TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----------------------------------------------------
Teân tieåu luaän:
1
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
-----------------------------------------------------
Teân tieåu luaän:
2
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
Lời cảm ơn
Chúng tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến trường ĐH CÔNG NGHIỆP TP.HCM đã
tạo điều kiện cho chúng tôi học tập và nghiên cứu.
Chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy HUỲNH NGỌC BÍCH
người đã trực tiếp giảng giạy và hướng dẫn, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn tiểu luận của chúng tôi sẽ còn nhiều
thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và các bạn.
3
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
A. Lời mở đầu
Trong đời sống hàng ngày, đằng sau các hiện tượng muôn hình muôn vẻ, con
người dần nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ
đó hình thành nên khái niệm “quy luật’’. Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức,
khái niệm “quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ giữa các sự
vật và tính chỉnh thể của chúng.
Các quy luật của tự nhiên, của xã hội củng như của tư duy con người đều
mang tính khách quan. Con người không thể tự tạo ra hay tự ý xóa bỏ được quy luật mà
chỉ nhận thức và vận dụng nó trong thực tiễn.
Quy luật “từ những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại”
là 1 trong 3 quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận
động và phát triển. Nhận thức được quy luật này rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn
khi chúng ta xem xét các sự vật hiện tượng. Nếu nhận thức không đúng quy luật này sẽ
dẫn đến tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là phủ nhận sự tích lũy về lượng,
muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là khi chất đã biến đổi vượt quá giới
hạn độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất.
Nước ta đang quá độ lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển của CNTB, việc
nhận thức đúng đắn quy luật lượng-chất sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành
và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trong phạm vi của tiểu luận này, tôi xin được trình bày những cơ sở lý luận
chung về nội dung của quy luật lượng-chất, trên cơ sở đó rút ra quy luật thực tiễn của
việc nhận thưc quy luật này, sự vận dụng quy luật này để phát triển kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam.
Đối tượng cụ thể ở đây chúng tôi sẽ nghiên cứu về việc vận dụng các quy luật
trên vào hệ thống phát triển của ngân hàng SacomBank.
4
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
B. Nội dung
Phần thứ nhất: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
I. PHẠM TRÙ “CHẤT” VÀ “LƯỢNG”
Theo Arixtốt, “chất” là tất cả những gì có thể phân ra thành những bộ phận cấu
thành, còn “lượng” được phân thành hai loại: số lượng (là loại lượng mang tính rời rạc)
và đại lượng (là loại lượng mang tính liên tục). Ông cũng đạt được bước tiến đáng kể
trong việc nghiên cứu phạm trù “độ”, xem “độ” là cái thống nhất, cái không thể phân chia
giữa “chất” và “lượng”.
Quan điểm biện chứng về “chất” và “lượng” đạt được bước phát triển mới trong
triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học Hê ghen. Với quan điểm biện chứng,
Hêghen cho rằng chất phát triển từ “chất thuần túy” đến “chất được xác định”, chất phát
triển đến tột độ thì ra đời lượng. Lượng cũng không ngừng tiến hóa, “số lượng” là đỉnh
cao nhất trong sự tiến hóa của lượng. Hê ghen cũng xem xét tính độc lập tương đối giữa
sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong một khoảng nhất định, đó là cơ sở để hình
thành phạm trù “độ”.
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật và
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái
khác.
Thuộc tính là một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật, nó được bộc lộ ra
trong mối quan hệ qua lại với sự vật khác. Do vậy, để nhận thức được chất với tư cách là
sự tổng hợp tất cả các thuộc tính vốn có của nó, chúng ta phải nhận thức sự vật trong tổng
hợp các mối quan hệ có thể có giữa sự vật đó với sự vật khác.
Mỗi sự vật có muôn vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật cũng có một phức
hợp những đặc trưng về chất của mình, khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành một chất.
Điều đó cũng có nghĩa là mỗi sự vật có vô vàn chất. Cho nên khi diễn đạt tính không thể
tách rời giữa chất và sự vật cũng như tính nhiều chất của nó. Ph. Ăng ghen cho rằng,
những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có chất lượng, hơn nữa, những sự vật
5
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
có vô vàn chất lượng mới tồn tại. Mỗi sự vật có vô vàn thuộc tính. Các thuộc tính khác
nhau có vị trí không như nhau, trong đó, có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản.
Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật. Ở mỗi một sự vật chỉ
có một chất cơ bản, đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó quy định sự tồn tại hay
mất đi của bản thân sự vật
Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà
còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó.
Trong tự nhiên và trong xã hội có không ít sự vật, mà xét riêng về các yếu tố cấu thành,
chúng hoàn toàn đồng nhất, nhưng các sự vật đó lại khác nhau về chất. Việc nắm được
tính cấu trúc của sự vật cho phép hiểu được vì sao sự thay đổi hay mất đi của một số
thuộc tính này hay thuộc tính khác của sự vật nhưng không trực tiếp dẫn đến thay đổi
chất của nó. Chẳng hạn, ngày nay do tiến bộ khoa học – công nghệ, do đấu tranh của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động mà sự quản lý trực tiếp của nhà tư bản đối với
doanh nghiệp có xu hướng giảm, giai cấp tư sản ở một số nước thực hiện chủ trương cổ
phần hóa một bộ phận cho những người lao động, trung lưu hóa một bộ phận đáng kể dân
cư, nhưng chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất vẫn tồn tại,
quan hệ giữa tư bản với lao động vẫn là quan hệ bóc lột và bị bóc lột. Bởi vì, quan hệ
quản lý, quan hệ phân phối vẫn do quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất tư nhân tư bản chủ
nghĩa quy định. Có thể nói, tuy có một số thay đổi như nêu trên, nhưng ở các nước đó,
chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản. Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật
không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi những yếu tố cấu thành, nó còn phụ thuộc vào sự
thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó. Tính xác định về chất của một loại đối
tượng nào đó là tính như nhau của các đối tượng đó. Giữa các đối tượng thuộc cùng loại
có thể có sự khác nhau về lượng. Chúng có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, chúng có thể khác
nhau về thể tích, về đại lượng Như vậy ngoài tính quy định về chất, bất kỳ sự vật nào
cũng có tính quy định về lượng. Đối với các đối tượng cùng loại, lượng là cái nói lên mặt
đồng nhất giữa chúng. Trong thực tế, như trên đã đề cập, ngay các đối tượng cùng loại
cũng có nhiều thuộc tính không như nhau. Từ những đối tượng vốn rất đa dạng đó, muốn
6
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
tìm ra sự đồng nhất để từ đó đi đến ý niệm về lượng, đòi hỏi phải có sự trừu tượng hóa, tư
duy bỏ qua tất cả những sự khác nhau vốn có thật của các đối tượng cùng loại.
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật
về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật cũng
như các thuộc tính của nó. Lượng được thể hiện thành số lượng, đại lượng, trình độ, quy
mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển – tức là được thể hiện trong các thuộc tính
không gian, thời gian của các sự vật và hiện tượng. Lượng cũng mang tính khách quan,
con người không thể sáng tạo ra hay hủy bỏ được lượng của sự vật. Những đặc trưng về
lượng (đặc biệt là đại lượng) cũng được biểu hiện trong những mối quan hệ nhất định.
Trong thực tế có những thuộc tính về lượng của sự vật không thể biểu thị một cách
chính xác bằng số lượng hay đại lượng. Thí dụ, trình độ giác ngộ cách mạng, phẩm chất
tư cách đạo đức của một người Trong những trường hợp như thế, để có tri thức đúng đắn
về lượng phải có sự trừu tượng hóa cao với một phương pháp khoa học. Không chỉ chất
mà ngay cả thuộc tính về chất cũng có tính quy định về lượng. Do vậy, một sự vật có vô
vàn lượng.
II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG VÀ THAY
ĐỔI VỀ CHẤT
Bất kì sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt : lượng và chất. Chúng
gắn bó hữu cơ với nhau, quy định lẫn nhau trong đó lượng là cái thương xuyên biến đổi,
chất là cái tương đối ổn định, lượng biến đổi đến một mức độ nhất định sự vật chuyển
hóa, chất mới ra đời thay thế chất cũ,
Sự chuyển hoá cũng có thể diễn ra sau một quá trình tích luỹ những thay đổi về
lượng trong một khoảng giới hạn nhất định, mới dẫn tới sự thay đổi về chất.
Thí dụ : Trạng thái (“chất”) của nước tương ứng với nhiệt độ toC (“lượng”) của
nó. Trong khoảng OoC < toC < 100oC thì nước vẫn ở trạng thái lỏng (“chất cũ”). Chỉ khi
tới giới hạn toC = 100oC và tiếp tục cung cấp nhiệt lượng để duy trì nhiệt độ đó, nước
7
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
mới chuyển sang trạng thái hơi (“chất mới”). Khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi
về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật được gọi là độ.
– Độ là một phạm trù triết học, dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay
đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
Phạm trù độ cũng nói lên sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật. Trong thí dụ
trên, khoảng từ OoC đến 100oC là đo tồn tại của nước ở trạng thái lỏng. Tại điểm giới
hạn (trong thí dụ trên là OoC và 100oC). Độ tiếp tục biến đổi tới một giới hạn nhất định
để làm thay đổi về chất, sự thay đổi tại điểm tới hạn gọi là Điểm nút
– Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó, sự thay đổi
về lượng đủ để làm thay đổi về chất của sự vật.
Sự vật phát triển thông qua những độ khác nhau, do đó tạo thành một đường nút
của những quan hệ về độ trong quá trình phát triển. Tại điểm nút, sự thay đổi vế chất của
sự vật được gọi là bước nhảy.
– Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hoá về chất của sự
vật. Sự chuyển hoá được thực hiện là do sự thay đổi về lượng trước đó của sự vật gây ra.
Bước nhảy có thể là bước nhảy tiến bộ, cũng có thể là bước nhảy thoái bộ, tuỳ
theo sự tích luỹ về lượng trước đó trong các trường hợp cụ thể khác nhau.
Các hình thức của bước nhảy
Bước nhầy đột biến là bước nhảy thực hiện trong thời gian rất ngắn lamg thay đổi
chất của toàn bộ kết cấu sự vật.
VD: lượng uranium 235 đuợc tăng đên giới hạn nhất định sẽ tạo ra vụ nổ nguyên
tử.
Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ từng bước băng cách tích
lũy dân dần những nhân tố của chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi.
8
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
VD: Từ chất của một sinh viên sang chất của một cử nhân phải có quá trình tích
lũy kiến thức nâu dài suốt 4 năm.
Căn cứ vào các hình thức của bước nhẩy có bước nhày toàn bộ và bước nhảy cục
bộ.
Bước nhảy toàn bộ là bước nhẩy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt các yếu tố
cấu thành sự vật.
Bước nhảy cục bộ là bước nhảy thay đổi của những mặt những yếu tố riêng lẻ của
sự vật.
+ Sự tác động trở lại của chất đối với lượng. Khi chất mới ra đời, nó không tồn tại
một cách thụ động, mà có sự tác động trở lại đối với lượng, được biểu hiện ở chỗ, chất
mới sẽ tạo ra một lượng mới cho phù hợp với nó để có sự thống nhất mới giữa chất là
lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát triển
mới của lượng.
III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải chú ý tích lũy dẫn những thay đổi về
lượng, đồng thời phải biết thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín
muồi.
- Chống lại quan điểm tả khuynh: chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi
đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy.
- Chống lại quan điểm hữu khuynh: bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút
nhưng không thực hiện bước nhảy.
- Phải thấy được tính đa dạng của các bước nhảy, nhận thức được từng hình thức bước
nhảy, có thái độ ủng hộ bước nhảy, tạo mọi điều kiện cho bước nhảy được thực hiện một
cách kịp thời.
- Phải có thái độ khách quan và quyết tâm thực hiện bước nhảy khi hội đủ các điều kiện
chín muồi.
9
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
Phần thứ 2: VẬN DỤNG QUY LUẬT CHUYỂN HÓA “LƯỢNG - CHẤT” TRONG
VIỆC PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG SACOMBANK HIỆN NAY.
I.
Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng Sacombank.
1. Giới thiệu chung
▪ Loại hình: Doanh nghiệp cổ phần.
▪ Ngành nghề: Tài chính tiền tệ.
▪ Thành lập: 5.12.1991.
▪ Thành viên chủ chốt: Đặng Văn Thành – Chủ tịch hội đồng quản trị.
▪ Tổng số tài sản: 4494 tỷ đồng.
▪ Nhân viên: 6000.
▪ Chi nhánh: Trên 210 chi nhánh và phòng giao dịch.
2. Giai đoạn đầu (1991 -1998)
▪1991: Được thành lập tại TPHCM từ việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò
Vấp cùng với 3 hợp tác xã tín dụng là tân Bình, Thành Công và Lữ Gia.
▪1993: Là ngân hàng TMCP đầu tiên của TP.HCM khai trương chi nhánh tại Hà Nội, phát
hành kỳ phiếu có mục đích và thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh từ Hà Nội đi TP.HCM
và ngược lại.
▪1995: Tiến hành Đại hội đại biểu cổ đông cải tổ, đồng thời hoạch định chiến lược phát
triển đến năm 2010. Ông Đặng Văn Thành được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội đồng
quản trị Ngân hàng.
▪1996:Khởi đầu với số vốn điều lệ ban đầu vỏn vẹn 3 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động chủ
yếu xung quanh các quận vùng ven TPHCM với 1 hội sở và 3 chi nhánh. Với sáng kiến
pháthành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200000 đồng/cổ phiếu, vốn điều lệ của
10
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
Sacombank đã tăng từ 23 tỷ đồng lên71 tỷ đồng với gần 9000 cổ đông tham gia góp vốn,
qua đó bước đầu xác lập được năng lực tài chính đối với quá trình phát triển của Sacombank.
▪1997: Tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bànđể đưa vốn về nông thôn, góp phần
cải thiện đời sống của các hộ nông dân và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trong nền
kinh tế.
3. Giai đoạn 2 (1999 - 2010)
▪ 1999 – 2001:Vốn điều lệ từ 71 tỷ đồng tăng lên 190 tỷ đồng, nâng cấp trụ sở các chi
nhánh trực thuộc, mở rộng mạng lưới đến hơn 20 tỉnh thành và các vùng kinh tế trọng
điểm, đồng thời xác lập quan hệ với hơn 80 chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên khắp
thế giới. Đồng thời Sacombank trở thành thành viên của Hiệp Hội Viễn Thông Liên Ngân
Hàng toàn cầu (SWIFT),Visa và Master Card.
▪2001 – 2005: Với sự tham gia gópvốn của 3 cổ đông nước ngoài là các tổ chức tài chính
ngân hang mạnh trên thế giới và khu vực đã hỗ trợ Sacombank tiếp cận công nghệ tiên
tiến và kinh nghiệm quản trị điều hành hiện đại, chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
▪ 2006:Cổ phiếu của Sacombank được niêm yết trên trung tâm giaodịch chứng khoán
TPHCM. Đặc biệt trong giai đoạn 2000-2006, khi thị trường chứng khoán Việt Nam có
những bước phát triển mạnh mẽ, đây cũng là giai đoạn Sacombank bùng nổ phát triển về
vốn và các chi nhánh.
▪ 2008:
-
Tháng 11, thành lập công ty vàng bạc đá quý Sacombank – SBJ.
Tháng 12, là ngân hàng TMCP đầu tiên của VN khai trương chi nhánh tại Lào.
▪ 2009:Khai trương chi nhánh tại PhnômPênh, mở rộng mạng lưới tại khu vực Đông
Dương.
▪ 2010: Kết thúc thắng lợi các mục tiêu phát triển giai đoạn 2001 - 2010 với tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt 64%/năm.
11
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
4. Hiện nay
▪ Hiện nay, Sacombank có vốn điều lệlà 4.494 tỷ đồng, được coi là ngân hàng thương mại
cổ phần có vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất Việt Nam.
▪ Nâng cấp thành công hệ thống ngân hàng lõi (core banking) T24 từ phiên bản R8 lên
R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và tăng
cường sức cạnh tranh cho Sacombank.
▪ Trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam hiện nay, Sacombank là
một trong số các ngân hàng có quy mô tổng tài sản và mạng lưới lớn nhất. Theo số liệu
giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho thấy hiện nay Sacombank có
tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động ổn định, hiệu quả, tuân thủ đầy đủ các tỷ lệ bảo
đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của NHNN.
▪ NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước đối với Sacombank khẳng định: Đến
nay Sacombank vẫn đang tiếp tục hoạt động bình thường.
▪ Trong quý II/2012, Sacombank thu về hơn 530, 6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm
22,4% so với cùng kì năm ngoái. Lũy kế 6 tháng đầu năm, con số này là 1296,1tỷ đồng,
tăng gần 14% so với lũy kế cùng kì năm 2011.
12
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
Sự chuyển hóa về lượng trong ngân hàng Sacombank.
1. Chi nhánh:
A. Phát triển mạng lưới
II.
Chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 21/12/1991, Sacombank
xuất phát từ một ngân hang nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số
vốn điều lệ ban đầu 3 tỉ đồng và hoạt động chủyếu ở vùng ven Thành phố Hồ Chí
Minh.
Sau hơn 20 năm hoạt động, đến nay Sacombank đã trở thành Ngân hàng TMCP
lớn của Việt Nam với hơn 380 chi nhánh và văn phòng giao dịch tại 45/63 tỉnh thành
trong cản ước, phủ kín miền Tây, miền Đông Nam Bộ - Tây Nguyên và miền Trung.
Ngân hang đầu tiêu Việt Nam đầu tiên vươn phạm vi hoạt động ra thị trường quốc
tế: chi nhánh tại Lào (12/2008), chi nhánh tại Campuchia (6/2009).
Đã trang bị 660 máy ATM và 1.500 máy POS trên khắp thị trấn và đô thị trong cản
ước.
Có quan hệ đại lý với 10.339 đại lí thuộc 305 ngân hang tại 81quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới.
Mục tiêu đến năm 2020, mạng lưới của Sacombank dự kiến đạt khoảng 600 điểm
giao dịch, bao phủ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Ngoài các điểm giao dịch tại Lào và
Trung quốc, Sacombank còn mở rộng hoạt động sang Malaysia, Singapore, Mỹ, Úc,
Châu Âu và một số nước khác trong khu vực ASEAN.
B. Phát triển cơ sở vật chất và công nghệ:
Đầu tư hệ thống trụ sở các điểm giao dịch khang trang với trang thiết bị hiện đại,
xây dựng Trung tâm dữ liệu lớn và hiện đại nhất Việt Nam… nhằm đảm bảo quy mô
hoạt động và phát triển liên tục với mức độ sẵn sang và an toàn cao nhất cho ngân
hàng.
13
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
2. HOẠT ĐỘNG
A. Công nghiệp:
Sacombank góp vốn đầu tư vào thuy điện Alin: Đây là công trình thủy điện lớn thứ
hai tại khu vực Bắc Trung Bộ, mang ý nghĩa ghi nhận những đóng góp tích cực của Công
ty cổ phần Thủy điện Trường Phú, Sacombank cùng STI trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và của cả nước nói chung.
Ngày 30/7/2009, Sacombank và STI (Công ty thành viên Hợp tác chiến lược của Tập
đoàn Sacombank) đã ký kết cùng với Công ty cổ phần Trường Phú và Công ty cổ phần
Cơ Khí Xây Dựng Công Trình Thừa Thiên Huế (COXANO) thành lập Công ty cổ phần
Thủy điện Trường Phú với tổng vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Bên cạnh là chủ đầu tư dự án
Thủy điện Alin, Công ty cổ phần Thủy điện Trường Phú còn tham gia vào nhiều lĩnh vực
hoạt động có hiệu quả kinh tế cao như: khai thác đá, kinh doanh mộc mỹ nghệ, thủy điện,
kinh doanh xăng dầu, sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch, đầu tư khai thác cơ sở hạ
tầng….
B. Kinh doanh chứng khoán:
Ở khoản mục kinh doanh chứng khoán, Sacombank bị lỗ 105,6 tỷ đồng vào quý
III/2012, trong khi cùng kỳ năm ngoái, con số này lãi 7,2 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng kinh
doanh chứng khoán, Sacombank tiếp tục lỗ 20 tỷ đồng, giảm 3 lần so với mức lỗ 60,5 tỷ
đồng của cùng kỳ năm 2011.
Bên cạnh đó, mảng mua bán chứng khoán đầu tư cũng làm Sacombank bị âm 91,7
tỷ đồng trong quý III/2012, cùng kỳ năm ngoái, khoản mục này cũng lỗ 1,4 tỷ đồng. Lỗ
lũy kế 9 tháng về mua bán chứng khoán đầu tư tại Sacombank tăng lê nâm 131,8 tỷ đồng,
cao gấp 57,3 lần so với 9 tháng đầu năm 2011
C. Đầu tư giáo dục:
14
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
Không những tập trung nguồn lực để phát triển hoạtđộng chính về tài chính – ngân
hàng, NgânhàngSàiGònThươngTín (Sacombank) còn chú trọng đầu tư vào lĩnh vực giáo
dục nhằm góp phần thúc đẩy nền giáo dục của Việt Nam phát triển.
Tiếp nối sự hợp tác với City University of New York (CUNY) về các vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực cao cấp trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng vào tháng 1 vừa qua;
Sacombank tiếp tục ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Yersin Đà Lạt.
Theo đó, Sacombank góp vốn vào Trường Đại học Yersin Đà Lạt và trở thành cổ đông
chiến lược của Trường.
Theo thỏa thuận ký kết, Sacombank có chính sách hỗ trợ về công tác quản trị
chiến lược, quy trình, quy chế, xác lập quan hệ, chính sách tín dụng, cung cấp các dịch vụ
hỗ trợ về tài chính cho Trường Đại học Yersin Đà Lạt như cung cấp vốn để thực hiện
dựán và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và các ưu đãi khác đối với Trường . Cụ thể,
Sacombank hỗ trợ cho chương trình đầu tư xây dựng cơ sở mới của Trường tại khu vực
hồ Chiến Thắng – thành phố Đà Lạt với các hạng mục : làm đường từ ngã ba Nguyên Tử
Lực vào Trường; xây dựng khu văn phòng và giảng đường mới; xây dựng ký túc xá khép
kín cho sinh viên; xây dựng khu sân bãi tập thể dục thể thao ; xây dựng khu thí nghiệm
công nghệ sinh học. Ngoài ra, Sacombank còn giúp Trường thiết lập tiếp cận và quan hệ
với một số Trường Đại học của Anh Quốc và Hoa Kỳ để xúc tiến việc đào tạo theo các
chứng chỉ quốc tế và giải quyết đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp ; Cùng với Trường mở
ngành đào tạo tài chính – ngân hàng để đáp ứng nhu cầu nhân lực của Sacombank và của
xã hội; đồng thời có chính sách cấp học bổng cho sinh viên giỏi và sinh viên nghèo vượt
khó.
3. NHÂN SỰ
Kế hoạch nhân sự của ngân hang sacombank trong giai đoạn 2011-2015
Củng cố ý thức về vai trò trách nhiệm của từng cán bộ nhân viên đối với đơn vị
đang công tác. Đồng thời, sacombank cũng sẽ khuyến khích cán bộ nhân viên tự tin gánh
vác công việc.
15
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
Sacombank sẽ tập trung vào việc tuyển dung/ đào tạo để có thể bổ sung thêm 5000
nhân sự cho giai đoạn 2011-2015 (dự tính đến năm 2015, sacombank sẽ có 13000 nhân
sự)
III.
Sự chuyển hóa về chất trong ngân hàng Sacombank
1. Sự chuyển hóa 1
Sacombank là một ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất
nước. Bằng nhiều chiến lược phát triển, sản phẩm phong phú đa dạng, Sacombank đã
nhanh chóng trở thành Ngân hàng TMCP lớn của Việt Nam . Đồng thời nhìn nhận những
mặt yếu kém khi còn là ngân hàng nhỏ và tập trung khắc phục, điều chỉnh mọi mặt nhằm
đảm bảo nền móng vững chắc cho tiến trình hội nhập và phát triển trong thập niên tiếp
theo.
2. Sự chuyển hóa 2
Tuy đã trở thành Ngân hàng TMCP lớn của Việt Nam nhưng Sacombank vẫn
không ngừng đầu tư và phát triển
+ Tiến hành Đại hội đại biểu cổ đông cải tổ, thay đổi về mặt nhân sự, chiêu mộ
nhiều nhân tài
+ Đồng thời hoạch định chiến lược phát triển trong nhiều năm, đưa ra nhiều sản
phẩm đa dạng phục vụ tiêu dung
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đồng thời đầu tư ở các nước như Lào ,
Campuchia.... Đây được xem là bước ngoặt trong quá trình mở rộng mạng lưới của
Sacombank với mục tiêu tạo ra cầu nối trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tài chính của
khu vực Đông Dương. Không chỉ vậy, Nhờ vào sự hợp tác với nước ngoài mà
Sacombank đã sớm nhận được sự hỗ trợ về kinh nghiệm quản lý, công nghệ ngân hàng,
quản lý rủi ro, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực từ các cổ đông chiến lược nước
ngoài.
=> Qua 20 năm hoạt động và phát triển, Sacombank đã đạt số vốn điều lệ khoảng
9.179 tỷ đồng và trở thành ngân hàng TMCP hàng đầu ở Việt Nam với 366 điểm giao
dịch, trong đó có 67 Chi nhánh/Sở Giao dịch, 295 Phòng giao dịch và 01 tại Lào và 01
chi nhánh tại Campuchia (tính đến thời điểm 31/12/2010)
3. Sự chuyển hóa 3
16
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
Trong tình hình kinh tế thế giới gặp khó khăn, tình hình khủng hoảng nợ công
châu Âu diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu ,kinh
tế trong nước phải đối mặt với nhiều thách thức do lạm phát tăng cao và kinh tế vĩ mô
tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến động, Sacombank đã vấp phải không ít khó khăn. Trong quý
IV/2010 là lỗ 513 tỷ từ khoản góp vốn, lỗ 10 tỷ đồng từ việc mua bán chứng khoán.
Trong quý IV/2011, Sacombank lỗ 227 tỷ từ khoản góp vốn. Không chỉ vậy, một đại diện
của Ngân hàng Eximbank tuyên bố đã gom được 51% (bao gồm cả ủy quyền) và yêu cầu
bầu lại Hội Đồng Quản Trị khiến nội bộ Sacombank có sự thay đổi lớn. Trước tình hình
đó, Sacombank đã tiến hành một loạt các hoạt động như:
+ Quy cổ phần về một mối, mua lại cổ phiếu quỹ giá cao, lùi thời gian tiến
hành đại hội, yêu cầu nhân viên xin ủy quyền, và có thể chiêu tăng vốn sắp tới... nhằm
chống thâu tóm
+ Về tín dụng: Sacombank đã kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ khá
tốt, là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ
xấu thấp nhất hiện nay.
+ Về hoạt động dịch vụ :Ngoài các hoạt động dịch vụ truyền thống, dịch vụ
Internet banking đã được cải tiến và mang đến cho khách hàng một số tiện ích mới. Hoạt
động SSP được triển khai rộng rãi, đã góp phần tạo tư duy năng động và chuyên nghiệp
hơn về công tác bán hàng. Song song đó, tiếp tục đầu tư phát triển mảng dịch vụ thẻ nên
đã từng bước tăng tỷ trọng đóng góp vào tổng thu dịch vụ. Đồng thời, các sản phẩm
dịch vụ mới cũng đã chú trọng hướng đến các đối tượng khách hàng nội bộ là CBNV của
Ngân hàng và các Công ty thành viên Tập đoàn.
+ Về hoạt động kinh doanh ngoại hối: Nắm bắt cơ hội kinh doanh theo
diễn biến của thị trường, hoạt động KDNH đã đạt kết quả khả quan, tăng 163% so năm
trước, bằng 143% KH. Ngoài ra, các sản phẩm về KDNH cũng đã được đa dạng hóa,
cung cấp thêm tiện ích cho khách hàng; Các hoạt động tổ chức hội thảo dành cho các
doanh nghiệp, các nhà đầu tư đã hướng khách hàng quen dần với công cụ phái sinh trong
hoạt động đầu tư và quản trị rủi ro.
17
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
Tất cả các hoạt động trên giúp SAcombank dần dần vượt qua khó khăn, giữ vững danh
hiệu Ngân hàng TMCP lớn của Việt Nam.
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
Như vậy, Ngân hàng Sacombank đã tích lũy dần dần những thay đổi về lượng để
dẫn đến thay đổi về chất. Trong các lĩnh vực như qui mô và nhân sự. Ban đầu từ một
ngân hàng nhỏ, sau nhiều sự cố gắng thì qua 20 năm, Sacombank đã trở thành một ngân
hàng lớn của Việt Nam, ngoài ra còn có những chi nhánh ở các nước Đông Dương như
phần chi nhánh đã trình bày. Cơ sở vật chất ngày càng hiện đại hơn, đảm bảo cho việc
phục vụ thuận lợi và an toàn cho khách hàng. Đồng thời, Sacombank đã ra đời phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh nước ta lúc bấy giờ, vào năm 1991, khắc phục hậu quả của lạm
phát lên đến đỉnh điểm năm 86-88, thông tin liên lạc mở rộng, công nghiệp mới, các
ngành vận tải, du lịch, thương nghiệp dịch vụ cũng phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại
mở rộng theo hướng đa dạng, đa phương hóa. Đến năm 2008 Sacobank đã tang mức vốn
điều lệ lên 1.100 tỷ đồng và trở thành công ty chứng khoán có số vốn đầu tư lớn nhất
Việt Nam vào thời điểm đó. Đến năm 2010, Sacombank chính thức chuyển sang hoạt
động theo loại hình công ty cổ phần. Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng có bước nhảy khi
chưa thay đổi đến độ nhất định điều kiện chưa chin muồi, đây cũng là lí do giải thích cho
sự thua lỗ trong đầu tư chứng khoán. Cho nên trong công tác thực tiễn cần phải khắc
phục tư tưởng nôn nóng, không tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng thực hiện những
bước nhảy về chất. Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện
chứng giữa hai mặt chất và lượng, ví dụ về ngân hàng Sacmbank là một ví dụ điển hình.
Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thong qua bước
nhảy.
18
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
19
Tiểu luận Triết học
Nhóm 7
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu............................................................................................................... 4
Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận chung............................................................5
I.
II.
III.
Phạm trù chất là lượng...................................................................5
Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi
về chất............................................................................................7
Ý nghĩa phương pháp luận.............................................................9
Phần thứ hai: Vận dụng quy luật chuyển hóa “lượng – chất” trong việc phát triển hệ
thống ngân hàng Sacombank hiện nay...............................................10
I.
II.
III.
Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Sacombank.......10
1. Giới thiệu chung.......................................................................10
2. Giai đoạn đầu (1991-1998).......................................................10
3. Giai đoạn 2 (1999-2010)...........................................................11
4. Hiện nay...................................................................................12
Sự chuyển hóa về lượng trong ngân hàng Sacombank...................13
1. Chi nhánh.................................................................................13
A. Phát triển mạng lưới............................................................13
B. Phát triển cơ sở vật chất và công nghệ................................13
2. Hoạt động.................................................................................14
A. Công nghiệp........................................................................14
B. Kinh doanh chứng khoáng..................................................14
C. Đầu tư giáo dục...................................................................14
3. Nhân sự....................................................................................15
Sự chuyển hóa về chất trong ngân hàng Sacombank......................16
1. Sự chuyển hóa 1.......................................................................16
2. Sự chuyện hóa 2.......................................................................16
3. Sự chuyển hóa 3.......................................................................17
Phần thứ ba: Kết luận...............................................................................................
20