Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

sóng âm ô nhiễm tiếng ồn âm thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.46 KB, 22 trang )

10

TRƯỜNG ĐHCN TP HCM CƠ SỞ ĐÀO TẠO MIỀN TRUNG
KHOA: CÔNG NGHÊ
………………………..

Môn: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ VÀ TIẾNG ỒN
Đề tài: SÓNG ÂM-Ô NHIỄM TIẾNG ỒN- ÂM THANH

Quảng Ngãi,Tháng 10/2015

Contents
1


10

Chương 6: SÓNG ÂM HỌC
1.Âm và nguồn âm
1.1.Âm-Sóng âm
Âm Là những sóng truyền trong các môi trường khí, lỏng rắn khi đến tai sẽ làm màng nhi
dao động gây ra cảm giác âm. Sóng này gọi gọi là sóng âm.
-Sóng âm: là những sóng cơ truyền trong các môi trường khí, lỏng rắn
-tần số của âm cũng là tần số âm.
1. 2.Nguồn âm
-Những vật dao động và phát ra âm thanh gọi là nguồn âm.
-Tần số của âm phát ra bằng tần số dao đọng của nguồn âm
Ví dụ: dây đàn, mặt trống
-Vật dao động làm cho lớp không khí bên cạnh lần lượt bị nén rồi dãn. Không khí bị nén
hay bị dãn làm xuất hiện lực đàn hồi khiến cho dao động đó được truyền cho các phần tư
khí ở xa. Dao động được truyền đi trong không khí tạo thành sóng âm.


-sóng âm truyền qua không khí, lọt vào tai, gặp màng nhi tác dụng lên màng nhi làm cho
nó dao động. Dao động của màng nhi truyền đến dây thần kinh thính giác làm cho ta có
cảm giác về âm.
-cảm giác về âm phụ thuộc vào nguồn âm và tai người nghe
-Tai người có thể nhận thấy âm có tần số trong khoảng 16-20000Hz
-Những âm có tần số >20000 Hz họi là siêu âm
-Những âm có tần số <16Hz gọi là hạ âm.
Phân biệt các loại sóng âm
Hạ âm
Sóng âm
Siêu âm
F<16Hz
16Hz<=f<=20000Hz
f>20000Hz
Tai con người không cảm Tai con người cảm nhận Tai con người không cảm
2


10
nhận được
được
nhận được
Một số loài như: voi,chim Tiếng nói, loa, nhạc cụ, Một số loài vật: dơi, dế, cào
bồ câu
động cơ
cào, chó, cá heo
Đặc điểm sóng âm.
Quá trình truyền âm cũng là quá trình làm lan truyền dao động âm. Quá trình truyền âm
là một quá trình sóng.
-Môi trường truyền âm.

-Sóng âm là những sóng cơ truyền trong môi trường khí lỏng rắn
-Sóng âm không truyền không được trong chân không..
-Trong chất khí và chất lỏng sóng âm là sóng dọc
- Trong chất rắn, sóng âm gồm sóng dọc và sóng ngang.
Vận tốc truyền âm:sóng âm truyền trong mỗi môi trường với một vận tốc hoàn toàn xác
định
-Thường thì tốc độ truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng và trong chất khí
-Trong mỗi môi trường đồng tính thì âm truyền đi với tốc độ không đổi
-Khi sóng âm truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số (và do đó chu kỳ)
của sóng không đổi
-Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào tính chất của môi trường (bản chất, tính đàn hồi, mật độ,
nhiệt độ, ..). Nói chung tốc độ âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng
lớn hơn trong chất khí: vrắn > vlỏng > vkhí.
Xác định vận tốc truyền âm: V=λ/t=λ.f
Một số ví dụ về vận tốc truyền âm.
Môi trường truyền âm
+Không khí( t=0oC)
+Không khí( t= 25oC)
+Hydro( t=0oC)
+Nước, nước biển(t=15oC)
+Sắt
Xét về tốc độ Vkhí3

Vận tốc truyền âm
331m/s
346m/s
1280m/s
1500m/s
5850m/s



10

2.Những đặc trưng vật lý của sóng âm
2.1.Tần số âm: là số dao động trong một đơn vị thời gian
Là đặc trưng vật lý quan trọng của âm
Năng lượng âm: cũng như các sóng cơ khác, sóng âm mang năng lượng tỷ lệ với bình
phương biên độ sóng. Năng lượng đó đượctruyền đi tứ nguồn âm đến tai ta
2.2. Cường độ âm và mức cường độ âm.
Cường độ âm I tại một điểm là đại lượng đo bằng năng lượng mà sóng âm truyền qua
một đơn vị diện tích tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng một dơn vị thời gian.
. - Công thức tính

Trong đó I là cường độ âm tại điểm đang xét
-Gọi W là lượng năng lượng mà sóng âm này tải qua S trong t giây thì cường độ âm tại
tâm đối xứng của S là.
-diện tích S.
-Đơn vị cường độ âm kí hiệu W/m2.
Hay
Trong đó P là công suất của nguồn âm, S là diện tích miền truyền âm
Khi âm truyền trong không gian thì
Đơn vị : P(W), S(m2), I(W/m2).
-Khi cường độ âm tăng lên 10n thì cảm giác về độ to chủa âm chỉ tăng lên n lần. Vì vậy
để đặc trưng cho cảm giác về độ to của âm đối với tai con người ta đưa ra định nghia về
mức cường độ âm.
Mức cường độ âm L là đâị lượng đếo sánh độ to cuả âm nghe được có cường độ I với độ
to của âm chuẩn I0 ,
Cường độ âm chuẩn Io được lấy bằng 10 - 12 W/m2
4



10
theo công thức

Người ta thường dùng ước đơn vị của B là đề xi ben (dB) : 1 B = 10 dB.

Hay
Trong đó L là mức cường độ âm tại điểm đang xét, đơn vị là ben (B)
Các nguồn âm cần lưu ý
Nguồn âm
Ngưỡng nghe
Lá rơi tieemgs thì thầm cách 1m
Vườn vắng vẻ, phòng im lặng
Tiếng động ttrong phòng
Nhạc nhẹ, tiếng ồn trong nhà ở
Tiếng nói chuyện cách 1m, trong cưa hàng lớn
Tiếng ồn ngoài phố
Tiếng sấm sét
Máy bay phản lực cất cánh, ngưỡng đau

L(dB)
0
10
20
30
40
60
90
120

130

2.3. Âm cơ bản và họa âm.
Một âm khi phát ra được tổng hợp từ một âm cơ bản và các âm khác gọi là họa âm
Âm cơ bản có tần số f, gọi là âm cơ bản hay họa âm thứ nhất, các âm có tần số f 2, f3, f4,…
gọi là các họa âm thứ hai, ba thứ tư…
Âm cơ bản có tần số f1 còn các họa âm có tần số bằng bội số tương ứng với âm cơ bản.
Họa âm bậc hai có tần số f2 = 2f1
Họa âm bậc ba có tần số f3 = 3f1…
Họa âm bậc n có tần số fn = n.f1
=> Các họa âm lập thành một cấp số cộng với công sai d = f1
- Các họa âm có biên độ khác nhau khiến đồ thị dao động âm của các nhạc cụ khi phát ra
cùng một nốt nhạc cũng khác nhau. Sự khác nhau này phân biệt được bởi âm sắc của
chúng.
-Biên độ của các họa âm lớn, nhỏ không như nhau tùy thuộc vào từng nhạc cụ.
5


10
2.4 Đồ thị dao động âm và phổ của âm
Giả sư ta dùng một micrô để ghi lại một âm. Tín hiệu điện do micrô này tạo ra cho ta hình
ảnh của đồ thị của dao động âm đang xét.
Giả sư ta có một âm hình sin có tần số fo. Gọi x là li độ của tín hiệu điện do micrô tạo ra.
hình sau đây:đồ thị dao động của âm micro

phổ âm của âm mcroicro

Nguồn:



Đồ thị dao động âm của âm này là đường biểu diễn của hàm x theo thời gian
t (hình trên)



Phổ của âm này là đường biểu diễn của hàm x theo tần số f

-Tổng hợp đồ thị dao động của tất cả các họa âm trong 1 nhạc âm gọi là đồ thị dao động
của nhạc âm độ.
-Đồ thị dao động của cùng một nhạc âm do các nhạc cụ khác nhau phát ra thì khác nhau.
- Phổ âm: Mức độ trầm bổng của một âm thanh hoặc nốt nhạc được chơi bởi một nhạc cụ,
tạo ra bởi sự kết hợp của một số lượng những tần số vật lí âm thanh riêng biệt.
Vậy: đồ thị dao động của âm và phổ âm là một đặc trưng vật lý của âm.
Vài ví dụ đồ thị dao động một số dụng cụ:
6


10

3. Những đặc trưng sinh lí của âm.
Khi sóng âm tác dụng vào tai thì mỗi đực tưng vật lý của âm( tần số, cường độ âm, mức
cường độ âm, đò thị dao động) gây ra một loạt cảm giác riêng gọi là đặc trưng sinh lý của
âm.( độ cao, độ to, âm sắc)
3.1.Độ cao của âm.
Độ cao của âm là đặc trưng sinh lý của âm gắn liền vói tần số âm. Âm có tần số càng lớn
thì càng cao gọi là âm bổng, âm có tần số càng nhỏ thì càng thấp gọi là âm trầm.
3.2. Độ to của âm
-Là đặc trưng sinh lý của âm gắn luền với đặc trưng vật lý cường độ âm và tần số âm.
-Âm có cường độ càng lớn thì nghe càng to.Tuy nhiên cảm giác về độ to của âm lại không
tăng tỷ lệ thuận với cường độ âm mà tăng theo mức cường độ âm. Nhưng ta không thể lấy

mức cường độ âm làm số đo độ to của âm được vì khi đo đạc mức cường độ âm ta không
loại trừ khả năng có cả hạ âm và siêu âm tác động vào máy đo.
-Ngưỡng nghe: Mức cường độ nhỏ nhất của một âm để có thể gây ra cảm giác âm
-Ngưỡng đau: Mức cường độ âm lớn đến mức nào đó sẽ gây ra cảm giác nhức nhối đau
trong tai.
-Ngưỡng nghe được: Miền nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau.
3.3. Âm sắc
Là một đặc trưng sinh lí của âm, giúp ta phân biệt âm của các nguồn khác nhau phát ra,
âm sắc có liên quan mật thiết với đồ thị dao động âm.
7


10
4.Giới hạn nghe của con người.
Để gây cảm giác âm thì cường độ âm phải lớn hơn một giá trị cực tiểu nào đó gọi là
ngưỡng nghe. Ngưỡng nghe thảy đổi theo tần số âm.
Cảm giác nghe to hay nhỏ không phụ thuộc vào cường độ âm mà phụ thuộc vào tần số
của âm.
Với cùng một cường độ tai người nghe được âm có tần số cao sẽ to hơn âm có tần số thấp.
Do đó thường thì phát thanh viên nữ nói to hơn phát thanh viên nam.
Khi cường độ lên tới 10W/m 2 ứng với mức cường độ âm 130dB thì sóng âm với mọi tần
số gay cho tai ta có cảm giác nhức nhối, đau đớn., giá trị cực đại cường độ âm mà con
người có thể chiệu đựng được gọi là ngưỡng đau. Ngưỡng đau ứng vì mức cường độ âm
là 130dB và hầu như không phụ thuộc vào tần số âm.
5.Nhạc âm và tạp âm.
5.1.Nhạc âm.
Là âm có tần số xác định(hay nhạc cụ).

5.2.Tạp âm
Là những âm không có một tần số xác định.( tiếng ồn, sấm sét)


8


10

CHƯƠNG 7: NGUỒN GÂY ỒN VÀ TÁC HẠI CỦA TIẾNG ỒN
1.Khái niệm và các nguồn gây ra tiếng ồn
1.1Khái niệm
Tiếng ồn là một khái niệm tương đối có một vài khái niệm sau:
Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp
không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình
làm việc và nghỉ ngoi của con người.
Tiếng ồn là những âm thanh phát ra không dúng lúc, không đúng nơi, âm thanh phát
ra với cường độ quá lớn vượt quá mức chịu dựng của con người.
Đơn vị đo tiếng ồn : Desibel (dB)
Bảng bậc thang đo tiếng ồn:

9

10-20 dB

Gió vi vu qua lá cây được xem là trạng thái yên
tỉnh

30 dB

Thì thầm (trong phòng ngủ)



10

40 dB

Tiếng nói chuyện bình thường

50 dB

Tiếng máy giặt, ồn ở siêu thị, có gây phiền nhưng
còn chịu được

55 dB -80
dB

Động cơ xe hơi, xe máy, gây khó chịu, mệt mỏi

80
dB
- 85 dB

Máy cắt cỏ, hút bụi, cắt gỗ, làm rất khó chịu

90 dB 100 dB

phát ra ở Công trường xây dựng, ồn ở mức nguy
hiểm

Càng ở xa nguồn tiếng động thì độ ồn giảm đi và giảm rất nhanh.
1.2Các nguồn gây ra tiếng ồn
1.2.1 Do nguồn gốc thiên nhiên

Do hoạt động của núi lưa và động đất. Tuy nhiên đây chỉ là nguyên nhân thứ yếu do
hoạt động của núi lưa và động đất xảy ra một cách ngẫu nhiên, chỉ tác động đến một
khu vực nhất định.
1.2.2 Do nguồn gốc nhân tạo
Là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn.
a. Do giao thông

Kinh tế càng phát triển mức sống của con người ngày càng tăng → các phương tiện
giao thông ngày càng phổ biến hoạt động trên đường với mật độ cao gây nên ô
nhiễm về tiếng ồn do tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe, số lượng
phương tiện kém chất lượng lưu thông trên đường
10


10
Tiếng ồn giao thông chủ yếu là do mật độ xe trên đường lớn, gồm nhiều loại xe gây
ra hỗn hợp tiếng ồn với tần số khác nhau.
Bảng mức ồn của một số phương tiện giao thông

Máy bay cũng là một phương tiện giao thông gây ra tiếng ồn tuy là tiếng ồn nay
không xảy ra thường xuyên nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đặt biệt là lúc máy bay hạ
cánh hay cất cánh.
b. Tiếng ồn do xây dựng
Hiện nay, việc sư dụng các loại máy móc trong xây dựng, sản xuất khá phổ biến.
Tuy nhiên do sự thiếu ý thức của các cơ sở đã làm cho mức độ ô nhiễm tiếng ồn
đang ngày càng tăng cao.
Bảng mức ồn của một số máy móc trong xây dựng đo ở khoảng cách 15m

c. Tiếng ồn trong sinh hoạt


Trong sinh hoạt thường dùng các thiết bị phát thu âm thanh như: tivi, radio,
karaoke… ngoai ra những nơi tập trung đông người cung gây ra tiếng ồn như: hội
chợ, đám cưới, nhà hàng, khách sạn, sân chơi thể thao…
Các loại tiếng ồn phát ra được lan truyền theo không khí đến con người hoặc có thể
lan truyền theo các vật thể rắn như: sàn, trần, tường nhà… tất cả các loại tiếng ồn
điều phụ thuộc vào ý thức của con người.
Bảng mức ồn của con người trong sinh hoạt
11


10

2.Tác hại của tiếng ồn
Mức
ồn

Thời gian chiu dựng tiếng ồn

Dưới
80 dB

không cần thiết bị chống ồn. Ta có thể chịu đựng được. Nhưng trên
80 dB thì phải bắt đầu thận trọng chú ý đến mức nguy hiểm

Ở mức
90 dB

không mang bảo vệ, mỗi ngày sức ta chỉ chịu tối đa một giờ, nhiều
hơn thì sẽ có
thương tổn về tai (điếc chẳng hạn


Mức
100dB

Nếu phải chịu 100dB thì mỗi ngày chỉ tối đa 15 phút, công nhân
xây dựng phải mang thiết bị bảo vệ ở tai là thế.

Ở mức
trên
105

mỗi ngày con người chỉ có thể chịu tối đa 5 phút, thương tổn sau đó
(chẳng những về tai mà còn có thể thương tổn về não).

ô nhiểm tiếng ồn có hại về sinh lý, tâm lý và có tầm ảnh hưởng xã hội.
1. Về sinh lý, trên một mức nào đó, tiếng ồn gây thương tích tai, làm điếc. Trong môi

trường ồn, ta dễ bị bệnh về giấc ngủ (không ngủ được, cấu trúc của giấc ngủ bị rối
loạn).
2.1 Ảnh hưởng tới tai
Ảnh hưởng của tiếng ồn lên thính giác đã được biết tới từ thuở xa xưa, khi người thợ
rèn, thợ hầm mỏ hoặc người giật chuông nhà thờ làm việc lâu năm với nghề của
mình. Thính giác của họ giảm dần, rồi đưa tới điếc hoàn toàn.

12


10
Theo nhà nghiên cứu A.J. Hudspeth, ĐH Y khoa California, sự tiếp xúc lâu ngày với
tiếng ồn mạnh sẽ "đẵn, cắt, gọt" tan hoang những tế bào lông ở tai trong. Các tế bào

này sẽ bị bứng gốc, hủy hoại. Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận các đợt
sóng âm thanh, chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu phát
ra.
Tiếng động mạnh cũng gây tổn thương cho dây thần kinh thính giác, đưa tới điếc tức
thì và vinh viễn với cảm giác ù tai.
Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có thể gây ra mất thính lực tạm thời,
nhưng thường thì thính lực trở lại bình thường sau 16 - 18 giờ khi không còn tiếng
động.
Ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ của tiếng động và số lượng
thời gian tiếp cận với chúng. Hậu quả có thể tạm thời hoặc vinh viễn.
2.2 Rối loạn giấc ngủ
Nhiều nghiên cứu chứng minh tiếng ồn từ 35dB trở lên đã đủ để gây ra rối loạn cho
giấc ngủ bình thường.
Tiếng động ban đêm tạo ra những cơn thức giấc bất thường, làm thay đổi chu kỳ các
giai đoạn của giấc ngủ và gây khó khăn đi vào giấc ngủ. Nhiều thức giấc bất thường
sẽ đưa tới thiếu ngủ và hậu quả là sự mệt mỏi, bải hoải, buồn chán vào ngày hôm
sau. Tiếng động trong khi ngủ cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại
vi và các cư động của cơ thể như trằn trọc, trở mình, co chân duỗi tay.
Một điểm đáng lưu ý là trẻ em dường như có một cơ chế bảo vệ với tiếng động khi
ngủ ban đêm, nên các cháu vẫn ngủ ngon, ít bị thức giấc như người lớn. Tuy nhiên
hệ thần kinh của trẻ vẫn dễ bị ảnh hưởng và phản ứng.

Sống trong tiếng ồn, ta có thể bị đau đầu, lâu dần thành bệnh kinh niên, mất khả
năng làm việc, hay là ít nhất là mất giá trị sống. Nguy hại hơn nữa là những bệnh về
tim mạch và huyết áp.

13


10

2.3 Với bệnh tim mạch
Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn đưa tới thay đổi chức năng của hệ thần kinh tự chủ,
làm tăng nhịp tim, huyết áp, sức cản mạch máu ngoại vi.
Nhà khoa học Ying Ming Zhao và đồng nghiệp tại ĐH Bắc Kinh đã nghiên cứu hậu
quả của tiếng ồn đối với hơn 1.000 công nhân dệt vải và thấy rằng sau 5 năm làm
việc trong tiếng ồn, huyết áp của họ lên cao đáng kể.
Nghiên cứu của TS. Wolfgang Babisch, Đức cho thấy liên tục nghe tiếng ồn giao
thông ở mức độ 70dB có thể tăng rủi ro bệnh nhồi máu cơ tim.
2.4 Với cơ quan nội tiết
Tiếng ồn xí nghiệp làm tăng sản xuất noradrenaline và adrenaline ở công nhân
nhưng khi họ mang vật bảo vệ tai thì adrenaline trở lại bình thường. Một nghiên cứu
tại Việt Nam do các tác giả Nguyễn An Lương, Ayako Sudo, Hoàng Minh Hiển thực
hiện cũng tìm thấy kết quả tương tự ở công nhân xưởng dệt.
2.5 Trên sự tiêu hóa
Tại nơi làm việc, tiếng ồn là rủi ro lớn cho sức khỏe, gây khó khăn cho sự đối thoại,
giảm tập trung vào công việc và giảm sản xuất, tăng tai nạn thương tích.
Theo Viện Quốc gia Sức khỏe và An toàn nghề nghiệp Hoa Kỳ, công nhân tiếp xúc
với âm thanh cường độ 75dB trong 3 năm sẽ làm tăng nhịp tim và nhịp thở và trong
tương lai có thể gây ù tai, tăng huyết áp, loét dạ dày, tâm trạng bất ổn vì căng thẳng.
Họ trở nên bẳn tính, khó chịu, hay gây gổ hơn là người làm việc nơi yên tinh. Họ
cũng hay vắng mặt tại sở làm và tai nạn lao động cũng thường xảy ra.
Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho hay, âm thanh vừa phải kích thích sự hứng khởi
khi đang làm một công việc có tính cách đơn điệu, đều đều.
Về tâm lý, môi trường ồn có thể gây cho ta stress, căng thẳng thần kinh, dễ cáu,
nóng nảy, hung hăng, dễ bị kích động,...
Về xã hội, ở trong tiếng ồn ta hay phán đoán người khác, nghi ngờ và lo sợ trước
người khác, khó tiếp xúc với người khác,...
14



10
2.6.Ảnh hưởng lên hành vi con người trong cộng đồng
Sống trong khu xóm ồn ào, nhiều tiếng động, con người trở nên bực bội, giận giữ,
khó chịu, hay gây gổ, ít giao thiệp với lối xóm.
David Glas và Jerome Singer cho biết tiếng ồn có ảnh hưởng rất nhiều lên con người
kể cả sau khi không còn tiếng ồn. Tiếng ồn bất ngờ có tác hại nhiều hơn biết trước.
Tiếng ồn dường như cũng khiến con người giảm đặc tính giúp đỡ và tăng sự hung
hổ, gây hấn. Một quan sát cho thấy, khi đang định giúp nhặt một vật rơi cho người
khác mà có tiếng ồn dội tới, thì động tác giúp đỡ này ngưng lại.
2.7. Ảnh hưởng trên sự học hỏi của trẻ em
Mặc dù chưa có bằng chứng xác đáng nhưng nhiều nhận xét, nghiên cứu cho thấy
tiếng ồn ảnh hưởng tới sự học hỏi của con em. Theo Sheldom Cohen, Đại học
Oregon, trẻ em sống trong các căn phòng ở tầng thấp trong một cao ốc gần trục lộ
giao thông có khó khăn tập đọc, làm toán, phân biệt chữ có âm tương tự, so với các
em sống ở tầng trên cao, xa tiếng ồn. Nhiều nghiên cứu cho hay, tiếng ồn có thể ảnh
hưởng tới bào thai còn trong bụng mẹ và thai nhi đáp ứng bằng tăng nhịp tim và
chuyển động thân mình. Một nghiên cứu khác cho hay bà mẹ sống gần phi trường có
tỷ lệ sinh non cao hơn.
Đó là những kết quả đã được các nghiên cứu nghiêm chỉnh đưa ra. Di nhiên các kết
luận này phải được vận dụng có chừng mực, dè dặt . Hậu quả của tiếng ồn còn tùy
thuộc thời gian chịu ồn và phản ứng hay khả năng “thích ứng” độ ồn của từng cá
nhân.

Chương 8: SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
15


10
1.Âm học: là một nhánh của vật lý học, nghiên cứu về sự lan truyền của sóng âm
thanh trong các loại môi trường và sự tác động qua lại của nó với vật chất.

Âm thanh phát sinh từ nhiều nguồn thí dụ như tiếng nói người, tiếng súc vật kêu ,
tiếng trống tiếng đàn từ các nhạc cụ . Khi thổi sáo, khi đánh trống hay khi hai cái ly
chạm nhau đều cho một tiếng hay một âm . Nói chung, tiếng phát sinh khi có va
chạm giưa hai vật . Tiếng cao hay thấp tùy thuộc vào sự va chạm mạnh hay nhẹ.
Khi thổi sáo thì nghe được một tiếng thanh, khi đánh trống thì nghe được một tiếng
trầm . Tiếng thanh hay trầm tùy thuộc vào vật liệu và môi trường không gian của
vật. Trong các nhạc cụ, âm thanh "thanh" hay "trầm" phụ thuộc vào kích thước vật
thể như chiều dài, không gian (như sáo, kèn) và cấu tạo (dây thanh mảnh hay dây
to)... Ví dụ âm thoa cho tiếng thanh hay trầm phụ thuộc vào độ dài âm thoa.
2. Sự lan truyền âm thanh ngoài trời
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao xa sấm sét âm thanh giống như một rumble thấp, trong
khi gần gũi sấm sét âm thanh giống như một vụ nổ tanh tách?
Bạn đã bao giờ tự hỏi lý do tại sao bạn có thể đôi khi vào ban đêm, nghe âm thanh
xa (giống như một tàu) mà bạn không thể nghe trong ngày?
Đây chỉ là hai ví dụ thú vị của truyền âm thanh ngoài trời. Đến thời điểm này trong
ngày
Tất nhiên, bạn đã xư lý với khoảng cách ngắn, thời gian lan truyền bất biến trong
một môi trường thống nhất.
Tuy nhiên, môi trường ngoài trời là bất cứ điều gì, nhưng thống nhất. Thay đổi khí
tượng điều kiện có thể dễ dàng gây ra biến động trong mức độ âm thanh từ 10-20
dB trong thời gian thời gian phút. Còn các đường truyền, lớn hơn là sự biến động
trong mức độ.
Ngoài trời tuyên truyền âm thanh bị ảnh hưởng bởi nhiều cơ chế, bao gồm:
a) Nguồn hình học và loại (điểm, đường thẳng, mạch lạc, rời rạc)
16


10
b) Các điều kiện khí tượng (gió và sự biến đổi nhiệt độ, sự nhiễu loạn khí quyển)
c) khí quyển hấp thụ âm thanh

d) Địa hình hình và đường viền (mặt đất hấp thụ âm thanh, phản ánh)
e) vật cản (tòa nhà, hàng rào, thảm thực vật, vv)
3. Những hiện tượng truyền âm
Chất rắn, lỏng, khí là những môi trường có thể truyền được âm.
Chân không không thể truyền được âm.
Nói chung vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng
lớn hơn trong chất khí.
Ở vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ
Ở vị trí càng gần nguồn âm thì âm nghe to
Trong môi trường khác nhau, âm truyền đi với vận tốc khác nhau và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố
Các nghiên cứu về âm thanh cho thấy âm thanh nghe được là âm thanh trong dải
tần số 16Hz - 20KHz.
-

Âm thanh có dải tần cao hơn 20KHz gọi là Siêu âm.
Âm thanh thấp hơn 16 Hz gọi Hạ âm
Âm thanh không tồn tại trong chân không. Âm thanh cần vật chất để di truyền. Âm
thanh di truyền qua mọi vật ở ba trạng thái rắn, lỏng, và khí. Âm thanh dễ truyền
trong vật rắn tới vật lỏng tới vật khí.
Khi âm thanh truyền trong không khí sẽ làm cho các phân tư không khí co lại hay
giãn nở ra tạo ra các cột không khí co giản. Âm thanh di chuyển qua không khí dưới
dạng sóng dọc có vận tốc bằng tích của Bước sóng với Tần Số sóng v = λf Vận tốc
của âm thanh di chuyển thay đổi theo nhiệt độ và áp suất của môi trường vật chất.
Vận tốc âm thanh ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn đo được bằng 333m/s
17


10
4.Hiện tượng âm thanh

Trong thực tế, âm thanh tạo từ nhiều nguồn khác nhau. Trong không gian rộng mở
sóng âm thanh truyền đi tự do theo mọi hướng. Trong không gian hạn hẹp hay bị vật
cản, sóng âm thanh sẽ bị phản hồi và sẻ giao nhau với các sóng khác tạo nên giao
thoa sóng . Khi hai sóng âm thanh cùng chiều giao thoa được gọi là giao thoa cộng
sóng. Khi hai Sóng âm thanh khác chiều giao thoa được gọi là giao thoa trừ sóng.
Khi hai sóng âm thanh giao thoa sẻ cho ra các hiện tượng Nhiễu Âm gây ra các hiện
tượng như mất tiếng, tiếng đứt quãng, tiếng ồn, tiếng dội.
5. Ứng dụng của âm thanh
5.1.Ứng dụng trong thông tin
Âm thanh nghe được nằm trong dải tần 20Hz - 20 KHz được dùng trong thông tin
để truyền dẫn âm thanh từ nơi phát đến nơi nhận trên một quảng đường gần hay xa.
Thực nghiệm cho thấy, âm thanh trong dải tần 20Hz - 20 KHz dễ mất năng lượng
khi truyền qua không khí nên không thể truyền đi xa hơn 3m. Để truyền âm thanh đi
xa hơn, sóng âm thanh phải được trộn với một sóng dẫn có tần số cao MHz - GHz
cho ra một sóng phát thanh AM, FM hay PM
-Sóng AM: là một loại sóng trộn của hai sóng, sóng âm và sóng dẫn, có cường độ
sóng dẫn thay đổi theo cường độ sóng âm. Sóng AM thích hợp cho việc truyền dẫn
thông tin trên quãng đường gần hay ngắn trong phạm vi địa phương.
-Sóng FM: là một loại sóng trộn của hai sóng, sóng âm và sóng dẫn, có cùng
cường độ nhưng khác tần số. Sóng FM thích hợp cho việc truyền dẫn thông tin trên
quãng đường dài hay xa trong phạm vi trong hay ngoài nước.
Sóng FM cho một tiếng trong rõ hơn sóng AM và có khả năng truyền đi xa hơn sóng
AM. Vậy, có thể tạo một hệ thông tin viễn thông qua hệ thống điện tư.

18


10
5.2.Ứng dụng trong thăm dò
Sóng âm còn được dùng trong kỹ thuật thăm dò để tìm vị trí một vật. Sóng âm khi bị

một vận cản sẽ bị phản xạ. Sóng phản xạ cho biết vị trí của một vật.

Đường

dài = Vận tốc x Thời gian
5.3.Máy phát âm điện tử
Từ các cuộc nghiên cứu , các máy phát âm điện tư đả được chế tạo dùng trong công
nghệ giải trí và thông tin bao gồm các máy phát âm điện tư sau


Điện thoại



Ra đi ô



Ti vi



Máy hát đia



Máy cát sét

5.4.Hệ thống thông tin viễn thông
Để có thể trao đổi thông tin giưa nơi phát với nơi nhận trên tuyến đường xa Hệ

thống thông tin viển thông được hình thành bao gồm:


Hệ thống thông tin viễn thông Radio



Hệ thống thông tin viễn thông Tivi



Hệ thống thông tin viễn thông Điện thoại



Hệ thống thông tin viễn thông Máy Tính



Hệ thống thông tin viễn thông Trang Mạng
19


10
6.Các hướng nghiên cứu trong ngành âm học vĩ mô


Sự truyền âm trong môi trường biến động,




Sự khuyếch tán âm thanh trong môi trường không đồng chất, trong các môi trường
không được sắp xếp theo thứ tự nhất định,



Đặc điểm của các quá trình vi mô trong trường sóng âm thanh,



Trạng thái của vật chất trong trường sóng siêu âm,
Ở mức độ vi mô, dao động đàn hồi của môi trường được miêu tả bởi các phônôn - sự
dao động tập thể của các nguyên tư và ion. Trong kim loại và chất bán dẫn, những
dao động như vậy của các iôn gây ra các dao động điện. Như vậy ở cấp bậc vi mô,
âm thanh có thể sinh ra dòng điện. Một bộ phận của âm học, nghiên cứu hiện tượng
trên và các ứng dụng của nó, gọi là điện âm học.
Một hướng nghiên cứu nữa của âm học là quang âm học, ngành khoa học nghiên
cứu sự tương tác qua lại của sóng âm thanh và sóng ánh sáng trong môi trường,
trong đó có sự nhiễu xạ của ánh sáng trong môi trường sóng siêu âm.

Trong mối quan hệ có tầm quan trọng lớn của sóng âm thanh với cuộc sống sinh hoạt, âm
học còn chia ra các hướng nghiên cứu như: âm học khí quyển, âm học địa lý, thủy âm
học, âm học liên quan với các ngành sinh học, kiến trúc, phép dò khuyết tật ...
7.Thiết bị điện tử xử lý âm thanh
Thiết bị điện tư xư lý âm thanh bao gồm các linh kiện điện tư dùng trong việc
chuyển đổi sóng âm thanh sang sóng tín hiệu điện và ngược lại .
Ví dụ như Mi Cô Loa
Truyền

dẩn


sóng

tín

hiệu

Ví dụ như Ăng Ten Vòng Dây

20

âm

thanh

ở

nơi

phát

và

nơi

nhận

.



10
Ở mức độ vi mô, dao động đàn hồi của môi trường được miêu tả bởi các phônôn sự dao động tập thể của các nguyên tư và ion. Trong kim loại và chất bán dẫn,
những dao động như vậy của các iôn gây ra các dao động điện. Như vậy ở cấp bậc vi
mô, âm thanh có thể sinh ra dòng điện. Một bộ phận của âm học, nghiên cứu hiện
tượng trên và các ứng dụng của nó, gọi là điện âm học.
Một hướng nghiên cứu nữa của âm học là quang âm học, ngành khoa học nghiên
cứu sự tương tác qua lại của sóng âm thanh và sóng ánh sáng trong môi trường,
trong đó có sự nhiễu xạ của ánh sáng trong môi trường sóng siêu âm.
Trong mối quan hệ có tầm quan trọng lớn của sóng âm thanh với cuộc sống sinh
hoạt, âm học còn chia ra các hướng nghiên cứu như: âm học khí quyển, âm học địa
lý, thủy âm học, âm học liên quan với các ngành sinh học, kiến trúc, phép dò khuyết
tật ...

DANH SÁCH NHÓM
21


10
HỌ TÊN
1.Nguyễn Thị Bích Mi
2.Nguyễn Thị Phượng
3.Nguyễn Thị Phương Tâm
4.Nguyễn Thị Quỳnh Như
5.Bùi Thị Ngân
6.Huỳnh Thị Ngà
7.Nguyễn Thị Oanh
8. Nguyễn Thị Nhượng
9.Phan Nghiệm
10.Nguyễn Thanh Quý
11.Nguyễn Thị Ánh Phúc

12.Nguyễn Thị Hồng Thích
13
14
15

22

MSSV
10006955
10009015



×