có nghĩa là anh đã lừa dối
nàng”.
Khi trở về bên người chồng của mình, nàng nhận ra mình bắt đầu khắc tạc
bóng hình Gurov trong trái tim. Sau lần gặp ấy Anna lúc nào cũng nghĩ về Gurov
và tưởng rằng sẽ không bao giờ có cơ hội gặp anh nữa. Khi gặp anh chàng ở buổi
kịch, nàng “đưa mắt nhìn anh và gương mặt nhợt nhạt tái hẳn đi. Nàng lại hoảng
sợ nhìn lại anh lần nữa, như không tin vào chính mắt mình, bàn tay nàng nắm chặt
lấy chiếc quạt và cặp kính nhòm: chắc nàng đang phải tự gắng sức lắm để khỏi
phải ngã ngất đi”. Nàng đã gào lên với Gurov rằng: “Lúc nào tôi cũng nghĩ đến
anh, sống bằng những hồi tưởng về anh. Tôi muốn quên đi, quên hết đi”.
Hành động, cử chỉ của Anna thể hiện tâm trạng khi nhìn thấy Gurov trong rạp
hát, sau bao ngày xa cách, tưởng chừng như không bao giờ gặp lại nữa bỗng nhiên
xuất hiện trước mặt nàng. Nàng ngạc nhiên, xúc động, lúng túng, bối rối, chân
dung nàng lúc này hiện rõ qua điểm nhìn của Gurov: “Nàng đưa mắt nhìn anh,
gương mặt tái nhợt hẳn đi. Nàng hoảng sợ nhìn anh lần nữa như không tin vào
chính mắt mình, bàn tay nắm lấy chiếc quạt và cặp kính nhòm”. Mọi chuyển biến
tâm trạng thể hiện qua ánh mắt của Anna “Nàng sợ hãi nhìn anh, ánh mắt như cầu
khẩn, như chan chứa yêu thương, nàng đăm đăm nhìn như để cố khắc sâu vào tâm
khảm những đường nét trên mặt anh”, ánh mắt của người đàn bà khao khát yêu
thương có nhu cầu được giãi bày đối với người mình yêu.
Tâm lý cả hai nhân vật cũng được nhà văn thể hiện qua không gian và thời
gian.



Về thời gian tâm lý: Diễn tả thời gian trôi đi thật nhanh trong tâm trạng của
Gurov khi những hồi ức về ngừơi đàn bà có con chó nhỏ và những kỷ niệm trên bãi
biển Yalta ngày càng rõ nét trong tâm trí anh: “hơn một tháng đã qua, những ngày
đông rét mướt nhất đã tới… mà anh tưởng như mới chia tay với Anna Xergeevna
ngày hôm qua”. Sự vận động của thời gian không tuân theo quy luật khách quan
mà theo quá trình phát triển tâm lý của con người như gắn với tâm trạng của nhân
vật, dòng thời gian quá khứ dần hoà làm một với dòng thời gian tương lai. Khi
những kỷ niệm về Anna Xergeevna còn rất rõ trong tâm trí của Gurov, thì trong
anh “dần dần những hồi ức trở thành mơ ước và quá khứ cũng dần hoà làm một
với những gì sẽ xảy ra trong tương lai”. Khoảng cách giữa hai bình diện thời gian
dường như đã bị xoá mờ trong nỗi nhớ mong khắc khoải và những khao khát tình
yêu hạnh phúc của nhân vật.
Về không gian tâm lý: Đây là kiểu không gian được tạo ra do dòng ý thức
của nhân vật, thường gắn với hồi ức, tưởng tượng, giấc mơ. Không gian này không
trùng với không gian khách quan, mà in dấu sâu sắc trong trạng thái tinh thần, đặc
điểm tính cách số phận của từng nhân vật cụ thể. Mọi sắc thái, mọi biểu hiện của
không gian ngoại cảnh thường được khúc xạ qua lăng kính chủ quan, thế giới nội
tâm của nhân vật. Nhân vật tự cảm nhận nó, nắm bắt và tự bộc lộ mình trong nó.
Nội tâm nhân vật còn được thể hiện qua hành động cử chỉ của nhân
vật, trong sự di chuyển điểm nhìn từ nhân vật này sang nhân vật kia. Gặp Anna ở
rạp hát “trái tim anh thắt lại”, Gurov bối rối, xúc động “anh bước gần đến nàng
nói giọng run run, miệng cười gắng gượng”. Tâm trạng xúc động ở người đàn ông
chai sạn trong yêu đương giờ đây bộc lộ ra từ những cử chỉ nét mặt thật lóng
ngóng vụng về. Trái tim anh giờ đây đập rộn ràng. Tình yêu của nàng đã làm thức
tỉnh trái tim khô cằn của anh “Lòng anh tràn ngập niềm thương cảm với cuộc đời


này, một cuộc đời ấm áp và xinh đẹp, ánh sáng cuộc đời anh”. Và rồi, sau tất cả

mọi thứ, tình yêu đích thực đã chiến thắng.
♦ Mối quan hệ giữa Gurov và Anna, giữa hai nhân vật với đọc giả:
Gurov và Anna là người tình của nhau, họ là những con người bình thường
trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng vì cuộc sống tẻ nhạt nên họ đã tìm đến nhau,
đối với gia đình thì họ là những kẻ bội bạc, họ đã ngoại tình và có những tình yêu
lẩn trốn, lừa dối mọi người.
Để miêu tả nét tâm lý chủ đạo Chekhov đã tạo ra mối quan hệ giữa nhân vật
với người đọc, mối quan hệ lưỡng trị vừa gián cách vừa hoà nhập. Tác giả gián
cách để phê phán nhân vật mặt khác truyện kể ấy gần gũi với nhân vật. Nhân vật
trong mối quan hệ với người kể chuyện cũng vừa là cái ở bên ngoài, vừa như cái
bên trong. Chính vì vậy tâm lý của nhân vật Chekhov là tâm lý của những con
người bình thường trong cuộc sống đời thường mà người đọc tìm thấy mình trong
đó. Nhưng mặt khác với thủ pháp nghịch dị phóng đại người đọc có lúc gián cách
với nhân vật, cười nhân vật nhưng rồi ngẫm lại nhân vật là một phần của chính
mình và tiếng cười trở thành chua xót. Soi chiếu vào tác phẩm “Người đàn bà có
con chó nhỏ” ta thấy rằng, người kể chuyện có lúc gián cách với nhân vật kể về
nhân vật Gurov bằng giọng điềm tĩnh thản nhiên: “Từ lâu Gurov đã ngoại tình,
ngoại tình luôn luôn, có lẽ vì vậy mà hầu như bao giờ anh cũng nói đến phụ nữ
bằng thái độ thù ghét khinh bỉ”. Nhưng có khi lại hoà với nhân vật để cảm thông
với nhân vật “Anh đang đi dến chỗ hẹn hò… một cuộc sống đầy những sự thật ước
lệ, giống hệt cuộc sống bạn bè và những người quen quanh anh; còn một cuộc
sống nữa thì lại càng lặng lẽ kín đáo, trôi qua…”.
Cả tác phẩm toát lên không khí vô cùng tẻ nhạt, bức bối trong cuộc sống của
hai nhân vật trên. Gurov chán nản với cuộc sống hiện tại của mình nên anh thường
có nhiều mối tình tầm thường và chóng vánh. Nhưng khi gặp Anna và chính tình


yêu chân thành của cô đã đánh thức con người Gurov, anh nhận ra cảm giác ghẻ
lạnh trong quá khứ của mình, nhận ra cuộc sống công thức tẻ nhạt, những mối tình
vô nghĩa trong đời anh.

Tâm trạng nhân vật là sự vận động theo khuynh hướng mơ hồ, xác định ý
thức sai lệch chuẩn mực của cuộc sống. Gurov ban đầu đến với Anna chỉ là một
trong những thử nghiệm, nhưng chính nhờ vào tình yêu chân thành của Anna đã
đánh thức trái tim khô cằn nơi anh “Họ cảm thấy chính số mệnh đã tạo họ ra cho
nhau” nhưng những ước mơ, khát khao về một cuộc sống khác thì họ chưa hình
dung ra, họ vẫn chưa biết sẽ phải làm gì dể thoát khỏi cảnh lẩn trốn lừa dối mọi
người.
Tác phẩm này ít miêu tả tâm lý nhân vật mà chỉ miêu tả tâm lý bằng những
đường nét chấm phá trong những thời điểm khác nhau, rải rác và lẻ tẻ trong toàn
văn bản nhưng lại giúp chúng ta hiểu họ từ bên trong, thấy được những tâm hồn ẩn
chứa sâu bên trong của họ. Nghệ thuật tái hiện nét tâm lý mang tính chủ đạo, đó là
sự khắc khoải, bức bối về thực tại và khát khao tìm kiếm tình yêu, đổi mới cuộc
đời của nhân vật. Tuy điều này thể hiện rất mơ hồ và mờ nhạt nhưng lại chưa bao
giờ ngưng lại mà luôn luôn vận động tiến về phía trước.
Diễn biến thời gian trôi đi thật nhanh trong tâm trạng Gurov khi hồi ức về
người đàn bà có con chó nhỏ, những kỉ niệm trên bãi biển Yalta càng ngày càng rõ
nét trong tâm trí anh. Khi những kỉ niệm về Anna còn rất rõ ràng trong Gurov thì
trong anh “dần dần những hồi ức trở thành mơ ước và quá khứ cũng dần hòa làm
một với những gì sẽ xảy ra trong tương lai”. Khoảng cách giữa hai bình diện thời
gian dường như bị xóa mờ trong nỗi nhớ mong khắc khoải và những khao khát tình
yêu của nhân vật.
Tâm lý của hai nhân vật chính Gurov và Anna trong tác phẩm được thể hiện ở
con đường đi tìm hạnh phúc của họ. Gurov ban đầu đến với Anna chỉ là tình cảm
giống như bao mối tình bãi biển khác mà anh ta từng trải qua, nhưng sau khi chia


tay Anna để trở về với thực tại bức bối tẻ nhạt hàng ngày thì những kí ức đẹp đẽ về
Anna ùa về tái hiện trong tâm trí anh, khiến anh nhận ra nàng chính là tình yêu duy
nhất của anh trong cuộc đời này, anh cần phải tìm nàng để nói ra thứ tình cảm
thiêng liêng tội lỗi này.

Truyện ngắn kết thúc khi Gurov và Anna bên nhau nhưng họ đều cảm nhận
rằng: “xa lắm mới đến ngày kết cục, và những gì rắc rối nhất, khó khăn nhất mới
chỉ vừa mới bắt đầu”. Thực tế cuộc sống không bao giờ rõ ràng, rành mạch, triệt
để trong tất cả mọi chuyện, nhất là tình yêu. Kết thúc mở, kết mà không hết chuyện
là sự khôn ngoan của nhà văn, nó sẽ đưa đọc giả vào quá trình đồng sáng tạo. Đọc
giả sẽ tự viết cho mình cái kết cuối cùng bằng những sự trải nghiệm của họ. Người
lãng mạn sẽ để cho tình yêu ấy sống mãi, vượt qua mọi ràng buộc và định kiến để
ở bên nhau. Người thực tế và nghiêm khắc sẽ không chấp nhận chuyện ngoại tình
nên những kết thúc khác nhau sẽ gợi lên sự tò mò, thú vị.
3. Nghệ thuật:
3.1. Người kể chuyện:
Người kể chuyện có lúc gián cách với nhân vật, kể về nhân vật Gurov bằng
một giọng kể bình thản điềm nhiên: “Từ lâu rồi Gurov đã ngoại tình, ngoại tình
luôn luôn, có lẽ vì vậy mà hầu như bao giờ anh cũng nói đến phụ nữ bằng thái độ
thù ghét, khinh bỉ”. Nhưng có khi lại hòa với nhân vật, cảm thông với nhân vật:
“một cuộc sống đầy những sự thật ước lệ, giống hệt cuộc sống bạn bè và những
người quen quanh anh, còn một cuộc sống nữa thì lại thì lại càng lặng lẽ kín đáo,
trôi qua”.
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
Chekhov ít miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật. Ông không dành những đoạn
dài miêu tả tỉ mỉ tâm lý như kiểu Dostoevsky, L. Tolstoy mà chỉ miêu tả tâm lý


bằng những nét chấm phá trong thời điểm khác nhau, rải rác lẻ tẻ trong toàn văn
bản. Trong truyện ngắn Chekov trước hết thể hiện ở nghệ thuật tái hiện nét tâm lý
chủ đạo. Nét tâm lý chủ đạo đó là sự khắc khoải, bức bối về thực tại và khát vọng
thay đổi thế giới của nhân vật. Và mạch ngầm tâm trạng không hoàn toàn vận động
rõ ràng mà mơ hồ nhưng luôn luôn vận động.
Trong truyện ngắn Người đàn bà có con chó nhỏ tâm lý được nhà văn miêu tả
ở các nhân vật Gurov và Anna thể hiện ở hành trình hai nhân vật tìm kiếm hạnh

phúc. Gurov ban đầu đến với Anna chỉ là tình cảm giống như bao mối tình bãi biển
khác mà anh ta đã trải qua nhưng sau khi xa Anna và trở về với cuộc sống thực tại
bức bối tẻ nhạt hàng ngày thì những ký ức đẹp về Anna đã khiến cho Gurov nhận
thức được rằng Anna là người phụ nữ mà anh cần và anh đã đến X để gặp nàng.
Ngoài ra để miêu tả nét tâm lý chủ đạo Chekhov đã tạo quan hệ giữa nhân vật
với người đọc, mối quan hệ lưỡng trị vừa gián cách vừa hoà nhâp. Tác giả gián
cách để phê phán nhân vật mặt khác truyện kể ấy gần gũi với nhân vật. Nhân vật
trong mối quan hệ với người kể chuyện cũng vừa là cái ở bên ngoài, vừa như cái
bên trong. Chính vì vậy tâm lý của nhân vật Chekhov là tâm lý của những con
người bình thường trong cuộc sống đời thường mà người đọc tìm thấy mình trong
đó.
Để thể hiện mạch ngầm tâm lý của nhân vật trong truyện Người đàn bà có con
chó nhỏ, Chekhov có sử dụng rất nhiều các phương tiện nghệ thuật như không gian
- thời gian, điểm nhìn trần thuật, lời văn gián tiếp…
3.3 Cảm hứng lãng mạn:
Có thể nói cảm hứng lãng được thể hiện xuyên suốt trong tác phẩm. Nó được
thể hiện thông qua ngôn ngữ, cử chỉ hành động của nhân vật Gurov và Anna. Hình
ảnh hai người đối thoại với nhau, đi dạo bãi biển cùng nhau đã tạo nên được một


khung cảnh lãng mạn. Nhưng ẩn chứa bên trong cái lãng mạn đó là một tâm trạng
phức tạp của hai con người, Gurov ban đầu đến với Anna chỉ là một trong những
thử nghiệm như bao mối tình bãi biển chóng vánh của anh, nhưng sau này nhờ tình
yêu chân thành của Anna đã đánh thức trái tim khô cằn nơi anh. Có thể nói tình yêu
trong họ là một tình yêu chân thành, trong sáng, một tình yêu đáng được trân trọng
và thông cảm .
Bên cạnh những cảm xúc lãng mạn từ hai nhân vật chính, Chekhov cũng đã
dùng phong cảnh thiên nhiên để nói lên cảm hứng lãng mạn. Một bãi biển xanh
mát với mặt nước tim tím màu hoa xiren mềm mại và ấm ấp, ánh trăng chiếu thành
từng dải vàng rực. Ông đã ưu đãi thiên nhiên dùng thiên nhiên để làm tôn lên

những hình ảnh đẹp đẽ của Gurov và Anna.
Ngoài ra, Chekhov đã dùng phong cảnh thiên nhiên như một phương tiện để
truyền đạt lại sự thay đổi trong ý thức của nhân vật và để nói lên những cảm xúc
của chính bản thân tác giả trước hiện thực của cuộc sống.
3.4 Bút pháp hiện thực:
Tác giả chọn những hình ảnh bình dị vốn không có ý nghĩa biểu trưng mà lại
gán cho nó ý nghĩa tinh thần, "hình ảnh bức rào sắc nhọn màu xám" ở trước cổng
nhà Anna là cái vật chất, còn hình ảnh Gurov điềm nhiên ăn dưa hấu là cái tinh
thần thể hiện sự cản trở của Gurov đến với nhau.
Mang tính ấn tượng và tượng trưng: Chekhov thấu hiểu được "chất bi kịch"
của những câu chuyện vụn vặt trong cuộc sống đời thường và dựng lên bức tranh
xã hội mang tính quy lực đầy sức ám ảnh và thuyết phục.
Tính tượng trưng trong truyện ngắn Chekhov thể hiện trong mối quan hệ giữa
tinh thần và vỏ vật chất. Tính tượng trưng là cái tinh thần trong vật chất nâng lên
thành biểu tượng và là một cái gì thần bí thiêng liêng mang tính bản thể.


Hình ảnh chiếc cầu thang, hình ảnh con tàu, sân ga... đều là những chi tiết
mang tính biểu tượng phản ánh sự bức bối của cuộc sống, sự cản trở ngăn cách tình
yêu và hạnh phúc của Anna và Gurov. Màu xám của hàng rào, phía cửa sổ tối sẫm
của căn phòng Gurov, tấm chăn xám... gợi lên không khí ảm đạm, tẻ nhạt, buồn
chán của cuộc sống.
Mang đậm tính tự sự. Người kể chuyện dẫn dắt người đọc thấu hiểu những sự
tẻ nhạt của cuộc sống mà các nhân vật trải qua, đồng thời bằng giọng điệu trữ tình,
những câu văn giàu nhạc tính nhà văn cho người đọc thấy khát vọng thay đổi cuộc
sống.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong từng thời điểm khác nhau, rải rác lẻ
tẻ trong toàn bộ văn bản. Miêu tả những con người trong cuộc sống hiện thực với
thủ pháp phóng đại, lạ hóa, tác phẩm của ông mang tính ấn tượng, tượng trưng.
3.5 Thông điệp mà tác giả gửi gắm

Trong truyện ngắn Người đàn bà và con chó nhỏ con người dường như bị cô
lập hoàn toàn vào sự tự nô lệ bản thân, cuộc sống của họ như bị lìa tách ra khỏi thế
giới xung quanh, họ không đủ sức để vượt qua những cản trở ấy để đến với nhau
để chia sẻ, thực hiện ước mơ của mình.
Tác phẩm thể hiện tâm trạng của nững người đang yêu và khát khao hạnh
phúc nhưng tương lai với họ là cái gì đó rất xa, sự vô tận của những điều tẻ nhạt,
vô vị trong cuộc sống, sự trói buộc cuộc đời các nhân vật trong cái không gian tù
túng, chật hẹp.
III. Tổng kết
Tác phẩm Người đàn bà và con chó nhỏ đã phản ánh được hiện thực nước
Nga thời kỳ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX đang sục sôi những biến cố lớn lao,
cuộc sống ngưng đọng bị lay động dữ dội và màn trời đen đặc bắt đầu hé sáng. Đã


thấy xuất hiện nhiều người không hài lòng với cuộc sống, trong số đó có cả những
người không phải chịu đựng một sự thiếu thốn nào về vật chất cả như nhân vật
Gurov và Anna trong truyện.
Cùng với L. Tolstoy, Chekhov đã đạt tới đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực phê
phán Nga. Tolstoy đã gọi ông là “một nghệ sĩ vô song, một nghệ sĩ của cuộc sống”,
“một Pushkin trong văn xuôi”. Chekhov đã có nhiều cống hiến lớn lao trong lĩnh
vực truyện ngắn và kịch.
Không kể ở Liên Xô, tác phẩm của Chekhov đã được in bằng 64 thứ tiếng
trong vòng 10 năm gần đây (1951 – 1961) riêng tuyển tập truyện của ông đã được
in tới 150 lần. Với một số lượng không nhiều, kịch Chekhov đã có một ý nghĩa rất
lớn đối với nền kịch thế giới và hiện nay vẫn còn được diễn ở nhiều nhà hát trên
khắp thế giới.
Ngôn ngữ của Chekhov rất trong sáng, Kalinin đã nói: “Tôi cho rằng không
có ai viết tốt hơn ông cả: ngắn gọn, cô đọng, rõ ràng, bằng một thứ tiếng Nga đẹp
đẽ, chân chính, sinh động… Tôi đã đọc Chekhov không biết bao nhiêu lần rồi mà
bây giờ vẫn cứ trở lại đọc ông. Đó là một trong những nhà nghệ thuật lớn nhất của

chúng ta”.
Trong cảnh hoàng hôn ảm đạm của nước Nga thời kỳ cuối thế kỷ, “một con
người rất Nga” (lời của L. Tolstoy), thông minh, trong sạch như pha lê, một nhà
nghệ thuật kỳ tài là Anton Chekhov đã dũng cảm đứng lên trên đám người xám xịt,
bất lực, phê phán lối sống tầm thường, ti tiện, ném thẳng vào mặt chính quyền
chuyên chế những lời phản kháng căm hờn và vững lòng tin tưởng vào ngày mai
tươi sáng của Tổ quốc.


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đỗ Hồng Chung, Nguyễn Kim Đính, Nguyễn Hải Hà, Hoàng Ngọc Hiến,
Nguyễn Trường Lịch, Huy Liên (1999), Lịch sử văn học Nga, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội.
2. Phạm Thị Phương (2013), Giáo trình văn học Nga, Nxb. ĐHSP, TP. HCM.
3. Nguyễn Thị Lệ Chi (2011), Luận văn thạc sĩ Những cách tân nghệ thuật của
Chekhov.
4. Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX (1978), Nxb. Giáo dục.
5. Anton Chekhov (2011), Truyện ngắn A. P. Chekhov, (Cao Xuân Hạo dịch), Nxb.
Hồng Đức, TP. HCM.
6. Tài liệu học tập văn học Nga.
Web:
1. />2. />3. />

DANH SÁCH NHÓM
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.

Phạm Thị Khánh Hoàng
Huỳnh Thị Mai
Lộ Châu Bích Phương
Lê Thị Thảo Quyên
Dương Thị Duy Thanh
Phạm Anh Tuấn
Cao Thanh Trúc
Nguyễn Lê Cẩm Tú
Nguyễn Thị Thùy Trang

1256010064
1256010094
1256010216
1256010146
1256010150
1256010200
1256020034
1256010202
1256010184


×