Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

GIÁO TRÌNH học PHẦN LỊCH sử VIỆT NAM HIỆN đại (từ 1945 đến NAY)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 121 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
===================

GIÁO TRÌNH HỌC PHẦN

LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
(TỪ 1945 ĐẾN NAY)
(3TC DÀNH CHO LỚP CĐSP NGỮ VĂN GHÉP VỚI LỊCH SỬ)

Giảng viên: Lê Trọng Đại

NĂM HỌC 2015-2016

1


MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG, ĐẤU
TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM, NỘI PHẢN (TỪ 02/9/45 ĐẾN 9/12/1946)
.………….1
1.1 Việt Nam trong bối cảnh quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai và sau
Cách mạng tháng Tám 1945
………….1
1.2 Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng
………… 3
1.3 Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền
…………5


Câu hỏi ôn tập chương 1
…………11
CHƯƠNG 2 VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1946 - 1950)
…………12
2.1 Âm mưu và hành động chiến tranh của Pháp. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ
Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
………...12
2.2 Cuộc chiến đấu ở các đô thị bắc vĩ tuyến 16. Tích cực chuẩn bị cho
kháng chiến lâu dài
…………………………..13
2.3 Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân,
toàn diện (1948 - đầu 1950)
……… 16
Câu hỏi ôn tập chương 2
…………23
CHƯƠNG 3 VIỆT NAM TỪ CD BIÊN GIỚI THU ĐÔNG ĐẾN CHIẾN THẮNG
ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ KẾT THÚC HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ (1950 - 1954)………..24
3.1 Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ……………..24
3.2 Mở rộng quan hệ ngoại giao. Chiến thắng Biên giới, Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ hai, Đảng ra hoạt động công khai
……………..25
3.3 Phát triển kháng chiến về mọi mặt. Giữ vững thế chủ động đánh địch trên
chiến trường
……………..29
3.4 Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ
……………..31
3.5 Hội nghị và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, ý nghĩa lịch sử,
nguyên nhân thắng lợi cuả kháng chiến chống Pháp (1945- 1954)

………...…..38
Câu hỏi ôn tập chương 3
…………….42
CHƯƠNG 4 CÁCH MẠNG HAI MIỀN NAM BẮC TỪ 1954 ĐẾN 1960 ……………..43
4.1 Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ
……………43
4.2 Xây dựng miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khôi phục và phát triển
kinh tế cải tạo xã hội chủ nghĩa
……………46
4.3 Đấu tranh chính trị tiến lên Đồng khởi
……………51
Câu hỏi ôn tập chương 4
…………….59
CHƯƠNG 5 CÁCH MẠNG HAI MIỀN NAM BẮC TỪ 1961 ĐẾN 1965 …………….60
5.1 Nhân dân miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
……… 60
5.2 Nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược Chiến tranh Đặc biệt của Mĩ ……………64
Câu hỏi ôn tập chương 5
……………...71
CHƯƠNG 6 CẢ NƯỚC ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH
CỤC BỘ (1965 - 1968)
……………72
6.1 Miền Nam đánh bại chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ- Ngụy(1965- 1968) ……………72
2


6.2 Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ …………….81
Câu hỏi ôn tập chương 6
….…………..82
CHƯƠNG 7 CẢ NƯỚC ĐẤU TRANH CHỐNG CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM HÓA

CHIẾN TRANH (1969 -1975)
……………..83
7.1 Chiến đấu chống chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh và Đông Dương hoá chiến tranh
của Mĩ
…………… …….83
7.2 Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai
của Mỹ và ra sức chi viện cho miền Nam (1969 - 1973)
………… ………83
7.3 Đấu tranh trên mặt trận ngoai giao. Hiệp định Pari về VN năm 1973………………83
7.4 Miền Bắc khôi phục và phát triển k/tế - xã hội, ra sức chi viện cho miền Nam …....87
7.5 Chống bình định lấn chiếm, tiến tới Tổng tấn công nổi dậy giải phóng hoàn toàn
miền Nam giành toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc
…………………87
7.6 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử cuộc KC chống Mỹ.. (1954 - 1975)……….91
Câu hỏi ôn tập chương 7
……………92
CHƯƠNG 8 HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NN, XÂY DỰNG
VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC QUÁ ĐỘ LÊN CNXH (1975-1979) ………………………..93
8.1 Việt Nam năm đầu sau Đại thắng mùa Xuân 1975 (1975 - 1976)………………….93
8.2. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ………………..94
8.3 Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ………………………………. 96
8.4 Bước đầu đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986) .………………..98
8.5 Đấu tranh bảo vệ tổ quốc (1975 - 1979)
……………….106
Câu hỏi ôn tập chương 7
…………….108
CHƯƠNG 9 ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(TỪ 1986 ĐẾN NAY)
……………… 109
9.1 Hoàn cảnh thế giới và việt Nam. Sự cần thiết phải đổi mới đất nước ……………..109

9.2 Đường lối đổi mới đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
……………..110
9.3 Thành tựu, hạn chế, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm bước đầu
công cuộc đổi mới
…………….113
Câu hỏi ôn tập chương 7
…………… 117

Tài liệu học tập

…………...118

3


LỊCH SỬ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (TỪ 1945 ĐẾN NAY)
(Dành cho SV CĐ chuyên ngành Lịch sử)
CHƯƠNG 1 BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG,
ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM, NỘI PHẢN (02/9/45 - 9/12/1946)
1.1 Việt Nam trong bối cảnh quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai
và sau Cách mạng tháng Tám 1945
1.1.1 Bối cảnh quốc tế
a) Thuận lợi
Nhìn chung so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng có biến chuyển
theo hướng thuận lợi cho CM:
- CNXH đã vượt qua phạm vi một nước
- Các nước đế quốc châu Âu suy yếu các nước phát xít kệt quệ, các nước thực dân cũ
như Anh, Pháp suy yếu.
- Phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ của công nhân, ndlđ, của đảng cộng sản
ở nhiều nước tư bản, có tác động đến chính sách đối nội đối ngoại của các thế lực đang cầm

quyền của các nước tư bản.
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phát
triển mạnh mẽ làm lung lay hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.
b) Khó khăn
- Theo thỏa thuận Ianta thì csau chiến tranh các nước tư bản Âu Mỹ được quyền
khôi phục lại phạm vi ảnh hưởng truyền thống, do đó núp dưới danh nghĩa Đồng minh vào
giải giáp quân Nhật, thực dân Anh đã mở đường và giúp Pháp trở lại Đông Dương.
- Liên Xô bị thỏa thuận Ianta đó ràng buộc và lại đang phải ra sức khắc phục hậu
quả chiến tranh đồng thời giúp đỡ các nước Đông Âu nên chưa thể có động thái nào hỗ trợ
cho cách mạng nước ta lúc này. Tình hình trên khiến VNDCCH ra đời nhưng chưa có một
quốc gia nào trên thế giới công nhận và giúp đỡ.
- Để bảo vệ cơ đồ của chủ nghĩa thực dân và tìm cách ngăn chặn sự phát triển của
phong trào cộng sản trên thế giới, các thế lực thực dân đế quốc và chống cộng đã gạt bỏ bất
đồng để liên kết với nhau ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và xu hướng đi lên của
các cuộc cách mạng do các đảng Cộng sản lãnh đạo.
Tình hình thế giới đó tác động sâu sắc đến CM nước ta sau CM tháng Tám 1945.

1.1.2 Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám
a) Thuận lợi
Ta có những thuận lợi căn bản là đã có chính phủ VNDCCH do Chủ tịch Hồ Chí
4


Minh giỏi sáng suốt lãnh đạo, Đảng ta sau 15 năm thành lập đã ra hoạt động công khai và
trở thành đảng cầm quyền.
Nhân dân ta đã được đổi đời từ nguời dân nô lệ trở thành chủ nhân của một nước
độc lập đang rất phấn khởi và tin tưởng mạnh mẽ vào sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch.
Bên cạnh đó thì cách mạng nước ta đang gặp phải những khó khăn thách thức hết
sức nặng nề trong tình thề được gọi là "ngàn cân treo đầu sợi tóc".
b) Khó khăn

+ Thách thức lớn nhất là nguy cơ giặc ngoại xâm nội phản, chưa bao giờ trên đất
nước ta cùng một lúc lại có nhiều kẻ thù như lúc này.
- Từ vĩ tuyến 16 trở ra 20 vạn quân Tưởng (sau lưng có Mỹ hậu thuẫn và theo
chân chúng là bọn Việt gian tay sai của Tưởng gồm Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc)
và Việt Nam cách mạng đảng (Việt Cách) tiến vào. Chúng núp dưới danh nghĩa Đồng minh
vào giải giáp quân đội Nhật nhưng thực chất nhằm thực hiện âm mưu thâm độc là lật đổ
chính quyền cách mạng tiêu diệt đảng Cộng sản bắt giam Hồ Chí Minh, dựng nên chính
quyền tay sai biến nước ta thành thuộc địa.
- Từ vĩ tuyến 16 trở vào quân Anh - Ấn cũng núp dưới danh nghĩa Đồng minh vào
giải giáp quân đội Nhật nhưng thực chất là mở đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược
Việt Nam. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, quân Pháp mới được Anh giải thoát đã nổ súng đánh
chiếm trụ sở chính quyền cách mạng ở Sài Gòn Gia Định. Nhân cơ hội này, bọn Việt gian
thân Nhật, thân Pháp lâu nay nằm im đã ngóc đầu dậy hoạt động chống phá chính quyền
cách mạng. Ngoài ra trên đất nước ta lúc đó vẫn còn trên 6 vạn quân Nhật vẫn còn nguyên
vũ khí.
+ Khó khăn về kinh tế, tài chính (giặc đói)
Nạn đói cuối năm 1944 đầu 1945 có nguy cơ quay lại, do chính cách vơ vét bóc
lột của Pháp, Nhật để lại, vụ hè thu 1945, lụt ở 9 tỉnh, sau đó hạn hán kéo dài làm cho hơn
1/2 diện tích ruộng đất không gieo cấy được khiến nhiều nơi mất mùa; nhân dân Bắc kỳ và
Trung kỳ đang đứng trước nạn đói, gạo ở miền Nam không chở ra được (Nhà nước cũng
không có tiền để mua, Pháp trở lại xâm lược ở Nam bộ cản trở việc lưu thông lúa gạo). Nền
kinh tế nước ta đang ở trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu. Nhiều xí nghiệp còn nằm trong
tay tư bản Pháp. Các cơ sở công nghiệp của ta chưa phục hồi được sản xuất, hàng vạn công
nhân thất nghiệp. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống n/dân gặp nhiều khó khăn.
Trong Cách mạng tháng Tám ta không chiếm được ngân hàng nên ngân hàng Đông
Dương vẫn do Pháp kiểm soát. Ngân khố nhà nước gần như trống rỗng chỉ có 1,2 triệu
đồng. Thêm vào đó quân Tưởng còn tung ra thị trường các loại tiền Quan kim và Quốc tệ
mất giá làm rối loạn tài chính
+ Nạn thất học, văn hóa lạc hậu (giặc dốt)


5


Với chính sách ngu dân của thực dân Pháp gần 80 để lại di sản văn hóa lạc hậu
khiến hơn 90 % dân số mù chữ, các tệ nạn xã hội như cờ bạc rượu chè, nghiện hút, mê tín,
dị đoan ...còn phổ biến..
Chính quyền cách mạng non trẻ thiếu kinh nghiệm quản lý...

1.2 Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng
1.2.1 Về chính trị - quân sự
Chính quyền cách mạng vừa thành lập, chưa được củng cố đã phải đối mặt với
những khó khăn chồng chất. Do đó nhiệm vụ trước mắt của nhân dân ta là phải xây dựng và
củng cố chính quyền vừa giành được.
Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng chính phủ ngày 3/9/1945, Hồ Chủ tịch đã
đề nghị tiến hành tổng tuyển cử, tổ chức càng sớm càng tốt, theo phổ thông đầu phiếu.
- Để củng cố chính quyền, Chính phủ và Hồ Chủ tịch quyết định tố chức tổng
tuyển cử bầu Quốc hôi và Hội đông nhân dân các cấp. Ngày 8/8/1945, Hồ Chủ tịch ban
hành sắc lệnh 14/sl qui định: "Tất cả công dân Việt Nam trai, gái từ 18 tuổi trở lên, đều có
quyền bầu cử và ứng cử, trừ những người đã bị tước quyền công dân và những người trí óc
không bình thường". Bản sắc lệnh còn qui định công tác chuấn bị bầu cử sắp tới và dự thảo
một Hiến pháp sẽ trình Quốc hội. Ngày 6/1/1946 cử tri cả nước đã hăng hái đi bỏ phiếu bầu
Quốc hội. Tại Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây nguyên đồng bào tiến hành bỏ phiếu trong
bom đạn. Ở Nam Bộ có 42 cán bộ chiến sỹ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ tuyển cử. Cả
nước có 89% cử tri đi bỏ phiếu và đã bầu được 333 đại biểu quốc hội đầu tiên của nước
VNDCCH. Ngày 2/3/1946, Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên xác nhận thành tích của
Chính phủ Lâm thời và đã cử ra Chính phủ chính thức, thông qua Ban dự thảo Hiến pháp.
Sau cuộc bầu cử Quốc hội, tại các địa phương thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã tiến
hành cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân từ cấp tỉnh, huyện đến xã theo nguyên tắc phổ thông
đầu phiếu. UB hành chính các cấp được thành lập thay cho UB nhân dân. Bộ máy chính
quyền các cấp bước đầu được củng cố và kiện toàn. Thắng lợi của bầu cử Quốc hội và Hội

đồng nhân dân đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho Nhà nước cách mạng thực hiện nhiệm vụ
đối nội, đối ngoại trong thời kỳ mới góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam dân chủ cộng
hòa trên trường quốc tế.
Việc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cũng được chú trọng. Khắp nơi trên đất
nước ta phong trào luyện tập quân sự, mua sắm vũ khí diễn ra sôi nổi. Các đội tự vệ và lực
lượng xung kích ra đời trong thời kì Tổng khởi nghĩa nay được củng cố và mở rộng. Đến
cuối năm 1945, lực lượng
quân tự vệ tăng lên hàng chục vạn người.
Các đơn vị Việt Nam giải phóng quân được củng cố và mở rộng, tháng 9/1945 đổi
tên thành Vệ quốc đoàn. Đây là đội quân chính quy của nhà nước.

1.2.2 Về kinh tế - tài chính
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ chủ tịch, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện
6


pháp về kinh tế tài chính.
+ Giải quyết nạn đói: Trong phiên họp đầu tiên ngày 3/9/1945, Hội đồng CP đã bàn
về biện pháp chống đói. Hồ Chủ tịch đã đề nghị nhiều biện pháp, có thể chia thành 2 nhóm:
Những biện pháp giải quyết nạn đói trước mắt gồm: Lạc quyên, lập hũ gạo cứu đói
Phát động ngày đồng tâm, kêu gọi đồng bào cả nước nhường cơm xẻ áo. Hồ chủ tịch vừa
vận động vừa nêu gương thực hiện do đó nhân dân nghe theo và noi gương Người. Trên
khắp cả nước nhân dân lập hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm để góp gạo cứu đói, không dùng
gạo, ngô khoai sắn nấu rượu...Chính phủ cũng có biện pháp tích cực để điều hòa thóc gạo ở
các địa phương, ra lệnh nghiêm trị những ai đầu cơ tích trữ thóc gạo.
Những biện pháp để giải quyết căn bản nạn đói: Tăng gia sản xuất được xác định là
biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài. Hồ chủ tịch đã kêu gọi toàn dân tăng gia sản
xuất: Tăng gia sản xuất, tăng gia sản xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa... đó là cách để chúng
ta giữ vững quyền tự do độc lập. Nhân dân đã hưởng ứng sôi nổi lời kêu gọi của Hồ chủ
tịch khắp cả nước dưới các khẩu hiệu: không một tấc đất bỏ hoang, tấc đất tấc vàng. công

nhân, bộ đội, cán bộ, nhân viên nhà nước, học sinh trí thức giới công thương tổ chức từng
đoàn về nông thôn giúp nông dân khai hoang phục hóa, đắp đê phòng lụt. Ruộng đất hoang
hóa, vắng chủ nhanh chóng được gieo trồng các loại cây lương thực, hoa màu. đê điều bị
phá vỡ trước đó được đào đắp lại.
Để góp phần cải thiện đời sống của nông dân, ngày 7/9/1945, Chính phủ ban hành
sắc lệnh số 11 bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra Thông tư giảm tô
25%, miễn thuế ruộng đất đối với những vùng bị lũ lụt và vùng có chiến sự cùng cả các loại
đất hoang hóa mới được gieo trồng. Giảm thuế ruộng 20 % trong toàn quốc cho nông dân,
tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo; chia lại ruộng đất công
cho cả nam và nữ. Nhờ đề ra được những biện pháp tích cực kịp thời mà nạn đói được đẩy
lùi, diện tích, sản lượng lương thực, hoa màu tăng gấp bội, đời sống nhân dân được cải
thiện một bước.
Đối với công nhân và các tầng lớp lao động khác nhà nước chú trọng giải quyết
những quyền lợi thiêt thực như ban hành luật lao động qui định ngày làm 8 giờ, đảm bảo
chế độ hợp đồng...
Với các xí nhiệp công nghiệp cần thiết cho quốc kế dân sinh như điện, nước,
than, gạch ngói, vải sợi, xi măng, sửa chữa cơ khí để cho tư bản tiếp tục kinh doanh theo
luật lệ và chịu sự kiểm soát của chính phủ theo sắc luật.
+ Về thương nghiệp, chính phủ quan tâm nghiêm cấm các hoạt động dầu cơ tích
trữ, chợ đen
mở đường cho lưu thông hàng hóa...
+ Về giao thông vận tải bước đâù cũng được phục hồi, đảm bảo sinh hoạt đi lại của
nhân dân.

7


+ Về tài chính, chính phủ ra sắc lệnh số 4/SL về qũi độc lập nhằm động viên tinh
thần tự nguyện đóng góp của nhân dân. Nhân dân đã hăng hái hưởng ứng đóng góp tiền của
vàng bạc. Chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân đã đóng góp được 370 kg vàng, 20 triệu

đồng vào quĩ độc lập và 40 triệu đồng vào quĩ đảm phụ quốc phòng. Nhờ đó ngày
31/3/1946, chính phủ đã phát hành giấy bạc Việt nam thay thế giấy bạc Đông Dương. Ta
giành được chủ quyền về tiền tệ, giải quyết một phần chi tiêu của Chính phủ, phục vụ sản
xuất bước đầu xây dựng nền tài chính độc lập của Việt Nam mới.

1.2.3 Về văn hóa, giáo dục
Ngay trong phiên họp đầu tiên Chính phủ cũng đã bàn đến biện pháp giải quyết nạn
thất học (giặc dốt). Chính phủ coi việc chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ là nhiệm vụ cấp
bách là nhiệm vụ có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đảm bảo trình độ văn hóa để nhân dân tham
gia quản lý đất nước có hiệu quả. Hồ Chủ tịch nêu rõ: "Muốn giữ vững nền độc lập, làm
cho dân giàu nước mạnh, mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi của mình, phải có kiến
thức mới để tham gia vào công việc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết
chữ quốc ngữ". Ngày 8/9/1945, Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ
chuyên lo chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ trong toàn quốc.
Trong vòng 1 năm từ 8/8/45 đến 8/9/46, trên toàn quốc đã tổ chức được 75.805 lớp
học với 87.664 giáo viên và đã xóa mù chữ cho 2.520.673 người. Các trường phổ thông, đại
học cũng được khai giảng nhằm đào tạo những công dân cán bộ trung thành, có nămng lực
phụng sự Tổ quốc, phục vụ kháng chiến - kiến quốc. Nội dung và phương pháp giáo dục
bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc - dân chủ.
Báo chí CM và công tác xuất bản sớm trở thành vũ khí sắc bén chống ngoại xâm nội
phản, góp phần giáo dục lòng yêu nước chí căm thù giặc và tinh thần cách mạng cho đông
đảo quần chúng.
Cuộc vận động đời sống mới do Hồ Chủ tịch đề xướng được đông đảo nd cả nước
hưởng ứng, các hũ tục lac hậu, mê tín dị đoan, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, ma chay, cưới
xin linh đình bị loại trừ khỏi đời sống xã hội.

1.3 Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản bảo vệ chính quyền
1.3.1 K/ chiến chống Pháp ở miền Nam, hòa hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc
a) Kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam
Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng

minh, C/phủ Đờgôn đã quyết định thành lập một đạo quân do tướng Lơcléc chỉ huy và cử
Đacgiăngliơ làm Cao ủy sang Đông Dương.
Ngày 2/9/1945, khi nd Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng ngày độc
lập, TD Pháp đã xả súng vào đám đông, làm 47 người chết và nhiều người bị thương.
Ngày 6/9/1945, quân Anh đến Sài Gòn cùng với một Đại đội quân Pháp làm nhiệm
vụ tiền trạm. Vừa đến Sài Gòn chúng đã yêu cầu ta phải giải tán lực lượng vũ trang, thả hết
8


tù binh Pháp (do Nhật bắt giam ngày 9/3/45) rồi trang bị vũ khí cho số tù binh được thả và
cho quân Pháp chiếm đóng bến tàu, cùng một số vị trí quan trọng trong thành phố.
Đêm 22, rạng ngày 23/9/45, được Anh giúp đỡ, TD Pháp nổ súng đánh úp trụ sở
Ủy ban nhân dân Nam Bộ và Cơ quan Tự vệ thành phố, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược
nước ta lần thứ hai.
Trước tình hình đó, Xứ ủy Nam Bộ đã họp và và quyết định phát động nd Nam Bộ
đứng lên kháng chiến. Quyết định này được TW, Chính phủ và Hồ Chủ tịch tán thành và
quyết tâm lãnh đạo, tổ chức lực lượng cả nước chi viện mọi mặt cho nhân dân Nam bộ
kháng chiến.
Giữ vững lời thề độc lập, ND Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Các chiến sỹ ta đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất, đốt cháy tàu Pháp vừa cập bến Sài Gòn,
đánh kho tàng, phá nhà giam...Phối hợp với bộ đội nhân dân SG đã triệt nguồn tiếp tế của
địch, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố, từ chối hợp tác với địch. Các công
sở, nhà máy hãng buôn đóng cửa, chợ búa nghỉ họp, tàu xe ngừng chạy, điện nước bị cắt.
Quân Pháp ở trong thành phố bị bao vây luôn bị quân ta tập kích tiêu hao. Pháp phải chờ
thêm viện binh nên đã đề nghị đình chiến với ta. Hai bên ngừng chiến một tuần. Sau khi có
tăng viện, dựa vào so sánh lực lượng có lợi, lại được quân Anh, Nhật hỗ trợ nên Pháp đã
mở cuộc tấn công phá vòng vây ở Sài Gòn. Cuối tháng 11, sau khi có thêm viện binh Pháp
đánh chiếm các thị xã, đường giao thông chiến lược miền Trung và một phần Tây Nam Bộ
và Tây nguyên. Đến đầu tháng 2/1946, nhiều tỉnh lỵ và đường giao thông quan trọng ở Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ đã bị giặc chiếm. Trong thời gian đó TW Đảng, Chính phủ và

Hồ Chủ tịch đã đề ra nhiều chủ trương kịp thời lãnh đạo cuộc kháng chiến ở miền Nam,
tích cực đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước. Ngày 25/11/45, Đảng ra chỉ
thị "Kháng chiến - Kiến quốc" nêu rõ "Phải động viên lực lượng kiên trì kháng chiến tổ
chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài’. Ban Thường vụ TW Đảng đã đề ra nhiệm vụ
cụ thể cho quân dân miền Nam là phải: "cắt đứt liên lạc giữa các thành phố đã lọt vào tay
địch, phong toả về kinh tế, bao vây về quân sự... Phải áp dụng chiến tranh du kích triệt để,
cổ động nhân dân thi hành bất hợp tác với giặc thi hành vườn không nhà trống nếu địch tràn
về quê..."Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Bộ được TW trực tiếp chỉ đạo và được cả
nước chi viện mọi mặt. Ở miền Bắc, hàng vạn thanh niên hăng hái gia nhập quân đội xung
phong vào các đoàn quân Nam tiến. Những cán bộ chiến sỹ có ít nhiều kinh nghiệm, những
vũ khí trang bị tốt nhất đều dành cho Nam Bộ. Đồng bào Bắc Bộ và Trung Bộ thường
xuyên tổ chức quyên góp tiền bạc, quần áo thuốc men...ủng hộ đồng bào Nam Bộ. Bên
cạnh đấu tranh quân sự đồng bào Nam Bộ còn thực hiện vườn không nhà trống, tiến hành
phá hoại, ngăn chặn sự tiến công của địch, đấu tranh chính trị, bãi công, bất hợp tác với
địch gây cho chúng nhiều khó khăn.
Do chênh lệch lực lượng nên cuộc chiến anh dũng của quân dân Nam Bộ phải trải qua
gian lao, nhiều tổn thất, nhưng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm chiến đấu gây dựng
9


phong trào chiến tranh du kích, xây dựng lực lượng, bảo vệ và củng cố chính quyền tạo
điều kiện để cả nước chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến toàn quốc về sau.
+ Hòa hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc
Trong hoàn cảnh phải đối phó cả với cuộc xâm lược trở lại của Pháp ở miền Nam và
sự uy hiếp lật đổ chính quyền của quân Tưởng cùng tay sai của chúng ở miền Bắc, với nhận
thức: Pháp mới là kẻ thù chính, Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã sáng suốt chỉ ra: "Phải
tránh các trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng đồng minh tràn vào nước ta"
để tập trung mũi nhọn đối phó với Pháp ở miền Nam, ta chủ trương tạm thời hòa hoãn,
tránh xung đột với Tưởng. Ta đấu tranh chính trị với quân Tưởng một cách khéo léo nhưng
kiên quyết nhằm hạn chế sự phá hoại của chúng. Khi quân Tưởng đến Hà Nội ta huy động

nhân dân hàng chục vạn người đội ngũ chính tề đón tiếp chúng và để biểu dương lực lượng.
Trước khí thế và sức mạnh của quần chúng, quân Tưởng không thể thực hiện ý định lật đổ
chính quyền cách mạng mà dùng bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách phá hoại từ bên trong.
Có sự ủng hộ của quân Tưởng, bọn tay sai đòi ta thay đổi quốc kỳ, quốc ca, cải tổ chính
phủ để cho chúng một số ghế trong Quốc hội không thông qua bầu cử đòi Hồ Chí Minh từ
chức và gạt những người cộng sản ra khỏi chính phủ. Chúng còn tổ chức ám sát, bắt cóc
nhân viên Chính phủ.
Để giảm bớt sức ép công kích của kẻ thù.ngày 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông
Dương tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào bí mật.
Nhằm hạn chế sự phá hoại của quân Tưởng và tay sai, Quốc hội khóa I đồng ý cho
bọn tay sai Tưởng 70 ghế trong Quốc hội, cho Nguyễn Hải Thần - lãnh tụ Việt Quốc làm
Phó Chủ tịch Chính phủ cùng 4 ghế bộ trưởng dành cho tay sai của Tưởng. Đồng thời ta
còn nhân nhượng cho quân Tưởng một số quyền lợi kinh tế như cung cấp một phần lương
thực, thực phẩm, phương tiện giao thông, nhận tiêu tiền Quan kim và Quốc tệ ở Việt Nam.
Đối với các tổ chức phản động tay sai Tưởng, chính quyền cách mạng dựa vào quần
chúng kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng. Những kẻ
phá hoại có đủ bằng chứng thì trừng trị theo pháp luật. Chính phủ ban hành một số sắc lệnh
nhằm trấn áp bọn phản cách mạng. Sắc lệnh ngày 5/9/45, giải tán Đại Việt quốc gia xã hội
cách mạng" và "Đại Việt quốc dân đảng" là tay sai Nhật. Ngày 12/9/45, ban hành sắc lệnh
đưa đi an trí những người nguy hiểm đối với nền cộng hòa, sắc lệnh lập tòa án quân sự
trừng trị bọn phản cách mạng ...
Thực hiện những biện pháp đó, ta đã hạn chế đến mức thấp nhất các H/ động chống
phá của quân Tưởng và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền CM của chúng.

1.3.2 Hòa hoãn với Pháp để gạt Tưởng ra khỏi nước ta
Đầu năm 1946, Pháp và Tưởng đã bắt tay cấu kết chống lại cách mạng Việt Nam.
Sở dĩ 2 thế lực ngoại xâm này cấu kết với nhau lúc này vì tình hình có sự thay đổi: Thực
dân Pháp đã cơ bản chiếm xong các đô thị, các đường giao thông chiến lược quan trọng ở
Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Ngày 28/01/1946, quân Anh rút khỏi Sài Gòn và đến 5/3/1946
10



sẽ rút khỏi Đông Dương nhường cho Pháp quyền thay thế Anh làm nhiệm vụ giải giáp quân
Nhật ở vĩ tuyến 16 trở vào. Do đó việc tiếp theo của Pháp là chuẩn bị tiến quân ra Bắc thực
hiện ý đồ thôn tính cả nước ta. Song với lực lượng hiện tại chỉ với 3,5 vạn lại chưa bình
định xong ở miền Nam, nếu thực hiện ngay ý đồ này Pháp gặp 2 trở ngại lớn. Trở ngại thứ
nhất là lực lượng kháng chiến của nhân dân ta, thứ hai là sự có mặt của quân Tưởng và bọn
tay sai ở miền Bắc. Tình hình đó buộc Pháp phải tìm đến thủ đoạn chính trị là điều đình với
Tưởng để thay thế quân Tưởng chiếm đóng miền Bắc.
Trong lúc này Tưởng cần phải tập trung lực lượng để đối phó với phong trào cách
mạng Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo đang lên cao. Tình hình đó buộc Tưởng đi
đến thỏa hiệp với Pháp. Ngày 28 tháng 2 năm 1946, tại Trùng Khánh, Hiệp ước Pháp - Hoa
được ký kết. Theo Hiệp ước, Pháp nhường cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế, chính trị
như hủy bỏ cai trị ngoài pháp quyền của Pháp trên đất Trung Quốc, nhượng cho Tưởng một
khu đặc biệt để tự do buôn bán và có quyền kiểm soát thuế quan ở cảng Hải Phòng, bán cho
Tưởng đoạn đường sắt từ Hồ kiều đi Côn Minh. Những kiều dân Trung Quốc ở Đông
Dương được hưởng nhiều quyền lợi đặc biệt. Ngược lại Tưởng nhường cho quân đội Pháp
quyền thay thế quân đội Tưởng chiếm đóng ở phía bắc Đông Dương từ vĩ tuyến 16 trở ra
với nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật.
Hiệp ước Pháp-Hoa đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con
đường: hoặc là cầm vũ khí chiến đấu chống td Pháp không cho chúng đổ bộ vào miền Bắc;
hoặc là hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc nhiều kẻ thù,
đẩy quân Tưởng về nước và có thêm thời gian tiếp tục củng cố phát triển lực lượng cách
mạng chuẩn bị mọi mặt để bước vào cuộc chiến đấu về sau khi tình thế bắt buộc.
Trước tình hình đó, ngày 3/3/1946, Trung ương Đảng đã có chủ trương:"Vấn đề
lúc này không phải là muốn đánh hay không muốn đánh. Vấn đề là biết người, biết mình,
nhận định một cách khách quan những điều kiện có hại trong và ngoài nước mà chủ trương
cho đúng".
Đêm 5/3/1946, Ban chấp hành TW Đảng mở rộng họp và quyết định chọn con
đường hòa hoãn với Pháp để gạt Tưởng và tay sai của chúng ra khỏi nước ta.

Chiều 6/3/1946, tại ngôi nhà 36 Lý thái Tổ Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ ta đã ký với G. Xanhtơni đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ
đặt cơ sở cho cuộc đàm phán hai bên để đi đến một Hiệp định chính thức. Nội dung Hiệp
định sơ bộ gồm các điểm chủ yếu sau:
+ Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do
có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội và tài chính riêng là thành viên trong Liên
bang Đông Dương nằm trong Khối Liên hiệp Pháp. Việc thống nhất 3 kỳ do nhân dân Việt
Nam tực tiếp phán quyết.
+ Chính phủ VNDCCH thỏa thuận để 15000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân
Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
11


+ Hai bên ngừng bắn giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ, tạo điều kiện cần thiết
đi đến đàm phán thân thiện để bàn về các vấn đề ngoại giao của Việt Nam chế độ tương lai
của Đông Dương, quyền lợi kinh tế văn hóa của Pháp ở Việt Nam.
Hướng dẫn sv phân tích nội dung hiệp định để thấy được sự thông minh tài trí tuyệt
vời của Đảng và Hồ Chủ tịch trong việc xử lý tình huống hiểm nghèo của cách mạng lúc
này và ý nghĩa thắng lợi của việc ký kết Hiệp định
Sau hiệp định ta thi hành nghiêm chỉnh còn Pháp ra sức phá hoại.
- Từ 19/4 đến 11/5/1946, Hội nghị trù bị Đà Lạt được tổ chức nhằm chuẩn bị cho
đàm phán chính thức ở Pari. Hội nghị kéo dài mà không đi đến thỏa thuận nào do dã tâm
phá hoại của Pháp.
- Ngày 31/5/1946, phái đoàn Việt Nam do Phạm Văn Đồng dẫn đầu lên đường sang
Pháp đàm phán. Cùng ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng sang thăm nước Pháp với tư cách
là thượng khách của chính phủ Pháp.
- Ngày 5/7/1946, cuộc đàm pháp chính thức giữa phái đoàn chính phủ VNDCCH với
phái đoàn chính phủ Pháp bắt đầu tại Phôngtennơblô bắt đầu. Tại cuộc đàm phán, lập
trường của Pháp không có gì thay đổi là đòi đặt lại chế độ toàn quyền ở Việt Nam, tách
Nam bộ khỏi Việt Nam, Việt Nam không có ngoại giao riêng...còn lập trường của ta là độc

lập dân tộc, hợp tác bình đẳng với Pháp...Việt Nam không chấp nhận bất cứ chính phủ Liên
bang nào, Việt Nam độc lập trong liên hiệp Pháp. Trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa, VN sẵn
sàng hợp tác với Pháp...nếu cần cố vấn Việt Nam dùng cố vấn Pháp trước. Đàm phán kéo
dài nhưng cuối cùng thất bại do lập trường hai bên khác xa nhau. Cuộc đàm phán chấm dứt
ngày 10/9/1946 càng làm cho tình hình trở nên căng thẳng. Nguy cơ một cuộc chiến tranh
Pháp - Việt đang đến gần. Hồ Chí Minh đã có một quyết định nhanh chóng nhằm kéo dài
thời gian hòa hoãn để tiếp tục xây dựng, củng cố thêm lực lượng cách mạng, làm cho nhân
dân Pháp và thế giới thấy rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam và dã tâm xâm lược của Pháp.
Do đó ngày 14/9/1946, Hồ Chủ tịch đã ký với Mutô - Đại diện chính phủ Pháp bản tạm ước
14/9/1946. * Nội dung chính tạm ước:
+ CP Việt Nam và Cp Pháp cam kết tiếp tục chính sách hợp tác như Hiệp định sơ bộ
đã nêu, tiếp tục cuộc đàm phán sẽ được triển khai chậm nhất vào tháng Giêng 1947.
+ Chính phủ VN đảm bảo các quyền tự do dân chủ, quyền lợi kt - vh của người Pháp
ở VN.dân chủ của nhân dân.
+ VN và Pháp thả hết tù chính trị, chấm dứt tuyên truyền không thân thiện.
+ Việc trưng cầu dân ý ở Nam Bộ do hai bên qui định thời gian và cách thức.
Đây là sự nhân nhượng cuối cùng của ta nhằm cứu vãn tình thế hết sức khó khăn để
duy trì hòa bình của đất nước lúc đó.
1.3.3 Chuẩn bị kháng chiến chống Pháp về sau
Tranh thủ thời gian hòa hoãn, Chính phủ và nhân dân ta ra sức củng cố, xây dựng
và phát triển lực lượng mọi mặt chuẩn bị cho kháng chiến.
12


Ở miền Nam, sau hiệp định sơ bộ, nhiều cán bộ, bộ đội ta đi sâu vào vùng tạm
chiếm, khôi phục chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang địa phương,
phát triển chiến tranh du kích, phát động quần chúng phá tề trừ gian.
Tại các đô thị ta tổ chức các cuộc dấu tranh chính trị như biểu tình, bãi công, bãi thị
liên tiếp. Phong trào lan rộng lôi kéo cả các tầng lớp trí thức, giới công thương đấu tranh
phản đối "Chính phủ Nam Kỳ tự trị" đòi thống nhất đất nước. Chính quyền CM được xây

dựng và củng cố ở hơn 1000 xã trên tổng số 1234 xã ở Nam Bộ. Vùng giải phóng nông
thôn được mở rộng so với trước 6/3/1946. Nhiều căn cứ địa lớn được hình thành và củng cố
như Đồng Tháp Mười, rừng U Minh, chiến khu D. Các căn cứ nhỏ liên huyện, liên xã cũng
ra đời. Lực lượng vũ trang 3 thứ quân ở Nam Bộ được xây dựng và củng cố. Ở nông thôn
hầu hết các xã đều có đội du kích. Ở Sài Gòn, lực lượng tự vệ được xây dựng và củng cố.
Các đơn vị bộ đội tập trung- các chi đội Vệ quốc đoàn từ cấp tỉnh đến cấp khu được xây
dựng. Nam bộ đã XD được 25 chi đội, tăng 25% so với lúc mới hình thành.
Ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhiều căn cứ du kích được hình thành. Ngoài các
đơn vị tập ở vùng tự do Liên khu V, đến 7/1946, tại cực Nam Trung Bộ đã xây dựng được
4 trung đoàn.
Ở miền Bắc, tranh thủ thời gian hòa hoãn sau Hiệp định sơ bộ, quân và dân ta ra
sức phát triển lực lượng mọi mặt. Ngày 29/5/1946, theo sáng kiến của Hồ Chí Minh, Hội
liên hiệp quốc dân Việt Nam (Hội Liên Việt) được thành lập nhằm đoàn kết rộng rãi các tổ
chức, đảng phái và cá nhân chưa tham gia Việt Minh. Ngày 27/5/46, Hội nghị đại biểu công
nhân họp đã thành lập Tổng liên đoàn lao động VN, nhằm đoàn kết lao động trí óc và lao
động chân tay, không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo để kháng chiến kiến quốc. Ngày
27/7/46, Đảng Xã hội VN thành lập nhằm tập hợp trí thức yêu nước. Ngày 20/10/46, Hội
liên hiệp phụ nữ VN ra đời.
Trên cơ sở Mặt trận thống nhất được củng cố, Đảng và Chính phủ kiện toàn bộ mày
Nhà nước, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Từ 28/10 đến 9/11/46, Quốc hội khóa I
họp phiên thứ hai đã thông qua danh sách Chính phủ mới do Hồ chủ tịch đứng đầu và bản
Hiến pháp nước VNDCCH. Việc Quốc hội thông qua bản Hiến pháp - đạo luật cơ bản của
Nhà nước VN mới là một thắng lợi chính trị quan trọng. Nó làm cho nhà nước VNDCCH
có chỗ dựa vững chắc về pháp lý.
Xây dựng lực lượng vũ trang giai đoạn này là một nhiệm vụ quan trọng và cấp
thiết được Đảng và Nhà nước đặc biệt chú ý. Vệ quốc đoàn trở thành Quân đội quốc gia
của nước VNDCCH từ ngày 22/5/1946. Bên cạnh việc xây dựng LLVT thường trực, Chính
phủ còn quan tâm xây dựng lực lượng bán vũ trang. Đến cuối năm 1946, ta có 8 vạn bộ đội
thường trực, gần 1 triệu dân quân tự vệ ở hầu khắp các địa phương. Các trường đào tạo cán
bộ chính trị, quân sự được thành lập: như trường Quân chính Bắc Sơn, trường Võ bị Trần

Quốc Tuấn...

13


CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1) Thuận lợi và khó khăn của nước ta trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945?
Khó khăn nào là nghiêm trọng nhất vì sao?
2) Hiệp định sơ bộ: Hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa.
3) Trong Hiệp định sơ bộ và Tạm ước 14/9/1946, Pháp không công nhận Việt Nam là một
nước độc lâp nhưng vì sao ta vẫn ký kết?
4) C/ minh Hiến pháp năm 1946 của nước VNDCCH là một hiến pháp dân chủ và tiến bộ.
5) Vì sao Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến vào đêm 19/12/1946?
5) Cuộc kháng chiến chống Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ đã diễn ra
như thế nào?

14


CHƯƠNG 2 VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC LẦN THỨ II (1946 - 1950)
2.1 Âm mưu và hành động chiến tranh của Pháp. Kháng chiến toàn
quốc bùng nổ. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng
Trong năm đầu xâm lược, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định sơ bộ và Tạm
ước 14/9/1946, nhưng ký xong chúng tìm cách phá hoại, tích cực chuẩn bị chiến tranh
nhằm khôi phục lại nền thống trị của chúng.
Từ cuối tháng 11/1946 trở đi, tình hình trong Nam ngoài Bắc trở nên hết sức căng
thẳng. Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tập trung quân tiến công các căn cứ,
các cơ sở cách mạng, đánh chiếm các vùng tự do còn lại của ta.
Ở miền Bắc, ngày 20/11/1946, quân Pháp nổ súng đánh chiếm các vị trí xung yếu ở

Hải Phòng và tấn công quân ta ở thị xã Lạng Sơn. Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946. Thực
dân Pháp liên tiếp gây ra những cuộc xung đột vũ trang, đốt nhà thông tin ở phố Tràng
Tiền, chiếm cơ quan Bộ Tài chính và Bộ Giao thông công chính. Chúng tàn sát đồng bào ta
ở phố Hàng Bún, gây xung đột đổ máu ở cầu Long Biên, khu Cửa Đông, phố Yên Ninh...
Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải giải tán lực lượng tự vệ, giao
quyền kiểm sóat Hà Nội cho chúng và đe dọa nếu ta không thực hiện các yêu cầu đó thì
ngày 20/12/1946, quân đội chúng sẽ hành động.
Chúng ta đã nhân nhượng Pháp đến mức cuối cùng nhưng chúng càng lấn tới vì
chúng âm mưu thôn tính nước ta một lần nữa. Chúng gây sức ép quân sự đặt nhân dân ta
trước hai lựa chọn là phải đầu hàng hoặc chiến tranh. Ta đã lựa chọn tiến hành kháng chiến
vì nhân dân ta lúc này đã sẵn sàng đem tât cả tinh thần và klực lượng, sức mạnh và của cải
để bảo vệ nền độc lập tự do vừa giành được.
Trong 2 ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ TW Đảng ta họp tại Hà Đông đã
quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống td Pháp xâm lược.
Đêm 19/12/1946, Hồ Chủ tịch đã thay mặt TW Đảng và Chính phủ ra lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến. Đáp lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, nhân dân cả nước nhất loạt đứng lên
kháng chiến, Hà Nội là địa phương đầu tiên mở màn cho toàn quốc kháng chiến. Đúng 20h
ngày 19/12/1946, đèn điện vụt tắt, quân ta nổ súng tấn công quân Pháp tại Hà Nội mở đầu
cho kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Đường lối kháng chiến được nêu lên những nét cơ bản đầu tiên trong "Lời kêu goi toàn
quốc kháng chiến" của Hồ Chủ tịch, sau đó được nêu đầy đủ trong bản chỉ thị "Toàn dân
kháng chiến" của Ban thường vụ TW Đảng ngày 22/12/1946 và trong tác phẩm "Kháng
chiến nhất định thắng lợi" của Tổng Bí thư Trường Chinh tháng 9/1947.
? Phân tích tính chất của cuộc kháng chiến
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nd ta là cuộc chiến tranh tự vệ, chính nghĩa và
tiến bộ, nhằm bảo vệ và phát huy thành quả của cách mạng tháng Tám. Cuộc kháng chiến
15


này còn nhằm tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc và từng bước thực hiện

nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nông dân.
Cuộc kháng chiến đó diễn ra trên tất cả các mặt trận, quân sự, chính trị, khinh tế, văn
hóa...Với đường lối độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo (toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự
lực cánh sinh) nhân dân ta có được vũ khí sắc bén, niềm tin vững chắc để chống lại cuộc
xâm lược của thực dân Pháp, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
? Phân tích cơ sở của việc đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ
và tự lực cánh sinh.

2.2 Cuộc chiến đấu ở các đô thị bắc vĩ tuyến 16. Tích cực chuẩn bị cho
kháng chiến lâu dài
Từ 20 giờ ngày 19/12/1946, Hà Nội là nơi mở màn cho toàn quốc kháng chiến.
Cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội diễn ra trong điều kiện so sánh lực lượng giữa ta và
địch bất lợi cho ta: "Tại HN Pháp có 6500 sĩ quan và binh lính được trang bị mạnh, đóng tại
45 địa điểm; các điểm chiếm đóng của Pháp tạo thành thế bao vây chia cắt nội thành Hà
Nội, khống chế những nơi đóng quân và kèm chặt các cơ quan đầu não của ta. Ngoài ra ở
HN còn có 13.000 Pháp kiều sống tập trung trong 2 khu vực nối tiếp nhauthành một dải cắt
đôi thành phố. Trong số này, nhiều người đã được trang bị vũ khí, nhiều căn nhà trở thành
những ổ chiến đấu bí mật".
Lực lượng vũ trang của ta ở HN có 5 tiểu đoàn bộ binh được trang bị vũ khí thô sơ
và thiếu thốn: 9 khẩu sơn pháo, pháo chống tăng, pháo cao xạ cũ kĩ được bố trí ở Láng,
Xuân Canh, Xuân Tảo, Đào Xuyên...Ngoài ra còn có 8 trung đội Công an xung phong, 1
đại đội tự về chiến đấu, đông đảo nhất là LL dân quân tự vệ nội ngoại thành khoảng 28.500
người trang bị chủm yếu bằng lựu đạn, dao kiếm. Mặc dù LL chênh lệch song quân dân HN
đã chiến đấu ngoan cường. Tuy mới lần đầu giáp trận không tránh khỏi lúng túng và thiếu
sót nhưng với khí thế quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, nhất tề xông lên, quân dân HN đã
giành được quyền chủ động và phá tan thế trận bao vây của quân Pháp định đánh úp ta, đẩy
chúng vào tình thế bị động đối phó. Cuộc chiến đấu đã diễn ra ác liệt giữa ta và địch ở ga
Hàng Cỏ, phố Khâm Thiên, phố Hàng Đậu, đầu cầu Long Biên, khu vực Bắc Bộ Phủ, các
phố Hàng Bông, Hàng Trống, Hàng Da, trường bay Bạch Mai...
Đến ngày 20/12/1946, nhờ có thêm viện binh, Pháp đánh ra ngoại thành, quân và

dân ta chiến đấu ngăn chặn địch bung ra. Bên trong quân dân Liên khu I kiên cường bám
trụ địch. Ngày 6/1/1947, Trung đoàn Thủ đô chính thức thành lập (khoảng 2000 quân có cả
phụ nữ và trẻ em) làm nhiệm vụ chiến đấu giam chân địch trong thành phố. Cuộc chiến
diễn ra hết sức quyết liệt ta và địch giành nhau từng ngôi nhà, từng góc phố.
Trung tuần tháng 2/1947, địch mở liên tiếp những đợt tấn công nhằm chia cắt Liên
khu I và thực hiện âm mưu tiêu dệt Trung đoàn Thủ đô. Cuộc chiến đấu của quân dân Liên
khu I và các khu nội thành càng trở nên khó khăn. Để bảo toàn lực lượng, đêm 17/2/ 1947,
Trung đoàn Thủ đô thực hiện cuộc rút quân khỏi vòng vây đồn bốt địch trở lại hậu cứ an
16


toàn. Trong gần 2 tháng đầu toàn quốc kháng chiến, quân và dân ta ở Hà Nội đã đánh 200
trận, giết và làm bị thương hàng ngàn tên địch phá hủy hàng chục xe cơ giới, bắn rơi và
phá hủy 5 máy bay, thu nhiều đạn dược, quân trang quân dụng; hoàn thành nhiệm vụ được
giao là giam chân địch trong thành phố một thời gian để hậu phương kịp huy động lực
lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về chiến khu, bảo vệ an toàn cho TW
Đảng, Chính phủ và các cơ quan đầu não của ta rút về căn cứ địa lãnh đạo kháng chiến
lâu dài.
Ở Nam Định Quân dân ta bao vây địch trong gần 2 tháng, diệt hơn 400 tên. Địch
mở nhiều cuộc tấn công phá vây nhưng đều bị quân ta đánh lui. Có thêm quân cứu viện
địch tăng cường những cuộc phản kích. Để tránh một cuộc chiến đấu bất lợi, ngày 12/3/47,
quân ta rút khỏi thành phố.
Ở Vinh, ngay từ đầu cuộc chiến đấu quân dân ta đã buộc địch đầu hàng. Ở thành
phố Huế, quân ta tấn công Tòa khâm sứ và nhà hàng Moranh buộc địch phải cố thủ. Trong
50 ngày đêm tiến công và bao vây, quân dân ta diệt trên 200 địch, hạ 1 máy bay, phá 3 xe
thiết giáp, thu nhiều súng đạn. Ngày 8/2/47, ta rút khỏi thành phố để bảo toàn lực lượng.
Ở Đà Nẵng, quân dân ta tiến công, bao vây cô lập sân bay và đánh lui nhiều đợt tấn
công phá vây của địch. Đầu tháng 1/47, được tăng viện địch điều 2000 quân đổ bộ từ biển
lên giải vây sân bay, thành phố.
Ở Nam Trung bộ, quân dân ta tiến hành chiến tranh du kích, đánh chặn địch trên các

tuyến giao thông, phá cơ sở hậu cần của chúng.
Trên cả nước trong những tháng đầu toàn quốc kháng chiến, quân và dân ta đã chủ
động tiến công địch bao vây và giam chân chúng ở các đô thị tạo thế trận đi vào cuộc chiến
đấu lâu dài.
Phía Pháp, sau một thời gian bị động, đầu năm 1947, nhờ viện binh từ Pháp sang và
rút một phần quân từ Nam Bộ ra, chúng đã mở những cuộc tiến công giải vây các thành
phố, mở rộng phạm vi chiếm đóng ngoài các đô thị các tuyến giao thông chiến lược.
Với tầm nhìn chiến lược, ngay sau cm tháng Tám thành công Hồ Chủ tịch đã phân
công Phạm Văn Đồng cùng một số cán bộ ở lại Việt Bắc một thời gian để củng cố căn cứ
địa. Cuối tháng 10/1946, Hồ Chủ tịch đã phân công Nguyễn Lương Bằng trở lại Việt Bắc
chuẩn bị địa điểm XD căn cứ địa k/chiến. Tháng 11/46, TW thành lập Đội công tác đặc biệt
do Trần Đăng Ninh phụ trách lo việc nghiên cứu di chuyển và chọn địa điểm an toàn để đặt
trụ sở các cơ quan TW sau khi Pháp tấn công Hải Phòng (20/11/46), công việc chuẩn bị cho
các cơ quan TW, CP, MT rời thủ đô được đẩy mạnh, cuộc Tổng di chuyển bắt đầu.
Cuối tháng 12-1946, khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, các cơ quan TW lần lượt
rời HN về phái tây nam chuyển dần đến các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây; đến đầu 1947, chuyển
đến địa phận các tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc.
Đợt tổng di chuyển từ cuối tháng 11/1946 đến đầu 1947, nhằm đưa đến những nơi
an toàn các máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu (đặc biệt là công nghiệp quốc phòng), lương
17


thực thực phẩm (chủ yếu là gạo muối) hàng hóa.
Giai cấp công nhân đã đem hết sức mình để bảo vệ và di chuyển máy móc, thiết bị,
nguyên vật liệu đến nơi an toàn ở nông thôn, rừng núi các tỉnh khu IV, khu V, Việt Bắc để
tiếp tục sản xuất. Chỉ trong 3 tháng đầu toàn quốc kháng chiến ta đã di chuyển được hơn 3
vạn tấn máy móc và dụng cụ sản xuất, hàng vạn tấn nguyên vật liệu ra vùng căn cứ. Riêng
ở Bắc Bộ gần 2/3 số máy móc được chuyển lên căn cứ Việt bắc. Nhờ đó ta đã xây dựng
được 57 cơ sở công nghiệp, chủ yếu là quốc phòng, sản xuất đáp ứng phần quan trọng nhu
cầu vũ khí, đạn dược, quân trang quân dụng cho các lực lượng vũ trang và nhu cầu tối thiểu

cho đời sống của nhân dân.
Đồng thời với hoạt động di chuyển ở thời kỳ đầu kháng chiến là hoạt động "tiêu thổ"
để kháng chiến, vận động và tổ chức tản cư, đảm bảo tài sản tính mạng của nhân dân,
nhanh chóng chuyển đất nước sang thời chiến. Thực hiện chủ trương tiêu thổ để kháng
chiến nhân dân ta đã tự tay phá hủy nhà cửa, đường sá, cầu cống ở những nơi có nguy cơ sẽ
bị địch chiếm đóng để lập căn cứ chống lại kháng chiến. Kết quả những hoạt động tiêu thổ
và thực hiện "vườn không nhà trống" đã có tác dụng ngăn chặn phần nào những hoạt động
hành quân càn quét của địch vào hậu phương của ta.
Sau việc di chuyển Nhà nước bắt tay xây dựng lực lượng mọi mặt để bước vào cuộc
kháng chiến lâu dài.
Về chính trị, Chính phủ quyết định chia cả nước thành 14 khu, thành lập thêm Uỷ ban
Kháng chiến. Đến tháng 10/1947, sáp nhập UB Kháng chiến với UB Hành chính thành
UBKC-HC để thực hiện 2 nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Hội Liên Việt phát triển thu
hút được rộng rãi các tầng lớp nd yêu nước, các nhân sỹ tham gia kháng chiến.
Về quân sự, Chính phủ qui định mọi người dân từ 18 tuổi đến 45 tuổi đều tham gia
dân quân và từ dân quân được tuyển chọn vào du kích rồi bộ đội địa phương hoặc chủ lực.
Lực lượng vũ trang các cấp không ngừng tăng lên về số lượng, được huấn luyện về chính
trị và quân sự. Vũ khí vừa tự tạo vừa lấy của địch để tự trang bị.
Về kinh tế, Chính phủ ban hành các chính sách để duy trì và phát triển sản xuất, nhất là
lương thực theo khẩu hiệu "Thực túc binh cường" "Ăn no đánh thắng". Sản lượng lúa năm
1947, đạt 2.1890000 tấn (năm 1946 chỉ 2.000.000 tấn). Các cơ quan thương nghiệp nhà
nước thực hiện nhiều biện pháp phục vụ đời sống nhân dân, tiếp tế cho cán bộ, bộ đội. Nha
Tiếp tế được thành lập làm nhiệm vụ thu mua, dự trữ và phân phối thóc gạo, muối vải, đảm
bảo nhu cầu ăn, mặc cho bộ đội và nd ở hậu phương.
Về văn hóa, phong trào bình dân học vụ tiếp tục được duy trì và phát triển. Trường
phổ thông các cấp được xây dựng thu hút con em nhân dân, việc xây dựng đời sống mới
được chú trọng.

18



2.3 Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông năm 1947. Đẩy mạnh kháng chiến
toàn dân, toàn diện (1948 - đầu 1950)
2.3.1 Chiến dịch Việt Bắc
Sau 3 tháng chiến tranh lan rộng ra toàn quốc, thực dân Pháp tuy đã chiếm đóng
được các đô thị và các đường giao thông chiến lược, song phạm vi chiếm đóng càng mở
rộng, Pháp càng gặp khó khăn do thiếu quân, phải dàn mỏng lực lượng, do vậy càng tạo
điều kiện thuận lợi cho chiến tranh du kích của ta hoạt động mạnh. Ở Pháp dư luận lên án
cuộc chiến tranh của chúng ở Đông Dương. Vì vậy Pháp muốn kết thúc nhanh cuộc chiến
tranh chinh phục. Để giải quyết khó khăn và thực hiện âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh",
tháng 4/1947, Chính phủ Pháp đã cử Bôlaec sang làm Cao ủy thay Đácgiăngliơ. Bôlaec
sang đã thực hiện âm mưu khá thâm độc: Về chính trị Pháp ra sức tập hợp các phần tử Việt
gian phản động, lập ra cái gọi là "Mặt trận quốc gia thống nhất" làm tay sai tiến tới thành
lập chính phủ bù nhìn trung ương hòng lừa bịp dư luận. Về quân sự, Pháp chuẩn bị một
cuộc tấn công qui mô lên Việt Bắc nhằm mục đích:
- Phá căn cứ địa chính của cả nước, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt
quân chủ lực cách mạng, chiếm đóng vùng biên giới Việt - Trung, ngăn chặn con đường
liên lạc quốc tế của ta.
- Phá hoại hậu phương kháng chiến các cơ sở kinh tế, kho tàng, mùa màng, cướp bóc lúa
gạo triệt phá đường tiếp tế hòng làm giảm khả năng kháng chiến của ta.
- Giành thắng lợi quân sự để thúc đẩy tập hợp bọn tay sai, tiến tới lập chính phủ bù nhìn
toàn quốc và nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
Thu đông 1947, Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông
Dương, chia thành 3 cánh, mở cuộc tấn công lên Việt Bắc từ ngày 7/10/1947.
Từ sáng sớm 7/10/1047, binh đoàn dù do đại tá Sôvanhắc chỉ huy đổ quân xuống
chiếm thị xã Bắc Cạn, rồi Chợ mới, chợ Đồn. Một binh đoàn khác do Đại tá Bôphơre chỉ
huy từ Lạng Sơn đánh lên Cao Bằng trên đường số 4 chiếm các cứ điểm dọc đường và dự
kiến từ Cao Bằng một bộ phận theo đường số 3 tiến xuống Bắc Cạn tạo thành gọng kìm bao
vây Việt Bắc về phía đông và phía bắc.
Ngày 9/10/1947, một binh đoàn hỗn hợp gồm bộ binh và lính thủy đánh bộ do Đại

tá Cômmuynan chỉ huy từ Hà Nội ngược sông Lô và sông Gâm lên thị xã Tuyên Quang,
Chiêm Hóa và Đài Thị, bao vây căn cứ địa Việt Bắc ở phía tây.
Thấy được âm mưu địch, từ giữa tháng 9 /1947, Đảng và Chính phủ đã nhắc nhỡ
nhân dân cả nước phải nêu cao cảnh giác, chuẩn bị đối phó với cuộc tiến công thu- đông tới
của chúng.

19


Anh /Chị hãy tường thuật diễn biến chiến dịch Việt bắc qua lược đồ
Ngày 15/10/1947, Thường vụ TW Đảng ra chỉ thị "Phải phá tan cuộc tiến công
mùa đông của Pháp" Thực hiện chỉ thị đó quân và dân ta trên các hướng, khắp các mặt trận
đã anh dũng chiến đấu, tiêu diệt nhiều sinh lực địch từng bước phá vỡ các gọng kìm của
chúng. Tại Bắc Cạn, ngay từ đầu quân dân ta đã chủ động kịp thời phản công và tiến công
địch, tiến hành bao vây chia cắt, cô lập địch tổ chức tập kích vào Chợ Mới, Chợ Đồn, chợ
Rã, Ngân Sơn...phục kích địch trên các đường từ Bắc Cạn đi chợ Mới, chợ Đồn, Phủ
Thông...Vừa chặn địch quân ta vừa bí mật khẩn trương di chuyển các cơ quan TW Đảng,
Chính phủ, các công xưởng kho tàng, từ nơi địch uy hiếp đến nơi an toàn.
Ở hướng Đông, quân ta phục kích trên đường số 4, cản bước tiến của chúng tiêu biểu
là trận phục kích trên đoạn đường Bản Sao - Đèo Bông Lau, ngày 30/10/1947, ta đánh
trúng đoàn xe cơ giới địch, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 đại đội, phá hủy 27 xe, thu
nhiều vũ khí quân trang quân dụng. Do bị chặn đánh quân của Bôphơre không gặp được
quân của Commuynan ở Đài Thị. Hai gọng kìm Đông Tây của địch không khép kín được.
Ở hướng Tây, quân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô. Ngày 24/10/
1947; 5 tàu chiến địch có máy bay yểm trợ từ Tuyên Quang đi Đoan Hùng lọt vào trận địa
phục kích của ta (sát bờ sông Lô), quân ta nổ súng bắn cháy 2 tàu và bắn bị thương 2 tàu
khác. Ngày 10/11, hai tàu chiến và 1 ca nô địch từ Chiêm Hóa về thị xã Tuyên Quang bị
20



quân ta phục kích tại Khe Lau (ngã ba sông Lô, sông Gâm). Quân ta bắn cháy tàu và diệt
hàng trăm tên địch.
Phối hợp với Việt Bắc, tại chiến trường trên cả nước quân ta hoạt động mạnh, kiềm
chế không cho địch tập trung binh lực vào chiến trường chính. Quân dân Hà Nội mở cuộc
tập kích vào các đồn bốt địch ở ngoại thành như Gia lâm, Thạch Bích, Văn Điển, Vĩnh Tuy,
Cầu Giấy, Cầu Đuống...ở Sài Gòn, quân dân ta cũng mở hàng loạt cuộc tập kích vào đồn
bốt, kho tàng của địch ở Thị Nghè, Gia Định, Gò Vấp...Ở Niều địa phương khác cũng có
những cuộc tập kích vào các đồn bốt, kho tàng địch như Sơn La, Sơn Tây, Hà Đông, Bắc
Ninh...
Cuộc chiến liên tục 75 ngày đêm giữa ta và địch kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại
bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947.
Kết quả: Quân ta đã loại khỏi vòng chiến hơn 6.000 địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn
chìm 11 tàu chiến, cac nô, phá hủy nhiều xe quân sự và pháo các loại. Cơ quan đầu não
kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta không bị tiêu diệt mà trưởng thành lên.
Pháp tuy phá hủy một số kho tàng, thị trấn làng bản của ta và vẫn còn chiếm đóng một số
cứ điểm trên đường số 3 và số 4 nhưng không đạt được mục tiêu của cuộc tiến công, không
thực hiện được ý đồ chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" và buộc phải chuyển sang đánh
lâu dài với ta.
? Hãy phân tích ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Việt Bắc

Ý nghĩa thắng lợi: Chiến dịch Việt Bắc là chiến dịch phản công lớn đầu tiên của ta
trong kháng chiến chống Pháp giành được thắng lợi. Chiến thắng này chứng minh sự đúng
đắn của đường lối kháng chiến của Đảng; chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt
Bắc. Là mốc lịch sử đánh dấu sự thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và Pháp có lợi cho
cuộc kháng chiến của ta. Chiến thắng này có tác dụng cổ vũ to lớn niềm tin của nhân dân ta
vào sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Hồ chủ tịch đó là niềm tin kháng chiến nhất định
thắng lợi. Sau chiến dịch Việt Bắc ta có thêm điều kiện xây dựng và phát triển lực lượng
kháng chiến toàn quốc.

2.3.2 Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân toàn diện

a) Âm mưu thủ đoạn của pháp sau thất bại ở Việt Bắc
Sau thất bại ở Việt Bắc và buộc phải chuyển sang đánh lâu dài với ta, td Pháp tăng
cường thực hiện chính sách "dùng người Việt đánh người Việt", "lấy chiến tranh nuôi chiến
tranh" nhằm chống lại cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân toàn diện của ta. Chúng đã xúc
tiến các biện pháp:
Bên cạnh hoạt động quân sự td Pháp ra sức thực hiện các thủ đoạn chính trị thâm
độc. Bước sang năm 1948, chúng xúc tiến thành lập chính phủ bù nhìn trung ương do Bảo
Đại cầm đầu, phát triển ngụy quân, củng cố hội tề, rải quân đóng đồn bốt ở nhiều nơi, tiến
hành càn quét bắt người, cướp của cung cấp cho chiến tranh. Thông qua Hội tề Pháp nhằm
chia rẽ khối đoàn kết toàn dân gây thanh thế cho cp bù nhìn. Hội ttề còn là tai mắt dò xét cơ
21


sở kháng chiến. Về quân sự Hội tề còn giúp Pháp tuyển mộ binh lính, làm bình phong bảo
vệ đồn bốt. Mặt Khác Pháp còn dùng thủ đoạn thành lập các xứ tự trị ở các vùng dân tộc
thiểu số nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của nd ta.
+ Chủ trương đẩy mạnh kháng chiến của ta
Để chống lại âm mưu mới thâm độc của kẻ thù Đảng và Chính phủ chủ trương tăng
cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân từ TW đến cơ sở, tăng
cường lực lượng vũ trang nd đẩy mạnh kháng chiến toàn diện.
- Về quân sự, với đường lối chiến tranh nhân dân, Đảng chủ trương xd LLVT 3 thứ
quân. Tháng 2/1947, Bộ Quốc phòng ra thông tư quy định mọi công dân VN từ 18 tuổi đến
45 tuổi vào dân quân và quy định nhiệm vụ của dân quân, tự vệ cùng các đội du kích địa
phương. Ta chủ trương động viên nd thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du
kích, tiến hành du kích chiến là chính, kết hợp vận động chiến rồi từ du kích chiến tiến dần
lên vận động chiến. Thực hiện chủ trương của đảng từ mùa hè 1947, trở đi, hàng chục vạn
người hăng hái gia nhập dân quân, du kích và tự vệ chiến đấu, Đến cuối năm 1949, dân
quân du kích trong cả nước đã có trên 1 triệu người. Dân quân du kích là LL chủ yếu quyết
định sự pt mạnh mẽ của pt chiến tranh du kích trong cả nước. Bên cạnh đó PT xung phong
tòng quân cũng diễn ra sôi nổi. Riêng mùa hè 1947 đã có 35.000 người nhập ngũ nâng quân

chủ lực từ 85.000 lên 112.000 quân. Từ 1948, ta thực hiện chủ trương đẩy mạnh chiến tranh
du kích Trong những năm 1948-1949, ta chủ trương phân tán phần lớn bộ đội chính qui
thành lập những Đại đội độc lập, Trung đội vũ trang tuyên truyền tiến sâu vào vùng tạm
chiếm, gây dựng cơ sở kháng chiến dìu dắt các lực lượng vũ trang địa phương phát động
chiến tranh du kích, biến hậu phương địch thành tiền phương của ta. Kết hợp với phong
trào du kích phát triển sâu rộng sau lưng địch, bộ đội chủ lực mở những chiến dịch tiến
công qui mô nhỏ ở chiến trường chính, tiêu hao từng bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất
đai và dân, mở rộng vùng tự do qua đó rèn luyện bộ đội cách đánh vận động, đánh tập trung
dài ngày. Nhờ đó bộ đội chủ lực của ta trưởng thành nhanh chóng. Tháng 8/49, tại căn cứ
địa Việt Bắc, Đại đoàn chủ lực 308 (Đại đoàn quân tiên phong) được thành lập, đánh dấu
bước trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam. Năm 49, tại chiến trường Bắc Bộ và
Trung Bộ, mỗi Liên khu có từ 1 đến 2 trung đoàn. Ở Nam Bộ, mỗi liên khu xây dựng được
1 tiểu đoàn chủ lực. Từ cuối 1948, thực hiện chủ trương tổng phá tề, xóa bỏ chính quyền
địch ở cơ sở, LL du kích cùng nd vùng địch tạm chiếm nổi dậy phá tề trên phạm vi rộng
lớn, lập lại chính quyền kháng chiến. Phong trào chiến tranh du kích diễn ra phong phú. Du
kích và nhân dân đánh giặc bằng mọi phương tiện, mọi thứ vũ khí dưới nhiều hình thức,
tiêu hao ạưc lượng địch biến hậu phương địch thành tiền phương của ta. Trong 2 năm 1949,
1950, chiến tranh du kích ngày càng ptmạnh mẽ, rộng khắp; hình thành nhiều làng chiến
đấu như cảnh Dương, Cự Nẫm, Lệ Sơn, Hưng Đạo ở Quảng Bình...
Song song với chiến tranh du kích là chính thì bộ đội chủ lực và bô đội địa phương
còn tranh thủ đánh vận động, từ 1948-1950, quân đội ta mở hàng chụcchiến dịch đánh vận
22


động quy mô nhỏ trên toàn quốc.Điển hình là các chiến dịch Nghĩa Lộ (3/1948); Yên
Bình(6/1948) Đông Bắc(10/1948), Sông Đà(1/1949)...Từ các trận đánh nhỏ sử dụng binh
lực cấp Đại đội, dần dần quân ta tiến lên đánh tập trung qui mô tiểu đoàn. Có chiến dịch sử
dụng đến 4, 5 Trung đoàn trên một địa bàn rộng.
- Về Chính trị - Ngoại giao, tháng 6/1949, Việt Minh và Liên Việt thống nhất thành
một mặt trận các tố chức từ TW đến cơ sở được sáp nhập. Chính quyền dân chủ nhân dân

từng bước được kiện toàn và củng cố, phát huy vai trò tổ chức, động viên toàn dân kháng
chiến, kiến quốc. Trong Chính phủ cải tổ, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm mời các nhân sĩ,
trí thức tiêu biểu của dân tộc tham gia Liên hiệp quốc dân rộng rãi. Đầu năm 1949, cả nước
tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban Kháng chiến hành chính cấp tỉnh đến xã.
Chính quyền cách mạng được củng cố đã tổ chức động viên nhân dân kháng chiến và còn
góp phần làm phá sản hệ thống chính quyền bù nhìn tay sai của Pháp. Công tác xd Đảng
được chú trọng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ lãnh đạo kháng chiến kiến
quốc. Đông đảo công nhân, nông dân, trí thức cách mạng và chiến sỹ llvt ưu tú được kết
nạp vào Đảng. Nhằm phát huy tính năng động của cơ sở và ứng phó kịp thời với tình thế,
Đảng chủ trương xd "Chi bộ tự động công tác". Nhìn chung qua đấu tranh Đảng ngày càng
vững mạnh.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta lúc này đã bắt đầu dành được sự ủng hộ đồng
tình của loài người tiến bộ. Ngày 14/1/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã thay mặt chính phủ
VNDCCH tuyên bố với thế giới rằng: "Chính phủ VNDCCH là chính phủ hợp pháp duy
nhất của toàn thể nhân dân Việt Nam. Căn cứ trrên nguyên tắc chung, Chính phủ
VNDCCH sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả chính phủ nước nào tôn trọng quyền
bình đẳng, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của nước VN để cùng nhau
bảo vệ hòa bình và cùng nhau xây đắp dân chủ thế giới". Sau lời tuyên bố đó ngày
18/1/1950, Chính phủ CHND Trung Hoa quyết định công nhận và đặt quan hệ ngoại giao
với chính phủ VNDCCH. Tiếp đến ngày 31/1/1950, Chính phủ Liên xô và trong vòng 1
tháng sau các nước XHCN khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính
phủ ta, đây là một thắng lợi quan trọng về ngoại giao của cách mạng VN.
- Về kinh tế, Ta vừa đẩy mạnh xây dựng, bảo vệ phát triển nền kinh tế dân chủ nhân
dân có khả năng tự cấp tự túc vừa ra sức phá hoại kinh tế của địch. Sản xuất nông nghiệp
bảo đảm lương thực cho nhân dân và cán bộ ở hậu phương, cho bộ đội ở tiền phương.
Chính phủ đề ra chủ trương triệt để giảm tô 25%, thực hiện giảm tức, xóa nợ, hoãn nợ, chia
lại ruộng đất cho công bằng hợp lý, tạm cấp ruộng đất vắng chủ, ruộng đất lấy từ tay td và
bọn Việt gian phản động cho nông dân. Đến cuối 1950, chính quyền cm đã tạm cấp được
253863 ha ruộng đất cho gần 50 vạn nhân khẩu. Công nghiệp cũng được phát triển theo qui
mô nhỏ và phân tán, sản xuất công cụ thô sơ kết hợp với cơ khí, tự cấp tự túc. Chú trọng

công nghiệp địa phương công nghiệp quốc phòng. Đến năm 1948- 1949, ta đã sản xuất
được súng cối 60 và 120 li, súng không giật SKZ, súng và đạn phóng bom. Các cơ sở công
23


nghiệp quốc doanh thiết yếu được xây dựng và hoạt động có hiệu quả. Tiểu thủ công
nghiệp được chú trọng nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân và
quốc phòng. Đội ngũ công nhân trong các vùng tự do, các vùng căn cứ kháng chiến ngày
càng tập trung và trưởng thành.
- Về văn hóa - giáo dục: tiếp tục phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh, nhằm đáp ứng
yêu cầu của kháng chiến. Các cấp các ngành mở nhiều loại trường lớp để đào tạo cán bộ,
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật. Hệ thống các trường đại học và trung học chuyên
nghiệp cũng được xây dựng. Tháng 7/1950, Chính phủ đề ra chủ trương thực hiện cải cách
giáo dục phổ thông. Thay hệ thống giáo dục cũ bằng hệ thống giáo dục 9 năm, nhằm xóa bỏ
các tàn tích phong kiến, hướng giáo dục tích cực phục vụ kháng chiến, kiến quốc đặt nền
móng cho nền giáo dục cm. Tháng 3/ 1948, Hồ Chủ tịch đã phát động phong trào thi đua
yêu nước. Phong trào này đã trở thành động lực mạnh mẽ, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân
tham gia thực hiện nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc.

2.3.3 Thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Revers. Ta chuyển từ du kích chiến
sang vận động chiến
Bước vào năm 1949, trước sự phát triển manh mẽ của phong trào kháng chiến trên
khắp cả nước của quân và dân ta; trước việc Quân giải phóng Trung Quốc ào ạt tiến xuông
Hoa Nam, thực dân Pháp một lần nữa phải thay đổi kế hoạch xâm lược.
Từ 16/5 đến ngày 17/6/1949, tướng Revers-Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp
cùng với 6 Nghị sỹ Quốc hội Pháp được cử sang Đông Dương nghiên cứu tình hình. Tháng
7/1949, kế hoạch Revers ra đời với nội dung chính sau:
- Tập trung nổ lực để giữ vững Bắc Bộ, coi Bắc Bộ là chiến trường chính. Tiến hành
tăng quân cho Bắc Bộ, mở rộng phạm vi chiếm đóng ở đồng bằng và trung du, tăng cường
phòng thủ trung du và khu tứ giác Lạng Sơn- Tiên Yên- Hải Phòng - Hà Nội, bao vây căn

cứ địa Việt Bắc, phòng thủ có trọng điểm tuyến biên giới.
- Phát triển ngụy quân, dùng quân ngụylàm nhiệm vụ chiếm đóng. Tập trung quân ÂuPhi để xây dựng lực lượng cơ động, tiến hành càn quét, đánh phá phong trào du kích, chuẩn
bị cho những cuộc tấn công lớn tiêu diệt chủ lực của Ta.
- Củng cố ngụy quyền, lợi dụng tôn giáo, chia rẽ dân tộc, tăng cường đánh ta về chính
trị và kinh tế.
Thực hiện kế hoạch này Pháp ra sức bắt lính đưa sang Đông Dương và tăng thêm quân
ngụy. Đến cuối năm 1949, tổng số quân địch trên chiến trường Đông Dương là 210.000 tên
trong đó có 96.000 quân ngụy.Phần lớn quân Âu- Phi được tập trung ở chiến trường Bắc
Bộ. Tháng 9/1949, tướng Carpentier sang thay Blaizot làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông
Dương. Chi phí cho cuộc chiến xâm lược được tăng nhanh lên 138,2 tỷ franc năm 1949.
Ngụy quyền trung ương được Pháp xúc tiến thành lập. Pháp ký với Bảo Đại hiệp định
Elyseés, theo đó, Pháp vạch ra qui chế: Việt Nam là một quốc gia liên kết độc lập trong liên
hiệp Pháp, Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát các lực lượng vũ trang Việt Nam và ngoại giao,
24


Pháp cho phép việc thống nhất của ba kỳ. Tháng 7/1949/ Pháp đưa Bảo Đại về nước thành
lập chính phủ bù nhìn do Y làm Quốc trưởng. Với lực lượng được tăng cường, từ tháng
7/1949, Pháp mở liên tiếp các cuộc hành quân qui mô lớn nhằm lấn chiếm đồng bằng và
trung du Bắc Bộ: Cuộc hành quân Bastille (13/7) mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Ninh,
Bắc Giang, Phúc Yên. Cuộc hành quân Canigou (8/1949) đánh chiếm Vĩnh Phúc...
Quân dân ta ở Bắc Bộ bước vào một giai đoạn thử thách mới khó khăn hơn. Trước
cuộc tiến công ồ ạt và chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch của địch, bộ máy chính
quyền ở nhiều địa phương tan vỡ và tổn thất, nhiều làng kháng chiến bị tàn phá.
Trước khi Pháp đề ra kế hoạch Revers, Tại Hội nghị TW lần thứ sáu, Đảng ta đã đề
ra những nhiệm vụ cần kíp của quân và dân thời gian tới về chính trị, quân sự, kinh tế.
Riêng về quân sự Nghị quyết nêu rõ: trọng tâm công tác...là xây dựng bộ đội chủ lực, tập
trung cán bộ, vũ khí và phương tiện thông tin liên lạc cho những đơn vị có nhiệm vụ đánh
vận động chiến... Có kế hoạch rút dần các đại đội độc lập, tập trung trở lại...
Đối phó với tình hình trên Đảng đã kịp thời đề ra những chủ trương biện pháp phù

hợp để đưa cuộc kháng chiến đi lên. Ngày 12/8/1949, Ban Thường vụ TW đã ra chỉ thị về
"phá tan âm mưu chiếm đóng trung du của địch và tích cực chuẩn bị chiến dịch thu đông
1949". Ta chủ trương "phải đánh vận động tiêu diệt, làm cho địch thiệt hại nặng nề và đánh
bật chúng ra khỏi trung du" tích cực chuẩn bị cho chiến dịch thu đông về mọi mặt, tiến
công ở những hướng có tác dụng chiến lược quan trọng, nơi địch sơ hở, từ chủ động chiến
dịch đi đến chủ động chiến lược từng bộ phận. Thực hiện chủ trương trên, một trong những
nhiệm vụ cấp bách lúc này là xây dựng LL vũ trang ba thứ quân. Tháng 4/1949, Hồ Chủ
tịch ký sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương. Nhiều đội du kích được nâng lên thành trung
đội, đại độ;i bộ đội địa phương ở huyện và tiểu đoàn ở tỉnh. Sắc lệnh Quân đội quốc gia
Việt Nam qui định: Quân đội quốc gia VN có 2 phần quân đội chính qui và quân đội địa
phương. Bộ đội địa phương có 3 đặc điểm chính là có tính địa phương, có nhiệm vụ tác
chiến bảo vệ địa phương, tự trang bị và tự túc về cấp dưỡng". Tháng 8/1949, Thường vụ
TW Đảng ra chỉ thị "về xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân". Chỉ thị nêu
rõ: "xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân là một công tác then chốt để đẩy
mạnh chiến tranh tiến tới....Bộ đội địa phương và dân quân trong quá trình tiến triển là lực
lượng hậu bị của của quân chủ lực”. Công tác xây dựng bộ đội địa phương và phát triển
dân quân được xúc tiến mạnh. Ở Bắc Bộ trong năm 1949 lực lượng bộ đội địa phương đã
có 80 đại đội, 48 trung đội và 7 tiểu đội với quân số 11.719 người. Dân quân du kích phát
triển mạnh trên các địa phương ở Bắc Bộ, năm 1949 tổng số dân quân du kích là 279.021
người. Ở Nam Bộ có 270.593 dân quân và 14.618 du kích. Song song với việc xây dựng bộ
đội địa phương, dân quân và phát triển du kích, từ giữa năm 1949 ta bắt đầu rút dần các đại
đội độc lập về cùng các tiểu đoàn tập trung để thành lập các trung đoàn đại đoàn chủ lực.
Ngày 28/8/1949, Đại đoàn 308 - đại đoàn chủ lực đầu tiên được thành lập. Đến cuối năm
1949, lực lượng vũ trang 3 thứ quân đã hình thành. Qua 3 năm chiến đấu và xây dựng bộ
25


×