Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Báo cáo thực tập Ngành kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 37 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn......................................................................................................3
Lời nói đầu ....................................................................................................5
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.....................................................7
PHẦN I: Giới thiệu khái quát chung về tỉnh Đồng Nai ............................9
I. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và xã hội ................................................9
1. Vị trí địa lý .................................................................................................9
2. Tình hình dân số .......................................................................................10
3. Điều kiện tự nhiên và xã hội ....................................................................10
II. Thuận lợi và khó khăn ..........................................................................11
1. Thuận lợi ...................................................................................................11
2. Khó khăn ..................................................................................................12
PHẦN II: Nội dung phân tích ...................................................................13
I. Cơ sở lý luận chung về nghiên cứu thống kê dân số ............................13
1. Vai trò và sự cần thiết phải nghiên cứu thống kê dân số ..........................13
2. Ý nghĩa của thống kê dân số ....................................................................13
3. Nhiệm vụ của thống kê dân số .................................................................14
II. Phân tích cụ thể quy mô và cơ cấu dân số tỉnh Đồng Nai
năm 2009 .....................................................................................................14
1. Quy mô hộ và dân số ................................................................................14
2. Phân bố dân số và tỷ lệ tăng dân số theo đơn vị hành chính ....................18
3. Mật độ dân số ...........................................................................................19
4. Dân số thành thị và nông thôn ..................................................................22
5. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ..................................................................23
6. Hôn nhân ..................................................................................................28
7. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu ................................................................31


8. Dân số theo dân tộc và tôn giáo ...............................................................32
Trang 1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

Phần III: Kết luận và kiến nghị ................................................................35
I. Đánh giá chung .......................................................................................35
1.Thuận lợi ...................................................................................................35
2. Khó khăn ..................................................................................................35
II. Giải pháp và kiến nghị ..........................................................................36

Trang 2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

LỜI CẢM ƠN
-----˜˜---Kính thưa : Ban giám hiệu và quý thầy cô Trường Trung Cấp Thống

Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Trung Cấp Thống
Kê, chúng em đã được các thầy cô nhiệt tình chỉ bảo, dìu dắt và truyền đạt cho
chúng em những kiến thức cơ bản rất cần thiết. Đó chính là hành trang hết sức
quý báu và cần thiết cho chúng em bước vào đời để tạo dựng cho mình một
nghề nghiệp ổn định. Thời gian khóa học của chúng em đã sắp kết thúc, từ sâu
thẳm đáy lòng chúng em xin gởi đến quý thầy cô lời chúc sức khỏe, hạnh phúc

và lời tri ân chân thành.
Cũng qua đây chúng em xin cảm ơn cô Đỗ Thị Kim Linh đã giúp đỡ
nhóm chúng em rất nhiều, cô đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho việc tìm hiểu,
tham khảo tài liệu và phân tích, giúp nhóm chúng em hoàn thành tốt chuyên
đề này.
Thời gian hai tháng thực tập là khoảng thời gian rất hữu ích cho công
việc của chúng em sau này, đây cũng chính là cơ hội để chúng em được đi sâu,
tiếp xúc và cọ sát thực tế, biết vận dụng và kết hợp giữa lý thuyết với thực
hành, từ đó chúng em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu. Nhưng
với vốn kiến thức còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ nên trong quá trình thực tập và
viết chuyên đề này chắc chắn sẽ còn những thiếu sót, kính mong quý thầy cô
góp ý kiến để chuyên đề báo cáo của nhóm chúng em được hoàn chỉnh hơn.

Trang 3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn và và kính chúc quý thầy cô
nhà trường luôn dồi dào sức khỏe để luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
và còn giúp đỡ, hướng dẫn cho nhiều thế hệ sau./.
Biên Hòa, ngày 15 tháng 5 năm 2011
Nhóm thực tập

Trang 4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

LỜI NÓI ĐẦU
Dân số là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất, không
những ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là những nước đang
phát triển. Dân số vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng, vì vậy
quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng của dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phương nào đó. Do
đó, muốn điều tiết được dân số trước hết ta phải tìm hiểu, nắm bắt được quy
mô và cơ cấu dân số.
Phân tích thống kê quy mô và cơ cấu dân số nói chung, hay phân tích
thống kê quy mô, cơ cấu dân số tỉnh Đồng Nai nói riêng là chức năng không
thể thiếu và có vai trò quan trọng trong công tác kiểm tra, tổ chức và quản lý
tình hình dân số cũng như tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Thông tin từ kết
quả phân tích thống kê quy mô, cơ cấu dân số cho phép các cấp, các nghành
quản lý có những hướng quyết định đúng đắn, từ đó có những chiến lược phát
triển phù hợp với điều kiện kinh tế, góp phần ổn định an sinh xã hội của tỉnh.
Từ những nhận thức trên, và những kiến thức được trang bị ở trường và
qua thời gian thực tập nhóm chúng em đã chọn đề tài: “ Phân tích thống kê
quy mô và cơ cấu dân số tỉnh Đồng Nai năm 2009 ” để làm đề tài nhằm kết
thúc quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp để kết thúc khóa học.
Đồng thời nó giúp chúng em có cơ hội hiểu hơn về dân số của tỉnh Đồng Nai.
Đề tài này được hoàn thành là nhờ sự nổ lực của nhóm chúng em và sự
hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo Trường Trung Cấp Thống Kê. Tuy
nhiên do vốn kiến thức còn hạn chế cho nên việc viết đề tài không khỏi những
thiếu sót.
Trang 5



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

Vì vậy chúng em rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài
này được hoàn thiện hơn, giúp chúng em có kiến thức vững vàng để bước vào
công việc thực tế.

Trang 6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
1. Biểu 2.1: Số lượng và tỷ lệ tăng số hộ, 1989-2009
2. Biểu 2.2: Tỷ trọng hộ theo số người trong hộ và đơn vị hành chính,
2009
3. Biểu 2.3: Dân số chia theo giới tính và thành thị nông thôn, 2009
4. Biểu 2.4: Quy mô dân số và tỷ lệ tăng số, 1979-2009
5. Biểu 2.5: Dân số và tỷ lệ tăng dân số chia theo thành thị nông thôn và
đơn vị hành chính, năm 1999-2009
6. Biểu 2.6: Phân bố phần trăm diện tích đất, dân số và mật độ dân số chia
theo đơn vị hành chính, 2009
7. Biểu đồ 1: Phân bổ phần trăm diện tích đất
8. Biểu đồ 2: Phân bổ phần trăm dân số
9. Biểu 2.7: Mật độ dân số chia theo huyện, thị xã, thành phố, 1999 và
2009
10. Biểu 2.8: Tỷ lệ dân số thành thị năm 1999, 2009 và tỷ lệ tăng dân số

bình quân năm thời kỳ 1999-2009 theo thành thị và nông thôn
11. Hình 2.1: Tháp dân số tỉnh Đồng Nai 1999, 2009
12. Biểu 2.9: Phân bổ phần trăm dân số theo giới tính và tỷ số giới tính
chia theo nhóm tuổi, 2009
13. Biểu 2.10: Tỷ lệ phụ thuộc, 1989-2009
14. Biểu 2.11: Tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi, 15-64 tuổi, 65 tuổi trở lên và
chỉ số già hóa, 1989-2009
15. Biểu 2.12: Tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng hôn
nhân, nhóm tuổi, giới tính và thành thị, nông thôn, 2009
16. Biểu 2.13: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu, phần trăm đã từng kết hôn,
chia theo giới tính và nhóm tuổi, 1989-2009

Trang 7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

17. Biểu 2.14: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu, chia theo giới tính và thành
thị, nông thôn, 2009
18. Biểu 2.15: Dân số và phân bổ phần trăm dân số theo dân tộc,
1999-2009
19. Biểu 2.16: Dân số và phân bổ phần trăm dân số theo tôn giáo,
1999-2009

Trang 8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH ĐỒNG NAI
I. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên và xã hội
1. Vị trí địa lý
Đồng Nai thuộc miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
phía nam, cách trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh 30km hướng về đông bắc.
Diện tích tự nhiên của tỉnh Đồng Nai là 5904km 2 ( bằng 1,16% diện tích của
cả nước và bằng 19.4% của cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam). Đồng Nai
nằm ở tọa độ 10030’ đến 11034’57” vĩ Bắc và 106045’30” đến 107035’ kinh
Đông.
Đồng Nai có địa hình trung du chuyển tiếp từ vùng cao nguyên Nam
Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình
trên 100m so với mặt nước biển và giảm dần từ Đông Bắc sang Tây Bắc.
Đồng Nai có những điều kiện thuận lợi về tự nhiên ( như đất đai, nguồn
nước…) để phát triển kinh tế xã hội.
a). Địa giới hành chính
Đồng Nai giáp với năm tỉnh, thành phố là:
+ Phía Tây giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn
hóa, khoa học, kỹ thuật lớn của cả nước.
+ Phía Nam giáp với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi có khu công nghiệp
dầu khí lớn, thủy hải sản phong phú và có khu du lịch biển khá lý tưởng bốn
mùa nhộn nhịp khách ra vào.
+ Phía Đông giáp với tỉnh Bình Thuận và Đông Bắc giáp tỉnh Lâm
Đồng là những địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế và đăc biệt có
những điểm du lịch nổi tiếng như: Đà Lạt, Mũi Né.
+ Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh có
nền kinh tế phát triển mạnh với cơ sở hạ tầng và nhiều khu công nghiệp đã và

đang được hình thành.
Trang 9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

b). Đơn vị hành chính
Từ ngày giải phóng đến nay, sau nhiều lần chia tách và điều chỉnh địa
giới hành chính, hiện tại Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính gồm:
+ Thành phố Biên Hòa là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa của tỉnh.
+ Thị xã Long Khánh và 9 huyện là: Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán,
Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Thành, Nhơn Trạch.
2). Tình hình dân số
Theo cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 thì dân số toàn tỉnh
hiện nay là 2.486.154 người ( Dân số nam là 1.232.279 người, dân số nữ là
1.254.875 người ), trong đó dân số thành thị chiếm 33.17%. Đồng Nai hiện có
40 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 91,4%. Về tôn giáo
thì Thiên Chúa giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính chiếm gần 60% dân số.
3). Điều kiện tự nhiên
Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
hằng năm trung bình từ 23,90C đến 290C thấp hơn so với mức trung bình của
vùng nhiệt đới (260C – 300C). Số giờ nắng trung bình 4 đến 9,5 giờ/ngày, 2500
đến 2860 giờ/năm, số giờ nắng cao nhất trong mùa khô không vượt quá 11,5
giờ/ngày.
Tổng số ngày mưa trong năm từ 120 đến 170 ngày ( tiêu chuẩn vùng
nhiệt đới là 150 đến 160 ngày ), với lượng mưa trong năm 1500mm đến
2750mm, lớn nhất vùng Đông Nam Bộ, phân bố lượng mưa ở Đồng Nai giảm
dần từ Bắc xuống Nam, Tây sang Đông. Độ ẩm trung bình hằng năm từ 80

đến 82%. Trong mùa khô độ ẩm thấp hơn trong mùa mưa khoảng 10 đến 12%,
độ ẩm giữa các vùng trong tỉnh có khác nhau nhưng mức độ chênh lệch không
lớn.
a). Tài nguyên khoáng sản
Có nhiều loại và có trữ lượng khai thác đáng kể nhất là vật liệu xây
dựng, có nguồn nước dồi dào ( sông Đồng Nai ) và có nguồn nước ngầm đủ để
cung cấp phục vụ sinh hoạt và sản xuất công nghiệp cho cả vùng.

Trang 10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

Mạng lưới sông ngòi khá chằng chịt với hơn 60 sông lớn nhỏ, có trên 23
hồ nước trong đó hồ chứa nước lớn nhất là hồ Trị An.
Diện tích rừng của tỉnh khá lớn, hiện nay có gần 180.000 ha trong đó
vườn quốc gia Nam Cát Tiên là 38.000 ha.
b). Tài nguyên đất
Do địa hình đa dạng nên cấu tạo đất ở Đồng Nai cũng rất đa dạng, hội tụ
gần đủ các loại đất ở Việt Nam, bao gồm 10 loại đất chính như: đất đỏ bazan,
đất xám,… và còn nhiều loại đất khác.
II. Thuận lợi và khó khăn
1). Thuận lợi
Đồng Nai có địa hình địa chất thuận lợi cho việc phát triển nhiều khu,
cụm công nghiệp, hiện nay Đồng Nai là một địa phương có nhiều khu công
nghiệp tập trung lớn, trong đó có một số khu công nghiệp khá hoàn chỉnh về
cơ sở hạ tầng như: Khu công nghiệp Amata, khu công nghiệp Biên Hòa II…,
năng lực sản xuất công nghiệp khá lớn với nhiều nghành nghề đa dạng, phong

phú.
Đồng Nai có điều kiện khí hậu ôn hòa, ít ảnh hưởng của thiên tai bão
lụt, đất đai khá màu mỡ nên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt
là phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày ( như đậu,
bắp… ), cây công nghiệp, dài ngày ( như cà phê, tiêu, điều, cao su…) và các
loại cây ăn trái đặc sản nổi tiếng (như bưởi Tân Triều, sầu riêng, chôm
chôm...).
Đồng Nai có tiềm năng khá lớn để phát triển du lịch đặc biệt là du lịch
sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiên, môi trường hấp dẫn như: du lịch
miệt vườn, du lịch trên sông, du lịch leo núi, du lịch thác. Đồng Nai là vùng có
nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị đã góp phần
cho hoạt động ở Đồng Nai càng thêm phong phú.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn tương đối phát
triển, có hệ thống đường quốc lộ và hệ thống đường liên tỉnh khá phát triển, có
tuyến đường sắt Bắc Nam ngang qua, có sân bay quân sự Biên Hòa, có hệ
Trang 11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

thống cảng sông, cảng biển phát triển với năng lực hoạt động khá lớn. Ngoài
ra trong tương lai khi sân bay quốc tế Long Thành xây dựng xong và đi vào
hoạt động sẽ tạo ra thuận lợi khá lớn trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và
khu vực phía Nam.
Đồng Nai có nguồn nhân lực khá dồi dào, phần lớn là lực lượng lao
động trẻ có trình độ khá cao từ mọi miền đất nước hội tụ về để công tác và lập
nghiệp, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.

Những thuận lợi đó đã và đang được Đảng, nhà nước và các cấp lãnh
đạo vận dụng và phát huy cao độ trrong công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh nhà.
2). Khó khăn
Ngoài những thuận lợi đã nêu trên thì nền kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng
Nai còn nhiều hạn chế như công nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công
nghiệp nặng và kỹ thuật cao vẫn còn ít.
Nông nghiệp vẫn còn hạn chế, sản lượng lẫn chất lượng không ổn định,
chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào canh tác và trồng trọt.
Tại những vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí còn thấp gây nên những tệ
nạn xã hội và ngày càng có xu hướng gia tăng đã ảnh hưởng đến môi trường
sống và sinh hoạt của người dân.
Tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của
tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc khá nhiều vào sự tác động của ngoại
cảnh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương còn thiếu sự đồng bộ. Trong
đó dân số luôn có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế thị trường. Vì vậy khắc
phục những hạn chế do dân số là một bài toán khó đối với Đảng và nhà nước
ta hiện nay.

Trang 12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

PHẦN II
NỘI DUNG PHÂN TÍCH
I. Cơ sở lý luận chung về nghiên cứu thống kê dân số
Trước khi đi vào phân tích thống kê quy mô và cơ cấu dân số tỉnh Đồng

Nai năm 2009, nhóm chúng em đã đưa ra một số nội dung về vai trò, nhiệm vụ
và ý nghĩa của thống kê dân số như sau:
1). Vai trò và sự cần thiết phải nghiên cứu thống kê dân số
− Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng của xã
hội, vì vậy quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng và chất lượng dân số có ảnh hưởng lớn
đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong một thời kỳ
nhất định.
− Các quá trình dân số có liên quan chặt chẽ chịu ảnh hưởng và chịu tác
động đến quá trình phát triển kinh tế không chỉ trong phạm vi của mỗi quốc
gia mà còn cả ở phạm vi quốc tế. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay khi dân số
ngày một đông thì quy mô, cơ cấu và tốc độ gia tăng dân số đã đặt ra vấn đề
rất nghiêm trọng đe dọa đến quá trình phát triển, an sinh xã hội của nhiều quốc
gia.
− Sự tăng trưởng kinh tế xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó con
người là yếu tố quyết định. Do đó, thống kê dân số cố thể cung cấp thông tin,
số liệu cho việc dự báo và hoạch định các chính sách, các chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội.
− Ở nước ta Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển dân số
và đưa ra nhiều chính sách, biện pháp điều tiết tốc độ tăng dân số. Trong
những năm qua chúng ta luôn coi trọng việc giảm tốc độ gia tăng dân số, đồng
thời nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực với chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2). Ý nghĩa của thống kê dân số

Trang 13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh


Vì có những vai trò nêu như trên nên việc thống kê dân số có những ý
nghĩa quan trọng như:
− Thống kê dân số là căn cứ để xác định kế hoạch ngắn hạn, dài hạn
trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kế
hoạch hóa gia đình nói riêng.
− Thống kê dân số phục vụ trực tiếp cho công việc điều hành, chỉ đạo
và quản lý nền kinh tế, an sinh xã hội.
− Thống kê dân số phục vụ cho việc phân bổ dân cư trên các địa bàn và
xây dựng trên các vùng kinh tế mới.
− Thống kê dân số làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội cho từng thời kỳ.
3). Nhiệm vụ của thống kê dân số
Mục tiêu cao nhất của xã hội loài người là phát triển. Để phát triển
nhanh cần có các điều kiện như: Khoa học – kỹ thuật, tài nguyên, nguồn nhân
lực cao, trong đó dân số có tác động lớn đến sự phát triển.
Nhiệm vụ của thống kê dân số là:
+ Quan sát, phân tích, nghiên cứu sự biến động và sự phân bố dân số.
+ Nghiên cứu cơ cấu dân số, sự phát triển và dực báo dân số.
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh quá trình tái sản xuất dân số.
II. Phân tích cụ thể quy mô và cơ cấu dân số tỉnh Đồng Nai năm 2009
Trong cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, các nhân khẩu thực
tế thường trú được điều tra theo hộ. Hộ bao gồm một người ăn ở riêng hoặc
một nhóm người ở chung, ăn chung. Nguyên tắc cơ bản của cuộc tổng điều tra
là mỗi người có và chỉ có một nơi thực tế thường trú. Tuy nhiên, có những
nhân khẩu đặc thù sống tập trung ở một số nơi tại thời điểm điều tra không
được điều tra tại hộ. Có những quy định riêng để điều tra các nhân khẩu thuộc
lực lượng quân đội, công an và cán bộ ngoại giao của Việt Nam cùng nhân
thân của họ đang sống và làm việc tại nước ngoài, họ không được tính là thành
viên của hộ nhưng vẫn được điều tra trong cuộc tổng điều tra.

1). Quy mô hộ và dân số hộ
Trang 14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

1.1). Quy mô hộ
a). BIỂU 2.1: SỐ LƯỢNG VÀ TỶ LỆ TĂNG SỐ HỘ 1999 – 2009

Thời điểm Tổng

Tốc độ tăng

Số lượng hộ

Tỷ lệ tăng dân số

(%)
điều tra
1/4/1999
409.621
42,6
1/4/2009
642.772
56,9
Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ TĐTDS 1999, 2009

hằng năm (%)

3,6
4,6

Theo kết quả Tổng điều tra, vào ngày 01 tháng 4 năm 2009 toàn tỉnh có
642 nghìn hộ, tăng 233 nghìn hộ so với năm 1999, tăng 56,9%. Trong thời kỳ
1999 – 2009, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm về số hộ là 4,6% và tăng 1% so
với thời kỳ 1989 – 1999.
b). BIỂU 2.2: TỶ TRỌNG HỘ THEO SỐ NGƯỜI TRONG HỘ VÀ ĐƠN VỊ
HÀNH CHÍNH, 2009
Phần trăm theo quy mô hộ

Số
người

Đơn vị hành chính

1

2–4

1–4

5–6

7+

Người Người Người Người Người
(A)
Tỉnh Đồng Nai
Thành thị

Nông thôn
Chia theo huyện
Thành phố Biên Hòa
Thị xã Long Khánh
Huyện Tân Phú
Huyện Vĩnh Cửu
Huyện Định Quán
Huyện Trảng Bom
Huyện Thống Nhất
Huyện Cẩm Mỹ

bình
quân

(1)
8,04
10,06
6,98

(2)
61,2
63,3
60,1

(3)
69,3
73,4
67,1

(4)

23,9
20,2
25,9

(5)
6,8
6,5
7,0

một hộ
(6)
3,9
3,7
4,0

10,74
6,74
5,78
7,04
6,17
7,81
4,89
4,33

64,4
61,1
57,1
63,5
57,1
57,7

52,2
55,2

75,2
67,8
62,9
70,6
63,3
65,5
57,1
59,5

18,7
25,8
29,2
24,0
28,9
25,0
32,8
32,3

6,1
6,3
7,9
5,5
7,9
9,5
10,1
8,1


3,6
4,0
4,1
3,8
4,1
4,0
4,4
4,3
Trang 15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

Huyện Long Thành
8,64
65,2
73,8
Huyện Xuân Lộc
5,49
57,7
63,2
Huyện Nhơn Trạch
9,19
66,8
76,0
Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ TĐTDS 2009

20,9

29,9
19,2

5,3
6,9
4,8

3,7
4,1
3,6

Biểu 2.2 trình bày tỷ trọng hộ theo số người trong hộ và quy mô hộ
trung bình chia theo đơn vị hành chính. Số người bình quân/hộ năm 2009 là
3,9 giảm 1 người so với năm 1999. Khác biệt về quy mô hộ trung bình của
thành thị và nông thôn là không đáng kể, tương ứng 3,7 và 4,0 người. Một số
huyện có số người bình quân một hộ cao hơn bình quân của tỉnh như: Thống
Nhất (4,4 người), Cẩm Mỹ (4,3 người), Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc (4,1
người); Ngược lại một số huyện có nhiều khu công nghiệp, tập trung nhiều
dân di cư thì có số người bình quân hộ thấp như Biên Hòa, Nhơn Trạch (3,6
người), Long Thành (3,7 người), Vĩnh Cửu (3,8 người).
Số liệu ở biểu 2.2 cho thấy, trên phạm vi toàn tỉnh cũng như ở các
huyện, thị xã, thành phố, số hộ một người ( hộ độc thân ) và hộ có từ bảy
người trở lên đều chiếm tỷ trọng thấp. Quy mô gia đình nhỏ ( hộ có 4 người
trở xuống ) là hiện tượng phổ biến hiện nay (69,3%), nhất là khu vực thành thị
(73,4%). Quy mô gia đình nhỏ còn tập trung ở các huyện có nhiều dân nhập
cư như Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu ( trên 70%).
1.2). Quy mô dân số

a). BIỂU 2.3: DÂN SỐ CHIA THEO GIỚI TÍNH VÀ THÀNH THỊ NÔNG THÔN,
2009

Đơn vị tính: người
Đơn vị hành
chính
(A)
Tỉnh Đồng Nai
Thành thị
Nông thôn

Tổng số
(1)
2.486.154
824.823
1.661.331

Chia ra
Nam
(2)
1.231.279
399.524
831.755

Nữ
(3)
1.254.875
425.299
829.576
Trang 16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ TĐTDS 2009
Tổng dân số của tỉnh Đồng Nai vào lúc 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009
là 2.486.154 người. Như vậy, Đồng Nai là tỉnh đông dân đứng thứ năm sau TP
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An. Số người sống ở khu vực thành
thị là 824.823 người, chiếm 33,2%, và số người sống ở khu vực nông thôn là
1.661.311 người chiếm 66,8% tổng dân số. Dân số nam là 1.231.279 người
chiếm 49,6% và nữ là 1.254.875 người chiếm 50,4% tổng dân số.
b). BIỂU 2.4: QUY MÔ DÂN SỐ VÀ TỶ LỆ TĂNG DÂN SỐ, 1979 – 2009

Năm

Dân số ( nghìn người )

Tỷ lệ tăng bình quân

hàng năm (%)
1979
1.036
1989
1.543
4,1
1999
1.991
2,6
2009
2.486
2,2

Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ TĐTDS 1979, 1989, 1999, 2009
Số liệu ở Biểu 2.4 cho thấy, từ năm 1999 dân số tỉnh Đồng Nai tăng
thêm 495 nghìn người, bình quân mỗi năm tăng 50 nghìn người. Tỷ lệ tăng
dân số bình quân năm ( gọi tắt là tỷ lệ tăng dân số ) trong thời kỳ giữa hai cuộc
Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009 là 2,2% năm; Đây là thời kỳ có tỷ lệ
tăng dân số thấp trong vòng 30 năm qua. Tỷ lệ này thời kỳ 1979 và 1989 là
4,1% năm, thời kỳ 1989 và 1999 là 2,6% năm.
2. Phân bố dân số và tỷ lệ tăng dân số theo đơn vị hành chính
BIỂU 2.5: DÂN SỐ VÀ TỶ LỆ TĂNG DÂN SỐ CHIA THEO THÀNH THỊ
VÀ NÔNG THÔN VÀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, NĂM 1999 – 2009
Đơn vị hành chính và
thành thị, nông thôn
(A)

Dân số ( người )
1999
(1)

Tỷ lệ tăng dân số
bình quân năm

2009

thời kỳ

(2)

1999 - 2009
(3)
Trang 17



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

Tỉnh Đồng Nai
1.990.678
2.486.154
Thành thị
602.704
824.823
Nông thôn
1.387.974
1.661.331
Chia theo huyện
Thành phố Biên Hòa
466.945
701.194
Thị xã Long Khánh
124.647
130.704
Huyện Tân Phú
160.942
155.926
Huyện Vĩnh Cửu
98.377
124.912
Huyện Định Quán
198.247

191.340
Huyện Trảng Bom
174.443
245.729
Huyện Thống Nhất
139.775
146.932
Huyện Cẩm Mỹ
140.498
137.870
Huyện Long Thành
187.966
287.744
Huyện Xuân Lộc
193.961
205.547
Huyện Nhơn Trạch
104.877
158.256
Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ TĐTDS 2009

2,2
3,2
1,8
4,1
0,5
-0,3
2,4
-0,4
3,5

0,5
-0,2
4,4
0,6
4,2

Số liệu ở Biểu 2.5 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm thời kỳ
1999 và 2009 ở khu vực thành thị là 3,2% năm tăng 1,4% năm so với khu vực
nông thôn. Huyện có tỷ lệ tăng dân số bình quân năm cao nhất tập trung ở
Long Thành (4,4%/năm ), Nhơn Trạch (4,2%/năm ), Biên Hòa (4,1%/năm ),
Trảng Bom (3,5%/năm ). Điều này có thể cho thấy rằng các huyện này có tốc
độ nhập cư thấp hơn. Ngược lại, một số huyện có sự di chuyển dân số trong 10
năm qua thể hiện ở chỗ tỷ lệ tăng dân số bình quân năm âm (-) như: Huyện
Tân Phú, Định Quán, Cẩm Mỹ.
3. Mật độ dân số
Với mật độ dân số 421 người/km2, Đồng Nai là một trong những tỉnh có
mật độ dân số cao trong cả nước. So với cả nước, Đồng Nai có mật độ dân số
cao hơn 162 người/km2; so với vùng Đông Nam Bộ, Đồng Nai đứng sau
Thành Phố Hồ Chí Minh 3.399 người/km 2, Bình Dương 550 người/km 2, Bà
Rịa – Vũng Tàu 501 người/km2.
a). BIỂU 2.6: PHÂN BỐ PHẦN TRĂM DIỆN TÍCH ĐẤT, DÂN SỐ VÀ
MẬT ĐỘ DÂN SỐ CHIA THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, 2009
Đơn vị hành chính

Diện tích (%)

Dân số (%)

Mật độ dân số
Trang 18



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

(A)
(1)
Tỉnh Đồng Nai
100,0
Thành phố Biên Hòa
2,6
Thị xã Long Khánh
3,2
Huyện Tân Phú
13,1
Huyện Vĩnh Cửu
18,5
Huyện Định Quán
16,5
Huyện Trảng Bom
5,5
Huyện Thống Nhất
4,2
Huyện Cẩm Mỹ
7,9
Huyện Long Thành
9,1
Huyện Xuân Lộc
12,3
Huyện Nhơn Trạch
7,0

Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ TĐTDS 2009

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

(2)
100,0
28,2
5,3
6,3
5,0
7,7
9,9
5,9
5,5
11,6
8,3
6,4

(người/km2)
(3)
421
4.525
681
201
114
197
759
594
294
534

283
385

Biểu 2.6 cho thấy rõ nét hơn sự tập trung dân số ở một địa phương.
Thành phố Biên Hòa, với số lượng dân số lớn nhất tỉnh, chỉ cư trú 3% diện
tích toàn tỉnh. Mật độ dân số của thành phố Biên Hòa cao nhất tỉnh với mật độ
dân số 4.525 người/km2, tiếp theo là huyện Trảng Bom, với mật độ dân số 759
người/km2, thị xã Long Khánh với mật độ dân số 681 người/km2, huyện Thống
Nhất với mật độ dân số 594 người/km 2. Bốn địa phương này tập trung 49%
dân số toàn tỉnh nhưng chỉ chiếm 16% diện tích lãnh thổ. Ngược lại, các
huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc có 27% số dân nhưng sống
trên 60% diện tích lãnh thổ. Mật độ dân số của các huyện này thấp hơn bình
quân toàn tỉnh chỉ từ dưới 290 người/km2.
Dựa vào số liệu Biểu 2.6 ta có biểu đồ như sau:
Đơn vị tính:%

Trang 19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

Biểu đồ 1: Phân bổ phần trăm diện tích đất

Biểu đồ 2: Phân bổ phần trăm dân số
b). BIỂU 2.7: MẬT ĐỘ DÂN SỐ CHIA THEO HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH
PHỐ, 1999 VÀ 2009

Số TT

1
2
3
4
5

Tên đơn vị hành chính
Toàn tỉnh
Thành phố Biên Hòa
Thị xã Long Khánh
Huyện Tân Phú
Huyện Vĩnh Cửu
Huyện Định Quán

Mật độ dân số (người/km2)
1999
2009
338
421
3.019
4.252
639
681
208
201
90
114
205
197
Trang 20



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

6
Huyện Trảng Bom
7
Huyện Thống Nhất
8
Huyện Cẩm Mỹ
9
Huyện Long Thành
10
Huyện Xuân Lộc
11
Huyện Nhơn Trạch
Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ TĐTDS 1999, 2009

535
565
300
351
267
255

759
594
294

534
283
385

Biểu 2.7 trình bày mật độ dân số chia theo huyện, thị xã, thành phố năm
1999 và năm 2009. Qua 10 năm, mật độ dân số Đồng Nai tăng thêm 83
người /km 2. Trong đó thành phố Biên Hòa có tốc độ tăng cao nhất là 1.506
người/km2, kế đến là huyện Trảng Bom 224 người/km2, huyện Long Thành
183 người/km2, huyện Nhơn Trạch 130 người/km2. Điều đó cho thấy, các
huyện này trong 10 năm qua có tốc độ dân nhập cư tương đối cao. Ngược lại,
các huyện Tân Phú, Định Quán, Cẩm Mỹ có mật độ dân số giảm tương ứng
(-7 người/km2, -8 người/km2, -6 người/km2), cho thấy có sự di chuyển của dân
số từ huyện này đi đến huyện khác trong 10 năm qua.
4. Dân số thành thị và nông thôn
Cơ cấu dân số chia theo thành thị và nông thôn là chỉ tiêu khá quan
trọng, nó gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình đô thị hóa.
Đồng Nai là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nên đã thu hút đông đảo lực
lượng lao động đến làm việc, làm cho dân số của tỉnh Đồng Nai không ngừng
gia tăng, hiện tượng di dân từ nông thôn lên thành thị cũng góp phần làm tăng
tỷ lệ dân số ở thành thị và các thị trấn.
BIỂU 2.8: TỶ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ NĂM 1999, 2009 VÀ TỶ LỆ
TĂNG DÂN SỐ BÌNH QUÂN NĂM THỜI KỲ 1999 – 2009 THEO THÀNH
THỊ VÀ NÔNG THÔN
Tỷ lệ tăng dân số bình quân
Tỷ lệ dân số thành thị (%)

Năm thời kỳ 1999 – 2009
(%)

(A)

Toàn tỉnh

1999
(1)
30,3

2009
(2)
33,2

Thành thị
(3)
3,2

Nông thôn
(4)
1,8
Trang 21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ TĐTDS 1999,2009
Biểu 2.8 cho thấy, đến nay đã có 33,2% dân số sống ở khu vực thành
thị, tăng 2,9% so với năm 1999. Trong thời kỳ 1999 – 2009, tỷ lệ tăng bình
quân hàng năm của dân số thành thị là 3,2% năm, trong khu vực nông thôn chỉ
có 1,8% năm. Giữa hai cuộc Tổng điều tra dân số năm 1999 và 2009, dân số
toàn tỉnh đã tăng lên 495 nghìn người; Trong đó, thành thị tăng thêm 222

nghìn người ( chiếm 45%), nông thôn tăng thêm 273 nghìn người ( chiếm
55%).
5. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi phản ánh bức tranh tổng quát
về mức sinh, mức chết và tốc độ tăng dân số của các thế hệ sinh cho đến thời
điểm Tổng điều tra ngày 01 tháng 4 năm 2009. Một công cụ hữu ích để mô tả
cơ cấu dân số theo giới tính và nhóm tuổi là tháp dân số, hay còn gọi là tháp
dân số.
Do mức sinh gần đây đã giảm đáng kể trong khi tuổi thọ trung bình
ngày càng tăng đã làm cho dân số tỉnh Đồng Nai có xu hướng lão hóa với tỷ
trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng. Sự hẹp ba thanh ở
đáy tháp tuổi ở cả nam và nữ chứng tỏ rằng mức sinh của dân số tỉnh Đồng
Nai giảm liên tục.

Trang 22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

a).HÌNH 2.1: THÁP DÂN SỐ TỈNH ĐỒNG NAI 1999, 2009

Trang 23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh


Tháp dân số năm 2009 cũng cho thấy, các thanh từ 15-19 đến 55-59 tuổi
đối với cả nam và nữ đã “nở ra” khá đều, điều này chứng tỏ:
− Tỷ trọng phụ nữ bước vào độ tuổi có khả năng sinh đẻ ngày càng
tăng, đặc biệt là nhóm phụ nữ 20-24 tuổi, nhóm tuổi có tỷ suất mắn đẻ cao.
− Số người bước vào tuổi lao động tăng nhanh.
− Số người nhập cư vào Đồng Nai tăng trong những năm qua nhất là ở
nhóm tuổi từ 15-19 đến 25-19.
b). BIỂU 2.9: PHÂN BỔ PHẦN TRĂM DÂN SỐ THEO GIỚI TÍNH VÀ TỶ
SỐ GIỚI TÍNH CHIA THEO NHÓM TUỔI NĂM 2009
Nhóm tuổi

Tổng số

Nam

(A)
(1)
(2)
Tổng số
100,0
100,0
0-4
8,4
8,8
5-9
7,9
8,2
10-14
8,3
8,6

15-19
10,6
10,8
20-24
11,3
11,0
25-29
10,0
9,9
30-34
8,4
8,5
35-39
7,9
8,2
40-44
7,0
7,2
45-49
6,1
6,1
50-54
4,8
4,7
55-59
2,9
2,7
60-64
1,8
1,9

65-69
1,4
1,7
70-74
1,3
1,6
75-79
1,0
1,2
80-84
0,6
0,7
85+
0,5
0,6
Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ TĐTDS 2009

Nữ
(3)
100,0
7,9
7,5
7,9
10,5
11,5
10,1
8,2
7,6
6,9
6,1

4,8
3,0
1,9
1,7
1,6
1,2
0,7
0,6

Tỷ số giới
tính
(4)
98,1
109,5
107,3
106,7
100,8
93,8
95,8
101,5
105,5
101,8
97,4
94,6
87,5
79,1
68,3
60,6
68,5
63,0

49,2

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi còn được sử dụng để tính tỷ số phụ thuộc,
một số chỉ tiêu biểu thị gánh nặng của dân số trong độ tuổi lao động. Chỉ tiêu
này phản ánh sự tác động mức độ sinh và mức độ chết đến cơ cấu tuổi và lực
lượng lao động. Tỷ lệ phụ thuộc chung biểu thị phần trăm số người dưới 15
Trang 24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Đỗ Thị Kim Linh

tuổi (0-14) và từ 65 tuổi trở lên trên 100 người ở nhóm tuổi 15-64. Biểu 2.10
phản ánh tỷ lệ phụ thuộc của dân số tỉnh Đồng Nai qua ba kỳ Tổng điều tra
dân số năm 1989, 1999, 2009.
c). BIỂU 2.10: TỶ SỐ PHỤ THUỘC, 1989-2009
Đơn vị tính: %
1989

1999

2009

Tỷ lệ phụ thuộc trẻ em(0-14)
71,1
54,8
Tỷ lệ phụ thuộc người già (65+)
6,3
7,2

Tỷ lệ phụ thuộc chung
77,4
62,0
Nguồn: Kết quả điều tra toàn bộ TĐTTDS 1989, 1999, 2009

34,7
6,8
41,5

Số liệu cho thấy, tỷ lệ phụ thuộc chung giảm nhanh qua các năm. Theo
kết quả của hai cuộc Tổng điều tra gần đây, sau 10 năm, tỷ lệ phụ thuộc chung
giảm từ 77,4% (năm 1989) xuống 62% ( năm 1999). Đến năm 2009 tỷ lệ này
tiếp tục giảm còn 42%. Sự giảm này hoàn toàn là do giảm tỷ lệ sinh dẫn đến tỷ
lệ phụ thuộc trẻ em giảm. Điều đó một lần nữa khẳng định mức sinh của tỉnh
Đồng Nai liên tục giảm trong 20 năm qua. Đồng thời, chứng tỏ gánh nặng của
dân số trong độ tuổi có khả năng lao động của tỉnh Đồng Nai ngày càng được
giảm đi.

d). BIỂU 2.11: TỶ TRỌNG DÂN SỐ DƯỚI 15 TUỔI, 15-64 TUỔI, 65 TUỔI
TRỞ LÊN VÀ CHỈ SỐ GIÀ HÓA, 1989-2009
Đơn vị tính: %
1989

1999

2009
Trang 25



×