Tải bản đầy đủ (.pptx) (22 trang)

chính sách thương mại của nga

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.37 KB, 22 trang )

CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA NGA

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 4


Mục lục


i. Vài nét về tình hình thương mại của Nga




Nhằm khôi phục vị thế siêu cường, Nga đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế hiệu quả, xác
định đối tác chiến lược.



Xuất khẩu khí đốt và dầu mỏ là 2 mặt hàng chủ lực quyết định đến sự ổn định nền kinh tế Nga.



Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị về dầu mỏ, khí đốt, y tế; thiết bị linh kiện tin
học, điện tử viễn thông. Đối tác NK chủ yếu là Đức, Ucraina, Mỹ, Cagiăcxtan, Đông Nam Á,
Asean.




Nhằm gia nhập WTO, Nga tiến hành một loạt các biện pháp cải cách kinh tế nhằm giảm
bớt quá trình độc quyền tự nhiên, thay đổi chính sách đất đai, cải tổ ngân hàng. Tuy


nhiên các biện pháp đó vẫn chưa đem lại hiệu quả cao, tình trạng độc quyền trong nền
kinh tế còn nặng nề, hệ thống ngân hàng hoạt động không hiệu quả, lạm phát, thất
nghiệp còn cao.



Theo chính sách thương mại hiện hành, các công ty Nga tham gia kinh tế đối ngoại ngày
càng nhiều, tạo hệ thống XNK và phân phối hàng hóa rộng khắp.


II. Các công cụ thực hiện chính sách thương mại của
nga.



Thuế quan

Chính sách thuế nhập khẩu của Nga tập trung chủ yếu thu ngân sách do tình trạng thâm hụt ngân sách tồn tại, kéo dài tr


Phi thuế quan



Hàng rào kĩ thuật: Nga là một thị trường không khó tính nên hiện tại hàng hóa hầu hết
các nước vẫn dễ dang vượt qua. Tuy nhiên vì vậy mà hàng hóa NK phải cạnh tranh với
hàng hóa nhiều nước khác.


Phi thuế quan




Bán phá giá: trong phạm vi của các công cụ quy định phi thuế quan, chống trợ cấp và
truy cập bán phá giá đóng vai trò đặc biệt. Những biện pháp này nhằm ngăn chặn cạnh
tranh không lành mạnh.


Phi thuế quan

Trợ cấp xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu: để đảm bảo lợi thế cạnh tranh, hỗ trợ và bảo vệ
lợi ích xuất khẩu tại thị trường nước ngoài, nâng cao năng lực kinh tế, tăng tỉ lệ sản phẩm
công nghệ cao trong tổng xuất khẩu, Nga đưa ra một hệ thống các biện pháp hỗ trợ xuất
khẩu sản phẩm công nghiệp. Hệ thống này bao gồm:



Hỗ trợ tài chính bao gồm cho vay xuất khẩu, bảo lãnh hoạt động xuất khẩu, hỗ trợ 1 phần
vốn vay XK. Cho đến gần đây, hoạt động hỗ trợ tài chính cho hoạt động xuất khẩu với các
mặt hàng công nghiệp không nhận được sự quan tâm đầy đủ ở Nga: các hoạt động này
được cung cấp thông qua khản vay chính phủ như 1 sự thỏa thuận.


Phi thuế quan




Hỗ trợ tư vấn thông tin cho nhà xuất khẩu





Thành lập các ngân hàng phát triển.

Ưu đãi thuế quan, theo sự phân loại của Liên hiệp quốc_Nga có một nền kinh tế đang
chuyển đổi vì vậy các nhà xuất khẩu của họ được cấp một chế độ ưu đãi trong tiếp cận thị
trường.
Hỗ trợ nhà nước trong việc triễn lãm, hội chợ.


Phi thuế quan



Hạn ngạch thương mại: đối với Nga, hạn ngạch nhập khẩu chủ yếu mang yếu tố chính
trị được thiết lập cho các mặt hàng thịt bò, heo, gia cầm, đường thô, đường trắng. Tác
dụng của công cụ này khá không rõ ràng và chỉ xác nhận sự tồn tại của hàng lang công
nghiệp ở Nga_một tác động tiêu cực nhưng không thể tránh khỏi. Hạn ngạch xuất khẩu
được đặt cho các sản phẩm ảnh hưởng xấu với nền kinh tế và môi trường: trứng cá muối
và các sản phẩm từ cá, nguyên liệu thô, sản phẩm luyện kim.



cấp giấy phép xuất nhập khẩu: mang yếu tố chiến lược. Giấy phép đối với các hàng
hóa trong danh mục đặc biệt phải đáp ứng các quy định đặc biệt của việc vận chuyển qua
hải quan của Nga. Mặt khác, giấy phép cũng được cấp cho các mặt hàng phổ biến hơn như
hóa dược phẩm.



Phi thuế quan



phá giá tiền tệ: Ngân hàng Trung ương Nga đã giảm giá đồng rúp khi nới rộng biên độ
giao dịch của đồng tiền này so với rổ tiền tệ USD-EURO (gồm 55% bằng đồng USD và 45%
bằng đồng euro). Theo đó, Ngân hàng Trung ương Nga đặt tỉ giá chính thức so với USD
ngày 20/1/2009 là 32,9085 RUB/USD



Dự báo rằng sẽ tăng đáng kể nguy cơ trong nền kinh tế. Nhiều nhà đầu tư đang mong
muốn thoát khỏi đồng rúp - một trong những đồng tiền rủi ro cao nhất hiện nay. nó như
một loại "con tin" trong môi trường có nhiều nguy cơ cao.



Hiện nay, đồng rúp đang được củng cố và tăng cường do việc giảm rủi ro trong khu vực
đồng euro, nhưng việc đó chỉ là tạm thời. Trong quý IV năm 2012, các rủi ro sẽ bắt đầu gia
tăng trở lại, và đặc biệt là sau khi Hy Lạp dự kiến có thể rút khỏi khu vực đồng euro trong
quý I /2013. Do đó, đồng rúp sẽ có nguy cơ sụt giảm mạnh về giá trong khi Ngân hàng
Trung ương Nga sẽ không can thiệp.


III. cam kết của nga khi gia nhập wto


cam kết về hàng hóa




Cam kết giảm thuế nhập khẩu một số nhóm hàng



Nga tiếp tục áp dụng hạn ngạch nhập khẩu đối với đối với thị bò, heo,
gia cầm. Thời hạn bỏ hạn ngạch các loại thịt trên không xác định. Điều
kiện tiếp cận thị trường thịt bò vẫn giữ như hiện nay, với heo và gia
cầm sẽ thắt chặt hơn.


cam kết hỗ trợ nông nghiệp



Đối với Nga mức hỗ trợ cho phép là 9 tỉ USD (hơn 2 lần so với mức sẽ
cho phép Nga phù hợp với các quy tắc tiêu chuẩn).



Nga cam kết sau khi gia nhập WTO sẽ không sử dụng trợ cấp xuất
khẩu nông nghiệp


cam kết hỗ trợ Công nghiệp



Nga cam kết với WTO về trợ cấp công nghiệp là những cam kết thông
thường đối với bất kì nước thành viên phát triển nào trong WTO.




Nhà nước không được trợ cấp trực tiếp cho các nhà xuất khẩu. Việc
cấp và nhận trợ cấp chỉ có thể tiến hành nếu bạn sử dụng hàng nội
địa. Tỉ trọng như thế trong trợ cấp chung của nhà nước là không cao.


cam kết về dịch vụ



Nga có trách nhiệm cam kết 116 ngành dịch vụ. tuy nhiên trong nhiều
trường hợp, các cam kết không có thay đổi gì trong hệ thống điều
chỉnh hiện nay. Ngoại lệ chinhscuar nguyên tắc này là bảo hiểm, nơi
mà mức độ tham gia của đối tác nước ngoài tăng từ 25% đến 50%.


hệ thống cam kết



cấp phép nhập khẩu: trong khuôn khổ WTO, Nga khẳng định hệ thống đang được sử
dụng sẽ cấp phép nhập khẩu các loại hình hoạt động.



khu kinh tế đặc biệt: trong giai đoạn chuyển tiếp mặc dù việc cấp ưu đãi trái với quy
định của WTO, song theo pháp luật của Nga, việc ưu đãi này vẫn tiếp tục cho các nhà đầu
tư tại các khu kinh tế đặc biệt ở tỉnh Kaliningrad và Magadansk để thực hiện trọn vẹn các

dự án đầu tư.



Công nghiệp lắp ráp: vào thời điểm chuyển tiếp, Nga có thể bảo lưu những yếu tố trái
với quy định của WTO trong CN lắp ráp xe ô tô và phụ tùng xe hơi.


hệ thống cam kết



Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: quy định pháp luật của Nga hiện nay hoàn toàn phù hợp
với quy định của WTO nói chung, Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ nói
riêng.



Việc hình thành giá cả đối với nguồn năng lượng: sau khi gia nhập WTO, chính sách
giá cả của Nga đảm bảo cho các nhà sản xuất và cung cấp khí ga tự nhiên trang trải
những chi phí và có thu nhập. Tuy nhiên quy tắc này không áp dụng với việc cung cấp khí
đốt cho các hộ gia đình và người tiêu dùng phi thương mại. Đối với những người tiêu dùng
này, Nga được quyền điều tiết đối với giá khí ga tự nhiên nhằm đảm bảo thực hiện các
chính sách xã hội trong nước.


hệ thống cam kết




Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch thực vật và những quy chuẩn kĩ thuật: ngoài
việc cam kết tuân thủ các quy định vệ sinh, kiểm dịch của WTO, Nga sẽ giữ quyền áp dụng
các yêu cầu ngặt nghèo hốn với tiêu chuẩn quốc tế nếu điều đó yêu cầu mức độ bảo hộ
được quy định.



Tính minh bạch: Nga đảm bảo mức độ cần thiết trong minh bạch luật pháp và thực tế
điều chỉnh ngoại thương trong nước. Tất cả các văn bản tiêu chuẩn áp dụng chung điều
chỉnh thương mại sẽ được công bố các nguồn chính thức và có hiệu lục khi được thông báo
chính thức.



×