Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

đánh giá mô hình tổ chức kế toán tại ngân hàng nông nghiệp ptnt việt nam chi nhánh phú nhuận và ngân hàng tmcp đầu tư phát triển việt nam cn bến nghé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.57 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

I.

KHÁI QUÁT CHUNG: ......................................................................................................................2
1.

Khái niệm tổ chức kế toán:.............................................................................................................2

2.

Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán : ..........................................................................................2
2.1.

Căn cứ tổ chức mô hình bộ máy kế toán:..............................................................................2

2.2.

Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán: ...................................................................................2

2.2.1

Mô hình kế toán tập trung : .................................................................................................2

2.2.2

Mô hình tổ chức kế toán phân tán:....................................................................................4

2.2.3 Mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán : ................................................................6
3.


Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán :........................................................8

II. KHẢO SÁT MÔ HÌNH KẾ TOÁN NGÂN HÀNG : .......................................................................8
1.

Khảo sát Mô hình kế toán Ngân Hàng Agribank chi nhánh Phú Nhuận : ................................8

2.

Mô hình kế toán tại Ngân Hàng BIDV chi nhánh Bến Nghé : ..................................................10

III.

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI NHNO&PTNT VN CHI NHÁNH PHÚ

NHUẬN VÀ NH TMCP ĐT&PT VN CN BẾN NGHÉ:........................................................................10
IV.

KẾT LUẬN:...................................................................................................................................12

Tài liệu tham khảo

1


I. KHÁI QUÁT CHUNG:
Tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức bộ máy kế toán nói riêng trong tất cả các loại
hình đơn vị là một công tác đóng vai trò quan trọng quyết định đến tính hiệu quả, chất lượng làm
việc của bộ phận kế toán nói riêng và toàn đơn vị nói chung. Việc hiểu rõ đặc điểm của từng loại
mô hình trong tổ chức bộ máy kế toán sẽ giúp cho các nhà quản lý có các thông tin cần thiết để

thiết lập một bộ phận kế toán đảm bảo tính khoa học, tiết kiệm nhân lực, đảm bảo tính chặt
chẽ,… qua đó hỗ trợ rất nhiều trong công tác tham mưu trong quá trình quản lý để đạt hiệu quả
một cách tốt nhất.
1. Khái niệm tổ chức kế toán:
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức kế toán trong doanh
nghiệp. Tổ chức công tác kế toán một cách thích ứng với điều kiện về vi mô, về đặc điểm tổ
chức sản xuất kinh doanh cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể tại doanh nghiệp có ý
nghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tại doanh nghiệp.
Với chức năng thông tin và kiểm tra tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách
thường xuyên, nhanh nhạy và có hệ thống nên tổ chức công tác kế toán là một trong các mặt
quan trọng được các doanh nghiệp quan tâm. Tổ chức công tác kế toán không đơn thuần là tổ
chức một bộ phận quản lý trong doanh nghiệp, mà nó còn bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc
xác lập các yếu tố, điều kiện cũng như các mối liên hệ qua lại các tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến hoạt động kế toán, bảo đảm cho kế toán phát huy tối đa các chức năng vốn có của mình.
2. Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán :
2.1. Căn cứ tổ chức mô hình bộ máy kế toán:
Để xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán ở đơn vị một cách khoa học và hợp lý cần phải
căn cứ vào các cơ sở sau:
- Lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
- Đặc điểm và quy trình hoạt động của đơn vị.
- Quy mô và phạm vi địa bàn hoạt động của đơn vị.
- Mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chính nội bộ.
- Trình độ trang bị, sử dụng các phương tiện ký thuật tính toán.
Biên chế bộ máy kế toán và trình độ nghề nghiệp của đội ngủ nhân viên kế toán hiện có
2.2. Các mô hình tổ chức bộ máy kế toán:
2.2.1 Mô hình kế toán tập trung :
Theo mô hình này toàn bộ công tác kế toán được phân bổ tập trung ở đơn vị cấp trên hay còn
gọi là mô hình 1 cấp. Các đơn vị cấp dưới không có tổ chức công tác kế toán riêng.Nghĩa là toàn
bộ doanh nghiệp (đơn vị hạch toán cơ sở) chỉ tổ chức 1 phòng kế toán ở đơn vị chính, còn các
đơn vị phụ thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng.

Mô hình bộ máy kế toán tập trung :
2


Có thể khái quát mô hình này qua sơ đồ sau:
Kế toán trưởng

Kế toán
TSCĐ
và vật tư

Kế toán
Tiền lương
và các khoản
trích theo
lương

Kế toán
nguồn vốn
và các quỹ

Kế toán
vốn bằng
tiền và
thanh toán

Kế toán
chi phí và
tính giá
thành


Kế toán
Tổng hợp
và kiểm tra

Các nhân viên hạch toán ban đầu ở các đơn vị phụ thuộc

Phòng kế toán chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính trong
toàn doanh nghiệp. Các đơn vị cấp dưới không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ có nhân viên làm
nhịêm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận, kiểm tra và định kỳ gửi các chứng từ về phòng kế toán.
Hoặc cũng có trường hợp các đơn vị cấp dưới trở thành đơn vị hạch toán ban đầu theo chế độ
báo sổ và định kỳ gửi các sổ theo chế độ báo sổ này về Phòng kế toán. Phòng kế toán tổ chức hệ
thống sỏ tổng hợp và chi tiết đê xử lý, ghi chép toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý toàn doanh
nghiệp.
Các đơn vị phụ thuộc trong trường hợp này chưa được phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ
ở mức độ cao (chưa được giao vốn, chưa tính kết quả kinh doanh riêng)


Ưu điểm:

Ưu điểm nổi bật của mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung là đảm bảo sự lãnh đạo tập
trung, thống nhất đối với công tác kế toán, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế toán một
cách kịp thời tình hình hoạt động của đơn vị thông qua thông tin kế toán cung cấp, từ đó thực
hiện kiểm tra, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo đơn vị đối với toàn bộ hoạt động của đơn vị; đồng
thời tạo điều kiện trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán và thông tin hiện
đại trong công tác kế toán, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên kế
toán và nâng cao hiệu suất công tác kế toán.



Nhược điểm:

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm nêu trên, có thể thấy mô hình này không phù hợp với
những đơn vị có phạm vi hoạt động rộng, các cơ sở của đơn vị phụ thuộc đặt ở xa đơn vị trung
tâm. Đối với những đơn vị có địa bàn hoạt động phân tán thì việc kiểm tra, giám sát tại chỗ của
3


kế toán đối với các hoạt động của các cơ sở phụ thuộc phần nào bị hạn chế, thông tin kinh tế do
kế toán cung cấp cho lãnh đạo các cơ sở phụ thuộc thường không kịp thời ảnh hưởng tới sự chỉ
đạo của lãnh đạo cơ sở sở phụ thuộc đối với các hoạt động ở các cơ sở phụ thuộc đó. Ngoài ra,
công việc kế toán dồn vào cuối kỳ có thể ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, đối chiếu số liệu kế
toán và lập báo cáo tài chính..


Điều kiện vận dụng :

Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý
trên địa bàn tập trung.
2.2.2

Mô hình tổ chức kế toán phân tán:

Với mô hình này công tác kế toán được phân bổ chủ yếu cho ácc đơn vị cấp dưới, còn lại công
việc kế toán thực hiện ở cấp trên phàn lớn là tổng hợp và lập báo cáo kế toán chung toán doanh
nghiệp.
Mô hình bộ máy kế toán phân tán :
Có thể khái quát mô hình này qua sơ đồ sau:
Kế toán trưởng


Bộ phận kế
toán Văn
phòng
trung tâm

Kế toán đơn vị
phụ thuộc A

Kế toán
tổng
hợp

Kế toán
vốn bằng
tiền và
thanh toán

Bộ phận
kiểm tra

Kế toán đơn vị
phụ thuộc B

Theo hình thức tổ chức công tác kế toán phân tán thì ở đơn vị chính (đơn vị hạch toán cơ sở) lập
phòng kế toán trung tâm, còn ở đơn vị kế toán phụ thuộc đều có tổ chức kế toán riêng và đã được
phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ ở mức độ cao (đuợc giao vốn và tính kết quả hoạt động
kinh doanh riêng)
Trong mô hình này, toàn bộ công việc kế toán, tài chính, thống kê trong toàn bộ doanh nghiệp
được phân công, phân cấp như sau:
4



a) Ở phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ :
- Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh ở đơn vị chính và lập báo cáo kế toán
phần hành công việc thực hiện.
- Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp và hướng dẫn, thực hiện công tác
thống kê các chỉ tiêu cần thiết.
- Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị phụ thuộc.
- Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán ở các đơn vị phụ thuộc gửi lên để tổng hợp lập báo cáo
kế toán toàn doanh nghiệp.
b) Ở các đơn vị phụ thuộc có nhiệm vụ:
- Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán ở đơn vị phụ thuộc để định kỳ lập báo cáo kế
toán gửi về phòng kế toán trung tâm.
- Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của đơn vị.
- Thống kê các chỉ tiêu cần thiết trong phạm vi đơn vị thực hiện.
Sự phân cấp quản lý có những ưu điểm và nhược điểm sau:
 Ưu điểm:
- Sự phân cấp quản lý giúp Ban lãnh đạo cấp cao hơn không phải giải quyết các vấn đề xảy
ra hàng ngày, họ tập trung vào việc lập các kế hoạch dài hạn và điều phối các hoạt động của các
bộ phận trong tổ chức, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu chung.
- Sự phân cấp quản lý giúp cho nhà quản lý các cấp có sự độc lập tương đối trong điều
hành công việc của mình, phát triển kĩ năng , nâng cao kiến thức chuyên môn và tập dượt về kỹ
năng quản lý khi được thăng tiến trong tổ chức.
- Giúp cho nhà quản lý các cấp có sự hài lòng trong công việc. Do đó, động viên người
quản lý nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Việc ra quyết định thuận lợi nhất là ở ngay tại nơi phát sinh vấn đề cần.
 Nhược điểm:
- Sự phân cấp tạo nên sự độc lập tương đối ở các bộ phận, nên các nhà quản lý ở từng bộ
phận thường quan tâm tới hiệu quả của bộ phận mình hơn là tính hiệu quả chung của cả tổ chức.
Đây là thách thức lớn nhất – đạt được sự hướng đến mục tiêu chung.

- Hạn chế sự lãnh đạo tập trung, thống nhất công tác kế toán trong toàn đơn vị, thông tin
kinh tế về các hoạt động trong phạm vi toàn đơn vị không được xử lý và cung cấp kịp thời phục
vụ sự lãnh đạo, không thuận tiện cho việc phân công lao động và chuyên môn hóa cán bộ kế
toán.
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán áp dụng thích hợp với những đơn vị có quy mô
lớn, địa bàn hoạt động phân tán, chưa trang bị và ứng dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong
công tác kế toán.
 Điều kiện vận dụng :
Đơn vị có quy mô lớn, địa bàn sản xuất kinh doanh phân tán, các đơn vị thành viên được phân
cấp quản lý.
5


2.2.3 Mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán :
Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, có nhiều đơn vị phụ thuộc mà
mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài sản nội bộ doanh nghiệp khác nhau thì có thể tổ chức công
tác kế toán theo mô hình hổn hợp : vừa tập trung vừa phân tán. Thực chất, là sự kết hợp hai mô
hình tổ chức công tác kế toán đã nói trên phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh ở đơn vị.
* Mô hình bộ máy kế toán hổn hợp: vừa tập trung vừa phân tán.
Kế toán trưởng

Bộ phận kế toán Văn
phòng trung tâm và kế
toán từ các đơn vị phụ
thuộc không có tổ
chức kế toán riêng

Kế toán
tổng hợp


Kế toán các đơn vị
phụ thuộc có tổ chức
kế toán riêng

Kế toán
vốn bằng
tiền, Thanh
toán

Bộ phận
tổng hợp,
kiểm tra

Nhân viên hạch toán các
đơn vị phụ thuộc không có
tổ chức kế toán riêng

Trong bộ máy kế toán ở một cấp cụ thể, các kế toán phần hành và kế toán tổng hợp đều có
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng về công tác kế toán ở đơn vị.
Các kế toán phần hành thường được chuyên môn hoá sâu theo một hoặc một số phần hành.
Khi đã được phân công ở phần hành nào, kế toán đó phải đảm nhiệm từ giai đoạn hạch toán ban
đầu (trực tiếp ghi chứng từ hoặc tiếp nhận và kiểm tra chứng từ) tới các giai đoạn kế tiếp theo :
ghi sổ kế toán phần hành, đối chiếu kiểm tra số liệu trên sổ với thực tế, lập báo cáo kế toán phần
hành được giao. Trong quá trình đó các phần hành có mối liên hệ ngang, có tính chất tác nghiệp,
đồng thời các kế toán phần hành đều có mối liên hệ với kế toán tổng hợp trong việc cung cấp số
liệu đảm bảo cho kế toán tổng hợp chức năng kế toán tổng hợp
6


Ở đơn vị chính vẫn lập phòng kế toán trung tâm, ở các đơn vị phụ thuộc đã được phân cấp

quản lý kinh tế tài chính mức độ cao thì có tổ chức công tác kế toán riêng, còn các đơn vị phụ
thuộc chưa được phân cấp quản lý kinh tế tài chính ở mức độ cao thì không tổ chức công tác kế
toán riêng mà tất cả các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị này do phòng kế toán trung tâm
ghi chép, tổng hợp và báo cáo.
Toàn bộ công việc kế toán ở doanh nghiệp trong trường hợp này được phân công, phân cấp như
sau:
a) Ở phòng kế toán trung tâm :
- Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.
- Thực hiện các phần hành công việc kế toán và thống kê phát sinh ở đơn vị chính và các đơn
vị trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng.
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng.
- Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị phụ thuộc gửi lên và của phần hành công
việc ở đơn vị chính để lập báo cáo kế toán tổng hợp toán doanh nghiệp.
b) Ở các đơn vị phụ thuộc có tổ chức kế toán riêng có nhiệm vụ :
- Xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính ở đơn vị.
- Tổ chức thực hiện toàn bộ công việc kế toán và thống kê trong đơn vị và định kỳ lập báo cáo
kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm.
c) Ở các đơn vị phụ thuộc không có tổ chức kế toán riêng:
- Bố trí các nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ
ban đầu.
- Thực hiện từng phần hành công việc kế toán cụ thể được kế toán trưởng phân công và định
kỳ gửi chứng từ kế toán và báo cáo sơ bộ về các phần hành công việc kế toán được giao về
phòng kế toán trung tâm để kiểm tra và ghi sổ kế toán.


Ưu điểm :

Khắc phục được một số nhược điểm của 2 mô hình trên. Khối lượng công tác nhiều, không cập
nhật thông tin kịp thời...Cho nên, trong thực tế hình thức này rất được sử dụng nhiều. Công tác
kế toán được phân công hợp lý cho các đơn vị trực thuộc.



Nhược điểm :

Bộ máy kế toán cồng kềnh


Điều kiện áp dụng :

Mô hình này thường áp dụng cho các doanh nghiệp mà đơn vị trực thuộc có những đặc điểm,
điều kiện khác nhau. Một số đơn vị trực thuộc có quy mô lớn hoặc ở xa trung tâm, cần thiết phải
có thông tin phục vụ cho quản lý, có hạch toán kinh doanh thì sẽ tổ chức bộ máy kế toán riêng.
7


Còn các đơn vị trực thuộc khác do điều kiện, đặc điểm, quy mô chưa đến mức phải phân công
công tác kế toán thì không tổ chức hạch toán riêng.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán :
-

Cơ cấu tổ chức nhân sự
Quan điểm và yêu cầu của công tác quản lý
Đặc điểm hoạt động quản lý – kinh doanh
Các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán, cơ chế nghiệp vụ
Sự phát triển công nghệ thông tin

Nhóm sẽ đi sâu và nghiên cứu nhân tố đầu tiên là cơ cấu tổ chức nhân sự ảnh hưởng đến tổ
chức kế toán như thế nào.
 Khái niệm cơ cấu tổ chức nhân sự:
Cơ cấu tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nh ân) khác

nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những trách
nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm bảo
thực hiện các chức năng quản trị và ph ục vụ mục đích chung đ ã xác định của doanh nghiệp

II. KHẢO SÁT MÔ HÌNH KẾ TOÁN NGÂN HÀNG :
1. Khảo sát Mô hình kế toán Ngân Hàng Agribank chi nhánh Phú Nhuận :

8


Giám đốc Chi nhánh

Phó Giám đốc

Phó Giám đốc

(Phụ trách kế toán –
Ngân quỹ)

(Phụ trách kinh doanh)

Phòng Kế toán

Các phòng ban khác

Trường phòng
(Kế toán trưởng)

Phó Phòng Kế toán


Phó Phòng Kế toán

Phó Phòng Kế toán

(Quản lý tài sản, kiểm kê và thuế)

(Giao dịch trực tiếp)

(Hậu kiểm)

Ngân
Quỹ

Hậu
kiểm

Quản lý
tài sản
và chi
tiêu nội
bộ

Teller

Giao
dịch
trực
tiếp
khách
hàng


Teller

CIF
Customer
information
file

Teller

Tổ kế toán
tại Phòng
giao dịch

Teller

9


2. Mô hình kế toán tại Ngân Hàng BIDV chi nhánh Bến Nghé :
Giám đốc

Phó Giám đốc

Các phòng ban khác

Phòng Kế toán

Trường phòng
Kế toán giao dịch


(Kế toán trưởng)

Phó Phòng Kế toán

Cuối ngày mang chứng từ
sang bộ phận Hậu Kiểm

Kế toán tài
sản cố định

III.

Kế
toán
thu chi

Hậu kiểm

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI NHNO&PTNT VN CHI NHÁNH
PHÚ NHUẬN VÀ NH TMCP ĐT&PT VN CN BẾN NGHÉ:
10


Ở cấp độ hệ thống cả Agribank và BIDV đều tổ chức kế toán theo mô hình phân tán. Cụ thể là
ở Hội sở chính của cả hai ngân hàng nói trên đều có Ban Kế Toán, ở mỗi Chi nhánh đều có
Phòng Kế Toán. Do cả hai Ngân hàng trên đều có mạng lưới trải khắp các tỉnh thành trong toàn
quốc nên việc tổ chức kế toán theo mô hình phân tán là hoàn toàn phù hợp.
Ở cấp độ Chi nhánh có thể nói ở Agribank CN Phú Nhuận hay BIDV CN Bến Nghé công tác
kế toán đều được tổ chức theo mô hình tập trung. Cụ thể: tại trụ sở của Chi nhánh đều có Phòng

Kế Toán riêng, các phòng ban khác không có bộ phận kế toán.
Tuy nhiên, phòng tài chính kế toán tại Agribank thực hiện cả chức năng kế toán giao dịch.
Trong khi đó, tại BIDV phòng tài chính kế toán không thực hiện chức năng giao dịch, công tác
giao dịch do các phòng giao dịch khách hàng đảm nhận trong đó có PGDKHCN (thực hiện
nghiệp vụ giao dịch dành cho cá nhân), PGDKHDN (thực hiện giao dịch dành cho doanh
nghiệp) và các phòng giao dịch trực thuộc khác. Phòng tài chính kế toán của BIDV chỉ thực hiện
nghiệp vụ kế toán nội bộ (thu chi, quản lý TSCĐ,…) và thực hiện hậu kiểm chứng từ của các
PGD. Tại Agribank Phòng tài chính kế toán vừa thực hiện giao dịch vừa thực hiện kế toán nội bộ
và kiêm cả chức năng hậu kiểm lẫn quản lý thông tin khách hàng (CIF, chữ ký,…)
Với hai phương thức tổ chức kế toán như trên, theo đánh giá của nhóm có những ưu điểm và
hạn chế nhất định:
- Mô hình của Argibank sẽ tiết kiệm được nhân sự, phù hợp với số lượng nhân sự ít. Tuy nhiên
mô hình này chỉ thích hợp khi nghiệp vụ giao dịch phát sinh không nhiều và không quá phức tạp
hơn nữa do phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên tính chuyên môn hóa sẽ không cao, nhân sự tại
phòng tài chính kế toán sẽ ít có cơ hội luân chuyển vị trí với các phòng ban khác. Mặt khác công
tác chấm hậu kiểm sẽ không thực sự quá khắt khe, công tác lưu trữ chứng từ cũng đơn giản hơn
nhiều.
- Ngược lại tại BIDV kế toán giao dịch hoàn toàn tách bạch với kế toán nội bộ và hậu kiểm nên
tính chuyên môn hóa sẽ cao hơn, cơ hội để giao dịch viên luân chuyển giữa các phòng cao (thậm
chí BIDV quy định giao dịch viên phải ít nhất 6 tháng luân chuyển một lần), công tác hậu kiểm,
lưu trữ cũng yêu cầu cao hơn nên hạn chế được khá nhiều rủi ro tác nghiệp. Tuy nhiên mô hình
trên đòi hỏi số lượng nhân sự cho các phòng nhiều hơn, chức năng giao dịch và hậu kiểm tách
bạch nên dễ phát sinh mâu thuẫn giữa các phòng ban.
Kết quả khảo sát nhân sự thực tế tại hai đơn vị:
- BIDV CN Bến Nghé: 1 phòng TCKT (2 lãnh đạo và 3 nhân viên), 5 phòng có chức giao dịch
khách hàng (PGDKHCN, PGDKHDN và 3 PGD). Tại 2 PGDKHCN và DN số lượng nhân sự là
5 người/phòng, tại các phòng giao dịch là 7 người/phòng.
- Argibank CN Phú Nhuận: Mô hình tổ chức kế toán tại Agribank Phú Nhuận đang áp dụng hiện
nay là mô hình tập trung, một cửa với cơ cấu tổ chức gồm:
+ Trưởng phòng kế toán (kiêm kế toán trưởng): Chức năng quản lý tổng hợp về tất cả các

mặt của phòng kế toán.
+ Phó phòng kế toán: Có chức năng hỗ trợ cho trưởng phòng kế toán, đồng thời hỗ trợ cho
công tác kiểm soát và kế toán viên về mặt nghiệp vụ.
11


+ Hậu kiểm: Bộ phận này có chức năng theo dõi, kiểm soát mọi nghiệp vụ diễn ra trong
ngày, kịp thời phát hiện những nghiệp vụ không hợp lý và những rủi ro đảm bảo an toàn và
hiệu quả cho công tác kế toán cũng như tính chính xác của từng loại nghiệp vụ.
+ Các bộ phận liên quan như CIF, ngân quỹ, bộ phận giao dịch trực tiếp, … cùng tác
nghiệp để hoàn tất quy trình nghiệp vụ trong công tác tổ chức kế toán tại Chi nhánh.
+ Tổ kế toán tại Phòng giao dịch là cánh tay nối dài của Chi nhánh, thực hiện đầy đủ quy
trình nghiệp vụ giúp tiếp cận khách hàng tận nơi, nhanh hơn, thuận tiện hơn trong giao dịch
nghiệp vụ.
+ Bên cạnh đó còn có các giao dịch viên (Teller) chuyên trách các nhiệm vụ riêng biệt như
kế toán bù trừ, kế toán điện tử, kế toán chi tiêu nội bộ
Ngoài ra, do yêu cầu của công tác quản lý ở BIDV hiện tại là thực hiện quản lý theo chỉ tiêu,
trong đó các phòng giao dịch được xếp vào bộ phận tác nghiệp (back office) nên sẽ không có các
chỉ tiêu kinh doanh, để đánh giá hiệu quả công việc của các phòng/ban này thì BGD CN phải
dựa chủ yếu vào chỉ tiêu số lượng giao dịch, số phí thu được từ công tác giao dịch và số lỗi tác
nghiệp. Vì vậy công tác tổ chức kế toán theo BIDV có thể giúp đáp ứng được các yêu cầu về
quản lý như sau:
Một là, bộ phận hậu kiểm tách bạch nên công tác hậu kiểm sẽ gắt gao hơn. Điều này bắt buộc
các giao dịch viên – người trực tiếp thực hiện giao dịch với khách hàng phải cẩn trọng hơn trong
công việc hàng ngày. Hơn nữa công việc của hậu kiểm yêu cầu phải thực hiện hàng ngày, ngày
hôm nay phải hoàn thành hậu kiểm chứng từ của ngày trước đó nên sẽ nhanh chóng phát hiện sai
sót để kịp thời chỉnh sửa (hoàn thành hậu kiểm đúng tiến độ, phát hiện và ngăn ngừa lỗi tác
nghiệp là một trong những chỉ tiêu xét thi đua quan trọng của phòng TCKT).
Hai là, do đội ngũ nhân sự được chuyên môn hóa (giao dịch không thực hiện kế toán nội bộ,
hậu kiểm và ngược lại) giúp nâng cao hiệu quả công việc của từng bộ phận vì chuyên môn hóa

nên khả năng xảy ra lỗi tác nghiệp cũng thấp hơn, chuyên môn hóa nên xử lý được nhiều nghiệp
vụ chuyên về mảng tác nghiệp đó hơn đáp ứng được yêu cầu ngày càng mở rộng nhiều sản phẩm
dịch vụ cũng như tiện ích cho khách hàng.
Ba là, các chỉ tiêu thu nhập được theo dõi và quản lý theo từng phòng giúp BGD dễ dàng hơn
trong việc so sánh, đánh giá hiệu quả mà từng phòng ban mang lại.
IV.

KẾT LUẬN:

Cơ cấu tổ chức nhân sự có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, nó
quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Và cơ cấu tổ chức nhân sự trong
doanh nghiệp nhằm: kết nối các cá nhân để kiểm soát về quyền lực, trách nhiệm; phân công các
nhiệm vụ phù h ợp cho các bộ phận/cá nhân; trao quyền lực cho bộ phận/cá nhân để thực hiện
các nhiệm vụ trong khi vẫn kiểm soát h ành vi và việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp; điều
phối mục tiêu và ho ạt động của các bộ phận để ho àn thành mục tiêu của doanh nghiệp

12


Tài liệu tham khảo :
- Kế toán tài chính – TS Võ Văn Nhị , Trần Anh Hoa, Ths Trần Thị Duyên – NXB Thống Kê Hà
Nội
- Tổ chức công tác kế toán – Khoa Kinh tế - Tổ kế toán
- Những vấn đề lý luận chung cơ bản về tổ chức bộ máy kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công
lập – TS Phan Thanh Hải
- Các trang tham khảo: tailieu.vn, luanvan.net,....

13




×