Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

xã hội học gia đình người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.92 KB, 19 trang )

Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình của
nhóm 7

Chủ đề: Người cao tuổi


Bố Cục:

I.
II.
1.
2.
3.

Mở đầu
Nội Dung
Khái niệm cơ bản
Người cao tuổi trong các gia đình đô thị-nông thôn
Một số vấn đề đặt ra với người cao tuổi

III. Kết luận
IV. Danh mục tài liệu tham khảo


I. Mở đầu
Gia đình là một thể chế xã hội quan trọng. Ở Việt Nam, gia đình đang phải đối mặt với những
khó khăn do biến đổi kinh tế xã hội. Cùng với nhà nước và cộng đồng, gia đình có vai trò
quan trọng trong việc đảm bảo phúc lợi và chăm sóc người cao tuổi. Đây là nhóm người với
những đặc trưng riêng (tuổi cao, sức khỏe yếu, mất sức lao động…) họ được xem như một
nhóm yếu thế trong gia đình và cần được sự quan tâm đặc biệt của gia đình và xã hội.



II. Nội Dung

1.

Khái niệm cơ bản:

Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên, mà đến khi đó con người đã xuất hiện
những biểu hiện suy giảm chức năng tâm sinh lý và các chức năng lao động, sinh
hoạt trong cuộc sống ( theo pháp lệnh người cao tuổi Việt Nam-2000)
*Độ tuổi quy định đối với người cao tuổi:

-.
-.

Theo luật lao động: người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên (với nam), từ 55
tuổi trở lên (với nữ).
Theo pháp lệnh người cao tuổi Việt Nam: Những người từ 60 tuổi trở lên là người
cao tuổi.


2. Người cao tuổi trong các gia đình đô thị- Nông thôn

Thực trạng người cao tuổi ở Việt Nam:

-

Trong khi quy mô trung bình của gia đình và gia đình ba thế hệ giảm thì tỷ lệ
người cao tuổi trong dân số lại không ngừng tăng lên.
Năm 2005 cả nước có 7,4 triệu người cao tuổi tương đương với 9% tổng

dân số trong đó 72,9% người cao tuổi sống ở nông thôn và 27,1% ở đô thị
(ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội, 2006)
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến cuối năm 2007 nước ta có trên 8 triệu
người cao tuổi, chiếm 9,6% dân số. Dự báo đến năm 2050 số lượng người
cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm 26% Tổng dân số (Lê Thế Huệ,2008)

=> Người cao tuổi ngày càng tăng về số lượng và đang có xu hướng tăng nhanh
do tác động của 2 yếu tố: tuổi thọ bình quân tăng cùng với tiến bộ của y học
và tăng trưởng của kinh tế, điều này dẫn tới vấn đề già hoá dân số


Cách tổ chức cuộc sống của người cao tuổi.


Cách sắp xếp của sống:

- Theo truyền thống, người cao tuổi chung sống với con cháu trong gia đình nhiều thế hệ. Truyền
thống này vẫn tiếp tục duy trì ở khá nhiều gia đình nông thôn tuy nhiên mô hình này cũng
có sự thay đổi thành gia đình hạt nhân hóa. Số người cao tuổi sống chung với con cái
chiếm tỷ lệ lớn tuy nhiên trong tương lai tỷ lệ này giảm đi do gia đình hạt nhân tăng lên,
gia đình ba thế hệ ngày càng thu hẹp lại.


Các hình thức thu xếp cuộc sống của người cao tuổi (%)

Hình Thức thu xếp cuộc sống

Tỷ lệ %

Sống chung và ăn chung với con


53.4

Sống chung với con nhưng ăn riêng

5.0

Sống riêng 2 ông bà

27.3

Sống riêng một mình

14.0

Hình thức khác

0.3

Nguồn: Viện gia đình và giới, số liệu điều tra xã hội học đề tài cấp Bộ “Một số vấn
đề cơ bản trong chính sách xã hội đối với người cao tuổi” 2008-2009

N=399


- Điều kiện nhà ở: phần lớn những người cao tuổi nông thôn hiện nay còn đang sống trong
những ngôi nhà tạm. Điều kiện sử dụng điện nước sinh hoạt, nước sạch và đặc biệt là các
tài sản có giá trị sinh hoạt văn hóa, đi lại và đời sống hàng ngày còn nhiều hạn chế. 30%
người cao tuổi ở nông thôn không có nước sạch và điện sinh hoạt, 56% không có phương
tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa tinh thần. Trong khi đó, người cao tuổi ở thành thị lại có

nơi ở và điều kiện sinh hoạt tốt nhất.



-

Nguồn sống của người cao tuổi

-

Từ con cái: theo điều tra của Viện Gia đình và giới năm 2008-2009 cho thấy,
51,9% người cao tuổi cho biết họ thường xuyên được trợ giúp về kinh tế từ con
cái chiếm 93,2%

-

Từ lương hưu: người cao tuổi có lương hưu họ sử dụng tiền lương đó là nguồn
sống cho riêng mình – chủ yếu là người cao tuổi ở thành thị.

Tự lao động kiếm sống: người cao tuổi tại các vùng nông thôn vẫn tiếp tục lao
động phụ giúp con cái. Tuy nhiên tổng thu nhập còn thấp chỉ khoảng 200000
đồng/người/tháng. Điều này chỉ đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu của bản thân họ.


 Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
-

Người cao tuổi thường mắc các bệnh như huyết áp, các bệnh về thần kinh, hô hấp và tim mạch… có tới
42,7% người cao tuổi bị bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh mãn tính. Trong đó khu vực thành thị là 56,06%, khu
vực nông thôn là 35,31%.


-

Ở nông thôn, việc người già tiếp xúc với các dịch vụ y tế còn hạn chế. Khoảng cách về địa lý từ nơi sống tới
các cơ sở y tế còn xa. Hơn nữa người già nông thôn điều kiện kinh tế khó khăn không đóng được bảo hiểm
y tế, điều này là một thiệt thòi lớn đối với việc chăm sóc sức khoẻ của họ.

- Người thường xuyên chăm sóc cho người cao tuổi chủ yếu là con cái hoặc chính vợ chồng họ chăm sóc nhau.
Điều này một phần giảm bớt nỗi đau về bệnh tật cho người cao tuổi.


3. Một số vấn đề đặt ra với người cao tuổi

 Tuổi quy định với người cao tuổi
-

Người cao tuổi tăng nhanh đối mặt với khó khăn về vấn đề già hoá dân số. Dân số nước ta đang là dân số
vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn, tuy nhiên trong một vài năm nữa nước ta rơi vào tình
trạng thiếu nguồn lao động giàu kinh nghiệm.

-

Từ đó đặt ra vấn đề tăng mức quy định về tuổi đối với người cao tuổi trên 60 tuổi tạo điều kiện cho họ tiếp
tục kéo dài thời gian với công việc của mình và phát huy được kinh nghiệm mà họ tích luỹ được.


Xung đột thế hệ: giữa người cao tuổi với con cháu của họ
-

Sự khác biệt về thế hệ dẫn tới khác biệt trong cách cư xử, trong nuôi dạy con cái hoặc trong cảm thụ văn

hoá.

- Người già thường hướng về các giá trị truyền thống, họ áp đặt nhận thức và cách nghĩ của mình với những
người trẻ. Điều này dẫn đến sự khó hòa hợp về lối sống, đôi khi có thể dẫn đến những va chạm, bất đồng,
khiến cho những người trẻ không thể tự quyết định vấn đề riêng mà phải thông qua ý kiến của người lớn
tuổi. Từ đó dẫn đến các hiện tượng con cháu không tôn trọng sự khuyên bảo, cư xử không đúng ngây xúc
phạm tình cảm, thiếu cởi mở, thậm chí ngược đãi hoặc bạo hành người cao tuổi về thể chất, tinh thần và bạo
lực về kinh tế.


Bạo lực thể chất của con cái đối với người cao tuổi theo nhóm tuổi (%)

Hình thức bạo lực

60 - 69 tuỏi

70 – 79 tuổi

80 trở lên

Chung

Bỏ rơi, không chăm sóc

12.8

17.4

14.6


15.0

Đe dọa, nhốt trong nhà

8.9

8.1

6.3

8.3

Bị đánh đập

3.5

2.6

2.1

3.0

Nguồn: Viện Nghiên cứu Người cao tuổi, 2007


Sự cô đơn của tuổi già
-

Ở nông thôn Việt Nam người già có quan hệ mật thiết với láng giềng, họ tìm thấy hàng xóm của mình để
bầu bạn nên ít khi cảm thấy cô đơn. Sự cô đơn của tuổi già chủ yếu diễn ra ở người già trong các gia đình đô

thị do các nguyên nhân:

+ kết cấu nhà ở đô thị chủ yếu là nhà ống , ít cửa thiếu ánh sáng từ đó họ sống khép kín, ít chia sẻ với người khác
nên cảm thấy cô đơn
+ Nhiều người già có gia đình, có lương hưu nhưng con cháu không có thời gian chăm sóc hoặc nghĩ đến bố mẹ,
ông bà là gánh nặng nên đã đưa họ vào viện dưỡng lão nơi mà người già cảm thấy cô đơn thiếu thốn tình
cảm của mái ấm gia đình


+ Đa số người cao tuổi vẫn phải tự phục vụ mình do lối sống công nghiệp theo cơ chế thị trường,
phân công lao động xã hội, con cái họ làm việc tại các công sở, cơ quan nhà nước, các cháu
đang trong độ tuổi đi học nên phải đến trường chính vì thế người già không tìm được ai để
tâm sự. Hơn nữa, người cao tuổi ở đô thị hay các thành phố lớn có cuộc sống vật chất khá
đầy đủ về nhu cầu: ăn, mặc, đi lại, phương tiện giải trí dẫn tới thời gian rảnh rỗi nhiều, thừa
thông tin do đó họ cảm thấy nhàm chán với cuộc sống.


 Chăm sóc sức khoẻ.
- Vấn đề chính đặt ra với người cao tuổi nông thôn: điều kiện kinh tế khó khăn họ phải mưu sinh để lo
cho cuộc sống hàng ngày. Lao động nhiều, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, không đảm bảo vệ sinh
dẫn tới tình trạng bệnh tật từ đó làm cho sức khoẻ giảm sút. Hơn nữa việc tiếp xúc với các dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ còn hạn chế ở khu vực này do không có đủ điều kiện kinh tế và vị trí địa lý từ
nơi sinh sống tơi các trung tâm y tế còn xa người già khó khăn trong việc đi lại -> Tình trạng này là
vấn đề lớn đặt ra với người cao tuổi ở nông thôn.


III. Kết Luận
Hiện nay người cao tuổi trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang có xu hướng tăng
nhanh, họ là lớp người có nhiều cống hiến cho xã hội, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong
cuộc sống. Do vậy họ được xã hội tôn trọng và ứng xử hợp lý, thể hiện truyền thống nhân ái

mà nền văn hóa Việt Nam luôn đề cao. Chăm sóc người cao tuổi về sức khỏe và đời sống
tinh thần là tạo điều kiện cho họ có thể tiếp tục phát huy những kinh nghiệp sống mà họ tích
lũy được góp phần xây dựng xã hội mới.


IV. Danh mục tài liệu tham khảo

1.
2.
3.
4.
5.

Viện Gia đình và Giới, số liệu điều tra Xhh đề tài cấp bộ “ Một số vấn đề cơ
bản trong chính sách xã hội đối với người cao tuổi” 2008-2009
Lê Thế Huệ,2008. Chất lượng dân số cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, 22-12-2008
Lê Ngọc Văn: Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam. NXB Khoa học xã
hội,2011.(Tr461)
Tạp chí XHH số 1 (89), 2005
Luận văn.net


Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe bài thuyết trình của
nhóm



×