Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng gạo lức trong khẩu phần ăn đến sức sản xuất thịt của gà ri lai nuôi nhốt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.72 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

GIÀNG A CHÊNH
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG VIỆC SỬ DỤNG GẠO LỨC
TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA
GÀ RI LAI NUÔI NHỐT”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khoá học

: 2013 – 2017

Thái Nguyên, năm 2017



ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

GIÀNG A CHÊNH
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG VIỆC SỬ DỤNG GẠO LỨC
TRONG KHẨU PHẦN ĂN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ
RI LAI NUÔI NHỐT”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Chăn nuôi Thú y

Lớp

: K45 – CNTY – N01

Khoa

: Chăn nuôi Thú y

Khoá học


: 2013 – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Vân

Thái Nguyên, năm 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, tu dƣỡng, rèn luyện tại Trƣờng
Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên tôi luôn nhận đƣợc sự quan tâm giúp
đỡ của lãnh đạo Nhà trƣờng và quý thầy, cô giáo.
Nhân dịp hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp Đại học, tôi xin trân trọng cảm
ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu Nhà trƣờng, Ban Chủ nhiệm Khoa
Chăn nuôi - Thú y, quý thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy PGS. TS. Trần
Thanh Vân - Đại học Thái Nguyên, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập, nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, cùng với sự giúp đỡ của gia đình cô giáo
TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, tạo điều kiện cho tôi có địa điểm, cơ sở vật chất để
triển khai nghiên cứu đề tài tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới NCS. Võ Văn Hùng - Trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên và các bạn sinh viên đã cùng hợp tác trong nghiên cứu
đề tài với tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình tôi và những ngƣời thân đã giúp đỡ tôi cả
về mặt tinh thần và vật chất để tôi có điều kiến tốt trong học tập, nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên


Giàng A Chênh


ii
LỜI NÓI ĐẦU
Trong chƣơng trình đào tạo của Nhà trƣờng, giai đoạn thực tập tốt nghiệm
chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trƣớc khi ra trƣờng. Đây là
khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa toàn bộ kiến thức đã học,
đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó nâng cao trình độ
chuyên môn, kiến thức, nắm đƣợc phƣơng pháp tổ chức và tiến hành công tác
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho
mình tác phong đúng đắn, sáng tạo để khi ra trƣờng trở thành một ngƣời cán bộ
kỹ thuật có chuyên môn, đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tiễn, góp phần vào sự
nghiệp phát triển đất nƣớc.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, đƣợc sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi Thú y, trƣờng Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, cùng sự
giúp đỡ của thầy giáo hƣớng dẫn PGS. TS. Trần Thanh Vân, em tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng gạo lức trong khẩu phần ăn
đến sức sản xuất thịt của gà Ri lai nuôi nhốt”. Do thời gian và trình độ có hạn
và trình độ có hạn, bƣớc đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên
bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, em rất
mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bản khóa
luận này đƣợc hoàn thiện hơn.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017
Sinh viên

Giàng A Chênh


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3. 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .................................................................... 15
Bảng 3. 2. Khẩu phần thí nghiệm ...................................................................... 16
Bảng 4. 1. Lịch dùng vắc xin cho đàn gà thịt.................................................... 22
Bảng 4. 2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất .................................................. 23
Bảng 4. 3. Khối lƣợng gà thí nghiệm theo tuần tuổi (g/con), n = 3 .................. 26
Bảng 4. 4. Sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm theo tuần tuổi (g/con/ngày) .
................................................................................................................... 29
Bảng 4. 5. Sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí nghiệm theo tuần tuổi (%) .......... 31
Bảng 4. 6. Tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm (g/con/ngày) ............................ 32
Bảng 4. 7. Tiêu tốn thức ăn/kg khối lƣợng tăng (FCR.cum) ............................ 33
Bảng 4. 8. Tiêu tốn protein thô /1 kg tăng khối lƣợng của gà (g/kg)................ 35
Bảng 4. 9. Tiêu tốn ME công dồn/1 kg tăng khối lƣợng (kcal/kg) .................. 36
Bảng 4. 10. Chỉ số sản xuất PI của gà thí nghiệm ............................................ 37
Bảng 4. 11. Chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ................................................... 38
Bảng. 4. 12. Chi phí thức ăn của gà thí nghiệm (đ) .......................................... 39
Bảng 4. 13. Chi phí trực tiếp cho 1 kg khối lƣợng gà thí nghiệm (đồng/kg) .... 40


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4. 1. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm ................................. 28
Hình 4. 2. Biểu đồ sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ............................. 30
Hình 4. 3. Biểu đồ sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí nghiệm............................ 31


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Cụm từ viết tắt

Tiếng Việt

Cs

Cộng sự

EN

Chỉ số kinh tế

FCR

Hệ số chuyển hóa thức ăn

FI

Lƣợng thức ăn thu nhận

ME

Năng lƣợng trao đổi

Nxb

Nhà xuất bản


PI

Chỉ số sản xuất

TT

Tuần tuổi

TA

Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TN

Thí nghiệm

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm


vi
MỤC LỤC

Trang
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... i

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................... v
MỤC LỤC .......................................................................................................... vi
Phần 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài .................................................................... 1
1.3. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 2
Phần 2. TỔNg QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài ........................................................... 3
2.1.1. Cơ sở khoa học về gạo lức ........................................................................ 3
2.1.2. Khả năng sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hƣởng .................. 3
2.1.2.1. Ảnh hƣởng của dòng, giống, lứa tuổi và tính biệt ................................. 3
2.1.2.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng ................................................... 4
2.2.1.3. Ảnh hƣởng của chế độ dinh dƣỡng đến khả năng sinh trƣởng .............. 5
2.1.3. Giới thiệu về gà Ri lai ............................................................................... 7
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ........................................ 11
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................ 11


vii
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ........................................................... 12
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....14
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 14
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ................................................................. 14
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 14
3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................... 14

3.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ................................................................ 14
3.4.2. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................... 16
3.4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống ..................................................................................... 16
3.4.2.2. Khả năng sinh trƣởng ........................................................................... 17
3.4.2.3. Khả năng thu nhận và chuyển hóa thức ăn .......................................... 18
3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu .......................................................................... 19
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 20
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ............................................................. 20
4.2. Kết quả chuyên đề nghiên cứu khoa học ................................................... 25
4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm .......................................................... 25
4.2.2. Khả năng sinh trƣởng của gà thí nghiệm ................................................ 26
4.2.2.1. Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ................... 26
4.2.2.2. Sinh trƣởng tuyệt đối và tƣơng đối của gà thí nghiệm ........................ 28
4.2.3. Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn ............................................... 32
4.2.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ....................................................... 33
4.2.5. Tiêu tốn protein cho tăng khối lƣợng (g/kg) ........................................... 34
4.2.6. Tiêu tốn năng lƣợng cho tăng khối lƣợng (kcal/kg) ............................... 35
4.2.7. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm ............................... 36
4.2.8. Chi phí trực tiếp cho gà thí nghiệm......................................................... 38


viii
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 41
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 41
5.2. Đề nghị ....................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 42
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT................................................................................ 42
II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH ............................................................................... 44
III. TÀI LIỆU INTERNET .............................................................................. 44



1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là một ngành truyền thống lâu đời tại Việt Nam, có sự
chuyển biến trong khoảng 10 năm trở lại đây. Điển hình từ việc chăn nuôi nông
hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp. Sản phẩm thịt của gia súc,
gia cầm là nguồn cung cấp protein chính cho con ngƣời, năm 2015 tiêu thụ bình
quân trên đầu ngƣời là 11,5 kg/ngƣời/năm. Khi hội nhập vào kinh tế thị trƣờng
thế giới, ngành chăn nuôi phát triển mạnh nhu cầu thức ăn chăn nuôi tăng lên.
Năm 2011 nhu cầu thức ăn công nghiệp cho ngành chăn nuôi xấp xỉ 11,5 triệu
tấn. Năm 2011 nƣớc ta nhập 8,9 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (trên
dƣới 3 tỷ USD/năm) bao gồm: 3,86 triệu tấn (ngô, lúa mì, bột mì), 4,76 triệu tấn
(đậu tƣơng, khô dầu các loại, bột cá, bột thịt xƣơng), 0,9 triệu tấn (premix,
khoáng, axit amin). Dự kiến năm 2020 nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi cả
nƣớc sẽ lên đến con số 27,4 triệu tấn (Doãn Trí Tuệ, 2011 [27]). Trong khi tổng
lƣợng gạo và giá trị xuất khẩu đều sụt giảm, tồn kho rất lớn, giá mua dự trữ cao
hơn giá thị trƣờng. Nƣớc ta phải nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi với giá cao
hơn xuất khẩu gạo. Đây là một nghịch lý lớn cần có sự thay đổi, thay vì nhập
ngô, lúa mì, bột mì chế biến làm thức ăn, việc tận dụng nguyên liệu gạo sẵn có
tại địa phƣơng (gạo lức) để chăn nuôi rất cần thiết. Do vậy, để đáp ứng đƣợc
chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của chính phủ theo hƣớng công
nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2008 [1]) và để có các sở cứ khoa học về
việc sử dụng gạo lức thay thế ngô trong chăn nuôi cũng nhƣ mu ̣c đić h nhằ m
khai thác các tiề m năng lúa ga ̣o ở Viê ̣t Nam , chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng việc sử dụng gạo lức trong khẩu phần ăn đến
sức sản xuất thịt của gà Ri lai nuôi nhốt ”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá các chỉ tiêu sản xuất của gà thịt lông mầu khi sử dụng gạo lức

thay thế ngô.


2
- Xác định đƣợc mức gạo lức thay thế ngô hợp lý trong khẩu phần thức ăn
cho gà Ri lai nuôi nhốt.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Có thêm luận cứ khoa học về ảnh hƣởng của thay thế ngô bằng gạo lức
trong khẩu phần đến sức sản xuất thịt của gà Ri lai.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Có thể sử dụng tỷ lệ gạo lức hợp lý trong khẩu phần ăn của gà Ri lai nuôi
thịt vẫn cho hiệu quả kinh tế.
- Bản thân sinh viên đƣợc làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.


3
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học và pháp lý của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học về gạo lức
Gạo lức hay còn gọi là gạo rằn, loại gạo chỉ xay vỏ bỏ trấu, chƣa đƣợc xát bỏ
lớp cám gạo, rất giàu dinh dƣỡng đặc biệt là các sinh tố và nguyên vi lƣợng. Thành
phần của gạo lức gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các VTM
nhƣ B1, B2, B3, B6; các axit nhƣ pantothenic (VTM B5), paraaminobenzoic
(PABA), folic (VTM M), phytic; các nguyên tố vi lƣợng nhƣ canxi, sắt, mangie,
selen, gluthion (GSH), kali và natri. Trong đó, 100 g gạo lức có năng lƣợng 370
Kcal, cacbonhydrat 77,24 g, đƣờng 0,84 g, chất xơ 3,5 g, chất béo 2,92 g, protein
7,94g, thiamin (VTM B1) 0,40 mg, chất xơ 3,5 g (hấp thu 39 %), riboflavin
(VTM B2) 0,039 mg (hấp thu 6 %), niacin (VTM B3) 5,09 mg (hấp thu 34 %),

axit pantothenic (VTM B5) 1,493 mg (hấp thu 30 %), VTM B6 0,509 mg (hấp thu
5 %), canxi 23mg (hấp thu 2 %), sắt 1,47 mg (hấp thu 12 %), magie 143,00 mg
(hấp thu 39 %), photpho 333,00 mg (hấp thu 48 %), kali 223,00 mg (hấp thu 5 %),
thiếc 2,02 mg (hấp thu 20 %). Gạo lức có khá đầy đủ dinh dƣỡng cần thiết cho sự
sinh trƣởng và phát triển của cơ thể gia súc, gia cầm (Bách khoa toàn thƣ mở
Wikipedia, [26]).
2.1.2. Khả năng sản xuất thịt của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng
2.1.2.1. Ảnh hưởng của dòng, giống, lứa tuổi và tính biệt
Giống là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát dục, năng suất
và phẩm chất thịt. Trong các giống gà hiện nay, giống ngoại sinh sản, sinh
trƣởng và phát dục tốt hơn gà nội (gà Sasso sinh trƣởng nhanh hơn gà Lƣơng
Phƣợng), tuy nhiên cũng cần điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng tốt hơn. Giống gà
lai 1 hay nhiều máu cũng sinh trƣởng và phát dục nhanh hơn gà thuần chủng. Gà
Ri lai Lƣơng Phƣợng có khả năng sinh trƣởng và phát triển nhanh hơn gà Ri
thuần chủng.


4
Tuổi và tính biệt cũng ảnh hƣởng đến khả năng sản xuất của gà. Trong
chăn nuôi gà thƣơng phẩm, gà trống sinh trƣởng và phát dục nhanh hơn gà mái.
Khi gà Ri 8 - 9 tuần tuổi đã biết đạp mái, thay lông, cũng có thể xuất bán, trong
khi gà mái đến 11 - 12 tuần tuổi mới thay lông.
Do đó, trong nền kinh tế thị trƣờng, các nhà chăn nuôi thƣờng sử dụng các
phép lai kinh tế để có đƣợc con lai F1, F2.v.v và phân loại gà trống mái để nuôi
với thời gian dài ngắn khác nhau tùy theo mục đích sử dụng nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Theo Trần Quốc Hùng và cs (2015) [6]: Gà lai ¾ máu Lƣơng Phƣợng có
công thức lai tạo là ♂ LV× ♀ F1: (♂ LV x ♀ VBT), gà có tầm vóc trung bình,
màu lông có ba màu chủ yếu, vàng đốm và vàng đốm đen, nâu đốm hoa. Kiểu
mào cờ, mào tích đỏ tƣơi, mào tai đỏ, da, chân, mỏ đều màu vàng. gà nuôi thịt

84 ngày tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 94,67 %, khối lƣợng cơ thể đạt 2219,33
g/con, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể là 2,91 kg. Tỷ lệ thân thịt 74,78
%, tỷ lệ thịt đùi là 21,23 %, tỷ lệ thịt lƣờn là 20,15 %, tỷ lệ mỡ bụng thấp 1,88
%, chất lƣợng thịt đáp ứng yêu cầu ngƣời tiêu dùng.
Theo Nguyễn Thị Hoa (2014) [4], giống gà Lƣơng Phƣợng và gà lai Cỏ
Mía trong cùng một điều kiện giống nhau thì tỷ lệ nuôi sống của gà lai Cỏ Mía
cao hơn gà Lƣơng phƣợng 4 % (ở 12 tuần tuổi), tỷ lệ nuôi sống của gà Lƣơng
Phƣợng là 92 % và gà lai Cỏ Mía là 96 %. Khối lƣợng sinh trƣởng ở 8 tuần tuổi
thì gà Lƣơng phƣợng cao hơn gà lai Cỏ Mía, gà Lƣơng Phƣợng là 1323,57 g/con
và gà lai Cỏ Mía là 131486 g/con. Tiêu tốn thức ăn của gà Lƣơng Phƣợng 89,5
g/con/ngày và gà lai Cỏ Mía 85,64 g/con/ngày.
2.1.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
Môi trƣờng xung quanh bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, mật độ, ánh sáng.
Trong chăn nuôi, nhiệt độ và độ ẩm ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng sản
xuất cùa con vật. Nhiệt độ và ánh sáng phụ thuộc vào phƣơng thức chăn
nuôi, thiết kế chuồng trại và mật độ nuôi. Gà ở các ngày tuổi khác nhau thì
nhiệt độ chuồng nuôi khác nhau. Gà con cần nhiệt độ 32 - 35 oC, gà trên 22
ngày tuổi nhiệt độ là khoảng 20 - 22 oC.


5
Theo Nguyễn Trung Kiên (2015) [7], nghiên cứu gà Ri lai (Mía x Lƣơng
phƣợng) đến 10 tuần tuổi vụ Đông Xuân có khí hậu lạnh, độ ẩm cao tỷ lệ nuôi
sống của gà 94,97 % và vụ Xuân Hè khí hậu nắng ấm, độ ẩm thấp tỷ lệ nuôi
sống 97,40 %, điều đó cho thấy rằng mùa vụ Xuân Hè gà có tỷ lệ nuôi sống cao
hơn màu vụ Đông Xuân.
Theo Nguyễn Thị Hoa (2014) [4], trong qua trình úm gà, các yếu tố nhiệt
độ, độ ẩm, độ thông thoáng ảnh hƣởng rõ rệt đến tỷ lệ nuôi sống của gà. 50 % số
gà Lƣợng phƣợng nuôi trên lồng lƣới với tạo hệ thống thoáng mát có tỷ lệ nuôi
sống đến 8 tuần tuổi 96,84 %, 50 % số gà Lƣơng phƣợng nuôi trên nền có đệm

lót trấu dày kết hợp tạo nhiệt độ nhân tạo nhƣ thắp bóng điện nhiệt.v.v. đến 10
tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống là 95,69 %. Áp dụng tƣơng tự cho gà lai Cỏ Mía (nuôi
đến 8 tuần tuổi) cho thấy 50 % số gà nuôi lồng mát mẻ có tỷ lệ nuôi sống 98,69
%, 50 % số gà nuôi trên nền lót trấu dày kết hợp tạo nhiệt độ nhân tạo bằng cách
thắp thêm bóng điện nhiệt có tỷ lệ nuôi sống 96,77 %.
Trong chăn nuôi, nhiệt độ và độ ẩm, ánh sáng là các yếu tố rất quan trọng ảnh
hƣởng đến năng suất chăn nuôi. Do vậy, các nhà chăn nuôi luôn cố gắng tạo môi
trƣờng tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt nhất để chăn nuôi. Đối với các trang trại chăn thả
vƣờn thì ngƣời chăn nuôi thƣờng chú ý chăn nuôi nhiều vào vụ Xuân Hè để tránh
mùa rét ẩm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.
2.2.1.3. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến khả năng sinh trưởng
Dinh dƣỡng là yếu tố ảnh hƣởng lớn nhất tới tốc độ sinh trƣởng. Các chất
dinh dƣỡng gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có tầm quan trọng và ý
nghĩa riêng. Đặc biệt quan trọng là protein, năng lƣợng, tỷ lệ ME/CP, các chất
khoáng và vitamin các loại. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1993) [9] cho rằng để
phát huy đƣợc khả năng sinh trƣởng cần phải cung cấp thức ăn tối ƣu, với đầy
đủ các chất dinh dƣỡng, đƣợc cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, các axit amin
với năng lƣợng.
Bùi Đức Lũng và cs (1993) [9] nghiên cứu cứu bổ sung khoáng, vitamin
vào khẩu phần nuôi gà Hybro HV85 cho thấy khối lƣợng ở 7 tuần tuổi tăng 85,3
gam so với lô đối chứng.


6
Nhƣ vậy, để đạt năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để
phát huy tiềm năng sinh trƣởng thì một trong những vấn đề căn bản là lập ra
những khẩu phần nuôi dƣỡng hoàn hảo, cân đối trên cơ sở tính toán nhu cầu axit
amin cho từng giai đoạn. Ngoài ra, khả năng sinh trƣởng của gia cầm còn bị ảnh
hƣởng rất lớn bởi điều kiện chăm sóc, mùa vụ, khí hậu chuồng nuôi, phƣơng
thức chăn nuôi và thú y phòng bệnh.v.v.

Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [19], có thể sử dụng gạo lức thay thế
ngô một phần hoặc hoàn toàn trong thức ăn chăn nuôi gà F1 (♂ Ri x ♀ Lƣơng
Phƣợng). Xét về mặt kinh tế, với giá nguyên liệu hiện tại (gạo lức cao gấp 1,47
lần ngô), nếu sử dụng gạo lức thay ngô thì chỉ nên thay thế ở mức 25 % so với
khối lƣợng ngô trong khẩu phần. Các chỉ tiêu sản xuất của gà 12 tuần tuổi: Khối
lƣợng là 1611,1 g/con, sinh trƣởng tuyệt đối là 18,74 g/con/ngày, tỷ lệ nuôi sống
100 %, hiệu quả sử dụng thức ăn là 3,3 kg/kg tăng khối lƣợng, chỉ số sản xuất là
57,4, chỉ số kinh tế là 2,2.
Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [18], nên chọn khẩu phần có mức tỷ lệ
các axit amin thấp nhất để chăn nuôi gà; đó là: (methionine + cystein)/lysine:
1,04% /1,26% trong thức ăn, ứng với giai đoạn gà từ 1 - 21 ngày tuổi (ME 3000
kcal/kg thức ăn, tỷ lệ CP 21 %); 0,93 %/1,14 % trong thức ăn (ME 3050 kcal/kg
thức ăn, tỷ lệ CP 19 %), ứng với giai đoạn gà từ 22 - 49 ngày tuổi; (methionine
+ cystein)/lysine: 0,82 %/1,00 %, ứng với giai đoạn gà từ 50 - 84 ngày tuổi (ME
3100 kcal/kg thức ăn, tỷ lệ CP 17 %). Các chỉ tiêu sản xuất của gà 12 tuần tuổi:
khối lƣợng bình quân là 1829,5 g/con, sinh trƣởng tuyệt đối là 21,3 g/con/ngày,
tỷ lệ nuôi sống 97,5 %, hiệu quả sử dụng thức ăn 3,2 kg/kg tăng khối lƣợng.
Theo Từ Quang Tân (2000) [16] cho thấy các chỉ tiêu sản xuất của gà
Lƣơng Phƣợng nuôi bán chăn thả đến 12 tuần tuổi: Tỷ lệ nuôi sống là 95 - 97,5
%, khối lƣợng là 2321,68 g/con, sinh trƣởng tuyệt đối lúc cao nhất là 47,06
g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn lúc 12 tuần tuổi là 2,76 kg/kg tăng khối lƣợng.
Theo tác giả Phạm Văn Sơn (2008) [12] cho biết ảnh hƣởng của phƣơng
thức nuôi đến sinh trƣởng và khả năng sản xuất thịt của gà Sasso thƣơng phẩm
nuôi nhốt hoàn toàn và nuôi bán chăn thả. Tỷ lệ nuôi sống của gà Sasso đến 10
tuần tuổi đối với lô 1 (nuôi nhốt) là 95,00 % và lô 2 (bán chăn thả) là 96,00 %,


7
khối lƣợng sinh trƣởng tích lũy của lô 1 và lô 2 là 1943,79 và 2002,12 (g/con),
sinh trƣởng tuyệt đối 8 tuần tuổi là 32,30 và 41,16 (g/con/ngày). Qua kết quả

cho thấy tỷ lệ nuôi sống, sinh trƣởng tích lũy và sinh trƣởng tuyệt đối của
phƣơng thức nuôi nhốt hoàn toàn thấp hơn so với gà nuôi nuôi bán chăn thả.
Qua các kết quả trên cho ta thấy phƣơng thức nuôi bán chăn thả có tầm ảnh
hƣởng rõ rệt đến khả năng sinh trƣởng của gà. Gà Ri nuôi bán chăn thả có khối
lƣợng sinh trƣởng cao hơn gà nuôi nhốt đến 12 tuần tuổi. Gà Sasso nuôi bán
chăn thả cũng có khả năng sinh trƣởng và phát triển cao hơn nuôi nhốt hoàn
toàn. Chế độ dinh dƣỡng cũng ảnh hƣởng đến khả năng sản xuất của gà.
Do vậy, trong chăn nuôi đối với từng giống gà khác nhau cần lựa chọn
phƣơng thức chăn nuôi và chế độ dinh dƣỡng hợp lý để phát huy tối đa khả năng
sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời chăn nuôi.
2.1.3. Giới thiệu về gà Ri lai
* Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của gà Ri lai.
Theo Lê Huy Liễu (2004) [8] gà Ri lai F1 (bố Lƣơng Phƣợng x mẹ Ri) ở 1
ngày tuổi có 3 màu lông chính, chiếm tỷ lệ cao nhất là loại toàn thân màu nâu có
2 sọc đen ở lƣng (59,17 %), toàn thân màu vàng nâu nhạt (32,5 %), màu vàng,
trắng vàng 8,33 %. So với các giống bố mẹ cùng ở 01 ngày tuổi, tỷ lệ phân ly
màu lông của gà Ri lai gần gà Ri. Ở 91 ngày tuổi, con trống có 32,35 % có màu
lông nghiêng về giống mẹ, 25 % có màu lông nghiêng về giống bố, 42,68 % có
màu lông giống cả bố lẫn mẹ. Con mái cũng có 3 hình nhƣng có 51,09 %
nghiêng về màu lông của giống mẹ, 34,93 % nghiêng về màu lông của giống bố,
còn lại 13,97 % có màu lông giống cả bố lẫn mẹ. Về hình dáng thân, mào, màu
sắc mào, chân và da: Có dáng thon thả, đầu nhỏ, chân nhỏ, đa số có mào cờ,
màu của mỏ, của chân và da là vàng hoặc vàng nhạt. Đặc điểm tập tính: Nhanh
nhẹn, ƣa hoạt động, có tính bầy đàn cao, chịu khó bới tìm thức ăn, 8 - 9 tuần tuổi
có hiện tƣợng mổ cắn nhau nhƣ gà Ri. Về tổng thể, biểu hiện ngoại hình và tập
tính của gà Ri lai F1 (bố Lƣơng Phƣợng x mẹ Ri) gần giống gà Ri.
Theo Nguyễn Thành Luân (2015) [10] cho biết, đặc điểm ngoại hình gà Ri
lai F1 (Trống Ri x mái Lƣơng phƣợng) 01 ngày tuổi có 03 màu lông chính gồm
vàng, nâu có sọc lƣng và xám có đốm đầu. Khi trƣởng thành con trống có thân



8
hình chắc rắn, lông có màu vàng có lông cƣờm ở cổ màu vàng óng, lƣng và cánh
màu vàng, đỉnh lông ở cánh và đuôi màu đen, chân, mỏ và da màu vàng, mào
đơn. Con mái có lông màu vàng hoặc đƣợc điểm thêm đốm hoa mơ ở cổ và
cánh, đỉnh lông cánh và đuôi có màu đen, da, mỏ và chân có màu vàng, đầu nhỏ,
mào đơn.
Gà Ri cải tiến có màu lông gà mái màu vàng rơm, điểm các đốm đen ở cổ,
đuôi. Gà trống có màu lông sặc sỡ nhiều màu, chiếm ƣu thế là màu đỏ tía. Cả
con trống và mái có dầu da, chân vàng nhạt.
* Khả năng sản xuất thịt
Lê Huy Liễu (2004) [8] khẳng định, gà lai F1 (♂ Lƣơng Phƣợng × ♀ Ri) và
F1 (♂ Kabir ×♀ Ri) nuôi thịt ở Thái Nguyên quanh năm đều có khả năng thích
ứng và sinh trƣởng tốt, năng suất thịt cao hơn gà nội (gà Ri), chất lƣợng thịt tốt
ngang bằng gà Ri, gà Lƣơng Phƣợng và gà Kabir. Trong đó, gà lai F1LR có
năng suất cao hơn gà lai F1KR. Cụ thể gà F1LR nhƣ sau:
- Tỷ lệ nuôi sống: 98,33 % vụ Hè Thu, 96,67 % ở vụ Đông Xuân.
- Khối lƣợng sống: 12 tuần tuổi, vụ Hè Thu, 1517,4 g; vụ Đông Xuân
1490,77 g.
- Sinh trƣởng tuyệt đối đến 13 tuần tuổ: vụ Hè Thu là 17,49 g/con/ngày; vụ
Đông Xuân là 17,38 g/con/ngày.
- FCR đến 12 tuần tuổi: 2,81 vụ Hè Thu, 2,84 vụ Đông Xuân.
- Chỉ số sản xuất đến 12 TT: 63,25 vụ Hè Thu, Đông Xuân 60,50.
- Đến 91 ngày tuổi, tỷ lệ thân thịt: 75,7 - 76,41 % Vụ Đông Xuân; 75,87 - 76,52
% vụ Hè Thu.
- Đến 91 ngày tuổi, tỷ lệ thịt ngực + thịt đùi là 39,86 - 40,62 %.
- Tác giả cho biết mức dinh dƣỡng nuôi gà là: ME: 3029 - 3025 - 3121
kcal/kg; CP: 22,13 - 20,18 - 18,56 g/kg, ứng vơi 3 giai đoạn nuôi là 0 - 28, 29 56, 57 - 91 ngày tuổi.
Nguyễn Văn Thƣởng và Trần Thanh Vân (2004) [16] đã nghiên cứu khả
năng sinh trƣởng và cho thịt của gà F1 (trống Ri x mái Lƣơng Phƣợng) nuôi bán



9
chăn thả tại Thái Nguyên, kết quả: Nuôi 77 ngày tuổi gà F1 (Ri x Lƣơng
Phƣợng) tỷ lệ nuôi sống 99 %, sinh trƣởng tuyệt đối 21,77 g/con/ngày, tiêu tốn
thức ăn (FCR): 2,93 kg, chỉ số sản xuất 73,56.
Theo Viện Chăn nuôi (2005) [21] gà Ri cải tiến tiêu tốn thức ăn cho 1 kg
tăng khối lƣợng là 3,55 kg.
Theo Hồ Xuân Tùng (2009) [17] cho biết, các tính trạng năng suất nhƣ khả
năng sinh trƣởng, sinh sản, tỷ lệ nuôi sống, sức đề kháng với bệnh tật của gà F1 (LP
x R) và F1 (R x LP) hầu nhƣ tƣơng đƣơng nhau và đều cao hơn gà Ri. Trong đó, hai
tính trạng chính là khả năng sinh trƣởng và sản lƣợng trứng, nếu so với gà Lƣơng
Phƣợng thì khả năng sinh trƣởng mới đạt 67,7 %, sản lƣợng trứng đạt 79 %, nhƣng
so với gà Ri thì khối lƣợng cơ thể lúc 19 tuần tuổi cao hơn 28 - 35,8 % và sản lƣợng
trứng đến 52 tuần tuổi cao hơn 14,5 - 16 %.
Theo Vũ Ngọc Sơn (2009) [13] đã nghiên cứu về gà F1 (Ri x Lƣơng
Phƣợng), tại Hà Tây, kết luận:
- Tỷ lệ nuôi sống của các gà 12 tuần tuổi nuôi nhốt 96,3 %, 15 tuần tuổi
chăn thả 92,3 %.
- Khả năng sinh trƣởng: khối lƣợng 12 tuần tuổi nuôi nhốt là 1562,5 g, 15
tuần tuổi nuôi chăn thả 1685,6 g.
- Tiêu tốn thức ăn: 12 tuần tuổi nuôi nhốt 3,268 kg, 15 tuần tuổi nuôi chăn
thả 3,920 kg.
- Tác giả đã đề nghị ở phƣơng thức nuôi nhốt hoặc chăn thả, nên giết mổ
lúc 12 tuần tuổi, là thời điểm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Theo Nguyễn Thành Luân 2015 [10] đã nghiên cứu chăn nuôi gà F1 (trống
Ri x mái Lƣơng Phƣơng), còn gọi là gà Ri cải tiến, trong điều kiện nông hộ tại
Bắc giang với khẩu phần chăn nuôi: ME: 2.950 - 3.000 - 3.040 kcal/kg, CP: 21 18 - 16 g/kg ứng với các giai đoạn gà 0 - 5; 6 - 12; 13 - 15 tuần tuổi. Kết quả
nghiên cứu cho thấy:
- Tỷ lệ nuôi sống đến 15 tuần tuổi: 93,94 % ở vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu

tỷ lệ nuôi sống là 90,77 %.


10
- Sinh trƣởng tích lũy: 12 tuần tuổi đạt 1.713,8 g, 15 tuần tuổi đạt 2087,2 g ở
vụ Đông Xuân; 12 tuần tuổi đạt 1473,3 g, 15 tuần tuổi đạt 1833,3 g ở vụ Hè Thu.
- Sinh trƣởng tuyệt đối: 15 tuần tuổi đạt 19,57 g/con/ngày ở vụ Đông Xuân;
đạt 14,2 g/con/ngày ở vụ Hè Thu.
- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng (FCR): 12 tuần tuổi là 3,75 kg, đến
15 tuần tuổi là 4,51 ở vụ Đông Xuân; 12 tuần tuổi là 3,69, đến 15 tuần tuổi là
4,71 ở vụ Hè Thu.
* Khả năng sinh sản:
Theo Nguyễn Huy Đạt và cs (2002) [2] con lai giữa trống Lƣơng Phƣợng x
mái Ri (R1A) và trống Ri x mái Lƣơng Phƣợng (R1B) kết quá nhƣ sau: khối
lƣợng của gà R1A và R1B ở 36 tuần tuổi là 44,4g và 44,64 g, ở tuần tuổi 42 là
47,86 g và 47,27 g.
Theo Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2007) [11] đã nghiên cứu ảnh hƣởng của mùa
vụ đến khả năng sinh sản của gà F1 (Trống Ri x Mái Lƣơng Phƣợng) nuôi tại
Thái Nguyên đƣa ra kết luận: Đàn gà lai (trống Ri x mái Lƣơng Phƣợng) nuôi
bán chăn thả đến 40 tuần tuổi trong nông hộ ở hai mùa vụ khác nhau, thấy rằng,
mùa vụ có ảnh hƣởng đến hầu hết các chỉ tiêu về sinh sản của gà, gà nuôi chính
vụ (bắt đầu nuôi cuối mùa thu) cho kết quả tốt hơn gà nuôi trái vụ (bắt đầu nuôi
vào mùa hè), cụ thể:
Gà nuôi chính vụ: Tỷ lệ chọn lọc gà hậu bị lên đẻ của gà chính vụ 93 %
(với gà mái), 87,33 % (với gà trống); tỷ lệ hao hụt là 3,3 %; tuổi đẻ đầu, 50 % và
đỉnh cao tƣơng ứng là 135 ngày, 172 và 193 ngày tuổi; năng suất trứng/mái đầu
kỳ đạt 72,06 quả; tỷ lệ trứng giống là 96,58 %; tỷ lệ cho phôi 96,83 %, tỷ lệ
nở/phôi 92,66 %, tỷ lệ gà loại I/gà nở ra: 97,51 %; tiêu tốn thức ăn cho 10 quả
trứng giống 2,69 kg.
Gà nuôi trái vụ: Tỷ lệ chọn lọc gà hậu bị lên đẻ của gà chính vụ 90,5 %

(với gà mái), 86,66 % (với gà trống); tỷ lệ hao hụt là 3,38 %; tuổi đẻ đầu, 50
% và đỉnh cao tƣơng ứng là 140 ngày, 181 và 200 ngày; năng suất trứng/mái
đầu kỳ đạt 69,13 quả; tỷ lệ trứng giống 94,62 %; tỷ lệ cho phôi 95 %, tỷ lệ


11
nở/phôi 91,76 %; tỷ lệ gà loại I/gà nở ra 95,6 %; tiêu tốn thức ăn cho 10 quả
trứng 2,95 kg.
Nuôi gà chính vụ cho năng suất cao hơn gà trái vụ, tuy nhiên nếu muốn sản
xuất nhiều con giống nuôi thịt vụ Thu Đông, gà nuôi trái vụ phải chú ý điều
chỉnh tốt chế độ cho ăn và chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo báo điện tử của chính phủ (2013) [28] ngô và gạo lức có thể thay thế
hoàn toàn nhập khẩu nguyên liệu TACN nhóm năng lƣợng nếu có quy hoạch và
cơ chế thu mua, vận chuyển hiệu quả.
Với nhóm nguyên liệu cung cấp năng lƣợng (gồm ngô và lúa mì) thì chúng
ta hoàn toàn có thể hạn chế nhập khẩu bằng cách sử dụng “gạo lức” cũng nhƣ
tăng tỷ lệ khoai, sắn trong khẩu phần thức ăn cho lợn và gia cầm.
Về mặt dinh dƣỡng, các nghiên cứu của thế giới đã cho biết gạo lức có thể
hoàn toàn thay thế ngô và lúa mì trong khẩu phần cho lợn và gia cầm.
Tuy nhiên, gạo lức hiện chỉ có thể sử dụng thay thế một phần để làm
TACN cho gia cầm là chính, còn lại vẫn trông chờ ở ngô cho ngành chăn nuôi.
Hiện nay diện tích trồng ngô cả nƣớc là gần 1,2 triệu ha, năng suất trung bình 43
tạ/ha. Sản lƣợng ngô hiện dao động trong khoảng 4,5 - 5 triệu tấn/năm, trong khi
nhu cầu về ngô của nƣớc ta hiện nay là trên 5 triệu tấn/năm, kể cả cho chế biến
lƣơng thực và chăn nuôi, hơn nữa tổng sản lƣợng ngô sản xuất vẫn chƣa đủ cho
nhu cầu trong nƣớc, hàng năm vẫn phải nhập trên nửa triệu tấn.
Về gạo lức, Vũ Duy Giảng (2012) [3] cho biết, hạn chế trong sử dụng
nguyên liệu này là vấn đề giá. Nếu giá thóc là 5.800 đồng/kg thì giá gạo lức

là 7.250 đồng/kg, nếu tính cả chi phí xay xát thì lên đến 7.300 đồng/kg và
nhƣ vậy là cao hơn giá ngô tại thời điểm (7.000 - 7.200 đồng/kg). Trong khi
giá phải thấp hơn hay ít nhất bằng giá ngô thì ngành chăn nuôi hoàn toàn có
thể giảm bớt ngô + mì trong khẩu phần và từ đó giảm đƣợc sức ép của việc
nhập khẩu các loại hạt này.


12
Theo tác giả Thân Trung Hiếu (2015) [5] nghiên cứu sử dụng gạo xay thay
thế ngô trong thức ăn hỗn hợp cho gà sinh sản ISA - JA57, giải pháp để giải bài
toán thành công trong việc dùng thóc gạo thay thế ngô và lúa mì nhập khẩu
trong chăn nuôi là dùng thóc của các giống lúa cao sản. giống lúa IR 50404 có
năng suất cao 18 tấn/ha/năm có thể trồng 3 vụ/năm. giống lúa này ngắn ngày và
thích nghi với mọi điều kiện khí hậu, chống sâu bệnh tốt. chỉ có nhƣợc điểm là
khô cứng, hạt ngắn nên khó ăn khi dùng cho ngƣời. Hiện nay với thành tựu khoa
học trong nƣớc và thế giới các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công các
giống lúa mới có thể cho năng suất 20 tấn/ha/năm.
Theo Trần Quốc Việt và cs (2015) [22] đã nghiên cứu ảnh hƣởng của việc
sử dụng thóc và gạo lức thay thế ngô trong khẩu phần đến sinh trƣởng và hiệu
quả sử dụng thức ăn ở vịt CV Super nuôi thịt. Thay thế với các tỷ lệ 15 %, 25 %,
45 %, 65 %, 85 % và 100 %. Việc thay thế ngô bằng gạo lức chăn nuôi vịt thịt
không ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn mà còn cải
thiện đƣợc tốc độ sinh trƣởng của vịt. Tuy nhiên do giá thóc và gạo tại thời điểm
nghiên cứu cao hơn so với ngô nên khi sử dụng thóc và gạo lức để thay thế ngô
trong khẩu phần sẽ làm tăng chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng của vịt CV
Super nuôi thị, do đó hiệu quản kinh tế không cao.
Theo Phan Thị Tƣờng Vi và cs (2015) [20] tác giả cho thấy, hoàn toàn có
thể thay thế ngô bằng thóc trong khẩu phần thức ăn cho gà thịt lông màu giai
đoạn 4 - 12 tuần tuổi với tỷ lệ thay thế từ 15 % - 60 % thóc, trong đó tỷ lệ thay
thế thóc 30 % có xu hƣớng cải thiện tăng khối lƣợng, lƣợng thức ăn tiêu thụ và

hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn so với lô đối chứng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Theo Asyifah và cs (2012) [23] cho biết, gạo lức là một nguồn nguyên liệu
thức ăn tiềm năng cho chăn nuôi gia cầm và khẳng định rằng: gạo nâu là một
nguồn thức ăn có sẵn ở địa phƣơng không đắt tiền và chi phí chế biến thấp. Hai
giống lúa gạo địa phƣơng, MR239 và MR257 đã đƣợc nghiên cứu để sử dụng
làm thức ăn chăn nuôi trong ngành công nghiệp gia cầm, bao gồm thành phần
giá trị dinh dƣỡng và kỹ thuật cho ăn.


13
Các giống gạo nang MR239 và MR257 chứa các chất dinh dƣỡng nhƣ protein
thô, chất béo, và carbohydrate. Các nội dung β-glucan và arabinoxylan trong MR239
và MR257 đã đƣợc xác định. Cả hai giống gạo nâu đều đƣợc tìm thấy là nguồn cung
cấp thức ăn cho gia cầm. Trong 100 g gạo lức có protein thô là từ (8,79 - 8,9 %),
threonin từ (0,44 - 0,48 %), axit glutamic từ (2,26 - 2,36 %), cystein (0,1 - 0,12 %),
lysine (0,38 - 0,43 %), β-glucan (0,17 %), v.v. Chất xơ, sợi thô, là một phần không
ăn đƣợc của thức ăn gia cầm, chủ yếu gồm cellulose, hemicellulose và lignin. Thành
phần carbohydrate và chất béo là nguồn năng lƣợng chính cho gia cầm. Thành phần
Carbohydrate là (87,58 và 87,71 %), năng lƣợng là (3831 và 3800 kcal/ kg) so với
các loại thức ăn khác dùng làm thức ăn gia cầm.
Qua nghiên cứu tác giả nhận định hai giống gạo nâu trên có tiềm năng tốt
nhƣ thức ăn công nghiệp gia cầm. Gạo nâu khá cân bằng axit amin và tỷ lệ chất
xơ không thể tiêu hóa thấp cho nên có thể dùng chăn nuôi gà và gà broiler.
Theo Shaheen và cs. (2015 ) [25] cho biết, cám gạo đƣợc bổ sung với tỷ lệ
20 % thay thế ngô và 15 % thay thế lúa mì, kết quả cho thấy: Nuôi gà con có
năng suất cao và sử dụng phụ phẩm (cám gạo) làm thành phẩm chất lƣợng tốt để
bổ sung giá trị gia tăng thức ăn gia cầm. Tỷ lệ tiêu hóa protein cám gạo đƣợc
xác định là 73 %. Đây là một nguồn tốt cho lysine và methionine và có thể là
một công cụ hiệu quả để bổ sung các thực phẩm thiếu lysine và methionine nhƣ

lúa mỳ, ngô và lúa miến để vƣợt qua vấn đề suy dinh dƣỡng ở gà con.
Phƣơng pháp để hạn chế đƣợc những tác hại do thành phần độc hại trong cám
gạo nhƣ cellulose, hemicellulose là nấu chín cám gạo, không chỉ giảm thiểu đƣợc
khả năng khó tiêu hóa của gà mà chất lƣợng dinh dƣỡng cũng tăng lên. Do đó, việc
bổ sung 20 % cám gạo thay ngô và 15 % thay lúa mì đã bổ sung giá trị dinh dƣỡng
và protein cao cho gà con với giá rẻ tiền, tiết kiệm trong chăn nuôi.
Theo tác giả Floukes (1998) [24] tỷ lệ của gạo lức/thóc hạt là rất cao (80
%) hầu nhƣ chỉ bỏ đi lớp vỏ trấu thô bên ngoài nên khả năng sử dụng gạo lức
cho chăn nuôi là rất lớn, có thể tận dụng đƣợc toàn bộ phần cám bồi (cám thô +
cám mịn), tấm, gạo trắng.


14
Phần 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Gà Ri lai, gạo lức, ngô.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Tại trại gia cầm VM, xã Quyết Thắng - Thành phố Thái
Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 18/05/2016 đến ngày 18/11/2016.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số mức gạo lức (0%, 25%, 50%) thay thế ngô
trong khẩu phần đến khả năng sản xuất thịt của gà Ri lai.
3.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Sử dụng phƣơng pháp phân lô so sánh theo mô hình bố trí thí nghiệm một
nhân tố kiểu ngẫu nhiên đầy đủ. Tổng số gà đã nuôi là 90 con, đƣợc chia làm 3
lô lớn, mỗi lô 30 con; mỗi lô lớn chia làm 3 lô nhỏ (lặp lại 3 lần), mỗi lô nhỏ 10
con, đồng đều trống mái. Gà đƣợc nuôi với mật độ 5 con/m2, trên nền chuồng có

đệm lót; chia làm 3 giai đoạn; giai đoạn I từ 1 - 3 tuần tuổi, giai đoạn II từ 4 - 7
tuần tuổi, giai đoạn III từ 8 - 12 tuần tuổi (gà đƣợc nuôi từ 1 ngày tuổi đến 12
tuần tuổi). Chế độ dinh dƣỡng các lô đều nhƣ nhau, theo mức khuyến cáo của
Trần Thanh Vân và cs (2015) [18].
Ở lô lớn I, II và III, khẩu phần đƣợc thay thế ngô bằng gạo lức với các tỷ lệ
lần lƣợt là: 0 %, 25 %, 50 % so với ngô trong khẩu phần khuyến cáo của Trần
Thanh Vân và cs (2015) [19].
Thời gian thí nghiệm từ 1 đến 12 tuần tuổi (84 ngày).


15
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Nội dung

Lô I

Lô II

Lô III

Số gà TN/lô (con)

30

30

30

Số lần lặp lại


3

3

3

Mức thay thế ngô bằng gạo lức (%)

0

25

50

Phƣơng thức nuôi

Nuôi nhốt

Mùa vụ

Hè - Thu

Thời gian theo dõi (tuần)

12

Dinh dƣỡng cho gà thí nghiệm
Giai đoạn 1 - 3 tuần tuổi

ME: 3000 kcal/kg, CP: 21 %


Giai đoạn 4 - 7 tuần tuổi

ME: 3050 kcal/kg, CP: 19 %

Giai đoạn 8 - 12 tuần tuổi

ME: 3100 kcal/kg, CP: 17 %

- Nhiệt độ: Các lô thí nghiệm đƣợc che chắn và có hệ thống cung cấp nhiệt
vào những thời điểm nhiệt độ xuống thấp, đảm bảo nhiệt độ 1 - 10 ngày tuổi
dƣới chụp sƣởi từ 30 - 33 °C.
- Máng ăn uống: Giai đoạn 1 - 10 ngày tuổi sử dụng khay ăn tiêu chuẩn 60
x 70 x 3 cm dùng cho gà 100 gà và cho uống bằng máng gallon (50 con/ máng).
Giai đoạn 14 ngày tuổi trở đi thay bằng khay ăn treo tròn với 2 cm/gà và từ 20
ngày trở đi cho bằng máng uống với 1 cm/con.
- Gà đƣợc nuôi nhốt chuồng hở với điều kiện nhƣ nhau trong suốt quá trình
thí nghiệm.


×