Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

NHỮNG PHÁT MINH của KHOA học tự NHIÊN CUỐI TK XIX đầu TK XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.97 KB, 2 trang )

NHỮNG PHÁT MINH CỦA KHOA HỌC TỰ NHIÊN CUỐI TK XIX ĐẦU TK
XX - 1 TRONG NHỮNG ĐK DẪN ĐẾN SỰ RA ĐỜI CỦA ĐỊNH NGHĨA VẬT
CHẤT

CỦA

V.I.LÊNIN

- Đến cuối thế XIX đầu thế kỷ XX khi xuất hiện những phát minh mới trong khoa
học tự nhiên con người mới có những hiểu biết căn bản hơn sâu sắc hơn về nguyên
tử.
+ Năm 1895 Rơnghen phát hiện ra tia X - một loại sóng điện từ.
+ Năm 1896 Béccơren đã phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, bác bỏ quan niệm về
sự

bất

biến

của

nguyên

tử.

+ Năm 1897 Tôm-xơn phát hiện ra điện tử và chứng minh điện tử là một trong
những thành phần cấu tạo nên nguyên tử, chứng minh sự tồn tại của nguyên tử
bằng

thực


nghiệm.

+ Năm 1901, Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải là
khối lượng tĩnh, mà là khối lượng thay đổi theo tốc độ vận động của điện tử.
- Những quan niệm duy vật cũ siêu hình, máy móc đương thời về giới hạn tột cùng
của vật chất là nguyên tử hoặc khối lượng đã sụp đổ trước các chứng cứ khoa học.
Trong nhận thức lúc đó, các hạt điện tích và trường điện từ là cái gì đó phi vật chất.
Đây chính là mảnh đất để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng. Những người theo chủ
nghĩa duy tâm cho rằng "Vật chất" của Chủ nghĩa Duy vật đã biến mất, nền tảng
của

chủ

nghĩa

duy

vật

đã

sụp

đổ.

-Chính trong hoàn cảnh khủng hoảng về thế giới quan như vậy của vật lý học, V.I.
Lênin đã khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên và chỉ rõ rằng vật chất
không bị tiêu tan, chủ nghĩa duy vật không bị bác bỏ. Cái bị tiêu tan, bị bác bỏ
chính là giới hạn hiểu biết trước đây về vật chất là quan điểm siêu hình - máy móc
trong nhận thức khoa học cho rằng giới tự nhiên là có tận cùng về mặt cấu trúc,

rằng nguyên tử hay khối lượng là giới hạn cuối cùng, bất biến của giới tự nhiên là


nguyên tử hoặc khối lượng v.v... V.I.Lênin kết luận: "Điện tử cũng vô cùng tận như
nguyên tử, tự nhiên là vô tận".



×